Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại trung tâm y tế huyện tân thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 78 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục

shđhfbvdughuakvk

Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Đặt vấn đề

1

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng thuốc

3
3

1.1.1. Các chỉ số về kê đơn

3

1.1.2. Các chỉ số về chăm sóc bệnh nhân

3

1.1.3 Các chỉ số về cơ sở y tế

4



1.2. Hoạt động sử dụng thuốc trong trung tâm y tế

4

1.2.1 Chẩn đoán , kê đơn

4

1.2.2. Cấp phát thuốc cho bệnh nhân

7

1.2.2.1 Bệnh nhân ngoại trú

7

1.2.2.2 Bệnh nhân nội trú

9

1.2.3 Giảm sát tuân thủ điều trị

10

1.2.4.Giám sát hoạt động thực hiện danh mục

12

1.2.5. Bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc


12

1.2.6. Yêu cầu các thuốc không nằm trong danh mục thuốc

13

1.3. Sử dụng thuốc họp lý và các tiêu chí đánh giá

13

1.3.1 Sử dụng thuốc hợp lý

13

1.3.2 Nguyên nhân và hậu quả của việc sử dụng thuốc không hợp lý

14

1.3.3 Bộ chỉ số đo lƣờng sử dụng thuốc ngoại trú

16

1.4 Thực trạng về tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện ở Việt Nam

18

1.5 Trung tâm y tế huyện Tân Thành

21



shđhfbvdughuakvk

.5. Gi i thiệu Trung t m

tế huyện Tân Thành

21

1.5.2 Vị trí, Chức năng và Cơ cấu tổ chức Trung tâm y tế huyện

22

1.5.3 Mô hình tổ chức hoạt động của khoa dƣợc trung tâm y tế

23

CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

2. . Đối tƣợng nghiên cứu

26

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

26


2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

26

2.2.2. Cách chọn mẫu

26

2.2.3.Biến số nghiên cứu

27

2.4.Phƣơng pháp thu thập số liệu

28

2.2.4.1.Phƣơng pháp thu thập số liệu qua tài liệu sổ sách

28

2.2.4.2.Phƣơng pháp thu thập đơn thuốc ngoại trú

28

2.2.5.Xử lý và phân tích số liệu

28

2.2.5.1.Công thức tính


28

2.2.5.2.Xử lý số liệu

30

2.2.5.3.Phân tích số liệu

30

a) phƣơng pháp ph n tích hồi cứu

30

b) phƣơng pháp ph n tích theo tỷ lệ

30

c) phƣơng pháp ph n tích ABC

30

d) phƣơng pháp ph n tích VEN

31

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

32


3.1.Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại TTYT

32

3.1.1.Phân tích danh mục thuốc tại TTYT

32

3.1.1.1.Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý

32

3. . .2.Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn

33

3.1.1.2.1.Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nƣ c và thuốc nhập khẩu

33

3.1.1.2.2 Tỷ lệ thuốc mang tên gốc, tên biệt dƣợc

34

3.1.1.2.3.Tỷ lệ thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu trong DMT của TTYT

35

3.1.1.2.4.Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong danh DMT tại
TT T năm 20 4


35


3.1.1.2.5.Tỷ lệ thuốc tiêm trong DMT tại TT T năm 20 4

36

3.1.2.Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại TT T T n Thành năm 20 4

36

shđhfbvdughuakvk

3.1.2.1.Phân tích tình tiêu thụ thuốc tại TT T T n Thành năm 20 4 từ kết quả
phân tích ABC

36

3. .2. . .Ph n tích cơ cấu thuốc tiêu thụ theo ABC

37

3. .2. .2.Ph n tích cơ cấu các nhóm thuốc tiêu thụ thuộc nhóm A

37

a)Cơ cấu thuốc nhóm A về nhóm tác dụng dƣợc lý

37


b)Cơ cấu thuốc nhóm A về xuất xứ

39

c) Phân tích các nhóm thuốc có giá trị tiêu thụ l n

40

- Nhóm thuốc điều trị nhiễm khuẩn

40

+Cơ cấu sử dụng nhóm thuốc điều trị chống nhiễm khuẩn

40

+Nhóm β – lactam có sự phân bố về các hoạt chất

41

+Một số hoạt chất chống nhiễm khuẩn có nhiều biệt dƣợc

42

-Nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

44

-Nhóm thuốc hỗ trợ điều trị


45

3.1.2.2.Phân tích hoạt đông quản lý sử dụng thuốc tại TTYT Tân Thành

46

3.1.2.2.1.Số thuốc trong DMT TT T không đƣợc sử dụng và loại bỏ thuốc khỏi
danh sách

46

3.1.2.2.2.Tỷ lệ thuốc hủy tại TTYT Tân Thành năm 20 4

47

3.2 Thực trạng kê đơn cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú

48

3.2. .Đơn thuốc ngoại trú

48

3.2.1.1.Số thuốc trung bình đƣợc kê trên một đơn thuốc

49

3.2.1.2.Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng kháng sinh, thuốc tiêm truyền,
thuốc bổ, vitamin và khoáng chất


50

3.2.1.3.Tỷ lệ thuốc mang tên gốc, tên biệt dƣợc

51

3.2.1.4.Tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu trong đơn thuốc

52

3.2.1.5.Tỷ lệ thuốc trong đơn ngoại trú tự nguyện có trong nhà thuốc TTYT 53
3.2.1.6.Chi phí thuốc, thuốc kháng sinh trung bình mỗi đơn thuốc

54

CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN

56

4. . Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại TTYT Tân Thành

56


shđhfbvdughuakvk

4.1.1.Cơ cấu danh mục thuốc tại TTYT

56


4.1.2.Tình hình sử dụng thuốc thuốc tại TTYT Tân Thành

58

4.2 Thực trạng kê đơn cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú

61

KẾT LUẬN

66

KIẾN NGHỊ

68


shđhfbvdughuakvk

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
YHCT

: y học cổ truyền

VLTL

: vật lý trị liệu

TTT


: thông tin thuốc

SLMH

: số lƣợng mặt hàng

SL

: số lƣợng

PT-GMHS

: phẫu thuật –gây mê hồi sức

PHCN

: phục hồi chức năng

INRUD

: hiệp hội sử dụng thuốc hợp lý thế gi i(International
network for the rational use of drugs

INN

: thuốc gốc quốc tế(International nonproprietary)

HSTC&CĐ


: hồi sức tích cực và chống độc

HĐT&ĐT

: hội đồng thuốc và điều trị

HC

: hoạt chất

GTTT

: giá trị tiêu thụ

GDP

: tổng thu nhập quốc dân(Gross domestic product)

DMTCY

: danh mục thuốc chủ yếu

DMTBV

: danh mục thuốc bệnh viện

DMTTY

: danh mục thuốc thiết yếu


DLS

: dƣợc lâm sàng

CT

: công thức

CBVC

: cán bộ viên chức

ADR

: phản ứng có hại của thuốc(Adverse drug reaction)

BHYT

: bảo hiểm y tế

TTYT

: trung tâm y tế

.


DANH MỤC BẢNG

shđhfbvdughuakvk


Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Các nguyên nhân dẫn đến việc sủ dụng thuốc không hợp lý

15

1.2

Bộ chỉ số đo lường sử dụng thuốc của WHO

17

3.3

Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng dược lý trong tại TTYT năm 2014

32

3.4

Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước- thuốc nhập khẩu tiêu thụ tại TTYT

34


3.5

Tỷ lệ thuốc mang tên gốc, tên biệt dược

34

3.6

Tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu

35

3.7

Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần trong DMT

35

3.8

Tỷ lệ thuốc tiêm trong DMT

36

3.9

Kết quả phân tích ABC của DMT sử dụng tại TTYT Tân Thành năm
2014
3.10 Phân tích nhóm thuốc tiêu thụ thuộc nhóm A


37

3.11 Cơ cấu thuốc nhóm thuốc A về xuất xứ

39

3.12 Cơ cấu tiêu thụ của nhóm thuốc điều trị chống nhiễm khuẩn

40

3.13 Cơ cấu hoạt chất nhóm β- lactam

41

3.14 Một số hoạt chất chống nhiễm khuẩn có nhiều biệt dược

43

3.15 Nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết có GTTT lớn

44

3.16 Nhóm thuốc hỗ trợ điều trị có GTTT lớn tại TTYT Tân Thành
năm 2014
3.17 Tỷ Lệ thuốc trong DMT được sử dụng và không được sử dụng năm
2014
3.18 Tỷ lệ thuốc huỷ trong năm 2014

46


3.19 Thực trạng thực hiện Quy chê kê đơn điều trị ngoại trú

48

3.20 Số thuốc trung bình trên một đơn thuốc

50

3.21 Tỷ lệ thuốc kháng sinh, thuốc tiêm truyền, thuốc bổ và vitamin kê
trong đơn thuốc

51

3.22 Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và mang tên biệt dược

52

3.23 Tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu

53

3.24 Tỷ lệ thuốc trong đơn không có trong nhà thuốc TTYT

53

3.25 Chi phí thuốc, thuốc kháng sinh trung bình của đơn thuốc

54


38

47
47


shđhfbvdughuakvk

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ chu trình sử dụng thuốc trong trung tâm y tế

4

Hình 1.2 Chu trình cấp phát thuốc ngoại trú

7

Hình 1.3 Chu trình cấp phát thuốc nội trú

9

Hình 1.4 Mối quan hệ giữa Bác sĩ - Dược sĩ - Y tá - Bệnh nhân trong quá
trình sử dụng thuốc

10

Hình 1.5 Mô hình tổ chức Trung Tâm Y Tế Tân Thành

25



ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triễn, nhu cầu bảo đảm sức khỏe của nhân dân tăng
lên đồng nghĩa với mức độ sử dụng thuốc tăng. Như vậy để hoàn thành mục tiêu
chính mà ngành Dược đã đặt ra là đảm bảo cung ứng thường xuyên ,đủ thuốc có

shđhfbvdughuakvk

chất lượng đến tận người dân và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hiệu
quả thì công việc quản lý tốt hoạt động sử dụng thuốc tại các bệnh viện các
trung tâm có một vai trò rất quan trọng . Bộ y tế đã ban hành nhiều thông tư qui
định về sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế công lập như : Thông tư 23/2011/TTBYT hướng dẫn việc sử dụng thuốc tại các bệnh viện các trung tâm y tế vẫn còn
nhiều vấn đề chưa hợp lý : thuốc biệt dược, thuốc ngoài danh mục thuốc thiết
yếu, thuốc ngoại nhập chiếm tỉ lệ cao, tình trạng lạm dụng kháng sinh, kê đơn
thuốc biệt dược, vitamin còn phổ biến … Theo một số báo cáo sử dụng thuốc,
khánh sinh nhập khẩu chiếm 30%-40% tổng giá trị nhập khẩu thuốc, tỷ lệ sử
dụng chiếm 32,7% và chi phí sử dụng kháng sinh chiếm 56%-58% tổng chi phí
thuốc sử dụng …[1][2][3]. Trung tâm y tế (TTYT) huyện Tân Thành tại huyện
Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho hơn
138.000 dân và theo số liệu năm 2013 có 76.905 thẻ BHYT khoảng 55,7% dân
số. Với sự hạn chế nhiều mặt ngành y tế hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ
những nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là các bệnh viện tuyến
dưới. Sự thiếu hụt về nhân sự có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trang thiết
bị hiện đại cùng với sự hạn chế danh mục thuốc cho tuyến huyện, Danh mục
thuốc theo quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ
Y tế[4] số lượng thuốc của các bệnh viện tuyến dưới rất hạn chế, số lượng hoạt
chất, chủng loại thuốc không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân. Nhằm tìm hiểu hoạt động quản lý sử dụng thuốc thực tế tại trung tâm y tế
huyện Tân Thành, đóng vai trò chính trong việc chăm sóc sức khỏe cho người

dân trong huyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng
sử dụng thuốc tại trung tâm y tế huyện Tân Thành”với hai mục tiêu chính
1


sau:
1.Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện Tân
Thành,Bà Rịa Vũng Tàu.
2.Phân tích thực trạng kê đơn ngoại trú tại trung tâm y tế Tân Thành ,Bà
RịaVũng Tàu.

shđhfbvdughuakvk

Từ đó đưa ra một vài kiến nghị nhằm nâng cao việc sử dụng thuốc hợp lý.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1.SỬ DỤNG THUỐC VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG
THUỐC
Sử dụng thuốc là việc dùng thuốc để khám bệnh, chữa bệnh .Sử dụng thuốc

shđhfbvdughuakvk

an toàn ,hợp lý là những mục tiêu quan trọng của ngành y tế nước ta nói chung
và lĩnh vực dược nói riêng.
Sử dụng thuốc trong bệnh viện được biểu hiện việc kê đơn thuốc và bệnh án.
Để đánh giá thực trạng sử dụng thuốc ta cần nắm được các chỉ số quy định

nhằm bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý .Các chỉ số sử dụng thuốc này xây dựng để
sử dụng như là các phương pháp đo lường việc thực hiện ba lĩnh vực nói chung
liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc[5].
-Thực hành kê đơn thuốc của người cung cấp dịch vụ y tế.
-Những yếu tố cơ bản trong việc chăm sóc người bệnh , bao gồm cả thăm
khám lâm sàng và cấp phát thuốc.
-Các yếu tố đặc trưng của cơ sở để hỗ trợ việc sử dụng thuốc hợp lý.
1.1.1.Các chỉ số về kê đơn
-Số thuốc trung bình cho mỗi đơn : theo khuyến cáo 1-2 thuốc.
-Tỷ lệ % các thuốc được kê theo tên gốc : khuyến cáo 100%.
-Tỷ lệ % các đơn thuốc có kê kháng sinh uống : khuyến cáo 20-30%.
-Tỷ lệ % các đơn có kê thuốc tiêm : khuyến cáo 20%.
-Tỷ lệ % thuốc được kê từ danh mục thuốc thiết yếu hoặc trong phác đồ:
.

khuyến cáo 100%.

1.1.2.Các chỉ số về chăm sóc bệnh nhân
-Thời gian khám bệnh cho một bệnh nhân.
-Thời gian phát thuốc trung bình cho một bệnh nhân.
-Tỷ lệ thuốc được cấp thực tế so với tổng số thuốc được kê.
-Tỷ lệ % thuốc được ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng.

3


-Kiến thức của bệnh nhân hiểu đúng về liều dùng.
1.1.3.Các chỉ số về cơ sở y tế
-Khả năng sẵn có danh mục thuốc thiết yếu.
-Khả năng sẵn có thuốc thiết yếu tại cơ sở.

1.2.HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG TRUNG TÂM Y TẾ

shđhfbvdughuakvk

Sử dụng thuốc là một trong bốn bước của quy trình cung ứng thuốc trong
trung tâm, quy trình sử dụng thuốc trong trung tâm được khái quát như sau:[6].
Chẩn đoán
Tuân thủ điều trị

Kê đơn

Cấp phát thuốc
Hình 1.1:Sơ đồ chu trình sử dụng thuốc trong trung tâm y tế
1.2.1. Chẩn đoán , kê đơn
Đây là yếu tố đầu tiên quyết định trực tiếp tới hiệu quả điều trị của người
bệnh vì chỉ có chuẩn đoán đúng kê thuốc đúng thì người bệnh mới có thể khỏi
bệnh được. Do đó, việc quản lý tốt khâu này luôn quan tâm .Trên thế giới , vấn
đề này được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng bằng các văn bản pháp luật .Ở Việt
Nam ,việc chuẩn đoán và kê đơn được Bộ y tế quy định rất chặt chẽ thông qua
các văn bản qui định. Nội dung của các văn bản đã qui định rõ quá trình chuẩn
đoán , kê đơn cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:[7][8][9][10].
-Khi khám bệnh , bác sĩ phải khai thác tiền sử dụng thuốc, tiền sử dị ứng ,liệt
kê các thuốc mà người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và
ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án để chỉ định sử dụng
thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc.
-Người chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh gồm : bác
sĩ, y sĩ, lương y, y sĩ y học cổ truyền. Các yêu cầu bảo đảm khi chỉ định thuốc:
phải phù hợp với : chuẩn đoán và diễn biến bệnh, tình trạng bệnh lý và cơ địa
người bệnh, tuổi và cân nặng, hướng dẫn điều trị và không lạm dụng thuốc .
4



-Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy dủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án,
không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Nội dung chỉ định thuốc bao gồm ;
tên thuốc , nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24
giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng
thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc. .

shđhfbvdughuakvk

-Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh :
+ Căn cứ vào tình trạng người bệnh , mức độ bệnh lý ,đường dùng của thuốc
để ra y lệnh đường dùng thuốc hợp lý .
+ Chỉ dùng đường tiêm khi bệnh nhân không uống được thuốc hoặc khi sử
dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm .
Ngoài ra, bác sĩ phải thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc cho
điều dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh .
Đặc biệt theo chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung
ứng ,sử dụng thuốc trong bệnh viện đã yêu cầu : “Đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh
theo DMTCY sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh , không để người bệnh nội trú
phải tự mua thuốc trong DMTCY” . Để đảm bảo thuốc chữa bệnh HĐT&ĐT
của bệnh viện phải thường xuyên kiểm tra DMTBV để bổ sung các thuốc cần
phải thực hiện tốt qui định trên.
Mặc dù được văn bản pháp luật qui định rất chặt chẽ nhưng hoạt động
chuẩn đoán , kê đơn vẫn còn nhiều sai sót , đặc biệt là trong hoạt động kê thuốc
cho bệnh nhân. Qua khảo sát 24 bệnh viện trên cả nước cho thấy có
10/24(42%)bệnh viện có sai sót trong ghi chép sử dụng thuốc . Cũng khảo sát
trên chỉ ra rằng có 10/24(42%) bệnh viện sai sót về tên thuốc , 4/19(21,1%) sai
về liều dùng , 5/19(26,3%) sai về đường dùng , 8/19(42,1%) sai về nồng độ ,

hàm lượng , 11/20(55%) sai sót về khoảng cách dùng thuốc , 6/20(30%) sai về
thời gian dùng thuốc [11][12]
Trong việc kê đơn còn lạm dụng glucocorticoid, vitamin liều cao còn phổ
biến [13]. Lạm dụng kháng sinh nhất là cephalosporin thế hệ 3, kê nhiều thuốc
5


trong một đơn , dẫn đến nhiều tương tác thuốc.
Qua một số nghiên cứu ở một số bệnh viện trên thế giới , cho thấy sai sót
phổ biến là viết tắt không phù hợp , tính sai liều .Nguyên nhân thường là do chữ
khó đọc . Với đơn viết tay , một nửa số thuốc có sai sót y khoa , 1/5 số đơn có
thể gây hại, 82% có từ 1-2 sai sót , 77% không ghi cân nặng hay ghi sai , 6%

shđhfbvdughuakvk

không ghi ngày hay ghi sai ngày kê đơn , 38% sai sót dưới liều , 18,8% là kê
quá liều , sai sót do ghi thiếu hay sai khoảng thời gian sử dụng là 28,3% và
0,9%. Bác sĩ chủ yếu kê đơn theo tên thương mại , kê đơn thuốc theo tên gốc ,
tên INN chỉ chiếm 7,4%.
Qua một nghiên cứu tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2006 , thuốc
nhập ngoại chiếm 78,9%, thuốc biệt dược chiếm 74%, thuốc kháng sinh chiếm
18,1% trong tổng số thuốc sử dụng [14].
Dẫn đến tình trạng trên một phần là do HĐT&ĐT dù có nhiều nỗ lực nhưng
chưa chú ý nhiều đến các hoạt động sau: giám sát kê đơn , theo dõi các phản
ứng có hại của thuốc , thông tin thuốc và tập huấn sử dụng thuốc cho các bác sĩ ,
dược sĩ mà chủ yếu chỉ làm khi có đoàn kiểm tra[11]
Trong việc giám sát kê đơn trong điều trị ngoại trú cũng còn rất nhiều sai
phạm, tại Việt Nam theo Cục quản lý khám chữa bệnh 80% khoa Dược bệnh
viện tuyến trung ương được trang bị phần mềm quản lý thuốc liên kết với các
khoa lâm sàng để kê đơn và phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú, nhưng mới 30

% ứng dụng đầy đủ theo qui chế của Bộ y tế. Ở Hà Nội trong 58 bệnh viện
được kiểm tra thì vẫn còn 6 bệnh viện sai sót trong kê đơn [3]. Tại bệnh viện
Phụ sản trung ương không ghi rõ thời điểm dùng thuốc chiếm 49,5%, không
ghi rõ liều chiếm 9% [15]; Bệnh viện E: tỷ lệ không ghi đầy đủ họ tên, tuổi
bệnh nhân là 11,33%, thuốc kê theo tên generic chỉ chiếm 28,67%, có tới
59,67% thuốc một thành phần ghi theo tên biệt dược, tỷ lệ ghi đủ cách dùng,
liều dùng thuốc chỉ là 22% [16]
Tình trạng lạm dụng kháng sinh, vitamin, thuốc bổ rất phổ biến: kháng
sinh nhập khẩu chiếm 30-40% tổng giá trị nhập khẩu thuốc hàng năm của cả
6


nước và tỷ lệ sử dụng kháng sinh chiếm 32,7% tổng giá trị tiền thuốc mỗi trong
cả nước [3],Theo một thống kê tại Hải Phòng một vài vùng có tỷ lệ đơn thuốc
sử dụng kháng sinh lên tới 65%, tại một phòng khám bệnh viện huyện cho thấy
một đơn thuốc có trung bình 4,2 thuốc, số đơn có ít nhất một kháng sinh chiếm
62%, còn số thuốc được kê nằm trong DM TTY chỉ có tỷ lệ là 38% [17].

shđhfbvdughuakvk

1.2.2 Cấp phát thuốc cho bệnh nhân
Trong bệnh viện, cấp phát thuốc cho bệnh nhân do khoa Dược bệnh viện
đảm nhiệm. Thuốc sau khi dán nhãn và đóng gói đầy đủ sẽ được cấp phát cho
bệnh nhân điều trị ngoại trú hoặc đưa lên các khoa điều trị nội trú để bệnh nhân
sử dụng. Mặc dù có một số điểm khác nhau trong cấp phát giữa bệnh nhân nội
trú và bệnh nhân ngoại trú, nhưng cả hai đều phải tuân theo một số quy tắc bắt
buộc là quy tắc “ba kiểm tra, ba đổi chiếu” [13] [10] [18]:
-Ba kiểm tra gồm có:
+ Thể thức phiếu xuất kho, đơn thuốc, liều dùng, cách dùng
+ Bao bì, nhãn thuốc

+ Chất lượng thuốc
- Ba đối chiểu gồm:
+ Tên thuốc ở đơn
+ Nồng độ hàm lượng thuốc trong đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
+ Số lượng, số khoản thuốc sẽ giao.
1.2.2.1 Bệnh nhân ngoại trú
Đối với cấp phát thuốc ngoại trú, chu trình cấp phát gồm 6 bước chính:
Hiểu và phân
tích đơn thuốc

Tiếp nhận xác
nhận đơn thuốc

Cấp thuốc và
hướng dẫn sử dụng

Kiểm tra lại
trước khi cấp
phát

Chuẩn bị, dán nhãn
cho các gói thuốc

Ghi lại công việc

Hình 1.2: Chu trình cấp phát thuốc ngoại trú
7


- Tiếp nhận và xác nhận các đơn thuốc: người tiếp nhận đơn phải xác nhận

đầy đủ và kiểm tra lại họ tên của bệnh nhân sử dụng thuốc.
- Hiểu và phân tích đơn: bao gồm : đọc đơn thuốc, xác định đúng tên các
loại thuốc trong đơn, hiểu một cách chính xác các chữ viết tắt của người kê đơn,
kiểm tra liều lượng, tính toán chính xác liều lượng và số lượng các thuốc trong

shđhfbvdughuakvk

đơn.
- Tất cả các tính toán nên được kiểm tra hai lần bởi người cấp phát hoặc bởi
một nhân viên khác. Bởi một số lỗi về tính toán sai về liều lượng thuốc có thể
gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.
- Chuẩn bị nhãn cho các thuốc được phát: gồm các thủ tục tự kiểm tra , tính
toán lại để đảm bảo độ chính xác, cũng như các nội dung theo quy định của
thuốc cấp phát lẻ. Đóng gói và dán nhãn thuốc: tùy theo dạng thuốc đóng gói
phù hơp: viên nén hoặc viên nang nên đóng gói vào một chai, bao bì nhựa...
- Ghi lại công việc: Việc ghi lại các thuốc trong đơn được cấp phát có thể
được sử dụng để hồi cứu nhằm xác minh các thuốc đã cấp phát cho bệnh, từ đó
góp phần theo dõi bất kỳ vấn đề nào liên quan tới các loại thuốc đã cấp phát sử
dụng cho bệnh nhân.
- Thực hiện kiểm tra lần cuối trước khi cấp phát: kiểm tra cuối cùng sẽ bao
gồm việc đọc và giải thích các thuốc trong đơn.
- Phát thuốc cho bệnh nhân vói các hướng dẫn và lời khuyên rõ ràng: Cảnh
báo về tác dụng không mong muốn thường gặp cho bệnh nhân trước khi sử
dụng thuốc như: buồn nôn, tiêu chảy nhẹ, màu sắc nước tiểu thay đổi...Còn đối
với các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng chỉ nên thông báo trực tiếp
cho bệnh nhân sau khi tham khảo thêm ý kiến của người kê đơn, những người
có tính đến những rủi ro cho bệnh nhân khi kê thuốc vì nó có thể làm ảnh hưởng
tới tâm lý người bệnh từ đó ảnh hường tới kết quả điều trị. Có một thực tế là đa
8



phần ở các cơ sở y tế Việt Nam, người hướng dẫn sử dụng trực tiếp là bác sĩ và
thường được ghi ngay trong đơn thuốc, đây là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ
tới hiệu quả điều trị của bệnh nhân ngoại trú vì nó thường không đầy đủ rõ ràng
.1.2.2.2 Bệnh nhân nội trú
Chu trình cấp phát cho các bệnh nhân nội trú tại khoa Dược được khái quát

shđhfbvdughuakvk

gồm các giai đoạn chính sau:

Duyệt phiếu
lĩnh thuốc

Vào thẻ kho
cấp phát hàng
ngày

Cấp phát tới
khoa lâm sàng

Chuẩn bị,
đóng góp, dán
nhãn

Kiểm tra đối
chiều

Hình 1.3: Chu trình cấp phát thuốc nội trú
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú khác với cấp phát thuốc cho bệnh

ngoại trú, thuốc của các bệnh nhân nội trú được điều dưỡng tổng hợp theo từng
khoa rồi mới gửi xuống cho khoa Dược. Cho nên hai điểm khác biệt chính giữa
cấp phát ngoại trú và nội trú là:
+ Duyệt phiếu lĩnh thuốc: sau khi tiếp nhận phiếu lĩnh thuốc của các khoa
lâm sàng, nhân viên khoa Dược có nhiệm vụ kiểm tra lại và duyệt thuốc, người
duyệt thuốc phải từ dược sĩ đại học được ủy quyền trở lên.
+ Cấp phát tới khoa lâm sàng: Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị,
khoa dược đưa thuốc đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại
khoa Dược theo quy định của Giám đốc bệnh viện. Khoa dược từ chối cấp phát
thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn thuốc có sai sót; thông báo lại với
bác sĩ kê đơn và bác sĩ ký duyệt; phối họp với bác sĩ lâm sàng trong việc điều
9


chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc... Thuốc sau khi được y tá hay điều dưỡng
khoa nhận đủ sau đó chia cho từng bệnh nhân theo chỉ định thuốc hàng ngày
của bác sĩ trong bệnh án [10, 18].
1.2.3. Giám sát tuân thủ điều trị
Do đặc thù của việc sử thuốc tại bệnh viện nên quá trình giám sát tuân thủ

shđhfbvdughuakvk

hướng dẫn sử dụng có hình thành một mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ lâm
sàng, y tá điều dưỡng và bệnh nhân. Mối quan hệ giữa các đối tượng trên được
thể hiện trong hình 1.4 [19]
Vai trò cụ thể mỗi đối tượng trong mối quan hệ đó như sau [20] [10] [18]:
-Bác sĩ:
+ Lập hồ sơ bệnh án cụ thể về thuốc điều trị, nội dung theo dõi, phân cấp
chăm sóc, chế độ dinh dưỡng...
+ Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, động viên, an

ủi người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều trị.
+ Theo dõi diễn biến tình trạng của người bệnh, đôn đốc kiểm tra, giám sát
y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện y lệnh.
Bác sĩ
* Chẩn đoán, kê đơn, chỉ định
dùng thuốc.
Bệnhh
nhân

Dược sĩ lâm sàng

Y tế, điều dưỡng

* Cung cấp thông tin, tư vấn
thuốc cho bác sĩ.

* Chăm sóc bệnh nhân.

* Theo dõi, đánh giá việc dùng
thuộc

* Trực tiếp cho bệnh nhân
dùng thuốc.

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa Bác sĩ - Dược sĩ - Y tá - Bệnh nhân
trong quá trình sử dụng thuốc [19]
10


-Dược sĩ lâm sàng:

+ Cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc, các thuốc mới tư vấn cho bác sĩ để
bác sĩ lựa chọn thuốc thích hợp cho từng người bệnh. Giúp bác sĩ điều trị hướng
dẫn và thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
+ Đánh giá hiệu quả dùng thuốc, tác dụng của thuốc với người bệnh.

shđhfbvdughuakvk

+ Tham gia hướng dẫn sử dụng thuốc, kiểm tra y tá và điều dưỡng viên về
thực hiện đúng y lệnh; theo dõi ADR.
-Y tá (điều dưỡng) trong khoa lâm sàng
+ Chịu trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc hoặc hướng dẫn người
bệnh dùng thuốc để bảo đảm thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ
liều theo y lệnh.
+ Trước khi bệnh nhân dùng thuốc: Công khai thuốc dùng hàng ngày cho
từng người bệnh bằng cách thông báo cho người bệnh trước khi dùng thuốc,
đồng thời yêu cầu người bệnh hoặc người nhà ký nhận vào Phiếu công khai
thuốc (kẹp đầu hoặc cuối giường bệnh). Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh
tuân thủ điều trị. Chuẩn bị phương tiện và thuốc: đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn
gàng, dễ thấy...
+ Trong khi bệnh nhân dùng thuốc: đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn,
đảm bảo 5 đúng (đúng người, đúng liều, đúng thuốc, đúng đường dùng và đúng
thời gian), trực tiếp chứng kiến bệnh nhân dùng thuốc.
+ Sau khi bệnh nhân dùng thuốc: phát hiện những diễn biến bất thường và
báo cáo bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời. Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi
người bệnh, mỗi khi thực hiện xong một thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực
hiện. Bảo quản số thuốc còn lại (nếu có) và xử lý các dụng cụ liên quan đển
dùng thuốc cho người bệnh theo đúng quy định.
-Bệnh nhân:
+ Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh: phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ
thuổc hoặc tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh

hoặc người nhà người bệnh chịu trách nhiệm về mọi sự cố do tự ý dùng thuốc
11


không đúng chỉ định của thầy thuốc.
+ Tôn trọng nhân viên y tế.
1.2.4. Giám sát hoạt động thực hiện danh mục
Trong quá trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, Hội đồng thuốc và
điều trị đã đưa ra các qui định và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc. Do đó,

shđhfbvdughuakvk

giám sát thực hiện danh mục thuốc là giám sát việc tuân thủ các qui định sử
dụng danh mục thuốc về:
- Đối tượng sử dụng danh mục thuốc.
- Những qui định và thủ tục để bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục
thuốc.
- Thủ tục cho việc yêu cầu sử dụng các thuốc không nằm trong danh mục
thuốc [21], [16], [22]
1.2.5. Bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc
Trong quá trình sử dụng danh mục thuốc việc thường xuyên rà soát danh
mục là một công việc không thể thiếu trong công tác quản lý danh mục. Càng
ngày càng có nhiều thuốc và phác đồ điều trị mới và nếu không có sự xem xét
đánh giá thì danh mục thuốc sẽ trở thành một bộ sưu tập các thuốc cũ. Do đó
việc bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc là không thể tránh
khỏi. Tất cả các đề xuất bổ sung thuốc vào danh mục thuốc phải được chuẩn bị
dựa trên các mẫu chính thức sẵn có. Nội dung đề xuất bao gồm những thông tin
sau:
- Cơ chế tác dụng dược lý và chỉ định của thuốc.
- Bằng chứng làm rõ tính ưu việt của thuốc đề xuất so với thuốc khác đã có

trong danh mục.
Các yêu cầu đề xuất bổ sung thuốc vào danh mục sẽ được gửi cho thư ký
của Hội đồng thuốc và điều trị. Sau đó, các yêu cầu này sẽ được người có trách
nhiệm đánh giá và báo cáo bằng văn bản tại buổi hợp của Hội đồng thuốc và
điều trị. Báo cáo này bao gồm các thông tin sau:
- Các thông tin về thuốc bao gồm: tác dụng dược lý, dược động học, hiệu
12


quả điều trị so với giả dược và các thuốc khác, các phản ứng có hại và tương tác
thuốc.
- Ý kiến của các chuyên gia và những đề xuất từ những thầy thuốc, dược
sỹ có uy tín và kiến thức chuyên môn sâu về thuốc đó.
- Số tiền mà bệnh viện phải chi cho thuốc đó nếu sử dụng tại bệnh viện.

shđhfbvdughuakvk

Thuốc đó có nằm trong danh mục thuốc thiết yếu (DMTTY), danh mục
thuốc chủ yếu (DMTCY) và có nằm trong phạm vi thanh toán của bảo hiểm y
tế (BHYT) không.Nội dung của báo cáo sẽ được các thành viên của Hội đồng
thuốc và điều trị thảo luận và biểu quyết ý kiến đề xuất của người chịu trách
nhiệm soạn báo cáo đánh giá thuốc. Quyết định cuối cùng sẽ được thông báo
bằng văn bản tới các khoa phòng.
1.2.6.Yêu cầu các thuốc không nằm trong danh mục thuốc
Một vấn đề thường gặp trong quá trình quản lý danh mục thuốc là thầy
thuốc có yêu cầu sử dụng thuốc không nằm trong danh mục. Điều này dẫn đến
thực hoặc bộ phận mua sắm tiến hành mua những thuốc đó mà không có sự
chấp thuận của Hội đồng thuốc và điều trị. Do vậy, phải xây dựng qui định để
thầy thuốc kê đơn thực hiện khi yêu cầu các thuốc không nằm trong danh mục
thuốc, ví dụ: phải có biên bản hội chẩn và có chữ ký của người có trách nhiệm

trong bệnh án.
Khoa Dược là bộ phận giữ các thông tin liên quan tới các yêu cầu sử dụng
thuốc không nằm trong danh mục thuốc bao gồm: tên bác sỹ yêu cầu, tên và số
lượng thuốc được yêu cầu và chỉ định của thuốc đó. Vào cuối năm, tập hợp các
thông tin này cho biết mức độ tuân thủ danh mục thuốc của thầy thuốc kê đơn
và từ đó quyết định xem có bổ sung thuốc vào danh mục hay không.
1.3 SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
1.3.1. Sử dụng thuốc hợp lý
Theo tổ chức y tế thế giới WHO: “Việc sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi bệnh
nhân phải nhận được những thuốc điều trị phù hợp với yêu cầu lâm sàng của
họ, với liều dùng đúng với nhu cầu riêng của từng cá nhân, với thời gian điều trị
13


đầy đủ và với mức chỉ phỉ thấp nhất dành cho họ và cộng đồng của họ”[ 23]
[24].
Trong chu trình sử dụng thuốc có rất nhiều đối tượng tham gia:
-Hệ thống y tế, cơ sở khám chữa bệnh
-Người kê đơn

shđhfbvdughuakvk

-Nhân viên phân phối, cấp phát
-Người bệnh và cộng đồng
Do đó việc sử dụng thuốc không họp lý thường xuyên xảy ra với nhiều
nguyên nhân khác nhau. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy cứ 3/10 bệnh
nhân nhập viện là do dùng sai thuốc. Thống kê tại Mỹ cho thấy sai sót trong sử
dụng thuốc hàng năm ảnh hưởng tới 1,3 triệu người, trong đó khoảng 180.000
sai sót gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Và ở một số quốc gia sai sót trong đơn
thuốc có thể lên tới 67% . Ở Việt Nam, theo báo cáo của Trung tâm quốc gia về

thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, năm 2007 nhận được
1284 báo cáo về phản ứng có hại của thuốc, năm 2008 nhận được 1778 báo cáo,
trong đó các báo cáo liên quan đến kháng sinh chiếm gần 50%, các báo cáo về
thuốc bổ và vitamin chiếm 3,5%. Theo báo cáo của Cục quản lý khám, chữa
bệnh, trong những năm qua tại Việt Nam, các bệnh lây nhiễm có xu hướng
giảm dần, ước tính hiện nay chỉ chiếm khoảng 25% tổng số bệnh tật [25].
Nhưng chi phí sử dụng kháng sinh ở các bệnh viện là rất cao: Năm 2008, chi
phí cho thuốc kháng sinh tại bệnh viện Bạch Mai là 48,5% (đặc biệt khoa Sản là
97,8%, khoa Ngoại là 95%), bệnh viện Nhi Nghệ An là 87,7%, bệnh viện đa
khoa số 2 tỉnh Lào Cai là 87,1%, bệnh viện tỉnh Yên Bái là 80,2%, bệnh viện
tỉnh Ninh Bình là 80% [26].Điều này cho thấy việc sử dụng thuốc chưa hợp lý
ở Việt Nam là rất phổ biến, các con số trên chì là phần nhỏ.
1.3.2 Nguyên nhân và hậu quả của việc sử dụng thuốc không hợp lý
Các nguyên nhân gây ra tình trạng sử dụng thuốc không họp lý được tóm
tắt trong bảng 1.1 dưới đây :

14


Bảng 1.1: Các nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý
Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế:

Người kê đơn

+ Nhà cung câp không tin cậy.

+ Thiêu đào tạo.

+ Thiếu thuốc.


+ Thiếu nhận thức về vai trò của

+ Thuốc quá hạn, dưới tiêu

nghề nghiệp.

shđhfbvdughuakvk

chuẩn, thuốc giả.

+ Thiếu thông tin chuyên môn.

+ Nhầm thuốc
Ngưòi phân phối, cấp phát

+ Sự quan tâm đến tài chính.
Bệnh nhân và cộng đồng:

+ Thiếu đào tạo.

+ Văn hóa và niềm tin vào thuốc.

+ Không có sự giám sát.

+ Thời gian tư vấn ngắn.

+ Thiếu phương tiện, thiết bị hỗ trợ. + Thái độ người kê đơn.
+ Quá tải bệnh nhân.

+ Nguồn tài chính sẵn có.


+Sự ảnh hưởng của lợi ích kinh tế + Thiếu thông tin được in ấn.
Do quá trình sử dụng thuốc có sự tham ra của rất nhiều đối tượng khác
nhau cho nên các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc không hợp lý
cũng rất đa dạng và phong phú.
Sử dụng thuốc không hợp lý trên một diện rộng sẽ gây nên những hậu
quả về kinh tế, xã hội rất nghiêm trọng:
Giảm chất lượng điều trị của thuốc và chăm sóc y tế: trực tiếp hay gián
tiếp làm giảm chất lượng chăm sóc bệnh nhân và ảnh hưởng xấu đến kết quả
điều trị. Tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại của thuốc(ADR) do kê
nhiều loại thuốc cho một bệnh nhân mà chưa tìm hiểu hết được các thông tin
thuốc cần thiết.
Tăng khả năng kháng kháng sinh, sử dụng lâu dài hoặc dưới liều các
thuốc kháng sinh và các tác nhân hóa trị liệu đóng góp vào sự phát sinh nhanh
chóng của các chủng kháng, kháng sinh của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng sốt
rét. Đáng báo động nhất của tất cả các bệnh kháng thuốc đang dần kháng với
hầu hết các loại thuốc sẵn có. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nhiễm trùng là
một bệnh rất phổ biến hiện nay. Chẳng hạn, tỷ lệ đề kháng với thuốc
15


imipenem/cilastatin của Pseudomonas ngày càng tăng dần qua các năm:
12,5% (2003), 15,5% (2005), và 18,4% (2006) [26].
Tăng chi phí chăm sóc sức khỏe: Lạm dụng hoặc sử dụng không đúng
thuốc, thậm chí cả khi cần thiết, làm cho cả bệnh nhân và hệ thống chăm sóc
sức khỏe phải chi tiêu quá nhiều dược phẩm và lãng phí nguồn lực tài chính.

shđhfbvdughuakvk

Việc sử dụng quá nhiều thuốc bổ, vitamin sẽ làm ảnh hưởng tới sử dụng các

thuốc thiết yếu khác như kháng sinh, vaccin khi nguồn tài chính có hạn.
Gây tác động tâm lý: việc quá nhiều đơn thuốc khuyến khích bệnh nhân
tin rằng họ cần dùng thuốc cho bất kỳ trường hợp nào, thậm chí trong những
trường hợp xuất hiện những triệu chứng bình thường: mệt mỏi, chán ăn... Bệnh
nhân dựa vào thuốc, sự phụ thuộc này làm tăng nhu cầu cho họ. Các nghiên cứu
cũng đã chỉ ra rằng nhu cầu và mong đợi của bệnh nhân có thể dẫn việc bác sĩ
kê thuốc kháng sinh khi họ chỉ bệnh do nhiễm virus.
1.3.3. Bộ chỉ số đo lường sử dụng thuốc ngoại trú
Để đơn giản hóa và chuẩn hóa các nghiên cứu sử dụng thuốc, WHO và
INRUD đã đưa ra một hướng dẫn để điều tra sử dụng thuốc trong các cơ sở
chăm sóc sức khỏe. Hướng dẫn này mô tả chi tiết một tập hợp các chỉ số đáng
tin cậy để đo lường việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú nói chung và
phương pháp tiêu chuẩn để thu thập các dữ liệu cho các chỉ số này. Mặc dù
không phải toàn diện, các chỉ số cốt lõi cung cấp một công cụ đơn giản để đánh
giá một cách nhanh chóng và đáng tin cậy một vài khía cạnh quan trọng của
việc sử dụng thuốc. Từ đó phác thảo được một bức ảnh khái quát vê các hoạt
động sử dụng thuốc hiện tại ở khu vực nghiên cứu so với khác hoặc với các giá
trị "tối ưu" cho mỗi chỉ số. Chẳng hạn bằng cách sử dụng chi số này, cho thấy
ở Ghana và Nigeria đều sử dụng tương đối nhiều thuốc cho một đơn thuốc (4,3
và 3,8 tương ứng cho mỗi đơn); hay thuốc tiêm sử dụng cao ở Uganda, Sudan,
Nigeria, Swaziland, Ghana (khoảng 36-56%) và Ecuador có tỷ lệ thấp các
thuốc được kê nằm trong danh mục các thuốc thiết yếu (38%). Tỷ lệ sử dụng
kháng sinh trong các cơ sờ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được thay đổi tùy
16


theo khu vực: 27-39% ở Mỹ Latinh, 31-46% ở châu Á, và 29-63% ở châu Phi.
Bảng 1.2: Bộ chỉ số đo lường sử dụng thuốc của WHO [42]
Các chỉ số cốt lõi


shđhfbvdughuakvk

Chỉ số kê đơn:
1.

Số thuốc trung bình một đơn thuốc

2.

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên generic

3.

Tỷ lệ phần trăm đơn thuốc có kê kháng sinh

4.

Tỷ lệ phần trăm đơn thuốc có kê thuốc tiêm

5.

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê từ danh sách thuốc thiết yếu, thuốc

chủ yếu trong cơ sở khám chữa bệnh.
Chỉ số chăm sóc bênh nhân:
6.

Thời gian khám bệnh trung bình

7.


Thời gian cấp phát trung bình

8.

Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế

9.

Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn hợp lý

Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân hiểu biết đúng liều dùng
10.

Chỉ số tại các cơ sơ y tế:

11.

Sự sẵn có của một bản sao của DM TTY, DM TCY

12.

Sự sẵn có các loại thuốc thiết yếu quan trọng
Các chỉ số sử dụng thuốc bổ sung

1.

Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị không cần thuốc

2.


Chi phí thuốc trung bình cho mỗi lần khám

3.

Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc kháng sinh

4.

Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc tiêm

5.

Đơn thuốc kèm theo hướng dẫn điều trị

6.

Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với sự chăm sóc họ nhận được

Tỷ lệ phần trăm của các cơ sở chăm sóc y tế có quyền truy cập thông
tin thuốc.

17


1.4.THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH
VIỆN Ở VIỆT NAM.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
ngành công nghiệp Dược phẩm cũng đã có bước phát triển vượt bậc. Trong
những năm gần đây, ngành công nghiệp dược tạo ra nhiều sản phẩm mới nhằm


shđhfbvdughuakvk

đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Ví dụ trong vài
năm gần đây, trên thế giới xuất hiện một số đại dịch lớn như SARS, cúm
A/H5N1, cúm A/H1N1... một số nước đã kịp thời nghiên cứu, sản xuất ra Vacin
và các thuốc đề phòng và điều trị bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Ở Việt Nam,
thị trường dược phẩm cũng rất phong phú, có khoảng 1500 hoạt chất với
khoảng 28000 mặt hàng năm 2011. Tuy nhiên, công nghiệp dược Việt Nam vẫn
phát triển ở mức trung bình với hơn 113 nhà máy đạt GMP và nguồn nguyên
liệu sản xuất chủ yếu nhập khẩu, chưa sáng chế được thuốc mới. Thuốc sản
xuất trong nước chủ yếu là generic, không có giá trị cao, mới chỉ đáp ứng được
47,8% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội địa [27]. Theo đánh giá của Bộ Y tế: “Ngành
Dược đã có những thành tích nổi bật là đảm bảo nhu cầu về thuốc chữa bệnh
cho nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu thuốc trước đây” [27], Năm 2012,
tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt 831,250 triệu USD, tăng 16,18%
so với năm 2011, đáp ứng được hơn 49% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân.
Tiền thuốc sử dụng bình quân năm 2011 là 27,6 USD tăng 24,04% so với năm
2010 và tăng gấp 4,6 lần sau 10 năm so năm 2001. Việt Nam đã sản xuất được
234/314 hoạt chất trong danh mục TTY, đủ nhóm tác dụng dược lý theo phân
loại của WHO. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thuốc với tổng giá
trị năm 2011 gần 1,5 tỷ USD, tăng gần 24% so với năm 2010. Qua báo cáo tổng
kết công tác Dược năm 2011, triển khai kế hoạch năm 2012 của Cục Quản lý
Dược, hầu hết các bệnh viện đã xây dựng DMT căn cứ theo DMT chữa bệnh
chủ yếu sử dụng các các cơ sở khám, chữa bệnh hiện hành. Năm 2011, tổng giá
trị mua thuốc tại bệnh viện trên toàn quốc là 18.500 tỷ đồng tăng 26,7% so với
năm 2010. Thuốc sử dụng tại bệnh viện ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí
18



×