Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG hóa NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY TNHH DHQ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.2 KB, 25 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS

BÁO CÁO THỰC TẬP
CƠ SỞ NGÀNH
Tên đề tài: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TNHH DHQ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN
LỚP
MÃ SINH VIÊN

: Phạm Thị Yến
: Cao Thị Thu Hương
: LQC54-ĐH1
: 53339


Hải Phòng, năm 2015


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DHQ...............2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................................2
1.1.1. Thông tin về công ty....................................................................................2
1.1.2. Lịch sử hình thành.......................................................................................2
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh..............................................................................3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức...........................................................3


1.2.1. Chức năng...................................................................................................3
1.2.2. Nhiệm vụ.....................................................................................................4
1.2.3. Cơ cấu tổ chức............................................................................................4
1.3. Tình hình hoạt động..........................................................................................5
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH DHQ...................................................7
2.1. Cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hoá...............................................7
2.1.1. Khái niệm....................................................................................................7
2.1.2. Vai trò của người giao nhận........................................................................7
2.1.3. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận.........................8
2.2. Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH
DHQ..........................................................................................................................9
2.2.1. Quy trình chung về nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu............9
2.2.2. Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập của Công ty TNHH DHQ....10
2.3. Đánh giá ưu nhược điểm của quy trình..........................................................13


2.3.1. Ưu điểm của quy trình...............................................................................14
2.3.2. Nhược điểm của quy trình.........................................................................14
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ....................................................15
3.1. Định hướng hoạt động của Công ty TNHH DHQ..........................................15
3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động của công ty.....................................................15
3.3. Kiến nghị nâng cao hoạt động của công ty.....................................................17
3.3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước...........................................................17
3.3.2. Một số kiến nghị đối với tổng cục Hải quan..............................................19
KẾT LUẬN

20



DANH MỤC VIẾT TẮT
Cont: Container
MBL: Master Bill of Lading
HBL: House Bill of Lading
FWD: Forwarder
D/O: Delivery Order


6

LỜI MỞ ĐẦU
Hải Phòng là thành phố có cảng biển rất phát triển, có diện tích khu vực kho bãi
rộng thuận lợi cho việc chuyên chở xuất khẩu hàng hoá. Hải Phòng có nhiều khu công
nghiệp phát triển như khu công nghiệp Nomura, KCN Đình Vũ ..... Cùng với quá
trình phát triển kinh tế, sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng trở nên phong phú
và phức tạp hơn. Vì vậy dịch vụ vận tải giao nhận ngày càng phát triển mạnh mẽ, họ
không chỉ là người cung cấp các dịch vụ giao nhận vận chuyển riêng lẻ nữa mà họ còn
tham gia thêm khâu gom hàng, xếp hàng, cung cấp dịch vụ kho hàng lưu trữ hàng hoá,
xử trí thông tin… Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế gắn liền với sự phát triển
của mỗi nước.
Hiểu được tầm quan trọng của dịch vụ giao nhận hàng hóa, em đã chọn chuyên
ngành Logistic - Chuỗi cung ứng của Trường Đại Học Hàng Hải để học tập, trang bị
kiến thức chuyên môn cho tương lai. Sau 1 tuần đến kiến tập tại chi nhánh Hải phòng
của công ty TNHH DHQ, em xin kính gửi đến thầy cô bài báo cáo thực tập của em về
“ Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH
DHQ”. Nội dung bài báo cáo gồm 3 chương:
- Chương 1 : Tổng quan về Công ty TNHH DHQ
- Chương 2 : Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

của Công ty TNHH DHQ

- Chương 3 : Giải pháp và kiến nghị
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian, bài báo cáo chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của thầy cô để
có thể rút kinh nghiệm và lần sau hoàn thành tốt hơn!
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn cô Phạm Thị Yến
đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!


7

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Thông tin về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH DHQ
Tên giao dịch quốc tế là: DHQ CO ., LTD
Trụ sở chính: Số nhà 73/151, Phố Quang Trung, Phường Bình Hàn, Thành phố Hải
Dương, Tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 03203844101
Fax: 03203844105
Giám đốc: Vũ Quang Hiệp
Công ty TNHH DHQ chi nhánh Hải Phòng dã đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển của
khách hàng bao gồm:
- Vận chuyển và giao nhận hàng đường hàng không, đường biển, đường bộ.
- Vận chuyển hàng nguyên container, hàng lẻ, hàng chung chủ (NVOCC).
- Dịch vụ kho bãi và khai thuế hải quan, cấp giấy phép.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Từ khi thành lập đến nay, Công ty TNHH DHQ đã gặt hái được những thành
công đáng kể, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công ty TNHH DHQ được thành lập vào ngày 8 tháng 7 năm 2008 theo quyết
định của Hội đồng nhân dân thành phố. Chỉ trong vòng vài năm thành lập công ty đi từ
một công ty vận tải nhỏ phát triển thành một công ty đa ngành trong đó ngành dịch vụ
hỗ trợ khác liên quan đến vận tải vẫn là ngành kinh doạnh chính. Năm 2015
công ty mở thêm chi nhánh ở 152 Chùa Vẽ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
để thuận tiện cho việc khai báo hải quan và nhận uỷ thác.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Bảng 1.1. Ngành nghề kinh doanh


8
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Tên ngành

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Bán buôn nguyên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
Bán buôn kim loại và quặng kim loại ( trừ vàng miếng )
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặtKkhác trong xây dựng
Vận tải hàng hoá bằng đường bộ
Vận tải hàng hoá ven biển và viễn dương
Vận tải hàng hoá thuỷ nội địa
Kho bãi vàlưu giữ hàng hoá
Bốc xếp hàng hoá
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và

Mã ngành
5229 (Chính)
4669
4661
4662
4663
4933
5012
5022
5210
5224

đường bộ
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thuỷ
Chuyển phát
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

5221
5222

5320
4659

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
1.2.1. Chức năng
- Công ty TNHH DHQ nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ
giao nhận hàng hoá từ các công ty khác,đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu.
- Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh một số ngành nghề khác như buôn bán
nhiên liệu, kim loại, vật liệu thiết bị khác lắp đặt trong xây dựng
- Giao nhận quốc tế hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, kết hợp nhiều
phương thức vận tải và dịch vụ giao nhận khai thuê Hải quan, nhận uỷ quyền làm đại
diện cho khách hàng làm mọi quy trình và thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu.
- Tư vấn và hỗ trợ quy trình, chứng từ và thủ tục hải quan hàng hoá xuất nhập
khẩu, cả vấn đề bảo hiểm tàu biển.
- Giao nhận hàng hoá nội địa.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại trong phạm vi ngành nghề
được ghi trong giấy phép kinh doanh của công ty.
- Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả và
chất lượng kinh doanh, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.


9

- Chấp hành nghiêm túc các chế độ chinh sách pháp luật nhà nước và tập quán
quốc tế về lĩnh vực có liên quan đến công tác giao nhận vận tải.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
*Cơ cấu tổ chức công ty TNHH DHQ gồm:

- Phòng Giám đốc và Phó giám đốc
- Phòng Hành chính nhân sự
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Kinh doanh
- Phòng Khai thác vận tải
- Phòng Kế toán tổng hợp
- Phòng Tổ chức vận tải
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng
Hành chính
nhân sự

Phòng
Khai thác
vận tải

Phòng
Kinh
doanh

Phòng
Kế toán
tổng hợp

Phòng Kế

hoạch
-Kỹ thuật

Phòng Tài
chính – Kế
toán

Phòng Tổ
chức vận
tải


10

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Công ty DHQ
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)

1.3. Tình hình hoạt động
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2013 – 2014
(Đơn vị tính: VNĐ)
Năm
2013

2014

Chênh lệch
(±)

So sánh
(%)


1.812.420.845
1.066.506.329
745.914.516
607.582.075

1.997.854.138
1.206.235.111
791.619.027
694.026.329

185.433.293
139.728.782
45.704.511
86.444.254

110,23
113,10
106,13
114,23

Chỉ tiêu
Doanh Thu
Chi Phí
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

*Qua bảng số liệu ta thấy :

- Doanh thu hoạt động của công ty năm 2014 so với năm 2013 tăng 185.433.293
triệu đồng tương ứng tăng 10,23%. Doanh thu của công ty tăng do các đơn hàng dịch
vụ của công ty ngày càng gia tăng, do giá cả dịch vụ ngày càng tăng.
- Chi phí hoạt động của công ty năm 2014 so với năm 2013 tăng 13,1% tương
ứng tăng 139.728.782 triệu đồng. Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty tăng là do
việc chi trả lương nhân viên tăng, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng, chi phí giao dịch
tăng .
- Lợi nhuận kinh doanh sau thuế của công ty năm 2014 so với năm 2010 tăng
86.444.254 triệu đồng tương ứng tăng 14,23%. Dù mức chi phí tăng nhanh hơn mức
tăng doanh thu là 2,87% nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo. Điều
này chứng tỏ công ty ngày càng làm ăn có lãi.


11

CHƯƠNG 2:
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH DHQ
2.1. Cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hoá
2.1.1. Khái niệm
Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ
giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận
theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhận
khác (gọi chung là khách hàng).
Freight forwarder hay còn gọi là forwarder là thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty)
làm nghề giao nhận vận tải, bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng hoặc
gom nhiều lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn sau đó lại thuê người vận tải (hãng
tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới điểm đích.
2.1.2 Vai trò của người giao nhận..

* Đại diện cho người nhập khẩu
Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình
(người nhập khẩu) những công việc sau:
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩu
chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng
hoá.
- Nhận hàng từ người vận tải.
- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí
khác liên quan.
- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết).
- Giao hàng hoá cho người nhập khẩu.
- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của
hàng hoá.
2.1.3. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận


12

*Quyền hạn và nghĩa vụ giao nhận của người giao nhận.
- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
- Quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách
hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay
cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực
hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo
ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.
- Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện
nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp

lý.
* Giới hạn trách nhiệm.
- Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi trường hợp
không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng.
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không được miễn trách nhiệm nếu
không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do
lỗi của mình gây ra.
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm, khi họ
không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày giao hàng,
không tính ngày chủ nhật, ngày lễ; không nhận được thông báo bằng văn bản về việc
bị kiện tại Toà án hoặc Trọng tài trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày giao hàng.
* Các trường hợp miễn trách nhiệm.
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.
- Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách
hàng uỷ quyền.
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.
- Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc xếp, dỡ
hàng hoá.
- Do khuyết tật của hàng hoá.
- Do có đình công hoặc các trường hợp khác bất khả kháng.
* Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá.


13

- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền cầm giữ số hàng hoá nhất định
và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng
và thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
- Sau 45 ngày kể từ ngày cầm giữ, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì người
làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo

các quy định của pháp luật, mọi chi phí cầm giữ và định đoạt hàng hoá do khách hàng
chịu.
2.2. Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu của Công ty DHQ
Người
xuất khẩu
Vận tải
FWD
Hãng tàu
Đại lý
hãng tàu
Đại lý
Vận tải
Người
nhập khẩu

2.2.1 Quy trình chung về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu


14

Hình 2.1. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chung


15

2.2.2. Quy trình dịch vụ giao nhận nhập khẩu của Công ty TNHH DHQ
Nhận hồ sơ tờ đại lý

Kiểm tra bộ chứng từ


Lấy lệnh D/O

Lấy hàng

Giao hàng cho khách
Hình 2.2. Quy trình thực hiện giao nhận hàng hóa
1. Nhận hồ sơ từ khách hàng
Công ty nhận thông tin về lô hàng nhập khẩu, dự báo ngày đến cảng, theo dõi lô
hàng thông qua hãng tàu.
2. Kiểm tra chứng từ
Sau khi nhận được bộ chứng từ do đại lý gửi sang công ty kiểm tra tính hợp lệ
của bộ chứng từ đồng thời liên hệ với khách hàng để biết thêm thông tin chi tiết về lô
hàng.
3. Lấy lệnh D/O
Khi hàng về tới cảng thì đại lý của hãng tàu sẽ thông báo hàng đến cho công
ty. Sau đó công ty sẽ gửi giấy báo hàng đến (Arrival notice) cho Công ty ủy thác
lô hàng hàng đến vào một ngày cố định để công ty đi nhận hàng.
Đây là 1 ví dụ cụ thể cho hàng co-load: Đại lý Hanjin Qingdao đã book lô hàng
này qua 1 forwader khác và Công ty Globel link là đại lý của họ tại Hải Phòng. Trong
trường hợp này, Globel link đã thuê kho CFS Viconship là nơi khai thác và lưu trữ


16

hàng. Đồng thời thay mặt cho Globel link lên hãng tàu SITC lấy lệnh, cược vỏ cont và
kéo cont về kho.
+ Nhân viên giao nhận của công ty TNHH DHQ sẽ đến đại lý Globe link để nhận
lệnh giao hàng. Nhân viên giao nhận cần mang theo giấy tờ:
+ Giấy báo hàng đến do globel link gửi (Notice of arrival).
+ Vận đơn (Bill of lading) surrender

Nhân viên Globel link sẽ dựa vào tên địa chỉ và mã số thuế của Công ty TNHH
DHQ để viết hoá đơn và người giao nhận sẽ qua bộ phận thu ngân đóng tiền. Khi đã có
biên lai "Đã thu tiền" nhân viên hãng tàu sẽ dựa vào B/L để cấp lệnh giao hàng. Các
phí gồm:
+ Phí chứng từ.
+ Phí xếp dỡ (THC)
+ Phí CIS
+ Phí CFS
+ Phí LB (bốc xếp)
Nhân viên Globel link cấp cho nhân viên giao nhận 03 lệnh D/O của Globel link
và 02 lệnh của hãng tàu SITC cùng với MBL, HBL và manifest. Khi nhận được D/O
thì cần kiểm tra các nội dung:
+ Số B/L:
+ Số MB/L:
+ Tên tàu:
+ Số chuyến:
+ Người nhận: Công ty TNHH DHQ
+ Tên hàng, số kiện
+ Trọng lượng, kích thước
+ Số cont/seal:
4. Lấy hàng
Sau khi nhận được lệnh D/O từ đại lý, Công ty sẽ giao hết cho công ty ủy thác
chỉ giữ lại 01 lệnh copy của đại lý và 01 bill gốc của hãng tàu. Đồng thời phát hành
cho công ty ủy thác bộ lệnh nối. Trong đó công ty đề nghị kho Viconship 1 giao hàng
cho công ty ủy thác
Công ty chuẩn bị cho khách hàng 01 bộ hồ sơ lấy hàng gồm:


17


+ 02 lệnh giao hàng D/O của công ty.
+ 01 Master Bill of Lading
+ 01 Bill of Lading
Công ty ủy thác sẽ chia các chứng từ làm đôi: Một bộ đầy đủ: Lệnh các bên liên
quan, MBL, HBL cùng với Invoice, Packing list, hợp đồng, tờ khai hải quan để khai
báo hải quan. Một bộ đầy đủ Lệnh các bên, MBL, HBL để xuống bãi lấy hàng. Trong
trường hợp này, công ty ủy thác tự thuê dịch vụ vận tải, tự làm thủ tục hải quan nên
Công ty chỉ theo dõi tình hình lấy hàng, có trách nhiệm giục kho hàng khai thác hàng
nhanh và hỗ trợ khách hàng nếu cần cho đến khi hàng được đưa về kho của nhà máy.
Thanh toán: Công ty ủy thác phải trả các chi phí làm hàng tại Việt Nam tại văn
phòng Công ty bao gồm:
+ Phí giao nhận (handling free) tại Việt Nam.
+ Phí chứng từ (Documentation fee)
+ Phí xếp dỡ (THC - Terminal handling charge) là khoản phí thu trên mỗi
container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như xếp dỡ, tập kết
container từ bãi ra cầu tàu .....
+ Phí dỡ hàng CFS (Container freight station fee): phí áp dụng đối với lô hàng lẻ
nhập khẩu thì họ phải dỡ hàng hoá từ container đưa vào kho.
+ Phí CIS
Sau đó, nhân viên giao nhận của Công ty ủy thác đến hải quan giám sát hàng
nhập để đối chiếu Manifest. Nhân viên giao nhận nên ghi số tờ khai và mã số thuế
công ty để giúp cho việc đối chiếu dược dễ dàng. Sau khi đối chiếu xong, hải quan
giám sát hàng nhập sẽ đóng dấu "Đã đối chiếu Manifest" lên D/O và trả lại cho nhân
viên giao nhận.
5. Giao hàng
Khách hàng là công ty ủy thác sẽ đến công ty để nộp tiền chi phí giao nhận và
lấy lệnh D/O cùng bộ hồ sơ lấy hàng. Chủ hàng mang biên lai nộp phí , 3 bản D/O
cùng Invoice và Packing list đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để kí xác nhận D/O và
tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O. Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận
kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho

chủ hàng. Công ty ủy thác sẽ đến kho Viconship 1 xuất trình lệnh D/O của công ty để
nhận hàng. Trước khi kí phiếu xuất kho công ty phải giám định kĩ lô hàng xem có xảy


18

ra hư hỏng mất mát gì không rồi mới ký vào phiếu xuất kho sau đó làm thủ tục với hải
quan ở dưới bãi rồi chở hàng về kho của mình.
Tại kho khách hàng chỉ phải trả thêm các phí: Bốc xếp, giao nhận, lưu kho (nếu
có).
6. Thanh toán
Công ty ủy thác sẽ phải thanh toán toàn bộ các chi phí được ghi trong giấy thông
báo hàng đến.
Thời hạn thanh toán được tính từ ngày trình bộ chứng từ thanh toán. Tuỳ thuộc
vào từng điều kiện thanh toán ghi trong hợp đồng công ty sẽ chuẩn bị các giấy tờ cần
thiết để nhận khoản tiền thanh toán. Ví dụ nếu công ty nhận thanh toán bằng thư tín
dụng cần chuẩn bị các chứng từ sau để nhận tiền : hợp đồng, thư tín dụng (L/C), vận
đơn đường biển, giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, hoá đơn thương mại, giấy
chứng nhận xuất xứ, hối phiếu và các giấy tờ có liên quan.
Sau khi công ty nhận được tiền thanh toán từ phía khách hàng gửi về lúc đó sẽ
kết thúc hợp đồng nhập khẩu và hoàn thành quy trình giao nhận hàng nhập khẩu.
2.3. Đánh giá ưu nhược điểm của quy trình
Nhìn chung so với lý thuyết, thực tế quy trình được thực hiện một cách tỷ mỉ và
nhiều bước hơn trong đó có thêm bước thanh toán và khiếu nại. Đây cũng là một trong
những bước quan trọng trong quy trình giao nhận để người giao nhận nhận được tiền
và người uỷ thác nhận được hàng theo đúng yêu cầu và đảm bảo được vấn đề người uỷ
thác sẽ được bồi thường nếu người giao nhận có sai sót với hàng hóa
được uỷ thác.
2.3.1. Ưu điểm của quy trình
- Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và quy trình giao nhận hàng hoá

xuất nhập khẩu.
- Đảm bảo quyền lợi được khiếu nại cho người uỷ thác khi hàng hoá gặp rủi ro
hoặc không được giao theo đúng phẩm chất ghi trong hợp đồng mà do lỗi của người
giao nhận.
- Hầu hết những nhân viên của phòng giao nhận đều có nghiệp vụ chuyên môn
cao, có những kinh nghiệm nhiều năm trong công việc. Vì vậy mà công việc được thực


19

hiện một cách suôn sẻ, tránh được những sai sót và nhanh chóng xử lý những tình
huống bất ngờ.
- Chứng từ có liên quan đến lô hàng nhập được các bên đối tác cung cấp đầy
đủ, nhanh chóng.
2.3.2. Nhược điểm của quy trình
- Hiện tại công ty chưa áp dụng phần mềm khai báo hải quan một cách thành
thạo do vậy còn có những sai sót không đáng có, gây bất lợi cho những hợp đồng cần
gấp, hay khi hàng về vào những dịp lễ, cuối năm…làm công ty tốn những chi phí lưu
kho, lưu bãi và những khoảng phí không cần thiết.
- Kho bãi ở cảng thì bề bộn gây khó khăn cho việc tìm kiếm container, kiểm
hàng và rút hàng về kho
- Quá trình từ khi nhận chứng từ của khách hàng đến khi giao hàng hóa cho
khách hàng còn diễn ra chậm do nhân viên giao nhận vừa phải lo kiểm tra chứng từ
vừa phải đi làm thủ tục hải quan.


20

CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Định hướng hoạt động của công ty TNHH DHQ
Những mục tiêu chính công ty đề ra trong năm 2016:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và hoàn thành tốt công việc, chỉ tiêu
đặt ra.
- Tiếp tục xây dựng hình ảnh, thương hiệu, quảng bá rộng rãi về công ty.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
- Nâng cao uy tín trong ngành, mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ
chức giao nhận quốc tế, đẩy mạnh công tác marketing và tìm kiếm thị trường mới.
-Tìm kiếm, huy động các nguồn vốn đầu tư.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
o Thường xuyên mở các khóa huấn luyện, tập huấn để trau dồi kinh

nghiệm cũng như năng lực làm việc cho các nhân viên trong công ty.
o Cần tuyển dụng những nhân viên có trình độ, am hiểu ngoại ngữ và luật
pháp.
o Đào tạo chuyên môn thật vững cho các nhân viên mới.
o Tạo cơ hội cho các nhân viên đi đào tạo, học hỏi nước ngoài để tiếp thu

kinh nghiệm từ các công ty cùng ngành nước ngoài.
o Có chính sách đãi ngộ tốt, xây dựng chế độ khen thưởng đối với các
nhân viên có thành tích tốt nhằm khuyến khích tinh thần làm việc.
o Nâng cao môi trường làm việc nhằm tạo không gian làm việc thoải mái
cho các cán bộ, nhân viên.
- Nâng cao cơ sở vật chất trong công ty
o Đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dịch vụ giao nhận.
o Trang bị thêm hệ thống phần mềm hiện đại phục vụ cho việc kiểm soát

hàng hóa.
- Hòan thiện cơ sở hạ tầng kho bãi, nâng cao hoạt động quản lý kho hàng. Kho

bãi là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động giao nhận hàng hóa. Đó là nơi lưu giữ,
bảo quản và trung chuyển hàng hóa. Cần sắp xếp các khu vực trong kho hợp lý, trang
bị thiết bị đầy cần thiết đầy đủ hơn như: xe nâng rút hàng, hệ thống camera giám sát ...


21

và nên áp dụng phần mềm tin học chuyên dùng, kỹ thuật mã vạch để tiết kiệm thời
gian quản lý hàng hóa.
- Cần triển khai nhiều hình thức quảng bá để mở rộng cơ hội hợp tác
o Quảng cáo trên các trang mạng xã hội giới thiệu thương hiệu.
o Có thể dử dụng phương pháp phát tờ rơi để tận dụng khả năng truyền tin của xã

hội quản bá thương hiệu.
o Thường xuyên nâng cấp hình ảnh website của công ty vì đây là phương tiện để
khách hàng tiếp cận với công ty nhanh nhất.
- Nâng cao chất lượng phục vụ trong công việc, tăng cường và đổi mới các
phương thức hoạt động hiện đại và hiệu quả hơn
o Giảm thời gian chờ đợi trong quá trình giao nhận tạo ấn tượng tốt với khách hàng

bằng cách tăng số lượng nhân viên phụ trách quá trình giao nhận, tăng cường
phương tiện vận chuyển...
o Thường xuyên có những chính sách ưu đãi, tạo lập mối quan hệ lâu dài với khách

hàng.
- Tích cực tìm kiếm thị trường, đối tác mới mang về nhiều hợp đồng cho công ty
đặc biệt là thị trường nước ngoài, đẩy mạng việc lưu thông hàng hóa Việt Nam trong
thị trường nước ngoài.
Bên cạnh việc giữ vững thị trường đang có, công ty nên nghiên cứu tìm ra những
thị trường hoạt động mới để mở rộng hơn nữa hoạt động giao nhận hàng hóa. Để mở

rộng thị trường công ty cần tiến hành nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt những lợi
thế thị trường có thể mang lại nhằm tìm ra các đối tác mới.
 Dự kiến hiệu quả giải pháp có thể mang lại:
- Hàng hóa được lưu giữ bảo quản tốt hơn nhờ nâng cấp kho bãi.
- Việc vận chuyển hàng hóa được nhanh hơn nhờ việc tăng cường phương
-

tiện vận chuyển.
Việc bốc dỡ hàng thuận thiện hơn khi áp dụng phần mềm ký thuật mà vạch

-

và trang bị thêm máy móc cần thiết.
Diện tích kho được tận dụng tối đa có hiệu quả hơn.
Nhờ tăng cường tốc độ giao nhận, khách hàng sẽ hài lòng với dịch vụ của
công ty hơn, giữ vững được mối quan hệ làm ăn lâu dài.


22

3.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
3.3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Hiệu quả hoạt động của bất ký doanh nghiệp nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào
những chính sách vĩ mô của Nhà nước. Nếu Nhà nước đưa ra những chính sách thông
thoáng sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chân chính phát triển.
Hện nay, cơ chế, chính sách của chính phủ Việt Nam về Hàng hải, giao nhận vận
tải biển tuy đã được ngày càng hoàn thiện nhưng vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu nhất
quán, chưa bao quát được những hoạt động phát sinh trong thực tiễn khiến các doanh
nghiệp giao nhận nó riêng gặp không ít khó khăn.
*Hoàn thiện hệ thống luật:

Hệ thống luật về Hàng hải, giao nhận đường biển của nước ta còn chưa đầy đủ,
đồng bộ, cần phải được hoàn thiện thì mới tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của các
doanh nghiệp, cá nhân. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có Bộ luật Hàng hải là cơ sở pháp
lý điều chỉnh toàn bộ các hoạt động Hàng hải ở Việt Nam. Bộ luật này được nghiên
cứu, chỉnh sửa cho phù hợp với các yêu cầu hội nhập, đồng thời không được trái với
tinh thần của các văn bản khác như: Luật thương mại, Luật doanh nghiệp ....
Luật Hải quan cần được hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa hơn nữa. Việc áp
mã tính thuế của Hải quan chưa chuẩn xác do trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, một số mặt hàng có đến 2-3 mức thuế khác nhau do mục đích sử dụng. Ngoài ra,
giá tính thuế hiện nay có 3 loại: loại tính theo hóa đơn, loại tính theo giá tối thiểu do
Bộ tài chính quy định và loại giá do cửa khẩu Hải quan xây dựng.
Nhà nước cần có chính sách rõ ràng về Luật thuế xuất nhập khẩu. Biểu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu được áp dụng theo nhiều loại, có loại theo tính chất hàng hóa, có loại
theo mục đích sử dụng, theo khu vực ưu đãi ... Do vậy, một số mặt hàng có thể áp
dụng nhiều mã số thuế hàng hóa khác nhau với thuế xuất chênh lệch từ 10-20%. Trong
trường hợp đó, để tránh rủi ro, các cán bộ Hả quan có xu hướng áp dụng mã số thuế
cao nhất, cũng từ đây dễ phát sinh tiêu cực giữa doanh nghiệp và cán bộ Hải quan.
*Nhà nước cần tăng cường thu hút FDI vào ngành giao nhận vận tải:


23

Ngành giao nhận vận tải muốn phát triển cần phải có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
hiện đại. Mà đất nước ta còn nghèo, do vậy, chỉ có tăng cường thu hút vốn đầu tư nước
ngoài nhằm nhanh chóng thay đổi bộ mặt của ngành, đuổi kịp với các nước trong khu
vực và trê thế giới.
Để các nhà đầu tư yên tâm, chính phủ Việt Nam phải ổn định kinh tế vĩ mô,
chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ phải được cân nhắc điều chỉnh sao cho không
làm mất đi nguồn lợi chính đáng của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cũng phải giữ vững
được ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài

sản, đảm bảo những quyền cơ bản cho nhà đầu tư.
*Đề cao vai trò của hiệp hội giao nhận Việt Nam VIFFAS
Hiệp hội là tổ chức duy nhất của nước CHXHCN Việt Nam trở thành hội viên
đầy đủ và chính thức (Ordinary member) cảu Liên đoàn các hiệp hội giao nhận kho
vận quốc tế FIAFA (International Federation of Freight Forwarders Association) cũng
như các tổ chức giao nhận kho vân khác. Do đó hiệp hội cần đóng vai trò chủ động
tích cực trong việc giúp các hội phát triển dịch vụ mới, tạo điều kiện cho các hội viên
hợp tác với nhau để cùng phát triển, đồng thời tạo thế và lực cho ngành giao nhận Việt
Nam.

3.3.2. Một số kiến nghị đối với tổng cục Hải quan
Cần nghiên cứu quy trình thủ tục Hải quan hiện đại hơn nữa để có những biện
pháp đơn giản hóa thủ tục Hải quan nhưng vẫn đảm bỏa được sự quản lý của cơ quan
chủ quản. Qua đó giúp các cơ quan Hải quan và hoạt động giao nhận giảm bớt thời
gian và chi phí khi thực hiện các thủ tục Hải quan.
1

1Trích

dẫn cách viết của 1 bài báo cáo tren mạng
o/luan-van/de-tai-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-hoat-donggiao-nhan-hang-hoa-xuat-khau-nguyen-container-bang-duong-bien-tai-cong-ty9927687/


24

KẾT LUẬN
Sau 1 tuần thực tập tại chi nhánh Hải Phòng của công ty TNHH DHQ, em đã tiếp
thu được thêm nhiều kiến thức thực tiễn quan trọng về “Quy trình giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển”. Công ty đã thành lập được 7 năm và cũng đã gặt hái
được khá nhiều thành công trong dịch vụ giao nhận hàng hóa và ngày càng khẳng định

vị thế trong thị trường trong thị trường trong nước cũng như quốc tế. Công ty đã thiết
lập được nhiều mối quan hệ làm ăn với các đối tác trong thị trường trong nước và cả
quốc tế. Công ty đã thành công trong việc khẳng định thương hiệu Việt Nam trong mắt
bạn hàng quốc tế.
Lần đầu tiên được tiếp xúc với môi trường làm việc, được theo dõi quá trình giao
nhận hàng hóa, em đã được trau dồi thêm rất nhiều kiến thức thực tế chưa được học.
Em nhận thấy các thủ tục hành chính còn khá phức tạp, tốn thời gian, cần được khắc
phục.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Phạm Thị Yến đã chỉ dạy những kiến thức cơ bản
cần thiết trước khi em được đến thực tập tại công ty TNHH DHQ.
Em xin chân thành cảm ơn!


25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Hữu Tửu - Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương (1996) – Nhà xuất bản Giáo dục.
2. PGS. Hoàng Văn Châu - Vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu (2003) Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, TP HCM.


×