Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động của cảng đình vũ tại khu vực hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.02 KB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
Thành phố Hải Phòng là đô thị loại 1, trung tâm cấp quốc gia có vị trí
quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả
nước. Điều kiện địa lý tự nhiên đã tạo cho Hải Phòng lợi thế để phát triển kinh
tế, xã hội, song cũng bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố thiên tai do biến đổi khí hậu
tác động.
Biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ mà đang hiện hữu hàng ngày.
Theo đánh giá của các tổ chức khoa học quốc tế, Việt Nam là một trong 5 nước
trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong đó
Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh là hai trong số 10 thành phố bị ngập lụt
nhất thế giới.
Mực nước biển dâng (NBD) là hậu quả lớn nhất của BĐKH.Nằm trong
vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ với chiều dài trên 125km bờ biển và hải đảo thì
Hải Phòng bị ảnh hưởng mạnh của BĐKH.BĐKH và NBD gây tổn hại đến
nhiều diện tích đất canh tác, xói lở, bồi tụ khu vực ven biển và cửa sông, đất
ngập nước và các hệ sinh thái ven biển. Mối hại lớn nhất khi mực nước biển
dâng lên là gia tăng tình trạng ngập lụt trong mùa mưa bão do hệ thống đê biển,
hồ chứa nước bị phá vỡ gây thiệt hại đến kinh tế xã hội, môi trường, an ninh
quốc phòng. Do vậy hiện nay Hải Phòng đang chủ động thích nghi và ứng phó
với BĐKH và NBD trên cơ sở phát huy nội lực.
Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài: Đánh giá tác động và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với
hoạt động của cảng Đình Vũ tại khu vực Hải Phòng.
Nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH của thành phố Hải Phòng,
phòng tránh và giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH, đảm bảo sự phát
triển bền vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
+ Các đơn vị vận tải biển khu vực cảng Đình Vũ.
i



+ Hoạt động của tàu thuyền tại cảng Đình Vũ.
+ Hoạt động sửa chữa và đóng mới tàu thuyền tại cảng Đình Vũ.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu tại cảng Đình Vũ trong khu vực Hải Phòng.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu hiện có: phương pháp này tập hợp
toàn bộ các số liệu, tài liệu mang tính khoa học đã được báo cáo, công bố trên tất
cả các phương tiện thông tin liên quan đến quy chế BVMT, và các hoạt động
hàng hải từ những năm trước 2014. Các số liệu thu được qua phương pháp này
chủ yếu là các bảng biểu, văn bản điều tra tình hình thực hiện quy chế BVMT tại
các cảng biển khu vực Hải Phòng.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: đây là quá trình đi quan sát thực tế khu
vực cảng để có đánh giá chính xác về hiện trạng môi trường cảng , những ảnh
hưởng của BĐKH đối với hoạt động của cảng.
+ Phương pháp so sánh, phân tích: phân tích các số liệu đã thu được, lược bỏ số
liệu cũ và thay thế bằng số liệu mới, sử dụng các thông tin, số liệu và kết quả có
sẵn từ các nguồn đáng tin cậy và các tiêu chuẩn đã được quy định cụ thể để so
sánh với các thông tin, số liệu, kết quả đã thu được để đánh giá đúng, từ đó đề
xuất các biện pháp quản lý, thu gom, xử lý thích hợp.
+ Phương pháp liệt kê logic đưa ra phân tích tổng hợp cuối cùng: phương pháp
này dựa vào tình hình thực tế môi trường cảng Hải Phòng để đề xuất các giải
pháp thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và tình hình phát triển của
khu vực cảng biển Hải Phòng.
Nội dung đề tài:
+ Tên đề tài: “ Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động
của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động của các cảng tại khu
vực Hải Phòng”.
+ Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1.Tổng quan.

ii


Chương 2.Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với
hoạt động của cảng Đình Vũ.
Chương 3.Đề xuất các giải pháp.

iii


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về biến đổi khí hậu và nước biển dâng

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Trước tiên cần hiểu khí hậu là gì?
Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và
không gian nhất định.
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định trong một thời
điểm nhất định, được xác định bằng tổ hợp các yếu tố như: nhiệt độ, áp suất, độ
ẩm, tốc độ gió, mưa, nắng, sương mù,…. thường dễ thay đổi trong khoảng thời
gian ngắn, một giây, một giờ hoặc ngắn hơn.
Trong vòng 1000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng, giảm nhưng ở mức
độ không đáng kể và có thể nói là ổn định. Thế nhưng, trong vòng 200 năm trở
lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hóa phát triển,
đô thị hóa gia tăng, nhân loại ngày càng khai thác than đá, dầu lửa, sử dụng các
loại nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn… dẫn đến việc thải vào bầu khí quyển một
lượng đáng kể các khí CO2, nitơ ôxit (NOx),


CFC, meetan (CH4), hơi

nước….khiến cho bề mặt nhiệt độ trái đất nóng lên.
30 năm trước, James Lovelock nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu trái
đất và khả năng cân bằng tự nhiên môi trường duy trì và phát triển sự sống. Ông
gọi nó là GAIA, và lý thuyết này nhanh chóng được thừa nhận. Người ta cũng
phát hiện ra rằng,loài người đối xử tệ bạc với trái đất ( khai thác phí phạm, làm
cạn kiệt tài nguyên….) đã tự mình gây ra hậu quả nặng nề với môi trường sống
của chính loài người.
Khí hậu đã bị thay đổi, sự sống trên trái đất sẽ không bao giờ trở lại trạng
thái cân bằng tự nhiên như trước đây được nữa.
1.1.2. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng là gì?
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của

1


các hệ sinh thái tự nhiên; hoạt động của các hệ thống kinh tế- xã hội, sức khỏe
và phúc lợi của con người.
Một số hiện tượng của BĐKH(2):
+ Hiệu ứng nhà kính

2


Hình 1.Hiệu ứng nhà kính.
+ Mưa axit

3



4


Hình 2.Mưa axit.
+ Thủng tầng ô zôn

Hình 3.Hiện tượng thủng tằng o zôn.
5


+ Cháy rừng

Hình 4.Cháy rừng.
+ Lũ lụt

Hình 5.Lũ lụt.
6


+ Hạn hán

Hình 6.Hạn hán.
+ Sa mạc hóa

Hình 7.Sa mạc hóa.
+ Hiện tượng sương khói

7



Hình 8.Hiện tượng sương khói.
1.2.3. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các
hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các
bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất
liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn
chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs,
PFCs và SF6(3)
+ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là
nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng
sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại,
hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
+ N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
+ HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.

8


+ PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
+ SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
1.1.4. Biểu hiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
+ Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
+ Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.

+ Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơđe dọa sự sống của các loài sinh vật, các
hệ sinh thái và hoạt động của con người.
+ Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
+ Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
1.1.5. Những tác hại từ biến đổi khí hậu
Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ
sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố
và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự
đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề
này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian
gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở
Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn
hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước
Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng
cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa
xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng
trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng
năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc
9


cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái
Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Một nghiên cứu với xác suất
lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào
năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.

Hình 9.Băng tan.

Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao.
Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng
1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100
năm qua, mực nước biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện tích các
lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung
Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng với sự nóng
lên của khí hậu các đại dương toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm cho
mực nước biển dâng cao. Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ
tăng lên khoảng từ 2,0 - 4,5 0C và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18m 0,59m. Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự BĐKH
và dâng cao của nước biển.
Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ
rệt trong vòng 2 thập kỷ qua.Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn 15

10


- 16 đợt mỗi năm từ 1994 - 2007. Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến
nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng
tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn
bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh
đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ
1961 - 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 - 2000). Lượng mưa
biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt
là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện
tượng hoang mạc hóa.

Hình 10.Sóng thần.
Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài
thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ
lục. Dự đoán vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 30C

và sẽ tăng số đợt và số ngày nắng nóng trong năm; mực nước biển sẽ dâng cao
lên 1m. Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường của thời tiết. Đặc biệt là
tình hình bão lũ và hạn hán. Nước biển dâng dẫn đến sự xâm thực của nước mặn
vào nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như
11


nước và đất sản xuất nông - công nghiệp. Nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm
mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người) của nước
ta. Trong đó, khu vực ven biển miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện
tượng BĐKH và dâng cao của nước biển. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, dự
báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục
độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có
kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập
trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD.
BĐKH còn kéo theo sự thay đổi của thời tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến cây
trồng, sản xuất nông, lâm, công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản.
Đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh và khan hiếm về lương thực, nước ngọt.
Dự báo, sẽ có khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới sẽ khó khăn về nước sạch và 600
triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực do ảnh hưởng của BĐKH toàn
cầu trong những năm tới.
1.2. Tổng quan về hiện trạng phát triển ngành hàng hải ở Hải Phòng
1.2.1. Vai trò của Hải Phòng trong chiến lược phát triển kinh tế hàng hải ở
nước ta
Là thành phố cảng quốc tế, đô thị loại 1 cấp quốc gia, trung tâm công
nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch của Việt Nam và khu vực duyên hải, giữ vị
trí trọng yếu về an ninh- quốc phòng. Hải Phòng được xác định là một trung tâm
phát triển kinh tế biển của quốc gia, là cửa chính ra biển của miền Bắc Việt Nam
và hai tuyến hành lang (Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh,
Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh) và 1 vành đai(Hải

Phòng- Quảng Ninh- Quảng Tây) hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc (khu vực Tây
Nam Trung Quốc) và Việt Nam. Đồng thời là cửa ngõ của các nước ASIAN đi
vào thị trường Tây Nam Trung Quốc với hơn 300 triệu dân, nằm ở trung tâm
của hành lang Bắc Nam trong khu vực hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê
Công và ngược lại. Hải Phòng còn có hệ thống hạ tầng giao thông rất thuận lợi
về đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy nội địa
12


với hai khu du lịch cấp quốc gia Đồ Sơn và Cát Bà; nhiều trung tâm nghiên cứu
khoa học và đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước
như Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện nghiên cứu hải sản, Viện Y học
biển, trường đại học Hàng Hải Việt Nam…. Và là nơi tập trung nhiều ngành
kinh tế mũi nhọn như công nghiệp cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế biến thủy
sản, dịch vụ cảng, vận tải biển và du lịch. Do đó, thành phố Hải Phòng có vai trò
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển nói chng và kinh tế hàng hải
nói riêng của nước ta. Hải Phòng được xác định là phải đi đầu trong việc thực
hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.Vì thế, ngành hàng hải Hải Phòng
phải phát triển mạnh hơn nữa để thực hiện mục tiêu đó.
1.2.2. Vị trí địa lý và hệ thống các cảng Đình Vũ
Cảng Đình Vũ còn gọi là Tân cảng Đình Vũ, hiện là khu bến cảng chính,
cảng tổng hợp và cảng container của cụm cảng Hải Phòng. Cảng này nằm ở
cửa sông Bạch Đằng, trên bán đảo Đình Vũ, thuộc quận Hải An, thành phố Hải
Phòng.
Cảng Đình Vũ được thành lập theo mô hình công ty cổ phần, đơn vị sáng
lập là Cảng Hải Phòng - Trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam và chịu
sự quản lý của Cục Hàng Hải Việt Nam. Sự hình thành Cảng Đình Vũ là nhu
cầu tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực, đáp ứng khối lượng
hàng hoá tăng cao và đưa Hải Phòng phát triển lên một tầm cao mới, có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong chiến lượng phát triển tam giác kinh tế Hà Nội - Hải

phòng - Quảng Ninh(4).

13


Hình 11.Cảng Đình Vũ.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển cảng trong khu công nghiệp Đình Vũ,
hàng hoá tổng hợp, container, hàng khô và các bến kết hợp dự kiến chạy dọc bến
có chiều dài 3000m được thiết kế để tiếp nhận tàu lên đến 20.000 DWT.
Giai đoạn 1 của Cảng Đình Vũ đã được đưa vào hoạt động kể từ tháng 5
năm 2005 với 2 bến mới cho hàng khô số lượng lớn và container để tiếp nhận
tàu lên đến 20.000 DWT trong KCN Đình Vũ. Tổng vốn đầu tư phát triển giai
đoạn 1 của 2 bến là khoảng 12.000.000 USD.
Giai đoạn 2 của Cảng đã được khởi công xây dựng tháng năm 2006 gồm
4 bến container và hàng hóa tổng hợp. 4 bến mới sẽ được triển khai xây dựng
trên diện tích 47,5 ha với tổng vốn đầu tư là 37,5 triệu đô la Mĩ. Các bến mới,
bắt đầu hoạt động vào năm 2009.
Các bến khác đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, dự kiến bổ sung 10
bến container và hàng hóa tổng hợp.
Là cảng biển quốc tế hiện đại và lớn nhất miền Bắc, trong thời gian tới,
các công trình kỹ thuật sẽ được đầu tư xây dựng phù hợp, đáp ứng yêu cầu khai
thác cảng. Hệ thống cột đèn chiếu sáng 30m có thể nâng hạ giàn đèn, trên các
trục hè đường, phân cách cổng chính bố trí các cột đèn cao 12m. Hệ thống cấp
nước đường ống trục HDPE 118mm, 2 máy bơm cứu hỏa thượng lưu cầu 3 và
14


hạ lưu cầu 7, bể nước và téc nước dự phòng có dung tích 80m3. Ngoài ra, hệ
thống thoát nước trục D1000mm ra sông Bạch Đằng sẽ đi qua 1 trạm xử lý nước
thải tiêu chuẩn quốc tế tại bãi tổng hợp tiền phương sau cầu 7. Trên cơ sở mặt

bằng xây dựng và thiết bị khai thác sẽ đầu tư hệ thống công nghệ thông tin phục
vụ công tác điều hành, quản lý đồng bộ. Hướng tới mục tiêu phát triển ổn định
và bền vững, Tân Cảng Đình Vũ sẽ có thêm hệ thống cây xanh, công trình thể
thao, giải trí, nhằm hướng tới mục tiêu “Cảng biển xanh” trong một tương lai
gần.
Sự hình thành khu vực Cảng Đình Vũ đã và đang làm tăng sức hấp dẫn,
thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cho việc phát triển Khu
công nghiệp Đình Vũ nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung, tạo cơ hội về
kinh doanh, dịch vụ và việc làm cho nhiều doanh nghiệp và bộ phận cư dân địa
phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp, củng cố và tăng cường an ninh, quốc phòng, góp phần
thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam.
1.2.3. Hoạt động và xu hướng phát triển của cảng Đình Vũ
Cảng Đình Vũ hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực khai thác
dịch vụ cảng, gồm các mảng chính sau:
+ Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá;
+ Kinh doanh kho, bãi;
+ Vận tải hàng hoá đa phương thức;
+ Dịch vụ kho vận, dịch vụ kho ngoại quan và dịch vụ hàng chuyển khẩu,
quá cảnh;
+ Khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng và thi công san lấp mặt bằng…
Sau đây là một số hình ảnh về các loại dịch vụ của cảng Đình Vũ:

15


Hình 12 .Lưu giữ hàng hóa trong kho.

Hình13 .Lai dắt hỗ trợ, cứu hộ tàu biển.

16



Hình 14.Xếp dỡ hàng hóa.

Hình 15 .Xếp dỡ hàng container.
Song hành với kế hoạch phát triển dài hạn, những tháng cuối năm 2014,
cảng sẽ đẩy mạnh nắm bắt xu thế thị trường, đề xuất các biện pháp điều chỉnh
17


chính sách cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Bố trí cán bộ phù hợp
để đảm đương công việc, có nhiều cách làm mới, sáng tạo để tiếp cận và tìm
kiếm khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng. Công tác khai thác
điều hành sản xuất sẽ linh hoạt hơn nhằm giải quyết kịp thời mọi khó khăn
vướng mắc, giải phóng tàu nhanh, nâng cao năng suất. Đối với các dự án đang
đầu tư, công ty sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào khai thác.
1.3 Các chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH
Văn bản pháp luật chuyên biệt về biến đổi khí hậu đầu tiên được ban hành
là Nghị quyết số 60 của Chính phủ (năm 2007), tiếp theo sự ra đời của Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (năm 2008). Sau đó là hàng loạt các
văn bản liên quan nhằm triển khai sâu rộng các hoạt động ứng phó với BĐKH.
Từ đây, cộng đồng quốc tế đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động của Chính phủ Việt
Nam đối với sự chung tay ứng phó với BĐKH toàn cầu, thông qua đó sự hỗ trợ
về công nghệ, tài chính, của cộng đồng quốc tế cho Việt Nam tăng lên đáng kể.
Một số chương trình hợp tác quốc tế tiêu biểu như: Chương trình “Thích
ứng và giảm nhẹ BĐKH”; Chương trình “Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu”
do JICA (Nhật Bản) và AFD (Pháp) khởi xướng năm 2009. Đến nay đã có thêm
WB, Canada, Australia, Hàn Quốc tham gia.
Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan:
+ Công văn số 5696 công bố nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành

Trung ương khóa 11 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu tăng cường quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường( Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 3/6/2013).
+ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11(29/11/2005)
+ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.
+ Quyết định 1474/ QĐ- TTg(5/10/2012) của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012-2020.

18


+ Công văn số 3815/ BTNMT-KTTV BĐKH ngày 13/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch
hành động ứng phó với BĐKH.
+ Quyết định 1795/QĐ- UBND(7/11/2011) về việc phê duyệt đề cương Đề
án xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng thành
phố Hải Phòng đến năm 2025.
+ Đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số
338/TTr-STN&MT (02/10/2013); Chi cục biển và Hải đảo tại Công văn
155/CCB&HĐ-N&BĐKH (13/12/2013).

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG ĐÌNH VŨ
2.1. Thực trạng BĐKH và NBD ở Hải Phòng
Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH đến các tỉnh, thành phố ven
biển, nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của Hải Phòng luôn có sự biến đổi
thất thường.
+ Trong những năm gần đây, Hải Phòng đang phải hứng chịu những cơn
bão lớn khó kiểm soát.
+ Với lượng mưa lớn, trên toàn thành phố có hàng trăm điểm ngập úng,

nhiều khu vực còn ngập sâu từ 80cm đến 1m như đướng Võ Thị Sáu, Minh
Khai, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Tri Phương… gây thiệt hại nhiều về người và
của, nhiều nơi mưa kéo dài khiến tê liệt đường giao thông.

19


+ Nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan như: đợt rét đậm, rét hại bất thường
kéo dài hơn 30 ngày đầu năm 2008, ảnh hưởng trực tiếp đến nông-lâm-ngư
nghiệp.
+ Do ảnh hưởng của nước biển dâng nên tăng cường độ xâm nhập mặn,
nguồn nước ngọt bị suy giảm, ăn mòn, giảm độ bề kết cấu của các công trình
cảng biển, đê chắn tại khu vực Phù Long, dảo Cát Bà, Đình Vũ…
2.2. Nhận định về tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ở Hải Phòng
Hải Phòng đang đối mặt với nhiều tác động của BĐKH bao gồm tác động
đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật
và nền kinh tế.Hải Phòng được đánh giá là một trong mười thành phố bị ngập lụt
nhất thế giới và chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH và NBD.Để ứng phó với
BĐKH cần phải có những đầu tư thích đáng, nỗ lực của toàn dân trên cơ sở phát
huy nội lực.
2.3. Tác động củabiến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với các cảng Đình Vũ
2.3.1. Tác động đối với hoạt động của tàu bè
Giao thông thủy đóng vai trò chính trong vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên
nước biển dâng sẽ dẫn tới:
+ Các bến tàu bị ngập bởi mực nước dâng cao do không đảm bảo được cao trình
mặt bến theo yêu cầu kỹ thuật, giao thông đường thủy gặp khó khăn.
+ Luồng lạch chạy tàu của một số tuyến diễn biến theo chiều hướng xấu như do
bồi lắng lòng sông, tăng tốc độ dòng chảy trên sông, sinh ra các vùng xoáy nguy
hiểm…
2.3.2. Tác động đối với hoạt động xây dựng và các công trình biển

Những công trình bảo vệ bờ biển gồm kè, cảng và đê biển sẽ phải chịu tác
động gia tăng nhiều của sóng biển khi chiều sâu nước trước công trình tăng lên
và mất bãi do xói lở hoặc biến mất của dải rừng phòng hộ. Rất nhiều trường hợp
kết cấu đê biển không còn đảm bảo an toàn không chỉ do cao trình đỉnh đê
không đảm bảo mà các lực tác động lên thân đê, dòng thấm qua đê... sẽ vượt quá
khả năng thiết kế ban đầu. Các kết cấu hạ tầng khác như nhà cửa, đường giao
20


thông, cầu cống... sẽ bị ngập trong tương lai nếu ngay từ bây giờ nó không được
xây dựng trên tính tóan có xét đến yếu tố nước biển dâng. Nước biển dâng cũng
sẽ tác động tiêu cực đến môi trường dải đất ven biển.
Mưa axít làm giảm tuổi thọ của các công trình kiến trúc. Những hạt mưa
axít ăn mòn kim loại, đá, gạch của các tòa nhà, cầu, tượng đài. Nó làm hư hỏng
các hệ thống thông khí và phá hủy các vật liệu như giấy, vải... khi các hạt acid
khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu khắc sẽ ăn mòn chúng .
Hạn hán gay gắt (đặc biệt vào mùa khô) kết hợp nước biển dâng làm mặn
xâm nhập sâu vào đất liền với nồng độ cao, đi sâu vào hệ thống công trình xây
dựng nội vùng tác động đến độ an toàn công trình, đặc biệt là các công trình bê
tông như cống, đập, kênh bê tông… Sau một thời gian dài, mặn sẽ xâm nhập vào
lõi sắt, thép trong công trình gây nên gỉ sét kết cấu từ đó gây mất an toàn, giảm
tuổi thọ công trình, hiệu quả hoạt động công trình không cao, gây lãng phí
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nhiệt độ gia tăng, lốc xoáy, bão, áp
thấp nhiệt đới xảy ra do BĐKH cũng góp phần tác động không nhỏ tới xây dựng
dân dụng và nhà cửa của nhân dân.
Để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động của BĐKH gây ra đối với
ngành xây dựng công trình, ngành xây dựng cần phải có những quy hoạch định
hướng, quy hoạch phát triển thành những vùng, tiểu vùng và có chính sách hỗ
trợ, tạo điều kiện cho quá trình đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng,...
2.3.3. Tác động đối với các dịch vụ trên cảng

BĐKH tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch,
thương mại, dịch vụ.Mực nước biển dâng làm đường xá sạt lở, hư hại, các bến
cảng bị bồi tụ... Thông qua tác động tiêu cực, ảnh hưởng gián tiếp đến các lĩnh
vực khác như giao thông, vận tải, xây dựng, nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng,..
Các hoạt động dịch vụ trên cảng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời
tiết. Do đó, nếu thời tiết xấu, các hoạt động dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

21


CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1. Chiến lược phát triển cảng Đình Vũ
Cùng với sự quan tâm của Chính phủ và các bộ ngành trung ương, những
nỗ lực của thành phố Hải Phòng trong cải tạo luồng Hải Phòng đạt chuẩn tắc
thiết kế, đường 356 dẫn vào khu vực Cảng Đình Vũ đã hoàn thành và đưa vào
sử dụng, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dẫn nối trực tiếp đến bán đảo Đình
Vũ sẽ được đưa vào khai thác trong năm 2014 và sắp tới là dự án đầu tư hệ
thống đường sắt kết nối toàn bộ khu vực Cảng, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải
đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới. Trong chiến lược tiếp tục
mở rộng, phát triển sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh, Cảng Hải Phòng sẽ tham
gia đầu tư xây dựng cảng mới tại khu vực Lạch Huyện. Cùng với đó, chính sách
chất lượng “Năng suất - Chất lượng - An toàn - Hiệu quả” được xây dựng và
duy trì trong mọi thời điểm sẽ luôn khẳng định uy tín, thương hiệu của Cảng Hải
Phòng với bạn hàng trong nước và quốc tế, cảng biển lớn có sức cạnh tranh trên
thị trường miền Bắc Việt Nam.
3.2. Đề xuất các giải pháp thông tin về BĐKH và NBD
3.2.1. Các giải pháp ứng phó với thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu
a. Để ứng phó với bão, lũ lụt trên toàn lãnh thổ và nước dâng do bão ở các
vùng ven biển cần thực thi một số giải pháp:
- Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ,

lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).- Tăng cường công tác
dự báo thời tiết trên cơ sở hiện đại hoá ngành khí tượng thủy văn (cả về con
người và cơ sở vật chất)
- Tăng cường công tác thông tin thời tiết trên các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt là hệ thống phát thanh để đến được các vùng sâu, vùng xa, ngư
trường, hải đảo…
- Tăng cường cơ sở vật chất và mạng lưới cứu hộ thiên tai bão, lũ, đặc biệt
là vùng núi, ven biển, hải đảo và các ngư trường biển.

22


×