Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

báo cáo thực tập “nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định chọn nghề nhân sự ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính trường hợp sinh viên ngành quản trị nhân lực trên địa bàn hà nội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 78 trang )

Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài nghiên cứu này, trước tiên chúng em xin gửi lời cảm
ơn đến BGH nhà trường cùng Ban chủ nhiệm khoa QTNL trường ĐH Thương Mại đã
tổ chức nên hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên (NCKHSV) để chúng em có cơ
hội được tham gia, góp phần cổ vũ phong trào NCKH của các bạn sinh viên trong toàn
trường. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Đắc
Thành, GV Bộ môn Kinh tế nguồn nhân lực, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực hiện bài NCKH này. Chúng em cũng
xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô và các bạn sinh viên khoa quản trị nhân lực
của các trường: ĐH Thương Mại, ĐH Lao động-Xã hội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH
Công Đoàn, ĐH Nội vụ đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng em trong quá trình phỏng vấn
đáp viên, lấy số liệu khảo sát để nhóm hoàn thành tốt nhất bài nghiên cứu này. Mặc dù
đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do hạn chế về vấn đề đi lại, thời gian, lấy số liệu khảo
sát nên bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì thế chúng em rất mong nhận được
những lời góp ý của thầy, cô và các bạn để bài NCKH của nhóm được hoàn thiện hơn
và mang lại nhiều ý nghĩa thực tế hơn đối với các bạn sinh viên, nhà trường và xã hội.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Năm học 2015 - 2016

1


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
MỤC LỤC

Năm học 2015 - 2016


2


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Kí hiệu viết tắt

Đại học

ĐH

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Nghiên cứu khoa học sinh viên

NCKHSV

Quản trị nhân lực

Năm học 2016 - 2017

QTNL

3



Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
DANH MỤC BẢNG BIỂU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC
TUYẾN TÍNH
1.1. Tóm lược
“Nghiên cứu khoa học là quá trình quan sát hiện tượng nhằm phát triển tri thức
mới”. Một nghiên cứu chuẩn mực cần gồm cả 3 yếu tố là: ý tưởng, thiết kế, công cụ. Để
có thể hiểu hơn về từng yếu tố yếu tố trên, trong chương giới thiệu này, tác giả sẽ trình
bày về yếu tố đầu tiên đó là ý tưởng. Hay nói cách khác, đó là việc đề ra mục tiêu và ý
nghĩa của nghiên cứu. Trước hết là lí do vì sao nhóm chọn đề tài này? Tính cấp thiết của
nó được thể hiện như thế nào? Thứ hai, tác giả tổng hợp một số công trình nghiên cứu có
liên quan trong nước và nước ngoài nhằm tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đó cũng
như tìm ra những ưu, nhược điểm của nghiên cứu, từ đó bổ sung để hoàn thiện đề tài.
Thứ ba, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, nó cho biết đề tài bắt nguồn từ đâu và
hướng đến trả lời cho câu hỏi nào. Cuối cùng là phạm vi cũng như mục tiêu, ý nghĩa

Năm học 2016 - 2017

4


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
nhóm nghiên cứu hướng đến khi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Nội dung chi tiết sẽ
được cụ thể hóa trong từng phần dưới đây.
1.2. Lý do chọn đề tài

Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTB & XH năm 2013, có khoảng 60% sinh viên ra
trường làm trái ngành, trái nghề. Thực trạng này diễn ra đối với sinh viên ở hầu hết các
ngành nghề đào tạo: kinh tế, sư phạm, nông lâm... và ở mọi cấp bậc: cao đẳng, đại học,
sau đại học. Có một điều đáng phải suy ngẫm nhiều hơn đó là trình độ đào tạo càng cao
thì nguy cơ thất nghiệp hay làm trái ngành trái nghề cũng càng lớn. Câu hỏi được đặt ra
là vì sao chọn học ngành này mà ra trường lại làm ngành khác có liên quan hoặc không
hề liên quan với ngành nghề được đào tạo? Do thị trường lao động hay do bản thân người
học?
Là những sinh viên ngành Quản trị nhân lực (QTNL), nhóm nghiên cứu cũng tự
đặt câu hỏi tương tự đối với đối tượng là sinh viên ngành QTNL. Như chúng ta đã biết,
mọi quản trị suy cho cùng đều là quản trị con người. Khi nền kinh tế càng phát triền, quy
mô của các doanh nghiệp càng mở rộng thì vai trò của công tác quản trị nhân lực càng
được đề cao, cũng như lĩnh vực nhân sự ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của
mình đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nghề nhân sự được coi là nghề
của mọi nghề và ngày càng có nhiều bạn lựa chọn nghề nhân sự để theo đuổi.
Tuy nhiên, Ngành QTNL, mã ngành D340404 gồm khối thi A, A1, D1, D2, D3,
D4 là một ngành mới được Bộ GD & ĐT đưa vào chương trình đào tạo của các trường từ
năm 2012. Những trường đại học (ĐH) đào tạo ngành này trên địa bàn Hà Nội phải kể
đến là: ĐH Lao động Xã hội; ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương Mại, ĐH Công đoàn và
ĐH Nội vụ. So với các ngành khác như: kế toán, tài chính-ngân hàng hay quản trị kinh
doanh...thì ngành QTNL có tuổi đời còn non trẻ, chưa được nhiều người biết đến, và kể
cả có biết thì nhiều người cũng không biết làm nhân sự là làm những công việc gì? Cơ
hội việc làm sau khi ra trường có lớn không? Bên cạnh đó, có những bạn chọn học ngành
QTNL nhưng không hiểu rõ về ngành, cộng thêm chương trình đào tạo chủ yếu thiên về
lý thuyết tạo ra tâm lý chán nản trong quá trình học, không thấy được vai trò và khả năng
phát triển của nghề nhân sự trong tương lai. Vì thế sau khi ra trường không chọn làm về
Năm học 2016 - 2017

5



Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
nhân sự hoặc muốn làm về nhân sự nhưng lại không có khả năng do không tích lũy cho
mình những kiến thức, kĩ năng cần thiết về nghề nhân sự trong quá trình 4 năm Đại học.
Hơn thế nữa, các doanh nghiệp ở Việt Nam hầu hết là các công ty vừa và nhỏ, công việc
của người làm nhân sự mới chỉ ở cấp độ 1, đó là làm Hành chính-nhân sự, họ phải làm rất
nhiều công việc khác nhau, có độ rộng nhưng chưa có độ sâu, nhân viên làm nhân sự
cũng chưa thực sự được coi trọng dễ dẫn đến tâm lý chán nản trong công việc. Đặc biệt,
nhu cầu về ngành nhân sự hiện nay là rất nhiều nhưng chủ yếu là những nhân sự cấp cao:
các chuyên gia nhân sự, giám đốc nhân sự...còn nhân viên nhân sự thì lại trong tình trạng
thừa. Mà sinh viên mới ra trường còn ít kinh nghiệm, không thể đáp ứng được yêu cầu
của nhà tuyển dụng cho các vị trí quản lý cấp cao. Vì thế, sinh viên muốn lựa chọn, tìm
kiếm một công việc về nhân sự là tương đối khó.
Từ những điều nêu trên, nhóm nghiên cứu đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu các yếu tố tác động đến ý định chọn nghề nhân sự - ứng dụng mô hình cấu trúc
tuyến tính: trường hợp sinh viên ngành Quản trị nhân lực trên địa bàn Hà Nội”.
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.3.1. Công trình nghiên cứu trong nước
(1) Phạm Huy Cường (2009), “Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp
của sinh viên năm cuối ngành khoa học xã hội, đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn”
Mục đích của đề tài: Tìm hiểu, đánh giá, so sánh các yếu tố tác động đến định
hướng nghề nghiệp của sinh viên các ngành khoa học xã hội; đề xuất các định hướng
nghiên cứu và khuyến nghị thực tiễn đối với các cấp quản lý và cộng đồng tại địa bàn
nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích tài liệu; phương pháp điều
tra bằng bản hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp thảo luận nhóm. Đặc điểm
mẫu: Cỡ mẫu lựa chọn là 250 mẫu - sinh viên năm cuối ngành khoa học xã hội của
trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Kết quả sau nghiên cứu: Hầu hết sinh viên
đã có định hướng nghề nghiệp cho bản thân nhưng những định hướng ấy đa phần còn

thiếu tính cụ thể cũng như cơ sở thực tiễn thực hiện hóa chúng. Nhiều sinh viên đi đến
Năm học 2016 - 2017

6


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
quyết định lựa chọn ngành học hiện tại của mình trong khi học còn thiếu, thậm trí không
có thông tin gì về ngành học. Chính vì thế một thực tiễn xảy ra là một bộ phận sinh viên
không hứng thú với ngành học của mình cũng như có định hướng nghề nghiệp không phù
hợp với ngành mình đang theo học.
Ưu điểm: Tác giả sử dụng “Kiểm định Chi bình phương” và đại lượng thống kê
Cramer’s V. Trong đó kiểm định Chi bình phương sẽ cho chúng ta biết có tồn tại mối
quan hệ giữa hai biến trong tổng thể hay không. Tuy nhiên Chi bình phương không cho
biết độ mạnh của mối liên kết giữa hai biến. Trong kiểm định Chi bình phương, sẽ căn cứ
vào độ lớn của Pearson Chi-Square Value rồi ra quyết định.
Nhược điểm: Trong bài nghiên cứu, tác giả mới chỉ dừng lại mô tả phân tích ở
dạng phần trăm.
(2) Trần Thị Phụng Hà (2014), “Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên đại
học Cần Thơ”, tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 34, trang 113-125
Mục đích nghiên cứu: Bài báo hướng đến phân tích việc làm và định hướng nghề
nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Bài báo sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp,
thứ cấp và phương pháp phân tích số liệu. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu lựa chọn là
170 sinh viên của 5 khoa thuộc trường Đại học Cần Thơ. Kết quả sau nghiên cứu: cho
thấy rằng sinh viên có sự khác nhau về giới tính, ngành học, năm học, quê quán, hoàn
cảnh xuất thân sẽ có những định hướng nhận thức, kĩ năng nghề nghiệp khác nhau.
Ưu điểm: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu rõ ràng, nghiên cứu sơ cấp
dùng bản hỏi, phỏng vấn; các kết luận đưa ra có cơ sở khoa học, luận cứ khoa học rõ
ràng.

Nhược điểm: Kích cỡ mẫu còn nhỏ so với tổng thể (170 sinh viên). Đồng thời, tác
giả cũng mới chỉ dừng lại ở thống kê mô tả dạng phần trăm mà chưa có thông kê nâng
cao phân tích.
(3) Trần Thị Hân, Dương Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Quế (2015), “Những nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định về địa phương làm việc của sinh viên ngành Kinh tế trường
Đại học Thương Mại”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, giáo viên hướng dẫn Th.S
Nguyễn Đắc Thành
Năm học 2016 - 2017

7


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
Mục đích ngiên cứu: Nghiên cứu đã tìm ra, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và
mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến quyết định về quê làm việc của sinh viên ngành
kinh tế trường đại học Thương Mại và đưa ra hàm ý chính sách. Qua đó, giúp nhà trường
có cái nhìn tổng quan hơn về những nguyện vọng của sinh viên khi muốn trở về địa
phương làm việc, phối hợp với các địa phương trong tư vấn, hướng nghiệp cho sinh viên.
Đối với các địa phương thì có nhìn nhận tổng quan về thị trường lao động và sự mất cân
bằng cung – cầu ở khu vực thành thị và nông thôn; có những chính sách thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao về tỉnh làm việc. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu
thập thông tin; phương pháp nghiên cứu định lượng với việc vận dụng phần mềm thống
kê SPSS và Amos trong đề tài. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu theo phương pháp
phi xác suất thuận tiện đối với các bạn sinh viên ngành Kinh tế trường Đại học Thương
Mại. Tổng cộng có 403 bản hỏi hợp lệ được sử dụng để tiến hành phân tích.
Kết quả sau nghiên cứu: Qua nghiên cứu đã phát hiện được nhân tố môi trường
sống và chính sách thu hút nhân tài ảnh hưởng đến quyết định về địa phương làm việc
của sinh viên ngành kinh tế và đưa ra hàm ý chính sách cho nhân tố môi trường sống và
chính sách thu hút nhân tài.

Ưu điểm: Phương pháp nghiên cứu rõ ràng, nghiên cứu định tính kết hợp với
nghiên cứu định lượng với việc vận dụng phần mềm thống kê SPSS và AMOS. Tác giả
đã kiểm định độ tin cậy của thang đo Crobach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA, phân tích
nhân tố khẳng định CFA.
Nhược điểm: Nghiên cứu có kích thước mẫu còn nhỏ, mới chỉ dừng lại ở sinh
viên ngành kinh tế trường đại học Thương Mại. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng chưa
định lượng với việc kiểm định ANOVA và T-TEST để chỉ ra liệu có sự khác nhau về giới
tính, khóa học, khu vực sinh sống và nguyện vọng hay không.
(4) Lê Thị Thanh (2013), “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành
nghề của sinh viên hệ Cao đẳng – Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội”, luận
văn thạc sĩ
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
tác động đến sự lựa chọn ngành nghề học tập của sinh viên Trường Cao đẳng nghề công
Năm học 2016 - 2017

8


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
nghiệp Hà Nội. Qua đó, cung cấp những kết luận có cơ sở khoa học về nhận định lựa
chọn ngành nghề của sinh viên, đưa ra những kiến nghị góp phần cải tiến công tác tuyển
sinh của nhà trường. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương
pháp điều tra bằng bản hỏi, phương pháp phân tich toán học và sử dụng các phần mềm
phân tích số liệu, phương pháp thu thập thông tin. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu là
1133 sinh viên ở 10 ngành nghề (5 khoa) của 3 khóa hệ Cao đẳng: khóa 32 – 34, trường
Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. Số lượng phiếu thu về hợp lệ dùng để phân tích là
1008 phiếu; tỷ lệ phiếu thu về hợp lệ đạt 90.2%. Kết quả sau nghiên cứu: Nhận thấy trong
3 nhóm yếu tố: con người (bản thân, người thân, các mối quan hệ ngoài cộng đồng xã
hội); thông tin đại chúng và xã hội (nghề nghiệp, nhu cầu thị trường, nhà trường) thì

nhóm yếu tố xã hội có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định của sự lựa chọn ngành nghề
của sinh viên. Trong nhóm yếu tố xã hội, yếu tố nhà trường lại là yếu tố có ý nghĩa lớn
đối với việc lựa chọn của các sinh viên. Và sinh viên các khối ngành khác nhau thì bị ảnh
hưởng bởi các yêu tố ở mức độ khác nhau, sinh viên các năm khác nhau và giới tính của
sinh viên khác nhau thì không hoặc ít có sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng bởi các yếu
tố được xét đến.
Ưu điểm: Tác giả đã điều tra với số lượng mẫu lớn bao gồm sinh viên của tất cả
các khoa của trường cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội. Trong bài nghiên cứu đã kiểm
định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, mô hình Rashch đồng thời thống kê mô
tả sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn nghề nghiệp và đã áp dụng phương pháp
định lượng với việc kiểm định ANOVA và T-TEST.
Nhược điểm: Tác giả mới chỉ đưa ra bức tranh chung về sự ảnh hưởng của các
yếu tố đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên theo giá trị trung bình, phần trăm mà
chưa sử dụng các phương pháp định lượng về nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân
tố khẳng định CFA.
1.3.2. Công trình nghiên cứu nước ngoài
(5) Eddy S.W. Ng Ronald J. Burke Lisa Fiksenbaum, (2008),"Career choice in
management: findings from US MBA students", Career Development International, Vol.
13 Iss 4 pp. 346 – 361, Article (Báo)
Năm học 2016 - 2017

9


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu vai trò của các giá
trị, gia đình, và không thuộc gia đình tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên
MBA Mỹ. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản,
phương pháp sử dụng bảng câu hỏi tự báo cáo, phương pháp phân tích hồi quy, phương

pháp phân tích một chiều ANOVA. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Một trăm linh chín sinh
viên MBA tham gia vào cuộc nghiên cứu trong thời gian mùa thu năm 2006. Với số sinh
viên nam được chọn hơn nửa (chiếm 51%) và số sinh viên nữ được chọn để điều tra là
49%.
Kết quả sau nghiên cứu: Có sự khác nhau trong việc lựa nghề nghiệp của sinh viên
MBA đối với nam và nữ. Cụ thể là: Nữ có cơ hội và có điểm số cao đối với việc lựa chọn
nghề nghiệp. Trong khi nam giới mong muốn lập nghiệp sớm và trở lên giàu có hoặc lập
gia đình. Một số các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên
MBA Mỹ như: gia đình, các yếu tố ngoài gia đình, giáo dục, giới tính, tình trạng hôn
nhân, tự do lựa chọn, lương, thăng tiến, kiến thức, lợi ích nghề nghiệp... Trong các nhân
tố đó nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất là nhân tố giáo dục hay đào tạo.
Ưu điểm:
Đã chỉ rõ hai câu hỏi nghiên cứu lớn đó là:
1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề của sinh viên Mỹ MBA?
2. Sự khác nhau giữa việc lựa chọn nghề nghiệp của nam và nữ?
Ngoài ra tất cả các dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi tự báo cáo,
nâng cao khả năng rằng các nhân tố được trả lời bị ảnh hưởng bởi những phương pháp sai
phổ biến.
Nhược điểm: Theo nghiên cứu có tới 1.500.000 sinh viên Mỹ học MBA từ năm
1970. Mẫu nghiên cứu lại là 109, cho thấy mẫu nhỏ, chưa đủ lớn.
(6) Galhena B.L and Rathnayake R.M.D.D (2011): “Determinants of Career
Choice Decision of Management Undergraduates in Sri Lanka”
Mục đích nghiên cứu: Mục đích khám phá những ảnh hưởng của các yếu tố khác
nhau về quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên đại học quản lý tại Sri Lanka.
Năm học 2016 - 2017

10


Nghiên cứu khoa học sinh viên

Đại học Thương Mại
Hơn nữa, nghiên cứu này tập trung vào việc kiểm tra tác động của các cá nhân khác nhau
có ảnh hưởng đến quyết định về sự nghiệp của sinh viên đại học quản lý.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, phương
pháp điều tra, phỏng vấn bằng bản hỏi, sử dụng phần mềm SPSS (với Phân tích thành
phần chính (Principal Component Analysis – PCA và ma trậnVarimax xoay).
Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Các mẫu bao gồm 156 sinh viên đại học quản lý tại
Đại học Ruhuna đang học năm thứ ba (n = 64) và năm thứ tư (n = 92) của chương trình
cử nhân bốn năm của họ. Trong cuộc khảo sát, các câu hỏi đã được giao cho các sinh
viên tại giảng đường của họ và sau khi giải thích mục đích của các nhà nghiên cứu
nghiên cứu hỏi những sinh viên tình nguyện tham gia nghiên cứu. Sau khi điền vào bản
câu hỏi của sinh viên, nhà nghiên cứu thu thập chúng lại. Ngoài ra nhà nghiên cứu này đã
phân phát bảng câu hỏi cho những sinh viên thường đi bộ đến các giảng viên. Mẫu gồm
70 nam giới (45%) và 86 nữ (55%). Những người trả lời khoảng tuổi 23-26 năm. Đa số
các sinh viên không kết hôn (n = 154).
Kết quả nghiên cứu: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề
nghiệp của sinh viên đại học quản lý tại Đại học Ruhuna là: phần thưởng tài chính, yếu tố
gia đình, kỹ năng và khả năng, tính cách thuộc tính, các yếu tố ngoại sinh như: kiến thức
về thị trường lao động, tự do lựa chọn. Kết quả phân tích như sau: Sinh viên đại học quản
lý đánh giá các kỹ năng và năng lực (Mean = 6.32, SD = 0,909) là những yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của họ. Cá nhân (Mean =
6.16, SD = 0,783), nền giáo dục (Mean = 6.15, SD = 0,903) được đánh giá là yếu tố thứ
hai và thứ ba lần lượt là ảnh hưởng đến các quyết định sự nghiệp. Đối với các thiếu tổng
số mẫu được tiếp cận với lĩnh vực nghề nghiệp khác (Mean = 3.34, SD = 1,989) là yếu tố
đánh giá thấp nhất tiếp theo hoàn cảnh gia đình của người trả lời (Mean = 4,24, SD =
1.825). Kết quả phân tích sáng suốt chỉ ra rằng cả hai kỹ năng và khả năng của nam và
sinh viên đại học quản lý nữ đánh (Nam: Mean = 6.19, SD = 0,967; Nữ: Mean = 6.43, SD
= 0,848) là nhân tố có ảnh hưởng nhất của quyết định lựa chọn nghề nghiệp của họ. Tuy
nhiên nền nam sinh viên đã đánh giá giáo dục (Mean = 6.09, SD = 0,775) là quan trọng
thứ hai.

Năm học 2016 - 2017

11


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
Ưu điểm: Nghiên cứu này mang tính mới. Hầu hết các nghiên cứu về lựa chọn
nghề nghiệp được tiến hành đối với các nhóm nghề nghiệp cụ thể như kế toán viên và
chuyên gia chăm sóc sức khỏe (Guletal 1989; Morrison, 2004) Tuy nhiên, chưa có nghiên
cứu thực nghiệm cho đến nay thực hiện trên mô hình lựa chọn nghề nghiệp và các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp đặc biệt về Sri Lanka sinh viên đại học
hoặc sinh viên MBA. Ngoài ra đã chỉ ra được sự khác nhau giữa các yếu tố tác động đến
sự lựa chọn nghề nghiệp của nam và nữ.
Nhược điểm: Mẫu còn nhỏ, chưa đủ lớn (mẫu bao gồm 156 sinh viên đại học
quản lý tại Đại học Ruhuna), chọn mẫu chưa được tiến hành tổng thể, mới chỉ bao gồm
sinh viên năm 3, năm 4 tại trường đại học.
(7) Identifying The Importance Level of Factors Influencing The Selection Of
Nursing As A Career Choice Using AHP: Survey To Compare The Precedence Of
Private Vocational High School Nursing Students And Their Parents ( Emrah Önder,
Güler Önder, Özlem Kuvat, Nihat Taş)
Mục đích của nghiên cứu này là đề xuất một cách tiếp cận đa tiêu chí trong việc ra
quyết định để đánh giá thứ tự ưu tiên, kiểm tra nhận thức của cả học sinh và cha mẹ các
sinh viên điều dưỡng về sự nghiệp y tá và trường điều dưỡng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn nghề điều dưỡng của y tá như một nghề nghiệp và xác định sự
khác biệt và tương đồng trong các yếu tố như giữa sinh viên điều dưỡng và cha mẹ của
họ. Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng phân tích quá trình phân cấp của Saaty
(AHP) để điều tra các yếu tố mà sinh viên điều dưỡng xem xét khi lựa chọn điều dưỡng
như một nghề nghiệp, và để lấy được trọng số tương đối của từng yếu tố.
Cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 11/2012. Đối tượng được nghiên cứu là

82 sinh viên điều dưỡng với một độ tuổi 13-15 đang theo học tại Mektebim Anatolian
Dạy nghề Trung học y tế ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và 51 cha mẹ của họ. 70 của học sinh
(85,37%) là sinh viên nữ và 12 trong số đó (14,63%) là nam sinh. 60 của học sinh
(73,17%) là ở lớp 9 và 22 trong số đó (26,83%) là ở lớp 10. Sinh viên điều dưỡng được
yêu cầu so sánh các tiêu chí ở một mức độ nhất định trên cơ sở từng đôi để xác định ưu
tiên tương đối của chúng.
Năm học 2016 - 2017

12


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
3 tiêu chí chính và 20 tiêu chí phụ được đưa ra. Kết quả nghiên cứu về các tiêu chí
dựa nghề điều dưỡng nhận thấy rằng sinh viên y tá nghĩ rằng thu nhập (16,8%), phát triển
chuyên nghiệp/tiềm năng tăng trưởng (15,9%) và nhiều công việc (13,6%) là quan trọng,
trong khi cha mẹ bảo lãnh xem xét công việc (15,0%), tình trạng xã hội và danh tiếng
(14,8%) và trong ngành y tế là quan trọng (14,7%).
• Bảo đảm công việc là yếu tố quan trọng nhất để được xem xét với một giá trị ưu
tiên chung của 0,150 cho cha mẹ và thu nhập là yếu tố quan trọng nhất để được xem xét
với một giá trị ưu tiên chung của 0,168 cho sinh viên.
• Yếu tố khác về tiêu chí lựa chọn nghề điều dưỡng của cha mẹ được xếp hạng theo
thứ tự ưu tiên như sau: nhiều công việc (14,8%), phát triển nghề / tiềm năng tăng trưởng
(12,1%) và có được một công việc nhanh (9,0%).
• Yếu tố quan trọng khác đối với học sinh được xếp hạng theo thứ tự ưu tiên: trong
lĩnh vực y tế (12,4%), tình trạng xã hội và danh tiếng (10,6%) và điều kiện làm việc
(10,0%)
Ưu điểm: Sử dụng AHP để phân tích các ưu tiên. AHP được phát triển vào năm
1970 bởi Thomas Saaty là một phương pháp đa tiêu chí ra quyết định (MCDM). Nó đã
được sử dụng rộng rãi để phân tích quyết định phức tạp. Cách tiếp cận này có thể được sử

dụng để giúp các nhà hoạch định để ưu tiên lựa chọn và xác định sự thay thế tối ưu bằng
cách sử dụng từng đôi án so sánh.
Nhược điểm: Số lượng mẫu còn hạn chế nên việc suy rộng, khẳng định kết quả
nghiên cứu cho đám đông chưa có độ tin cậy cao.
1.4. Cơ sở lý thuyết về mô hình cấu trúc tuyến tính

Mô hình SEM là sự mở rộng của mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) cho
phép nhà nghiên cứu kiểm định một tập hợp phương trình hồi quy cùng một lúc. Đặc
biệt, SEM sử dụng để ước lượng các mô hình đo lường và mô hình cấu trúc của bài toán
lý thuyết đa biến. Mô hình đo lường chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn và các biến
quan sát. Nó cung cấp thông tin về thuộc tính đo lường của biến quan sát (độ tin cậy, độ
giá trị). Mô hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau, các mối
quan hệ này có thể mô tả những dự báo mang tính lý thuyết mà các nhà nghiên cứu quan
tâm. Mô hình SEM phối hợp được tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích nhân
tố và phân tích mối quan hệ hỗ tương (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) để cho phép
Năm học 2016 - 2017

13


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
chúng ta kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Khác với những kỹ thuật thống
kê khác chỉ cho phép ước lượng mối quan hệ riêng phần của từng cặp nhân tố (phần tử)
trong mô hình cổ điển (mô hình đo lường), SEM cho ước lượng đồng thời các phần tử
đồng thời trong tổng thể mô hình, ước lượng môi quan hệ nhân quả giữa các khái niệm
tiểm ẩn (Latent Constructs) qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô hình lý
thuyết, đo các mối quan hệ ổn định (recursive) và không ổn định (non- recursive), đo các
ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư. Với kỹ
thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA) mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mô

hình phù hợp nhất trong các mô hình đề nghị.

Công dụng và lợi thế của mô hình mạng (SEM)

Kiểm định các giả thuyết về các quan hệ nhân quả có phù hợp (FIT) với dữ
liệu thực nghiệm hay không.

Kiểm định khẳng định (Confirmating) các quan hệ giữa các biến.

Kiểm định các quan hệ giữa các biến quan sát và không quan sát (biến tiềm
ẩn).



Là phương pháp tổ hợp phương pháp hồi quy, phương pháp phân tích nhân

tố, phân tích phương sai.

Ước lượng độ giá trị khái niệm (cấu trúc nhân tố) của các độ đo trước khi
phân tích sơ đồ đường (path analysis).

Cho phép thực hiện đồng thời nhiều biến phụ thuộc (nội sinh).

Cung cấp các chỉ số độ phù hợp cho các mô hình kiểm định.

Cho phép cải thiện các mô hình kém phù hợp bằng cách sử dụng linh hoạt
các hệ số điều chỉnh MI (Modification Indices).

SEM cung cấp các công cụ có giá trị về thống kê, khi dùng thông tin đo
lường để hiệu chuẩn các quan hệ giả thuyết giữa các biến tiềm ẩn.


SEM giúp các giả thuyết các mô hình, kiểm định thống kê chúng (vì EFA
và hồi quy có thể không bền vững nhất quán về mặt thống kê).

SEM thường là một phức hợp giữa một số lượng lớn các biến quan sát và
tiềm ẩn, các phần dư và sai số.

SEM giả định có một cấu trúc nhân quả giữa các biến tiềm ẩn có thể là các
tổ hợp tuyến tính của các biến quan sát, hoặc là các biến tham gia trong một chuỗi nhân
quả.
1.5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Năm học 2016 - 2017

14


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, nhóm đã tìm hiểu nhằm trả lời 3 câu hỏi dưới đây:
a. Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nhân sự của
sinh vên ngành Quản trị nhân lực trên địa bàn Hà Nội?
b. Mức độ ảnh hưởng mạnh, yếu của các nhân tố đó ra sao?
c. Liệu có sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp giữa các bạn nam và bạn nữ hay
không?
1.5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Phần này trả lời cho câu hỏi “Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ra sao?”, có
nghĩa là các nhân tố nêu trên ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều với biến phụ thuộc.
Cụ thể, các nhóm yếu tố được giả thuyết là từ H1 đến H6 là các biến độc lập định lượng
tác động trực tiếp ngược chiều hoặc cùng chiều đến biến phụ thuộc “Ý định lựa chọn

nghề nhân sự”.
Bảng 1.1: Các giả thuyết nghiên cứu

Năm học 2016 - 2017

15


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
Giả thuyết

Nội dung
Nhân tố nhu cầu xã hội và cơ hội thăng tiến ảnh hưởng cùng chiều đến ý

H1

định lựa chọn nghề nhân sự của sinh viên học ngành QTNL trên địa bàn

H2
H3
H4
H5
H6
H7

Hà Nội
Nhân tố gia đình ảnh hưởng cùng chiều đến ý định lựa chọn nghề nhân sự
của sinh viên học ngành QTNL trên địa bàn Hà Nội
Nhân tố truyền thông ảnh hưởng cùng chiều đến ý định lựa chọn nghề

nhân sự của sinh viên học ngành QTNL trên địa bàn Hà Nội
Nhân tố môi trường làm việc tại địa phương ảnh hưởng cùng chiều đến ý
định lựa chọn nghề nhân sự của sinh viên học ngành QTNL trên địa bàn
Hà Nội
Nhân tố đặc điểm của nghề phương ảnh hưởng cùng chiều đến ý định lựa
chọn nghề nhân sự của sinh viên học ngành QTNL trên địa bàn Hà Nội
Nhân tố nhà trường ảnh hưởng cùng chiều đến ý định lựa chọn nghề nhân
sự của sinh viên học ngành QTNL trên địa bàn Hà Nội
Nhân tố bản thân ảnh hưởng cùng chiều đến ý định lựa chọn nghề nhân
sự của sinh viên học ngành QTNL trên địa bàn Hà Nội
Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu

1.6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhóm chỉ tập trung vào sinh viên học ngành QTNL tại các
trường ĐH trên địa bàn Hà Nội, bao gồm: ĐH Lao động Xã hội, ĐH Thương Mại, ĐH
Kinh tế quốc dân, ĐH Công đoàn, ĐH Nội vụ.
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về lý thuyết cũng như thực tiễn cho
sinh viên ngành QTNL, nhà trường, xã hội. Cụ thể là:
a) Đối với sinh viên ngành QTNL
- Biết được các nhân tố nào ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ nhất đến việc lựa chọn
nghề nhân sự của mình trong tương lai, từ đó xác định được tầm quan trọng của các yếu
tố này.

Năm học 2016 - 2017

16


Nghiên cứu khoa học sinh viên

Đại học Thương Mại
- Tìm đến các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất để tin tưởng hơn vào quyết định lựa
chọn nghề nhân sự của mình, từ đó có sự nỗ lực hơn nữa để thực hiện được điều mình
theo đuổi.
b) Đối với khoa QTNL của các trường
- Kết quả nghiên cứu được sẽ giúp nhà trường và khoa có cái nhìn tổng quan hơn
về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nhân sự của sinh viên.
- Biết được nhân tố nào là ảnh hưởng quan trọng nhất đến quyết định lựa chọn
nghề nhân sự của sinh viên, giúp định hướng cho nhà trường và khoa trong việc tư vấn,
hướng nghiệp cho sinh viên, làm sao để giúp sinh viên thấy được cái hay, sự cần thiết của
ngành mà mình đang học và lựa chọn theo đuổi sau khi ra trường.
c) Đối với xã hội
- Nhìn nhận tổng thể hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lựa chọn nghề nhân
sự của sinh viên.
- Trên cơ sở đó sẽ tổ chức truyền thông, tác động đến sinh viên thông qua các
nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn nhất.
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Báo cáo khoa học được chia làm 4 chương gồm: chương 1 là cơ sở lý thuyết và
mô hình nghiên cứu cấu trúc tuyến tính; chương 2 là phương pháp nghiên cứu; chương 3
là kết quả nghiên cứu; chương 4 là thảo luận và kết luận.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tóm lược
Phương pháp nghiên cứu được hiểu là cách thức, phương tiện, công cụ để giải
quyết một vấn đề. Khi có phương pháp, vấn đề được giải quyết một cách hiệu quả, logic,
và khoa học hơn. Trong chương 2 này, tác giả tóm tắt sơ lược về nội dung các phương
pháp nghiên cứu của đề tài. Trước tiên, nhóm thiết kế nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu
sơ bộ và nghiên cứu chính thức, sau đó tiến hành thiết lập quy trình nghiên cứu xuất phát
Năm học 2016 - 2017


17


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
từ mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết; lựa chọn các công cụ, phần mềm hỗ trợ cho việc
phân tích dữ liệu. Thông qua việc tìm hiểu thông tin và phỏng vấn các đáp viên, tác giả
xây dựng bản hỏi với các thang đo nghiên cứu nhằm đo lường biến phụ thuộc; và cuối
cùng là lựa chọn kích cỡ mẫu điều tra cho bài nghiên cứu. Nội dung chi tiết được trình
bày cụ thể ở các mục dưới đây.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
2.2.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nhóm sử dụng phương pháp phân tích định tính cùng kĩ thuật phỏng vấn chuyên
sâu và thảo luận nhóm tập trung vào 4 câu hỏi:
Câu 1: Bạn có yêu thích nghề nhân sự không? Câu hỏi này nhằm xác định sự yêu
thích của các bạn sinh viên đối với nghề nhân sự, biết được việc lựa chọn nghề nhân sự là
do yêu thích hay do các tác động khách quan.
Câu 2: Những phát biểu nào thể hiện ý định lựa chọn nghề nhân sự của Anh/Chị?
Qua đó để xác định nội hàm và ngoại diên của biến “Ý định lựa chọn nghề nhân sự.
Câu 3: Hãy liệt kê những yếu tố tác động đến việc lựa chọn nghề nhân sự của
Anh/Chị? nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sinh viên ngành quản trị nhân lực
trong việc lựa chọn nghề nhân sự.
Câu 4: Anh/Chị hãy nói rõ hơn về các yếu tố nêu trên và sắp xếp chúng theo mức
độ quan trọng của các yếu tố theo trật tự giảm dần? nhằm cụ thể hóa thêm các nhân tố
được nêu trên, xác định yếu tố ưu tiên có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến ý định lựa chọn
nghề nhân sự của sinh viên ngành QTNL. Tầm quan trọng của các nhân tố đối với các
bạn sinh viên và lý do các đáp viên đưa ra để giải thích cho việc sắp xếp đó là cơ sở để
nhóm xây dựng các biến quan sát cho từng nhân tố.
Nhóm tiến hành phỏng vấn 12 đáp viên, bao gồm các khóa học và các trường khác

nhau. Sau đó thu thập thông tin của các đáp viên và thảo luận, thiết kế bản hỏi sơ bộ với 9
nhân tố bao gồm 36 biến quan sát.
2.2.1.2. Nghiên cứu chính thức
Năm học 2016 - 2017

18


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
Sử dụng phương pháp phân tích định lượng với kích thước mẫu lớn.
Thiết kế bản hỏi chính thức, nhóm phát phiếu điều tra đến các đáp viên nhằm thu
thập số liệu phục vụ cho việc phân tích.Sau khi điều tra nhóm thu thập được 400 bản hỏi
hợp lệ bao gồm sinh viên năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 khoa Quản trị nhân lực của các
trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Nhóm tiến hành nhập số liệu vào Excel, sau đó thực hiện phân tích dữ liệu bằng
phần mềm SPSS và AMOS phiên bản 21. Cụ thể, SPSS dùng để phân tích thống kê mô
tả, phân tích độ tin cậy của thang đo Crobanch’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA, và AMOS dùng để phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích SEM, kiểm định
bootstrap, phân tích cấu trúc đa nhóm.
2.2.2. Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu
nghiên cứu

Crobanch’s
Alpha
Năm học 2016 - 2017


Thang đo
nháp

Cơ sở lý
thuyết

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Crobach’s Alpha
19

Nghiên cứu định
tính sơ bộ n = 12

Nghiên cứu định
lượng sơ bộ n = 12


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
EFA

Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và
phương sai trích

Nghiên cứu định lượng chính thức
n = 400

Thang đo chính
thức


CFA

SEM

Kiểm tra độ thích hợp mô hình trọng số CFA, độ tin cậy,
tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt

Kiểm tra độ thích hợp của mô hình và giả thuyết

Kiểm định bootstrap

Phân tích cấu trúc đa nhóm
Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu
Bài nghiên cứu của nhóm được thực hiện theo quy trình bao gồm 12 bước, bắt đầu
từ việc xác định mục tiêu nghiên cứu cho đến bước cuối cùng là phân tích cấu trúc đa
nhóm. Cụ thể, mục tiêu nghiên cứu, nghĩa là nhóm xác định những vấn đề, câu hỏi cần
giải quyết khi chọn đề tài và đề tài này mang lại những ý nghĩa gì đối với các bạn sinh
viên, nhà trường, xã hội. Tiếp theo là cơ sở lý thuyết, trong phần này nhóm đã tìm các tài
liệu cần thiết liên quan đến đề tài và các tài liệu về thực hành sử dụng phần mềm hỗ trợ,
qua đó nhóm chọn tài liệu phù hợp nhất với đề tài làm cơ sở lý thuyết. Bước thứ ba là

Năm học 2016 - 2017

20


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
nhóm phác thảo thang đo sơ bộ sau khi thực hiện phỏng vấn các ứng viên và nghiên cứu
định tính, định lượng sơ bộ 12 bạn sinh viên để thu thập số liệu chạy thử Crobanch’s

Alpha và EFA. Qua kết quả đó, nhóm tiến hành điều chỉnh bản hỏi nháp để hoàn thiện
thành thang đo chính thức (phiếu điều tra) và tiến hành điều tra chính thức với 400 mẫu
bao gồm các bạn sinh viên ở các khóa học và các trường khác nhau nhằm thu thập số liệu
phục vụ cho việc phân tích, chạy phần mềm SPSS và AMOS. Về phân tích số liệu bao
gồm các bước: Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Crobanch’s Alpha;
Kiểm tra độ thích hợp của mô hình với giả thuyết bằng mô hình SEM, kiểm định
bootstrap và phân tích cấu trúc đa nhóm về giới tính.
2.3. Thang đo trong nghiên cứu
2.3.1. Thang đo nhu cầu xã hội và cơ hội thăng tiến
Nói về vấn đề việc làm hay lao động, chúng ta không thể không quan tâm đến
quan hệ cung - cầu trên thị trường và khả năng phát triển khi lựa chọn một ngành nghề
nào đó. Nhu cầu xã hội và cơ hội thăng tiến đóng vai trò hết sức quan trọng, và đối với
một sinh viên ngành nhân sự, yếu tố này ảnh hưởng qua việc:
- Ngày càng có nhiều công ty đăng thông báo tuyển dụng nhân viên nhân sự.
- Tôi thấy mình có nhiều cơ hội khẳng định bản thân trong nghề này.
- Có nhiều công ty tuyển thực tập sinh nhân sự.
- Tôi có thể trở thành nhà quản lý nhân sự.
2.3.2. Thang đo gia đình
Nhắc đến gia đình là nhắc đến những người gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết
thống, ruột thịt và nó có sự tác động và ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của bản thân
mỗi người. Trong đề tài nghiên cứu này, yếu tố gia đình cũng tác động đến ý định lựa
chọn nghề nhân sự của các bạn sinh viên thông qua những biến quan sát:
- Gia đình thường xuyên trao đổi với tôi về tương lai nghề nhân sự.
- Gia đình có người làm trong nghề nhân sự.
- Gia đình khuyên, định hướng tôi chọn nghề nhân sự.
Năm học 2016 - 2017

21



Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
- Tôi nhận thấy địa phương có nhu cầu lao động về nghề nhân sự và tôi muốn làm
công việc này để ở gần gia đình.
- Tôi nhận thấy thu nhập trung bình của nghề nhân sự tương đối cao để lo cho bản
thân và gia đình.
2.3.3. Thang đo yếu tố truyền thông
Trong thời đại công nghệ và sự bùng nổ của thông tin như hiện nay, truyền thông
thông tin ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng và có sức ảnh hưởng mạnh đến tất cả mọi
người. Chúng ta có thể kể đến các hội thảo, tạo đàm, các chương trình truyền hình, mạng
xã hội...Đặc biệt đối với sinh viên ngành QTNL, tác động của yếu tố truyền thông có thể
được thể hiện qua các biến quan sát:
- Tôi hay xem chương trình về nhân sự, như chương trình CEO – chìa khóa thành
công.
- Tôi quan tâm đến các diễn đàn và các hiệp hội nhân sự HRA.
- Tôi thấy bản thân mình phù hợp với nghề nhân sự khi nghe các buổi talkshow và
tìm hiểu về các tấm gương thành công trong nghề qua mạng internet.
2.3.4. Thang đo môi trường làm việc tại địa phương
Môi trường làm việc tại địa phương bao gồm cơ sở vật chất, không khí làm việc,
văn hóa doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp… Môi trường làm việc ở địa
phương phù hợp cũng là một trong những yêu tố thu hút nguồn nhân lực, có nghĩa là nó
tác động đến ý định lựa chọn nghề nhân sự của các bạn sinh viên ngành quản trị nhân lực
trên địa bàn Hà Nội, được thể hiện thông qua các biến quan sát:
- Ở địa phương có ít người học và chọn làm nghề này.
- Làm việc ở địa phương có nhiều thuận lợi: gần nhà, chi phí sinh hoạt thấp…
- Anh/Chị đồng hương chia sẻ giúp tôi nhận thấy những thuận lợi về môi trường
làm việc và cơ hội phát triển của nghề nhân sự ở địa phương.
2.3.5. Thang đo đặc điểm của nghề
Được thể hiện thông qua các biến quan sát:
- Thu nhập bình quân của nghề nhân sự tương đối cao.

- Nghề nhân sự có điều kiện làm việc tốt.
Năm học 2016 - 2017

22


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
- Theo nghề nhân sự giúp tôi thiết lập được nhiều mối quan hệ với mọi người.
- Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực nên tôi có nhiều cơ hội.
2.3.6. Thang đo nhà trường
Nhà trường là một môi trường tốt dành cho sinh viên. Thông qua quá trình học
tập, rèn luyện, nó dần dần có những ảnh hưởng tới các bạn sinh viên dù ít hay nhiều. Sự
ảnh hưởng ấy có thể là từ thầy cô, bạn bè, các hoạt động ngoại khóa, hay từ các câu lạc
bộ trong trường...Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu và xây dựng nên các biến quan sát
cho yếu tố nhà trường như sau:
- Nhà trường có câu lạc bộ nhân sự.
- Nhà trường, khoa tổ chức nhiều cuộc thi liên quan đến nghề nhân sự giúp tôi
nâng cao sự hiểu biết về nghề, tình yêu nghề.
- Nhà trường có phòng thực hành máy giúp tôi làm quen với các phần mềm nhân
sự.
2.3.7. Thang đo bản thân
Bản thân bao gồm tất cả các sở thích, thói quen, tính cách, quan điểm, cảm xúc,...
của một người trước một sự việc. Trong đề tài nghiên cứu này, qua quá trình điều tra
thông tin, nhóm đã đưa ra các biến quan sát:
- Tôi yêu thích nghề nhân sự.
- Tôi thấy bản thân mình phù hợp với nghề nhân sự.
- Tôi tò mò về nghề nhân sự; tò mò về hành vi, cách ứng xử của con người.
2.3.8. Thang đo ý định lựa chọn nghề nhân sự
Ý định lựa chọn nghề nhân sự của các bạn sinh viên ngành quản trị nhân lực được

nhóm nghiên cứu tìm hiểu và khái quát thành những biến quan sát:
- Tôi yêu thích nghề nhân sự.
- Tôi cảm thấy muốn gắn bó, theo đuổi nghề nhân sự.
- Tôi có lộ trình công danh rõ ràng khi lựa chọn nghề nhân sự.
- Tôi chủ động học hỏi để hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng về nghề nhân sự.
- Tôi muốn cống hiến hết khả năng của mình cho nghề nhân sự.
Năm học 2016 - 2017

23


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
2.4. Mẫu điều tra
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu
Nhóm chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phi xác suất thuận tiện để chọn vào
tổng thể mẫu với các khả năng đều như nhau theo ý định chủ quan của nhóm.
2.4.2. Kich cỡ mẫu
Nhóm lấy mẫu tuân thủ theo công thức:
Kích cơ mẫu ≥ n*5 + 50 (n: số biến quan sát trong bản hỏi)
(Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)
Tổng cộng có 400 bản hỏi hợp lệ, sau khi thu thập xong nhóm nghiên cứu tiến
hành nhập liệu vào Excel và tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS và AMOS
phiên bản 21.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tóm lược
Ở chương này, tác giả đưa ra các kết quả nghiên cứu định lượng, các biểu đồ, mô
hình về những nội dung sau: Phân tích thống kê mô tả dưới dạng phần trăm, từ đó vẽ biểu
đồ cơ cấu; Đo lường độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Crobach’s Alpha; Phân tích

nhân tố khám phá EFA để xác định phạm vi, mức độ giữa các biến quan sát và các nhân
tố cơ sở như thế nào, từ đó làm nền tảng cho việc rút gọn hay giảm bớt các biến quan sát
tải lên nhân tố cơ sở; Phân tích nhân tố khẳng định CFA để đo lường mức độ phù hợp của
Năm học 2016 - 2017

24


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Đại học Thương Mại
mô hình với dữ liệu thị trường; Phân tích cấu trúc tuyến tính SEM suy ra các nhân tố ảnh
hưởng; Kiểm định bootstrap. Và cuối cùng là phân tích cấu trúc đa nhóm giữa 2 giới
(nam và nữ) thông qua giá trị Chi-square để xem có sự khác biệt về ý định lựa chọn nghề
nhân sự hay không. Mô hình và kết quả của từng nội dung sẽ được trình bày một cách cụ
thể hơn ở những phần dưới đây.
3.2. Kết quả phân tích thống kê mô tả
Mục đích của thống kê mô tả nhằm nhận diện đặc điểm của mẫu điều tra về giới
tính, đối tượng học, trường học, khu vực, nguyện vọng.
a) Về giới tính
Bảng 3.1: Giới tính

Giá trị

nam
nữ
Tổng số

Tần
suất
78

322
400

Phần
trăm
19.5
80.5
100.0

Phần trăm có Phần trăm tích
giá trị
lũy
19.5
19.5
80.5
100.0
100.0
Nguồn: Kết quả phân tích

Biểu đồ 3.1: Giới tính

Kết quả
phân
tích
Dựa vào kết quả phân tích có thể thấy mẫu điều traNguồn:
có số lượng
sinh
viên
nam
chiếm 19.5% nữ chiếm 80.5%. Có sự chênh lệch lớn như vậy là do dặc thù của sinh viên

Năm học 2016 - 2017

25


×