Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 119 trang )


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.1. Khái niệm, phân loại thuốc BVTV 3
1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV 4
1.1.2.1.Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới 4
1.1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam 7
1.2. Các hƣớng nghiên cứu về hệ sinh thái nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 10
1.2.1. Các hướng nghiên cứu về hệ sinh thái nông nghiệp trên thế giới 10
1.2.2. Các hướng nghiên cứu về hệ sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam 12
1.3. Sức khỏe cộng đồng và ảnh hƣởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến
sức khỏe cộng đồng 13
1.3.1. Trên thế giới 14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 18
2.2. Phạm vi nghiên cứu 18
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 18
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 23
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26
3.1.3. Sơ lược đánh giá thực trạng dân cư vùng nghiên cứu 28
3.2. Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái nông nghiệp của vùng nghiên cứu. 28



iii
3.2.1. Đa dạng sinh học thực vật 28
3.2.2. Đa dạng sinh học động vật 35
3.2.3. Đa dạng hệ sinh thái 38
3.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV và ảnh hƣởng 44
3.3.1. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại vùng nghiên cứu 44
3.3.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV đến hệ sinh thái nông nghiệp vùng
nghiên cứu. 50
3.3.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV đến sức khỏe cộng đồng vùng
nghiên cứu. 58
3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của thuốc BVTV đến hệ sinh thái nông
nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại vùng nghiên cứu hƣớng tới phát triển bền vững.62
3.4.1. Giải pháp quản lý trong kinh doanh thuốc BVTV 62
3.4.2. Giải pháp quản lý sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 73



iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân nhóm độc chất thuốc BVTV tại Việt Nam 14
Bảng 3.2: Đa dạng các bậc taxon của hệ thực vật tại xã Hà Hồi, Thƣ Phú 29
Bảng 3.3: So sánh hệ số chi, hệ số họ và số loài trung bình của một họ của các hệ
thực vật của xã Hà Hồi, Thƣ Phú với hệ thực vật Việt Nam 30
Bảng 3.4: So sánh hệ thực vật xã Hà Hồi, Thƣ Phú và hệ thực vật Việt Nam 30
Bảng 3.5: Tỷ lệ % của họ giàu loài nhất thuộc ngành hạt kín của hệ thực vật tại khu
vực nghiên cứu 32

Bảng 3.6: Thành phần các loài động vật tại khu vực nghiên cứu 36
Bảng 3.7: Thống kê việc sử dụng hỗn hợp các loại thuốc 47
Bảng 3.8: Số lần phun thuốc trên cây trồng của các hộ tại xã Hà Hồi và Thƣ Phú 47
Bảng 3.9: Cách thức xử lý thuốc còn dƣ và dụng cụ sau khi sử dụng thuốc BVTV
của nông dân 49
Bảng 3.10: Thành phần các loài sâu hại và thiên địch chính trên cây lúa 51
Bảng 3.11: Thành phần các loài sâu hại và thiên địch chính trên cây cà chua 55
Bảng 3.12: Kiến thức của ngƣời nông dân về chọn thời tiết và hƣớng gió khi phun
thuốc BVTV 60
Bảng 3.13: Các triệu chứng xuất hiện sau khi phun thuốc BVTV 60
Bảng 3.14: Tình hình bệnh tật của ngƣời nông dân vùng nghiên cứu 61










v
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện 25
Hình 3.2: So sánh sự phân bố của các taxon thực vật ở khu vực nghiên cứu 29
Hình 3.3: So sánh tỉ lệ % của các ngành hệ thực vật khu vực nghiên cứu và hệ thực
vật Việt Nam 31
Hình 3.4: Tỉ lệ nơi sống 33
Hình 3.5: Tỷ lệ công dụng của các loài thực vật khu vực nghiên cứu 34

Hình 3.6: Tỉ lệ % các loài động vật tại khu vực nghiên cứu 37
Hình 3.7: Hệ thống kênh mƣơng nội đồng 40
Hình 3.8: Biểu đồ tình hình sử liều lƣợng thuốc BVTV của ngƣời dân 46
Hình 3.9: Vỏ, thùng chứa thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu 58
Hình 3.10: Biểu đồ nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu 58
Hình 3.11: Trình độ học vấn của đối tƣợng khảo sát 59













vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật
ĐDSH : Đa dạng sinh học
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
HSTNN: Hệ sinh thái nông nghiệp
IPM: Integrated Pest Management – Quản lý dịch hại tổng hợp
WHO: Tổ chức Y tế Thế giới




1
MỞ ĐẦU
Dân số thế giới hàng năm tăng thêm gần 100 triệu ngƣời (K.Lampe, 1994)
cho nên nhu cầu của con ngƣời về sản phẩm nông nghiệp ngày một tăng. Việc đảm
bảo nhu cầu về lƣơng thực và thực phẩm bao giờ cũng là vấn đề cần thiết và đƣợc
toàn thế giới quan tâm. Để thỏa mãn các nhu cầu này nông nghiệp thế giới đã phát
triển theo hƣớng tập trung thâm canh. Nhƣng khi thâm canh trồng trọt thì không chỉ
tăng năng suất cây trồng mà tăng cả sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Theo tính toán
của FAO sự tăng năng suất cây trồng nông nghiệp trên toàn thế giới chậm hơn sự
tăng thiệt hại do sâu bệnh gây ra khoảng 1,5 lần. Vì vậy, để có một mùa màng bội
thu con ngƣời đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhƣ cải tạo giống cây trồng,
áp dụng kỹ thuật làm đất, sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực
vật…Trong đó sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) lâu nay vẫn đƣợc coi là biện
pháp chủ lực có vai trò tích cực trong thời gian dài. Việc sử dụng thuốc BVTV đã
mang lại hiệu quả rất lớn, giúp diệt trừ và hạn chế đƣợc nhiều loài dịch hại trong
một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà thuốc BVTV mang lại thì
việc sử dụng không hợp lý và khoa học của một bộ phận lớn ngƣời dân đã gây ra
nhiều ảnh hƣởng tiêu cực nhƣ ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng, gây ô nhiễm môi
trƣờng, tăng tính chống thuốc của dịch hại, tiêu diệt hệ thiên địch, phá vỡ cân bằng
sinh thái, gây ra nhiều vụ bùng nổ của dịch hại…
Việt Nam là nƣớc có nền nông nghiệp thâm canh từ lâu đời nên có sự đa
dạng về thành phần, số lƣợng loài trong hệ sinh thái nông nghiệp. Khí hậu Việt
Nam nóng ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài động thực vật nhƣng đó
cũng là điều kiện cho sâu hại và các loại dịch bệnh phát triển. Không nằm ngoài xu
hƣớng chung của thế giới trong những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu
thế kỷ XXI chúng ta đã sử dụng thuốc BVTV trong việc giữ gìn và tăng năng suất
nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc BVTV ở
một số nơi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: gây ngộ độc cho con ngƣời, gia
súc, để lại dƣ lƣợng trong nông sản gây tác hại lâu dài cho ngƣời sử dụng, làm ô


2
nhiễm môi trƣờng, làm tăng tính chống thuốc của các loài gây hại, làm đảo lộn sinh
thái ở nhiều vùng…
Để góp phần nghiên cứu một cách hệ thống về ảnh hƣởng của thuốc BVTV
đến hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng làm cơ sở cho việc đề xuất các
biện pháp giảm thiểu tác động hƣớng tới phát triển bền vững tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái
nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện Thường Tín, Hà Nội và đề xuất giải
pháp giảm thiểu (nghiên cứu trường hợp tại xã Hà Hồi, xã Thư Phú)”

3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1. Khái niệm, phân loại thuốc BVTV
Thuốc bảo vệ thực vật hay nông dƣợc là những chất độc có nguồn gốc từ tự
nhiên hay hóa chất tổng hợp đƣợc dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại
sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây
hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
Việc phân loại hóa chất bảo vệ thực vật có thể đƣợc thực hiện theo nhiều
cách nhƣ phân loại theo đối tƣợng phòng trừ (thuốc trừ sâu, trừ bệnh…) hoặc phân
loại theo gốc hóa học (nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ…). Các thuốc BVTV có
nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau. Dựa vào đặc
điểm hóa học, các thuốc BVTV thƣờng đƣợc sử dụng thuộc các nhóm sau:
- Nhóm thuốc thảo mộc: Có độc tính cao nhƣng nhanh phân hủy trong môi
trƣờng, an toàn với con ngƣời, vật nuôi và môi trƣờng.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666…nhóm này có độ độc cấp tính tƣơng đối thấp
nhƣng tồn lƣu lâu trong môi trƣờng gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm
hoặc hạn chế sử dụng.
- Nhóm lân hữu cơ: Parathion Methyl (Vofatox), Bi-58…độ độc cấp tính

tƣơng đối cao nhƣng có khả năng phân hủy trong môi trƣờng nhanh hơn so với
nhóm clo hữu cơ.
- Nhóm cacbamat: Mipcin, Bassa, Sevin…là nhóm thuốc đƣợc dùng rộng vì
giá thành rẻ, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tƣơng đối cao nhƣng khả năng phân hủy
nhanh tƣơng tự nhóm lân hữu cơ.
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine…nhóm này
dễ bay hơi và nhanh phân hủy trong môi trƣờng.
- Nhóm các chất Pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật (côn
trùng) tiết ra để kích thích hành vi của những các thể khác cùng loài.
- Các chất điều hòa sinh trƣởng côn trùng (Nomolt, Applaud…) là những
chất đƣợc dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản quá trình

4
phát sinh phát triển bình thƣờng ở côn trùng nhƣ ngăn cản quá trình biến thái hoặc
kích thích sự trƣởng thành từ rất sớm khi côn trùng chƣa hoàn thiện sự phát triển….
Các hợp chất này rất ít độc đối với ngƣời và môi trƣờng.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV…): Chính là
các loài vi sinh vật có thể gây cản trở quá trình phát sinh phát triển của các đối
tƣợng dịch hại, nhóm thuốc này sử dụng an toàn, ít độc đối với ngƣời và các vi sinh
vật không phải là dịch hại.
Ngoài ra còn có nhiều thuốc có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ
dầu mỏ cũng đƣợc dùng làm thuốc trừ sâu.
1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV
1.1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới
Lịch sử phát triển hóa chất BVTV trên thế giới có thể chia thành một số giai
đoạn sau:
- Giai đoạn 1 (Trƣớc thế kỷ XX): Với trình độ canh tác lạc hậu, các giống
cây trồng có năng suất thấp, tác hại của dịch hại còn chƣa lớn. Để bảo vệ cây, ngƣời
ta dựa vào các biện pháp canh tác, giống sẵn có. Sự phát triển nông nghiệp trông
chờ vào sự may rủi.

Tuy nhiên từ lâu con ngƣời đã biết sử dụng các loài cây độc và lƣu huỳnh
trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh. Từ thế kỷ 19 hàng loạt sự kiện đáng nhớ tạo điều
kiện cho biện pháp hóa học ra đời. Benediet Prevest (1807) đã chứng minh nƣớc
đun sôi trong nồi đồng có thể diệt bào tử nấm than đen Ustilaginales; lƣu huỳnh
đƣợc dùng trị bệnh phấn trắng Esysiphacea hại nho (1848); dung dịch boocđô ra đời
năm 1879; lƣu huỳnh, vôi dùng trừ rệp sáp Aspidiotus perniciosus hại cam (1881).
Mở đầu cho việc dùng các chất xông hơi trong BVTV là sự kiện dùng HCN trừ rệp
vảy Aonidiella aurantii hại cam (1887). Năm 1889, aseto asenat đồng đƣợc dùng
trừ sâu Leptinotarsa decemeatas hại khoai tây; 1892 gipxin (asenat chì) đƣợc dùng
để trừ sâu ăn quả, sâu rừng Porthetria dispr. Nửa cuối thể kỷ 19 cacbon disulfua
(CS
2
) đƣợc dùng để chống chuột đồng và các ổ rệp Pluylloxeran hại nho. Nhƣng

5
biện pháp hóa học lúc này vẫn chƣa có một vai trò đáng kể trong sản xuất nông
nghiệp [20].
- Giai đoạn 2 (Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960): Các thuốc trừ dịch hại hữu
cơ ra đời làm thay đổi vai trò của biên pháp hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
Thuốc trừ nấm thủy ngân hữu cơ đầu tiên ra đời năm 1913; tiếp theo là các thuốc
trừ nấm lƣu huỳnh ra đời rồi đến các nhóm khác. DDT đã đƣợc Zeidler tìm ra tại
Thụy Sỹ năm 1924. Việc phát hiện khả năng diệt côn trùng của DDT đã mở ra một
cuộc cách mạng của biện pháp hóa học BVTV. Hàng loạt các thuốc trừ sâu ra đời
sau đó: clo hữu cơ (những năm 1940 – 1950); các thuốc lẫn hữu cơ, các thuốc
carbamat (1945 – 1950). Hóa chất trừ cỏ xuất hiện muộn hơn, năm 1945 chất diệt
cỏ carbamat lần đầu tiên đƣợc phát hiện ở Anh. Lúc này ngƣời ta cho rằng mọi vấn
đề BVTV đều có thể giải quyết bằng thuốc hóa học. Biện pháp hóa học bị khai thác
ở mức tối đa, thậm chí ngƣời ta còn hy vọng nhờ thuốc BVTV hóa học để loại trừ
hẳn một loài dịch hại trong một vùng rộng lớn [20].
Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của việc lạm dụng thuốc

BVTV trong nông nghiệp gây ra cho con ngƣời và môi sinh đƣợc phát hiện nhƣ ô
nhiễm môi trƣờng, gây hại sức khỏe cộng đồng, phả hủy các hệ sinh thái nông
nghiệp… Khái niệm phòng trừ tổng hợp sâu bệnh ra đời.
- Giai đoạn 3 (những năm 1960 – 1980): Việc lạm dụng thuốc BVTV đã để
lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh, môi trƣờng dẫn đến tình trạng nhiều
chƣơng trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế dựa
vào thuốc hóa học đã bị sụp đổ, tƣ tƣởng sợ hãi không dám dùng thuốc BVTV xuất
hiện. Thậm chí có ngƣời cho rằng cần loại bỏ không dùng thuốc BVTV trong nông
nghiệp. Chính vì điều này các nhà khoa học đã đầu tƣ nghiên cứu các loại hóa chất
BVTV mới an toàn với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Nhiều hóa chất BVTV
mới ra đời nhƣ thuốc trừ cỏ mới, các thuốc trừ sâu nhóm perenthriod tổng hợp
(1970), các thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các
chất điều tiết sinh trƣởng côn trùng liên tục ra đời. Lƣợng thuốc BVTV đƣợc dùng
trên thế giới không những không giảm mà còn tăng lên không ngừng.

6
Giai đoạn 4 (Từ những năm 1980 đến nay): Vấn đề bảo vệ môi trƣờng đƣợc
quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều loại thuốc BVTV mới trong đó có nhiều thuốc trừ
sâu bệnh sinh học có hiệu quả cao với dịch hại nhƣng an toàn với môi trƣờng ra đời.
Vai trò của biện pháp hóa học đã đƣợc thừa nhận tƣ tƣởng sợ thuốc BVTV cũng ít
dần quan điểm phòng trừ tổng hợp đƣợc phổ biến rộng rãi [20].
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hóa học có nhiều lúc thăng trầm song
tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và một số hoạt chất tăng lên không
ngừng, số chủng loại ngày càng phong phú. Năm 1945 thế giới sản xuất ra gần 400
nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn 3 triệu tấn mỗi năm. Đến nay
thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại hóa chất BVTV. Những
quốc gia có sản lƣợng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn và sử dụng hóa chất BVTV
đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tại Trung Quốc để tăng cƣờng tự chủ về hóa chất BVTV, chính phủ Trung
Quốc đã gia tăng đầu tƣ vào ngành công nghiệp hóa chất BVTV. Chính vì vậy

ngành công nghiệp này phát triển mạnh, hiện tại Trung Quốc có 2.500 nhà máy sản
xuất lớn nhỏ. Sản lƣợng hóa chất BVTV ở Trung Quốc đã tăng trƣởng nhanh, năm
2007 đạt 1731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1902 nghìn tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất
lớn nhất trong ngành công nghiệp hóa chất BVTV toàn cầu. Năm 2007 lần đầu tiên
Trung Quốc vƣợt qua Hoa Kỳ và cũng là nƣớc xuất khẩu lƣợng hóa chất BVTV lớn
nhất trên thế giới. Theo Tổng cục hải quan Trung Quốc tổng lƣợng hóa chất BVTV
xuất khẩu năm 2008 là 485 nghìn tấn với kim ngạnh hơn 2 tỷ USD [27].
Tại Hoa Kỳ, từ năm 1966 đến năm 1986 nhu cầu với hóa chất BVTV của
nông dân tăng rất mạnh, diện tích đất trồng đƣợc phun hóa chất BVTV và chất diệt
cỏ tăng gấp đôi, 75% diện tích đất canh tác của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng hóa
chất BVTV. Số hóa chất BVTV nông dân sử dụng tăng từ 353 triệu lên 475 triệu
Pound. Ở Hoa Kỳ, sản lƣợng hóa chất BVTV đƣợc chi phối bởi khoảng 28 công ty
lớn. Hoa Kỳ là quốc gia xuất khẩu hóa chất BVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu 115
nghìn tấn đạt kim ngạnh hơn 2 tỷ USD [28].

7
Ngoài Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai quốc gia hàng đầu thế giới về sản
lƣợng, kim ngạnh xuất khẩu và sử dụng hóa chất BVTV thì Thái Lan, Nhật Bản,
Brazil cũng là những quốc gia sử dụng nhiều hóa chất BVTV. Tuy vậy, mức đầu tƣ
và cơ cấu tiêu thụ các nhóm hóa chất tùy thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh
tác của từng nƣớc.
Trong những năm gần đây đã có những thay đổi trong ngành công nghiệp
hóa chất BVTV thế giới. Nhiều loại thuốc mới an toàn với môi sinh, môi trƣờng
liên tục xuất hiện bất chấp các quy định quản lý ngày càng chặt chẽ của mỗi quốc
gia đối với thuốc BVTV và kinh phí đầu tƣ cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra
đời ngày càng lớn. Tổng lƣợng thuốc BVTV tiêu thụ có xu hƣớng giảm nhƣng giá
trị của thuốc tăng không ngừng. Nguyên nhân là do cơ cấu thuốc thay đổi. Nhiều
loại thuốc cũ, giá rẻ dùng với lƣợng lớn độc với môi trƣờng đƣợc thay dần bằng các
loại thuốc mới hiệu quả, an toàn và dùng với lƣợng ít hơn nhƣng lại có giá thành
cao. Tuy nhiên, mức đầu tƣ về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc tùy

thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng quốc gia. Ngày nay biện
pháp hóa BVTV phát triển theo các hƣớng sau:
- Nghiên cứu tìm ra các hoạt chất mới có cơ chế tác động mới, có tính chọn
lọc và hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, lƣợng dùng nhỏ hơn, tồn lƣu ngắn, ít độc và dễ
dùng hơn. Thuốc trừ sâu tác dụng chậm nhƣ điều khiển sinh trƣởng côn trùng,
pheronmon, các chất phản duy truyền, chất triệt sản là những ví dụ điển hình. Thuốc
sinh học đƣợc chú ý nhiều hơn.
- Tìm hiểu phƣơng pháp và nguyên liệu để gia công thành các dạng thuốc
mới ít ô nhiễm, hiệu lực dài, dễ dùng, loại dần dạng thuốc gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Nghiên cứu công cụ phun rải tiên tiến và cải tiến các loại công cụ hiện có
để tăng khả năng trang trải, tăng độ bám dính, giảm đến mức tối thiểu sự rửa trôi
của thuốc.
1.1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Lịch sử phát triển của biện pháp hóa học, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc
BVTV ở Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:

8
- Trƣớc năm 1957: Biện pháp hóa học hầu nhƣ không có vị trí trong sản xuất
nông nghiệp. Một lƣợng nhỏ sunfat đồng đƣợc dùng ở một số đồn điền do Pháp
quản lý để trừ bệnh gỉ sắt cà phê và Phytophthora cao su và một ít DDT đƣợc dùng
để trừ sâu hại rau.
Việc thành lập Tổ hóa BVTV (1/1956) của Viện khảo cứu trồng trọt đã đánh
dấu sự ra đời của ngành Hóa BVTV ở Việt Nam. Thuốc BVTV đƣợc dùng lần đầu
tiên trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc là trừ sâu gai, sâu cuốn lá lớn ở Hƣng
Yên (vụ Đông xuân năm 1956 – 1957). Ở Miền Nam thuốc BVTV đƣợc sử dụng từ
năm 1962.
- Giai đoạn 1957 – 1990:
Thời kỳ bao cấp việc nhập khẩu, quản lý và phân phối thuốc do nhà nƣớc
độc quyền thực hiện. Nhà nƣớc nhập rồi trực tiếp phân phối thuốc cho các tỉnh theo
giá bao cấp. Bằng mạng lƣới vật tƣ nông nghiệp địa phƣơng thuốc BVTV đƣợc

phân phối thẳng xuống hợp tác xã nông nghiệp. Ban quản trị hợp tác xã quản lý và
giao cho tổ BVTV hƣớng dẫn xã viên phòng trị dịch hại trên đồng ruộng. Lƣợng
thuốc BVTV dùng không nhiều khoảng 15.000 tấn thành phẩm/ năm với khoảng 20
chủng loại thuốc trừ sâu bệnh. Đa phần các thuốc có độ tồn lƣu lâu trong môi
trƣờng hay có độ độc cao. Việc quản lý thuốc lúc này khá dễ dàng, thuốc giả, thuốc
kém chất lƣợng không có điều kiện phát triển. Song tình trạng phân phối thuốc
không kịp thời, đáp ứng không đúng chủng loại, nơi thừa, nơi thiếu gây tình trạng
khan hiếm giả tạo, dẫn đến hiệu quả sử dụng thuốc thấp. Mặt khác ngƣời nông dân
không có điều kiện lựa chọn thuốc, thiếu tính chủ động và ỷ lại nhà nƣớc [20].
Tuy lƣợng thuốc dùng ít nhƣng tình trạng lạm dụng thuốc BVTV vẫn nảy
sinh. Để phòng trừ sâu bệnh ngƣời ta chỉ biết dựa vào thuốc BVTV. Thuốc dùng
tràn lan, phun phòng là chủ yếu, khuynh hƣớng phun sớm, phun định kỳ ra đời,
thậm chí dùng thuốc cả vào những thời điểm không cần thiết. Tình trạng dùng thuốc
sai kỹ thuật nảy sinh khắp nơi. Thuốc BVTV đã để lại những hậu quả rất xấu đối
với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.

9
Khi nhận ra hậu quả của thuốc BVTV, cộng với tuyên truyền quá mức về tác
hại của chúng đã dẫn đến tâm lý sợ thuốc. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã
có nhiều ý kiến đề xuất nên hạn chế, thậm chí loại bỏ hẳn thuốc BVTV, dùng biện
pháp sinh học để thay thế biện pháp hóa học trong phòng trừ dịch hại nông nghiệp.
- Giai đoạn từ 1990 đến nay:
Thị trƣờng thuốc BVTV đã thay đổi cơ bản, nền kinh tế từ tập trung bao cấp
sang cơ chế thị trƣờng. Năm thành phần kinh tế đều đƣợc phép kinh doanh thuốc
BVTV. Nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại đƣợc cung ứng kịp thời, nông dân
có điều kiện lựa chọn thuốc, giả cả tƣơng đối ổn định có lợi cho nông dân. Lƣợng
thuốc BVTV tiêu thụ qua các năm đều tăng. Trong đó phần lớn là hóa chất trừ sâu
còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh. Nhóm photpho hữu cơ chiếm khoảng 56%, phổ biến nhất
là Wofatox và Monitor. Đó là những loại thuốc độc hại cho môi trƣờng và con
ngƣời. Giai đoạn gần đây cơ cấu tỉ lệ các loại hóa chất BVTV đã đƣợc thay đổi

đáng kể. Nhiều loại thuốc mới và các dạng thuốc mới hiệu quả hơn, an toàn hơn với
môi trƣờng đƣợc nhập khẩu và sử dụng. Năm 1991 hóa chất trừ sâu chiếm 83,3%,
hóa chất trừ nấm chiếm 9,5%, hóa chất diệt cỏ 4,1%. Đến năm 2008 tỉ lệ hóa chất
trừ sâu chiếm 37,9%, hóa chất trừ nấm chiếm 21,12%, hóa chất diệt cỏ 13,77%, hóa
chất diệt côn trùng 23,46% và những loại khác 3,75%. Lƣợng thuốc BVTV sử dụng
qua các năm tăng dần, kim ngạnh nhập khẩu thuốc BVTV tăng mạnh. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê kim ngạnh nhập khẩu thuốc BVTV và nguyên liệu năm
2007 là 382.830.015 USD tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2006, năm 2008 là
473.760.692 USD tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2007. Nguồn hóa chất BVTV
đƣợc nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản.
Hiện nay số lƣợng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng ở nƣớc ta tƣơng đối cao so
với khu vực. Năm 2009 bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép 886 hoạt
chất và 2.537 thƣơng phẩm đƣợc phép sử dụng tại Việt Nam. Một mạng lƣới phân
phối thuốc BVTV rộng khắp cả nƣớc đã đƣợc hình thành, việc cung ứng thuốc đến
nông dân rất thuận lợi. Công tác quản lý thuốc BVTV đƣợc chú ý đặc biệt và đạt
hiệu quả đáng khích lệ [10].

10
Nhƣng do nhiều nguồn hàng, mạng lƣới lƣu thông khá rộng đã gây khó cho
công tác quản lý. Quá nhiều tên thuốc đẩy ngƣời sử dụng khó lựa chọn đƣợc thuốc
tốt và việc hƣớng dẫn kỹ thuật dùng thuốc cũng gặp khó khăn không ít. Tình trạng
lạm dụng thuốc, tƣ tƣởng ỷ lại vào biện pháp hóa học đã để lại những hậu quả xấu
cho môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
1.2. Các hƣớng nghiên cứu về hệ sinh thái nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Các hƣớng nghiên cứu về hệ sinh thái nông nghiệp trên thế giới
Từ những năm 40 của thế kỷ XX, do sự xâm nhập của Sinh thái học vào các
chuyên ngành khoa học khác nhau, đã hình thành những chuyên ngành khoa học
mới nhƣ Sinh thái - Di truyền, Sinh thái - Sinh lí, Sinh thái - Giải phẫu, Sinh thái
học nhân chủng, v.v và Sinh thái học Nông nghiệp. Trong những năm gần đây,
trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc, ngƣời ta nói nhiều đến sinh thái nông nghiệp,

đến sự cần thiết phải xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái. Thực tế đã cho thấy,
khó có thể giải quyết đƣợc các vấn đề do nông nghiệp đặt ra nếu chỉ dựa vào kiến
thức các môn khoa học riêng rẽ. Sản xuất nông nghiệp là tổng hợp và toàn diện, cần
phải đặt cây trồng và vật nuôi là các đối tƣợng của nông nghiệp trong các mối quan
hệ giữa chúng với môi sinh và giữa chúng với nhau.
Khoa học nông nghiệp cũng nhƣ các ngành khoa học khác ngày càng phát
triển và đi sâu đến mức ngƣời ta cảm thấy giữa các bộ môn hầu nhƣ không có sự
liên quan gì với nhau nữa. Khuynh hƣớng của phát triển khoa học là càng đi sâu
càng có sự phân hoá ngày càng chi tiết. Với sinh vật, khi tách ra khỏi hệ thống thì
nó không còn ý nghĩa nữa, nó không còn là nó nữa, bởi vì trong thực tế chúng đều
gắn bó hữu cơ với nhau. Vì vậy nhiệm vụ của sinh thái học nông nghiệp là nghiên
cứu một cách tổng hợp, đặt các cây trồng và vật nuôi là các đối tƣợng của nông
nghiệp trong các mối quan hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi sinh, tức
là trong các hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN)
Sự phát triển của nông nghiệp hiện đại đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải
quyết. Các HSTNN là các hệ sinh thái chịu tác động của con ngƣời nhiều nhất và có
năng suất kinh tế cao nhất. Dần dần con ngƣời đã nhận ra rằng khuynh hƣớng tăng

11
việc đầu tƣ, thực chất là đầu tƣ năng lƣợng hoá thạch, để thay thế dần các nguồn lợi
tự nhiên một cách quá mức là không hợp lí. Sự đầu tƣ ấy còn dẫn đến tình trạng phá
hoại môi trƣờng sống. Do đấy, cần phải phát triển một nền nông nghiệp trên cơ sở
đầu tƣ trí tuệ để điều khiển các hệ sinh thái nông nghiệp cho năng suất cao và ổn
định, với sự chi phí ít nhất các biện pháp đầu tƣ năng lƣợng hoá thạch, nghĩa là cần
phải phát triển một nền nông nghiệp dựa nhiều hơn vào việc khai thác hợp lí các
nguồn lợi tự nhiên. Đã đến lúc con ngƣời phải để ý tới năng suất sinh thái và
ngƣỡng sinh thái, đồng thời với năng suất kinh tế và ngƣỡng kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp.
Yêu cầu của việc phát triển nông nghiệp đặt vấn đề phải phấn đấu để tăng
năng suất cây trồng và vật nuôi hơn nữa. Ruộng cây trồng năng suất cao là một hệ

sinh thái hài hoà, đạt tới sự cân bằng các yếu tố cấu thành nó. Thực chất của kĩ thuật
tăng năng suất cây trồng là kĩ thuật điều khiển sự hoạt động của hệ sinh thái nông
nghiệp năng suất cao trong quá trình tồn tại và phát triển của nó. Tất cả các vấn đề
trên là các yêu cầu cơ bản của việc xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, và
những vấn đề ấy chỉ có thể giải quyết đƣợc trên cơ sở các quy luật khách quan của
Sinh thái học nông nghiệp - một môn khoa học tổng hợp, coi sản xuất nông nghiệp
là một hệ thống đang vận động không ngừng và luôn luôn tự đổi mới.
Mặt khác, trên thế giới lí thuyết "hệ thống" cũng bắt đầu xâm nhập rộng rãi
vào tất cả các ngành khoa học. Đối tƣợng của Sinh thái học nông nghiệp là các hệ
thống (các HSTNN). Vì vậy thực chất nội dung nghiên cứu của môn học này là áp
dụng lí thuyết hệ thống và các công cụ của nó nhƣ điều khiển học, mô hình toán
học, thống kê nhiều chiều và chƣơng trình hoá máy tính cùng với các quy luật Sinh
thái học vào việc nghiên cứu các HSTNN. Vì thế, Sinh thái học nông nghiệp đã ra
đời và việc bồi dƣỡng, nâng cao những kiến thức về hệ thống tổng hợp là hết sức
cần thiết. Sinh thái học nông nghiệp là một khoa tổng hợp, nó khảo sát và ứng dụng
các qui luật hoạt động của các HSTNN; hay nói khác đi: Sinh thái học nông nghiệp
là khoa học về sự sống ở những bộ phận của cảnh quan dùng để canh tác và chăn
nuôi. Hiện nay đang đặt ra một số vấn đề tổng hợp cần đƣợc giải quyết mới có thể

12
phát triển nông nghiệp một cách nhanh chóng và vững chắc nhƣ phân vùng sản xuất
nông nghiệp, xác định hệ thống cây trồng và vật nuôi một cách hợp lí, chế độ canh
tác cho các vùng sinh thái khác nhau, phát triển nông nghiệp trong điều kiện năng
lƣợng ngày càng đắt, phòng chống tổng hợp sâu bệnh Để giải quyết đƣợc các vấn
đề nêu trên một cách có cơ sở khoa học cần phải đẩy mạnh việc nghiên cứu sinh
thái và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp [30].
1.2.2. Các hƣớng nghiên cứu về hệ sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam
Tại Việt Nam, sinh thái học nông nghiệp là một ngành khoa học trong đó các
nguyên lí sinh thái đƣợc áp dụng triệt để trong công tác nghiên cứu, thiết kế, quản lí
và đánh giá các hệ thống nông nghiệp với mục đích tạo ra nhiều sản phẩm nhƣng

vẫn thực hiện đƣợc chức năng bảo tồn tài nguyên. Đối tƣợng chính của Sinh thái
học nông nghiệp là nghiên cứu về mối tƣơng tác giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế
xã hội của các hệ thống sản xuất nông nghiệp. Trong đó, hệ thống trang trại đƣợc
xem nhƣ một đơn vị cơ sở cho các nghiên cứu về chu trình vật chất, chuyển hoá
năng lƣợng, quá trình sinh học và các mối quan hệ kinh tế - xã hội. Tất cả các các
yếu tố kể trên đƣợc phân tích một cách tổng thể và toàn diện theo hƣớng đa ngành.
Mục tiêu chính của Sinh thái học nông nghiệp là tìm cách duy trì quá trình
sản xuất nông nghiệp với mức năng suất ổn định và có hiệu quả cao bằng cách tối
ƣu hoá đầu vào của sản xuất (nhƣ giống, phân bón, sức lao động v.v.) trong khi đó
hạn chế ở mức tối thiểu những tác động tiêu cực đến môi trƣờng và hoạt động kinh
tế xã hội.
Theo quan niệm của Sinh thái học hiện đại, toàn bộ hành tinh của chúng ta là
một hệ sinh thái khổng lồ và đƣợc gọi là sinh quyển (biosphere). Sinh quyển đƣợc
chia ra làm nhiều đơn vị cơ bản, đó lànhững diện tích mặt đất hay mặt nƣớc tƣơng
đối đồng nhất, gồm các vật sống và các môi trƣờng sống, có sự trao đổi chất và
năng lƣợng với nhau, chúng đƣợc gọi là hệ sinh thái (ecosystem). Ngoài những hệ
sinh thái không có hoặc có rất ít sự can thiệp của con ngƣời ở đó là hệ sinh thái tự
nhiên, còn có những hệ sinh thái do tác động của con ngƣời tạo ra và chịu sự điều

13
khiển của con ngƣời, điển hình nhƣ các ruộng cây trồng và đồng cỏ; đó chính là các
hệ sinh thái nông nghiệp.
HSTNN là hệ sinh thái do con ngƣời tạo ra và duy trì dựa trên các quy luật
khách quan của tự nhiên, với mục đích thoả mãn nhu cầu trên nhiều mặt và ngày
càng tăng của mình. HSTNN là một hệ sinh thái tƣơng đối đơn giản về thành phần
và đồng nhất về cấu trúc, cho nên nó kém bền vững, dễ bị phá vỡ; hay nói cách
khác, HSTNN là những hệ sinh thái chƣa cân bằng. Bởi vậy, các HSTNN đƣợc duy
trì trong sự tác động thƣờng xuyên của con ngƣời để bảo vệ hệ sinh thái mà con
ngƣời đã tạo ra và cho là hợp lí. Nếu không, qua diễn thế tự nhiên, nó sẽ quay về
trạng thái hợp lí của nó trong tự nhiên.

Nhƣ vậy, HSTNN cũng sẽ có các thành phần điển hình của một hệ sinh thái
nhƣ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân huỷ và môi trƣờng vô sinh.
Tuy nhiên, với mục đích hàng đầu là tạo ra năng suất kinh tế cao nên đối tƣợng
chính của hệ sinh thái nông nghiệp là các thành phần cây trồng và vật nuôi. Trong
thực tế sản xuất, dựa vào tri thức và vốn đầu tƣ, con ngƣời giữ HSTNN ở mức phù
hợp để có thể thu đƣợc năng suất cao nhất trong điều kiện cụ thể. Con ngƣời càng
tác động đẩy HSTNN đến tiếp cận với hệ sinh thái có năng suất kinh tế cao nhất thì
lực kéo về mức độ hợp lí của nó trong tự nhiên ngày càng mạnh, năng lƣợng và vật
chất con ngƣời dùng để tác động vào hệ sinh thái càng lớn, hiệu quả đầu tƣ càng
thấp [30].
1.3. Sức khỏe cộng đồng và ảnh hƣởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
đến sức khỏe cộng đồng
Tất cả các thuốc BVTV đều có thể gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức
khỏe con ngƣời do đó việc sử dụng thuốc BVTV cần đƣợc quản lý và sử dụng đúng
kỹ thuật. Những loại độc hại quá cần đƣợc hạn chế hoặc cấm sử dụng. Tuy nhiên
những thuốc BVTV này ở một số nƣớc đang phát triển vẫn đang đƣợc sử dụng một
cách rộng rãi nên tình trạng nhiễm độc hàng loạt vẫn đang diễn ra ở mức báo động.
Tại hội nghị y tế thế giới lần thứ 8 năm 1975, WHO đƣa ra bảng phân loại
thuốc BVTV theo độ độc hại đối với các loại sinh vật căn cứ trên giá trị LD
50


14
(Lethal Dose 50) và LC
50
(Lethal Concentration 50). Trong đó, LD
50
là liều thuốc
gây chết 50% cá thể thí nghiệm, có thể là chuột hoặc thỏ, đƣợc tính bằng mg/kg
trọng lƣợng. LD

50
gây nhiễm qua đƣờng tiêu hóa hoặc LD
50
qua da. LC
50
là nồng độ
gây chết trung bình của thuốc xông hơi đƣợc tính bằng mg hoạt chất/m
3
không khí.
LD và LC càng nhỏ, độc tính càng cao. Độ độc của thuốc BVTV dạng rắn cao gấp 4
lần độc tính của thuốc BVTV dạng lỏng. Căn cứ vào độ độc LD
50
ngƣời ta chia
thuốc BVTV ra làm 4 cấp độc từ I đến IV. Cấp I rất độc, cấp II độc, cấp III độc
trung bình, cấp IV tƣơng đối ít độc. Để nhận biết ngƣời ta in băng màu trên nhãn
thuốc biểu thị cấp độ độc.
Bảng 1.1. Phân nhóm độc chất thuốc BVTV tại Việt Nam
Mức độ độc và ký hiệu
màu
LD
50
(chuột) qua miệng
LD
50
(chuột) qua da
Thể rắn
(mg/kg)
Thể lỏng
(mg/kg)
Thể rắn

(mg/kg)
Thể lỏng
(mg/kg)
Ia, Ib. Rất độc
Vạch màu đỏ
<50
<200
<100
<400
II. Độc
Vạch màu vàng
50 - 500
200 – 1000
100 - 1000
400 – 4000
III. Độc trung bình
Vạch màu xanh
>500
>2000
>1000
>4000
IV. Ít độc
Vạch màu xanh lá cây
“Cẩn thận”



Nguồn: Cục BVTV
1.3.1. Trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm 1990, mỗi năm có

khoảng 25 – 30 triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc, trong đó 3
triệu ca nhiễm độc nghiêm trọng làm 220.000 ca tử vong liên quan đến thuốc
BVTV [34]. Các nƣớc đang phát triển chiếm 99% số trƣờng hợp cho dù các nƣớc
này chỉ tiêu thụ 20% lƣợng thuốc BVTV. Con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều.
Cụ thể thống kê của một số quốc gia nhƣ sau:

15
Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1951 – 1990 có ít nhất 184 vụ ngộ độc
cấp tính do hóa chất BVTV, gây nhiễm độc cho 24.731 ngƣời, chết 1.065 ngƣời
(4,3%). Năm 1992 – 1995 có 214.094 trƣờng hợp ngộ độc thuốc BVTV cấp tính
với 22.545 ngƣời chết. Năm 1997 – 2003 có 108.372 ngƣời bị ngộ độc thuốc
BVTV. Trong đó tỷ lệ nhiễm độc nghề nghiệp chiếm 25,39% và nhiễm độc không
nghề nghiệp 74,61%. Tỷ lệ tử vong 6,86% [31].
Bộ Y tế Thái Lan trong báo cáo thƣờng niên 1998 có 4.398 trƣờng hợp ngộ
độc thuốc BVTV và tỷ lệ trên 100.000 dân là 7,16. Năm 2003 số vụ ngộ độc là
2.342 trƣờng hợp và tỷ lệ trên 100.000 dân là 3,72 [33].
Ở Irắc có vụ nhiễm độc thuốc BVTV điển hình vào năm 1971 – 1972 hơn
6.000 ngƣời đã phải vào viện với triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm và 459 ngƣời
chết sau khi ăn bánh mì đƣợc làm từ ngũ cốc bị phun thuốc diệt nấm methylmercury
[32].
Ở Ấn Độ đã xảy ra vụ ngộ độc nghiêm trọng tại Bhopal do rò rỉ thuốc BVTV
Methylisocyanate làm 200.000 ngƣời bị nhiễm độc trong đó có hơn 2.000 ca tử
vong.
Tại Campuchia theo nghiên cứu của Sylviane Nguyen và cộng sự phỏng vấn
210 nông dân sử dụng thuốc BVTV có 88% có triệu chứng ngộ độc [34].
Nhiễm độc thuốc BVTV là bệnh dịch vô hình luôn tồn tại ở các quốc gia. Có
rất nhiều thống kê, báo cáo và nghiên cứu ở nhiều nƣớc trên thế giới về ngộ độc và
cách phòng ngộ độc cũng nhƣ xử trí ngộ độc thuốc BVTV.
1.3.2. Tại Việt Nam
Thuốc BVTV đƣợc sử dụng ở Việt Nam từ những năm 1957, trong thời gian

20 năm đầu ngƣời ta không chú ý đến tác hại của thuốc BVTV đến môi trƣờng và
con ngƣời. Đến những năm 80 của thế kỷ XX mới có những công trình nghiên cứu
về ô nhiễm môi trƣờng và tác dụng của thuốc BVTV đến sức khỏe con ngƣời [13].
Những ảnh hƣởng trên lâm sàng, cận lâm sàng của thuốc BVTV đối với ngƣời Việt
Nam bƣớc đầu đƣợc làm sáng tỏ và là tiếng chuông báo động về nguy cơ sức khỏe
môi trƣờng do thuốc BVTV gây nên ở nƣớc ta.

16
Theo Hà Minh Trung và cộng sự nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nƣớc
(2008), cả nƣớc hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, số ngƣời tiếp xúc nghề nghiệp
với hóa chất BVTV ít nhất cũng tới 11,5 triệu ngƣời. Với tỷ lệ nhiễm độc hóa chất
BVTV dự đoán 18,26% thì số ngƣời nhiễm độc mãn tính trong cả nƣớc có thể tới
2,1 triệu ngƣời [26].
Theo Bộ Y tế từ năm 1980 – 1985 chỉ tính riêng 16 tỉnh phía phía Bắc đã có
2.211 ngƣời bị nhiễm độc nặng do hóa chất BVTV, 811 ngƣời chết. Năm 1997 tại
10 tỉnh thành phố cả nƣớc với lƣợng hóa chất BVTV sử dụng mới chỉ là 4.200 tấn
nhƣng đã có 6.103 ngƣời bị nhiễm độc, 240 ngƣời chết do bị nhiễm độc cấp và mãn
tính. Nghiên cứu của Vụ Y tế dự phòng (chƣơng trình VTN/OCH/010 – 96.97) tại 4
tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Tiền Giang, Cần Thơ trong 4 năm (1994 – 1997)
có 4.899 ngƣời bị nhiễm độc, 286 ngƣời chết chiếm 5,8%. Các biểu hiện nhiễm độc
sau ngày làm việc khá phổ biến là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn
nôn, chán ăn…Nhiều tác giả đã nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của hóa chất BVTV
đến sức khỏe con ngƣời [5,9].
Nguyễn Văn Nguyên và cộng sự nghiên cứu 571 công nhân và hai nông
trƣờng chè có sử dụng hóa chất BVTV thấy 77,2% đau đầu kém ngủ, 75,5% đau tức
ngực và khó thở, 65,5 đau lƣng và xƣơng khớp, 46,5 % mệt mỏi run chân tay,
44,8% ho và khạc đờm, 29,3% đau bụng không rõ nguyên nhân, 21,1% chán ăn.
Khám lâm sàng thấy 25% có hội chứng suy nhƣợc thần kinh, 26,5% hội chứng rối
loạn tiêu hóa, 16,3% bị bệnh xƣơng khớp, 14,2 bị bệnh đƣờng hô hấp, 10% bị bệnh
ngoài da. Những rối loạn sớm nổi bật là hoạt tính enzym cholinesetrase giảm xuống

chỉ còn 75% so với nhóm chứng, 19,6% thiếu máu, 37,2% có bạch cầu trung tính
thấp [15,16].
Nguyễn Duy Thiết điều tra 100 hộ gia đình tại 5 đội xã Tam Hiệp, huyện
Thanh Trì – Hà Nội thấy 73% có triệu chứng nhƣ nôn nao, khó chịu, choáng váng,
nhức đầu, buồn nôn, khó ngủ, ngứa và nóng các vùng da hở [23].
Trần Ngọc Lan và cộng sự nghiên cứu điều tra 1.667 lao động thƣờng xuyên
sử dụng thuốc BVTV tại 16 xã thuộc 8 tỉnh miền Trung và miền Nam cho thấy các

17
triệu chứng hay gặp là các triệu chứng về hệ thần kinh trung ƣơng, hệ thần kinh
thực vật. Bệnh thƣờng gặp là các bệnh về đƣờng hô hấp. Chỉ tính từ năm 2000 đến
tháng 6 năm 2001 tại 14 xã đƣợc điều tra có 199 trƣờng hợp nhiễm độc, 86,93%
những ca đi phun thuốc có biệu hiện nhiễm độc. Tỷ lệ tử vong do nhiễm độc chiếm
2,51% [18].
Trần Nhƣ Nguyên, Đào Ngọc Phong nghiên cứu trên 500 hộ gia đình ngoại
thành Hà Nội thấy dấu hiệu phổ biến nhất ngay sau khi sử dụng thuốc BVTV là
chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn thấy ở 70% đối tƣợng ngoài ra còn các triệu chứng
kém ăn, đau mắt, đau bụng, rối loạn giấc ngủ [17].
Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Dƣ Loan, Hoàng Thị Bích Ngọc nghiên cứu trên 36
ngƣời dân thƣờng xuyên tiếp xúc với hóa chất BVTV tại 2 xã thuộc huyện Thƣờng
Tín, nhóm chứng gồm 32 sinh viên Học viện Quân Y. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
ở những ngƣời làm nông nghiệp tiếp xúc dài ngày với hóa chất BVTV thì hoạt độ
enzym cholinesterase (5931U/l) giảm so với nhóm chứng (8359U/l) [25].
Cao Thúy Tạo tiến hành một nghiên cứu ngang mô tả nguy cơ nhiễm độc
hóa chất BVTV trên ngƣời sử dụng tại một số vùng chuyên canh khác nhau. Kết
quả cho thấy ngƣời sử dụng hóa chất BVTV thƣờng có biểu hiện mệt mỏi, chóng
mặt, tăng tiết nƣớc bọt. Nồng độ hóa chất BVTV/ cm
2
da sau khi phun gấp 2 lần
trƣớc khi phun, 32,4% đối tƣợng nghiên cứu có biểu hiện cƣờng phó giao cảm.

Có thể nói nhiễm độc thuốc BVTV là một thực tế, diễn ra thƣờng xuyên liên
tục ở tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc và trở thành một vấn đề lớn trong công
tác bảo vệ sức khỏe ngƣời lao động nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay.

18
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đặc điểm dân cƣ, các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu.
- Thực trạng sử dụng thuốc BVTV, thực trạng đa dạng sinh học hệ sinh thái
nông nghiệp vùng nghiên cứu.
- Khả năng ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến hệ sinh thái nông nghiệp và sức
khỏe cộng đồng vùng nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ sinh thái nông nghiệp Huyện Thƣờng Tín – Thành phố Hà Nội (nghiên
cứu trƣờng hợp tại xã Hà Hồi và xã Thƣ Phú).
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
Các công trình nghiên cứu về hệ sinh thái nông nghiệp, thuốc BVTV, các bộ
danh lục động thực vật, báo cáo khoa học, báo cáo thống kê có liên quan đến đối
tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Báo cáo tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu.
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa
Các đợt nghiên cứu khảo sát thực địa đƣợc tiến hành từ tháng 01 đến tháng
10 năm 2014 với tuần suất 02 lần/ 01 tháng. Các khảo sát đƣợc thiết lập qua các hệ
sinh thái của khu vực nghiên cứu là:
- Các cánh đồng rau màu, ruộng lúa nƣớc;
- Bờ ruộng và đƣờng đi;
- Thủy vực: Chủ yếu là ao hồ, vùng đất trũng;
- Mƣơng nội đồng;
- Các khu vực có cây (bao gồm những mảnh nhỏ nằm giữa khu ruộng trồng trọt);

- Khu dân cƣ.
Điều tra đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Thu mẫu thực vật, tiến hành chụp ảnh, xác định tên khoa học đối với các loài
phổ biến và dễ xác định bằng các sách chuyên khảo chủ yếu là “Cây cỏ Việt Nam”

19
của Phạm Hoàng Hộ và “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (tập I – 2001, tập II
– 2002 và tập III – 2005) [12], những loài khó xác định đƣợc tiến hành chụp ảnh với
ít nhất đủ ba phần lá, thân, hoa và gửi tới chuyên gia xác định. Sau khi đã có tên
khoa học của các loài lập danh lục phản ảnh đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm
danh sách các loài theo từng họ, các họ theo từng ngành, các loài có tên khoa học và
tên Việt Nam, dạng sống và công cụ, tiến hành thống kê số loài, họ theo từng
ngành…phục vụ cho phân tích đánh giá tính đa dạng hệ thực vật.
2.3.2.1. Phƣơng pháp phân tích đánh giá tính đa dạng hệ thực vật
Phân tích đa dạng về thành phần loài
Dựa trên quan niệm truyền thống về hệ thực vật, chỉ kiểm kê các loài thực
vật bậc cao có mạch, mọc tự nhiên hoặc loài ngoại lai tự nhiên hóa không phụ thuộc
sự chăm sóc của con ngƣời. Số lƣợng các loài đƣợc căn cứ vào:
- Mẫu vật thu đƣợc tại thực địa trong quá trình khảo sát, đƣợc định loại trong
phòng thí nghiệm theo các tài liệu chuyên khảo hoặc theo phƣơng pháp chuyên gia
tại chỗ.
- Kết quả khảo sát trực tiếp tại thực địa xác định thành phần loài theo chuyên gia.
- Thảm khảo một số tài liệu về sự phân bố và nơi sống của thực vật trong
một số tài liệu có uy tín khoa học đã đƣợc công bố. Chủ yếu là tài liệu “Cây cỏ Việt
Nam”, Phạm Hoàng Hộ gồm 3 tập, “Danh lục thực vật Việt Nam”, 3 tập do Viện
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Đại học Quốc Gia Hà Nội biên soạn.
Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, đặc trưng cấu trúc hệ thống hệ
thực vật.
Sự sắp xếp các loài vào Taxon bậc cao hơn (chi, họ…) theo quan điểm của
vƣờn thực vật Kiu, liên hiệp Vƣơng quốc Anh và Bắc Ailen (Brummitt, 1992). Tên

tác giả các taxon viết theo Brummitt và Powell (1992). Các ngành thực vật đƣợc
xếp theo sự tiến hóa của thực vật, từ phát tán bằng bào tử (Khuyết lá thông, Thông
đất, Dƣơng xỉ) đến các ngành thực vật có hạt (Thông, Ngọc lan). Các họ trong từng
ngành (riêng ngành Ngọc lan thì xếp các họ trong từng lớp), các chi trong từng họ
và các loài trong từng chi thì xếp theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái ABC theo

20
tên khoa học. Sự phân bố các loài trong các chi, các họ, các ngành thực vật đƣợc
phân tích theo quan điểm của Tomachev (1974).
Phân tích đánh giá bản chất sinh thái đa dạng hệ thực vật
Dựa trên nguyên tắc phân chia dạng sống của Raunke (1937)
Phân tích đánh giá mức độ giàu loài quý hiếm
Theo IUCN, 2004 các tiêu chuẩn trong sách đỏ Việt Nam 2007 và các loài có
giá trị tài nguyên (theo “Tài nguyên thực vật Đông Nam Á” – Prosea, 1995”)
2.3.2.2. Phƣơng pháp đánh giá phân tích đa dạng hệ động vật
- Xác định tuyến điều tra, vị trí thu mẫu ngoài thực địa
- Ghi nhận các đặc trƣng của các sinh cảnh trên tất cả các tuyến khảo sát
- Sử dụng các bẫy động vật đơn giản nhƣ sau:
Bẫy hố:
Bẫy hố là một công cụ cần thiết cho việc bắt và nghiên cứu côn trùng cƣ trú
trên mặt đất, đặc biệt là các loài bọ cánh cứng mặt đất. Chúng tôi tạo ra các bẫy nhƣ
sau: Sử dụng một ống hộp kim loại có chiều cao cao hơn đƣờng kính ngang từ 2 đến
3 lần, đào hố theo kích thƣớc của hộp kim loại sao cho độ sâu của hố bằng với chiều
cao của hộp, đổ một chút nƣớc vào bẫy để tạo chất dính côn trùng không cho thoát
ra ngoài. Kiểm tra bẫy thƣờng xuyên trong ngày.
Vợt thu bắt côn trùng
Lƣới mắt nhỏ là phƣơng pháp thƣờng xuyên nhất đƣợc sử dụng để thu thập
mẫu côn trùng bay trong không khí (chuồn chuồn, ong, bƣớm…). Đƣờng kính lƣới
80 cm, chiều dài 150 cm. Dùng lƣới đi dọc theo tuyến điều tra, thu thập các mẫu và
ghi sổ nhật ký thực địa.

Lưới thu mẫu thủy sinh
Kích thƣớc 40 cm x 40 cm dùng để thu thập các loài thủy sinh thuộc các ngành
động vật không xƣơng sống và cá, đƣợc thu bằng vợt qua các thủy vực khác nhau. Mẫu
vật thu đƣợc định loại tại chỗ hoặc đƣa về phòng thí nghiệm để định loại.
Bẫy ánh sáng (bẫy đèn)

×