Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.13 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC
VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG XÃ HỘI.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU XÃ HỘI HỌC VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Như Thúy
Mã lớp học phần: 151INSO321005_06

TP. HCM, tháng 12/2015


Nhóm 1:
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
Hôm nay, ngày 01 tháng 12 năm 2015, nhóm chúng tôi gồm
STT
1
2
3
4
5

GHI CHÚ
Nhóm trưởng

sẽ thảo luận về đề tài: “Tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Ý
nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội.” Gồm
các nội dung sau:
A.

Tìm hiểu về Một số quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội
Bạn Thuận cho rằng nên tìm hiểu và trình bày về quan niệm của những tư
tưởng phương Tây, mang tính lâu đời tổng quát như:
Quan niệm của T. Parson: tổng thể các mối quan hệ tiêu chuẩn hóa, bền

vững của các chủ thể xã hội.
Quan điểm của J.H.Fischer: là sự sắp đặt các thành phần hoặc các đơn vị xã
hội, nghiên cứu cơ cấu xã hội phải xem xét các trạng thái tĩnh và trạng thái động.
Quan niệm của G.V. Oxipov: khái niệm cơ cấu xã hội có quan hệ mật thiết
với khái niệm hệ thống xã hội, khái niệm thứ nhất là bộ phận của khái niệm thứ hai
và bao hàm ở trong đó hai thành tố: các thành phần xã hội, các liên hệ xã hội.
Quan niệm của Ian Robertsons : mô hình của các mối quan hệ giữa các thành
phần cơ bản trong một hệ thống xã hội, tạo ra bộ khung cho tất cả xã hội loài người
mặc dù tính chất của các thành phần và các quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội
này đến xã hội khác.


Nhưng bạn Trang lại muốn dẫn chứng thêm về quan điểm của giáo sư Vũ
Khiêu nước ta.
Quan niệm của giáo sư Vũ Khiêu: là tổng thể những bộ phận, những thành tố
tạo nên một xã hội nhất định.
Bạn Thuận cho rằng Quan niệm của các giáo sư nước ngoài có chiều sâu về
bề dày tìm hiểu xã hội học lâu đời nên đầy đủ ý nghĩa và không cần thêm quan
niệm của Việt Nam vốn có ngành nghiên cứu xã hội học còn non trẻ.
Bạn Trang cho rằng để bài viết đủ chất Á-Âu luận chứng rõ ràng, mang tính
tổng quát cũng như quan niệm của giáo sư Vũ Khiêu đem lại sư gần gũi dễ tiếp
nhận hơn cho người đọc
Các ý kiến của các thành viên còn lại gồm Tiến, Hậu, Toàn đều cho rằng ý
kiến của bạn Thuận không hợp lý cho lắm, theo tổng hợp chung về ý kiến của 4
người cho rằng "Việc nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam tuy xuất hiện trễ hơn so
với các nước ngoài, nhưng không vì thế mà ta lại bác bỏ những ý kiến của các vị đi
đầu ngành, đó cũng là các nghiên cứu về thực tế ở Việt Nam. Vì vậy chúng ta
không nên bỏ qua quan điểm của các nhà Xã hội học Việt Nam. Chẳng hạn như
quan điểm của Gs.Vũ Khiêu".
Sau khi thảo luận với nhau bạn Thuận cũng đã thống nhất với quan điểm

của các thành viên trong nhóm và cả nhóm quyết định đưa nội dung này vào bài
B.

tiểu luận.
Ý nghĩa việc nghiên cứu cơ cấu xã hội
Ở phần ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội học có nhiều ý nghĩa, các
thành viên trong nhóm đã đưa ra những thảo luận để thống nhất lấy các ví dụ minh

1.

họa cụ thể cho từng ý nghĩa như sau:
“Nghiên cứu cơ cấu xã hội giúp ta nhận thức được các đặc trưng của một xã hội
trong từng giai đoạn phát triển lịch sử, qua đó, phân biệt, so sánh sự khác nhau của
xã hội này với xã hội khác”.


Bạn Trang và Hậu cho rằng: để so sánh xã hội này với xã hội khác chúng ta
cần phải tìm hiểu được nét nổi bật, khác biệt đặc trưng của hai xã hội. Ở đó chúng
ta có thể nhận thức được cơ cấu xã hội của từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển.
Ví dụ mà hai bạn đưa ra là: “Nếu như ở xã hội tư bản chủ nghĩa đặc điểm đặc trưng
nhất là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh
được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất
khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ
hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số
thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ, nhưng điều cơ
bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng
sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất
được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao
dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản công nhận
quyền sở hữu tập thể và nhà nước đối với phương tiện sản xuất” (tiểu luận trang

2.

14). Ý kiến này được các bạn trong nhóm đồng ý sử dụng.
“Giúp ta hiểu được các thành phần cơ cấu xã hội, vai trò - chức năng của mỗi thành
phần đó trong cơ cấu để đảm bảo tính hệ thống của cơ cấu và nghiên cứu động lực
phát triển xã hội”.
Bạn Tiến cho rằng: nên lấy ví dụ cụ thể ở xã hội Việt Nam để minh họa cho ý
nghĩa này. Từ đó bạn kể ra các giai cấp ở xã hội Việt Nam như: giai cấp công nhân,
nông dân, tầng lớp trí thức, doanh nhân.
Bạn Thuận, Trang, Toàn, Hậu đồng ý với ý kiến trên. Mỗi bạn lần lượt tìm
kiếm và đưa ra các vai trò, chức năng chủa mỗi thành phần, giai cấp mà bạn Tiến
đưa ra.
Bạn Toàn tổng hợp ý kiến và viết lại như sau: “xã hội Việt Nam trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa
các giai tầng có vai trò và vị trí nhất định. Trong đó, giai cấp công nhân giữ vị trí
trung tâm trong cơ cấu xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp


công nhân là lực lượng nền tảng, giữ vai trò lãnh đạo, tiên phong cho sự nghiệp xây
dựng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo, lực
lượng nền tảng sản xuất của thời kỳ này. Tuy nhiên, giai cấp hiện nay có xu hướng
giảm. Điều đó phản ánh cho xu thế chung của sự phát triến xã hội hiện đại. Trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tầng lớp trí thức là một lực lượng quan trọng
và là tài sản quý, một động lực cơ bản của sự phát triển đất nước, Đảng ta đã xác
định khối liên minh công – nông – trí là nền tảng của xã hội. Từ đó có những chính
sách xây dựng và đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm đưa nước ta
trở thành nước công nghiệp hiện đại. Doanh nhân cũng là một bộ phận có vai trò
tích cực trong phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, giải quyết vấn
đề xã hội. Việc xác định được các thành phần, vai trò và chức năng của từng thành
phần giúp Đảng và nhà nước có những chủ trương chính sách đúng đắn, tạo động

3.

lực phát triển đất nước”. (tiểu luận trang 15).
“Nghiên cứu cơ cấu xã hội giúp ta có cơ sở khoa học để vạch ra một chính sách xã
hội đúng đắn, nhằm phát huy những nhân tố tích cực, điều chỉnh và khắc phục
những hiện tượng lệch chuẩn, những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động xã hội”.
Bạn Hậu đưa ý kiến: nên đưa ra một vài gương tích cực tiêu biểu để minh họa
cho nội dung ý nghĩa này từ đó đưa ra chính sách phát huy nhân tố tích cực.
Bạn Thuận nghĩ rằng: nên lấy ra những biểu hiện tiêu cực, hiện tượng lệch
chuẩn trong xã hội để dễ dàng phân tích hơn. Bạn Thuận cho rằng nên lấy tội phạm
nói chung làm ví dụ.
Bạn Trang: đồng ý với qua điểm bạn Thuận là lấy những hiện tượng lệch
chuẩn trong xã hội để dễ phân tích từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn. Bạn Trang bổ
sung thêm nên lấy tội phạm cụ thể là trộm cắp để phân tích, thu hẹp bớt phạm vi
phân tích cho người đọc dễ hiểu.
Bạn Tiến và Toàn: cũng đồng ý với Thuận và Trang.
Các bạn trong nhóm thảo luận với nhau chọn lựa chọn nào tốt hơn. Cuối
cùng thống nhất như sau: “lấy ví dụ về nhóm người phạm tội trộm cướp tài sản
phải đi tù, đây là những người có hành vi lệch chuẩn, có những biểu hiện tiêu cực


gây ảnh hưởng đến cộng đồng, gây thiệt hại cho xã hội. Xác định được những
nguyên nhân chủ yếu gây ra ra hành vi phạm tội này có thể là do lười biếng, đua
đòi lối sống ăn chơi, trình độ dân trí thấp, không có việc làm,… Từ đó đưa ra các
hình phạt xử lý thích đáng từng mức độ nhằm răn đe để khắc phục những biêủ hiện
tiêu cực. Bên cạnh đó cũng giáo dục, dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho họ sau khi



ra tù để hòa nhập lại với xã hội”. (tiểu luận trang 16)

NHẬN XÉT
Thuận lợi:
Với sự hỗ trợ tài liệu từ giảng viên về quan niệm cơ cấu xã hội của các nhà
xã hội học (T. Parson, J.H.Fischer, G.V. Oxipov, Ian Robertsons), và hướng dẫn
cách tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội, đã giúp nhóm định
hướng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Tiếp cận cơ cấu xã hội học
về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên
cứu xã hội học về cơ cấu xã hội”. Bên cạnh đó, việc tham khảo nguồn tài liệu sẵn
có từ các bài tiểu luận cùng chung đề tài của các tác giả đã nghiên cứu trước đó, và
sách giáo trình Xã hội học đại cương của Thạc sỹ Tạ Minh, đã tạo điều kiện thuận
lợi trong việc tìm hiểu và thực hiện đề tài của nhóm. Đồng thời, trong quá trình
nghiên cứu đề tài đã có sự hợp tác trên tinh thần và thái độ có trách nhiệm cao của
từng thành viên trong nhóm, đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành tiểu
luận này.



Khó khăn:
Tuy đã có sự hướng dẫn từ giảng viên và nguồn tài liệu tham khảo phong phú
cùng với tinh thần làm việc có trách nhiệm cao của từng thành viên, nhưng nhóm
vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thành đề tài tiểu luận này. Vì các
thành viên có giờ học khác nhau nên việc tập hợp nhóm để trao đổi trở nên khá khó
khăn. Bên cạnh đó, việc tìm tài liệu tham khảo thông qua các bài tiểu luận trước đó,
và chọn lọc kiến thức phù hợp với đề tài để tham khảo, tiếp thu cũng không kém
phần dễ dàng khi có quá nhiều tài liệu và kiến thức mà nhóm còn phân vân chưa rõ.




Không khí thảo luận:

Rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra tại buổi thảo luận. Nhiều ý kiến hợp
lý được thông qua nhưng bên cạnh đó cũng có những ý kiến bị các thành viên khác
phản biện. Không khí ban đầu khá căng thẳng vì nhiều bạn bất đồng quan điểm với
nhau. Tuy nhiên sau khi phân tích, thảo luận thì các bạn đều vui vẻ đồng ý và thống
nhất với nhau lựa chọn những ý kiến tốt nhất cho bài tiểu luận. Cuộc thảo luận rất
sôi nổi và thú vị, ai cũng rất nhiệt tình đưa ra ý kiến dù đúng hay sai thì đều có mục
đích là đóng góp cho nhóm. Sự nghiêm túc khi làm việc nhóm của các bạn rất được
hoan nghênh và ghi nhận. Đôi lúc nhóm cũng tạo ra những giây phút thư giãn một
cách vui vẻ và thoải mái, để xua đi cảm giác mệt mỏi và những cơn đau đầu, từ đó
có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách nhanh chóng và tốt nhất có thể.


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Cơ cấu xã hội, biến đổi cơ cấu xã hội là những chủ đề lớn, nhạy cảm
và mang tính cốt lõi. Cho đến hiện nay, vấn đề cơ cấu xã hội được nhiều
bộ môn khoa học xã hội nhân văn khác nhau nghiên cứu như: Triết học,
chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử và xã hội học. Mỗi bộ môn khoa học
khác nhau vì những mục đích nghiên cứu khác nhau nên tiếp cận cơ cấu
xã hội dưới những góc độ khác nhau.
Nghiên cứu cơ cấu xã hội, biến đổi cơ cấu xã hội để hiểu được
những đặc trưng, đặc tính của xã hội, để đánh giá được trình độ phát triển
của xã hội, để chỉ ra được sự cân bằng hay những nghiêng lệch trong xã
hội. Đó cũng là chìa khóa để hiểu được biến đổi xã hội, từ đó cho phép
Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội đưa ra được

những dự báo xã hội; trên cơ sở đó có những cơ sở khoa học cần thiết để
đề ra các chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo
hướng năng động, tích cực, tiến bộ, đồng thời hoá giải những xu hướng
thoái bộ, bất ổn hoặc nguy cơ đổ vỡ xã hội.
Trong phạm vi bài tiểu luận, nhóm chúng tôi xin khái quát một số
nội dung cơ bản về cơ cấu xã hội dựa trên cơ sở tìm hiểu tài liệu, phân
tích lý luận và khái quát hoá thực tiễn biến đổi cơ cấu xã hội trên khía
cạnh tiếp cận của xã hội học.

2.

Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cách tiếp cận của xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống
xã hội. Từ đó hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học về cơ cấu

3.

xã hội đối với sự vận động và phát triển của xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận hoàn thành dựa trên việc sử dụng các tài liệu sẵn có trong
các giáo trình xã hội học, một số tài liệu từ các bài luận văn và bài báo có
10


chủ đề liên quan. Các tài liệu này được ghi chú rõ trong mục tài liệu tham
khảo. Bên cạnh đó, bài tiểu luận còn được thảo luận nhóm tập trung để
phân tích, đánh giá và thống nhất nội dung hoàn chỉnh và đầy đủ nhất.
Hoạt động thảo luận nhóm được ghi chép lại và có biên bản kèm theo
4.


trong cuốn tiểu luận.
Những nội dung chính
- Một số quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội.
- Tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội.
- Ý nghĩa việc nghiên cứu về cơ cấu xã hội.

11


NỘI DUNG
1. Một số quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội
1.1. Một số quan niệm của các nhà xã hội học về cơ cấu xã hội
• Quan niệm của T. Parson1
Cơ cấu xã hội là tổng thể các mối quan hệ tiêu chuẩn hóa, bền vững
của các chủ thể xã hội. Một đặc điểm nổi bật của cơ cấu xã hội là chủ thể
hành động thực hiện những vai trò xã hội nào đó với nhau. Parson nhấn
mạnh đến vị thế, vai trò và chức năng của các phần tử tồn tại trong xã hội.


Quan điểm của J.H.Fischer2
Xã hội là tổng hòa các đoàn thể xã hội, các đoàn thể xã hội được sắp
xếp theo một trật tự nhất định trong hệ thống xã hội và giữa chúng có sự
lệ thuộc vào nhau. Xuất phát từ luận điểm này Fischer coi cơ cấu xã hội
của xã hội là sự sắp đặt các thành phần hoặc các đơn vị xã hội, nghiên
cứu cơ cấu xã hội phải xem xét các trạng thái tĩnh và trạng thái động,
nghĩa là xem xét sự sắp đặt các địa vị xã hội tạo nên sự biến đổi bên trong
của hệ thống xã hội.




Quan niệm của G.V. Oxipov3
Theo Oxipov, khái niệm cơ cấu xã hội có quan hệ mật thiết với khái
niệm hệ thống xã hội, khái niệm thứ nhất là bộ phận của khái niệm thứ
hai và bao hàm ở trong đó hai thành tố:

-

Các thành phần xã hội
Các liên hệ xã hội
Các thành phần xã hội là tập hợp các bộ phận, các nhóm, các giai
cấp, các cộng đồng xã hội… cấu thành cơ cấu xã hội.

1 Lương Văn Úc (2009), Xã hội học, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, tr.45.
2 Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, tr.12.
3 Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, tr.14.

12


Liên hệ xã hội là tập hợp những mối liên hệ, những mối liên hệ gắn
kết các thành phần xã hội tạo nên cơ cấu xã hội. Bởi vậy, một mặt cơ cấu
xã hội bao hàm các thành phần xã hội, hay tổng thể các kiểu cộng đồng
trong xã hội; mặt khác nó bao hàm những liên hệ xã hội, gắn kết tất cả
các bộ phận khác nhau hợp thành phạm vi tác động và đặc tính của cơ cấu
xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định nào đó.


Quan niệm của Ian Robertsons4
Theo I.Robertsons, cơ cấu xã hội là mô hình của các mối quan hệ
giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần

này tạo ra bộ khung cho tất cả xã hội loài người mặc dù tính chất của các
thành phần và các quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội
khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị thế, vai
trò, nhóm và các thiết chế.
Quan niệm của I.Robertsons là khá hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu nhóm
xã hội đứng vị trí thứ ba trong trật tự phân tích các thành tố cơ bản của cơ
cấu xã hội thì sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho việc nhận diện
những cơ cấu xã hội trong hiện thực. Bởi vậy, khái niệm về cơ cấu xã hội
của I.Robertsons cần thiết phải có những chỉnh lý nhất định, nhằm tạo ra



một logic thuận tiện hơn cho sự phân tích
Quan niệm của giáo sư Vũ Khiêu5:
Cơ cấu xã hội là tổng thể những bộ phận, những thành tố tạo nên
một xã hội nhất định. Cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội gắn bó mật thiết
với nhau, những không thể quy cơ cấu xã hội vào quan hệ xã hội. Quan

1.2.

hệ xã hội là hình thức vận động của cơ cấu xã hội.
Đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội
4 Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, tr.19.
5 Bài giảng Nghiên cứu về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, />
13


Khi định nghĩa cơ cấu xã hội cần phải chú ý ba đặc trưng cơ bản
sau:
Thứ nhất, nó không chỉ xem xét cơ cấu xã hội như là một tập thể,

một tập hợp các bộ phận (cộng đồng, các tầng lớp, các giai cấp....) đã tạo
thành nên xã hội mà cơ cấu xã hội còn được xem xét ở mặt kết cấu và
hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định; có nghĩa
nó phải trả lời 2 câu hỏi:
-

Xã hội được cấu thành bao gồm những thành tố nào? Nó được cấu thành

-

như thế nào? Theo kiểu gì?
Cách thức sắp xếp và sự liên kết giữa các bộ phận, các thành tố với nhau
ra sao?
Thứ hai, nó coi cơ cấu xã hội như một sự thống nhất của hai mặt.
Các thành phần xã hội và các mối liên hệ xã hội, là sự phản ánh đúng đắn
nhân tố hiện thực đã tạo nên cơ cấu xã hội. Quan niệm này khắc phục
cách nhìn phiến diện là quy cơ cấu xã hội vào ác quan hệ xã hội, khắc
phục cách nhìn tách rời giữa cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội. Thực ra các
quan hệ xã hội hay các mối liên hệ xã hội chỉ là một mặt đã cấu thành nên
cơ cấu xã hội mà nó luôn là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt. Sự
vận động và biến đổi của cơ cấu xã hội luôn có nguồn gốc từ sự đấu tranh
giữa các mặt, các mối liên hệ, các yếu tố đã cấu thành nên cơ cấu xã hội.
Thứ ba, nó coi cơ cấu xã hội là bộ khung, bộ dàn để xem xét xã hội.
Từ bộ khung, bộ dàn đó mà ta biết được một xã hội cụ thể được tạo thành
từ nhóm xã hội nào, nhóm lớn hay nhóm nhỏ, như một nước, một dân tộc,
một giai cấp, một chính đảng hay một xí nghiệp, một cơ quan, một lớp
học. Và cũng thông qua bộ khung đó mà biết được vị thế tức là chỗ đứng
của từng cá nhân, từng nhóm xã hội, trong xã hội biết được vai trò của
các cá nhân, các nhóm xã hội và thiết chế xã hội; có nghĩa là cách tổ chức
14



của các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự ăn khớp
của các hành vi cua các cá nhân và các nhóm xã hội với các chuẩn mực
xã hội và giá trị xã hội, để đảm bảo cho xã hội vận hành một cách bình
thường, ổn định và phát triển6.

6 ThS. Tạ Minh (2007), Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM,
trang 87

15


2. Tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội
Phương pháp tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội được thể hiện trên
các khía cạnh sau:
Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ
thống xã hội nhất định, là sự thống nhất của hai mặt: các thành phần xã
hội và các quan hệ xã hội. Một xã hội dù có phức tạp đến đâu chăng nữa
thì suy cho cùng, những thành tố cơ bản của nó vẫn là các thành phần xã
hội và các quan hệ xã hội, đây là khía cạnh đầu tiên của tiếp cận xã hội
học về cơ cấu xã hội.
Phân tích cơ cấu xã hội của bất kỳ một hệ thống xã hội nào cũng đi
từ sự phân tích các nhóm xã hội với vai trò, vị thế, các thiết chế và mạng
lưới xã hội. Đó là bộ khung, là mô hình, khuôn mẫu cho sự phân tích cơ
cấu xã hội. Bởi nhóm là những bộ phận hữu cơ để cấu thành nên xã hội.
Nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau về vị trí , vai trò,
nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định. Xã hội được hình
thành bởi các nhóm xã hội, là tổng hòa của các nhóm xã hội rất đa dạng
và đan chéo nhau, cùng lúc cá nhân có thể thuộc nhiều nhóm xã hội khác

nhau. Mỗi nhóm xã hội được hình thành có một kiểu đặc trưng quan hệ
khác nhau. Tùy theo cách phân chia, xã hội học phân nhóm theo nhiều
loại hình, cấp độ khác nhau. Các nhóm xã hội này có địa vị khác nhau
trong một hệ thống xã hội, có quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất.7
Cơ cấu xã hội cần được xem xét cả trạng thái tĩnh và trạng thái
động. Nghĩa là xem xét các thành phần xã hội, sự sắp đặt địa vị xã hội
của các thành phần xã hội đó và sự tương tác giữa các thành phần, địa vị
xã hội tạo nên sự biến đổi bên trong của mỗi hệ thống. Nghiên cứu cơ cấu
7 ThS. Tạ Minh (2007), Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM,
trang 47, 48

16


xã hội một mặt phải chỉ ra được thực trạng, mặt khác chỉ ra được xu
hướng vận động, biến đổi của nó.
Phân tích cơ cấu xã hội cần đi sâu phân tích tính cơ động xã hội, từ
đó tìm ra xu hướng của các quá trình biến đổi và phát triển của xã hội,
đồng thời phải phân tích sự phân tầng xã hội và phân hóa xã hội. Tính cơ
động là sự vận động của cá nhân từ một vị trí xã hội này sang một vị trí
xã hội khác. Nó bao gồm tính di động theo chiều ngang và tính di động
theo chiều rộng. Tính di động theo chiều ngang chỉ sự vận động của cá
nhân tới các vị trí xã hội khác như từ giai cấp này sang giai cấp khác, từ
nhóm xã hội này sang nhóm xã hội khác. Tính di động theo chiều dọc là
sự vận động của cá nhân trong nội bộ mỗi nhóm xã hội, là sự vận động về
mặt chất của mỗi cá nhân (sự thăng tiến, địa vị xã hội). Ngoài ra còn loại
di động liên thế hệ là sự di chuyển giữa hai thế hệ cha – con về nghề
nghiệp hay địa vị xã hội. Loại di động nội thế hệ là sự di chuyển nghề
nghiệp hay địa vị xã hội của cá nhân qua các giai đoạn khác nhau trong
đời mình8. Tính cơ động xã hội thể hiện sự thay đổi liên tục, linh hoạt phù

hợp với phát triển thực tiễn và vận động của xã hội. Bên cạnh đó phân
tích phân hóa xã hội và phân tầng xã hội là một trong những nội dung làm
sáng tỏ tính cơ động xã hội và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội. Phân tích
phân hóa xã hội, phân tầng xã hội là lát cắt dọc, giúp chúng ta hiểu biết
sâu sắc hơn kết cấu xã hội và sự đa dạng phức tạp của nó. Trên thực tế,
không có nhóm xã hội nào mà không diễn ra sự phân hóa xã hội và phân
tầng xã hội. Phân hóa xã hội và phân tầng xã hội là hiện tượng mang tính
phổ biến trong lịch sử xã hội loài người, tuy phạm vi và mức độ ở mỗi
giai đoạn, mỗi hệ thống xã hội có khác nhau.
8 ThS. Tạ Minh (2007), Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM,
trang 49

17


Nghiên cứu cơ cấu xã hội đòi hỏi phải phân tích các giá trị, thang giá
trị, chuẩn mực xã hội cũng như các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội. Dưới
góc độ của xã hội học thì văn hoá là sản phẩm của con người, là quan
niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và là toàn bộ cách ứng xử của con
người trong cuộc sống đó. Văn hoá chính là điểm hội tụ sáng nhất, là tinh
hoa của trí tuệ loài người. Nó là cái để phân biệt giữa con người với con
vật. Văn hoá được xem là một lĩnh vực đặc biệt của đời sống xã hội. Nó
là trung tâm định hướng giá trị và điều tiết mọi hoạt động của con người,
đồng thời còn là quá trình “nhân hoá” chính bản thân con người trong đời
sống xã hội. Quan niệm của xã hội học đã coi văn hoá như là mặt cắt
ngang của hệ thống xã hội tổng thể. Qua đó nhìn ra được toàn bộ sự vận
động và những mối tương tác có trong đời sống xã hội. Nói khác đi quan
niệm này đã xem hệ thống xã hội như là hệ thống văn hoá. Quan niệm
triết học về văn hoá đã nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của con người
trong lịch sử hình thành nên “hệ giá trị xã hội” và xem “hệ giá trị” như là

cột trụ của văn hoá.
“Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần được nhân loại sáng
tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, các giá trị ấy
nói lên trình độ phát triển của lịch sử loài người” 9. Vì vậy nghiên cứu về
các giá trị, thang giá trị cũng chính là nghiên cứu về những biển đổi trong
cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội.
Xã hội là một hệ thống đa cơ cấu tự nhiên, chứa đựng trong nó nhiều
phân hệ cơ cấu. Chỉ có thể làm rõ cơ cấu xã hội khi nghiên cứu đầy đủ
các chiều cạnh, các phân hệ cơ cấu của hệ thống xã hội. Cơ cấu xã hội
của một xã hội thường được phân tích theo nhiều lát cắt khác nhau.
Chẳng hạn, chúng ta có thể xem xét cơ cấu của một xã hội nhất định dựa
9 Khái niệm văn hóa “Tự điễn Triết học”, NXB Chính trị Matxcova, 1972.

18


trên phân tích các phân hệ cơ cấu của nó như: cơ cấu xã hội – giai cấp, cơ
cấu xã hội – lãnh thổ, cơ cấu xã hội – dân tộc, cơ cấu xã hội – nghề
nghiệp… Các phân hệ cơ cấu xã hội phản ánh tính đa dạng và phong phú
của cơ cấu xã hội. Trong hệ thống xã hội, mỗi phân hệ đều có vị trí, vai
trò và giữa chúng có mối quan hệ, lệ thuộc lẫn nhau. Song vị trí, vai trò
của các phân hệ cơ cấu không ngang bằng nhau. Trong các phân hệ cơ
cấu xã hội thì cơ cấu xã hội – giai cấp giữ vai trò trung tâm, sự thay đổi
của cơ cấu xã hội – giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi của các tiểu cơ
cấu khác.
-

Cơ cấu xã hội- giai cấp là cơ cấu xã hội được xem xét dưới góc độ giai
cấp, tầng lớp; là hệ thống các giai cấp, tầng lớp trong xã hội và những
mối liên hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đó. Nghiên cứu, tiếp

cận xã hội học về cơ cấu giai cấp được xem xét ở 2 phương diện:
+ Thứ nhất, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, xem xét không chỉ các
giai cấp mà còn phải xem xét tất cả các tầng lớp, các tập đoàn xã hội
khác. Đây là quan niệm phân tích cơ cấu xã hội giai cấp theo nghĩa rộng,
để chỉ ra vị thế, vai trò, tương quan của các giai cấp trong xã hội; vị trí
trung tâm của một giai cấp nhất định nào đó trong xã hội; sự liên minh
của giai cấp trung tâm với các giai cấp, tập đoàn xã hội khác; sự thay đổi
trong cơ cấu lợi ích và xu hướng biến đổi về vị thế, vai trò của các giai
cấp, tầng lớp, tập đoàn… trong xã hội; tỷ trọng cơ cấu giai cấp, tầng lớp,
tính cơ động xã hội của các giai cấp, giai tầng xã hội.
+ Thứ hai, nghiên cứu cơ cấu xã hội giai cấp còn hướng vào việc
nghiên cứu những giá trị, chuẩn mực trong từng giai cấp, tầng lớp xã hội,
nhằm chỉ ra sự khác biệt với những ảnh hưởng qua lại về mặt văn hoá, lối
sống và những khuôn mẫu hành vi giữa các giai cấp, giai tầng xã hội; sự
chuyển dịch vị trí của một số thành viên của giai cấp, giai tầng xã hội này
19


sang giai cấp giai tầng xã hội khác; mức độ của sự liên minh giữa các giai
cấp và quan hệ nội bộ của các giai cấp tập đoàn xã hội.
Ví dụ cụ thể trong xã hội Việt Nam, nghiên cứu cơ cấu xã hội – giai
cấp nhằm cung cấp những thông tin về các giai cấp, giai tầng trong xã
hội, dự báo xu thế biến đổi của nó và đưa ra các kiến nghị nhằm xây dựng
giai cấp công nhân Việt Nam có đủ sức mạnh lãnh đạo dân tộc Việt nam
tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng Xã hội Chủ nghĩa. Bên cạnh đó,
trong xã hội hiện đại của Việt Nam giai cấp công nhân giữ vị trí trung tâm
trong cơ cấu xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp
công nhân là lực lượng lao động nền tảng của xã hội, giữ vai trò lãnh đạo,
là trung tâm trong quá trình biến đổi cơ cấu giai cấp – xã hội. Hiện nay,
giai cấp công nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng. Giai cấp công

nhân không ngừng tiếp thu khoa học – công nghệ, nâng cao trình độ nghề
nghiệp, góp phần vào quá trình trí thức hóa công nhân, xuất hiện tầng lớp
công nhân tri thức.
-

Cơ cấu xã hội- lãnh thổ được nhận diện theo đường phân ranh giới về
lãnh thổ. Các vùng lãnh thổ có sự khác biệt nhất định về điều kiện sống,
trình độ sản xuất, đặc trưng văn hoá, mật độ dân cư, thiết chế xã hội cũng
như sự khác biệt về mức sống, thị hiếu tiêu dùng, phong tục tập quán…
Cơ cấu xã hội lãnh thổ thường được chia thành 2 loại là cơ cấu xã hội đô
thị và cơ cấu xã hội nông thôn. Ngoài ra người ta cũng có thể chia theo cơ
cấu vùng, miền, như: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Nam bộ…
Nghiên cứu cơ cấu xã hội – lãnh thổ nhằm thấy được sự khác biệt giữa
các vùng, miền về trình độ phát triển sản xuất, kinh tế, văn hoá; Sự khác
biệt về lối sống, mức sống giữa các vùng miền. Nghiên cứu cơ cấu xã hội
– lãnh thổ để dự báo và kiến nghị các giải pháp kinh tế, xã hội phù hợp
cho từng vùng, miền để phát huy lợi thế, khắc phục mặt hạn chế của từng
20


vùng miền tạo động lực cho sự phát triển đồng đều kinh tế xã hội của đất
-

nước.
Cơ cấu xã hội- nghề nghiệp là sự phân chia dân số trong độ tuổi lao
động theo các nghề nghiệp khác nhau. Cơ cấu xã hội nghề nghiệp được
hình thành trước hết phụ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất và sự
phân công lao động xã hội. Nội dung nghiên cứu cơ cấu xã hội nghề
nghiệp bao gồm:
+ Phân tích thực trạng về nghề nghiệp, đặc trưng, xu hướng và sự

ảnh hưởng qua lại của các loại nghề nghiệp và sự tương tác giữa những
biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp với các quá trình xã hội khác.
+ Phân tích tình hình lực lượng lao động trong các nghành nghề, lao
động theo giới tính, độ tuổi, học vấn, trình độ dào tạo.
+ Phân tích lực lượng lao động theo vùng, miền, lãnh thổ, khu vực
kinh tế xã hội, tập thể, nhà nước, tư nhân.
+ Phân tích độ tuổi lao động có việc làm và thất nghiệp, bán thất
nghiệp.
Những nghiên cứu trên để dự báo về xu hướng phát triển của cơ cấu
nghề nghiệp nói riêng và cơ cấu xã hội nói chung đồng thời kiến nghị các
giải pháp nhằm khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu nghề nghiệp và
các chính sách tạo việc làm, giảm thất nghiệp, chính sách xoá đói giảm
nghèo…
Tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội đã đưa ra được quan niệm khoa
học, cách nhìn biện chứng về cơ cấu xã hội, khắc phục được những cách
nhìn giản đơn, siêu hình về cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội ở đây được xem
xét như là kết cấu, hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội,
biểu hiện như là sự thống nhất tương đối bền vững giữa các nhân tố, các
mối quan hệ, các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội.
Khái niệm cơ cấu xã hội gắn bó một cách chặt chẽ với khái niệm hệ
thống xã hội. Trong hai khái niệm này, cơ cấu xã hội là khái niệm hẹp
21


hơn so với khái niệm hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội chỉ là bộ khung, là
mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống xã
hội. Hệ thống xã hội là một khái niệm rộng hơn, nó là một khối hoàn
chỉnh, thống nhất, bao hàm trong đó những yếu tố có quan hệ mật thiết
với nhau và chính những yếu tố đó là cái cấu thành nên hệ thống.
Tuy nhiên, sự phân biệt hai khái niệm này chỉ mang tính tương đối,

giữa chúng không có một đường phân ranh tuyệt đối, rạch ròi với nhau
mà luôn có sự thống nhất biện chứng với nhau.
Cơ cấu xã hội được xem xét như là sự thống nhất của hai mặt: các
thành phần xã hội và các quan hệ xã hội. Theo đó, tiếp cận hệ thống cũng
phân tích các yếu tố, những mối liên hệ cấu thành nên hệ thống đó.
Sự khác biệt giữa giác độ tiếp cận cơ cấu và hệ thống thể hiện ở khía
cạnh sau: tiếp cận cơ cấu nhấn mạnh đến hình thức tổ chức, kết cấu, cách
thức sắp xếp các bộ phận, các thành tố trong nội bộ một hệ thống. Tiếp
cận hệ thống lại nhấn mạnh đến tính chỉnh thể, toàn vẹn và sự thống nhất
bên trong của một kết cấu làm cho khối toàn vẹn đó tồn tại tương đối độc
lập với môi trường xung quanh. Tiếp cận hệ thống nhấn mạnh đến những
thuộc tính cơ bản của hệ thống như trật tự, cân bằng, ổn định, tích hợp,
thích nghi với môi trường. Nó không chỉ khảo cứu mối quan hệ bên trong
mà còn khảo cứu mối quan hệ bên ngoài.
Nghiên cứu cơ cấu xã hội của mỗi hệ thống xã hội phải đi sâu vào
phân tích kết cấu và các hình thức tổ chức bên trong của hệ thống. Do
vậy, khi nghiên cứu cơ cấu xã hội chúng ta không thể không nghiên cứu
hệ thống xã hội và ngược lại. Điều cần thiết rút ra ở đây về mặt phương
pháp luận là nghiên cứu cơ cấu xã hội trong mối liên hệ biện chứng với
hệ thống xã hội và nghiên cứu hệ thống xã hội cần hướng vào làm rõ cơ
cấu xã hội bên trong của nó. Đây là hai mặt của một cách tiếp cận hệ
22


thống - cơ cấu xã hội. Thừa nhận sự thống nhất biện chứng của cơ cấu xã
hội và hệ thống xã hội không có nghĩa là quy giản khái niệm này vào khái
niệm kia, đồng nhất cách tiếp cận này với cách tiếp cận kia hoặc đề cao
một cách tiếp cận này mà phủ nhận một cách tiếp cận khác. Nghiên cứu
cơ cấu xã hội từ giác độ xã hội học đòi hỏi phải uyển chuyển, mềm dẻo,
linh hoạt trong tiếp cận với hệ thống.


23


3. Ý nghĩa việc nghiên cứu về cơ cấu xã hội
Xã hội học quan tâm nghiên cứu cơ cấu xã hội vì nó có ý nghĩa quan
trọng. Cụ thể:
- Nghiên cứu cơ cấu xã hội giúp ta nhận thức được các đặc trưng của
một xã hội trong từng giai đoạn phát triển lịch sử, qua đó, phân biệt, so
sánh sự khác nhau của xã hội này với xã hội khác.
Ví dụ: Nếu như ở xã hội tư bản chủ nghĩa đặc điểm đặc trưng nhất là
nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh
được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng
liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi
khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu
này chiếm không nhỏ, nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa
tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư bản
chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp
luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự
được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản công nhận
quyền sở hữu tập thể và nhà nước đối với phương tiện sản xuất.
- Giúp ta hiểu được các thành phần cơ cấu xã hội, vai trò - chức
năng của mỗi thành phần đó trong cơ cấu để đảm bảo tính hệ thống của
cơ cấu và nghiên cứu động lực phát triển xã hội.
Ví dụ: xã hội Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa các giai tầng có vai trò và
vị trí nhất định. Trong đó, giai cấp công nhân giữ vị trí trung tâm trong cơ
cấu xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân
là lực lượng nền tảng, giữ vai trò lãnh đạo, tiên phong cho sự nghiệp xây

dựng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, giai cấp nông dân là lực lượng đông
24


đảo, lực lượng nền tảng sản xuất của thời kỳ này. Tuy nhiên, giai cấp hiện
nay có xu hướng giảm. Điều đó phản ánh cho xu thế chung của sự phát
triến xã hội hiện đại. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tầng lớp
trí thức là một lực lượng quan trọng và là tài sản quý, một động lực cơ
bản của sự phát triển đất nước, Đảng ta đã xác định khối liên minh công
– nông – trí là nền tảng của xã hội. Từ đó có những chính sách xây dựng
và đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm đưa nước ta trở
thành nước công nghiệp hiện đại. Doanh nhân cũng là một bộ phận có vai
trò tích cực trong phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, giải
quyết vấn đề xã hội. Việc xác định được các thành phần, vai trò và chức
năng của từng thành phần giúp Đảng và nhà nước có những chủ trương
chính sách đúng đắn, tạo động lực phát triển đất nước.
- Thấy được quan hệ tương tác giữa các thành phần của cơ cấu xã
hội, hiểu rõ bản chất của các quan hệ đó dưới dạng các quy luật xã hội, từ
đó giải thích được hành vi của các cá nhân, các nhóm và toàn bộ xã hội
trong những thời gian và không gian cụ thể.
Ví dụ: Điều này tương đương với vai trò tương tác của các thành
phần trong xã hội, chẳng hạn sẽ không có hoạt động của thầy thuốc nếu
không có bệnh nhân, hay sẽ không có giáo viên mà không có học sinh,
v.v... Mặt khác, sự thực hiện vai trò được hoàn thành bởi sự tương tác với
tác nhân khác hoặc với các tác nhân khác. Như vậy, quyền của một tác
nhân đồng thời cũng là những nghĩa vụ về vai trò của đối tác của cá nhân
đó; ví dụ, người chồng được chăm sóc bởi người vợ: nấu ăn, giặt giũ,...,
người vợ khi thực hiện các công việc đó có quyền được hỗ trợ và những
quyền này lại là nghĩa vụ của người chồng


25


×