Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Một số đặc điểm tiền sử sử dụng ma túy và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị methadone tại trung tâm y tế huyện an lão từ tháng 12012 đến tháng 32015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.9 KB, 60 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân em.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, khách
quan và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào.Nếu có gì sai sót em
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên

Thân Thị Thúy


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri
ân sâu sắc đối với Ban giám hiệu, thầy chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Y tế
công cộng trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã quan tâm và chỉ bảo tận tình
em trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới Thạc sỹ, Bác sỹ Trần Thị Bích Hồi đã hết lòng giúp đỡ, dạy
bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghệp.


Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của cơ sở điều trị Methadone An
Lão – Trung tâm Y tế huyện An Lão đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình
thu thập số liệu tại trung tâm.
Cuối cùng, con xin được cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và
tạo điều kiện tốt nhất để con hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện khóa luận
không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp


của quý thầy cô và bạn bè.

Sinh viên

Thân Thị Thúy

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


AIDS

:

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

ARV

:

Antiretroviral (thuốc kháng vius)

BN

:

Bệnh nhân

CDTP

:


Chất dạng thuốc phiện

CS

:

Cộng sự

HIV

:

Vius gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người

LĐ-TB&XH :

Lao động-Thương binh và xã hội

NC

:

Nghiên cứu

NCMT

:


Nghiện chích ma túy

NTCH

:

Nhiễm trùng cơ hội

PNMD

:

Phụ nữ mại dâm

TP

:

Thành phố

TTĐT

:

Tuân thủ điều trị

UBND

:


Ủy ban nhân dân

UNODC

:

Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp
Quốc

WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC


6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tệ nạn ma túy đang là hiểm họa của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế
giới, là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn
xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Những hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra ảnh
hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và trật tự của đất nước.
Tính đến tháng 9 năm 2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy. Số
người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần trong 20 năm kể từ
năm 1994 đến nay (năm 1994 là 55.445 người, trung bình mỗi năm tăng

khoảng 7.000 người) [25]. Người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành
phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn. Người
nghiện cũng đã xuất hiện ở mọi thành phần trong xã hội: học sinh, sinh viên,
cán bộ công chức, viên chức, người lao động …[1].

Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái
Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam,
sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh[7]. Do có vị trí địa lý thuận lợi cũng
như được sự quan tâm và đầu tư của Chính phủ nền kinh tế của Hải Phòng
những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành
tựu lớn. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì Hải Phòng cũng phải đối mặt với
sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy.
Do những hậu quả nghiêm trọng mà ma túy đã gây ra cho chính bản thân
người nghiện, cho gia đình, cho xã hội và đất nước thì việc tổ chức cai nghiện
cho người nghiện ma túy là cần thiết nhằm giúp họ từ bỏ sự phụ thuộc vào
chất gây nghiện, giảm tác hại do nghiện các CDTP, đồng thời trang bị, phục
hồi cho họ các kỹ năng sống và kỹ năng lao động để đảm bảo thực hiện đầy


7

đủ các vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Hiện nay, tại nhiều nước trên
thế giới một phương pháp được sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả, đó là
phương pháp điều trị thay thế các dạng thuốc phiện bằng Methadone. Phương
pháp này cũng được áp dụng ở Việt Nam từ tháng 4/2008 với 6 cơ sở đầu tiên
ở 2 thành phố TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên,điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng
Methadone là điều trị lâu dài, thời gian điều trị phụ thuộc vào từng người
bệnh nhưng thường không dưới một năm, điều này làm cho việc duy trì điều
trị của bệnh nhân và cả sự quản lý của nhân viên y tế rất khó khăn. Thêm vào

đó, hàng ngày bệnh nhân phải đến cơ sở điều trị để uống thuốc nên những
bệnh nhân ở xa sẽ rất vất vả. Hơn nữa phải uống thuốc trong giờ hành chính
nên sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ. Nhiều người sẽ không theo được mà
bỏ dởđiều trị giữa chừng làm điều trị thất bại, không đạt được kết quả mong
muốn, lãng phí thời gian, nhân lực và tiền của. Những người bỏ trị có nguy cơ
rất cao quay lại với các CDTP bất hợp pháp(heroin, ATS…) làm gia tăng tình
trạng mất trật tự xã hội và tăng tỷ lệ lây nhiễm các bệnh như HIV, viêm gan
B,C… Vì vậy việc tuân thủ điều trị trong điều trị thay thế nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng Methadone là rất quan trọng. Do đó em đã chọn và
nghiên cứu đề tài:“Một số đặc điểm tiền sử sử dụng ma túyvà sự tuân thủ
điều trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại Trung tâm y tế huyện An
Lão từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015” nhằm mục tiêu:
1. Mô tảmột số đặc điểm tiền sử sử dụng ma túy của bệnh nhân được điều trị
nghiện các CDTP bằng Methadone từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015.
2. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị và mô tả một số yếu tố liên quan đến việc
bỏ trị của bệnh nhân điều trị nghiện các CDTP bằng methadone từ tháng
1/2012 đến tháng 3/2015.


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.Ma túy và tình hình sử dụng ma túy
1.1.2. Ma túy
Ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần của tự nhiên hoặc do chiết xuất
tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây ức chế, kích thích mạnh
hệ thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần sẽ gây ra trạng thái gọi
là nghiện ma túy [16].
Theo WHO, nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể

chất hoặc cả hai, khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc
dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi
cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy
để có được những hiệu ứng về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó
chịu, vật vã do thiếu ma túy[31],[32].
Các CDTP như thuốc phiện, morphine, heroin, là những chất gây nghiện
mạnh (gây khoái cảm mạnh), thời gian tác dụng nhanh nên người bệnh nhanh
chóng xuất hiện triệu chứng nhiễm độc thần kinh trung ương, thời gian bán
hủy ngắn do đó phải sử dụng nhiều lần trong ngày và nếu không sử dụng lạisẽ
bị hội chứng cai. Vì vậy, người nghiện CDTP (đặc biệt heroin) luôn dao động
giữa tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và tình trạng thiếu thuốc
(hội chứng cai) nhiều lần trong ngày, là nguồn gốc dẫn họ đến những hành vi
nguy hại cho bản thân và những người khác [16].
Từ rất xa xưa các bộ lạc ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc đãbiết cách
sử dụng các chất ma túy có nguồn gốc thực vật (thuốc phiện, cần sa, coca…)
vào nhiều mục đích khác nhaunhưchữa bệnh, làm vơiđi nỗi đau buồn, vào lễ


9

hội… Vì vậy lịch sử của các chất ma túy và nghiện ma túy gắn liền với lịch
sử đấu tranh của con người chống lại sự đau đớn của cơ thể, đau khổtâm thần
và lịch sử y học. Đầu thế kỷ 19, Morphine được chiết xuấttừ thuốc phiện và
mở đầu cho việc sản xuất các chất ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp đa
dạng như hiện nay [16].
Ở Việt Namtừ xa xưa,người dân cáctỉnh miền núi phía Bắc đã biếttrồng cây
thuốc phiện và sử dụng thuốc phiện vào các mục đích chữa bệnh, cúng lễ…
dầndần hútthuốc phiện trở thành tậptính ở nhiều vùng trong cả nước. Sau năm
1975 giải phóng miền Nam và đặc biệt trong thập kỷ 90, các chất ma túy ở
Việt Nam cũng đầy đủ các đặc điểm của nghiện ma túy hiện đại của thế giới

(đa dạng chất ma túy, đa dạng cách sử dụng) và người nghiện ma túy chủ yếu
là nam giới [16].
1.1.2. Tình hình sử dụng ma túy
Theo báo cáo tình hình ma túy toàn cầu năm 2014 của Cơ quan phòng
chống tội phạm và ma túy của Liên Hợp Quốc (UNODC), tỷ lệ sử dụng ma
túy trên toàn cầu hiện đang ở mức gần 250 triệu người và vẫn không ngừng
gia tăng.
Lượng ma túy hầu hết đến từ 3 khu vực chính, đó là Tam giác vàng ở Châu
Á và Lưỡi liềm vàng ở khu vực Trung Đông cung cấp tới 80% lượng heroin
toàn thế giới. Kết hợp cùng với 2 khu vực trên, cộng với Tam giác trắng ở
Mỹ -Latinh đã tạo nên hiểm họa về cái chết trắng trên toàn thế giới.
Đến cuối tháng 9/2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy có hồ sơ
quản lý(trên thực tế số người sử dụng ma túy còn lớn hơn rất nhiều). Kết quả
thống kê cho thấy số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần
trong 20 năm kể từ năm 1994 đến nay (năm 1994 là 55.445 người, trung bình
mỗi năm tăng khoảng 7.000 người). Những năm gần đây số người nghiện ma
túy của Việt Nam luôn gia tăng, mức tăng trung bình mỗi năm khoảng 6%


10

Năm 2000, có khoảng 60.000 người nghiện thì năm 2014 có trên 200.000
người nghiện [25].
Người nghiện ma túy đã có 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận,
huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn. Người nghiện cũng đã xuất
hiện ở mọi thành phần trong xã hội: học sinh, sinh viên, cán bộ công chức,
viên chức, người lao động…[1].
Cơ cấu người nghiện ma túy theo vùng miền cũng đã có những thay đổi
đáng kể. Nếu như giữa những năm90của thế kỷtrước,nghiện matúychủ yếu
phổ biến ở người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thì từ giữa những năm

2000 đã tăng mạnh xuống vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Đông
Nam bộ. Năm 1994 cótới hơn 61% người nghiện ma túy ở Việt Nam thuộc
khu vực các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc thì tới năm 2009 tỷ lệ này là
gần 30%. Ngược lại, tỷ lệ người nghiện ma túy thuộc vùng đồng bằng
sông Hồng trong tổng số người nghiện ma túy của cả nước đã tăng từ 18,2%
lên 31% trong cùng kỳ. Tươngtự,tỷ lệ người nghiện matúythuộc cáctỉnh
miền Đông Nam bộ đã tăng từ 10,2% lên 23% [2].
Theosốliệu khảo sátcủa Bộ Lao độngThương binh và Xã hộitại thời điểm
cuối năm2009, đasố người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, khoảng
10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóatừtiểu học tới trung học cơ sở.
Có khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng được đào tạo nghề; gần 20% đã
được học nghề nhưng không được cấp bằng, chứng chỉ; khoảng 12% được
đào tạo nghề một cách chính quy, được cấp bằng, chứng chỉ tốt nghiệp. Đa số
người nghiện ma túy không có nghề nghiệp ổn định, chi tiêu chủ yếu từ
nguồn hỗ trợ của gia đình, thu nhập hợp pháp chỉ bằng 1/3 số tiền chi cho ma
túy [2].
Trong số người nghiện ma túy: 96% là nam giới, 4% là nữ giới, 74% ở độ
tuổi 18 – 35, có 1% dưới tuổi 18[1].


11

Loại ma túy được sử dụng và hình thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay
đổi phức tạp. Thay cho vai trò của thuốc phiện trong hơn 10 năm trước đây,
heroin hiện là loại ma túy được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam, có 96,5% người
nghiện thường xuyên sử dụng heroin trước khi tham gia cai nghiện. Mặc dù tỷ
lệ người nghiện thuốc phiện và các chất kích thích dạng Amphetamin (ATS
hay ma túy tổng hợp) tương đương nhau, khoảng 1,2% - 1,4% nhưng theo
đánh giá của UNODC, việc lạm dụng ATS, đặc biệt là Methaphetamin, đang
có xu hướng gia tăng trong người nghiện ma túy tại Việt Nam, nhất là khi

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu vực chiếm ½ số người lạm
dụng loại ma túy này trên toàn thế giới. Việc gia tăng lạm dụng các loại ma
túy tổng hợp khiến cho công tác phòng ngừa và cai nghiện phục hồi cho nhóm
người nghiện ma túy gặp rất nhiều khó khăn [2].
Cáchthức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay đổi. Nếu như năm 1995 chỉ
có chưa đến 8% số người nghiện tiêm chích ma túy và hơn 88% chủ yếu hút,
hít thì tới cuối năm 2009 số người chích ma túy chiếm hơn ¾ tổng số người
nghiện ma túy của cả nước.Hìnhthức sử dụng ma túy chủ yếu là tiêm chích
với việc dùng chung bơm kim tiêmđãdẫn tới tỷ lệ lây nhiễm HIV cao trong
nhómngười nghiệnchíchmatúy(17,2%).Theo số liệutừ Bộ Y tế, người nghiện
chích ma túy cũng là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những
người nhiễm HIV ở Việt Nam (41,1% tính đến cuối tháng6/2011)[2].
1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS ở nhóm nghiện chích ma túy
HIV (Human Immunodefiency Virus) là virus gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dich của cơ
thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh
dẫn đến chết người [30].


12

AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) là giai đoạn cuối cùng của
quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư
và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong [30].
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào tháng
12/1990, sau đó dịch đã lan rộng khắp cả nước và tăng lên nhanh chóng. Tính
đến hết 30/9/2014, số lũy tích các trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV là
224.223 trường hợp, số bệnh nhân AIDS là 69.617 và đã có 70.734 trường
hợp tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hương giảm
trong 7 năm gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức cao khoảng 12.000 – 14.000 ca

mỗi năm. Mặc dù số nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm, nhưng tổng
số người đang nhiễm HIV ngày càng gia tăng. Hiện đã có 80,3% số xã,
phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáocó người nhiễm HIV [8].
Phân bố người nhiễm HIV theo các nhóm đối tượng: tỷ lệ người nhiễm
HIV là người nghiện chích ma túy vẫn chiếm chủ yếu (10,3%), sau đó là
nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (3,9%) và nhóm phụ nữ bán dâm
(2,6%) [3].
Kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2013 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm nghiện chích ma túy tiếp tục có xu hướng giảm, năm 2013 tỷ lệ
này là 10,3% giảm 1,3% so với năm 2012 (11,6%). Tất cả các vùng trong cả
nước tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy đều giảm, tuy nhiên tỷ
lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy có sự khác nhau giữa các khu
vực, tỷ lệ này ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ là 14,9%;khu vực miền núi phía
Bắc 12,1%; ở các tỉnh miền Đông Nam bộ là 9,6%; các tỉnh Bắc Trung bộ là
7,9%; khu vực đồng bằng sông Cửu Long 9,1%; khu vực Tây Nguyên 5,7%;
khu vực duyên hải miền Trung 3,8%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện
chích ma túy tập trung cao ở các tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và đồng
bằng Bắc bộ và Tp. Hồ Chí Minh (Thái Nguyên 32%; Lai Châu 27,7%; Hà


13

Nội 24%; Quảng Ninh 22,4%; Tp. Hồ Chí Minh 18,24%; Cao Bằng 17,2%;
Lạng Sơn 15,6%; Hải Phòng 14,67%; Sơn La 14,3%) [3].
Theosố liệu thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Tp. Hải
Phòng năm 2014 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy
là 14%[23] giảm 0,67% so với năm 2013là 14,67%[22], tỷ lệ này cao hơn so
với tỷ lệ chung cả nước 10,3%[3]. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích
ma túy tại Hải Phòng vẫn ở mức cao đứng thứ 8 trong cả nước. Tuy nhiên tỷ
lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy có xu hướng giảm trong nhiều

năm gần đây từ 18,7% năm 2011 xuống còn 14% năm 2014.
1.3.Thông tin chung về điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone
1.3.1. Định nghĩa Methadone
Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các
CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương
và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là
24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội
chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều
trị lâu dài[4].
Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone là một điều trị
lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng
siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm
gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao
động và tái hoà nhập cộng đồng.
1.3.2.Mục đích của việc điều trị thay thế bằng Methadone
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện
các CDTP bằng thuốc Methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau[4]:
1. Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm
gan B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá


14

liều các CDTP và hoạt động tội phạm.
2. Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP.
3. Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định
cuộc sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.
1.3.3. Dược lý lâm sàng của Methadone
1.3.3.1. Dược lực học
Methadone là một chất đồng vận với các CDTP, tác động chủ yếu trên các

thụ thể muy (μ) ở não. Tương tự như các CDTP khác, Methadone có tác dụng
giảm đau, giảm ho,yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện nhưng gây khoái cảm
yếu[4].
1.3.3.2. Dược động học
1.3.3.2.1. Hấp thu
a) Methadone được hấp thu hoàn toàn và nhanh chóng qua đường uống

(Methadone được hấp thu khoảng 90% qua đường uống).
b) Tác dụng khoảng 30 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau
khoảng 3-4 giờ.
c) Thời gian đạt nồng độ ổn định trong máu khoảng 3-5 ngày sau mỗi lần thay
đổi liều điều trị.
1.3.3.2.2. Phân bố
a) Methadone liên kết với albumine, protein huyết tương khác và các mô (đặc

biệt là phổi, gan, thận). Do vậy, Methadone có hiệu quả tích lũy và tốc độ
thải trừ chậm (tỷ lệ gắn kết protein huyết tương từ 60-90%). Methadone đi
qua hàng rào rau thai và bài tiết qua sữa.
b) Thời gian bán hủy trung bình 24 giờ.
c) Đặctínhdượcđộng học của Methadone thay đổi theo từng người nghiện.
1.3.3.2.3.Chuyển hoá
a) Chuyển hóa chủ yếu ở gan thông qua men cytochrome P450.
b) Chất chuyển hóa của Methadone không có tác dụng.

1.3.3.2.4. Thải trừ


15

a) Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, ngoài ra còn qua phân, mồ hôi và nước bọt.

b) Độ thanh thải ở thận giảm khi pH nước tiểu tăng.

1.3.3.3. Tác dụng phụ
1.3.3.3.1. Các tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn phổ biến của Methadone bao gồm táo bón,
khô miệng và tăng tiết mồ hôi.
Các triệu chứng: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, giãn mạch và gây ngứa,
rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chứng vú to ở đàn ông, rối loạn chức năng tình
dục, giữ nước, tăng cân ít gặp hơn và có thể không liên quan đến Methadone.
1.3.3.3.2.Hầuhếtnhững người nghiện CDTP có ít tác dụng không mong muốn,
tuy nhiên triệu chứng táo bón, rối loạn chức năng tình dục, tăng tiết mồ hôi,
có thể vẫn tồn tại trong quá trình điều trị.
1.3.3.4.Tương tác thuốc
1.3.3.4.1. Nhiều người bệnh đang điều trị Methadone đồng thời đang được
điều trị HIV/AIDS hoặc các bệnh lý khác kèm theo, do vậy cần lưu ý đặc biệt
đến các tương tác giữa thuốc Methadone với các thuốc khác như: thuốc kháng
Retrovirus (ARV), thuốc điều trị lao, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội,
thuốc an thần, gây ngủ, thuốc giảm đau các loại. Tương tác giữa thuốc
Methadone với những thuốc tác động vào hệ thống men cytochrome P450
(CYP450) có thể dẫn tới:
-

Giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị duy trì bằng Methadone.
Giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị ARV.
Ngộ độc và các tác dụng không mong muốn.
Giảm tuân thủ điều trị.

1.3.3.4.2. Việctiênlượng trước những tương tác có thể xảy ra giữa thuốc
Methadone và các thuốc khác là rất quan trọng giúp quyết định đổi loại thuốc
hoặc thay đổi liều Methadone khi cần thiết.



16

1.3.3.4.3.Các thuốc có tương tác với thuốc Methadone có thể làm tăng hoặc
giảm chuyển hóa
a) Cácthuốckích thích hệ thống CYP3A có thể gây tăng chuyển hóa

Methadone do vậy làm giảm nồng độ Methadone trong máu, hậu quả là
xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai. Những thuốc
thuộc nhóm này bao gồm: Efavirenz (EFV); Nevirapine (NVP),
Lopinavir/Ritonavir (LPV/R); Ritonavir (RTV); Rifampicine....
b) Các thuốc ức chế hệ thống CYP3A có thể làm giảm chuyển hóa Methadone
do vậy làm tăng nồng độ Methadone trong máu, hậu quả là xuất hiện các
dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc Methadone. Các thuốcthuộc nhóm này
baogồm:

Fluconazole,Itraconazole,

Ketoconazole,

Ciprofloxacine,

Fluvoxamine (SSRI), Sertraline (SSRI). Mặc dù có thể gây tăng nồng độ
Methadone trong máu sau khi sử dụng các loại thuốc này nhưng rất hiếm
khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như buồn ngủ.
c) Methadone có thể làm thay đổi nồng độ một số thuốc khác trong máu và là
nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc (ví dụ như AZT, IMAO và thuốc
chống trầm cảm ba vòng). Methadone cũng có thể làm giảm nồng độ một
số thuốc trong máu và là nguyên nhân dẫn đến thiếu liều thuốc (ví dụ như

DDI). Ngộ độc AZT có thể biểu hiện giống như các dấu hiệu của hội chứng
cai.
1.3.3.4.4.Nguyên tắc xử trí tương tác thuốc
a) Luôn hỏi người bệnh về những loại thuốc họ đang sử dụng kèm theo với

thuốc Methadone.
b) Tiên lượng các tương tác thuốc có thể xảy ra, cần lưu ý các loại thuốc có
tương tác với Methadone (xem chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Hướng dẫn này). Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc có tương tác
với thuốc Methadone. Khi có thể, nên dùng các loại thuốc không có tương
tác với Methadone.


17

c) Sự tương tác thuốc là rất khác nhau ở mỗi người bệnh do vậy rất khó để dự

đoán về mức độ và thời gian tương tác để quyết định thay đổi liều thích
hợp.Khi điều chỉnh liều Methadone nên dựa trên đáp ứng lâm sàng của
người bệnh hơn là dựa trên dự đoán về các tương tác có thể xảy ra.
d) Không nên bắt đầu liệu pháp điều trị bằng thuốc khác (lao, ARV) trong giai
đoạn khởi liều Methadone (2 tuần đầu) để tránh sự nhầm lẫn giữa ngộ độc,
tác dụng không mong muốn và các tương tác thuốc có thể xảy ra. Các
trường hợp bệnh nhân đang mắc các rối loạn tâm thần, cần bắt đầu điều trị
rối loạn tâm thần càng sớm càng tốt.
e) Phải quan sát và theo dõi chặt chẽ người bệnh đang điều trị Methadone mà
sử dụng đồng thời những thuốc có tương tác với Methadone để phát hiện
và xử trí kịp thời.
f) Phải cập nhật và ghi hồ sơ đầy đủ tất cả những thuốc mà người bệnh đang
sử dụng: chẩn đoán, tên thuốc, liều dùng, thời gian sử dụng, cơ sở điều trị

cho chỉ định (kể cả thuốc bệnh nhân tự mua), tương tác thuốc và cách xử trí
để theo dõi và tổng hợp.
1.3.3.5. Chỉ định
Điều trị thay thế nghiện các CDTP bất hợp pháp.
1.3.3.6. Chống chỉ định
- Dị ứng với Methadone và các tá dược của thuốc.
- Các bệnh gan nặng, bệnh gan mất bù.
- Suy hô hấp nặng, hen cấp tính, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ,

viêm loét đại tràng, co thắt đường tiết niệu và đường mật.
- Các rối loạn tâm thần nặng mà chưa được điều trị ổn định: tâm thần phân
liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát.
- Đang điều trị bằng thuốc đồng vận, đối vận, hoặc vừa đồng vận vừa đối
vận với CDTP (LAAM, naltrexone, buprenorphine).
1.3.3.7. Thận trọng
Thận trọng khi chỉ định cho các đối tượng sau:


18








Người bệnh nghiện nhiều loại ma túy.
Người bệnh nghiện rượu.
Người bệnh sử dụng đồng thời các thuốc gây tương tác thuốc.

Người bệnh có tiền sử sử dụng naltrexone.
Người bệnh tâm thần đang sử dụng các thuốc hướng thần.
Người bệnh đau mạn tính, hen phế quản, suy thượng thận, suy
giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường.

1.4. Tình hình thực tế áp dụng điều trị thay thế các CDTP bằng
Methadone
1.4.1. Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới đã có 80 quốc gia đã triển khai chương trình điều trị
các CDTP phiện bằng thuốc thay thế Methadone như Mỹ, Úc, Áo, Hà Lan,
Na Uy…[21].
Tại Hoa Kỳ: Hoa Kỳ đang điều trị cho 260.000 người trên tổng số gần 1
triệu người nghiện ma túy tại 1.200 cơ sở điều trị Methadone. Hiệu quả của
chương trình điều trị Methadone tại Hoa Kỳ là rất lớn, chi phí cho một bệnh
nhân trong 1 ngày là dưới 1 USD [26].
Tại Hồng Kông triển khai chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng
Methadone từ năm 1972, hiện nay Hồng Kông có 20 cơ sở điều trị Methadone
đang hoạt động. Tổng số người đăng ký tham gia chương trình Methadone là
8.159 người. Trung bình hàng ngày có khoảng 6.214 trường hợp tham gia
điều trị [26].
Tại Trung Quốc từ đầu năm 2004 đã triển khai chương trình Methadone tại
cơ sở điều trị ở 5 tỉnh. Đến 30/9/2011, Trung Quốc đã có 716 cơ sở điều trị tại
28 tỉnh, thành phố với khoảng 133.000 bệnh nhân đang điều trị [26].
Tại Malaysia từ tháng 10/2005 bắt đầu triển khai chương trình Methadone.
Đến cuối năm 2010 đã điều trị cho gần 20.700 người nghiện tại 211 cơ sở
điều trị bao gồm cả nhà nước và tư nhân [26].
Tại Thái Lan đưa chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone


19


vào hoạt động từ năm 1979. Hiện có khoảng hơn 4000 bệnh nhân đang được
điều trị [26].
Indonesia bắt đầu chương trình này từ năm 2003 và hiện có khoảng 1.300
bệnh nhân. Hiện nay có tổng cộng 7 cơ sở điều trị đang hoạt động tại Jakarta
và hơn 10 cơ sở khác sẽ được triển khai trên toàn quốc trong thời gian tới
[26].
1.4.2.Tại Việt Nam
Năm 1996, lần đầu tiên ở Việt Nam, Bộ Y tế đã chấp nhận cho Viện Sức
khỏe Tâm thần nghiên cứu liệu pháp Methadone.
Ở Việt Nam được Chính phủ cho phép thí điểm từ tháng 4/2008 với 6 cơ
sở đầu tiên ở 2 thành phố Hải Phòng (Quận Lê Chân, Q. Hồng Bàng, Huyện
Thủy Nguyên) và Tp. Hồ Chí Minh (Q. Bình Thạnh, Quận 4, Quận 6). Tính
đến 15/10/2014 Chương trình được triển khai tại 36/63 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và điều trị cho 21.613 người nghiện chất dạng thuốc phiện,
đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015, chiếm
12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý[6].
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân [13]:
-

Người bệnh đang nghiện các chất dạng thuốc phiện theo tiêu chuẩn

-

chẩn đoán nghiện CDTP của Bộ Y tế.
Từ đủ 18 tuổi trở lên (trường hợp đặc biệt, người từ 16 đến dưới 18

-

tuổi,phải có người giám hộ theo quy định của pháp luật).

Phải có đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone, có

-

xácnhận của gia đình người bệnh hoặc người giám hộ.
Không có chống chỉ định dùng thuốc Methadone.
Có giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân xã/ phường nơi nghiện các chất
dạng thuốc phiện cư trú.

Tiêu chuẩn ưu tiên [13]:
-

Người tham gia tích cực các hoạt động phòng chống HIV/AIDS: nhân


20

viên tiếp cận cộng đồng, giáo viên đồng đẳng từ các dự án, người
nhiễm HIV đang điều trị thuốc kháng virus (ARV) và tuân thủ tốt
-

trong điều trị từ các phòng khám giới thiệu đến.
Người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng đường tiêm chích.
Thời gian nghiện ít nhất 3 năm.
Đã cai nghiện, từ bỏ ma túy nhiều lần mà không thành công.

Tiêu chuẩn loại trừ [13]:
-

Bệnh nhân có bệnh cơ thể nặng.

Bệnh nhân nghiện đồng thời rượu và các loại ma túy khác.
Dị ứng với thành phần của Methadone.

1.4.3. Tại Hải Phòng
Chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone được triển khai
thí điểm tại tp Hải Phòng từ năm 2008. Đến nay, toàn thành phố có 12 cơ sở
điều trị Methadone tại 8 quận, huyện, điều trị thường xuyên cho gần 3496
người nghiện ma túy, đạt 76% kế hoạch chỉnh phủ đặt ra trong năm 2015[9].
Qua đánh giá cho thấy không có bệnh nhân HIV mới sau khi được điều trị
Methadone, không xảy ra trường hợp bệnh nhân quá liều, ngộ độc khi dùng
Methadone. Tình hình vi phạm pháp luật và số vụ trộm cắp liên quan đến ma
túy giảm mạnh so với khi chương trình chưa được triển khai.
1.4.4. Tại An Lão
Cơ sở điều trị Methadone An Lão bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2011. Tính
đến 10/3/2015, tổng số bệnh nhân đã được khởi liều là 389 bệnh nhân. Cơ sở
đã tổ chức nhiều buổi tư vấn điều trị cho bệnh nhân giúp bệnh nhân hiểu rõ
hơn về tác hại của ma túy, tác dụng của Methadone… [24].


21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị tại cơ sở
điều trị Methadone An Lão.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Tất cả bệnh nhân bắt đầu điều trị tại cơ sở
từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Cơ sở điều trị Methadone An Lão - Trung tâm y tế huyện An Lão, Hải

Phòng.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015.


22

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu hồ sơ.
2.4.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
-

Kỹ thuật chọn mẫu
Toàn bộ các bệnh nhân bắt đầu tham gia điều trị bằng Methadone tại cơ

sở điều trị Methadone An Lão – Trung tâm y tế dự phòng huyện An Lão, Hải
Phòng từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015.
-

Cỡ mẫu
Tính theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng tỷ lệ p:

n = Z21- α/2
Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có.
p = 0,898 (tỷ lệ TTĐT Methadone tại Hải Phòng và Tp Hồ Chí Minh
sau 12 tháng triển khai theo báo cáo của tổ chức FHI 360 năm 2014 là 89,8%
[12]).
α = 0,05 (mức ý nghĩa thống kê), Z= 1,96.

∆= 0,05 (sai số mong muốn).
Theo công thức tính cỡ mẫu n = 141. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 141.
Ở nghiên cứu này chúng tôi đã nghiên cứu trên 219 bệnh nhân.
2.4.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu
Mô tả một
số đặc
điểm tiền
sử sử dụng

Các biến số và chỉ số
nghiên cứu
tuổi
giới

Phương
pháp thu
thập thông
tin
Hồi cứu hồ
sơ bệnh án

Công cụ thu thập
thông tin
Phiếu thu thập thông
tin được thiết kế sẵn


23


Nghề nghiệp
Trình độ học vấn
Tình trạng hôn nhân
Loại ma túy sử dụng
ma túy của Cách thức sử dụng ma túy
bệnh nhân
Thời gian sử dụng ma túy
Tiền sử cai nghiện
Tiền sử mắc một số bệnh
cơ thể
Xác định
tỷ lệ tuân
thủ điều trị
và một số
yếu tố liên
quan đến
việc bỏ trị
của bệnh
nhân

Số ngày dừng thuốc/ lần

Lý do không TTĐT

Tác dụng phụ của
Methadone
Giai đoạn điều trị của
bệnh nhân
Bỏ trị theo tuổi, giới,NN,
học vấn, hôn nhân,GĐ

điều trị
Bỏ trị theo thời gian sử
dụng ma túy

Hồi cứu hồ
sơ bệnh án

Phiếu thu thập thông
tin được thiết kế săn


24

Bỏ trị theo tiền sử cai
nghiện các CDTP
Bỏ trị theo tiền sử mắc
các bệnh cơ thể
Bỏ trị theo tác dụng phụ,
số td phụ
2.4.4. Tiêu chuẩn xác định bệnh nhân bỏ trị Methadone
Theo Quy định và Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, bệnh nhân được xác định
là bỏ trị khi ngừng uống thuốc trên 30 ngày liên tục [4].
2.4.5. Xử lý số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, xử lý và phân tích bằng phần
mềm SPSS 16.0. Từ đó tính toán xác định các tần số, tỷ lệ, sử dụng test χ2,
tính tỷ suất chênh OR, khoảng tin cậy CI 95%, giá trị p.
2.4.6. Sai số có thể xảy ra và cách khắc phục
Thu thập thông tin từ hồ sơ nên thông tin thu thập có thể không đầy đủ.
Nghiên cứu này có thể khắc phục các sai số bằng cách:
-


Tìm hiểu các thông tin cần thu thập từ hồ sơ trước không để thiếu thông

-

tin.
Tập huấn điều tra viên.
Làm sạch số liệu trước khi phân tích.

2.4.7.Đạo đức trong nghiên cứu
-

Nghiên cứu không gây hại cho đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình thu thập thông tin, phân tích số liệu, viết báo cáo đảm
bảo thông tin được mã hóa để đảm bảo tính khuyết danh và bảo mật
thông tin.


25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Một số đặc điểm tiền sử sử dụng ma túy của bệnh nhân được điều trị
thay thế các CDTP bằng Methadone
Bảng 3.1: Tỷ lệ (%) bệnh nhân điều trị theo nhóm tuổi
Kết quả NC

Số lượng
(n = 219)


Tỷ lệ (%)

20 – 29
30 – 39

36
103

16,4
47

40 – 49

62

28,3

≥ 50

18
219

8,2

Nhóm tuổi

Tổng

100


Nhận xét: Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được điều trị Methadone nhiều
nhất là 47% ở nhóm tuổi 30 – 39. Tiếp theo là 28,3 % ở nhóm tuổi 40 – 49,
nhóm tuổi 20 – 29 chiếm 16,4 %, thấp nhất là nhóm tuổi ≥ 50 chiếm 8,2 %.


×