Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

TÌM HIỂU CÔNG tác TU CHỈNH hải đồ và QUẢN lý hải đồ TRÊN tàu BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 52 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

NGUYỄN NHƯ KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÔNG TÁC TU CHỈNH HẢI ĐỒ
VÀ QUẢN LÝ HẢI ĐỒ TRÊN TÀU BIỂN

HẢI PHÒNG – 2015


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

NGUYỄN NHƯ KHÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÔNG TÁC TU CHỈNH HẢI ĐỒ
VÀ QUẢN LÝ HẢI ĐỒ TRÊN TÀU BIỂN

NGÀNH: KHOA HỌC HÀNG HẢI

MÃ SỐ: D840106

CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN

Người hướng dẫn khoa học: Ths. Mai Văn Hoàng
Ths. Nguyễn Thái Dương

HẢI PHÒNG – 2015




LỜI CẢM ƠN
Thông qua đề tài này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong
khoa Hàng Hải - trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã giảng dạy, truyền đạt
cho em những kiến thức trong suốt thời gian em học tập tại trường và tạo điều
kiện cho em để em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Mai Văn Hoàng và thầy Nguyễn
Thái Dương, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt
thời gian em làm đề tài tốt nghiệp này.
Do kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên đề tài của em chắc
chắn không thể tránh khỏi được những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý
của các thầy để em có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày …...tháng …năm……….
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Như Khôi

i


MỤC LỤC

ii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
ANM

Giải thích
Admiralty Notices to Mariners

NM

Notices to Mariners

NP

Nautical Publications

UKHO
IMO

United Kingdom Hydrographic Office
International Maritime Organization

SOLAS

International Regulation for the Safety of Life at Sea

ECDIS

Electronic Chart Display and Information System

VBA


Visual Basic Application

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng

Nội dung

Trang

2.1

Số thông báo hiệu chỉnh cho từng hải đồ theo từng tuần

34

2.2

Bảng chính

34

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình

Nội dung

Trang

1.1

Hình dạng Trái Đất

3

1.2

Phép chiếu phương vị

7

1.3

Phép chiếu hình nón

8

1.4

Phép chiếu hình trụ

9


1.5

Phép chiếu Mecator

9

2.1

Bút viết loại 0.18 mm và 0.25 mm

14

2.2

Bút chì loại 2B và 7H

14

2.3

Tẩy chì

15

2.4

Keo dán

15


2.5

Thước song song loại lăn và trượt

16

2.6

Thước thẳng

16

2.7

Compa đo và compa vẽ

16

2.8

Dao nhọn

17

2.9

Thước vẽ kỹ thuật

17


2.10

Thước định hình

18

2.11

Lưỡi cưa nhỏ

18

2.12

Lệnh Insert – Điền vào

20

v


2.13

Lệnh Amend – Sửa

21

2.14

Lệnh Replace/Substitute – Thay thế


21

2.15

Lệnh Move – Dịch chuyển

21

2.16

Lệnh Delete – Hủy bỏ

22

2.17

Giấy can hiệu chỉnh

22

2.18

Sử dụng giấy can hiệu chỉnh

23

2.19

Mảnh hải đồ được cắt từ ANM


24

2.20

Số hiệu thông báo được ghi lên hải đồ hải đồ

25

2.21

Mảnh Block được dán lên hải đồ

25

2.22

Danh mục các hải đồ bị ảnh hưởng

26

2.23

Danh mục các thông báo và biên mục hải đồ

26

2.24

Nội dung của thông báo hiệu chỉnh số 3839


26

2.25

Sơ đồ khối của các loại tu chỉnh

28

2.26

Danh sách những thông báo T&P

31

2.27

Ghi chép vào nhật ký tu chỉnh hải đồ

32

2.28

Ghi chép vào cuối tờ hải đồ

32

vi



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển cả luôn luôn biến đổi không ngừng, những mục tiêu vật cản nguy
hiểm ảnh hưởng đến hành trình của tàu theo thời gian có thể mất đi hoặc xuất
hiện thêm. Bên cạnh đó, hệ thống phao tiêu phục vụ cho hành trình an toàn của
tàu ngày một được đầu tư nâng cấp, độ sâu luồng lạch hay những đường cáp
ngầm có thể thay đổi luôn tục…Do đó để tàu hành trình an toàn thì một trong
những tài liệu quan trọng không thể thiếu là hải đồ phải luôn luôn được cập nhật
mới nhất, phải được tu chỉnh cẩn thận trước mỗi chuyến đi và cả trong khi hành
trình, sao cho trên hải đồ phải luôn phản ánh được một cách chính xác nhất điều
kiện hiện tại của biển cả.
Do đó, đề tài “Tìm hiểu công tác tu chỉnh hải đồ và quản lý hải đồ” là
một đề tài mang tính cấp thiết cao.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích nghiên cứu khi thực hiện đề tài:
- Tìm hiểu, nắm vững về công tác tu chỉnh hải đồ:
+ Các tài liệu, dụng cụ cần thiết cho công tác tu chỉnh;
+ Các bước tiến hành tu chỉnh;
+ Nêu ra những vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình tu chỉnh đồng
thời là đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tu chỉnh.
- Tìm hiểu về công tác quản lý hải đồ:
+ Hệ thống quản lý hải đồ;
+ Bộ hồ sơ hải đồ
+ Cách sắp xếp và bảo quản hải đồ trên tàu.

1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

+ Tìm hiểu về hải đồ, các tài liệu và vật dụng liên quan đên tu chỉnh hải
đồ;
+ Bộ hồ sơ hải đồ và các tài liệu liên quan khác.
- Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vào tìm hiểu, nghiên cứu công
tác tu chỉnh hải đồ, những vấn đề gặp phải và đưa ra biện pháp nâng cao hiệu
quả công tác tu chỉnh hải đồ.
4. Phương pháp nghiên cứu khoa học
Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu chủ yếu đó là:
Tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác tu chỉnh,
quản lý hải đồ, đồng thời tiến hành thao tác thực tế trên phòng bộ môn của khoa
để nắm bắt được những kiến thức phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là một tư liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên muốn tìm
hiểu về công tác tu chỉnh hải đồ. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài, em
cũng đã tự tìm hiểu thêm được cho mình rất nhiều những kiến thức, từng bước
làm quen với công việc thực tế sau này của mình.

2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HẢI ĐỒ
1.1 Hình dáng kích thước Trái Đất
1.1.1 Hình dạng Trái Đất
Trái Đất là một vật thể có hình dạng biến đổi không đều. Mô hình Trái
Đất gần đúng theo mực nước biển trung bình gọi là Geoid. Đó là mô hình mà
mặt phẳng tiếp xúc với nó ở mọi điểm luôn vuông góc với đường dây dọi.

Hình 1.1 Hình dạng Trái Đất
1- Biển, đại dương;

2- Mặt Elipsoid;
3- Phương dây dọi;
4- Lục địa;
5- Mặt Geoid.
Trong một số ngành kỹ thuật mà độ chính xác đòi hỏi không cao, ở mức
độ gần đúng có thể coi Trái Đất là hình cầu. Còn trong những ngành kỹ thuật đòi
hỏi độ chính xác cao thì coi Trái Đất có dạng Elipsoid tròn xoay có độ dẹt nhỏ
gọi là Spheroid. Sự khác nhau giữa bề mặt Geoid và Spheroid không quá 150 m.
Nếu coi Trái Đất là hình cầu thì bán kính R = 6.371.093 m.
1.1.2 Kích thước của Trái Đất
Nếu cắt hình Spheroid của Trái Đất bằng một mặt phẳng đi qua trục nhỏ,
sẽ cho một Elip kinh tuyến với bán trục lớn a và bán trục nhỏ b. Độ dẹt của hình
Spheroid là tỷ số của hiệu bán trục (a-b) và bán trục lớn a.

3


Độ dẹt của Trái Đất:

f = = 1-

Elip kinh tuyến được đặc trưng bởi độ lệch tâm e:
e2 = = 1 - = 2f – f2
Xác định các thành phần Spheroid của Trái Đất, được tiến hành ở các
nước vào các thời điểm khác nhau và cũng sử dụng các kích thước trắc địa khác
nhau. Do vậy, các số liệu tính toán trong các phép chiếu hải đồ của các quốc gia
khác nhau sẽ có sự sai khác, nên mạng lưới kinh vĩ độ cũng khác nhau ở một
mức độ nhất định.
Các nước khác nhau thừa nhận các giá trị khác nhau của Elipsoid. Do vậy,
các số liệu tính toán trong các phép chiếu hải đồ của các quốc gia khác nhau thì

sẽ có sự sai khác nên mạng lưới kinh vĩ độ cũng khác nhau ở một mức độ nhất
định.
Mốc chuẩn Châu Âu khởi đầu từ Posdam (Cộng hòa Đức) dựa trên cơ sở
Elip Haiford 1910 và được công nhận là Elipsoid quốc tế năm 1924:
a = 6.378.388 m

b = 6.356.912 m

e = 0,08199189

f = 1/297

Hệ trắc địa WGS 84:
a = 6.378.137 m

b = 6.356.752 m

e = 0,081819791

f = 1/298,36

1.2 Hải đồ, phép chiếu hải đồ
1.2.1 Hải đồ
Hải đồ là một bản đồ dùng để thể hiện một phần bề mặt Trái Đất, gồm:
Bờ biển, hải đảo, độ sâu đáy biển, chướng ngại vật nguy hiểm, mục tiêu hàng
hải, thông tin về hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải,…Hải đồ được sử dụng để
xác định vị trí tàu, vạch hướng đi của tàu và dự kiến các phương pháp hàng hải
trong thời gian và khu vực mà tàu sẽ hành trình.
Trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp toán học, cần tính toán và
thiết lập mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ giữa tọa dộ địa lý của các điểm trên bề

mặt Trái Đất với hình chiếu của chúng trên mặt phẳng. Thông tin cơ bản trên hải
4


đồ, gồm: dạng phép chiếu, tỷ lệ xích hải đồ, vĩ độ chuẩn, mạng kinh vĩ, đường
ngắn nhất, đường hằng hướng,…
Hải đồ giấy đã được lưu hành từ lâu và vẫn đang là tài liệu không thể
thiếu được của người đi biển. Hải đồ phục vụ công tác dẫn tàu và còn là cơ sở
pháp lý xác định các nguyên nhân tai nạn, rủi ro trên biển. Theo SOLAS, hải đồ
là một ấn phẩm bắt buộc phải trang bị và duy trì tu chỉnh thường xuyên cho tàu
biển.
Hải đồ điện tử không phải là phiên bản đơn giản của hải đồ giấy mà có
tính năng và giới hạn hoàn toàn khác so với hải đồ giấy. Hiện nay, hải đồ điện tử
đang được từng bước áp dụng song song với hải đồ giấy và dần hoàn thiện, từng
bước thay thế phần lớn chức năng của hải đồ giấy. Hải đồ điện tử có tính pháp lý
như hải đồ giấy nếu nó hoàn thiện, thỏa mãn các tính năng kỹ thuật theo yêu cầu
của Tổ chức Hàng Hải thế giới IMO.
1.2.1.1 Thông tin trên hải đồ
Trên các hải đồ hàng hải thường biểu diễn:
- Hình dạng bờ biển, núi (đường đẳng cao), một phần lục địa ven cửa sông,
bãi cát đầm lầy. Biểu diễn các đường đẳng sâu, ghi các giá trị độ sâu tại các
điểm khảo sát với mật độ khác nhau (độ sâu tính từ đáy biển đến số 0 hải đồ);
- Ghi lại các chướng ngại vật nguy hiểm cho sự đi lại của tàu bè như đá
ngầm, san hô, tàu đắm, khu vực hủy chất nổ, khu vực tập trận,…
- Đưa ra các thông số thông báo về khí tượng thủy văn, dòng hải lưu, dòng
thủy triều, gió mùa, khảo sát về sự thay đổi của địa từ trường Trái đất;
- Ghi lại các trạm hải đăng, tầm nhìn xa của nó, các phao tiêu, racon và các
thiết bị phụ trợ hàng hải khác nếu có;
- Các khu vực neo, các hướng dẫn tàu vào luồng;
- Biểu diễn các vòng tròn phương vị;

- Các loại ký mã hiệu khác;
- Vùng biểu diễn của hải đồ;
- Đường giới hạn khung hải đồ, cách chia độ trên khung vĩ tuyến;
5


- Tỷ lệ xích hải đồ;
- Những chú ý khi ghép nối, liên kết hải đồ;
Và nhiều những thông tin có liên quan khác như số hiệu hải đồ, năm xuất
bản, cơ quan xuất bản, hệ trắc địa,…
1.2.1.2 Tỷ lệ xích hải đồ
Khi biểu diễn bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng bao giờ cũng thu nhỏ theo
một tỷ lệ nhất định nào đó. Mức độ thu nhỏ giữa hình ngoài thực địa và hình
trên hình chiếu gọi là tỷ lệ xích hải đồ.
Mặt khác, khi biểu diễn bề mặt khối Elipsoid Trái Đất lên mặt phẳng bao
giờ cũng có sai số. Có những nơi yếu tố thể hiện trên hải đồ bị co lại và cũng có
những nơi các yếu tố thể hiện trên hải đồ bị giãn ra, hình dáng bị méo,…Song
cũng có những điểm hoặc theo những hướng nhất định trên hải đồ không có sai
số hoặc sai số không đáng kể.
Tỷ lệ xích chuẩn: Trên những điểm không có sai số thì tỷ lệ xích hải đồ
phản ánh chính xác mức độ thu nhỏ của hải đồ so với thực địa và gọi là tỷ lệ
xích chuẩn. Trên thực tế, tỷ lệ xích chuẩn là tỷ lệ xích xác định tại vĩ tuyến
chuẩn sử dụng cho toàn bộ tờ hải đồ.
Tỷ lệ xích riêng: Càng xa các điểm hay các đường có tỷ lệ xích chuẩn thì
sai số càng lớn, tỷ lệ xích hải đồ không phản ánh chính xác mức độ thu nhỏ của
hải đồ. Ở những nơi đó tỷ lệ xích lớn hơn hay nhỏ hơn tỷ lệ xích chuẩn và gọi là
tỷ lệ xích riêng.
Tỷ lệ xích bằng số: Là một phân số với tử số là một đơn vị, mẫu số cho
biết bao nhiêu đơn vị ngoài thực địa ứng với một đơn vị trên mặt phẳng chiếu.
Hay có thể hiểu mẫu số là nghịch đảo của tỷ lệ xích.

Thước tỷ lệ: Là một đoạn thẳng được chia thành những phần nhỏ, cho biết
bao nhiêu đơn vị ngoài thực địa tương ứng với một phần nhỏ của thước. Muốn
đổi tỷ lệ xích bằng số ra thước tỷ lệ, thì lấy mẫu số của nó chia cho độ lớn của
đơn vị thể hiện.
1.2.2 Phép chiếu hải đồ
6


1.2.2.1 Phân loại phép chiếu hải đồ
 Theo đặc điểm biến dạng:
- Phép chiếu đẳng giác là các phép chiếu thể hiện giá trị của góc không có
sai số. Phép chiếu này cho phép nhận được hình dáng đúng đắn của đối tượng
thể hiện trên mặt phẳng chiếu, nhưng kích thước thì thay đổi.
- Phép chiếu đẳng diện cho phép thể hiện hải đồ với giá trị diện tích của các
đối tượng được thể hiện một cách chính xác nhưng hình dáng của chúng bị thay
đổi.
- Phép chiếu tự do là phép chiếu không đẳng diện, không đẳng giác.
- Phép chiếu đẳng cự (đẳng khoảng cách) là một trong những phép chiếu tự
do. Phép chiếu này thể hiện khoảng cách theo những hướng chính không thay
đổi và bằng tỷ lệ chính.


Theo dạng hình học bề mặt hỗ trợ:

- Phép chiếu phương vị: Là phép chiếu mà bề mặt hình học hỗ trợ là một
mặt phẳng tiếp xúc hoặc cắt bề mặt Trái Đất. Nếu chọn điểm tiếp xúc là điểm
cực thì hình chiếu của các vĩ tuyến là các vòng tròn đồng tâm, hình chiếu của
các kinh tuyến là bán kính. Hiệu kinh độ ngoài thực địa bằng hiệu kinh độ trên
hình chiếu.


Hình 1.2 Phép chiếu phương vị

7


Điểm tiếp xúc có:
φ = 90o

Phép chiếu cực – pháp tuyến.

φ = 0o

Phép chiếu xích đạo ngang.

φ bất kỳ

Phép chiếu xiên.

- Phép chiếu hình nón: Là phép chiếu mà bề mặt hình học hỗ trợ là hình
nón tiếp xúc hoặc cắt Trái Đất. Nếu trục Trái đất trùng với trục hình nón, hình
chiếu của các vĩ tuyến là các vòng tròn đồng tâm, hình chiếu của các kinh tuyến
là các đường thẳng đồng quy tại P (đỉnh hình nón). Hiệu kinh độ ngoài thực địa
tỷ lệ với hiệu kinh độ trên hình chiếu, tâm chiếu là tâm cầu.

Hình 1.3 Phép chiếu hình nón
Nếu trục hình nón trùng với trục Trái đất, gọi là phép chiếu hình nón pháp
tuyến.
Nếu trục hình nón vuông góc với trục Trái đất, gọi là phép chiếu hình nón
ngang;
Nếu trục hình nón xiên với trục Trái đất, gọi là phép chiếu hình nón xiên.

- Phép chiếu hình trụ: Là phép chiếu mà bề mặt hình học hỗ trợ là một
hình trụ tiếp xúc hoặc cắt Elipsoid Trái đất.

8


Hình 1.4 Phép chiếu hình trụ
Tùy thuộc vào trục của hình trụ mà có các tên gọi như sau:
Trục hình trụ trùng với trục Trái đất, gọi là phép chiếu hình trụ pháp
tuyến;
Trục hình trụ vuông góc với trục Trái đất, gọi là phép chiếu hình trụ
ngang;
Trục hình trụ xiên với trục Trái đất, gọi là phép chiếu hình trụ xiên.
Phép chiếu hình trụ có tâm chiếu lầ tâm cầu, ở phép chiếu hình trụ pháp
tuyến, hình chiếu của các kinh tuyến và các vĩ tuyến là các đường thẳng song
song với góc cắt của các kinh tuyến và vĩ tuyến trên mặt phẳng chiếu bằng 90°.
Trong những phép chiếu hình trụ như trên thì chỉ có phép chiếu mang tên
nhà hàng hải Mecator là thỏa mãn được các yêu cầu cơ bản của hải đồ đi biển.
Phép chiếu hải đồ Mecator là phép chiếu hình trụ pháp tuyến đẳng giác. Một
hình trụ tròn xoay ngoại tiếp với bề mặt Trái đất tại xích đạo, tâm chiếu trùng
tâm O của Trái đất.

Hình 1.5 Phép chiếu Mecator
9


Ta chiếu các điểm trên bề mặt Trái đất lên mặt trụ, trải theo đường sinh
được mặt phẳng hay hải đồ. Hình chiếu của các kinh tuyến là các đường thằng
song song với nhau và vuông góc với các vĩ tuyến. Xây dựng phép chiếu hải đồ
Mecator, xích đạo được chọn là vĩ tuyến chuẩn.

1.2.2.2 Yêu cầu cơ bản đối với phép chiếu hải đồ
Hải đồ đi biển yêu cầu đảm bảo tính đẳng giác, đẳng diện, đẳng cự. Thực
địa cần thể hiện chính xác trên hải đồ, khoảng cách và hướng không thay đổi.
Tuy nhiên không có phép chiếu nào thỏa mãn tất cả các yêu cầu trên. Vì vậy chỉ
xem xét tới các yêu cầu cơ bản nhất đối với hải đồ:
- Phép chiếu hải đồ phải đảm bảo tính đẳng giác: Trên mỗi hải đồ đi biển,
cần thao tác nhiều yếu tố góc như: Đường tàu chạy, hướng tới mục tiêu, góc kẹp
tới mục tiêu,…Do vậy, yêu cầu phép chiếu hải đồ phải đảm bảo tính đẳng giác,
tức là góc ngoài thực địa sẽ bằng góc tương ứng trên hải đồ để công tác dẫn tàu
được an toàn.
- Đường hằng hướng là đường thẳng trên hải đồ Mecator: Trên biển, đường
dẫn tàu chính là đường hằng hướng, đường cắt các kinh tuyến dưới các góc bằng
nhau. Do đó muốn thao tác được tuyến đường nhanh chóng, chính xác thì yêu
cầu phép chiếu phải đảm bảo đường hằng hướng là đường thẳng.
- Độ biến dạng của hải đồ nằm trong giới hạn cho phép: Phép chiếu hải đồ
nào cũng chỉ có khả năng thỏa mãn được một vài yêu cầu của hải đồ đi biển.
Tuy nhiên các biến dạng khác của phép chiếu không được đảm bảo như: Diện
tích, cự ly,…phải nằm trong giới hạn cho phép để việc giải quyết các bài toán
thực tế có độ chính xác thỏa mãn các yêu cầu của Tổ chức Hàng Hải thế giới
IMO quy định.
1.3 Phân loại hải đồ
1.3.1 Hải đồ giấy
+ Hải đồ tham khảo: Sử dụng phép chiếu Mecator, tỷ lệ xích nhỏ, các
chướng ngại vật hay phao tiêu không được biểu diễn mà chỉ có các yếu tố liên

10


quan đến hàng hải như gió, hải lưu, các tuyến đường biển thông dụng quốc tế,
độ lệch địa từ,…

+ Hải đồ hàng hải: Phục vụ trực tiếp liên tục cho toàn chuyến đi gồm các
loại sau:
- Tổng đồ: Là loại hải đồ sử dụng phép chiếu Mecator có tỷ lệ xích từ
1/5.000.000 đến 1/500.000 để nghiên cứu chung cho toàn bộ chuyến đi. Trong
mỗi chuyến đi, sỹ quan hàng hải lập chuyến đi, dùng để thao tác sơ bộ tuyến
đường tàu chạy, biểu diễn vùng biển lớn,…
- Hải đồ đi biển: Sử dụng trong thời gian hành trình của tàu, để thao tác
đường đi, xác định vị trí tàu, hải đồ này thể hiện khá chi tiết các chướng ngại vật
và thiết bị phụ trợ hàng hải, tỷ lệ xích từ 1/500.000 đến 1/100.000, mô tả khá chi
tiết các đường đẳng sâu trên 10 m.
- Hải đồ khu vực: Tỷ lệ xích 1/100.000 đến 1/50.000 thể hiện khá chi tiết
bờ biển, phao tiêu,...dùng để dẫn tàu trong khu vực nguy hiểm, luồng hẹp, vùng
cảng, mô tả chi tiết các đường đẳng sâu trên 5 m.
- Hải đồ cảng (Bình đồ): Tỷ lệ xích từ 1/50.000 đến 1/5.000 dùng để thể
hiện đặc biệt chi tiết những khu vực nhỏ hơn như luồng lạch, vùng neo đậu, cầu
bến.
+ Hải đồ tham khảo: Là loại hải đồ dùng cho công tác hỗ trợ khác như hải đồ
Gnomonic, hải đồ Decca, Loran, Omega (hải đồ Decca, Loran, Omega có hai
loại, một loại có thể dung hàng hải được, một loại chỉ dùng để xác định vị trí tàu
rồi chuyển tọa độ sang hải đồ hàng hải để dẫn tàu.
1.3.2 Hải đồ điện tử
Hải đồ điện tử (Electronic Navigation Chart – ENC) là tệp dữ liệu vectơ
được sử dụng dạng dữ liệu kĩ thuật số. Nó được dựa theo tiêu chuẩn S-57 của tố
chức Thủy văn thế giới (International Hydrographic Organization). Những dữ
liệu này được dùng cho hệ thống hải đồ điện tử và hệ thống hiển thị thông tin,
hải đồ điện tử đã được IMO phê chuẩn và quy định các tính năng kĩ thuật trong
nghị định A.817 (19) về các tiêu chuẩn kĩ thuật cho ECDIS.
11



Khi được hiển thị trên màn hình của ECDIS, hải đồ điện tử có hình ảnh,
màu sắc cũng giống như hải đồ giấy thông thường. Ngoài màn hình hiển thị,
ECDIS còn có các công cụ khác để thao tác trên mặt hải đồ. Tín hiệu vị trí tàu
được kết nối với hệ thống sẽ cho phép hiển thị vị trí hiện tại của tàu trên hải đồ.
Ngoài ra, ECDIS còn được dùng trong hệ thống buồng lái tổ hợp. Khi được kết
nối với hệ thống AIS, VTS,…thì thông tin về các tàu bè lân cận và tình hình
giao thông trong khu vực tàu hành trình cũng được cung cấp trên màn hình.
Điều đó rất thuận lợi cho việc điều khiển tàu an toàn.
Hiện nay, có nhiều loại ECDIS của các hãng khác nhau chế tạo và đã
được ứng dụng trong thực tiễn đem lại hiệu quả cao.
1.4 Các yêu cầu về hải đồ trên tàu
Hải đồ phải được đảm bảo đầy đủ số lượng và phải là những ấn bản được
cập nhật mới nhất;
Những hình ảnh, số liệu trên hải đồ phải rõ nét, dễ nhìn. Nếu bị mờ,
không rõ nét thì cần thay thế ngay;
Công tác tu chỉnh hải đồ cần được tiến hành liên tục, đầy đủ và chính xác.
Sau khi tu chỉnh phải ghi chép vào nhật ký tu chỉnh và cuối tờ hải đồ;
Công tác bảo quản hải đồ cần được tiến hành thận trọng, tránh những ảnh
hưởng thời tiết bên ngoài và những sự cố do sỹ quan trên tàu gây ra làm cho hải
đồ bị hư hại, không thể sử dụng được;
Sắp xếp hải đồ một cách sắp xếp nhất định, tùy theo điều kiện hành trình
của tàu, đảm bảo sự thuận lợi nhất cho người sỹ quan khi tiến hành công việc
với hải đồ;

12


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÔNG TÁC TU CHỈNH HẢI ĐỒ
2.1 Sự cần thiết của công tác tu chỉnh hải đồ
Hải đồ là một trong những tài liệu vô cùng quan trọng của tàu, là căn cứ

chủ yếu cho tàu có thể hàng hải trên biển, vượt đại dương một cách an toàn và
hiệu quả.
Mọi sự việc đều không ngừng biến đổi, biển cả không là một ngoại lệ.
Theo thời gian biển có thể xuất hiện thêm hoặc mất đi những chướng ngại vật
như các bãi đá ngầm, những bãi san hô, những thay đổi về phao tiêu luồng lạch,
độ sâu, các đường cáp ngầm được đặt mới hay bị loại bỏ,… Do đó để tàu hành
trình một cách an toàn thì việc tất yếu đầu tiên phải làm đó là tu chỉnh hải đồ sao
cho hải đồ phản ánh một cách chính xác nhất những thay đổi mới nhất của biển
cả.
Tu chỉnh hải đồ là một công việc quan trọng và bắt buộc của người sỹ
quan hàng hải, cụ thể là công việc của Phó II, người mà theo chức trách, dưới sự
hướng dẫn và chỉ đọa của Thuyền trưởng sẽ chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đi.
Trước khi lập kế hoạch chuyến đi thì một việc cần thực hiện trước tiên đó là đó
là cập nhật và tu chỉnh hải đồ một cách tỉ mỉ, thận trọng bằng những thông báo
hàng hải mới nhất. Mặt khác tiếp tục thực hiện công tác tu chỉnh khi tàu hành
trình trên biển thông qua những thông báo nhận được bằng hệ thống vô tuyến
điện.
Nói tóm lại, tu chỉnh hải đồ là một công việc vô cùng quan trọng, cần
thiết, phải tiến hành liên tục để đảm bảo hải đồ trên tàu luôn phản ánh được
những thông tin mới nhất, chính xác nhất về biển cả, đại dương.
2.2 Các yêu cầu về tu chỉnh hải đồ
Việc tu chỉnh hải đồ phải đảm bảo chính xác, đầy đủ và rõ ràng. Trên hết
vị trí phải xác định chính xác, độ sâu và các biểu tượng phải rõ ràng, các chú
thích và mô tả phải đọc được;
Luôn luôn sử dụng ANM như là một tài liệu tham khảo chính cho công
việc tu chỉnh;
13


Khi sử dụng giấy can hiệu chỉnh để tu chỉnh thì chỉ sử dụng nó để xác

định vị trí, việc kẻ vẽ hình trên hải đồ không được copy từ giấy can mà phải
thực hiện bằng tay như bình thường;
Sau khi tu chỉnh xong phải kiểm tra lại cẩn thận, nếu đã chính xác thì tiến
hành ghi chép đầy đủ vào nhật kí tu chỉnh và cuối tờ hải đồ.
2.3 Các dụng cụ sử dụng cho công tác tu chỉnh hải đồ
Bút: Cần hai bút với nét có kích thước 0,18 mm và 0,25 mm. Dùng bút
nét 0,18 mm để kẻ thông tin mới vào hải đồ và bút nét 0,25 mm để gạch hay
xóa thông tin.

Hình 2.1 Bút viết loại 0.18 mm và 0.25mm
Mực: Thường dùng mực tím để tự mình có thể nhận rõ ràng phần đã sửa,
và cũng là để cho các cơ quan kiểm tra như PSC, đăng kiểm, bảo hiểm,…nhìn
thấy rõ việc tu chỉnh hải đồ đã được thực hiện.
Bút chì: Dùng loại bút chì mềm HB là loại tốt để ghi thông báo cho người
đi biển vào trong sổ ghi chép hiệu chỉnh hải đồ và chỉ số biên mục hải đồ (Chart
Correction Log and Folio Index – NP 133A). Loại bút chì HB có thể dùng cho
thao tác hải đồ, tuy nhiên có thể chọn loại bút chì mềm hơn như 2B.

Hình 2.2 Bút chì loại 2B và loại 7H

14


Bút chì 7H là loại bút chì cứng với nét nhọn sắc dùng để xác định các
điểm cần độ chính xác cao khi kết hợp với thước song song hoặc compa, hoặc
khi sử dụng giấy can hiệu chỉnh (Chart Correction Overlary).
Tẩy: Sử dụng loại tẩy mềm dùng để tẩy các vết, các đường kẻ bút chì trên
hải đồ hoặc xóa các ghi chép của thông báo, cảnh báo cho người đi biển, các ghi
chú tạm thời trên hải đồ không cần thiết nữa.


Hình 2.3 Tẩy chì
Keo dán: Dùng để dán mảnh ghép khi hiệu chỉnh bằng phương pháp dán
ghép vào hải đồ. Loại keo thông dụng nhất trên thị trường đó là “Positionable
Mounting Adhesive Role”, với ưu điểm đó là không làm biến dạng loại hải đồ
hay mảnh ghép giúp cho việc dán ghép trùng khít hoàn toàn.

Hình 2.4 Keo dán
Thước song song: Có 2 loại là loại lăn và loại trượt, cả hai đều phù hợp
với việc với việc thao tác và hiệu chỉnh hải đồ, đặc biệt dùng trong việc đo
hướng đi, đo giá trị phương vị thật trên hải đồ.
15


Hình 2.5 Thước song song loại lăn và trượt
Bộ eke: Được dùng rất phổ biến để đo hướng, kẻ đường thẳng, thao tác
hướng, xác định góc,…khi sử dụng eke ta tránh được những sai số do việc dịch
chuyển thước song song từ hoa địa từ trên hải đồ.
Thước thẳng: Là loại có độ dài 20 - 30 cm. Dùng để kẻ vẽ các đoạn thẳng
ngắn trên hải đồ.

Hình 2.6 Thước thẳng
Compa đo, compa vẽ: Được dùng phổ biến để đo khoảng cách trên hải đồ
hoặc quay các cung tròn khi xác định vị trí tàu bằng các phương pháp địa văn
trên hải đồ đi biển. Đầu chì của compa vẽ phải được vót nhọn, đảm bảo độ nét,
nhằm nâng cao tính chính xác khi xác định vị trí tàu.

Hình 2.7 Compa đo và compa vẽ
16



Dao nhọn: Sử dụng khi các đường kẻ vẽ bằng bút mực bị lỗi, hoặc được
sử dụng kết hợp với thước kim loại (thước vẽ kỹ thuật) khi cắt các mảnh dán hải
đồ.

Hình 2.8 Dao nhọn
Thước vẽ kỹ thuật: Là loại thước thẳng có độ dài 50 cm hay 100 cm, đây
là một dụng cụ cần thiết để kẻ một hướng đi dài trên hải đồ, tránh kẻ làm nhiều
đoạn dễ mắc sai số, tuy có chậm hơn so với thước song song và compa đo nhưng
khó có thể xảy ra sai sót.

Hình 2.9 Thước vẽ kỹ thuật
Thước định hình: Là loại thước có sẵn các khung hình, có thể sử dụng để
vẽ các trạm radar, tiêu vô tuyến, các vòng tròn nhỏ.

17


×