HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
V TH DUYấN
CÔNG TáC XÂY DựNG
Tổ CHứC CƠ Sở ĐảNG CủA ĐảNG Bộ TỉNH HƯNG YÊN
Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2010
LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: LCH S NG CNG SN VIT NAM
H NI - 2016
HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
V TH DUYấN
CÔNG TáC XÂY DựNG
Tổ CHứC CƠ Sở ĐảNG CủA ĐảNG Bộ TỉNH HƯNG YÊN
Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2010
LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: LCH S NG CNG SN VIT NAM
Mó s: 62 22 03 15
NGI HNG DN KHOA HC:
1. PGS.TS TRN TH THU HNG
2. PGS.TS TRN MINH TRNG
H NI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận án là khách quan, trung thực
có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.
Tác giả luận án
Vũ Thị Duyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................6
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ...........................6
1.2. Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã được giải quyết
và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu .........................................20
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở TỈNH HƯNG YÊN
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH (1997 - 2000) ..............22
2.1. Tổ chức cơ sở đảng và những yếu tố tác động đến công tác xây dựng
tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ..........................................22
2.2. Chủ trương và quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên (1997 - 2000) ...........................................................................33
CHƯƠNG 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ
NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010....................................................................58
3.1. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quán triệt chủ trương của đảng về xây dựng tổ
chức cơ sở đảng trước tình hình mới (2001 - 2005)........................................58
3.2. Chủ trương và quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên (2006 - 2010) ...........................................................................84
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ........................................109
4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1997 - 2010) .........................................................109
4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ...........................................................................131
KẾT LUẬN ..................................................................................................................148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................151
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Phân loại tổ chức cơ sở đảng của tỉnh Hưng Yên (1997-2000)........46
Biểu đồ 2.2: Kết quả công tác phát triển đảng viên của tỉnh Hưng Yên
(1997 - 2000). ..............................................................................50
Biểu đồ 3.1: Phân loại tổ chức cơ sở đảng của tỉnh Hưng Yên (2001-2005)......75
Biểu đồ 3.2: Phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng của tỉnh Hưng Yên
(2006- 2010)................................................................................98
Biểu đồ 4.1: Phân loại tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên (1997-2010) ......114
Biểu đồ 4.2: So sánh chất lượng tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên với một
số tỉnh lân cận qua hai nhiệm kỳ (2001-2005), (2006-2010). ........115
Biểu đồ 4.3: Phân tích số lương đảng viên kết nạp (1997-2010)..................116
Biểu đồ 4.4: So sánh số lượng đảng viên kết nạp qua 2 nhiệm kỳ (2001-2005),
(2006-2010) của tỉnh Hưng Yên với một số tỉnh lân cận ............... 117
Biểu đồ 4.6: Thi hành kỷ luật tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên (1997-2010) .120
Biểu đồ 4.7: Thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm (1997-2010). ...................120
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
:
Ban chấp hành
CNH, HĐH
:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH
:
Chủ nghĩa xã hội
HD
:
Hướng dẫn
HTCT
:
Hệ thống chính trị
KT-XH
:
Kinh tế - xã hội
NXB
:
Nhà xuất bản
TCCSĐ
:
Tổ chức cơ sở đảng
TCTW
:
Tổ chức Trung ương
THCS
:
Trung học cơ sở
THPT
:
Trung học phổ thông
TNCS
:
Thanh niên cộng sản
TSVM
:
Trong sạch vững mạnh
UBKT
:
Ủy ban kiểm tra
XDĐ
:
Xây dựng Đảng
XHCN
:
Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hơn 80 năm hoạt động, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, một
trong năm bài học quan trọng quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam, chính là sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng. Vì vậy, công
tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói riêng luôn
được xác định là nhiệm vụ then chốt trong các thời kỳ cách mạng.
Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Để lãnh đạo cách
mạng, Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng
viên tốt” [64, tr.113], trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã rất chú trọng công tác xây dựng Đảng, nhất là về tổ chức cơ
sở đảng. Đặc biệt, bước vào công cuộc đổi mới đất nước, đứng trước thời cơ
và vận hội lớn nhưng cũng có không ít những khó khăn, thách thức đối với công
tác xây dựng Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định “xây dựng Đảng là
nhiệm vụ then chốt”. Trong công tác xây dựng Đảng, vấn đề xây dựng, củng cố,
kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
(TCCSĐ) ngang tầm với đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới được Đảng hết sức
quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa X) chỉ rõ: TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với dân, có
vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng. Toàn Đảng phải tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ; bảo
đảm sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội
ở cơ sở, nhất là những địa bàn, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, trong sự nghiệp đổi mới,
cấp ủy Đảng các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ giữ
vững và phát huy được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo cán bộ,
đảng viên, nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa
phương, cơ quan, đơn vị. Đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng cao
2
cả về số lượng và chất lượng, trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực
tiễn. Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới, vẫn còn nhiều
TCCSĐ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra: Do nhận thức hạn chế,
nhiều cấp ủy chưa chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ ở
cơ sở. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ở nhiều TCCSĐ còn yếu, chưa đủ
sức giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở địa phương. Một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu, suy
thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Tệ quan liêu, lãng phí, tiêu cực
còn xảy ra ở nhiều nơi, chậm được phát hiện ngăn chặn, đẩy lùi. Việc đánh
giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên hằng năm còn mang tính hình thức, kết
quả chưa phản ánh đúng thực chất, chất lượng ở cơ sở. Đặc biệt trong quá
trình Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, khóa XI về vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay.
Đối với Hưng Yên, một trong những tỉnh trọng điểm nông nghiệp của
đồng bằng sông Hồng và đang trong quá trình chuyển dịch sang công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thì vấn đề xây dựng Đảng càng phải được chú trọng. Để
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc củng cố
kiện toàn công tác xây dựng TCCSĐ, nhằm nâng cao năng lực và sức chiến
đấu của TCCSĐ trở thành yêu cầu khách quan giữ vị trí quyết định trong thực
hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. TCCSĐ có vững mạnh thì sự nghiệp CNH,
HĐH mới diễn ra đúng hướng và có kết quả như mong muốn, đời sống nhân
dân mới được ấm no hạnh phúc, giữ vững ổn định chính trị. TCCSĐ yếu kém,
nội bộ mất đoàn kết, lòng dân bất ổn, ổn định chính trị có nguy cơ không
được giữ vững, niềm tin của nhân dân với Đảng và Chính phủ giảm sút…
Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, việc xây dựng,
củng cố, kiện toàn phát triển các loại hình TCCSĐ trở thành nhiệm vụ
trọng tâm, cấp bách của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. Kể từ khi tái lập tỉnh
năm 1997 đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII (2010) là
thời kỳ phát triển đáng ghi nhận có nhiều biến đổi tích cực về kinh tế - xã
3
hội và công tác xây dựng TCCSĐ. Thực tiễn trong công tác xây dựng
TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên giai đoạn này đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, đồng thời cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế.
Chính vì vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống, nhằm
đánh giá đúng thực trạng, kết quả và hạn chế; góp phần làm sáng tỏ một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng TCCSĐ ở một địa
phương cụ thể trong điều kiện lịch sử mới, đúc rút những kinh nghiệm,
góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng TCCSĐ ở tỉnh Hưng
Yên trong các giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài:
“Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ
năm 1997 đến năm 2010” làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Làm sáng tỏ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng
TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm
2010, góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng và đúc rút
kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng vào công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về
xây dựng TCCSĐ trong giai đoạn tiếp theo có hiệu quả hơn.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ khái niệm về TCCSĐ và khái quát những yếu tố tác động đến
quá trình xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến
năm 2010.
- Hệ thống hóa chủ trương của Trung ương Đảng về TCCSĐ từ năm
1996 đến năm 2010 và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ khi tái lập
tỉnh (năm 1997) đến năm 2010.
- Làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị
trấn của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 trên các nội dung
4
chủ yếu: về tư tưởng chính trị; về tổ chức; về phát triển đảng viên; về công tác
cán bộ; về công tác kiểm tra.
- Khảo sát kết quả xây dựng TCCSĐ (xã, phường, thị trấn) của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010, từ đó nhận xét thành công, hạn chế khuyết
điểm và đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tổng kết thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và chỉ đạo thực hiện xây dựng
TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên xây dựng TCCSĐ. TCCSĐ có rất nhiều loại hình, trong khuôn khổ luận
án chỉ tập trung khảo sát loại hình TCCSĐ xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên.
Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng TCCSĐ trên các lĩnh vực: về tư
tưởng chính trị; về tổ chức; về phát triển đảng viên; về công tác cán bộ; về công
tác kiểm tra.
- Về không gian: Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Hưng Yên
- Về thời gian: Thời gian từ năm 1997 đến năm 2010.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác,
như khảo sát thực tiễn, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, tổng kết, phỏng
vấn nhân chứng lịch sử…
5
4.3. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội từ
năm 1996 đến năm 2011 về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ.
- Các văn kiện của đảng bộ các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, lịch sử
đảng bộ địa phương... về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên
- Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài Luận án.
- Tư liệu phỏng vấn từ các nhân chứng lịch sử.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần làm sáng rõ hơn tầm quan trọng của TCCSĐ nhằm đảm bảo
sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn,
nhất là ở cấp cơ sở.
- Đánh giá một cách khách quan quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ khi tái lập năm 1997 đến
năm 2010, góp phần tổng kết thực tiễn một nội dung quan trọng trong công tác
xây dựng Đảng thời kỳ đổi mới trên một địa bàn cụ thể.
- Những kinh nghiệm đúc kết được có thể vận dụng vào quá trình
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nói riêng, các địa phương khác nói
chung về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong giai đoạn tới có hiệu quả hơn.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng,
xây dựng TCCSĐ đã được các giới, các ngành và nhiều tổ chức, cá nhân quan
tâm nghiên cứu. Đặc biệt, từ khi đất nước bước vào sự nghiệp đổi mới, đẩy
mạnh CNH, HĐH, đã có rất nhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề này.
Có thể chia thành mấy nhóm công trình nghiên cứu sau:
1.1.1. Những công trình đề cập tới những vấn đề chung về tổ chức
cơ sở đảng
Có thể kể đến các công trình khoa học sau: Để nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nhóm tác giả Hồ Thanh Khôi,
Pham Thị Thiểu [51]. Nội dung cuốn sách giới thiệu vai trò của TCCSĐ trong
hệ thống chính trị, quy chế hoạt động của TCCSĐ; nội dung và năng lực lãnh
đạo, trách nhiệm của lãnh đạo; vấn đề lãnh đạo các cơ sở kinh tế ngoài quốc
doanh và liên doanh với nước ngoài; các quy định mới của Ban Chấp hành
Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ; hướng dẫn thực hiện các
quy định của Trung ương;
Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt của Lê Đức Bình [8]. Cuốn
sách góp phần tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng
Đảng, nêu nhiệm vụ cụ thể cần xây dựng, chỉnh đốn các tổ chức đảng;
đồng thời, nêu lên những kinh nghiệm, bài học trong thực tiễn công tác xây
dựng Đảng;
Xây dựng Đảng về tổ chức của Ngô Đức Tính [97]. Cuốn sách trình
bày các nguyên lý, quan điểm, nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng;
7
một số vấn đề cơ bản về khoa học tổ chức, hệ thống tổ chức bộ máy của
Đảng; những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng. Cuốn sách cũng giới
thiệu một số bài học kinh nghiệm bước đầu về công tác xây dựng Đảng đã
được tổng kết ở một số địa phương;
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời
kỳ mới, tập thể tác giả, Nguyễn Phú Trọng và cộng sự [146]. Nội dung
chủ yếu của cuốn sách đề cập một cách khái quát, có hệ thống những vấn
đề cơ bản về đảng cầm quyền, về tình hình đổi mới, chỉnh đốn Đảng.
Cuốn sách, đã giành một phần quan trọng luận giải về chất lượng các
TCCSĐ. Từ sự phân tích công phu, nghiêm túc cơ sở lý luận và thưc tiễn
những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng nói chung, các TCCSĐ nói riêng,
cuốn sách đã đề xuất phương hướng và giải pháp cấp bách để không
ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời
kỳ mới;
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và
chất lượng đảng viên Nguyễn Ngọc Thịnh [91]. Trên cơ sở những nghiên cứu
thực tế, nhóm tác giả đề tài đã nêu những ưu điểm, hạn chế về năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên, nguyên nhân thực
trạng, trong đó có nguyên nhân cơ bản là nhận thức về năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên chưa đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới;
Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay của Nguyễn
Đức Hà [45]. Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề: nâng cao chất
lượng TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ trong các loại hình TCCSĐ; đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ và đảng
viên hàng năm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị
trấn vững mạnh; nâng cao vai trò lãnh đạo của TCCSĐ trong Tập đoàn kinh
8
tế, Tổng công ty Nhà nước; xây dựng và phát triển TCCSĐ trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…Những nội dung cuốn sách đề cập đến vừa
mang tính nghiên cứu lý luận, vừa là sự tổng kết thực tiễn về công tác xây
dựng củng cố TCCSĐ trong những năm gần đây, cung cấp nhiều tư liệu có
giá trị thực tiễn về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ;
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chi bộ Đảng gắn với xây dựng tổ
chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh của Trần Minh Trưởng [144]. Nội
dung cuốn sách đã đề cập đến cơ sở hình thành, vị trí vai trò, nhiệm vụ và nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chi bộ Đảng. Qua đó nêu nên năm yêu cầu cần
thiết và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đối công tác xây dựng TCCSĐ
trong tình hình mới: Triệt để thực hành dân chủ, đó là biện pháp hàng đầu để
xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng
gắn với đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ Đảng; quán triệt nghị
quyết Trung ương lần thứ 4 (Khóa XI) về phê bình và tựu phê bình trong công
tác xây dựng chi bộ; tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, rèn luyện đội ngũ
cán bộ, đảng viên; tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới công tác kiểm tra giám
sát trong điều kiện hiện nay…
Bên cạnh các công trình chuyên khảo, trên các tạp chí khoa học có một
số bài viết về tổ chức cơ sở đảng như:
Về nâng cao chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng của Đức Lượng
[58]. Trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của TCCSĐ, tác giả đã khẳng định
tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng các TCCSĐ, nhất là ở những
vùng có địa bàn trọng yếu. Trước thực trạng chất lượng TCCSĐ và đảng viên
còn nhiều hạn chế, tác giả đã nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng
TCCSĐ và đảng viên: tiếp tục bổ sung, cụ thể hóa chất lượng sinh hoạt Đảng;
tăng cường giáo dục, kiểm tra và quản lý đội ngũ đảng viên; phát huy dân
chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật.
9
Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên dưới ánh sáng
Nghị quyết Đại hội X của Dương Trung Ý [162]. Tổng kết số lượng TCCSĐ, tác
giả cho rằng tính đến tháng 12-2005, cả nước có 47.000 TCCSĐ, xấp xỉ gần
200.000 chi bộ trực thuộc, hơn 3,1 triệu đảng viên. Các TCCSĐ có vị trí, vai trò
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta.
Từ sự phân tích khách quan, khoa học, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3
(khoá VII) và Nghị quyết Đại hội VIII, IX, tác giả đi đến khẳng định các
TCCSĐ đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trên một số lĩnh vực chủ yếu.
Về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã của
Dương Trung Ý [163]. Tác giả cho rằng, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn có trở thành thực tiễn sinh động hay không, đem lại diện mạo và
bước phát triển mới cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân hay không, phần
rất lớn là do vai trò, trách nhiệm và khả năng lãnh đạo của các đảng bộ xã.
Tác giả chỉ rõ, để có cơ sở đề ra các giải pháp sát thực, đồng bộ, trước hết các
cấp ủy, tổ chức đảng cần hiểu đúng khái niệm năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của đảng bộ xã: Năng lực lãnh đạo của đảng bộ xã là khả năng đề ra
những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đúng đắn, sát hợp của đảng bộ trong từng
thời kỳ, đồng thời là khả năng tổ chức thực hiện thắng lợi những mục tiêu,
nhiệm vụ đó trên địa bàn xã. Sức chiến đấu của đảng bộ xã là sức mạnh, khả
năng vượt qua những khó khăn, thách thức, những trở lực và chống lại có
hiệu quả sự phá hoại của các thế lực thù địch trong quá trình lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ chính trị ở xã.
Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng của Ngô Kim Ngân [71]. Theo tác giả, để nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của các TCCSĐ hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp
sau: Xác định đúng nhiệm vụ chính trị, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác tư tưởng; Đổi mới phương thức, phong cách làm việc của tổ
chức đảng; Cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi ủy, đảng ủy,
10
mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng; Coi trọng công tác quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng; Tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên đối với cơ sở.
Bốn kinh nghiệm thực hiện đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng
và đảng viên của Phúc Sơn [88]. Tác giả cho rằng, đánh giá đúng chất
lượng TCCSĐ và đảng viên luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng
trong công tác xây dựng Đảng; Công trình Tổ chức cơ sở đảng với nhiệm
vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Nguyễn Minh Tuấn [147]. Tác giả
cho rằng, thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí thì
cơ bản đều do sự yếu kém của các TCCSĐ trong lãnh đạo hệ thống chính trị;
vai trò của người đứng đầu cơ quan.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Nguyễn Đức Hà [44]. Trong bài viết,
tác giả đi sâu phân tích một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
đối với từng loại hình TCCSĐ, từ đó xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với
những TCCSĐ có tính đặc thù, vừa tạo sự thống nhất chung, vừa phù hợp với
đặc điểm cụ thể của từng địa phương, đơn vị.
Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng của Trương Thị Thông [92]. Theo tác giả, để nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cần thực hiện các giải
pháp cơ bản: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đội
ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về mọi mặt; Tập trung chỉ đạo giải quyết kịp
thời những vấn đề bức xúc mới nảy sinh; Nâng cao chất lượng, đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động, chất lượng sinh hoạt của các loại hình TCCSĐ;
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên, dựa vào
dân để xây dựng Đảng.
11
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng của Vũ Văn Phúc [78]. Trong báo cáo, tác giả đã khái quát quan điểm của
C.Mác và Ph.Ăng-ghen, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về TCCSĐ từ
ngày đầu thành lập. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của TCCSĐ được kiểm chứng trên thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới.
Đồng thời, tác giả đã khái quát thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của một số loại hình TCCSĐ ở nông thôn; doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp (cơ
quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở giáo dục đào tạo, y tế); từ cơ sở lý luận,
thực tiễn của quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra 6 giải pháp tiếp tục nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ. Tác giả đi đến kết luận:
Đảng muốn thực sự mạnh, phải chăm lo công tác xây dựng, nâng cao chất
lượng của TCCSĐ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, phải thực
thi đồng bộ mới nâng cao được chất lượng của TCCSĐ ở cơ sở và đảm bảo cho
các TCCSĐ thực sự là nền tảng, hạt nhân chính trị của Đảng.
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng, lời Ban Biên tập [2], tổng hợp ý kiến tham luận của các nhà khoa học
trên các vấn đề: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ - thực tế và
những vấn đề đặt ra. Khẳng định: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của TCCSĐ là nhiệm vụ cơ bản, then chốt của Đảng, quyết định vai
trò lãnh đạo của Đảng, vị trí và uy tín của Đảng trong nhân dân. Nhiệm vụ này
cần được tiến hành thường xuyên, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của
toàn thể nhân dân và xã hội...
1.1.2. Các công trình đề cập đến thực tiễn xây dựng tổ chức cơ sở
đảng của các Đảng bộ ở một số vùng, miền và các địa phương trong cả nước
Đó là các công trình: Một số vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động
của tổ chức đảng ở nông thôn và đường phố do Lưu Minh Trí chủ nhiệm
[143]. Nhóm tác giả khẳng định: Đổi mới TCCSĐ là khâu cực kỳ quan
trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng sau Đại hội Đảng toàn quốc
12
lần thứ VII, đặc biệt sau Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
lần thứ 3 (khoá VII). Công trình gồm hai phần: Phần I, Đổi mới tổ chức và
hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn. Phần II, Đổi mới tổ chức
hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ở đường phố. Từ kết quả nghiên cứu,
nhóm tác giả đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ đổi mới TCCSĐ cấp
phường và mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp
phường trong điều kiện kinh tế thị trường.
Thực trạng và những yêu cầu xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn
một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc nước ta hiện nay, do Nguyễn Thị
Minh Bích làm chủ nhiệm [5]. Tập thể tác giả đánh giá thực trạng và yêu cầu
đặt ra đối với xây dựng TCCSĐ ở nông thôn miền núi vùng cao phía Bắc, từ đó
đưa ra một số kiến nghị, đề xuất và giải pháp xây dựng dựng TCCSĐ ở nông
thôn một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc trong những năm tiếp theo.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của các đảng bộ xã ở khu vực Đồng
bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay, do Nguyễn Văn Biều làm chủ
nhiệm [6]. Đề tài bước đầu đề cập đến phương thức, cách thức lãnh đạo của
các đảng bộ xã đối với chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
Trên cơ sở sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đề tài đã góp phần
làm rõ thực trạng phương thức lãnh đạo của các đảng bộ xã vùng đồng
bằng sông Hồng, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới phương thức
lãnh đạo của đảng bộ xã khu vực này.
Tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề đặt
ra và phương hướng giải quyết (qua các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng), do
Trần Trung Quang làm chủ nhiệm [84]. Nhóm tác giả nghiên cứu làm rõ thực
trạng TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước và những vấn đề đặt ra trong
việc xây dựng TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước qua khảo sát thực tiễn
các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, từ đó, đề ra phương hướng và giải pháp thực
hiện vấn đề này trong trong thời gian tiếp theo.
13
Một số luận án, luận văn:
Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) vùng
đồng bằng sông Hồng của Đỗ Ngọc Ninh [69], Luận án đã phân tích, đánh
giá thực trạng chất lượng TCCSĐ nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông
Hồng và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ vùng này có
tính khả thi.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở
các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay của Cao Xuân Thưởng [93],
Luận án làm rõ những vấn đề cơ bản, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
TCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu; phân tích đánh giá đúng thực
trạng, xác định nguyên nhân, những yêu cầu lớn đặt ra ở các trung đoàn
không quân chiến đấu hiện nay cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của TCCSĐ ở các đơn vị nói trên, từ đó kiến nghị đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở
các trung đoàn không quân chiến đấu;
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng nông thôn
vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước của Nguyễn Đức Ái [1]. Nội dung luận án đã làm rõ một số vấn đề cơ
bản về lý luận và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thôn vùng cao phía
Bắc; Phân tích, đánh giá đúng thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của TCCSĐ được coi là nhân tố cơ bản quyết định thành công của sự nghiệp
CNH, HĐH. Từ đó, đưa ra những giải pháp chủ yếu, đồng bộ, tương đối toàn
diện và có tính thực tiễn cao nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của TCCSĐ ở vùng này;
Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) ở đồng
bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay của Hoàng Mạnh Đoàn [40], Luận án làm rõ
14
chất lượng, nội dung, phương thức vận động giáo dân, những nhân tố tác động
đến công tác vận động giáo dân, thực trạng công tác vận động giáo dân, một số
kinh nghiệm và phương hướng, giải pháp vận động giáo dân của TCCSĐ (cấp
xã) đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Tác giả cũng cho rằng, việc nâng cao hơn nữa
công tác vận động giáo dân của TCCSĐ (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ không chỉ
là yêu cầu cấp bách mà còn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược.
Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sơ đảng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội hiện nay của
Ngô Bích Ngọc [73]. Tác giả làm rõ, thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm
lãnh đạo của TCCSĐ đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong
các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Từ kết quả nghiên cứu,
tác giả đã đề ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo
của TCCSĐ đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các
trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới;
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng đồn
biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam trong thời kỳ mới của Hoàng Văn
Đồng [41], Luận án đã phân tích vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
TCCSĐ đồn biên phòng biên giới phía Bắc nước ta; đánh giá rõ thực trạng
chất lượng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm, đề ra những giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao chất lượng các TCCSĐ đồn biên phòng biên giới phía
Bắc nước ta trong thời kỳ mới.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
ở doanh nghiệp Nhà nước hiện nay của Nguyễn Minh Tuấn [149]. Luận án đã
nghiên cứu, phân tích, làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
TCCSĐ trong doanh nghiệp Nhà nước nói chung và khu vực kinh tế trọng
điểm của các tỉnh phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng; làm
rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với TCCSĐ trong các doanh nghiệp
Nhà nước; phân tích nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những
15
giải pháp thiết yếu góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và ở Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh nói riêng; góp phần nâng cao nhận thức và ý thức xây
dựng Đảng của các TCCSĐ trong doanh nghiệp Nhà nước thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước;
Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng ở các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc
Tập đoàn dầu Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Hà Duy Dĩnh [12],
Luận án đã làm rõ quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng TCCSĐ ở các
đơn vị sản xuất kinh doanh; đánh giá thực trạng, kinh nghiệm và những vấn
đề đang đặt ra; xác định rõ mục tiêu, quan điểm và đưa ra một hệ thống giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng TCCSĐ ở các đơn vị sản xuất kinh doanh
thuộc Tập đoàn dầu Dầu khí Việt Nam.
Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà
nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh Trung Trung bộ giai đoạn hiện nay của
Trương Thị Mỹ Trang [141], Luận án đã phân tích, làm rõ nội dung xây
dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ
phần hóa ở các tỉnh Trung Trung bộ, thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm.
Đồng thời, dự báo những nhân tố tác động, phương hướng xây dựng, củng
cố tổ chức cơ sở đảng và đề ra những giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây
dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ
phần hóa ở các tỉnh Trung Trung bộ đến năm 2020.
Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ thành phố Hà Nội
từ năm 1996 đến năm 2005 của Trần Thị Thu Hằng [47]. Luận án đi sâu phân
tích thực trạng, đặc điểm TCCSĐ của thành phố Hà Nội trước năm 1996; trình
bày những chủ trương chính sách của Đảng, những giải pháp của Đảng bộ
thành phố Hà Nội trong công tác xây dựng TCCSĐ, quá trình thực hiện công
tác xây dựng TCCSĐ của thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2005; đúc
rút một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng TCCSĐ của thành phố Hà
16
Nội, góp phần đổi mới công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ thành phố Hà
Nội nói riêng và một số địa bàn khác;
Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long
hiện nay của Nguyễn Văn Bé Tư [147]. Tác giả luận văn đã bước đầu phân
tích, làm rõ vị trí, vai trò của TCCSĐ nông thôn, từ đó khẳng định việc
nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng,
góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới, đặc
biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Theo tác giả, chất
lượng của TCCSĐ cấp xã là: chất lượng lãnh đạo xây dựng HTCT ở cơ sở
vững mạnh, chống quan liêu, cửa quyền, ức hiếp nhân dân, tham nhũng,
buôn lậu, xa hoa lãng phí; lãnh đạo hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh đã được đảng bộ đề ra và thực hiện có
hiệu quả; thực hiện công tác xây dựng đảng bộ theo quy định của Điều lệ
Đảng. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng của các đảng bộ cấp xã ở
tỉnh Vĩnh Long, xác định nguyên nhân của mặt mạnh, mặt yếu, tác giả đề
xuất một giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng các đảng bộ cấp xã ở
Vĩnh Long;
Nâng cao chất lượng đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay của Phạm Thị La [55]. Tác giả đã bước
đầu làm rõ vị trí, vai trò của đảng bộ cơ sở, từ đó khẳng định việc nâng cao
chất lượng các đảng bộ cơ sở là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, góp
phần bảo đảm thành công của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn hiện
nay. Chất lượng của TCCSĐ chính là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của các đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở đối với việc tiến hành các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đã được nêu ra ở cơ sở,
chống tham nhũng, buôn lậu, xa hoa, lãnh phí và thực hiện có hiệu quả
công tác xây dựng Đảng. Trên cơ sở quan điểm đó, đề xuất một số giải
17
pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng các Đảng bộ xã, thị trấn ở Kim
Sơn trong những năm tiếp theo.
Đảng bộ Hải Dương lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sơ đảng
xã, phường, thị trấn từ năm 1997 đến 2005 (qua khảo sát ở Thành phố Hải
Dương và một số huyện) của Bùi Hữu Hanh [48]. Nội dung luận văn đề cập
đến việc đổi mới nhận thức, chủ trương, biện pháp xây dựng TCCSĐ xã,
phường, thị trấn ở Hải Dương (1997-2000) và quá trình Đảng bộ Hải Dương
vận dụng quan điểm đường lối của Trung ương vào thực tiễn lãnh đạo đổi
mới công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn từ năm (2001-2005),
qua đó rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường,
thị trấn của Đảng bộ Hải Dương.
Ngoài ra, một số công trình, luận án khác đề cập đến công tác xây dựng
Đảng như: Viện Mác - Lênin, Công trình Vấn đề xây dựng Đảng ở một số
vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc hiện nay [157]; Chất lượng tổ
chức cơ sở đảng nông thôn ở tỉnh Sơn La, thực trạng và giải pháp của Phạm
Văn Minh [66]; Chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng (cấp
xã) vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong giai đoạn
hiện nay của Cao Văn Định [39]; Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê
bình ở tổ chức cơ sở đảng trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay của
Trần Văn Bộ [11]; Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ
chức cơ sở đảng nông thôn tỉnh Long An hiện nay của Nguyễn Văn Dũng
[42]; Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực thi quyền lực của
nhân dân ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long của Lê Tiến Lập [57]; Nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các loại hình tổ chức cơ sở đảng
xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam - thực trạng và giải pháp …
Các bài viết đăng trên tạp chí: Đồng Nai nâng cao vai trò tổ chức cơ sở
đảng trong vùng đồng bào theo đạo Thiên Chúa, của Phan Thanh Kiều [54];
Công tác quần chúng của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn trong thời kỳ hiện nay
18
của Nguyễn Văn Biều [7]; Xây dựng củng cố tổ chức cơ sở đảng ở Quảng Nam thực trạng và giải pháp của Nguyễn Văn Nam [68]; Đảng bộ phường Vĩnh Ninh
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, phát huy vai trò hạt nhân chính trị
của Thành Lâm [56]; Để nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức
cơ sở đảng ở Tây Nguyên, của Phạm Quang Vinh [159]; Đảng bộ thành phố Nam
Định xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên của Nguyễn Khắc Hưng
[50]; Để nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
của Lê Ngọc Thắng [90]; Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở
Hà Nội của Nguyễn Công Soái [86]; Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của các đảng bộ xã ở tỉnh Phú Yên của Nguyễn Thành Sơn [87]; Đổi
mới phương thức lãnh đạo của đảng bộ xã ở huyện Châu Thành, An Giang của
Nguyễn Thị Hai [46]; Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở
Phú Thọ của Ngô Đức Vượng [160]; Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vùng
đồng bằng dân tộc Khmer ở Sóc Trăng, của Lê Thành Quân…
Các công trình trên đã khảo sát về xây dựng TCCSĐ ở các địa phương
khác nhau, đề ra các phương hướng giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của TCCSĐ trên mọi phương diện.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến tổ chức cơ
sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
So với các công trình nghiên cứu về TCCSĐ nói chung và nghiên
cứu về TCCSĐ địa phương, vùng miền, nghiên cứu TCCSĐ trên địa bàn
Hưng Yên còn hạn chế. Liên quan đến nội dung đề tài luận án, trước hết có
thể kể đến là công trình: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, tập 3 (19752005) [16]. Cuốn sách trình bày khá chi tiết quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên quán triệt quan điểm, đường lối chỉ thị của Đảng vào điều kiện cụ thể
của địa phương trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, KT-XH
suốt 30 năm từ 1975 đến 2005. Trong điều kiện đất nước vừa mới hòa bình,
thống nhất còn rất nhiều khó khăn, cũng như qua 20 năm thực hiện đường
19
lối đổi mới của Đảng, bên cạnh các công tác khác, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
chú trọng công tác xây dựng TCCSĐ và đã thu được những kết quả to lớn,
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ địa phương.
Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn tỉnh Hưng Yên trong
những năm 1997-2005 của Nguyễn Thị Thu Hương [51]. Tác giả khái quát tình
hình KT-XH nông thôn tỉnh Hưng Yên, thực trạng TCCSĐ những năm đầu tái
thành lập tỉnh; trình bày những chủ trương lớn của công tác xây dựng TCCSĐ,
quá trình chỉ đạo công tác xây dựng TCCSĐ ở nông thôn Hưng Yên (1997 2000) và đẩy mạnh xây dựng TCCSĐ (2001-2005). Tác giả phân tích, khách
quan khoa học thực trạng công tác lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở nông thôn tỉnh
Hưng Yên, từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng TCCSĐ
của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên;
Công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997
đến năm 2010 của Nguyễn Thị Thấm [81]. Nội dung luận văn trình bày
những chủ trương của Đảng trong công tác phát triển đảng viên; phân tích quá
trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo thực hiện công tác phát triển đảng viên;
từ những kết quả đạt được của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong 10 năm từ 2001
đến 2010, tác giả nêu rõ những thành tựu, hạn chế, từ đó rút ra các kinh
nghiệm trong công tác phát triển đảng viên.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng - Nhân tố then
chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Đức Nhuận [74]. Tác giả cho
rằng, trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương (khóa X) về
“Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất
lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, các nghị quyết của Tỉnh ủy về công tác
xây dựng Đảng, công tác xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của TCCSĐ trong toàn tỉnh Hưng Yên nói chung và TCCSĐ