ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------
NGUYỄN THỊ QUỲNH
TRI THỨC DÂN GIAN TRONG CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI MƢỜNG TẠI
XÃ MINH HÒA, HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH DÂN TỘC HỌC
MÃ SỐ: 60 2270
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÂM BÁ NAM
HÀ NỘI 2014
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .......................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi và địa bàn nghiên cứu ...................................... 5
5. Đóng góp của luận văn............................................................................ 5
6. Bố cục của luận văn................................................................................. 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT, TỘC NGƢỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................ 7
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu về tri thức dân gian liên quan đến người Mường... 7
1.1.2. Những nghiên cứu về nhân học y tế vùng dân tộc thiểu số 10
1.2. Các khái niệm và khung lý thuyết .................................................... 11
1.2.1. Khái niệm cơ bản ................................................................... 11
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu và ngƣời Mƣờng ............................. 11
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................. 11
1.3.2. Tên gọi, nguồn gốc tộc người và dân số ............................... 11
1.3.3. Khái quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội người Mường ... 11
Tiểu kết chƣơng 1:..................................................................................... 11
CHƢƠNG 2. TRI THỨC DÂN GIAN VỀ ỐM ĐAU VÀ CÁC NGUỒN
DƢỢC LIỆU .............................................................................................. 11
2.1. Quan niệm về nguyên nhân gây ốm đau .......................................... 11
2.2. Quan niệm về nghề thuốc và truyền nghề ....................................... 11
2.3. Các nguồn dƣợc liệu........................................................................... 11
2.3.1. Dược liệu có nguồn gốc thực vật .......................................... 11
2.3.2. Dược liệu có nguồn gốc động vật và nguồn dược liệu khác 11
Tiểu kết chƣơng 2:..................................................................................... 11
CHƢƠNG 3. TRI THỨC DÂN GIAN VỀ PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH
CỦA NGƢỜI MƢỜNG ............................................................................ 11
3.1.Phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam............................................... 11
3.1.1. Cách thu hái, trồng, chế biến và bảo quản thuốc ................ 11
3.1.2. Các tín ngưỡng liên quan đến nghề thuốc ........................... 11
3.2. Chữa bệnh bằng cúng bái .................................................................. 11
3.3.Một số cách chữa bệnh bằng mẹo, hèm, mằn. .................................. 11
3.4. Ăn uống cũng nhƣ một phƣơng pháp phòng và chữa bệnh........... 11
3.5.Chăm sóc phụ nữ có thai và trẻ em: .................................................. 11
CHƢƠNG 4. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRI THỨC DÂN GIAN TRONG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI MƢỜNG HIỆN NAY. ......... 11
4.1. Những biến đổi của tri thức dân gian trong giai đoạn hiện nay.... 11
4.2. Đông tây y kết hợp ............................................................................. 11
4.2.1. Khái quát quá trình thành lập và phát triển của cơ sở Tây y .... 11
4.2.2. Phản ứng của người dân với hệ thống chăm sóc sức khỏe
Tây y ............................................................................................................ 11
4.3. Bảo tồn tri thức dân gian. .................................................................. 11
Tiểu kết chƣơng 4:..................................................................................... 11
KẾT LUẬN ................................................................................................ 11
PHỤ LỤC........................................................................................................ 106
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “ Tri thức dân gian trong chăm sóc sức khỏe
của người Mường tại xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” là công
trình nghiên cứu nghiêm túc của riêng tôi, từ kết quả điền dã dân tộc học
của bản thân và có tham khảo của các tài liệu khác đƣợc trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, tháng 09 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Quỳnh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSSK: Chăm sóc sức khỏe
CB: Chủ biên
DTTS: Dân tộc thiểu số
DTH: Dân tộc học
ĐCB: Đồng chủ biên
ĐHKHXH&NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
H: Hà Nội
KHXH: Khoa học Xã hội
NXB: Nhà xuất bản
PGS: Phó giáo sƣ
QĐ: Quyết định
TS: Tiến sĩ
TYT: Trạm y tế
TC. DTH: Tạp chí Dân tộc học
TTg: Thủ tƣớng
Tr: Trang
UBND: Ủy ban nhân dân
YHCT: Y học cổ truyền
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành cuốn luận văn này tôi muốn đƣợc gửi lời
cảm ơn chân thành tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu. Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS Lâm Bá Nam, thầy đã hƣớng dẫn tận tình từ khi hình thành ý
tƣởng, triển khai thu thập tài liệu và viết kết quả nghiên cứu thành bản
hoàn chỉnh. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Lịch
sử, Bộ môn Nhân học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội nơi đã dạy tôi những tri thức khoa học từ khi tôi là
sinh viên và tạo điều kiện cho tôi bảo vệ đề tài. Và cuối cùng là gia đình và
bạn bè chính là nguồn động viên tinh thần quan trọng giúp tôi hoàn thành
Luận văn này.
Tôi sẽ luôn ghi nhớ và cảm kích trƣớc tất cả sự giúp đỡ của mọi ngƣời
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu sau này.
Nguyễn Thị Quỳnh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, thế giới của chúng ta đang trải qua những lo lắng về sự suy
thoái môi trƣờng nhƣ đất đai cằn cỗi, nguồn nƣớc cạn kiệt, thêm đói nghèo,
dịch bệnh. Một tƣơng lai ảm đạm đƣợc cảnh báo từ các các nhà khoa học,
cơ quan nhà nƣớc, tổ chức phi chính phủ. Hiện thực đó đã giúp cho chúng
ta nhìn lại lịch sử và nhận ra tầm quan trọng của những tri thức truyền
thống, tri thức dân gian với thế giới quan và văn hoá của các tộc ngƣời
trong mối quan hệ hài hoà, thân thiện với môi trƣờng. Các cƣ dân của các
tộc ngƣời dân tộc thiểu số lúc này đƣợc xem nhƣ là những nhà sinh thái
học thực sự với những hiểu biết sâu sắc về môi trƣờng, những quan niệm,
niềm tin và cách họ bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Dù hiện tại hay quá khứ và tƣơng lai, sức khỏe là một trong những yếu
tố ảnh hƣởng quan trọng đến quá trình phát triển của một cộng đồng tộc
ngƣời. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, vấn đề chăm sóc sức
khỏe (CSSK) của các tộc ngƣời thiểu số trở thành vấn đề hàng đầu trong
chiến lƣợc về chƣơng trình y tế quốc gia ở Việt Nam. Ngày 19/3/2010,
Chính phủ đã ký Quyết định số 35/2010/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2010-2015”, ƣu tiên đầu
tƣ cho vùng nghèo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa về các hoạt động y tế dự
phòng, y học cổ truyền, các hoạt động CSSK ban đầu tại y tế cơ sở,…. Tuy
nhiên, do nhiều yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn và mức độ sử dụng
các dịch vụ y tế của ngƣời nghèo, của các tộc ngƣời thiểu số, nên thực
trạng chất lƣợng khám chữa bệnh của vùng tộc ngƣời thiểu số vẫn đang tồn
tại nhiều vấn đề. Sức khỏe của con ngƣời không còn là vấn đề riêng của
ngành y tế mà đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực, trong
đó có nhân học. Trƣớc những vấn đề trên, các nhà nhân học sẽ tìm hiểu
cảm nhận của đối tƣợng nghiên cứu về thân thể, sức khoẻ và bệnh tật của
họ cũng nhƣ các hành động của họ liên quan đến các vấn đề này. Không
1
nhƣ các y, bác sĩ, các nhà nhân học y tế không nhất thiết phải hiểu biết
chuyên ngành y, mà đƣợc đào tạo để biết cách áp dụng khoa học xã hội vào
việc giúp hiểu rõ hơn về các vấn đề sức khoẻ của mọi ngƣời cũng nhƣ về
cách thức mọi ngƣời tiếp nhận và xử trí các vấn đề sức khoẻ của họ.
Để CSSK tốt cho cộng đồng các tộc ngƣời thiểu số, chúng ta không chỉ
chú trọng trong việc đầu tƣ về phƣơng thức khám chữa bệnh của y học hiện
đại mà vấn đề quan trọng cần phải lƣu ý là những vấn đề văn hóa, quan
niệm, ứng xử cũng nhƣ kho tàng tri thức dân gian phong phú trong CSSK
của chính họ.
Xã Minh Hòa là xã miền núi khó khăn của huyện Yên Lập, tỉnh Phú
Thọ, nơi đây có 90% ngƣời Mƣờng sinh sống. Tại xã còn lƣu giữ nhiều nét
đẹp văn hóa của dân tộc. Các hoạt động động chăm sóc sức khỏe từ tri thức
dân gian diễn ra thƣờng xuyên trong đời sống đồng bào Mƣờng. Đó chính
là lý do khiến cho tôi, quyết định lựa chọn đề tài: “Tri thức dân gian trong
chăm sóc sức khỏe người Mường tại xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh
Phú Thọ” làm luận văn Thạc sĩ ngành Dân tộc học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phác họa bức tranh tri thức dân gian của ngƣời Mƣờng trong việc chăm
sóc sức khỏe trong truyền thống. Những kiến thức của dân gian về chăm
sóc thông qua tìm hiểu sự liên quan giữa những yếu tố môi trƣờng sinh thái
với sức khỏe và bệnh tật. Tìm hiểu niềm tin, hiểu biết của ngƣời dân đối
với bệnh tật trên nền tảng văn hóa của họ. Những biến đổi của tri thức dân
gian, sự lồng ghép các mô hình chữa trị trong giai đoạn hiện nay.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Ngành Dân tộc học là một trong những ngành thuộc lĩnh vực khoa học
xã hội và nhân văn với đặc thù là nghiên cứu thực địa. Phƣơng pháp điền
dã dân tộc học đƣợc đặt lên hàng đầu và là phƣơng pháp chủ yếu của luận
văn. Nội dung của phƣơng pháp này bao gồm các thao tác công cụ cơ bản
sau:
2
Quan sát tham gia: Là thao tác đƣợc áp dụng trong suốt quá trình điền
dã tại địa bàn nghiên cứu. Đó là sự tiếp cận với ngƣời dân, tôi vừa quan sát
và tham gia vào nhiều hoạt động sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Mƣờng
tại địa phƣơng. Với lợi thế là ngƣời đƣợc sinh ra tại chính nơi đó, những
ngƣời trong gia đình, họ hàng tham gia lấy thuốc, làm thầy cúng…nên tôi
cũng nhiều thuận lợi trong quá trình tham dự vào cộng đồng. Qua đó, có
thể hiểu biết về cuộc sống của họ và cá nhân tôi có thể thu thập đƣợc thông
tin hữu ích có tác dụng cho quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, những kiến
thức liên quan đến y học dân gian, bí quyết có từ ngàn đời nay của đồng
bào. Trong quá trình điền dã, tôi có sử dụng thao tác quan sát để đánh giá
sơ bộ các điều kiện tự nhiên (nhƣ đất đai và rừng), địa bàn cƣ trú để có cái
nhìn khái quát về tri thức dân gian nằm trong phức hệ văn hóa – xã hội.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phƣơng pháp mang lại nhiều kết
quả trong quá trình tôi làm luận văn. Tôi lựa chọn trao đổi với những ngƣời
am hiểu về văn hóa, xã hội Mƣờng ở Minh Hòa nói chung và tri thức dân
gian nói riêng. Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn theo “life story - câu
chuyện cuộc đời”, hồi cố về cuộc đời các thầy thuốc Nam, các thầy lang,
thầy cúng, thầy mo, bà đỡ đẻ... Nội dung phỏng vấn đƣợc chuẩn bị trƣớc
với những câu hỏi có liên quan các thông tin phòng và chữa bệnh nhƣ lấy
thuốc, nghề thuốc, dành nhiều quyền chủ động cho nguời trả lời. Thông
thƣờng ban đầu tôi để cho ngƣời trả lời kể một cách khái quát về cuộc đời
họ với các sự kiện. Họ hoàn toàn có thể không theo thứ tự thời gian. Tôi
xin phép ghi âm lại và đồng thời ghi chép vào sổ những từ ngữ quan trọng.
Để thu thập thông tin toàn diện có hệ thống về các vấn đề nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp đƣợc tôi sử dụng. Phƣơng pháp này
phù hợp cho nghiên cứu các hiện tƣợng trong thực tế và đảm bảo tính tin
cậy cao để trả lời câu hỏi nhƣ thế nào và tại sao. Trong đó vừa bao gồm mô
tả vừa bao gồm nghiên cứu theo dữ liệu theo chuỗi thời gian hoặc so sánh
hiện tƣợng trƣớc thay đổi. Trong luận văn này, tôi khái quát thành hai
3
trƣờng hợp điển hình thầy thuốc nam và thầy cúng. Trong quá trình phỏng
vấn điều thú vị tôi nhận ra là: Những câu chuyện là do họ kể và chính bản
thân họ không nắm đƣợc những ý nghĩa của nó, những ý nghĩa là chính
những nhà nghiên cứu nhận ra.Tôi nhận thấy đây là một phƣơng pháp cực
hiệu quả khi ta có cái nhìn thông suốt theo chiều dọc thời gian và mang lại
nguồn tƣ liệu quan trọng bổ ích. Nhìn chung phƣơng pháp nghiên cứu của
tôi gói gọn: Quan sát con ngƣời, lắng nghe một câu chuyện, tìm hiểu tƣ
liệu, ghi chép và rút ra suy ngẫm
Ngoài ra trong luận văn còn có sử dụng phƣơng pháp Phương pháp liên
ngành: Kết hợp với các phƣơng pháp phân loại trong nghiên cứu y học. Mô
tả liệt kê các cách chữa bệnh và tính năng của từng loại thuốc.
Để hoàn hoàn thành đƣợc luận văn, tôi tiến hành xây dựng các bƣớc
trong nghiên cứu để có thể thu thập đƣợc tài liệu. Quá trình tích lũy tài liệu
đƣợc chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn một là kế thừa những nghiên cứu
từ sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo, luận án, luận văn, khóa luận v.v.) đã
đƣợc các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhiều lĩnh vực, nhiều thế hệ cả
ngƣời Việt Nam và nƣớc ngoài đã công bố về ngƣời Mƣờng nói chung,
trong đó tập trung nhiều là các tài liệu về văn hóa Mƣờng và các tri thức
dân gian của nhiều dân tộc Việt Nam. Giai đoạn hai là tài liệu từ quá trình
điền dã dân tộc học tại địa bàn nghiên cứu. Quá trình điền dã của tôi ở địa
bàn nghiên cứu đƣợc chia thành nhiều đợt trong hai năm 2013 và 2014,
mỗi đợt kéo dài từ 5 ngày đến 1 tuần. Tôi thƣờng có mặt ở địa bàn những
dịp nhƣ Tết Nguyên đán, Lễ Hạ điền, Lễ mở cửa rừng, hay Tết Đoan Ngọ,
Lễ Vu Lan, những đợt sinh hoạt cộng đồng lớn của xã để có thể thấy đƣợc
bức tranh toàn cảnh và nắm bắt đƣợc những thông tin liên quan trực tiếp
đến đề tài. Do vậy tôi đã có một quãng thời gian dài sống cùng với ngƣời
dân, tham gia vào các hoạt động hàng ngày tại nhiều hộ gia đình ở các thôn
và đặc biệt là tôi đƣợc trực tiếp tham gia, theo dõi nhiều công đoạn của lấy
thuốc chữa bệnh nhƣ đi hái thuốc, phơi, chặt, trồng cây thuốc. Từ đó, tôi
4
triển khai nhiều cuộc phỏng vấn sâu, trao đổi, trò chuyện với nhiều ngƣời
dân.
4. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Những quan niệm, kiến thức, những ứng xử của
ngƣời dân trong việc chăm sóc sức khỏe.
Phạm vi nghiên cứu: Tri thức dân gian truyền thống (tính từ năm 1965
trở về trƣớc, đƣợc trình bày trong các chƣơng 2, 3). Ngoài ra, nghiên cứu
những biến đổi về tri thức dân gian trong xã hội hiện đại (chƣơng 4 tính từ
1965 trở lại đây).
Sở dĩ tác giả chọn năm 1965 là mốc phân định là vì năm đó Trạm Y tế
xã Minh Hòa đƣợc thành lập. Tuy thời gian đầu, các cơ sở vật chất và trang
thiết bị phục vụ cho công tác khám, chuẩn đoán, điều trị bệnh còn rất sơ
khai. Nhƣng sự xuất hiện các cơ sở hệ thống y học hiện đại: Trạm xá, thuốc
Tây đã có nhiều tác động đến nhận thức, hành vi của ngƣời dân nơi đây.
Địa bàn: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong cộng đồng ngƣời Mƣờng tại
xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
5. Đóng góp của luận văn.
Với nghiên cứu này tác giả hy vọng cung cấp nguồn tƣ liệu điền dã mới
về tri thức dân gian của ngƣời Mƣờng, qua đó thấy đƣợc một phần bản sắc
văn hóa của Dân tộc Mƣờng.
Luận văn khái quát về những kiến thức, quan niệm và ứng xử của ngƣời
dân liên quan đến ốm đau, bệnh tật và đặt ra một số vấn đề đối với CSSK
cho ngƣời dân vùng DTTS miền núi trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Để
từ đó có những chính sách bảo tồn, phát huy nền y học dân gian, đóng góp
nhiều hơn nữa vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho ngƣời dân.
5
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Luận văn
đƣợc cấu trúc thành 4 chƣơng. Trong đó:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tộc ngƣời và
địa bàn nghiên cứu.
Chƣơng 2 : Tri thức dân gian về ốm đau và các nguồn dƣợc liệu.
Chƣơng 3: Tri thức dân gian về phòng và chữa bệnh của ngƣời Mƣờng
Chƣơng 4: Những biến đổi tri thức dân gian trong chăm sóc sức khỏe của
ngƣời Mƣờng hiện nay
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
TỘC NGƢỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về tri thức dân gian liên quan đến người
Mường
Cũng nhƣ các dân tộc khác trên dải đất Việt Nam, ngƣời Mƣờng đã tích luỹ
cho mình những hiểu biết, kinh nghiệm về sử dụng, bảo tồn nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú một cách phù hợp với điều kiện địa bàn cƣ
trú của mình.Theo GS Ngô Đức Thịnh nếu coi công trình Những ghi chép
về người Mường ở tỉnh Sơn Tây của J.N.Chéon công bố vào năm 1905 là
công trình nghiên cứu đầu tiên về ngƣời Mƣờng thì cho đến nay đã có dƣ
một thế kỷ nghiên cứu về tộc ngƣời này [76, tr.64 - 65]. Có rất nhiều công
trình nghiên cứu về ngƣời Mƣờng, tuy nhiên liên quan trực tiếp tri thức dân
gian, tri thức địa phƣơng đáng chú ý là tác phẩm nổi tiếng Người Mường
của Jean Cuisinier. Trong đó, tác giả đã có những so sánh cụ thể giữa ngƣời
Mƣờng ở Hòa Bình với ngƣời Mƣờng ở Thanh Hóa để tìm ra những nét
riêng và những điểm chung trong các hoạt động kinh tế săn bắt và đánh
cá.v.v…Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu những hoạt động sản xuất
nông nghiệp, săn bắn và đánh cá. Tuy chƣa đầy đủ và hệ thống nhƣng dù
sao công trình cũng đã cung cấp những tƣ liệu quan trọng liên quan trực
tiếp đến tri thức địa phƣơng của ngƣời Mƣờng trong việc sử dụng và quản
lý tài nguyên thiên nhiên [45].
Những công trình nghiên cứu tiếp theo đƣợc công bố trong các cuốn
sách, kỷ yếu hội thảo, tạp chí, luận án, luận văn nhƣ: Góp phần nghiên cứu
văn hóa và tộc người của Nguyễn Từ Chi [17]; Gia đình và hôn nhân của
dân tộc Mường ở Phú Thọ của Nguyễn Ngọc Thanh [66]; Người Mường ở
7
Tân Lạc Hòa Bình của Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Ngọc Thanh (cb)
[58]; Tri thức địa phương của người Mường trong sử dụng và quản lý tài
nguyên thiên nhiên của Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Hồng Thu (cb) [67]; Tri
thức địa phương trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên của người Mường của Mai Văn Tùng [84. 85]; Tri thức dân gian
Mường trong ứng xử với môi trường tự nhiên của Trịnh Hồng Lệ [52]; Tri
thức địa phương trong quản lý và sử dụng đất của người Mường của
Nguyễn Thị Thu [74]…
Trong cuốn Người Mường ở Tân Lạc tỉnh Hòa Bình các tác giả cho thấy
bức tranh kinh tế ngƣời Mƣờng thông qua trồng trọt (bằng canh tác lúa
nƣớc, canh tác nƣơng rẫy), chăn nuôi, các nghề thủ công, săn bắn, đánh cá
của ngƣời Mƣờng ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Trong trồng trọt, các
tác giả đã làm rõ đƣợc hình thức canh tác và những kinh nghiệm trong sản
xuất nông nghiệp thông qua hệ thống thủy lợi (mƣơng, phai, hanh, tạng),
các kỹ thuật làm đất ruộng, đất gieo mạ và những canh tác nƣơng rẫy thông
qua những tri thức chọn đất, phát nƣơng, chọc lỗ tra hạt cũng nhƣ công
việc chăm bón và bảo vệ nƣơng chống muông thú phá hoại. Các tác giả đã
khái quát đƣợc những tri thức trong hái lƣợm, săn bắt và đánh cá thông qua
những kinh nghiệm cụ thể nhƣ việc ngƣời Mƣờng năm vững chu kỳ sinh
trƣởng và phát triển của nhiều loại cây trong rừng, các dụng cụ đánh bắt cá,
các hình thức đánh cá tập thể và cá nhân, các hình thức săn bắn tập thể và
cá nhân. Theo các tác giả, bên cạnh hoạt động kinh tế trồng trọt thì hái
lƣợm, săn bắn và đánh cá đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế [58].
Trong cuốn Tri thức địa phương của người Mường trong sử dụng và
quản lý tài nguyên thiên nhiên của hai tác giả Nguyễn Ngọc Thanh (cb),
Trần Hồng Thu [67] đã tập trung nghiên cứu công phu có hệ thống, sử
dụng phƣơng pháp điều tra thực địa, thảo luận, phỏng vấn…để thu thập
thông tin. Cuốn sách là sự nghiên cứu mang tính tổng hợp và có sự so sánh
về 3 khu vực ngƣời Mƣờng tiêu biểu khác nhau của nƣớc ta: Vùng Mƣờng
8
Cẩm Thủy - Thanh Hoá, Tân Lạc - Hoà Bình, Thanh Sơn – Phú Thọ, cung
cấp những tri thức địa phƣơng của đồng bào Mƣờng về sử dụng và quản lý
tài nguyên thiên nhiên truyền thống cũng nhƣ hiện nay. Các tác giả đã tập
trung làm rõ các vấn đề tri thức địa phƣơng trong sử dụng và quản lý tài
nguyên đất, nƣớc, rừng. Đây là công trình tập trung nhiều về ngƣời Mƣờng
ở Thanh Sơn, Phú Thọ có nhiều nét tƣơng đồng với luận văn tôi cũng về
ngƣời Mƣờng ở huyện miền núi khác của tỉnh Phú Thọ.
Một nghiên cứu ngƣời Mƣờng Thanh Sơn khác là tác giả Nguyễn Thị
Thu đã tập trung nghiên cứu tri thức địa phƣơng của ngƣời Mƣờng trong
việc quản lý và sử dụng đất ở một xóm cụ thể của ngƣời Mƣờng (xóm Dẹ
2, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ). Luận văn này đã góp
phần tìm hiểu những tri thức địa phƣơng trong quản lý và canh tác ruộng
nƣớc. Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu tri thức địa phƣơng trong quản
lý đất đồi rừng; những tri thức trong canh tác vƣờn và đồi rừng nhƣ tri thức
làm đất, gieo trồng, chăm sóc thu hoạch và chọn giống cây trồng [74].
Luận án Tiến sĩ của Vũ Trƣờng Giang về tri thức bản địa của ngƣời Thái
miền núi Nghệ An [27] dành chƣơng 3 về y học dân gian và chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, tác giả khái quát đầy đủ và chi tiết các nguồn dƣợc liệu,
liệt kê các bài thuốc và những bài cúng để phòng và chữa bệnh cho ngƣời
dân.
Tóm lại, tổng quan nghiên cứu về tri thức dân gian, tri thức địa phƣơng
của ngƣời Mƣờng chủ yếu ở 3 tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và Phú Thọ. Các
tác giả mới chỉ tập trung khai thác về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên nói chung. Riêng tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe các
tác giả mới chỉ đề cập một phần nhỏ trong phần khai thác các nguồn lợi từ
rừng, từ hai nguồn dƣợc liệu nguồn gốc thực vật và động vật. Vì vậy, cần
phải có một nghiên cứu riêng về tri thức dân gian không chỉ tập trung việc
khai thác các nguồn lợi tự nhiên làm dƣợc liệu mà còn đề cập đến các khía
9
cạnh phòng và chữa bệnh trong dân gian thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
của ngƣời Mƣờng.
1.1.2. Những nghiên cứu về nhân học y tế vùng dân tộc thiểu số
Thời gian gần đây, không ít công trình nghiên cứu, bài viết liên quan
đến CSSK vùng DTTS dƣới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó nhiều nhà
nghiên cứu thƣờng nhắc đến các thuật ngữ nhƣ, tri thức bản địa trong
CSSK, hành vi tìm kiếm sức khỏe, nhân học y tế, xã hội học y tế…
Chủ đề chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ sơ sinh đƣợc đề cập
nhiều: Trần Minh Hằng, Chăm sóc thai sản của người Dao Yên Bái [35].
Đào Huy Khuê [49], Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và sản phụ ở một số
tộc người Tây Bắc. Đoàn Kim Thắng, Sức khỏe và sử dụng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản của các dân tộc thiểu số Việt Nam [71], tác giả nhấn
mạnh đến chất lƣợng dịch vụ y tế yếu kém, kinh tế gia đình khó khăn nên
lựa chọn việc sử dụng mô hình chữa bệnh. Hoàng Thị Lê Thảo với Quan
niệm truyền thống của người Nùng trong chăm sóc sức khỏe đăng trên Tạp
chí DTH và Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học [69.70]. Tác giả sử dụng cách
tiếp cận văn hóa và lý thuyết sự lựa chọn duy lý vào phân tích hành vi. Tác
giả mô tả kỹ lƣỡng về biến đổi trong quan niệm, định nghĩa bệnh tật, quá
trình chữa bệnh đồng thời áp dụng lý thuyết sự lựa chọn duy lý vào phân
tích hành vi.
Sử dụng cách tiếp cận y dƣợc học tộc ngƣời Tiến sĩ Trần Hồng Hạnh
với hai nghiên cứu Tri thức địa phương trong sử dụng thuốc Nam của
người Dao Đỏ (Nghiên cứu ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) [33]
và Luận văn Thạc sĩ về y học cổ truyền của ngƣời Dao Quần Chẹt xã Tu
Lý, Đà Bắc, Hòa Bình [32]. Tác giả Nguyễn Bảo Đồng [22. 23.24. 25] với
nhiều bài viết với cách tiếp cận tƣơng tự với nhiều bài nhƣ: Y học cổ truyền
trong chăm sóc sức khỏe người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây,
Tri thức về y học dân tộc và những giá trị văn hóa, nhấn mạnh việc sử
dụng thuốc Nam trong chữa trị bệnh tật là do yếu tố kinh tế.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vi Văn An (2008). Tri thức dân gian của người Thái trong sử dụng và
bảo vệ tài nguyên nước. Tạp chí Dân tộc học số 1, tr 15-24.
2. Vƣơng Anh (1997). Mo - sử thi dân tộc Mường. NXB Văn hóa Dân tộc,
Hà Nội.
3. Toan Ánh (1992). Nếp cũ con người Việt Nam. NXB TP. Hồ Chí Minh
4. Toan Ánh (2005). Tín ngưỡng Việt Nam (quyển hạ). NXB Trẻ, Tp. Hồ
Chí Minh
5. Ban bí thƣ TW Đảng (2008). Chỉ thị 24 - CT/TW, ngày 4/7/2008 về
Phát triển nền Đông y và Hội đông y Việt Nam trong tình hình mới.
6. Bộ Y tế (2007). Tài liệu hội nghị dược liệu toàn quốc lần thứ hai: Phát
triển dược liệu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 tháng 10/2007. NXB
Khoa học và Kỹ thuật
7. Ban chấp hành đảng bộ xã Minh Hòa, huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ
(1987) Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Minh
Hòa. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phú xuất bản
8. Lò Ngọc Biên, Bùi Quốc Khánh (đcb) (2008). Tập quán quản lý và khai
thác rừng, đất rừng, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè - Lai
Châu. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội
9. Hoàng Hữu Bình (1998). Tri thức địa phương và vấn đề phát triển bền
vững miền núi Việt Nam.Tạp chí Dân tộc học số 2.
10. Hoàng Hữu Bình (2003). Vấn để quản lí, sử dụng, bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên ở các dân tộc thiểu số Việt Nam, in trong “Dân
tộc học Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI”. NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội
11
11. Trần Bình (1999). Tri thức địa phương, tiềm lực phát triển đất
nước.Báo Nhân dân ra ngày 24/08.
12. Phan Kế Bính (2005). Việt Nam phong tục. NXB Văn học Hà Nội
13. Hoàng Cầm. Nguyễn Trƣờng Giang (2013). Đa dạng văn hóa – bài học
từ những câu chuyện. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
14. Lê Trọng Cúc (1996). Vai trò của tri thức địa phương đối với phát triển
bền vững vùng cao, in trong: Nông nghiệp trên đất dốc – những thách
thức và tiềm năng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
15. Lê Trọng Cúc (2002). Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
16. Võ Văn Chi (1997). Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam. NXB Y Học, Hà Nội.
17. Nguyễn Từ Chi (2003). Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người. NXB
Văn hóa Dân tộc, tủ sách Văn hóa học, Hà Nội.
18. Lâm Minh Châu (2007). Tri thức địa phương của người Thái về sử dụng
và quản lý tài nguyên thiên nhiên (Nghiên cứu trường hợp ở xã Huy Hạ,
huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), Tạp chí Dân tộc học, Số 5 (149), tr. 65-73
19. Nguyễn Anh Dũng (2009). Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói
giảm nghèo với đời sống kinh tế - xã hội của người Mường ở tỉnh Phú
Thọ. Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội.
20. Phạm Đức Dƣơng (và tập thể) (2002). Kiến thức bản địa về khai thác, sử
dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của
người Thái Đen tại bản Pọng, xã Hua La, Thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La,
trang 230- 240 in trong: Văn hóa và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn
ngữ Thái Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
21. Nguyễn Đức Đoàn(cb) (1994). Hướng dẫn sử dụng các cây thuốc gia
đình xoa bóp, day ấn tự chữa bệnh tại cộng đồng, NXB Y học, Hà Nội.
12
22. Nguyễn Bảo Đồng (2005). Tri thức bản địa về y học cổ truyền trong
chăm sóc sức khỏe của người Mường xã Phú Mãn tỉnh Hà Tây. Báo cáo
tại Hội thảo: Tri thức bản địa, Ba Vì, ngày 27 – 28/8/2005.
23. Nguyễn Bảo Đồng (2006). Một số vấn đề về chăm sóc sức khoẻ của
người Mường và người Dao xã Xuân An, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Tạp chí Dân tộc học số 5, tr 20 -24.
24. Nguyễn Bảo Đồng (2005). Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe
người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây in trong Kỷ yếu Thông
báo Dân tộc học Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
25. Nguyễn Bảo Đồng (2010). Tri thức về y học dân tộc và những giá trị
văn hóa. Tạp chí Dân tộc và Thời đại số 135-136.
26. Lê Trần Đức (1996). Trồng hái và dùng cây thuốc, tập II. NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
27. Vũ Trƣờng Giang (2009). Tri thức bản địa của người Thái ở miền núi
Thanh Hóa. Luận án Tiến sỹ, chuyên ngành Dân tộc học, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
28. Vũ Trƣờng Giang (2007). Về tri thức bản địa và phát triển. Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10, tr 63-67
29. Vũ Trƣờng Giang (2008). Tri thức bản địa về thuốc nam của người Thái
miền núi Thanh Hóa, nghiên cứu tại xã Yên Khương, huyện Lang Chánh,
Tạp chí Dân tộc học số 1, tr 38 – 51.
30. Nguyễn Thị Thu Hà (2008). Tri thức bản địa – những bước thăng trầm.
Báo cáo hội thảo Vai trò của tri thức bản địa trong việc gìn giữ và bảo
vệ môi trường ở các cộng đồng dân tộc thiểu số, Ninh Thuận, 19 20/3/2008.
13
31. Trần Hồng Hạnh (2005). Tri thức địa phương - sự tiếp cận lý thuyết. Tạp
chí Dân tộc học số 1, tr 23 – 33.
32. Trần Hồng Hạnh (2000). Y học cổ truyền của người Dao quần Chẹt ở
xóm Mạ xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sĩ Lịch
sử, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Hà Nội.
33. Trần Hồng Hạnh (2002). Tri thức địa phương trong sử dụng thuốc Nam
của người Dao Đỏ (Nghiên cứu ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào
Cai). Tạp chí Dân tộc học, số 5.
34. Bế Văn Hậu (2001). Những yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới thực
trạng chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở miền núi hiện nay (Qua nghiên
cứu so sánh trƣờng hợp hai xã Hiền Lƣơng, Hòa Bình và Chiềng Ngàm,
Sơn La). Tạp chí Dân tộc học, số 1.
35. Trần Minh Hằng (2000). Chăm sóc thai sản của người Dao Yên Bái. Tạp
chí Dân tộc học, số 2.
36. Vũ Thanh Hiền (2004). Tri thức địa phương của người Mường trong sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường (qua nghiên cứu ở huyện Kim Bôi,
tỉnh Hoà Bình”. Khoá luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Nhân học,
Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
37. Diệp Đình Hoa (1998). Dân tộc H’Mông và thế giới thực vật. NXB Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội.
38. Đặng Thị Hoa (2006). Nghiên cứu nhân học y tế ở vùng Dân tộc thiểu số
nước ta, in trong Thông báo dân tộc học năm 2004. NXB KHXH Hà
Nội.
39. Đặng Thị Hoa (2005). Tri thức địa phương về chăm sóc sức khỏe nhìn
từ khía cạnh nhân học, Báo cáo tại Hội thảo Tri thức bản địa, Ba Vì,
ngày 27- 28/8/2005
14
40. Phạm Quang Hoan (2003). Tri thức địa phương của các dân tộc thiểu số
Việt Nam. In trong: Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu
của thế kỷ XXI”. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
41. Phạm Quang Hoan (2005a). Tri thức địa phương (tri thức truyền thống)
của các dân tộc thiểu số Việt Nam trong đời sống xã hội đương đại” tr
34 – 42, in trong Thông cáo Dân tộc học. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
42. Phạm Quang Hoan (2005b). Tri thức địa phương về quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên của các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tạp
chí khoa học xã hội, số 3, tr 85 - 94.
43. Trần Nam Hƣng (1988). Trị bệnh gia đình bằng y học dân gian. NXB
Tổng hợp Hậu Giang.
44. John Amble (2005). Kinh nghiệm nghiên cứu phát triển miền núi: Một
số nét khái quát từ Châu Á, Báo cáo tại Hội thảo Khoa học: “Sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vùng Bình Trị
Thiên”. Huế, 25 – 29/3
45. Jeanne Cuisiner (bản dịch) (1995). Người Mường (Địa lý nhân văn và xã
hội học). NXB Lao động, Hà Nội.
46. Jean Pierre Olivier De Sardan (2009). Nhân học phát triển, lý thuyết,
phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu điền dã. NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội
47. Trần Văn Khánh, Trần Văn Ơn (2005). Tri thức bản địa trong chăm sóc
sức khỏe Báo cáo tại hội thảo: Tri thức bản địa, Ba Vì, ngày 27- 28/8
48. Trần Công Khánh (2002). Cây thuốc dân tộc và vấn đề bảo tồn tri thức bản
địa về cách sử dụng cây thuốc. NXB Trƣờng Đại học Y Dƣợc, Hà Nội.
49. Đào Huy Khuê (1998). Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và sản phụ ở một
số tộc người Tây Bắc. Tạp chí DTH, số 4
15
50. Đỗ Tất Lợi (1969). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
51. Hà Văn Linh (2005). Tổ chức xã hội cổ truyền và những biến đổi của nó
ở người Mường Thanh Sơn, Phú Thọ, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
52. Trịnh Hồng Lệ (2009). Tri thức dân gian Mường trong ứng xử với môi
trường tự nhiên (Nghiên cứu tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh
Hóa). Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam
53. Phạm Văn Lình, Võ Văn Thắng (2008). Nhân học Y tế. NXB Đại học
Huế.
54. Bùi Tuyết Mai (cb) (1999). Người Mường ở Việt Nam, NXB Văn hóa
Dân tộc, Hà Nội.
55. Lâm Bá Nam (2010). Khai thác tri thức địa phương các dân tộc thiểu số
phục vụ phát triển bền vững- tiếp cận nhân học, Báo cáo tại Hội thảo
quốc tế “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ phát triển
bền vững. Hà Nội tháng 7.
56. Lâm Bá Nam (2011). Nhân học và bản sắc dân tộc: Bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa. Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr 3 –
10.
57. Nguyễn Thị Thanh Nga (2005). Tri thức địa phương trong việc phát
triển cây nông nghiệp truyền thống của người Tu Dí ở Mường Khương –
Lào Cai Báo cáo tại Hội thảo: Tri thức bản địa, Ba Vì, ngày 27- 28/8
58. Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên), Bùi Văn Sách,
Quách Thị Oanh, Đinh Văn Vƣợng (2003). Người Mường ở Tân Lạc
tỉnh Hòa Bình, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
59. Lê Quý Ngƣu, Trần Nhƣ Đức (1998). Cây thuốc quanh ta, NXB Thuận
Hóa. Huế
16
60. Hoàng Phê (2002). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng
61. Nguyễn Thị Quy (1998). Kiến thức bản địa về các cây thuốc của người
Mường Hòa Bình In trong Kiến thứ bản địa của đồng bào vùng cao
trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp,
Hà Nội
62. Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNFPA) (2007). Kiến thức và
hành vi của cộng đồng dân tộc thiểu số về sức khỏe sinh sản, tr 17.
63. Nguyễn Thu Quỳnh (2013). Kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách
chữa trị của người Tày ở nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái (nghiên cứu
trường hợp xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên). Luận văn Thạc sĩ Dân
tộc học, Trƣờng KHKHXH&NV Hà Nội.
64. Nguyễn Tập (2006). Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2000. Tạp chí
Dƣợc liệu, 3 (10), tr 71- 76.
65. Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
66. Nguyễn Ngọc Thanh (2005). Gia đình và hôn nhân của dân tộc Mường
ở tỉnh Phú Thọ. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
67. Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Hồng Thu (cb) (2003). Tri thức địa phương
của người Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
68. Nguyễn Ngọc Thanh (1999). Tục lệ sinh đẻ và nuôi con ở người Mường
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Dân tộc học, số 3.
69. Hoàng Thị Lê Thảo (2008). Quan niệm truyền thống của người Nùng
trong chăm sóc sức khỏe. Tạp chí Dân tộc học, số 5.
70. Hoàng Thị Lê Thảo (2009). Quan niệm và ứng xử chăm sóc sức khỏe bà
mẹ và trẻ em người Nùng Lạng Sơn. Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
17
71. Đoàn Kim Thắng (2007). Sức khỏe và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tạp chí Dân tộc học số
4, tr 21 – 28.
72. Bùi Quang Thắng (2007). Mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường. Tài
liệu dự án “Tri thức bản địa về môi trường”. Viện Văn hoá – Thông tin,
Hà Nội.
73. Bùi Quang Thắng (2008). Mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường Báo
cáo tại Hội thảo “ Vai trò của tri thức bản địa trong việc giữ gìn và bảo
vệ môi truờng ở các cộng dồng dân tộc thiểu số”, Ninh Thuận, ngày 1920 /3/2008.
74. Nguyễn Thị Thu (2003). Tri thức địa phương trong canh tác ruộng nước
của người Mường (nghiên cứu trường hợp tại xóm Dẹ 2, xã Văn Miếu,
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ). Kỉ yếu hội thảo hƣởng dụng đất ở vùng
cao Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu Giới, Môi trƣờng và Phát triển bền
vững, Hà Nội.
75. Ngô Đức Thịnh (1995). Tri thức dân gian và phát triển.Tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật, số 6, tr 64 – 67.
76. Ngô Đức Thịnh (1996). Một thế kỷ nghiên cứu dân tộc Mường.Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật số 6, tr 70 – 72.
77. Ngô Đức Thịnh( 2004). Thế giới quan bản địa.Tạp chí Văn hóa Dân gian
số 4, tr 3-15.
78. Ngô Đức Thịnh (2002). Luật tục và việc quản lý các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 4, tr 8 – 16.
79. Hoàng Bá Thịnh (2010). Xã hội học sức khỏe. NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
80. Nguyễn Duy Thiệu (1999). Tri thức bản địa nguồn lực quan trọng cho sự
phát triển in trong “Một số vấn đề văn hóa phát triển ở Việt Nam – Lào
– Campuchia”. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
18
81. Dƣơng Huy Thiện, Đoàn Hải Hƣng, Trần Quang Minh (2010). Văn hóa
dân gian một số dân tộc thiểu số huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
82. Vƣơng Xuân Tình (1998). Tập quán bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên
với việc xây dựng quy ước làng bản hiện nay của hai dân tộc Tày –
Nùng. Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và
quản lý thiên nhiên, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
83. Đặng Vũ Trung, Nguyễn Văn Thắng, Đỗ Thị Mai Hoa, Trần Minh Giới
(2003). Nhân học y tế ứng dụng, Trƣờng Đại học Ytế công cộng
84. Mai Văn Tùng (2005). Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý tài
nguyên thiên nhiên của người Mường ở xã Cẩm Thành, huyện Cẩm
Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
85. Mai Văn Tùng (2011). Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý tài
nguyên thiên nhiên của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh
Hoá. Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Hà Nội.
86. Hoàng Xuân Tý (1998). Các khái niệm và vai trò của kiến thức bản địa,
Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý
thiên nhiên, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
87. Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc (đcb) (1998). Kiến thức bản địa của
đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
88. Thủ tƣớng Chính phủ (2007). Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày
29/3/2007 phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng
mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015
và tầm nhìn đến năm 2020”.
19