Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 48 trang )

MỞ ĐẦU

1- Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội:
Chính phủ Nghị định 87/2008/NĐ-CP ngày 04/8/2008 về việc điều chỉnh địa
giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng Thành phố Yên Bái và huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái. Vì vậy vấn đề nghiên cứu đánh giá tình hình kinh tế, văn hoá xã hội sau điều chỉnh địa giới hành chính, cũng như xây dựng và định hướng các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho các giai đoạn tiếp theo là rất cần
thiết. Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lần này
nhằm đánh giá các yếu tố nguồn lực và thực trạng kinh tế - xã hội của huyện, đồng
thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện phát triển
kinh tế - xã hội của huyện thời kỳ 2011-2015 và đến năm 2020 để phù hợp với địa
giới hành chính và sự phát triển của nền kinh tế - xã trong giai đoạn mới.
2- Căn cứ pháp lý và khoa học để điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 2011-2020:
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006
của Chính phủ;
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ
2006 – 2020;
Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Yên Bái đến năm 2020;
Căn cứ Quy hoạch thuộc các ngành, lĩnh vực: Mạng lưới chợ, siêu thị; quy
hoạch các khu cụm công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí lập dự án điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 20112020;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII nhiệm kỳ
2010-2015;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Bình lần thứ XXI nhiệm kỳ
2010-2015;


Nội dung Dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Yên Bình thời kỳ 2011-2015 và đến năm 2020, gồm 3 phần:
- Phần thứ nhất: Đánh giá các yếu tố nguồn lực phát triển, thực trạng kinh tế
- xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 2006 – 2010 và dự báo các yếu tố nguồn lực phát
triển.
- Phần thứ hai: Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình
thời kỳ 2011-2015 và đến năm 2020.


- Phần thứ ba: Các giải pháp chủ yếu và cơ chế chính sách thực hiện quy
hoạch.
Phần thứ nhất:
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN,
THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN YÊN BÌNH THỜI KỲ 2006 – 2010
VÀ DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
A- ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
I/ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý
Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía đông nam tỉnh Yên Bái, phía Đông
Nam giáp huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp thành phố Yên
Bái, phía Tây Bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và Huyện Văn Yên,
phía đông bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện Lục
Yên.Tổng diện tích đất tự nhiên là: 77.261,79 ha chiếm 11,2% diện tích toàn tỉnh
Yên Bái. Toàn huyện được chia thành 26 đơn vị hành chính, gồm 24 xã và 02 thị
trấn. Thị trấn Yên Bình là thị trấn Trung tâm huyện lỵ. Có 1 xã vùng cao, 6 xã đặc
biệt khó khăn, 10 xã khu vực II có thôn bản đặc biệt khó khăn.
2. Yếu tố địa hình
Yên Bình là huyện có đặc điểm địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi,
địa hình cao dần từ Đông Nam - Tây Bắc được kiến tạo bởi 2 dãy núi:

- Dãy núi Cao Biền nằm phía tả ngạn sông Chảy (Hồ Thác Bà) gồm những
đồi núi có độ cao từ 300 - 600m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
- Dãy núi Con Voi là hệ thống núi cổ nằm phía hữu ngạn sông Chảy bao
gồm những núi thấp, sườn núi thoải, dưới tầng đất phủ là nền đá phiến thạch kết
tinh, độ cao từ 400 - 700m chạy theo hương Tây Bắc - Đông Nam.
Hồ Thác Bà có diện tích mặt nước là 19.050 ha với hơn 1.300 hòn đảo, đây
là một trong những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái vùng hồ.
3. Thời tiết, khí hậu
Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều.
- Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ 22,9 - 23,9 oC; Nhiệt độ cao
nhất 38oC, nhiệt độ thấp nhất 4,6oC
- Giờ nắng các tháng trong năm 1.590 giờ
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.121 mm; mưa nhiều vào các
tháng 5 - 9
- Độ ẩm trung bình 87%; Lượng bốc hơi trung bình 630 mm/năm
- Hướng gió về mùa Đông theo hướng Bắc - Đông Bắc, mùa hè theo hướng
Đông - Đông Nam.
- Sương mù thường xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau.
- Lượng bức xạ mặt trời đạt 200 kg calo/cm 2. Thời gian chiếu sáng trong ngày
giao động từ 10 - 13,5 giờ, song cường độ lớn nên tổng nhiệt độ vẫn đạt mức
8.300oC/năm.
Do ảnh hưởng của Hồ Thác Bà nên khí hậu mang tính chất vùng hồ: Mùa đông
ít lạnh, mùa hè mát mẻ, thuận lợi cho phát triển Nông lâm nghiệp, trồng cây lâm
2


nghiệp, cây công nghiệp như chè, trồng cây ăn quả. Có tiềm năng phát triển ngành nuôi
trồng thủy sản và phát triển ngành du lịch.
4. Tài nguyên thiên nhiên
4.1 Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu nghiên cứu khảo sát địa chất bản đồ tỷ lệ 1:500.000 (năm
1965); bản đồ tỷ lệ 1:200.000 (năm 1972); bản đồ tỷ lệ 1:500.000 (năm 19891995). Với đặc điểm địa hình Yên Bình nằm ở cả hai đối cấu trúc địa chất sông
Hồng và sông Chảy có liên quan đến một số khoáng sản sau:
- Đá vôi hóa chất (đá vôi hoa hóa): Có độ trắng cao trên 54%, diện tích
khoảng 300 ha, tập trung ở các xã Mông Sơn, Mỹ Gia trữ lượng trên 200 triệu m3.
- Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng có cường độ chịu lực
trên 500kg/cm2, trữ lượng trên 250 triệu m3 có ở các xã Mỹ Gia, Mông Sơn, Phúc
Ninh.
- Chì (Pb); Kẽm (Zn) có ở xã Mỹ Gia, xã Cảm Nhân trữ lượng khoảng
200.000 tấn.
- Pyrit: Trữ lượng khoảng 100.000 tấn có ở Mỹ Gia.
- Cao lanh: Trữ lượng khoảng 273.000 tấn tập trung ở xã Đại Minh
- Fenspat: Có ở Chóp Dù xã Đại Đồng trữ lượng khoảng 1.050 tấn, ở thôn
Quyết Tiến xã Đại Minh có khoảng 27.075 tấn.
- Barit: Trữ lượng khoảng 100.000 tấn ở xã Đại Minh.
Ngoài những khoáng sản kể trên còn có đá quý, bán đá quý trữ lượng
khoảng 4.000 kg nằm trên diện tích khoảng 50 km 2 tạo thành dải ở phía Bắc và
phía Tây Hồ Thác Bà gồm các loại đá: Rubi, Sfinef, Tuamalin, Grơna, Thạch anh...
và không dưới 3 triệu m3 cát quặng, vàng, Galen, Photphorit, Than nâu...
4.2 Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra những năm 1965-1972-1989, huyện Yên Bình có các loại đất
chủ yếu sau:
* Phân theo sự hình thành:
- Nhóm đất đỏ vàng (Feralit): Là nhóm đất chiếm phần lớn so với diện tích tự
nhiên của huyện (61%), đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp, hơi
chua. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng.
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét (Fs) chiếm 18% diện tích tự nhiên,
loại đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua. Có khả
năng phát triển cây công nghiệp chè, cây ăn quả và phát triển đồng cỏ phục vụ chăn
nuôi đại gia súc.

+ Các loại đất pha (Feralit biến đổi do canh tác): Fp, Fq có thành phần cơ
giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, đất chua, tỷ lệ mùn nghèo có diện tích chiếm 13% (chú ý
khi canh tác trên loại đất này cần tăng mùn và nâng cao sự hấp thụ của đất).
+ Các loại đất khác: Feralit trên đất đá vôi Fk, Fv, Fl có tầng dầy trung bình, có
tỷ lệ đạm và mùn trung bình. Có khả năng phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây
công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương,...), diện tích chiếm 8%.
- Nhóm đất dốc tụ: Phân bố rải rác ở các thung lũng, sông suối, thành phần
cơ giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, đạm trung bình, có khả năng cải tạo thâm canh
cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
3


- Đất phù sa sông Chảy có tỷ lệ mùn bụi mịn nhỏ, tỷ lệ cát mịn lớn, đất giàu
Kaly, nghèo Lân, Ca, Mg, môi trường có phản ứng chua, đặc tính độ phì của phù
sa đáp ứng được yêu cầu của các loại cây mầu và lương thực.
- Đất phù sa sông suối nhìn chung hàm lượng Lân nghèo, giàu Kaly; Ca, Mg
trung bình, môi trường có phản ứng chua, thành phần cơ giới thô nhẹ, đất có khả
năng phù hợp với cây trồng như đất phù sa sông Chảy.
* Phân theo độ dốc:
- Loại đất có độ dốc từ 0 – 8 o: diện tích 3.549,85 ha, chiếm 6,19% diện tích
toàn huyện, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- loại đất có độ dốc từ 9 – 15o: diện tích 298,26 ha, chiếm 0,52% diện tích
toàn huyện, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Loại đất có độ dốc từ 15 – 25 o: diện tích 27.914,58 ha, chiếm 48,7% diện
tích toàn huyện, có thể phát triển cả nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Loại đất có độ dốc trên 25o: diện tích 25.561,62 ha, chiếm 44,59% diện tích
toàn huyện, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.
* Phân theo mục đích sử dụng: Theo số liệu thống kê đất đai ngày 01 tháng
1 năm 2011, huyện Yên Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 77.261,79 ha, bao gồm:
- Đất nông nghiệp 54.360,51 ha, chiếm 70,36% diện tích tự nhiên, giảm

2.356,55 ha so với năm 2005, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 11.556,49 ha
chiếm 21,25%, đất lâm nghiệp 42.310,37 ha chiếm 77,83%, đất nuôi trồng thuỷ
sản 487,98 ha, chiếm 0,89%, đất nông nghiệp khác 5,67 ha.
- Đất phi nông nghiệp 22.243,62 ha, chiếm 28,79% diện tích tự nhiên, tăng
3.718,14 ha so với năm 2005, trong đó: Đất ở 585,04 ha, đất chuyên dùng 2.583,49 ha,
đất tôn giáo tín ngưỡng 5,29 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 61,26 ha, đất sông suối mặt
nước chuyên dùng 18.995,02 ha, đất phi nông nghiệp khác 13,52 ha.
- Đất chưa sử dụng 657,66 ha, chiếm 0,85% diện tích tự nhiên, giảm 327,54 ha
so với năm 2005, trong đó: Đất bằng chưa sử dụng 7,7 ha, đất đồi núi chưa sử dụng
89,68 ha, đất núi đá không có rừng cây 560,28 ha.
4.3 Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất có rừng đến năm 2010 là 42.310,37 ha, chiếm 54,76% so với
diện tích đất tự nhiên, giảm 4.624,38 ha so với năm 2005. Dự báo đến năm 2015: 45.384
ha và duy trì đến 2020.
- Rừng sản xuất: Đến năm 2010 có 34.720,7 ha, tăng 6.994,14 ha so với năm
2005, trong đó: rừng tự nhiên sản xuất 9.936,5 ha và ổn định đến năm 2020; rừng
trồng 24.784,2 ha; dự báo đến năm 2015 rừng sản xuất 37.781 ha, trong đó: rừng
trồng 27.845,8 ha và ổn định đến năm 2020.
- Rừng phòng hộ: Đến năm 2010 có 7.589,67 ha; dự báo đến năm 2015 –
2020 rừng phòng hộ có 7.603 ha.
Nhìn chung rừng của huyện Yên Bình chủ yếu là rừng tái sinh, trữ lượng thấp và
thuộc khu vực phòng hộ ít xung yếu. Rừng trồng chiếm tỷ lệ 71,3% có trữ lượng khá,
hàng năm đưa vào khai thác từ 1.200 - 1.300 ha, với sản lượng 60.000-70.000 m3
4.4. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Yên Bình có nguồn nước khá phong phú, diện tích mặt
nước lớn; Sông suối trải đều trên địa bàn huyện, nhất là hồ Thác Bà và sông Chảy
nằm trong địa bàn huyện.
4



- Hệ thống ngòi, suối: Yên Bình có gần 40 con suối lớn nhỏ, suối phân bố
tương đối đều trên địa bàn, đặc điểm của ngòi, suối ngắn, có độ dốc nhỏ về mùa
mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại đối với sản xuất và gây khó khăn
cho việc đi lại của nhân dân.
- Hồ Thác Bà có tổng diện tích trên 15.900 ha là tiềm năng lớn cho việc nuôi
trồng và đánh bắt thuỷ sản cũng như xây dựng các điểm du lịch sinh thái trong
tương lai.
- Nước ngầm: Yên Bình nằm trong vùng chứa nước đệ tam, đệ tứ nhưng lưu
lượng nhỏ 0,11 m3/s, sử dụng tốt cho việc đào giếng phục vụ cho sinh hoạt của nhân
dân. Về chất lượng nước (trừ khu dân cư tập trung ở thị trấn, thị tứ) còn lại nhìn chung
nước chưa bị ô nhiễm, độ khoáng hoá thấp 190mg/lít, độ cứng nhỏ từ 3 - 4mg/lít, độ
PH từ 7 - 8, phần lớn đảm bảo xây dựng các công trình nước sạch.
II/ DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

1. Dân số
Dân số của huyện đến năm 2010 có 105.525 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,0%,
giảm 0,24% so với năm 2005, dự báo quy mô dân số của huyện đến năm 2015 là: 107.500
người, tỷ lệ tăng dân số 1,0% và đến năm 2020 là: 109.500 người, tỷ lệ tăng dân số 1,0%.
Mật độ dân số năm 2010 là 136 người/km2, bằng năm 2005, dự báo đến năm 2015 là 139
người/km2 và đến năm 2020 là 142 người/km2.
Dân số khu vực thành thị: năm 2010 chiếm 14,4%, giảm 0,3% so với năm
2005, dự ước năm 2011 đến năm 2015 giữ tỷ lệ 14,5 - 15% và đến năm 2020
chiếm 20%.
Dân số khu vực nông thôn: năm 2010 chiếm 85,6%, tăng 0,3% so với năm
2005, dự ước năm 2011 đến năm 2015 giữ tỷ lệ ổn định 85%, dự báo đến năm
2020 chiếm 80%.
Thành phần dân tộc: Huyện có 5 chính: Dân tộc Kinh chiếm 57,34%; Dân
tộc Tày chiếm 17,27%; Dân tộc Dao chiếm 14,58%, dân tộc Cao Lan chiếm
6,84%; Dân tộc Nùng chiếm 3,5%, Dân tộc khác 0,47%.
2. Nguồn nhân lực

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 là 54.182 người, chiếm 51,3%, dự báo
đến năm 2015 là 59.125 người, chiếm 55% và đến năm 2020 là 65.700 người, chiếm
60% so với dân số.
Lao động khu vực thành thị từ năm 2006 - 2010 chiếm 14,4%, dự ước đến
năm 2015 và đến năm 2020 lao động thành thị tăng lên 15 - 20%.
Lao động khu vực nông thôn từ năm 2006 - 2010 chiếm 85,6%, dự ước đến năm
2015 và năm 2020 giảm còn 85 - 80%.
Trình độ lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào nghề, nhất là
lao động ở khu vực nông thôn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
B- THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 2006 – 2010 VÀ DỰ BÁO
CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN

Năm 2008, sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính nhận bàn giao xã
Văn Lãng từ huyện Trấn Yên, huyện Yên Bình có 26 đơn vị hành chính bao gồm:
24 xã và 2 thị trấn. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2010
như sau:
5


I/ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 15,1% cao hơn so
với mục tiêu quy hoạch đề ra là 3,6% (mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2006 – 2010 là
11,5%)
Trong đó:
- Ngành Nông, lâm nghiệp bình quân thời kỳ 2006 - 2010 tăng 5,5% thấp hơn so
với quy hoạch 0,8%.
- Ngành Công nghiệp Xây dựng bình quân thời kỳ 2006 -2010 tăng 23,6,3%
cao hơn so với quy hoạch là 11,1%.

- Ngành Dịch vụ bình quân thời kỳ 2006-2010 tăng 21,8% cao hơn so với
quy hoạch là 6,5%.
II/ CƠ CẤU KINH TẾ

- Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp năm 2005 chiếm 35%, năm 2010 chiếm
19,8%.
- Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng năm 2005 chiếm 53,5%, năm 2010
chiếm 66,8%.
- Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2005 chiếm 11,5%, năm 2010 chiếm 13,4%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 8 triệu đồng, năm 2010 đạt 15,5
triệu đồng cao hơn so với quy hoạch là 1,062 triệu đồng.
III/ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC CHỦ YẾU

1. Ngành nông, lâm nghiệp
Năm 2010 giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt
263.850 triệu đồng, tăng 62.270 triệu đồng so với năm 2005, tăng hơn so với quy hoạch
là 48.002 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,5%, trong đó:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 182.584 triệu đồng, tăng 31.197 triệu đồng so
với năm 2005, tăng hơn so với quy hoạch là 15.302 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình
quân 5 năm ngành nông nghiệp đạt 3,8%.
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 69.393 triệu đồng, tăng 26.255 triệu đồng so với
năm 2005, tăng hơn so với quy hoạch là 38.268 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân 5
năm ngành lâm nghiệp đạt 10%.
- Giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 11.873 triệu đồng, tăng 4.737 triệu đồng so với
năm 2005, giảm so với quy hoạch là 5.558 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt
10,7%.
Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp: Năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 75,1%,
năm 2010 chiếm 69,2%, giảm hơn so với quy hoạch 8,3%. Tỷ trọng lâm nghiệp năm
2005 chiếm 21,4%, năm 2010 chiếm 26,3, tăng so với quy hoạch 11,9%. Tỷ trọng thủy
sản năm 2005 chiếm 3,5%, năm 2010 chiếm 4,5%.

Một số lĩnh vực sản xuất chính như sau:
a) Sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt:
Năm 2010 giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá cố định 1994) đạt 127.261 triệu
đồng, tăng 23.296 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 4,1%,
bao gồm các loại cây trồng chủ yếu sau:
6


- Sản xuất cây lương thực: Năm 2010 diện tích gieo cấy lúa cả năm 4.229ha,
giảm 200,7 ha so với năm 2005; Diện tích gieo trồng ngô năm 2010: 1.457,8 ha, tăng
36,8 ha so với năm 2005. Trong sản xuất cây lương thực đã tập trung đầu tư thâm
canh tăng năng suất lúa trên đất ruộng, ngô trên đất soi bãi. Đồng thời mở rộng diện
tích canh tác bằng cách tăng vụ. Mạnh dạn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào
sản xuất, đưa giống lai, giống chất lượng cao chiếm từ 80 - 85% diện tích gieo trồng.
Đưa năng suất lúa từ 45,5 tạ/ha năm 2005 lên 49 tạ/ha năm 2010; đưa năng suất ngô
từ 26,1 tạ/ha năm 2005 lên 28 tạ/ha năm 2010. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm
2010 đạt 25.590,4 tấn, tăng 1.723,3 tấn so với năm 2005. Bình quân lương thực có hạt
đầu người năm 2010 đạt 242 kg, tăng 6 kg so với năm 2005.
- Cây có bột:
+ Cây khoai các loại: Năm 2010 diện tích gieo trồng đạt 900 ha, tăng 25,5 ha so
với năm 2005. Sản lượng năm 2010 đạt 5.040 tấn, tăng 107 tấn so với năm 2005.
+ Cây sắn: Năm 2009 diện tích gieo trồng đạt 3.148,5 ha, giảm 387,5 ha so với
năm 2005. Sản lượng năm 2010 đạt 72.600 tấn, giảm 630 tấn so với năm 2005.
- Cây thực phẩm: Bao gồm cây rau và cây đậu đỗ các loại được canh tác chủ
yếu trên đất màu bãi và đất dưới cos hồ Thác Bà. Tổng diện tích gieo trồng năm
2010 đạt 1.100 ha, tăng 85,2 ha so với năm 2005. Tổng sản lượng đến năm 2010 đạt
10.120 tấn, tăng 751 tấn so với năm 2005.
- Cây công nghiệp hàng năm:
+ Cây đậu tương: Năm 2010 diện tích gieo trồng đạt 97,2 ha, tăng 39,2 ha so với

năm 2005. Sản lượng năm 2010 đạt 100 tấn, tăng 43 tấn so với năm 2005.
+ Cây lạc: Năm 2010 diện tích gieo trồng đạt 563,9 ha, tăng 220,9 ha so với năm
2005. Sản lượng năm 2010 đạt 960 tấn, tăng 624 tấn so với năm 2005.
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Cây chè: Diện tích chè năm 2010: 2.011 ha, giảm 26 ha so với năm 2005 và duy
trì ổn định đến năm 2020. Diện tích chè kinh doanh năm 2010 có 1.860 ha, tăng 218 ha so
với năm 2005. Đưa năng suất chè búp tươi từ 62 tạ/ha năm 2005 lên 76 tạ/ha năm 2010.
Sản lượng chè búp tươi năm 2010 đạt 14.136 tấn, tăng 2.106,8 tấn so với năm 2005.
Cây chè là cây truyền thống có từ lâu đời, diện tích chè có hiện nay chủ yếu là
giống chè trung du chiếm tới 2/3 diện tích là chè già cỗi. Mặc dù trong vài năm gần
đây cây chè được tập trung cải tạo và đầu tư thâm canh nhưng năng suất chất lượng
chè đạt còn thấp. Việc đưa giống chè mới có năng suất, chất lượng cao vào để cải tạo
thay thế diện tích chè già cỗi trên địa bàn là hướng đi đúng đắn. Song mức độ chuyển
biến còn chậm do các nguyên nhân sau: Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định,
giá cả bấp bênh, nhân dân còn khó khăn, thiếu vốn đầu tư, ngại chuyển đổi.
+ Cây ăn quả: Gồm các loại cây cam, quýt, chanh, bưỏi, dứa, nhãn, vải, hồng
và một số loại cây khác được trồng chủ yếu ở đất vườn tạp và trồng xen một phần
đất khác. Năm 2010 diện tích 1.500 ha, tăng 387 ha so với năm 2005. Sản lượng quả
các loại năm 2010 đạt 9.961 tấn, tăng 7.589 tấn so với năm 2005. Nhìn chung nhóm
cây ăn quả khá phong phú. Song chủ yếu để tiêu dùng nội bộ, sản xuất chưa trở
thành hàng hoá.
* Chăn nuôi:

7


Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá cố định 1994) đến năm 2010 đạt 48.567
triệu đồng, tăng 15.420 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt
7,9%.
Tổng đầu đàn gia súc, gia cầm, cụ thể như sau:

- Đàn trâu năm 2010: 15.398 con, tăng 835 con so với năm 2005 và tăng 998 con
so với quy hoạch.
- Đàn bò năm 2010: 6.783 con, giảm 793 con so với năm 2005 và giảm 8.217
con so với quy hoạch.
- Đàn lợn năm 2010: 86.921 con, tăng 35.167 con so với năm 2005 và tăng
31.921 con so với quy hoạch.
- Đàn gia cầm năm 2010: 477.200 con, tăng 92.809 con so với năm 2005 và tăng
177.200 con.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đến năm 2010 đạt 3.497 tấn, tăng 1.159
tấn so với năm 2005 và tăng 261,5 tấn so với quy hoạch.
Nhìn chung về chăn nuôi đầu đàn gia súc, gia cầm trong giai đoạn 20052010 phát triển ổn định tuy nhiên do có ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm long
móng nên đàn trâu, bò của huyện có chiều hướng giảm. Trên thực tế diện tích chăn
thả gia súc cũng bị thu hẹp do chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây màu và
chuyển đổi mục đích sử dụng khác nên người dân địa phương có xu hướng chuyển
đổi từ chăn nuôi trâu, bò sang chăn nuôi lợn thịt theo hướng nạc hóa đàn lợn có
hiệu quả cao trong tăng thu nhập cải thiện đời sống. Trong chăn nuôi đã áp dụng
những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, nhưng mức độ nhân rộng còn hạn chế,
chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương, mới chỉ tập trung chủ
yếu vào các xã vùng thấp, còn các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc mức độ
chuyển biến còn chậm, chất lượng đầu đàn gia súc, gia cầm thấp. Vì vậy trong thời
gian tới nghề chăn nuôi cần được chú trọng, làm sao cho nghề chăn nuôi phát triển
tương xứng với nghề trồng trọt.
b) Lâm nghiệp
Tổng diện tích đất rừng năm 2010: 42.310,37 ha giảm 4.624,38 ha so với
năm 2005, bao gồm:
- Rừng sản xuất năm 2010: 34.720,7, tăng 6.993,74 ha so với năm 2005.
- Rừng phòng hộ năm 2010: 7.589,67 ha, giảm 11.618,52 ha so với năm
2005.
* Sản lượng khai thác:
- Gỗ rừng trồng năm 2010 đạt 85.000 m3, tăng 40.000 m3 so với năm 2005.

- Nguyên liệu giấy năm 2010 đạt 24.000 tấn, tăng 1.840 tấn so với năm
2005.
c) Thuỷ sản
Toàn huyện có diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thuỷ sản được
trên 1.000 ha, trong đó phần lớn là diện tích hồ Thác Bà. Đến năm 2010 diện tích nuôi
trồng thủy sản là 1.004 ha, tăng 604 ha so với năm 2005, trong đó diện tích chuyển
đổi ruộng 1 vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là 4 ha.
Nuôi cá bằng lồng năm 2010 có 275 lồng, tăng 75 lồng so với năm 2005.
Sản lượng cá, tôm các loại đến năm 2010 đạt 2.300 tấn, tăng 700 tấn so với
năm 2005.
8


Nhìn chung ngành thuỷ sản bước đầu đã được chú trọng, đầu tư phát triển bằng
các chương trình, cụ thể như: nuôi cá lồng, chuyển đổi ruộng một vụ và áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên giá trị ngành thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong
ngành kinh tế nông lâm nghiệp. Nhiều diện tích mặt nước tự nhiên chưa được khai thác,
chưa gắn giữa phát triển nuôi trồng thuỷ sản với thuỷ lợi và phát triển du lịch.
2. Ngành Công nghiệp - Xây dựng
Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng (theo giá cố định 1994)
đến năm 2010 đạt 890.250 triệu đồng, tăng 581.925 triệu đồng so với 2005, tốc độ
tăng bình quân 5 năm đạt 23,6%, trong đó:
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2010 đạt 560.858 triệu đồng, tăng
388.196 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 26,6%.
- Giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá cố định 1994) năm 2010 đạt
329.393 triệu đồng, tăng 224.562 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt
25,7%.
Nhìn chung về sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp địa phương
bước đầu phát triển khá, khai thác được các lợi thế của địa phương và tập trung vào
một số ngành hàng có thế mạnh như: công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác

khoáng sản, vật liệu xây dựng…Tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ
lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp chủ yếu là bán thành phẩm, nên giá trị thấp…
Về xây dựng: nguồn vốn cho đầu tư phát triển tăng nhanh từ 104,8 tỷ đồng
năm 2005 tăng lên 329,3 tỷ đồng năm 2010, từng bước hoàn thiện về cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng ở thị trấn trung tâm huyện lỵ thúc đẩy toàn huyện
phát triển và tăng trưởng kinh tế.
3. Ngành Thương mại - Dịch vụ
Năm 2010 tổng số cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa
bàn là 1.975 cơ sở, tăng 638 cơ sở so với năm 2005. Kinh doanh chủ yếu vào các
ngành hàng: tạp hoá, nông sản thực phẩm, dịch vụ ăn uống, vận tải, điện tử, vật
liệu xây dựng với tổng số vốn kinh doanh trên 155 tỷ đồng, tăng 85 tỷ đồng so với
năm 2005.
Giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ (theo giá cố định 1994) năm
2010 đạt 177.900 triệu đồng, tăng 111.400 triệu đồng so với năm 2005. Tốc độ
tăng bình quân 5 năm đạt 21,8%, trong đó:
- Giá trị thương mại năm năm 2010 đạt 32.022 triệu đồng, tăng 21.382 triệu
đồng so với năm 2005. Tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 24,7%.
- Giá trị dịch vụ năm 2010 đạt 145.878 triệu đồng, tăng 90.018 triệu đồng so
với năm 2005. Tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 21,2%.
Tỷ trọng thương mại năm 2005 chiếm 16%, năm 2010 chiếm 18%. Tỷ trọng Dịch vụ
năm 2005 chiếm 84%, năm 2010 chiếm 82%.
Ngành thương mại phát triển do có cơ chế chính sách thông thoáng của Nhà
nước trong thương mại, sự đầu tư mở rộng một số điểm chợ đầu mối của những
năm trước đây; đồng thời với việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn đã tạo
nên sự giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các xã trong huyện và các địa phương lân
cận được đẩy mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn đến năm năm 2010 đạt
338 tỷ đồng, tăng 230,8 tỷ đồng so với năm 2005 (tăng gấp 3,1 lần).
9



Ngành dịch vụ bao gồm: dịch vụ hành chính sự nghiệp, dịch vụ bảo hiểm xã hội,
dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu điện, dịch vụ truyền thanh, dịch vụ tài chính tín dụng ngân
hàng, dịch vụ giáo dục - y tế, dịch vụ nông, lâm nghiệp. Thông qua hoạt động tham gia
một phần vào quá trình lưu thông phân phối và phân phối lại giá trị tăng thêm, khai thác
có hiệu quả tiềm năng thiên nhiên, phục vụ nâng cao đời sống nhân dân. Tổng mức
luân chuyển hàng hoá đến năm năm 2010 đạt 26.500.000 tấn.km, tăng 8.532.000
tấn.km so với năm 2005.
Nhìn chung ngành thương mại dịch vụ đã đáp ứng được cơ bản hàng hoá, dịch
vụ phục vụ cho nhu cầu đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên quy mô phát
triển còn thấp vẫn chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể tham gia hoạt động là chính.
Hoạt động kinh tế tập thể trong lĩnh vực thương mại chưa chú trọng phát triển.
4. Lĩnh vực văn hóa xã hội
a) Lao động, việc làm, xoá đói giảm nghèo.
Số người trong độ tuổi lao động đến năm 2010: 54.182 người, tăng 5.121
người so với năm 2005. Số người có khả năng lao động năm 2010: 53.423 người,
tăng 4.449 người so với năm 2005. Số lao động có việc làm năm 2010: 50.057
người, tăng 4.603 người so với năm 2005. Tỷ lệ lao động phân bố theo khu vực:
Nông thôn từ năm 2005-2010 chiếm 85%, thành thị chiếm 15%; tỷ lệ lao động
phân bố theo các lĩnh vực: Nông lâm nghiệp năm 2010 chiếm 70%, giảm 4,7% so
với năm 2005. Công nghiệp - Xây dựng năm năm 2010 chiếm 5,5%, tăng 2,1% so
với năm 2005. Dịch vụ năm 2010 chiếm 5%, tăng 1,7% so với năm 2005. Lĩnh vực
quản lý nhà nước, quốc phòng - an ninh và các ngành nghề khác năm 2010 chiếm
19,5%, tăng 0,9% so với năm 2005.
Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm trong giai đoạn 2005-2010
bình quân mỗi năm từ 2.000-2.500 người.
Công tác xoá đói giảm nghèo: Số hộ nghèo đến năm 2010 chiếm 15,15%
(theo tiêu chí mới), giảm 15,68% so với năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân
hàng năm 4%.
b) Giáo dục Đào tạo
Hệ thống giáo dục tiếp tục được củng cố, hoàn thiện và phát triển, mạng lưới

trường lớp các ngành học, bậc học được quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển
giáo dục trên từng địa bàn, thu hút tối đa số người trong độ tuổi ra lớp, đáp ứng
nhu cầu học tập của nhân dân, từng bước hướng tới xây dựng xã hội học tập.
Đến năm 2010 toàn huyện có 81 trường học từ mầm non đến THPT và dậy
nghề, 26/26 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng. Trong đó:
- Bậc học mầm non: 193 nhóm lớp với 5.212 cháu;
- Bậc Tiểu học: 342 lớp với 8.611 học sinh;
- Bậc THCS: 196 lớp với 6.002 học sinh;
- Bậc THPT: 87 lớp với 3.290 học sinh;
So với năm 2005, tăng 01 trường THCS; 01 Trung tâm dạy nghề; giảm 2 trường
mầm non và 7 trường tiểu học.
Tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi các cấp học ngày càng tăng. So với năm
2005; Mẫu giáo tăng 8,5%, tiểu học tăng 0,3%, THCS tăng 3,8%. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ
5 tuổi vào mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đều đạt 100%, tăng 0,3% đến 0,5% so với
năm 2005.
10


Chất lượng giáo dục- đào tạo ngày một nâng lên, nổi bật là kết quả thi học
sinh giỏi bậc THCS luôn xếp thứ nhì toàn tỉnh (sau Thành phổ Yên Bái). Tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp THCS năm 2010 đạt 99%, giảm 0,7% so với năm 2005.
Huyện được công nhận đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2007 và
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2008. Năm 2010 có 12/81 (14,8%) đạt
chuẩn quốc gia, tăng 10 trường so với năm 2005.
c) Y tế
Đến năm 2010 toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa 70 giường bệnh, 3 phòng
khám đa khoa khu vực với tổng số 20 giường bệnh, 26 trạm y tế xã 178 giường
bệnh. Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ bước đầu đã đáp ứng được công tác chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân.
Số bác sỹ/vạn dân: năm 2010 đạt 3,9 bác sỹ, tăng 0,9 bác sỹ so với năm

2005. Tỷ lệ xã có bác sỹ năm 2010 đạt 90%, tăng 50,8% so với năm 2005. Tỷ lệ trẻ
em được tiêm đủ 7 loại vắc xin: năm 2010 đạt 99%, tăng 0,3% so với năm 2005,
Tỷ lệ người mắc bệnh bướu cổ năm 2010 chiếm 6%, giảm 2,2% so với năm 2005.
Tỷ lệ số người mắc bệnh sốt rét năm 2010 chiếm 0,5% 0, giảm 1,92%0 so với năm
2005. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi em bị suy dinh dưỡng năm 2010 chiếm 22%, giảm 1%
so với năm 2005. Số giường bệnh/vạn dân năm 2010 26 giường, tăng 9 giường so
với năm 2005. Số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế năm 2010 có 24/26 xã đạt 92,3%,
tăng 14 xã = 52,3% so với năm 2005.
Nhìn chung công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn đã được chú
trọng, công tác truyền thông về y tế dự phòng, công tác kế hoạch hoá gia đình đã được
phổ biến rộng khắp, thường xuyên tới mọi tầng lớp dân cư, nên có tác dụng tích cực
trong việc phòng chống dịch bệnh, cũng như góp phần tích cực trong việc sinh đẻ có kế
hoạch. Tuy nhiên điều kiện cơ sở vật chất khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế, đội ngũ
Bác sỹ được đào tạo còn thiếu, nên chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng nhân dân
ở tuyến cơ sở.
d) Văn hoá - Thể thao
Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao trên địa bàn huyện Yên Bình đã có nhiều
chuyển biến rõ rệt, phát triển phong phú và đa dạng. Đến năm 2010 xây dựng được
181 nhà văn hóa thôn, bản và 1 Nhà văn hóa trung tâm huyện, tỷ lệ nhà văn hóa thôn,
bản đạt 64%. Hoạt động văn hoá đã chú trọng phát huy bản sắc văn hoá truyền thống
các dân tộc, nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân
hưởng ứng.
Đến năm 2010 tổng số thôn, bản được công nhận văn hóa là 154 thôn bản,
chiếm 54,4%; tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt 88% và 95%
cơ quan, đơn vị được công nhận văn hóa.
Hàng năm huyện đã thường xuyên đẩy mạnh công tác xã hội hoá thể dục thể
thao, duy trì tốt phong trào tập luyện thể dục thao ở các cơ sở. Đến năm 2010, 100%
số xã, thị trấn có sân chơi bãi tập; tỷ lệ người tham gia luyện tập thể dục thể thao
thường xuyên đạt 35%, tăng 13% so với năm 2005.
Nhìn chung về hoạt động văn hoá, thể dục thể thao trong những năm qua đã

được chú trọng. Song cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa phục vụ cho các hoạt
động còn thiếu thốn, các phong trào văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao còn hạn
chế, chưa thường xuyên và thiếu chiều sâu. Để hoạt động văn hoá, thể dục thể thao
11


huyện Yên Bình ngày một phát triển, huyện cần quan tâm đầu tư các cơ sở vật chất
như sân vận động, khu vui chơi giải trí, nhà văn hoá, đồng thời cần quan tâm hơn
nữa đến sự nghiệp văn hoá, thể dục thể thao trên địa bàn huyện.
5. Tài chính, tín dụng - ngân hàng
- Thu, chi ngân sách: Mức huy động thu vào ngân sách trên tổng số chi năm
2010 đạt 29,3%, giảm 2,3% so với năm 2005. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm
2010 đạt 55.826 triệu đồng, tăng 32.152 triệu đồng so với năm 2005, thu ngân sách
tăng bình quân hàng năm 20%, năm 2010 thu ngân sách tăng gấp 3 lần so với năm
2005. Tổng chi ngân sách năm 2010 đạt 211.609 triệu đồng, tăng 136.887 triệu đồng
so với năm 2005.
- Tín dụng - Ngân hàng: Các ngân hàng thực hiện tốt việc hỗ trợ lãi suất theo
quy định của Chính phủ, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư cho sản xuất kinh
doanh; làm tốt việc hỗ trợ vay vốn đối với người lao động mất việc làm trong những
doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện năm 2010
đạt 774 tỷ đồng trong do dư nợ cho vay phát triển sản xuất đạt 500 tỷ đồng, cho vay hộ
nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đạt 174 tỷ đồng còn lại là dư nợ các đối
tượng cho vay khác, tăng 2 lần so với năm 2005.
6. Hệ thống kết cấu hạ tầng
6.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông
Với điều kiện tự nhiên huyện Yên Bình có hai loại hình giao thông vận tải:
Giao thông đường thủy và giao thông dường bộ
a) Đường bộ: Năm 2010 toàn huyện có tổng chiều dài đường bộ: 894,88 km. Mật
độ: 1,15 km/ km2, trong đó:

* Đường Quốc lộ: Có 2 tuyến với tổng chiều dài là 64 km
- Quốc lộ 37 đi qua 5 xã: Yên Bình, Vĩnh Kiên, Thị trấn Thác Bà, Hán Đà, Đại
Minh với chiều dài 20 km.
- Quốc lộ 70 đi qua địa phận 7 xã: Thịnh Hưng, Thị trấn Yên Bình, Đại
Đồng, Tân Hương, Cảm Ân, Bảo Ái, Tân Nguyên với chiều dài 44 km.
* Đường tỉnh lộ: Có 4 tuyến với tổng chiều dài là 94 km
- Đường Vĩnh Kiên - Yên Thế (tỉnh lộ 170) đi qua địa phận 10 xã: Vĩnh Kiên,
Yên Bình, Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Ngọc Chấn,
Xuân Long dài 65 km.
- Đường Cảng Hương Lý - Ga Văn Phú đi qua thị trấn Yên Bình và xã Phú Thịnh với
chiều dài 10 km.
- Đường Cảm Ân - Mông Sơn đi qua 2 xã: Cảm Ân, Mông Sơn dài 12 km.
- Đường Tân Nguyên - Mậu A đi qua xã Tân Nguyên dài 7 km.
* Đường huyện: có 135 tuyến, tổng chiều dài 736,88 km
- Đường huyện có 11 tuyến dài 49,1 km
- Hệ thống đường xã có 124 tuyến, chiều dài 267,5 km
- Hệ thống đường thôn bản, đường ra khu sản xuất: Tổng chiều dài 420,28 km.
* Cấp hạng kỹ thuật, kết cấu mặt và chất lượng khai thác:
- Về cấp hạng kỹ thuật: Đường cấp V và lớn hơn cấp V có 10 tuyến với chiều
dài 163 km chiếm 18,21%; đường cấp A có 13 tuyến, tổng chiều dài 18,1km, chiếm
12


2,02%; đường cấp B có 112 tuyến, tổng chiều dài 250,9 km, chiếm 28,03%; đường
chưa vào cấp 462,88 km, chiếm 51,72%.
- Về kết cấu mặt: Đường nhựa có 183 km, chiếm 20,44%; đường bê tông 7,4
km, chiếm 0,82%, đường cấp phối 14 km, chiếm 1,56%; đường đất 690,48 km,
chiếm 77,15%.
b) Đường thuỷ:
Giao thông đường thủy gồm các tuyến vận chuyển hành khách trên Hồ Thác Bà.

- Tuyến chính: Bến cảng Hương lý thuộc Công ty Cổ phần vận tải thủy bộ
Yên Bái thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách tham quan du lịch trên hồ
Thác Bà, vận chuyển hành khách đi về 2 chiều Cảng Hương Lý - Cảm Nhân; Cảng
Hương Lý - Thác Bà.
- Tuyến phụ: Bến Km 11; Km12 (chợ Yên Bình) đi về 2 chiều gồm các xã:
Phúc An; Yên Thành; Xuân Lai; Phúc Ninh và Xuân Long.
- Các bến tập kết vật liệu xây dựng tại tổ 19 thị trấn Yên Bình, km 15 xã
Thịnh Hưng; bến bốc xếp vật liệu tại xã Mông Sơn, Mỹ Gia thuộc các công ty,
doanh nghiệp và tư nhân đã được xây dựng bến bãi cố định đáp ứng nhu cầu lưu
thông vận tải hàng hóa.
- Chất lượng khai thác: Bến cảng Hương Lý đã được đầu tư có bến bãi đón
trả khách thuận tiện, ổn định. Các bến phụ từ các xã về Km 11, Km 12 đáp ứng
nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa, xong do mực nước hồ lên xuống theo
mùa nên bến bãi đón trả khách và tập kết hàng hóa không ổn định.
Nhìn chung mạng lưới giao thông vận tải của huyện khá phong phú về loại
hình, được phân bố tương đối đồng đều, với 4 cấp đường: Quốc lộ, tỉnh lộ, đường
huyện, đường xã. Đến năm 2010 đã có 100% xã có đường đến trung tâm xã được
thông suốt 4 mùa. Về chất lượng: đường Quốc lộ, tỉnh lộ được Nhà nước chú trọng
đầu tư nhưng vẫn còn một số đoạn đường, một số công trình cầu cống đã xuống cấp
chưa được khắc phục kịp thời. Đường huyện, đường xã, đường liên xã do nguồn vốn
đầu tư dàn trải thông qua các chương trình, dự án và huy động nhân dân đóng góp
còn đầu tư ở mức thấp, nên chất lượng chưa đảm bảo, chủ yếu vẫn còn mang tính
tạm thời. Tuy một số tuyến đường đã được kiên cố hoá, nhưng số km còn ít. Dẫn
đến việc đi lại, giao lưu kinh tế và vận chuyển hàng hoá còn nhiều hạn chế. Vì vậy
trong thời gian tới cần được chú trọng quan tâm đầu tư đúng mức để phát huy được
những tiềm năng thế mạnh của địa phương.
6.2. Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi
Năm 2010 toàn huyện có 453 công trình thuỷ lợi, bao gồm: 39 công trình hồ
chứa nước, 277 công trình đập dâng (trong đó có 108 công trình tạm) và 137 công
trình trên mương. Tổng số 318 km kênh mương, trong đó đã kiên cố 156 km. Đảm

bảo tưới tiêu cho 1.804 ha đạt 86% diện tích cần tưới tiêu của toàn huyện.
Phần lớn các công trình do xây dựng quá lâu từ những năm trước đây, một
số công trình đã và đang xuống cấp, nên chỉ đảm bảo 80 - 85% năng lực thiết kế.
Do vậy diện tích bị thiếu nước về vụ Đông Xuân từ 150 - 200 ha, về vụ Mùa từ 5 10 ha. Để đảm bảo phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, hệ thống thủy lợi
toàn huyện cần được tiếp tục cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số công trình
trên địa bàn trong thời gian tới.
6.3. Hiện trạng công trình nước sinh hoạt
13


Năm 2010 trên địa bàn huyện có 8 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung,
tăng 3 công trình so với năm 2005. Số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
trên địa bàn năm 2010 có 22.202 hộ, chiếm 87%, tăng 1.698 hộ so với năm 2005.
Nhìn chung các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn được đầu
tư xây dựng bằng nhiều hình thức: Nhà nước, tổ chức Quốc tế và nhân dân tự làm, cơ
bản cung cấp đảm bảo nước sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Tuy nhiên về lâu dài
việc phát triển đô thị hoá, cũng như việc phát triển các khu sản xuất, chế biến công
nghiệp ra đời, thì mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy việc nghiên
cứu xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các cụm công nghiệp, khu dân cư tập
trung cần được chú trọng để nhân dân được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo theo tiêu
chuẩn quy định, tránh những ảnh hưởng xấu do sử dụng nước không hợp vệ sinh gây
ra.
6.4. Hệ thống điện lưới
Đến năm 2010, huyện Yên Bình có 220,13 km đường dây trung áp, 221,99
km đường dây 0,4 KV (trong đó có 149,71 km đường dây 3 fa 4 dây, 30,05 km
đường dây 2 fa 3 dây và 42,23 km đường đây 1 fa 2 dây), 150 trạm biến áp tổng
dung lượng 117.782 KVA; 100% số xã, thị trấn, 276/281 thôn, 25.857 hộ được sử
dụng điện lưới quốc gia, tăng 5 thôn so với năm 2005, số hộ sử dụng điện chiếm
98,5%, trong đó số hộ sử dụng điện đảm bảo chất lượng chiếm 80%.
Hệ thống lưới điện hiện nay đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống

sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Nhưng do nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và của
nghành điện hàng năm còn hạn chế, phần lớn hệ thống đường dây tải điện 0,4 KV do
nhân dân tự làm đều chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Dẫn đến chất lượng điện sử dụng
thấp, hao tổn, thất thoát điện năng lớn, thiếu an toàn trong quá trình sử dụng. Vì vậy để
nâng cao chất lượng sử dụng điện, cũng như đảm bảo an toàn lưới điện trên địa bàn cần
được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đường dây tải điện ở một số xã trong thời gian
tới.
6.5. Hệ thống thông tin truyền thông
Đến năm 2010 toàn huyện có 3 thư viện: 1 thư viện tại trung tâm huyện và 2
thư viện ở xã Bảo Ái và xã Hán Đà, 24 điểm bưu điện văn hoá xã.
Về công tác truyền thanh, truyền hình đã được quan tâm đầu tư, năm 2010 toàn
huyện có 167 thôn, bản có cụm loa truyền thanh, chiếm 59%, tăng 61 thôn, bản so với
năm 2005. Tỷ lệ phủ sóng truyền thanh, truyền hình trên địa bàn dân cư đến năm
2010 đạt 100%, tăng 5% so với năm 2005. Tỷ lệ hộ dân cư có phương tiện nghe nhìn
năm 2010 đạt 94%, tăng 14% so với năm 2005.
Năm 2010 tại trung tâm có 7 trạm chuyển mạch và 37 trạm BTS; số máy điện
thoại thuê bao đạt xấp xỉ 30 máy/100 dân, tăng 16,5 máy so với năm 2005. 100% số xã
đã được trang bị máy điện thoại và đường truyền Internet để thông tin liên lạc. Các
trung tâm thị trấn Yên Bình, thị trấn Thác Bà, xã Cảm Ân và Đại Minh có Bưu cục
đóng trên địa bàn. Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn đảm bảo thông suốt, đã tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý điều hành từ cấp huyện đến cấp cơ sở được
liên tục, thường xuyên.
6.6. Hệ thống trường, lớp học
Quy mô mạng lưới trường, lớp học tiếp tục ổn định và phát triển, cơ sở vật
chất trường học được quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát
14


triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2010 toàn huyện có 648 phòng (Kiên cố 406
phòng, Bán kiên cố 187 phòng, Tạm 55 phòng), tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 62,7%.

So với năm 2005 giảm 132 phòng, tỷ lệ phòng kiên cố tăng 10,8%.
Các phòng chức năng, phòng học bộ môn được đầu tư xây dựng theo hướng
kiên cố, hiện đại và tăng lên so với năm 2005. Năm 2010 toàn huyện có: 58 phòng
Ban giám hiệu (tăng 7 phòng); 56 phòng Văn phòng (tăng 34 phòng); 22 phòng bộ
môn (tăng 22 phòng); 29 phòng thiết bị (tăng 16 phòng); 26 thư viện (tăng 17
phòng). Phòng công vụ cho giáo viên hiện nay có 225 phòng tăng so với năm 2005
là 156 phòng, riêng giai đoạn 2008-2010 đầu tư xây mới được 74 phòng.
Nhìn chung cơ sở vật chất trường học của huyện vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu so với quy mô và tốc độ phát triển của ngành Giáo dục, đặc biệt là yêu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong khi đó nguồn ngân sách đầu tư cho
giáo dục và đào tạo còn hạn hẹp, ít có khả năng để tăng cường cơ sở vật chất
trường lớp học. Vì vậy số phòng học trong huyện hiện chưa đủ tỷ lệ một lớp trên
một phòng, chưa đảm bảo cho các trường tổ chức học 2 buổi/ngày. Mặt khác số
phòng học bán kiên cố đã quá xuống cấp, cần được đầu tư cải tạo nâng cấp ngày
càng nhiều mà khả năng của huyện chưa thể đầu tư kịp thời.
6.7. Hệ thống cơ sở y tế
Đến năm 2010, trên địa bàn huyện có 31 đơn vị y tế, bao gồm: 1 trung tâm y tế,
1 bệnh viện đa khoa, 3 phòng khám đa khoa khu vực và 26 trạm y tế xã. Số giường
bệnh/vạn dân đạt 26 giường, tăng 9 giường so với năm 2005. Đã đưa vào sử dụng
Bệnh viện đa khoa trung tâm huyện tại địa điểm mới.
Hiện trạng cơ sở vật chất các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến tuyến cơ sở bước đầu
đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Song cơ sở vật chất và trang
thiết bị của một số trạm y tế xã còn nhiều thiếu thốn so với yêu cầu. Vì vậy trong thời
gian tới cần được Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân.
6.8. Hệ thống chợ nông thôn
Đến năm 2010 trên địa bàn huyện Yên Bình có 19 chợ (trong đó 18 chợ nông
thôn và 1 chợ trung tâm huyện), tăng 4 chợ so với năm 2005, trong đó có 11 chợ đã
được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố còn lại 09 chợ tạm. Diện tích xây dựng
chợ trung bình 1.500-2.000m2, riêng chợ trung tâm huyện diện tích xây dựng gần 3.000

m2.
Mạng lưới chợ nông thôn đã được hình thành theo nhu cầu giao lưu hàng hoá của
nhân dân, hầu hết các chợ đều họp theo phiên, hàng hoá dịch vụ chủ yếu là các mặt hàng
nông sản thực phẩm, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa
bàn. Trong vài năm gần đây nhờ có chủ trương phát triển mạng lưới chợ nông thôn miền
núi nên một số điểm chợ đã được cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, đã hình
thành nên những điểm giao dịch tương đối có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển, giao
lưu hàng hoá giữa các vùng trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận.
7. Thực trạng đầu tư phát triển
- Trong những năm qua huyện đã có các giải pháp và chính sách huy động mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển nên tổng nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm tăng,
góp phần thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong
15


những năm qua. Về cơ cấu vốn chủ yếu vẫn là 3 nguồn vốn chính: Vốn đầu tư phát
triển thuộc ngân sách Nhà nước; vốn chương trình mục tiêu và chương trình mục tiêu
quốc gia và vốn dân doanh. Do sản xuất chưa phát triển mạnh nên các nguồn vốn tín
dụng đầu tư, vốn của doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp. Nhu cầu đầu tư rất lớn so với
khả năng cân đối, trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn hạn chế nên vẫn còn
tình trạng đầu tư dàn trải trong xây dựng cơ bản.
Tổng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm 2006-2010 đạt 2.650 tỷ đồng. Tỷ lệ
vốn đầu tư so với GDP giai đoạn 2006-2010 bằng 44,5%.
Về cơ cấu nguồn vốn: Vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước chiếm
khoảng 30%, vốn tín dụng chiếm khoảng 10%, vốn dân doanh và các nguồn vốn khác
chiếm 60%. Tập trung đầu tư cho phát triển ngành và các lĩnh vực như sau: Ngành
nông lâm nghiệp vốn đầu tư 397,5 tỷ đồng, chiếm 15%, Ngành công nghiệp, xây dựng
vốn đầu tư 530 tỷ đồng chiếm 20%, Ngành vận tải, bưu điện vốn đầu tư 583 tỷ đồng
chiếm 22%, Ngành thương mại - du lịch vốn đầu tư 132,5 tỷ đồng chiếm 5%, lĩnh vực
văn hoá thông tin, TDTT vốn đầu tư 132,5 tỷ đồng chiếm 5%, lĩnh vực giáo dục đào

tạo vốn đầu tư 132,5 tỷ đồng chiếm 5%, lĩnh vực y tế cứu trợ vốn đầu tư 132,5 tỷ đồng
chiếm 5%, lĩnh vực quản lý Nhà nước - QPAN vốn đầu tư 185,5 tỷ đồng chiếm 7%,
các ngành khác 424 tỷ đồng chiếm 16%.
8. Hiện trạng phát triển đô thị và khu dân cư
Trong những năm qua cùng với đầu tư về cở sở hạ tầng, các khu vực trung tâm
xã, thị trấn Yên Bình cũng từng bước được đầu từ quy hoạch đến đầu tư xây dựng các
thiết chế và bố trí, sắp xếp lại dân cư ở các khu vực trung tâm tạo động lực thu hút tập
trung dân cư, phát triển dịch vụ - thương mại. Góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá
và giao lưu kinh tế. Do nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, vì vậy đầu tư
còn thiếu tập trung và đồng bộ giữa các ngành. Tập trung nguồn lực đầu tư cho 2 thị
trấn còn hạn chế .
Các xã đặc biệt khó khăn, các xã khu vực II có thôn đặc biệt khó khăn nhờ có
nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia nên kết cấu hạ tầng tương đối hoàn
chỉnh. Thị trấn Yên Bình là thị trấn trung tâm huyện lỵ đã từng bước được chỉnh trang
đô thị theo hướng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV giai đoạn 2011 – 2015.
- Thị trấn Yên Bình: Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Yên Bình giai đoạn
2011 – 2030, phạm vi lập quy hoạch 1.244,9 ha, dân số đến năm 2030 dự báo
khoảng 190.879 người. Đầu tư xây dựng các công trình: đường nội thị, hệ thống
điện, hệ thống cấp thoát nước, nhà làm việc các cơ quan, các công trình văn hoá thể
thao, xây dựng cải tạo các hạng mục theo quy hoạch điều chỉnh mở rộng thị trấn
Yên Bình đã được phê duyệt.
- Thị tứ Cảm Nhân: Đầu tư nâng cấp một số tuyến đường, quy hoạch bố trí dân cư
theo trục đường mới … theo dự án quy hoạch.
- Thị tứ Cảm Ân: Đầu tư nâng cấp một số tuyến đường giao thông, xây dựng
phòng khám đa khoa, cại tạo hệ thống cung cấp điện sinh hoạt, nâng cấp hệ thống cấp
nước sinh hoạt …. Theo dự án quy hoạch.
- Trung tâm cụm xã Yên Thành: Xây dựng nhà văn hoá trung tâm cụm xã,
nâng cấp chợ trung tâm và các công trình theo quy hoạch.

16



9. Thực trạng về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
Trong những năm qua việc ứng dụng khoa học công nghệ đã đóng góp vào
phát triển kinh tế trên địa bàn, đặc biệt là việc chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Việc ứng dụng khoa học công nghệ
trong lĩnh vực công nghiệp và các lĩnh vực khác của đời sống cũng từng bước được
quan tâm chú trọng. Tuy nhiên chuyển biến còn chậm, đặc biệt là trong công nghiệp
chế biến nông lâm sản.
Hiện trạng môi trường đã xuất hiện một số nguy cơ gây ô nhiễm làm mất cân
bằng sinh thái như: Các khu dân cư sinh sống tập trung, mật độ xây dựng lớn và các
khu chợ dịch vụ, trung tâm y tế … có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa được thu
gom và xử lý tích cực; các sản phẩm nhựa, ni lon trong sinh hoạt của nhân dân; sử
dụng các chế phẩm hoá học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hoá học trong sản xuất
nông nghiệp; các chất thải trong quá trình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp.
Trong thời gian tới, khi kinh tế phát triển sẽ hình thành các khu dân cư mới,
khu sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tập trung, với một lượng không
nhỏ các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, sẽ có tác động nhất định đến môi trường.
Vì vậy cần phải có kế hoạch xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, khắc
phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên,
môi trường sinh thái trên địa bàn huyện.
10. Quốc phòng An ninh
Công tác rà soát, củng cố, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và duy trì hoạt
động sẵn sàng chiến đấu bảo đảm trị an được duy trì tốt. Công tác huấn luyện theo
đúng kế hoạch, chất lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên ngày càng
được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. An ninh
nông thôn, an ninh trong vùng dân tộc, tôn giáo ổn định, không có những diễn biến
phức tạp, không có khiếu kiện đông người, không có điểm nóng xảy ra, không có

dân di cư tự do. Làm tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng, đẩy mạnh và nâng
cao chất lượng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
IV/ ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI THỜI KỲ 2006 - 2010

1. Thuận lợi:
- Về điều kiện tự nhiên: Yên Bình nằm ở vùng thấp của tỉnh Yên Bái, gần
tỉnh lỵ, thị trấn huyện lỵ nằm trên chuỗi các đô thị của Quốc lộ 70 từ Hà Nội đến
Lào Cai, là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông đối ngoại. Có đường bộ và
đường thuỷ rất thuận tiện cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá trong và ngoài
huyện. Khí hậu, đất đai thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Ưu thế phát triển
nghề rừng, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, có hơn 15.900 ha mặt nước dùng
vào nuôi trồng thủy sản. Rừng tự nhiên còn lớn, nếu tu bổ, bảo vệ tốt sẽ có tác
dụng điều hoà khí hậu, hạn chế lũ lụt và giữ nguồn nước cho các công trình thuỷ
lợi, ngoài ra là nguồn tận thu lâm sản phục vụ cho cuộc sống của nhân dân các xã
vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.
- Về điều kiện kinh tế: Yên Bình đã hình thành vùng nguyên liệu gỗ, vùng
nguyên liệu chè, vùng nguyên liệu đá vôi với trữ lượng lớn (xã Mông Sơn) nhằm
17


tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trải
qua quá trình chuyển đổi cơ chế, đến nay Yên Bình đã hình thành nên một số cơ sở
sản xuất chế biến hàng nông sản, lâm sản và một số cơ sở sản xuất khai thác và chế
biến vật liệu xây dựng...với nhiều thành phần kinh tế tham gia, ngành nghề đa
dạng, sản phẩm phong phú tạo giá trị cao cho ngành công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện chiếm tỷ trọng lớn
trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Về kết cấu hạ tầng: Yên Bình có mạng lưới giao thông khá đồng bộ, một
số tuyến đường được nâng cấp và mở mới. Các công trình thuỷ lợi cũng được đầu

tư nâng cấp và xây dựng mới, cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích canh tác.
Cơ sở trường học đã được kiên cố 62,7%. Hệ thống điện lưới quốc gia đã có đến
100% số xã, thị trấn trong toàn huyện. 100% đường đến trung tâm xã thông suốt
trong 4 mùa.
- Về điều kiện xã hội: Với tập quán canh tác lâu đời, nhân dân trong huyện
bước đầu đã có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm nghiệp, có điều kiện để tiếp thu kỹ
thuật và chuyển giao công nghệ. Đến năm 2007 huyện đã được công nhận phổ cập
giáo dục bậc trung học cơ sở, năm 2008 được công nhận phổ cập giáo dục bậc tiểu
học đúng độ tuổi. Con em các dân tộc trong huyện đều được đi học đạt tiêu chí 5,1
người dân có 1 người đi học. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở đã đáp ứng được
công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao
đã từng bước được đầu tư và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu về lĩnh vực văn hóa,
truyền thông, vui chơi giải trí… Huyện còn có một lực lượng lao động dồi dào để
thực hiện nhiệm vụ hiện tại và mục tiêu sau này.
2. Khó khăn:
- Điều kiện tự nhiên: Tuy có mặt thuận lợi song vẫn còn không ít khó khăn
cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Thiên tai, bão lũ thường xuyên xảy ra làm
thiệt hại mỗi năm hàng chục héc ta lúa, hoa màu và các công trình giao thông, thuỷ
lợi khác. Đất đai bị xói mòn, bạc màu. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt
bởi sông suối và Hồ Thác Bà cho nên rất khó khăn cho việc đi lại và sản xuất.
- Điều kiện kinh tế: Việc sử dụng đất đai trong sản xuất nông lâm nghiệp
cũng như sử dụng đất trong xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều manh mún, lãng phí
và thiếu quy hoạch. Diện tích đất có rừng lớn, nhưng chủ yếu là rừng mới trồng,
rừng phục hồi cho nên trữ lượng rừng thấp. Lực lượng lao động dồi dào, nhưng
chù yếu là lao động thuần nông, phần lớn chưa qua đào tạo, cơ cấu lao động chưa
hợp lý, phân bố không đồng đều. Khả năng tích luỹ vốn trong dân thấp, việc sử
dụng mọi nguồn vốn hiệu quả chưa cao, vốn đầu tư cho sản xuất và phục vụ sản
xuất chủ yếu dựa vào vay mượn và trợ giúp của Nhà nước. Cơ sở vật chất tuy đã
được củng cố nhưng còn nhiều thiếu thốn như cơ sở trường học hiện tại còn 37,3%
số phòng học là nhà tạm và nhà cấp IV bị xuống cấp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ

công nghiệp công nghệ cũ lạc hậu ...
- Điều kiện xã hội: Trình độ dân trí ở một số vùng còn thấp, phong tục tập
quán còn lạc hậu, trong nhận thức làm ăn còn tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trông chờ ỷ
nại, chậm đổi mới trong cách nghĩ và cách làm. Đời sống nhân dân còn ở mức
thấp, tính đến năm 2010 tuy số hộ nghèo giảm xuống còn 5,1%, nhưng số hộ cận
nghèo và nguy cơ tái nghèo còn khá lớn, sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp
18


dân cư ngày một tăng. Nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý ... vẫn xảy ra gây
nhiều hậu quả nghiêm trọng và phức tạp. Những khó khăn trên là trở ngại, thách
thức đối với Yên Bình trong phát triển kinh tế - xã hội mà huyện phải vượt qua.
Kết quả một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu
giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu
1. Dân số trung bình
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

ĐV
tính
Người

Mục tiêu
QH đến
2010
110.170

%

Kết quả

TH 2010

So sánh
TH với
QH

105.525 Không đạt

1,0

1,0

1.126.770 1.332.000

Đạt

2. Giá trị sản xuất (giá CĐ 1994)

Tr.đ

Vượt MT

- Nông lâm nghiệp

Tr.đ

215.848

263.850


Vượt MT

- Công nghiệp Xây dựng

Tr.đ

743.981

890.250

Vượt MT

- Dịch vụ

Tr.đ

166.941

177.900

Vượt MT

3. Tăng trưởng KT BQ hàng năm

%

11,5

15,1


Vượt MT

- Nông lâm nghiệp

%

6,3

5,5

Không đạt

- Công nghiệp Xây dựng

%

12,5

23,6

Vượt MT

- Dịch vụ

%

15,3

21,8


Vượt MT

4. Cơ cấu kinh tế

%

100

100

- Nông lâm nghiệp

%

15

19,8

Không đạt

- Công nghiệp Xây dựng

%

72

66,8

Không đạt


- Dịch vụ

%

13

13,4

Vượt MT

Tr.đ

13,8

15,5

Vượt MT

%

64

64,2

Vượt MT

7. Sản lượng lương thực có hạt

Tấn


29.713

25.590,4

Không đạt

- BQ lương thực có hạt/người

Kg

269,7

242

Không đạt

8. Tỷ lệ hộ nghèo

%

7

5,5

Không đạt

9. Tổng số xã có điện lưới




26

26

Đạt

10. Tổng số xã có đường ô tô



26

26

Đạt

11. Tỷ lệ xã phổ cập GD THCS

%

88,5

100

Vượt MT

12. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo

%


25

35,0

Vượt MT

Bác sỹ

5,0

3,9

Không đạt

- Tỷ lệ TE được tiêm đủ 7 loại vắc xin

%

99

99

Đạt

- Tỷ lệ TE dưới 5 tuổi SDD

%

20


22

Không đạt

5. Thu nhập BQ đầu người/năm
6. Tỷ lệ che phủ của rừng

13. Số bác sỹ/ vạn dân

19


- Tỷ lệ bướu cổ/ dân số

%

10

6,0

Vượt MT

- Tỷ lệ sốt rét/ dân số

%o

0,3

0,5


Không đạt

máy

7

30

Vượt MT

- Tỷ lệ hộ được nghe Đài TNVN

%

95

97

Vượt MT

- Tỷ lệ hộ được xem Đài THVN

%

90

97

Vượt MT


15. Tổng vốn đầu tư 2006-2010

Tr. đ

2.614

2.650

Vượt MT

14. Thông tin – truyền thông
- Mật độ điện thoại/100 dân

Phần thứ hai:
ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 2011 - 2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020
I/ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Cùng với những tác động của nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, điều
kiện kinh tế - xã hội của huyện có nhiều biến động. Vì vậy việc rà soát, xác định
lại các mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện để làm cơ sở
cho việc huy động, sử dụng mọi nguồn lực, nhằm đưa kinh tế - xã hội phát triển
cao hơn. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII, Đảng bộ
huyện lần thứ XXI. Huyện Yên Bình tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2015 và những định hướng lớn đến năm 2020
được xác định với những quan điểm sau:
1. Phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm
nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng; thương mại dịch vụ. Phấn đấu
năm 2015 cơ cấu kinh tế do huyện quản lý: Nông, lâm nghiệp 10%, Công nghiệp –
Xây dựng 76%, Thương mại – Dịch vụ 14%. Trong sản xuất công nghiệp quan tâm

sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, chế biến nông lâm sản, quy mô nhỏ và vừa theo
hướng tập trung trong các cụm công nghiệp.
2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải khai thác được tiềm năng thế
mạnh sẵn có của huyện, phải gắn với sự phát triển các thị trấn, thị tứ và các trung
tâm cụm xã phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến 2015 và năm
2020 và khai thác được lợi thế gần thành phố Yên Bái và trung tâm tỉnh lỵ.
3. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, sản xuất theo cơ chế thị trường.
Gắn phát triển kinh tế với thế trận quốc phòng toàn dân; kinh tế với bảo vệ môi
trường sinh thái; đảm bảo an sinh và công bằng xã hội, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
4. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với công nghiệp hoá - hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo tinh thần nghị quyết
Trung 7 (khóa X).
II/ MỤC TIÊU VÀ ĐIỀU CHỈNH CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Tiếp tục duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo sự chuyển biến về chất và
20


lượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác mọi tiềm năng, thế
mạnh, thúc đẩy toàn diện công cuộc đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, đặc biệt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xây dựng
nông thôn mới. Trong đó, ưu tiên phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất
hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Tích cực thu hút đầu tư để phát triển mạnh sản xuất Công nghiệp –
Tiểu thủ công nghiệp; Thương mại – Dịch vụ, du lịch và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhằm đảm bảo cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững.
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực. Phát huy tối đa
nội lực, tranh thủ các yếu tố bên ngoài. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ đảm bảo

cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh
thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người
lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
2. Điều chỉnh các phương án phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2015 và
đến năm 2020:
Căn cứ tình hình phát triển thực tế của huyện, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục
phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn trong các thời kỳ sau để đạt mục tiêu
giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người, nhằm tránh nguy
cơ tụt hậu và phát triển không tương sứng với tiềm năng sẵn có của địa phương.
Với mục tiêu phấn đấu như vậy, dự kiến điều chỉnh các phương án phát triển
kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 – 2015 và đến năm 2020 như sau:
2.1. Phương án thấp
Phương án này được tính toán trên cơ sở dự đoán tình hình kinh tế - xã hội
của huyện phát triển bình thường. Các mục tiêu về tăng trưởng GDP và tổng vốn
đầu tư phát triển được điều chỉnh tăng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm so với
phương án dự phòng đã đề ra trong quy hoạch cũ. Thu nhập bình quân đầu người
đến năm 2015 đạt khoảng 25 triệu đồng/người/năm tăng gấp 1,6 lần so với năm
2010. Đến năm 2020 đạt khoảng 40 triệu đồng/người/năm tăng gấp 2,6 lần so với
năm 2010. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 – 2015 là 6.000 tỷ đồng.
Phương án này sẽ thực hiện được mà không đòi hỏi phải quyết tâm cao.
Một số chỉ tiêu chủ yếu phương án thấp
TT

1

2

Chỉ tiêu
Tăng trưởng GDP bình
quân 5 năm

- Nông lâm nghiệp
- Công nghiệp - XD
- Thương mại - DV
Cơ cấu kinh tế
- Nông lâm nghiệp
- Công nghiệp - XD
- Thương mại - DV

ĐVT

Năm 2015
Mục
Điều
tiêu
chỉnh

Mục tiêu
đến năm

%

12

15,1

15,6

%
%
%

%
%
%
%

6,2
12,7
15,42
100
14
71
15

5,7
22
21

5,6
19
21
100
12
73
15

21

13,5
72
14,5



3
4

Thu nhập BQ
Tổng vốn đầu tư

Tr.đồng
Tỷ đồng

22,97
4.165

25
6.000

40
8.000

2.2. Phương án trung bình (Phương án chọn)
Phương án này được tính toán trên cơ sở điều chỉnh các mục tiêu của
phương án chọn đã đề ra trong quy hoạch cũ theo hướng tăng các mục tiêu tăng
trưởng GDP và tổng vốn đầu tư phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh hơn.
Thu nhập bình quân đầu người đến 2015 đạt khoảng 30 triệu đồng/người/năm, tăng
gấp 1,9 lần so với năm 2010, bằng 120% so với mức thu nhập bình quân chung của tỉnh.
Đến năm 2020 đạt khoảng 70 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2010.
Tổng vốn đầu tư phát triển 2011-2020 là 20.500 tỷ đồng.
Thực hiện theo phương án này là phù hợp với điều kiện thực tế của huyện.
Một số chỉ tiêu chủ yếu phương án trung bình

TT

1

2

3
4

Chỉ tiêu
Tăng trưởng GDP bình
quân 5 năm
- Nông lâm nghiệp
- Công nghiệp - XD
- Thương mại - DV
Cơ cấu kinh tế
- Nông lâm nghiệp
- Công nghiệp - XD
- Thương mại - DV
Thu nhập BQ
Tổng vốn đầu tư

ĐVT

Năm 2015
Mục
Điều
tiêu
chỉnh


Mục tiêu
đến năm

%

12,5

15,5

15,5

%
%
%
%
%
%
%
Tr.đồng
Tỷ đồng

6,6
13,3
15,58
100
12
73
15
24
4.479


5,5
24
22

5,5
20,0
21,7
100
5,6
78,6
15,8
70
10.500

10
76
14
30
10.000

2.3. Phương án cao
Phương án này được tính toán trên cơ sở điều chỉnh các mục tiêu của
phương án cao đã đề ra trong quy hoạch cũ theo hướng điều chỉnh tăng các mục
tiêu tăng trưởng GDP và tổng vốn đầu tư phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
nhanh hơn. Thu nhập bình quân đầu người đến 2015 đạt khoảng 40 triệu
đồng/người/năm, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010, đến năm 2020 đạt khoảng 80 triệu
đồng/người/năm, tăng gấp 5,2 lần so với năm 2010. Tổng vốn đầu tư phát triển 2011-2020
là 25.000 tỷ đồng.
Đây là phương án đặt ra để phấn đấu tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nền kinh tế,

nếu shuy động được vốn đầu tư thì sẽ thực hiện theo phương án này.

22


Một số chỉ tiêu chủ yếu phương án cao
TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tăng trưởng GDP bình
quân 5 năm
- Nông lâm nghiệp
- Công nghiệp – XD
- Thương mại – DV
Cơ cấu kinh tế
- Nông lâm nghiệp
- Công nghiệp - XD
- Thương mại - DV
Thu nhập BQ
Tổng vốn đầu tư

1

2

3
4


Năm 2015
Mục
Điều
tiêu
chỉnh

Mục tiêu
đến năm

%

13,5

16

16,2

%
%
%
%
%
%
%
Tr.đồng
Tỷ đồng

7,0
14,5

16,12
100
12
73
15
26,2
5.155

6,0
24,5
23

6,5
21
22
100
5
80
15
70
12.000

9
76
15
40
13.000

3. Điều chỉnh một số mục tiêu chủ yếu (Theo phương án chọn)


Chỉ tiêu
1. Dân số trung bình
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

ĐV
tính
Người

Kết quả
TH 2010

Mục tiêu
đến 2015
theo QH


Dự kiến
điều
chỉnh QH
đến 2015

Mục tiêu
2020

105.525

115.127

107.500


109.500

1,0

0,85

1,0

1,0

%

2. Giá trị sản xuất (giá CĐ 1994)

Tr.đ

1.332.000

3.690.480

3.435.000

8.105.000

- Nông lâm nghiệp

Tr.đ

263.850


297.121

345.000

450.000

- Công nghiệp Xây dựng

Tr.đ

890.250

3.049.033

2.610.000

6.375.000

- Dịch vụ

Tr.đ

177.900

344.326

480.000

1.280.000


3. Tăng trưởng KT BQ hàng năm

%

15,1

12,5

15,5

15,5

- Nông lâm nghiệp

%

5,5

6,6

5,5

5,5

- Công nghiệp Xây dựng

%

23,6


13,3

24

20

- Dịch vụ

%

21,8

15,58

22

20

4. Cơ cấu kinh tế

%

100

100

100

100


- Nông lâm nghiệp

%

19,8

13

10

10

- Công nghiệp Xây dựng

%

66,8

72

76

75

- Dịch vụ

%

13,4


15

14

15

Tr.đ

15,5

24

30

70

%

64,2

72

65

66

5. Thu nhập BQ đầu người/năm
6. Tỷ lệ che phủ của rừng

23



7. Sản lượng lương thực có hạt

Tấn

25.590,4

32.777

26.885

27.100

- BQ lương thực/người

Kg

242

284,7

250

250

8. Tỷ lệ hộ nghèo

%


5,5

5

4

4

9. Tổng số xã có điện lưới



26

26

26

26

10. Tổng số xã có đường ô tô



26

26

26


26

11. Tỷ lệ xã phổ cập GD THCS

%

100

100

100

100

12. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo

%

35,0

30

45,0

55,0

Bác sỹ

3,9


7

5

7

- Tỷ lệ TE tiêm đủ 7 loại vắc xin

%

99

99

99

99

- Tỷ lệ TE dưới 5 tuổi SDD

%

22

20

15

12


- Tỷ lệ bướu cổ/dân số

%

6,0

8,0

5,5

5,0

- Tỷ lệ sốt rét/dân số

%o

0,5

0,2

0,45

0,35

máy

30

10


60

90

- Tỷ lệ hộ được nghe Đài TNVN

%

97

85

100

100

- Tỷ lệ hộ được nghe Đài THVN

%

97

90

100

100

Tr. đ


2.650

4.479

10.000

10.500

13. Số bác sỹ/ vạn dân

14. Thông tin – truyền thông
- Mật độ điện thoại/100 dân

15. Tổng vốn đầu tư

III/ ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC CHỦ YẾU THỜI KỲ 2011 - 2015
VÀ ĐẾN 2020
1. Quy hoạch sử dụng đất:

- Dự kiến quy hoạch sử dụng đất năm 2015:
+ Đất nông nghiệp 56.049,78 ha, chiếm 72,55% diện tích tự nhiên, tăng 1.689,27 ha
so với năm 2010, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 10.154,57 chiếm 13,14%, đất lâm
nghiệp 45.383,95 ha chiếm 58,74%, đất nuôi trồng thuỷ sản 504,72 ha, chiếm 0,65%.
+ Đất phi nông nghiệp 20.627,17 ha, chiếm 26,7% diện tích tự nhiên, giảm
1.616,45 ha so với năm 2010, trong đó: Đất ở 650,34 ha, đất chuyên dùng 3.978,41
ha, đất tôn giáo tín ngưỡng 5,45 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 127,18 ha, đất sông
suối mặt nước 15.861,69 ha, đất phi nông nghiệp khác 4,1 ha.
+ Đất chưa sử dụng 584,84 ha, chiếm 0,76% diện tích tự nhiên, giảm 72,82
ha so với năm 2010, trong đó: Đất bằng chưa sử dụng 0,56 ha, đất đồi núi chưa sử

dụng 12,62 ha, đất núi đá không có rừng cây 571,66 ha.
2. Ngành nông lâm nghiệp
2.1. Phương hướng phát triển:
- Đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với thị trường và tiêu
thụ sản phẩm ổn định; nhằm tăng thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác, nâng cao
đời sống nhân dân và đáp ứng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến.
24


- Hoàn thành việc giao đất giao rừng, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng
đất phát triển kinh tế hộ theo hướng trang trại, kinh tế hợp tác gắn với dịch vụ chế
biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Đầu tư nâng cấp hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng xây dựng nông
mới gắn với phát triển ngành nghề, giải quyết tốt lao động dư thừa trong nông
nghiệp. Đào tạo nghề cho nông dân để nâng cao năng suất, chất lượng lao động, tạo
nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động và cho các cơ sở công nghiệp.
- Phát triển chăn nuôi gắn với phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao
đời sống nhân dân, giữ gìn an ninh xã hội.
- Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống dịch
bệnh cho người và đối tượng nuôi.
- Khai thác triệt để các nguồn gen tốt của các giống vật nuôi truyền thống
của địa phương. Tiếp thu và ứng dụng các giống mới có năng suất, chất lượng và
hiệu quả.
- Tập trung phát triển chăn nuôi cá lồng trên hồ thành vùng sản xuất hàng
hoá.
- Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, theo quy hoạch, phát huy lợi
thế của huyện. Đưa các giống cá mới có năng suất, chất lượng cao vào nuôi bán
thâm canh và thâm canh.
- Khai thác có hiệu quả với mục đích vừa tận dụng mặt nước hồ để nuôi trồng

thủy sản; đồng thời kết hợp với công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản để
phát huy thế mạnh của huyện trong lĩnh thủy sản
2.2. Mục tiêu:
Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp (theo giá cố định 1994) đến năm
2015 đạt 345.000 triệu đồng, tăng so với mục tiêu quy hoạch cũ là 47.879 triệu
đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 - 2015 bằng 5,5%/năm; Đến năm
2020 giá trị sản xuất đạt 450.000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm
2016 - 2020 bằng 5,5%/năm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông lâm nghiệp: Điều chỉnh tỷ trọng ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản so với mục tiêu quy hoạch cũ lần lượt như sau:
giảm 10,5%, tăng 13% và giảm 2,5%.
- Tăng cơ cấu đàn gia súc gia cầm. Tiến hành chọn lọc, lai tạo giống tăng
năng suất chất lượng, giảm tiêu tốn thức ăn, hạ giá thành sản phẩm.
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi nhằm tổ chức chăn nuôi một cách hợp lý
trên cơ sở có các giải pháp xử lý, tận dụng nguồn phân phế thải, góp phần cung cấp
nguồn phân hữu cơ cho cây trồng, cải tạo đất, phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi,
cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho nhân dân trong vùng. Phát triển chăn nuôi
nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao mức thu nhập cho nhân dân, góp
phần xoá đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi thủy sản trong toàn huyện, tận dụng các
diện tích có thể để phát triển thủy sản như ao, hồ, đập, sông Chảy nhằm đưa năng
suất cá 25tạ/ha và khai thác hàng năm trên 2.500 tấn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền và tập huấn, nâng cao ý thức cho người
dân để bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản trên hồ.
25


×