Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.74 KB, 31 trang )

Tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2013
và phương hướng nhiệm vụ năm 2014
Kiên Giang
03/1/2014
ình hình kinh tế - xã hội năm 2013 tiếp tục phát triển và ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy
đạt còn thấp hơn so với năm 2012 nhưng trong điều kiện nền kinh tế cả nước còn nhiều khó
khăn thì đây là mức tăng trưởng khá và đạt khá so với tăng trưởng chung của cả nước (GDP
đạt 5,4%) và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (xếp thứ 4/13 tỉnh, thành phố). Đối chiếu
với cácchỉ tiêu Nghị quyết HĐND giao năm 2013, có 14/22 chỉ tiêu ước đạt và vượt kế
hoạch, 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt và 6 chỉ tiêu không đạt.
PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013
Thực hiện các Nghị quyết số 01 và 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những
giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2013; về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,
hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; các Nghị quyết của Tỉnh ủy và của HĐND tỉnh, UBND
tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch để cụ thể hoá các nghị quyết trên và tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo các ngành và địa phương xây dựng các kế hoạch và chỉ đạo tổ chức triển khai thực
hiện đạt một số kết quả như sau:
I. Về kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 59.788 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 9,4%
so với cùng kỳ năm 2012. Khu vực I tăng 5,41%, chiếm 38,82% trong GDP; khu vực II tăng
10,71%, chiếm 24,03%; khu vực III tăng 12,4%, chiếm 37,15%. Trong đó, đóng gópcho tăng
trưởng kinh tế lĩnh vực: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,3%; Công nghiệp và xây dựng 2,54%;
Dịch vụ 4,56%. Thu nhập bình quân đầu người 44,79 triệu đồng (2.113 USD) đạt 90,2% kế
hoạch.


1. Tập trung đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng nông
thôn mới
Sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành Nông nghiệp phối hợp cùng các


địa phương tổ chức rà soát, xây dựng định hướng tái cơ cấu của ngành Nông nghiệp giai đoạn
2013-2020. Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn ở các địa phương, gắn với
tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất theo
hướng đạt tiêu chuẩn VietGap. Sản lượng lương thực năm 2013 ước đạt khoảng 4.471.817 tấn,
vượt 1,57% kế hoạch năm 2013 (tương đương 69.131 tấn) và tăng 4,31% so cùng kỳ năm 2012
(tương đương 184.642 tấn). Tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm 65% tổng sản lượng. Tuy nhiên, do
bị ảnh hưởng của dịch bệnh trên lúa, thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của mưa bão liên
tục nên năng suất lúa giảm gần 0,2tấn/ha và sản lượng giảm 150,6 ngàn tấn so với kế hoạch; sản
lượng lương thực cả năm chỉ tăng 68 ngàn tấn so với kế hoạch, (năm 2012 tăng 336 ngàn tấn),
giá lúa bình quân giảm từ 7-10%. Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp chỉ tăng
4,52% vàgiảm 2,52% so với năm 2012 (năm 2012 tăng 7,03%); khu vực I tăng thấp, không đạt
kế hoạch và giảm so với cùng kỳ (năm 2012 tăng 7,84%).
Thực hiện Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, tỉnh
đã phân bổ kinh phí cho các địa phương và hỗ trợ người sản xuất với tổng kinh phí 157,452 tỷ đồng,
trong đó kinh phí hỗ trợ cho người sản xuất lúa 80,492 tỷ đồng, hỗ trợ đối với các địa phươngsản
xuất lúa 76,960 tỷ đồng.
Sản xuất các loại cây trồng và rau màu, phát triển khá ổn định, diện tích, sản lượng các
loại cây trồng khác đều tăng so với cùng kỳ,đã gieo trồng được 1.936 ha cây có củ các
loại, 1.697 ha dưa hấu và trên 7.378 ha rau màu; mía có 5.161 ha, cây tiêu 630 ha, cây
khóm6.700 ha, cây dừa 5.700 ha.
Chăn nuôi, tình hình giá thức ăn tăng, thị trường giá cả không ổn định, dịch bệnh vẫn còn
nguy cơ xảy ra, đã ảnh hưởng đến tâm lý mở rộng và phát triển chăn nuôi của người dân, do đó
tổng đàn gia súc, gia cầm thực hiện chưa đạt kế hoạch. Tổng đàn heo giảm 3,86%; đàn trâu tăng
1,09%; đàn bò tăng 6,87%; đàn gia cầm giảm 6,87% so với cùng kỳ.


Công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện khá tốt. Kịp thời phát hiện, xử lý có hiệu
quả các ổ dịch cúm gia cầm ở huyện Hòn Đất và Giồng Riềng và khống chế không để lây lan diện
rộng và đã tiêu hủy gần 7.000 con gia cầm.
Lâm nghiệp, các địa phương đã phối hợp với ngành chức năng triển khai thực hiện tốt các

biện pháp phòng, chống cháy rừng. Hoàn thành việc đo đạc, cấm cột mốc ranh giới đất rừng
phòng hộ Phú Quốc. Khoán bảo vệ rừng 11.376 ha; khoanh nuôi rừng tái sinh 500 ha; chăm sóc
rừng trồng 322 ha; trồng cây phân tán 620.300 cây.
Thủy sản, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng 581.356 tấn, đạt 99% kế hoạch, tăng
6,05% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng tôm nuôi 41.978/47.000 tấn, đạt 89,31% kế hoạch
(giảm 5 ngàn tấn so với kế hoạch) và tăng 4,19% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sản lượng tôm
nuôi thực hiện chưa đạt kế hoạch. Nguyên nhân do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết vào đầu vụ,
dịch bệnh lan trên diện rộng, chất lượng tôm giống không đảm bảo; không đủ nước mặn cung
cấp cho diện tích tôm nuôi công nghiệp vùng Tứ giác Long xuyên, hệ thống thủy lợi chưa đáp
ứng yêu cầu, thị trường gặp khó khăn nên các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư và mở rộng
sản xuất.
Xây dựng xã nông thôn mới: Đã lập và phê duyệt đề án xã nông thôn mới 118/118
xã. Đến nay xã Tân Hiệp A- Tân Hiệp và xã Mỹ Đức-TX Hà Tiên đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí;
xã Định Hòa - Gò Quao đạt 16/19 tiêu chí; có 11 xã đạt từ 13-16 tiêu chí, 20 xã đạt từ 10-12
tiêu chí, 77 xã đạt từ 6-9 tiêu chí và 8 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Tuy nhiên, một số tiêu chí thực
hiện còn thấp như: Giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, môi trường và nhà ở dân cư.
2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so
sánh 2010), ước đạt 30.210,763 tỷ đồng, tăng 10,02% so với cùng kỳ. Nhà máy Tynel Kiên
Giang đã đưa dây chuyền II vào hoạt động với công suất thiết kế 60 triệu viên/năm, sản lượng
tăng gấp 3 lần so với trước, đáp ứng nhu cầu cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh;
UBND tỉnh đã tích cực tìm các biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh thực hiện hợp
đồng xuất khẩu xi măng sang thị trường Campuchia. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp qui mô
chưa được mở rộng so với trước, sức tiêu thụ sản phẩm chậm nhưng chi phí đầu vào tăng làm
cho giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp hụt so với kế hoạch như: Xi măng thấp hơn 250


tấn; thủy sản đông lạnh thấp hơn 5,8 ngàn tấn, trong đó sản phẩm mực đông lạnh giảm 3,5 ngàn
tấn so với kế hoạch và giảm gần 1 ngàn tấn so với năm 2012.
- Tình hình đầu tư tại các khu công nghiệp:
+ Khu công nghiệp Thạnh Lộc, tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng một số đường trục

chính, với tổng chiều dài 2.218 m, tổng kinh phí 23,003 tỷ đồng. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư
cho dự án chế biến gỗ (MDF) của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và dự án tận thu chế
biến đá Granite của Cty Đầu tư – Xây dựng – Thương mại – Dịch vụ Kim Hải. Đến nay đã 05
dự án đầu tư vào KCN Thạnh Lộc, với tổng diện tích 31,92 ha, vốn đăng ký 2.251,12 tỷ đồng.
+ Khu công nghiệp Thuận Yên, diện tích bồi thường 125,95 ha, chiếm 89,5% diện tích.
Đã triển khai nền hạ một phần đường trục chính; thực hiện chi trả bồi thường bổ sung đợt 1 cho
74 hộ/114 hộ với tổng kinh phí 3,391 tỷ đồng và có 67 hộ nhận tiền là 3,215 tỷ đồng đạt 94,8%.
Tuy nhiên, việc thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp còn khó khăn, nguyên
nhân do kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư hoàn chỉnh; chưa có chính sách hấp dẫn thu hút các
nhà đầu tư.
3. Thương mại – dịch vụ và xuất nhập khẩu
Thương mại-dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước 47.654 tỷ đồng,
đạt 97,23% kế hoạch và tăng 16,57% so cùng kỳ. Các doanh nghiệp của tỉnh đã thu mua, tạm
trữ lúa gạo vụ Hè Thu được 230.732 tấn, đạt 136,52% kế hoạch. Do hoạt động sản xuất kinh
doanh gặp khó khăn, mức thu nhập của người dân tăng không nhiều nên ảnh hưởng sức mua ở
khu vực

thương

mại



dịch vụ và chỉ

tăng

12,4% so

với


kế

hoạch

và giảm 3,67% so với năm 2012 (năm 2012 tăng 16,07%).
Hoạt động xuất nhập khẩu, tình hình xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, do thị trường
thu hẹp, sức ép cạnh tranh, giá trị kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm so với cùng kỳ, nhất là mặt
hàng gạo (giá gạo xuất khẩu giảm 36,04 USD/tấn so năm 2012 và làm giá trị xuất khẩu nông
sản giảm 35 triệu USD), song UBND tỉnh đã chỉ đạo tích cực tháo gỡ khó khăn cho các doanh
nghiệp và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm bù đắp lượng kim ngạch giảm. Tổng kim ngạch
xuất khẩu năm 2013 ước đạt 663 triệu USD, đạt 100,45% kế hoạch và tăng 11,31% so cùng kỳ.
Trong đó, nông sản 410 triệu USD (riêng gạo xuất khẩu 1,020 triệu tấn, đạt 102% kế hoạch và


tăng 0,49% so cùng kỳ);hàng hải sản 158 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu 37 triệu
USD, đạt105,71% kế hoạch và tăng 21,27% so cùng kỳ. Do giá trị kim ngạch giảm nên mặc dù
kim ngạch xuất khẩu gạo và tôm đông đạt và vượt kế hoạch nhưng tổng giá trị kim ngạch xuất
khẩu của tỉnh tăng không nhiều so với kế hoạch và so với cùng kỳ.
4. Giao thông - vận tải
Các tuyến đường về trung tâm xã, các tuyến đường liên huyện, hệ thống giao thông trên
đảo Phú Quốc tiếp tục được đầu tư; đầu tư giao thông nông thôn thực hiện 489 km, nâng tổng số
từ trước đến nay 3.212km/7.084 km; hoàn thành 3 tuyến đường về trung tâm xã, nâng tổng số
xã trong đất liền được nhựa hóa 96/103 xã, đạt 93% kế hoạch.Phối hợp với các chủ đầu tư thực
hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng do Trung ương quản lý: Tuyến tránh Rạch Giá
đạt 97,8%; tuyến Minh Lương – Thứ Bảy, đạt 92,02%; tuyến Thứ Bảy – Ngã Bát, đạt 99,18% và
tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, đạt 25,8%. Vận tải hàng hóa ước 8,03 triệu tấn, tăng 12,2%; vận tải hành
khách 53,76 triệu lượt, tăng 3,1% so với cùng kỳ 2012.
5. Tình hình triển khai đầu tư
UBND tỉnh đã tích cực huy động và tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng.

Năm 2013, vốn trái phiếu Chính phủ ứng trước tăng 94 tỷ đồng so với năm 2012 (năm 2013
khoảng 594 tỷ đồng và năm 2012 là 500 tỷ đồng) việc ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ đã
giúp cho tỉnh tháo gỡ được khó khăn về vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công
trình. Đồng thời, khắc phục tồn tại của các năm trước, năm nay các chủ đầu tư được thông tin
danh mục sớm và phân bổ kế hoạch vốn ngay từ đầu năm. Công tác quản lý đầu tư và xử lý nợ
đọng xây dựng cơ bản được quan tâm chỉ đạo, gắn với đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn, thực
hiện tốt việc phân cấp và giao quyền chủ động cho chủ đầu tư, qua đó từng bước khắc phục tình
trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Tập trung chỉ đạo quyết liệt và kịp thời tháo gỡ các khó
khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là các công trình trọng điểm, gắn với xử lý
trách nhiệm các chủ đầu tư có kết quả đầu tư xây dựng cơ bản đạt thấp, đi đôi với chỉ đạo rà
soát các công trình không có khả năng thực hiện hết nguồn vốn để điều chuyển cho các công
trình đang thiếu vốn và có khả năng thực hiện đạt và vượt kế hoạch nhằm thực hiện đạt khối
lượng cao nhất và giải ngân hết các nguồn vốn được bố trí trong năm 2013. Tổng vốn đầu tư
toàn xã hội ước 28.154,2 tỷ đồng, đạt 95,12% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách do địa phương


quản lý thực hiện 4.139 tỷ đồng, đạt 96,57% kế hoạch, tăng 2,57% so với năm 2012; giải ngân
4.042 tỷ đồng, đạt 94,32% kế hoạch, tăng 1,9% so với năm 2012. Tuy nhiên, giá trị khối lượng
hoàn thành và tiến độ giải ngân chưa đạt kế hoạch. Trong đó một số nguồn vốn giá trị khối
lượng hoàn thành chưa đạt kế hoạch như: Nguồn vốn cân đối qua ngân sách địa phương; nguồn
vốn ghi thu ghi chi; nguồn vốn vay ưu đãi.
Thu hút được 02 dự án FDI ở Phú Quốc, tổng vốn đầu tư 76,3 triệu USD (Dự án trường
đào tạo nghiệp vụ du lịch, nghỉ dưỡng Thiên đường Phú Quốc và dự án khu vườn tổng hợp nuôi
trồng thủy sản kỹ thuật cao), nâng tổng số đến nay đã thu hút được 36 dự án FDI, tổng vốn 2,96
tỷ USD, trong đó: Vốn triển khai thực hiện 0,53tỷ USD, đạt 17,76% vốn đăng ký. Chấp thuận
chủ trương đầu tư cho 30 dự án, diện tích đất 250 ha, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 40 dự án,
vốn đăng ký trên 4.203 tỷ đồng; vốn triển khai thực hiện ước đạt 3.970 tỷ đồng.
Thành lập mới 1.100 doanh nghiệp, tăng 27,46% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký 3.100
tỷ đồng; Cấp thay đổi nội dung đăng ký 1.300 lượt, tăng 44,44% so với cùng kỳ. Thực hiện thủ
tục giải thể cho 200 doanh nghiệp, chiếm 18% so với số doanh nghiệp thành lập mới và giảm

13,42% so cùng kỳ.
6. Tài chính – tín dụng
Tổng thu ngân sách cả năm ước 4.720 tỷ đồng, đạt 99,87% so dự toán và tăng 4,91% so
với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách ước8.953,1 tỷ đồng, đạt 107,75% dự toán và tăng 7,78% so
với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản 2.075,53 tỷ đồng, đạt 110,84% kế hoạch và
tăng 9,82% so với cùng kỳ; chi thường xuyên ước thực hiện 5.161,2 tỷ đồng, đạt 103,4%. Thực
hiện tốt việc gia hạn, giảm, giãn thuế theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ nhằm tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, với tổng số tiền 415,644 tỷ đồng. Chỉ đạo triển khai thực hiện
có hiệu quả công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước những tháng
cuối năm 2013 theo chỉđạo của Chính phủ và cắt giảm các khoản chi chưa thật sự cần thiết để
bù đắp khoản hụt thu ngân sách của tỉnh (100 tỷ đồng), bằng 02 nguồn thu: Giữ 50% dự phòng
của từng ngân sách là 83,445 tỷ đồng; tiết kiệm chi thường xuyên 7 tháng còn lại năm 2013 là
16,555 tỷđồng.
Hoạt động ngân hàng, chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc cho vay nông
nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các giải pháp


tín dụng tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; giải quyết nợ xấu.Tổng
nguồn vốn hoạt động đạt 39.442 tỷ đồng, đạt 97,93% kế hoạch, tăng 12,43%, trong đó vốn huy
động tại địa phương 20.810 tỷ đồng, đạt 99,1% kế hoạch, tăng 13,25% so với cùng kỳ. Vốn vay
12.260 tỷ đồng, đạt 103,9% kế hoạch, tăng 23,78% so với năm 2012. Doanh số cho vay ước đến
31/12/2013 đạt 56.937 tỷ đồng, đạt 94,9% kế hoạch; dư nợ cho vay 30.025 tỷ đồng, đạt
104,62% kế hoạch, tăng 12,03% so với cùng kỳ. Thực hiện giãn nợ, điều chỉnh hợp đồng tín
dụng, gia hạn và hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông thủy sản, với tổng số tiền trên
2.679 tỷ đồng.
II.Văn hóa – Xã hội
1. Giáo dục và Đào tạo
- Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức tốt các kỳ thi ở các cấp học
tốt nghiệp THPT. Kết quả có 10.036 học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, đạt 99,53%; giáo dục
thường xuyên 1.150 học sinh, đạt 87,38%; xét tốt nghiệp THCS 14.785 học sinh đạt 98,85%; tỷ

lệ học sinh đủ điều kiện vào các trường đại học, cao đẳng chiếm 79,87%, tăng 18,8% so với
năm 2012, trong đó có 36% trúng tuyển nguyện vọng 1; tỷ lệ học sinh bỏ học ở tiểu học giảm
0,08%; học sinh THCS giảm 0,1%; học sinh THPT giảm 0,09%, huy động trẻ vào mẫu giáo đạt
89,05% và tăng 1,5% so với 2012, học sinh 6 – 14 tuổi đạt 96,2%. Công nhận xóa mù chữ 281
người, nâng tỷ lệ người biết chữ đạt 98,35%. Cơ sở vật chất trường, lớp học được quan tâm đầu
tư, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia 132 trường, tăng 17 trường so với năm 2012; có 103/145
xã, phường có trường mầm non, đạt 71, 03% và tăng 27 xã, phường so với năm
2012. Đồng thời, ban hành chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực giáo
dục và đã giao gần 20.000 m2 đất để các nhà đầu tư xây các trường tại Tp. Rạch Giá và Phú
Quốc. UBND tỉnh phối hợp với Trường Đại học Nha Trang đã hoàn chỉnh đề án thành lập
Trường Đại học Kiên Giang trình Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được Thủ tướng Chính phủ
chấp thuận chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học Kiên Giang. Tuy nhiên, công tác phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vẫn còn khó khăn, cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng dạy
học vẫn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, hiện còn thiếu 761 phòng học, 42 xã chưa có trường
mầm non; do thiếu biên chế tuyển dụng nên hiện nay còn thiếu gần 1.000 giáo viên, trong đó
mầm non 700 giáo viên, tiểu học 200, trung học cơ sở 100 giáo viên.


2. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, các chương trình y tế quốc gia tiếp tục được quan
tâm thực hiện, gắn với triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các bệnh
truyền nhiễm giảm đáng kể so với cùng kỳ. Tính từ đầu năm đến ngày 03/11/2013 đã xảy ra
1.088 ca mắc bệnh tay -chân -miệng, giảm 2.226 ca (giảm 51,1%); 821 ca mắc sốt xuất huyết,
giảm 3.158 ca (giảm 74%) so với cùng kỳ, không có ca tử vong. Mạng lưới y tế, đội ngũ y bác
sĩ, nhất là tuyến cơ sở tiếp tục được tăng cường, đến nay có 61% trạm y tế xã, phường, thị trấn
đạt chuẩn quốc gia, tăng 10% so với năm 2012. Chỉ đạo các đơn vị y tế công lập đổi mới cơ chế
hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, gắn với
đẩy mạnh xã hội hóa một số dịch vụ y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; xây
dựng giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh theo hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.
UBND tỉnh đã tích cực quan tâm chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện để xúc tiến xây dựng các bệnh

viện của tỉnh. Công tác kiểm tra vệ sinh ATTP được quan tâm tăng cường, đã kiểm tra 18.178
cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ ăn uống có 573 cơ sở vi phạm, trong đó phối hợp kiểm tra và
xử lý vi phạm 02 cơ sở sản xuất bún và bánh hỏi có chứa chất Tinopal (chấtgây hại cho sức
khỏe người tiêu dùng); xảy ra 01 vụ ngộ độc tập thể tại Công ty BIM ở huyện Giang Thành,
làm 46 người bị ngộ độc ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, thiết bị y tế và đội ngũ y bác
sỹ ở cơ sở còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của một số y, bác sĩ chưa cao còn để xảy ra những
sai sót trong xử lý chuyên môn; các vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm vẫn
còn xảy ra.
3. Thực hiện các chính sách xã hội, lao động và việc làm
Quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho các
gia đình chính sách, người có công và đồng bào dân tộc Khmer, các hộ thiếu đói giáp hạt và cho
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhất là trong các dịp lễ, Tết, với tổng kinh phí trên 39,316
tỷ đồng, riêng hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên đán 2013, với số tiền và quà trị giá 21,472 tỷ
đồng. Triển khai kế hoạch sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững năm 2013. Thực hiện BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đạt 100% (hộ nghèo 74.367 thẻ,
cận nghèo 77.633 thẻ), mua BHYT cho 1.970 đối tượng theo Quyết định 62 và trợ cấp xã hội


cho 34.589 đối tượng, tổng kinh phí 53,65 tỷ đồng. Số người tham gia BHYT là 877.374 người,
đạt 52% so với dân số. Tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có
công nhân các ngày lễ, tết, kỷ niệm. Thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề
cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, đã giải quyết việc làm cho 33.100/33.000
người, đạt 103% kế hoạch, trong đó lao động ngoài nước 30 người; đào tạo nghề cho 24.200
lượt người, đạt 80,67% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 43%, trong đó đào tạo nghề đạt
32%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,73% (theo số liệu thống kê sơ bộ). Tuy nhiên, công tác đào tạo
nghề, xuất khẩu lao động chưa đạt kế hoạch; còn xảy ra việc cấp thẻ bảo hiểm y tế trùng lắp cho
các đối tượng hộ nghèo và cận nghèo, gây lãng phí, một số quy định về việc mua bảo hiểm y tế,
khám chữa bệnh ban đầu đối với người có thẻ bảo hiểm y tế còn rườm rà, gây khó khăn cho
người dân nên người dân chưa thật sự quan tâm và tự nguyện tham gia.

4. Văn hoá - thể thao và du lịch, Thông tin và truyền thông
- Ngành Văn hoá - thể thao và du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
thao thiết thực nhân các ngày lễ, kỷ niệm...Trong đó, đã phối hợp tổ chức thành công cuộc họp
mặt kỷ niệm 40 năm chiến thắng trở về và Lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại Phú Quốc;
Chương trình "Hướng về biên giới, biển đảo quê hương" tại Tp. Rạch Giá; kỷ niệm 30 năm
thành lập huyện đảo Kiên Hải và 20 năm thành lập xã Thổ Chu huyện Phú Quốc; kỷ niệm 145
năm ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; kỷ niệm 53 năm ngày hy sinh của
Anh hùng lực lượng vũ trang Mai Thị Nương (lần thứ I) tại huyện Giồng Riềng. Nhìn chung,
các lễ hội được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, chất lượng và quy mô được nâng lên, thu
hút đông đảo quần chúng nhân dân và các du khách đến tham dự, trong đó đã vận động quyên
góp kinh phí trên 1,2 tỷ đồng từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để tổ chức lễ hội Nguyễn
Trung Trực, đây là điểm sáng trong việc huy động sức dân và cần tiếp tục phát huy, nhân rộng.
Ngoài ra, đã tổ chức xong Đại hội Thể dục thể thao cấp xã, phường, thị trấn và tổ chức Đại hội
Thể dục thể thao điểm cấp huyện tại thị xã Hà Tiên; tổ chức Lễ viếng Quốc tang Đại tướng Võ
Nguyên Giáp trang trọng tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các địa phương. Chất lượng phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nâng lên, có 85% hộ gia đình, 72%
ấp, khu phố và 95% cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa; 16% xã, phường, thị
trấn đạt chuẩn văn hóa 03 năm liên tục. Phong trào thể thao quần chúng có bước phát triển, số


người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên tăng lên rõ rệt, đạt 100% kế hoạch, tăng 0,5% so
với cùng kỳ và đạt 23,5% dân số.
Tổng lượt khách du lịch ước cả năm 3,850 triệu lượt khách, đạt 93,40% kế hoạch và tăng
4,98% so với cùng kỳ, trong đó khách đến các điểm du lịch 2,660 triệu lượt khách, tăng
2,76%; khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 1,180 triệu lượt khách, tăng 10,39%so cùng
kỳ. Riêng khách quốc tế đến Phú Quốc giảm 3,18% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng
du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng nhu cầu của du khách (đạt chuẩn
sao còn ít), sản phẩm du lịch còn hạn chế, chưa hấp dẫn và thu hút du khách.
- Công tác thông tin, tuyên truyền được tăng cường, chương trình cung ứng dịch vụ viễn
thông công ích trên địa bàn được quan tâm; tăng cường kiểm tra an toàn mạng lưới đảm bảo

thông tin liên lạc thông suốt. Đã ban hành các kế hoạch phát triển công nghệ thông tin và thúc
đẩy ứng dụng phần mềm mã nguồn mở năm 2013 và giai đoạn 2013-2015; Quy chế phát ngôn
và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh; thực hiện các nội dung của đề án đưa Việt
Nam trở thành nước mạnh công nghệ thông tin - truyền thông; phát triển hệ thống truyền thanh
cơ sở tỉnh Kiên Giang. Kiện toàn Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh; đăng ký lộ trình cung
cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước trong tỉnh giai đoạn 2013-2015. Toàn
tỉnh hiện có 140 điểm Bưu điện văn hóa xã, trong đó có 24 điểm có hoạt động Internet; có
1.800.000 thuê bao điện thoại, trong đó: 130.000 thuê bao cố định; 1.670.000 thuê bao di động;
có 65.000 thuê bao Internet; số thuê bao điện thoại hiện có trên mạng là 102,82 máy/100
dân. Phương tiện nghe, nhìn tăng về số lượng và chất lượng.
5. Khoa học công nghệ và môi trường
- Hoạt động khoa học và công nghệ có những chuyển biến tích cực, số đề tài khoa học
nghiên cứu cấp bộ, cấp tỉnh và ứng dụng các mô hình được đẩy mạnh triển khai. Tổ chức lễ trao
giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể Khóm Tắc Cậu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý nước mắm Phú Quốc cho 68 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước mắm đủ điều
kiện. Đẩy mạnh việc cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của các nước
thành viên WTO. Tăng cường thanh tra, kiểm định đo lường, chất lượng xăng dầu, gas đốt, mũ
bảo hiểm, hàng bao đóng gói sẵn đối với phân bón và thức ăn gia súc. Triển khai công tác ươm


rừng ngập mặn và trồng mới một số loài cây ngập mặn tại huyện An Biên; rà soát đánh giá hiện
trạng của dự án thành lập Khu Bảo tồn loài-sinh cảnh Phú Mỹ.
- Công tác quản lý tài nguyên, môi trường và khoáng sản được quan tâm thực hiện khá
tốt, tổ chức lấy ý kiến Luật Đất đai (sửa đổi); hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất tỉnh đến năm
2020 và tổ chức công bố quy hoạch theo quy định; triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 tại các huyện, thị xã, thành phố;
chỉ đạo tích cực và đã ban hành giá đất khu du lịch Bãi Trường – Phú Quốc, qua đó đã tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư triển khai các dự án du lịch đã được phê duyệt. Tập trung chỉ đạo thực
hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến nay toàn tỉnh đạt 85,5% so với diện
tích cần phải cấp. Chỉ đạo thực tốt quản lý nhà nước về hoạt động thăm dò, khai thác khoáng

sản trên địa bàn. Chỉ đạo thu hồi chủ trương đầu tư đối với các dự án ở huyện Phú Quốc do
không triển khai đầu tư theo đúng cam kết và theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, đã thu hồi
72/95 dự án và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các chủ đầu tư tiếp tục đầu tư đối với 23
dự án còn lại.
Tuy nhiên, chất lượng các đề tài khoa học chưa cao, ứng dụng vào thực tiễn còn hạn chế;
tình trạng ô nhiêm môi trường vẫn chưa được xử lý có hiệu quả, nhất là ở cụm công nghiệp có
mùi (Cảng cá Tắc Cậu – huyện Châu Thành).
6. Công tác dân tộc, tôn giáo
Tình hình kinh tế, đời sống văn hoá-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ổn định
và có bước phát triển, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm khoảng 1%; tạo điều kiện cho 7.804 hộ
đồng bào dân tộc vay vốn, với tổng số tiền 65,683 tỷ đồng để phát triển sản xuất, cải thiện đời
sống; tổ chức 58 lớp dạy nghề và tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 1.695 thanh niên
và nông dân đồng bào dân tộc Khmer, với kinh phí trên 800 triệu đồng; quan tâm tổ chức các lễ
hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer: Lễ Sene Đôn-Ta, Chôl-Chnăm-Thmây, trong đó
phối hợp tổ chức ngày Hội văn hóa, thể thao và du lịch lần thứ VII tại huyện Gò Quao nhân dịp
lễ Ok Om Bok, qua đó thu hút đông đảo đồng bào dân tộc ở các địa phương đến giao lưu, thi
đấu thể thao và tham gia lễ hội; tạo điều kiện trùng tu, sửa chữa một số di tích thờ tự lịch sử, giữ
gìn văn hóa dân tộc truyền thống, đã hoàn thành phần thi công hoa văn công trình tháp 4 sư liệt
sĩ, huyện Châu Thành, với kinh phí 2,5 tỷ đồng; trình độ dân trí trong đồng bào dân tộc Khmer


từng bước được nâng lên, năm 2013 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 100%, phong trào học
chữ Khmer tiếp tục phát triển và được nhân rộng, hiện có 24 trường trong vùng có đông đồng
bào dân tộc Khmer có tổ chức dạy chữ Khmer trong giờ học chính khóa. Đầu tư cơ sở hạ tầng
cho 5 xã biên giới, lưới điện cho các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer còn khó khăn. Hội
tương tế người Hoa đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực nhân dịp Tết Nguyên đán:
Tổ chức họp mặt đầu xuân, lễ hội múa lân sư rồng, lễ hội quốc thái dân an.
Tình hình sinh hoạt tôn giáo ổn định, đại bộ phận chức sắc, tín đồ các tôn giáo phấn khởi,
yên tâm hành đạo, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia các phong trào thi đua
yêu nước, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, phong trào xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh

các hoạt động từ thiện nhân đạo. Tạo điều kiện cho thành lập một số chùa, tịnh xá, ban trị sự,
giáo họ và đảm bảo hoạt động tôn giáo đúng pháp luật.
III. Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí được quan tâm chỉ đạo thực hiện
- Các ngành và địa phương triển khai thực hiện đạt một số kết quả tiến bộ về công tác cải
cách hành chính, UBND tỉnh đã ban hành và triển khai Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày
12/4/2013 về thực hiện đánh giá chấm điểm theo tiêu chí, tiêu chí thành phần Chỉ số cải cách
hành chính cấp tỉnh cho các sở, ban ngành, huyện, thị, thành phố. Ban hành quyết định công bố
20 thủ tục hành chính đối với lĩnh vực trọng tài thương mại, giám định tư pháp, giải quyết khiếu nại,
tố cáo; ban hành 06 quyết định công bố bộ thủ tục hành chính thuộc sở, ngành; đã công bố 324 thủ
tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung 961 thủ tục hành chính, hủy bỏ 643 thủ tục hành chính, nâng
tổng số có 1.728 thủ tục hành chính được áp dụng trên địa bàn, giảm 319 thủ tục so với năm 2012.
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và báo cáo kết quả chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định
158/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Ban hành các quyết định về việc phân cấp tuyển dụng, sử
dụng và quản lý viên chức thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ Trưởng, Phó
phòng và tương đương; chỉ đạo tổ chức kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính ở các ngành
và địa phương; tăng cường công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức và người quản lý tại
doanh nghiệp thuộc tỉnh; rà soát tình hình quản lý biên chế công chức, viên chức đơn vị sự
nghiệp y tế và giáo dục; thành lập Ban chỉ đạo và triển khai thực hiện Kế hoạch về đẩy mạnh


cải cách công chức, công vụ giai đoạn 2013-2015..., qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước, kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo
sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Triển khai xây dựng vị trí việc làm đối với đơn vị sự nghiệp công
lập và thẩm định xong 26/35 đơn vị sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Trình các Bộ,
ngành Trung ương: Xin chủ trương thành lập phường Mỹ Đức thị xã Hà Tiên và nâng thị xã Hà
Tiên và huyện Phú Quốc lên thành phố thuộc tỉnh, đề án thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú
Quốc; đề án về mô hình tổ chức Đặc khu hành chính - kinh tế Phú Quốc trực thuộc Trung ương.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm, trong đó chú trọng

đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước. Tổ chức nghiên cứu học
hỏi kinh nghiệm cải cách hành chính ở một số tỉnh, thành phố và mạnh dạngtổ chức thi tuyển
công chức theo hình thức cạnh tranh, đây là năm đầu tiên thực hiện, qua đó đã tạo sự công khai,
minh bạch trong thi tuyểncông chức.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư
về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; UBND tỉnh đã ban hành Chương trình số
178/CTr-UBND ngày 16/4/2013 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, chỉ đạo các
ngành và địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện ở ngành và địa phương mình, tổ
chức tốt việc hướng dẫn kê khai tài sản cho các đối tượng theo chỉ đạo của Chính phủ, công tác
thanh tra, kiểm tra và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tiêu cực, tham nhũng được quan tâm chỉ
đạo thực hiện và đạt một số kết quả tích cực. Số vụ tham nhũng xảy ra 06 vụ, 09 bị can, xảy ra
trên các lĩnh vực có liên quan đến: Đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý tài chính công và tài chính
doanh nghiệp, trong đó có 01 vụ nghiêm trọng.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông lĩnh vực đất đai giữa cấp
xã và cấp huyện còn chậm; nhiều nơi thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và niêm
yết công khai thủ tục hành chính chưa theo quy định. Số vụ tham nhũng xảy ra tăng 02 vụ so
với cùng kỳ, trong đó có 01 vụ nghiêm trọng.
IV. Quốc phòng - an ninh, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đối ngoại
1. Quốc phòng - an ninh
- Tham gia và tổ chức thực hiện các đợt diễn tập các cấp đạt và vượt chỉ tiêu, chất lượng
khá, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2013 đạt yêu cầu và kế hoạch đề ra; hoàn


thành tổng kết 10 năm đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn (20022012). Trước tình hình an ninh chính trị ở Campuchia diễn biến phức tạp tỉnh đã thành lập Ban
chỉ đạo và xây dựng phương án xử lý các tình huống xảy ra trên tuyến biên giới Việt NamCampuchia.
- Chỉ đạo các ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đảm bảo
trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông trong các ngày lễ lớn, Tết, các ngày lễ kỷ niệm, lễ
hội và một số sự kiện quan trọng của tỉnh. Các cơ quan Tư pháp đã sớm kết thúc điều tra và đưa
ra xét xử các vụ án nghiêm trọng, tham nhũng; phối hợp tốt với các cơ quan chức năng, Mặt
trận và các đoàn thể để giải quyết có hiệu quả các vụ, việc tụ tập đông người khiếu kiện, gây rối

làm mất an ninh trật tự và kịp thời điều tra, khởi tố các đối tượng cầm đầu, kích động, gây rối,
qua đó góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 10 tháng qua
phạm pháp hình sự được kiềm chế so với năm 2012, đã xảy ra 1.051 vụ, giảm 11 vụ so với cùng
kỳ năm 2012, trong đó tội phạm kinh tế, tham nhũng tăng 54 vụ. Nổi lên là: Tội phạm giết người,
cố ý gây thương tích, hiếp dâm, trộm cắp tài sản, giết người do mẫu thuẫn cá nhân. Đã điều tra
khám phá 887 vụ, đạt 84%, bắt 1.105 đối tượng, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng khám phá 83/83 vụ, đạt 100%. Cháy, nổ xảy ra 30 vụ, giảm 35 vụ so cùng kỳ, ước
thiệt hại trên 13 tỷ đồng, làm chết 03 người, trong đó xảy ra một vụ cháy chợ An Minh, ước 5 tỷ
đồng, không thiệt hại về người.
- Tính từ đầu năm đến ngày 31/10/2013 trên địa bàn tỉnh đãxảy ra 99 vụ tai nạn giao
thông, giảm 01 vụ (giảm 1%); làm chết 79 người, giảm 01 người (giảm 1%); bị thương 62
người, tăng 06 người(tăng 11%) so với cùng kỳ 2012. Nguyên nhân tai nạn xảy ra chủ yếu do
người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu,
chạy quá tốc độ quy định.v.v...
Tình hình tội phạm trật tự xã hội tuy giảm so với cùng kỳ nhưng tội phạm kinh tế, án
tham nhũng, trộm cắp tài sản, giết người do mâu thuẫn cá nhân có xu hướng gia tăng.
2. Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ khiếu
kiện đông người liên quan đến lĩnh vực đất đai, số đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm 30,3% (310
đơn) so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả đã giải quyết 599/706 đơn khiếu nại, đạt 84,84 %;


28/34 đơn tố cáo, đạt 82,35 %. Phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức đối thoại với 189 hộ
dân thuộc huyện Hòn Đất, Giang Thành khiếu nại đòi lại đất cũ, gắn với tiếp tục rà soát các vụ
khiếu nại phức tạp theo Kế hoạch số 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ, được đánh giá
tốt; thành lập Tổ công tác Thường trực của UBND tỉnh giải quyết các vụ khiếu kiện đông
người; Tổ công tác khiếu nại phục vụ các kỳ họp của HĐND tỉnh. Qua giải quyết khiếu nại, tố
cáo đã thu hồi cho Nhà nước 10,16ha đất nông nghiệp và 83,5 triệu đồng; giải quyết giao cấp và
giữ ổn định cho công dân sử dụng 241,75ha đất nông nghiệp và 8.890m2 đất phi nông nghiệp;
bồi thường bổ sung cho công dân 1,3 tỷ đồng và 20 căn nhà; thu hồi 20 Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất do cấp sai quy định; cắt trợ cấp người có công do cấp sai quy định 03 trường hợp;
quyết định xử phạt vi phạm hành chính 03 trường hợp, với số tiền 31,2 triệu đồng. Kết
thúc 52/77 cuộc thanh tra, thuộc lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư
và xây dựng. Qua thanh tra phát hiện sai phạm 47,581 tỷ đồng, trong đó sai phạm tại huyện Tân
Hiệp với số tiền 26,913 tỷ đồng. Kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 56 tập thể, 102
cá nhân, kiểm điểm có hình thức kỷ luật 01 tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy, 43 cá nhân;
chuyển Cơ quan điều tra làm rõ 02 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đông người liên quan đến lĩnh vực đất
đai từng lúc, từng nơi còn diễn biến phức tạp; các tranh chấp mâu thuẫn trong nội bộ chưa được
quan tâm giải quyết có hiệu quả từ cơ sở.
3. Hoạt động đối ngoại
Quan hệ đối ngoại trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục được mở rộng, nhất là đối với
các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia, qua đó ký kết 6 thỏa thuận quốc tế, đồng thời đã phối
hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm hợp tác giữa tỉnh Kiên Giang với các tỉnh Kép,Sihanouk –
Campuchia. Ngoài ra, đã xúc tiến trao đổi để tiến tới ký kết hợp tác với tỉnh Kherson (Ucraina),
Ústí (Cộng hòa Séc). Trao đổi thông tin và kêu gọi đầu tư với các Tổng lãnh sự Anh, Đan
Mạch, Hà Lan. Xây dựng và hoàn thành cột mốc 308, 309; phối hợp với đoàn của Tổng lãnh sự
Thái Lan khảo sát tiềm năng kinh tế và du lịch đường biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan.
Triển khai thực hiện Quy chế quản lý biên giới, xây dựng và bảo vệ tốt đường biên, mốc giới, xử lý
ổn thỏa các sự việc nảy sinh dọc theo tuyến biên giới biển, bộ. Hoạt động đối ngoại tuy được mở


rộng nhưng hoạt động hợp tác, phát triển kinh tế, nhất là giữa Kiên Giang với các tỉnh, thành phố
của Campuchia chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của các bên.
NHẬN XÉT CHUNG
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 tiếp tục phát triển và ổn định,tốc độ tăng trưởng kinh
tế tuy đạt còn thấp hơn so với năm 2012 nhưng trong điều kiện nền kinh tế cả nước còn nhiều
khó khăn thì đây là mức tăng trưởng khá và đạt khá so với tăng trưởng chung của cả nước (GDP
đạt 5,4%) và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (xếp thứ 4/13 tỉnh, Tp). Đối chiếu với
các chỉ tiêu Nghị quyết HĐND giaonăm 2013, có 14/22 chỉ tiêu ước đạt và vượt kế hoạch, 2 chỉ

tiêu xấp xỉ đạt và 6 chỉ tiêu không đạt. Một số chỉ tiêu thực hiện đạt khá và tăng so với cùng kỳ
như: Sản lượng lúa; đầu tư xây dựng cơ bản, thu ngân sách, sản lượng khai thác và nuôi trồng
thủy sản, giải quyết việc làm, vận tải, xuất khẩu.
Các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ được tỉnh triển khai
thực hiện khá tốt, qua đó góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
Văn hóa- xã hội có chuyển biến tiến bộ, chất lượng dạy và học được nâng lên, tỷ lệ học
sinh bỏ học giảm; tình hình dịch bệnh xảy ragiảm so cùng kỳ; các chế độ, chính sách đối với
người có công, ngườinghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc được thực hiện tốt; tổ chức tốt các
ngày lễ, kỷ niệm quan trọng, qui mô, chất lượng được mở rộng vànâng lên. Công tác tôn giáo,
dân tộc được quan tâm thực hiện khá tốt.
Công tác tiếp dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, cải cách hành chính,
thực hành tiết kiệm chống lãng phí và phòng chống tham nhũng được quan tâm thực hiện. Quốc
phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững, ổn định.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, khó khăn:
Tốc độ tăng trưởng (GDP) đạt thấp so với kế hoạch và thấp hơn so với năm trước (2012
tăng 11,82%). Mức tăng ở các khu vựcđều tăng thấp hơn so với năm 2012 (năm 2012: Khu vực
I tăng 7,11%; khu vực II: 14,13%; khu vực III: 15,83%). Nguyên nhân, do ảnh hưởng khó khăn
chung của nền kinh tế thế giới và trong nước; sức mua giảm, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp; sản
xuất, kinh doanh gặp khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm; sản xuất công nghiệp tăng trưởng


không cao; mặt hàng gạo do chịu sức ép cạnh tranh nên giá giảm mạnh và làm cho giá trị kim
ngạch xuất khẩu sụt giảm so với kế hoạch; thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xảy ra trên
lúa, tôm nuôi làm giảm năng suất và sản lượng.
Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản: Do năng lực lãnh đạo, điều hành của một số chủ đầu tư
có mặt còn hạn chế, từng lúc thiếu quyết liệt và chưa sâu sát; hiệu quả hoạt động của các Ban
quản lý còn hạn chế và chưa kịp thời củng cố, kiện toàn; năng lực của một số nhà thầu yếu,
kém..., làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn.
Huy động các nguồn lực cho đầu tư còn nhiều khó khăn nên việc triển khai đầu tư một số

chương trình mục tiêu, dự án còn chậm như: Xây dựng xã nông thôn mới; đầu tư giao thông
nông thôn; hạ tầng các khu công nghiệp. Việc kêu gọi các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp
còn gặp khó khăn.
Tình hình dịch bệnh tuy giảm nhưng có nguy cơ bùng phát cao; tình trạng quá tải ở bệnh
viện còn xảy ra, chậm được khắc phục nhưng việc triển khai đầu tư xây dựng các bệnh viện còn
chậm. Hệ thống trường, lớp học và đội ngũ giáo viên hiện nay vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đủ
theo yêu cầu, nhất là giáo viên mầm non.
Cải cách hành chính còn một số hạn chế, chất lượng nâng lên chưa nhiều; việc cụ thể hóa và
tổ chức thực hiện đang là khâu yếu của các sở ngành, địa phương.
Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tuy giảm nhưngtính chất, mức độ từng lúc
vẫn còn gay gắt, phức tạp, khiếu nại đông người vẫn còn xảy ra ở một số địa phương. Tội phạm
giết người do mâu thuẫn cá nhân, tội phạm kinh tế, án tham nhũng có xu hướng gia tăng, tính
chất nghiêm trọng và mức độ tinh vi hơn.
Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém nêu trên, bên cạnh nguyên nhân khách quan, có
nguyên nhân chủ quan đó là: Tinh thần trách nhiệm, nhất là người đứng đầu của một số cơ quan,
đơn vị và địa phương chưa cao, trong lãnh đạo tổ chức thực hiện có lúc, có nơi còn thiếu sâu sát,
thiếu quyết liệt, nhất là trong xử lý một số vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền của ngành, của địa
phương.
PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2014


Năm 2014 có ý nghĩa quan trọng và quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đảng
bộ tỉnh lần thứ IX và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) của UBND tỉnh.
Theo dự báo, tình hình chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, sự phục hồi của nền kinh tế
nước ta sẽ rõ rệt hơn. Chính phủ sẽ ban hành các chính sách hỗ trợ cho: Các đối tượng chính
sách, người lao động và người thu nhập thấp; tháo gỡ khó khăn hỗ trợ sản xuất kinh doanh; hỗ
trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản, trong đó có: Lúa, tôm. Một số dự án, công trình trọng điểm của
tỉnh sẽ hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng như: Cầu sông Cái Bé, Cái Lớn, cầu Trung tâm
lấn biển Tp. Rạch Giá, đường điện tuyến cáp ngầm Hà Tiên – Phú Quốc. Một số công

trình được khởi công mới: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Ung Bướu, đường 964, Quốc lộ
80 mới (đoạn Lộ Tẻ - Rạch Giá), đê biển (đoạn Rạch Giá – Hòn Chông); các chính sách thu hút
đầu tư vào Phú Quốc và các khu công nghiệp của tỉnh sẽ được ban hành; những thành tựu đã
đạt được từ sau Đại hội Đảng bộ lần thứ IX đến nay…, sẽ tạo tiền đề và động lực thúc đẩy kinh
tế của tỉnh phát triển tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn: Sự phục hồi của nền kinh tế nước ta còn chậm. Kết
cấu hạ tầng của tỉnh vẫn còn yếu kém, nhất là giao thông, du lịch; nhu cầu đầu tư lớn nhưng
nguồn vốn chưa đáp ứng; các chính sách thu hút đầu tư chậm được ban hành. Chất lượng nguồn
nhân lực, nhất là lao động có tay nghề còn thiếu và yếu.Tình hình thời tiết, dịch bệnh ở cây
trồng, vật nuôi, ở người diễn biến khó lường, còn tiềm ẩn nguy cơ; một số vấn đề bức xúc xã
hội chưa được giải quyết. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai vẫn còn gay gắt, phức
tạp. UBND tỉnh đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, cụ thể như
sau:
I. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu
1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chủ yếu của năm 2014: Tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ
tầng đồng bộ, trong đó tập trung huy động có hiệu quả nguồn lực trong dân để đầu tư giao thông
nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 10,5% trở lên.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, chú
trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, duy trì phát triển
và tăng trưởng nông nghiệp ở mức hợp lý. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy


tăng trưởng kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và nâng cao đời sống nhân dân,
đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa lĩnh vực văn hóa – xã hội; tập trung giải quyết có hiệu quả các
vấn đề bức xúc xã hội. Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại. Củng
cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, cải cách thủ tục hành chính.
2. Chỉ tiêu chủ yếu của năm 2014
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát nêu trên, nhiệm vụ kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội năm

2014 phấn đấu đạt các mục tiêu chủ yếu sau đây:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá so sánh 2010) đạt 10,5% trở lên.Thu nhập bình quân đầu
người 50,59 triệu đồng/người/năm (tương đương2.364USD). Cơ cấu kinh tế: khu vực I chiếm
38,3%, khu vực II chiếm 25%, khu vực III chiếm 36,7%.
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 4,1%, sản lượng lúa đạt 4, 6 triệu tấn.
- Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 8,3%, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt
612.850 tấn (sản lượng khai thác 445.000 tấn, nuôi trồng 167.850 tấn, trong đó: Tôm 52.000
tấn).
- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN (giá so sánh 2010) đạt 32.630 tỷ đồng, tăng 8%.
- Tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 15%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 670 triệu USD (thuỷ
sản 175 triệu USD, nông sản 440 triệu USD, các mặt hàng khác 55 triệu USD); kim ngạch nhập
khẩu 40 triệu USD. Tổng mức hàng hoá bán lẻ tăng 15%.
- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 32.500 tỷ đồng, tăng 15,43% năm 2013, trong đó: Vốn
đầu tư do ngân sách địa phương quản lý 4.353,8 tỷ đồng.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn 4.988 tỷ đồng, tăng 5,7% so năm 2013, tổng chi ngân
sách 8.962 tỷ đồng, trong đó: chi đầu tư phát triển 1.999,28 tỷ đồng.
- Tỷ lệ xã trong đất liền có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá
đạt 98,06%.
- Giảm tỷ lệ sinh 0,2‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 10,13‰, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng 14,2%.


- Tỷ lệ huy động học sinh từ 6-14 tuổi đến trường đạt trên 96%.
- Phấn đấu 65% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩnmới).
- Số lao động được giải quyết việc làm 33.000 người, trong đó: đào tạo nghề 25.000
người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 47%, trong đó: lao động qua đào tạo nghề 33,8%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1% đến 1,5% (theo tiêu chí mới), riêng các xã đặc biệt khó khăn
từ 2% trở lên.
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 62%.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện 98%.

- Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh 85%.
- Tỷ lệ che phủ rừng 11,9%.
- Công tác tuyển quân đạt 100% kế hoạch.
- Phấn đấu kiềm chế không để tai nạn giao thông xảy ra tăng so với năm 2013.
II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.Triển khai thực hiện kịp
thời, có hiệu quả chính sách tiền tệ và các giải pháp tiền tệ, tín dụng phù hợp với tình hình địa
phương. Tích cực huy động vốn tại địa phương và vốn vay điều hoà của hệ thống, đảm bảo
cung ứng đủ kịp thời vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục ưu tiên
cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới; tăng dư nợ tín dụng phù hợp và đảm bảo chất lượng tín dụng. Tăng cường giám
sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành nghiêm pháp luật tiền tệ, tín dụng, an toàn hoạt
động và thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu theo đề án phê duyệt. Thực hiện tốt
Đề án thanh toán không dùng tiền mặt; cung ứng đầy đủ, kịp thời số lượng, cơ cấu tiền mặt
phục vụ nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.
Tăng cường khai thác, quản lý thu ngân sách nhà nước, chống thất thu nợ đọng thuế nhất
là các khoản thu liên quan đến đất đai, tài nguyên... Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa kiểm
soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm để tăng chi, tập trung ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo,


khoa học công nghệ, y tế, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện cải cách tiền
lương. Thực hiện nghiêm túc việc phân bổ, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo chỉ đạo
Chính phủ để nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công. Tăng cường theo dõi, kiểm tra kiểm
soát việc kê khai thuế của các tổ chức cá nhân, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê
khai không đúng, gian lận thuế.
2. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng hợp

- Tập trung tái cơ cấu và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng
suất, nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững góp

phần tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm an sinh xã hội và môi trường, theo đó chỉ đạo tiếp
tục tăng diện tích gieo sạ lúa vụ Đông Xuân; giảm diện tích gieo sạ lúa vụ Thu Đông ở một số
vùng sản xuất chưa đảm bảo và vụ Mùa ở các vùng ven biển do bị nhiễm mặn trồng lúa kém
hiệu quả; chuyển một phần diện tích gieo sạ lúa vụ Hè Thu ở những nơi có điều kiện thuận lợi
cho việc sản xuất rau màu tập trung. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu
lớn sản xuất theo hướng VietGAP; áp dụng quy trình sản xuất 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm trên
vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu lúa chất lượng cao 120.000 ha để nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế, diện tích lúa chất lượng cao chiếm 70% diện tích gieo trồng. Chỉ
đạo thực hiện tốt việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Phấn
đấu diện tích gieo trồng lúa đạt 769.500 ha, năng suất bình quân 5,98 tấn/ha; sản lượng
4,6 triệu tấn, tăng 2,96% (tương đương 132.353 tấn) so với năm 2013.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh chất lượng
cao đến năm 2015, gắn với thực hiện thí điểm phương án kế hoạch liên kết giữa các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo và nông dân sản xuất lúa.
Đầu tư xây dựng các cống ven biển, đập kiểm soát lũ, xâm nhập mặn, nạo, vét các kênh
cấp xã..., phục vụ cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản vùng Hà Tiên, Giang Thành và Kiên
Lương; xây dựng các tuyến đường giao thông và mạng lưới điện đến các vùng nuôi tôm trọng
điểm để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng diện tích, tăng sản lượng. Ưu
tiên giao thêm đất cho các doanh nghiệp có đủ năng lực để đầu tư mở rộng sản xuất và xây
dựng các nhà máy chế biến: Thủy sản, gạo..., đồng thời thu hồi đất các doanh nghiệp không có


khả năng tài chính và giải quyết dứt điểm đền bù đất để giao cho các doanh nghiệp triển khai dự
án.
Thực hiện có kết quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng để tổ chức, cá nhân hộ gia đình
hưởng lợi lâu dài, tăng mật độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất; tăng cường công
tác phòng, chống cháy rừng.
Thực hiện tốt việc phân bổ kinh phí cho địa phương để thực hiện hỗ trợ cho người sản
xuất lúa và hỗ trợ địa phương theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý
sử dụng đất trồng lúa. Triển khai thực hiện chính sách đầu tư và hỗ trợ lãi suất cho nông dân

mua các loại máy cơ giới, trong đó tập trung đầu tư lò phơi sấy, máy gặt đập liên hợp, điện bơm
tát, dụng cụ sạ hàng, các kho chứa lúa để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích hợp tác,
liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm hài hòa lợi ích.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông về chăn nuôi; tổ chức thực hiện chính sách phát triển
chăn nuôi gia súc, gia cầm; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở nuôi tiếp tục phát triển chăn
nuôi theo hướng tập trung công nghiệp, bán công nghiệp.
Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cua kết hợp với nuôi tôm để tăng giá trị sản xuất trên đơn
vị diện tích; mở rộng diện tích nuôi sò huyết thâm canh ven biển các huyện An Biên, An Minh.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân khai
thác hải sản xa bờ, hoán đổi, đầu tư đóng mới phương tiện đánh bắt xa bờ, đồng thời khuyến
khích và hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng bè trên biển quanh đảo các huyện Phú Quốc, Kiên Hải,
Kiên Lương và thị xã Hà Tiên. Phối hợp với các ngành và địa phương tổ chức tuyên truyền chủ
quyền biển đảo, phổ biến cho ngư dân về pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác hải sản
và các biện pháp ngăn chặn tình trạng ngư dân vi phạm khai thác hải sản vùng biển nước ngoài.
- Chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư xây dựng cho 35 xã
nông thôn mới giai đoạn 2011– 2015. Huy động nguồn lực toàn xã hội để xây dựng các xã nông
thôn mới, trong đó chú trọng xây dựng các tiêu chí đạt còn thấp như: Giao thông, cơ sở vật chất
văn hóa, trường học, môi trường và nhà ở dân cư. Phấn đấu xây dựng thêm 3 xã đạt tiêu chí xã
nông thôn mới, nâng tổng số 5 xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới và các xã trong 35 xã điểm đạt
thêm 2 tiêu chí vào cuối năm 2014.


- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, củng cố và mở rộng thị trường
xuất khẩu, nhất là các thị trường có sức mua lớn; gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác xúc tiến đầu tư, thương mại. Nâng cao khả năng dự báo và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đẩy
mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh
các sản phẩm chủ lực như: Tôm đông, mực đông, gạo; tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu có giá trị
cao, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường,
chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả.
Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thạnh Lộc, Thuận Yên và khu

kinh tế Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, trong đó tích cực kêu gọi, sớm ban hành cơ chế chính sách
thu hút nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án: Nhà máy
chế biến gỗ (MDF), nhà máy bia Sài Gòn, may mặc, da giày…, tại khu công nghiệp Thạnh Lộc.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; xây
dựng và thực hiện đề án đưa hàng Việt về nông thôn, vùng biên giới; tổ chức và tham gia các
hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm hàng hóa.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường dây trung thế, hạ thế
vùng nông thôn chưa có điện, đầu tư điện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hoàn thành đầu tư
đường điện cáp ngầm ra đảo Phú Quốc.
Hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các khu đô thị, cấp thoát nước, chất thải
rắn... Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đô thị. Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất
động sản, tiếp tục thực hiện chương trình xây nhà ở xã hội, nhà cho người nghèo, người có
công, cụm tuyến dân cư giai đoạn 2.
- Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng phương tiện, dịch vụ, an toàn giao thông.
Tập trung đầu tư giao thông nông thôn, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho xã nông thôn mới, phấn
đấu hoàn thành 3 tuyến đường về trung tâm xã, nâng tổng số xã trong đất liền được nhựa hóa
đạt 100/103 xã.
- Hoàn thành việc xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động
tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh theo Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án trong 03 năm 2013-2015;chú
trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ.


Tích cực huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Ban hành cơ chế,
chính sách thu hút đầu tư hiệu quả hơn; đẩy mạnh kêu gọi và thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu
tư có năng lực, kinh nghiệm để đầu tư vào các công trình, dự án lớn, sử dụng nhiều lao động để
giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động; tạo điều kiện thuận lợi để
các nhà đầu tư sớm triển khai các dự án, nhất là triển khai các dự án của các nhà đầu Singapore
tại Phú Quốc đã được thỏa thuận giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Tiếp tục rà soát kiến nghị với Trung ương sửa đổi, bổ sung

hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với thực tế; đi
đôi với rà soát các quy định có liên quan đầu tư xây dựng để đề xuất loại bỏ những quy định
không cần thiết, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của từng cấp.
Chấn chỉnh công tác đấu thầu và tăng cường trách nhiệm của cơ quan lập, thẩm định, phê
duyệt dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.Tăng cường thanh tra, giám sát hiệu quả sử dụng vốn từ
ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ. Nâng cao năng lực, trách nhiệmtrong việc phân
bổ, sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước; sựphối hợp của các ngành, địa phương và các
chủ đầu tư giải quyết có hiệu quả các khó khăn vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng
mặt bằng, bố trí tái định cư để nhà thầu triển khai đầu tư dự án theo tiến độ. Gắn củng cố, kiện
toàn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ban Quản lý dự án ở các sở và địa
phương. Tập trung đầu tư vào một số công trình trọng điểm như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh
viện Ung bướu; đường Tỉnh lộ 964; các dự án phục vụ nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm công
nghiệp, các công trình trọng điểm trên đảo Phú Quốc.
3. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí
hậu và phát triển khoa học công nghệ
Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, kế hoạch của UBND tỉnh về
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; từng bước đầu tư nâng cấp đê biển. Tăng cường kiểm
soát khai thác, sử dụng, xả nước thải vào nguồn nước. Triển khai thực hiện dự án: Điều chỉnh
bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản 2013- 2018. Triển khai thực hiện dự
án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai. Hoàn thành quy
hoạch sử dụng đất các huyện, thị, thành phố đến năm 2020, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
cho các đối tượng theo Nghị quyết số30/2012/QH13 của Quốc hội. Triển khai thực hiện Luật


Đất đai sửa đổi, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2020. Thực hiện
các biện pháp bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên, khoáng sản, môi trường và xử lý nghiêm
các tổ chức, cá nhân vi phạm, trong đó có biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường ở Tắc
Cậu – Châu Thành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí chiến lược của
biển đảo.
- Tăng cường đầu tư công nghệ mới, nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ. Đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án về tăng cường tiềm lực khoa học công
nghệ. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình bảo tồn phát triển các giá trị Khu dự trữ sinh quyển
Kiên Giang; chương trình chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xây dựng phát
triển vùng nông thôn mới. Xúc tiến xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học tại Cửa Cạn Phú Quốc; thực hiện dự án phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ giai đoạn 20112015.
4. Phát triển văn hóa xã hội và bảo đảm an sinh xã hội
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của
tỉnh, trong đó xác định rõ nhu cầu nhân lực ở các trình độ phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội và thị trường lao động; chú trọng tuyển chọn, đào tạo, thu hút, sử dụng nhân tài và nhân
lực chất lượng cao; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp
và xây dựng nông thôn mới.
Tập trung chỉ đạo thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các ngành học, cấp học theo hướng tăng quy mô,
giảm điểm lẻphù hợp với điều kiện của địa phương và theo quy hoạch nhằm đảm bảo thực hiện
tốt công tác quản lý và nâng cao chất lượng dạy học. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục
trong đồng bào dân tộc Khmer, phổ cập giáo dục, nhất là phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; phân
luồng giáo dục, đào tạo nghề, góp phần giảm tỷ lệ học sinh lưu ban bỏ học ở tất cả các cấp học.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án xây dựng xã hội học tập và xóa mù chữ đến năm 2020.
Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; gắn đẩy mạnh công
tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, với ban hành cơ chế chính sách
thu hút, tuyển dụng, luân chuyển, biệt phái và giải quyết đầu ra cho giáo viên, khắc phục trình


×