Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Nghiên cứu kiến thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của người Dao và người Thái ở Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.3 MB, 41 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA
TRONG CHĂM SÓC sức KHOẺ SINH SẢN CỦA NGƯỜI
DAO VÀ NGƯỜI THÁI Ở YÊN BÁI
(ĐỂ TÀI CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA)
OAI HOC u o c cS' rK , 1 \i o I
TRU N G TÀM TH Ỏ N G hN íh ụ !ỈN
MÃ SỐ: . QT- 04-17.
CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI: TS.GVC. Nguyễn Hữu Nhân
CÁC CÁN BỘ THAM GIA ĐỂ TÀI:
CN. Nguyễn Thị Tân
CN. Hoàng Quý Tỉnh
CN. Phạm Anh Tuấn
CN. Đỗ Thị Mùa
CN. Trần Thu Thuỷ
HÀ NỘI - 2005
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CSSK
Châm sóc sức khoẻ
KTBĐ
Kiến thức bản địa
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
PTCS
Phổ thông cơ sở
PTTH Phổ thông trung học
SKSS
Sức khoẻ sinh sản
VTN Vi thành niên
MỤC LỤC
T rang


10
12
12
1. Lời mở đầu
2. Đối tượng địa bàn và phương pháp nghiên cứu J
2.1. Đối tượng 1 1
2.2. Phương pháp nghiên cứu 11
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 12
3.1. Một số nét về địa bàn nghiên cứu
3.2. Nhận thức và thực hành của người dân về sức khoẻ sinh
sản
3.3. Hiểu biết và thực hành về thuốc nam liên quan đến sức
khoẻ sinh sản 15
3.4. Sự lưu truyền kiến thức bản địa trong chăm sóc sức khoẻ
sinh sản 24
30
4. Kết luận và khuyên nghị
4.1. Kết luận 3 2
4.2. Khuyến nghị 3 3
Tài liệu tham khảo
*
7
1. LỜI MỞ ĐẦU
Kiến thức bản địa (KTBĐ) còn được gọi là kiến thức truyền thống hay
kiến thức địa phương là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa hoặc của
một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong
những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của các thành viên trong cộng
đổng ở một vùng địa lý xác định ,4]. KTBĐ hay tri thức địa phương ở các dân
tộc được hình thành nhờ tích luỹ lâu dài trong quá trình hoạt động trực tiếp của
họ để thích ứng với sự biến đổi của môi trường (tự nhiên và xã hội) nhằm phục

vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần của con người. Nhờ trải nghiệm lâu dài,
nhờ đặc tính trực tiếp của quá trình hình thành, tri thức địa phương đã được
kiểm nghiệm vượt qua áp lực của chọn lọc nên có độ tin cậy cao, gần như sát
đúng và đạc biệt là dễ hiểu, phổ thông phù hợp với số đông người dân có trình
độ học vấn chưa cao.
Người Dao và người Thái ở Yên bái chỉ chiếm khoảng 10% dân số của
tỉnh nhưng từ xa xưa họ đã biết dùng các loại thảo dược làm thuốc để chữa
bệnh và bồi bổ sức khoẻ (thuốc nam). Thực tế, chúng đã được người dân thừa
nhận là có tác dụng tốt, rất ít tác dụng phụ, rẻ tiền và cũng dễ kiếm. Nhiều bài
thuốc nam từ lâu đã được những ông/bà lang người dân tộc ít người sử dụng và
chữa được những căn bệnh hiểm nghèo. Việc gìn giữ những kiến thức bản địa
về trồng, sử dụng thuốc nam góp phần không những bảo tồn sự đa dạng về
sinh học mà còn gìn giữ sự đa dạng về văn hoá trong việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên. Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại cùng với việc thuốc
tây được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều ở khắp mọi nơi thì các bài thuốc
lưu Iruyền trong dân gian của các dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc
Dao, Thái nói riêng có còn được sử dụng rộng rãi không? Chúng đang có
chiều hướng được sử dụng tăng lên, giảm dần, hay đã biến mất? Vì vậy,
nhiệm vụ chính của đề tài là tìm hiểu thực tế nhận thức, thực hành về sử dụng
thuốc nam trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người dân ở 2 xã có nhiều
người Dao và người Thái của Yên Bái đang sinh sống để thực hiện các mục
tiêu sau:
- Tìm hiểu kiến thức bản địa của người Dao và người Thái về chăm sóc
sức khoẻ sinh sản,
8
- Tìm hiểu sự lưu truyền những kiến thức bản địa trên ở hai dân tộc qua
các thế hệ.
- Đưa ra khuyến nghị nhằm bảo tổn và phát huy những kiến thức bản địa
có lợi cho công tác chăm sóc sức khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản nói
riêng ở hai dân tộc.

2. ĐỐI TƯỢNG ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đối tượng, địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở xã An Bình huyện Văn Yên và xã Phù
Nham huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, nơi có nhiều người dân tộc Dao và người
dân tộc Thái sinh sống.
Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi đã phỏng vấn 2 đối tượng chính là
những phụ nữ, nam giới đã lập gia đình và nam nữ vị thành niên ở cả hai dân
tộc. Đối tượng nghiên cứu chính được thể hiện ở bảng 1, gồm tổng sô' 513
người đã được phỏng vấn theo bộ phiếu. Ngoài ra, một số cán bộ xã, cán bộ y
tế xã, cán bộ đoàn thể và người già, bà lang cũng được chọn để phỏng vấn sâu,
gồm 20 người.
Bảng 1 ■ Đối tượng nghiên cứu
Dân tộc Người đã lập gia
đình
Vị thành niên Tổng
Nam
Nữ
Nam Nữ
Dao 69
82
29 42 222
Thái 74 120 48
49 291
Tổng
143 202 77 91
513
3^
15
168
Các đối tượng đã lập gia đình đều được chọn ngẫu nhiên trong độ tuổi

sinh đẻ từ 15-49. Các đối tượng VTN được phỏng vấn là nam nữ học sinh từ
lớp 5 đến lớp 11 của hai xã, gồm: 151 người Dao và 194 người Thái đã lập gia
đình (345 người); 71 VTN người Dao và 97 VTN người Thái (168 VTN). Hầu
hết số VTN là học sinh trường liên cấp II + III ở 2 xã.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài đã áp dụng phương pháp điều tra cắt ngang để phỏng vấn các
đối tượng qua bộ phiếu chuẩn bị sẵn - Dùng phương pháp phỏng vấn sâu để
9
tìm hiểu một số thông tin định tính từ cán bộ địa phương, người già và bà Lang
với tổng số 20 phỏng vấn sâu.
- Những số liệu từ phiếu phỏng vấn được xử lý bằng chương trình
Micro-Ecxel.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
3.1.Một vài nét về địa bàn nghiên cứu
Xã An Bình huyện Văn Yên - Yên Bái có tổng số dân khoảng 5 nghìn
người (12/2004) phân bố trong 7 thôn gồm 2 dân tộc là Kinh và Dao, trong
đó người Dao tập trung chủ yếu tại hai thôn 4 và 5 với dân số 1400 người (235
hộ) chiếm gần 1/3 dân số của xã. Người Dao ở đây gồm ba nhóm: Dao trắng,
Dao đỏ và Dao đen, (người dân địa phương thường gọi chung các nhóm Dao
này là người Mán). So với hai nhóm Dao đỏ và trắng thì người Dao đen cư trú
ở vùng sâu hơn, điều kiện đi lại khó khăn hơn do vậy kinh tế và dân trí kém
phát triển hơn. Trạm y tế xã được đặt tại thôn 1 cách khá xa các thôn của
người Dao, đo vậy rất khó khăn đối với công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho
người dân. Việc dùng thuốc nam để chữa bệnh ở người Dao xã An Bình khá
phổ biến.
Xã Phù Nham huyện Văn Chấn có số dân 6850 người (12/2004) gồm 7
dân tộc chính, trong đó người Thái chiếm 36%, ở tập trung trong 6 thôn/18
thôn của xã. So với xã An Bình, Phù Nham có vị trí địa lý thuận lợi hơn về
giao thông cũng như phát triển kinh tế. Mặt bằng dân trí ở Phù Nham cũng khá
hơn do nơi đây gần đường giao thông, người dân sớm được giao lưu với người

từ các nơi khác đến, nhất là người Kinh cũng như sớm được tiếp xúc với những
phương tiện thông tin (đài, Ti vi, ). Việc sử dụng thuốc nam ở người Thái -
Phù Nham cũng khá phổ biến, hầu như người dân nào nơi đây cũng biết đến
thuốc nam, đơn giản nhất là các loại lá cây để đun nước uống hàng ngày có tác
dụng giải nhiệt, tăng cường sức khoẻ, nhiều người biết đến các loại cây dùng
chữa những bệnh đặc trưng. Xã Phù Nham hiện có hơn 10 bà Lang chuyên thu
hái thuốc nam chữa bệnh, ngoài việc bán tại nhà, những người này còn có sạp
thuốc bán tại chợ ở xã và chợ Mường Lò, Nghĩa Lộ.
10
3,2. Nhận thức và thực hành của người dân về sức khoẻ sinh sản
3.2.1. Học vấn của đối tượng
Với đối tượng VTN, chúng tôi đã chọn học sinh THCS và THPT tại
trường học ở 2 xã thuộc địa bàn nghiên cứu trong đó các em có trình độ THCS
gồm 105 em (49 người Dao và 56 người Thái), các em có trình độ THPT gồm
63 em (22 người Dao và 41 người Thái). Với đối tượng là những người đã lập
gia đình, sự phân chia đối tượng theo trình độ học vấn như bảng 2 dưới đây:
Bảng 2. Học vấn của đối tượng đã lập gia đình
Dân tộc
Dao
Thái
n %
n %
Không biết chữ 60 39,8
42 21,5
Tiểu học 72 47,8
96 49,5
THCS
18
11,8
44 22,6

THPT 1
0,6 12
6,4
Tổng
151
100,0
194 100,0
Nhìn chung, trình độ học vấn của người dân tộc Thái cao hơn so với
người Dao, số người không biết đọc, không biết viết ở người Thái cũng ít hơn
ở người Dao (21,5% so với 39,8%).
3.2.2. Tình hình hôn nhân, sinh đẻ
Tuổi kết hôn
Tuổi kết hôn của phụ nữ, nam giới ở hai dân tộc như bảng sau:
Bảng 3. Tuổi kết kết hôn của đối tượng nghiên cứu
Tuổi kết
hôn
Thái Dao
Nam
Nữ
Nam Nữ
n
% n % n % n %
Dưới 18
4
5,5
8 6,6 13 18,8
29 35.3
18-20
54
72,9 88

73,3 34 49,4
33 40,2
Trên 20
16
21,6
24 20,1 22
31,8 20 24,5
Tổng
74
100,0
120
100,0 69
100,0 82 100.0
Phụ nữ người Dao và người Thái kết hôn khá sớm, trung bình 19,9 tuổi
ở người Dao và 20,8 tuổi ở người Thái. So với người Thái, người Dao kết hỏn
sớm hơn, có tới 35,3% phụ nữ và 18,8% nam giới người Dao kết hôn ở tuổi
dưới 18, tỷ lệ này ở người Thái là 6,6% với nữ và 5,5% với nam. Đa số người
Thái kết hôn ở tuổi 18-20 (73,3% với nữ và 72,9% với nam), tỷ lệ này ở người
Dao là 40,2% với nữ và 49,4% với nam. Số còn lại (khoảng 20-30%) kết hôn ở
tuổi trên 20. Hiện nay tình hình đã có sự đổi khác, tỷ lệ nam, nữ người Dao và
Thái kết hôn ở tuổi dưới 20 chỉ chiếm khoảng 20% 131
Tuổi sinh con lần đầu:
Vì kết hôn sớm nên tuổi có con lần đầu cũng sớm, đây là điều bất lợi
cho cơ thể người phụ nữ vì khi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, việc sinh đẻ
sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ và đứa con, bên cạnh đó cả hai vợ
chổng còn quá trẻ chưa thể quản lý gia đình nên mọi thứ vẫn còn phụ thuộc rất
nhiều vào bố mẹ, ông bà. Mặt khác, khi kết hôn sớm thì người phụ nữ cũng
cóáiố năm sinh đẻ dài hơn những người kết hôn muộn.
Tính trung bình trong nghiên cứu này, tuổi sinh con lần đầu ở phụ nữ
Thái là 21,7 tuổi, và phụ nữ Dao là 20,8 tuổi. Số phụ nữ có con đầu lòng ở tuổi

trước 20 chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các lứa tuổi khác ở cùng trình độ học
vấn. Điều này cũng có thể được giải thích do trình độ học vấn còn hạn chế nên
số phụ nữ này kết hồn sớm sẽ có con đầu lòng sớm, thể hiện ở phụ nữ Thái
trong bảng sau:
Bảng 4: Tuổi sinh con lần đầu theo trình độ học vấn của người Thái
Tuổi sinh con
lẩn đầu
Không biết chữ
Tiểu học THCS
n % n % n %
Dưới 20 tuổi 20 40,0 12 13,6 10 22,7
20-27 tuổi 30 60,0
74
84,1 34 77,3
Trên 27 tuổi 0 0,0 2 2,3 0 0,0
r p
Tống
50 100,0 88 100,0 44 100,0
Tập quán của các dân tộc là một trong những yếu tố tác động nhiều đến
việc chăm sóc SKSS, chính tập quán có tính bảo thủ mãnh liệt, khó thay đổi
bởi nó đã ăn sâu vào tiềm thức văn hoá của họ. Với đồng bào các dân tộc ít
người nói chung còn nặng nề trong việc quan niệm “nhiều con nhiểu phúc” và
tâm ỉý nhất thiết phải có con trai, bên cạnh đó, từ trước đồng bào thường gặp
nạn “hữu sinh vô dưỡng”, đồng thời do muốn có thêm lao động cho gia đình và
12
để có chỗ dựa lúc tuổi già nên việc có nhiều con đã trở thành tập tục của người
dân nơi đây.
Khi tìm hiểu số con của gia đình các đối tượng người Dao chúng tôi
được biết, ngày nay công tác tuyên truyền về DS-KHHGĐ đã có những tác
động to lớn và hiệu quả với vấn đề sinh đẻ có kế hoạch nhưng ở địa bàn nghiên

cứu chỉ ít số gia đình có dưới 3 con (11,92%) trong khi đó tỷ lệ này ở các gia
đình có từ 3-7 con lại rất cao (88,08%). cộng đồng người Thái lại có những nét
khả quan hơn, số gia đình có từ 3 con trở lên chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng số đối
tượng nghiên cứu, chứng tỏ so với người Dao thì người Thái đã quan tâm hơn
tới vấn đề KHHGĐ, họ hiểu không phải cứ đẻ nhiều, con đàn cháu đống, mới
là nhiều phúc nhiều lộc.
Bảng 5: Số con hiện có ở gia đình người Dao và người Thái
Số con hiện có
Dao
Thái
n
% n
%
Dưới 3 con 18
11,9
140 72,2
3-7 con
133 88,1 54 27,8
Tổng 151 100,0 194 100,0
Cũng từ lý do trên, khi tìm hiểu về số lần mang thai của các phụ nữ
trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ phụ nữ mang thai trên 3 lần ở người Thái
thấp hơn so với phụ nữ mang thai dưới 3 lần (19,59% so với 80,41%) còn tỷ lệ
này ngược lại ở người Dao (62,92% so với 37,08%),
Bảng 6: Số lần mang thai của phụ nữ ở hai dân tộc
Số lần mang thai
Dao Thái
n % n
%
3 lần trở xuống
56 80,4 156

37,1
Trên 3 lần
95
19,6 38 62,9
r - | - i £
Tổng
151
100,0 194 100,0
3.3. Hiểu biết và thực hành về thuốc nam liên quan đến sức khoẻ sinh sản
3.3.1. Hiểu biết về thuốc nam
Với câu hỏi “Anh/chị đã từng nghe nói đến các bài thuốc dán gian dành
cho phụ nữ mang thai chưa” thì có tới 81,46% số đối tượng người Dao trả lời
là có biết trong khi số lượng này ở người Thái là 64,9%. Có kết quả này có thê
13
do điều kiện kinh tế xã hội của người Dao kém hơn về cơ sở hạ tầng, đường sá,
cơ sở y tế nên ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế do vậy các kiến thức
bản địa có điều kiện phát huy và được người dân tận đụng, lưu truyền. Trong
khi đó, cộng đổng người Thái với điều kiện sống tốt hơn, khả năng tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thuận lợi hơn nên khi cần họ có thể chưa cần
phải sử dụng đến những bài thuốc dân gian và cũng chính lý do này có thê làm
cho những kiến thức bản địa vô tình bị mai một trong cộng đổng qua các thế
hệ. Trong nghiên cứu này thì ở cả hai dân tộc nữ có tỷ lệ biết về các bài thuốc
dân gian cao hơn so với nam, có thể phụ nữ thường xuyên giữ vai trò phải
chăm sóc sức khoẻ cho mọi người trong gia đình nên họ cần hiểu biết các kiến
thức này nhiều hơn so với nam giới. Do phân công lao động xã hội và trong gia
đình, nam giới thường tập trung vào công việc chủ yếu của họ là kiếm sống để
nuôi gia đình.
Bảng 7: Hiểu biết về thuốc nam ở 2 dân tộc
Đã nghe nói về các bài
thuốc nam liên quan đến

SKSS
Dao Thái
n % n %
Có 123 81,5 126
64,9
Chưa 28 18,5
68 35,1
Tổng 151
100,0 194 100,0
Về giới, có 81,2% nam giới và 81,7% phụ nữ người Dao được hỏi đã
biết đến một số bài thuốc dân gian cho phụ nữ và nam giới mới lập gia
đình/chuẩn bị mang thai. Tỷ lệ này ở người Thái thấp hơn (62,2% nam giới và
66,7% phụ nữ),
VTN cũng có tỷ lệ nghe nói về thuốc dán gian liên quan đến mang thai
và sinh đẻ cho phụ nữ khá cao: 51,7 ở nam giới và 73,8% ở nữ giới VTN
người Dao. Tỷ lệ này ở VTN người Thái thấp hơn: 25,3% nam và 30,6% nữ
(sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,p < 0,001),
Với VTN, có 63,3% học sinh PTCS và 68,2% học sinh PTTH người Dao
đã từng nghe nói về các bài thuốc bổ trợ cho phụ nữ khi mang thai, sinh đẻ, Tý
lệ này ở VTN người Thái là 62 và 71,7%,
3.3.2. Tình hình sử dụng thuốc nam
14
Bảng 8: Nguồn thuốc nam ở 2 dân tộc
Nguồn thuốc nam
Dao
Thái
n
% n
%
Tự mình hoặc gia đình lấy 89 72,3

98 77,8
Mua từ thầy lang 28 22,8
18 14,3
Bạn bè hàng xóm
6
4,9
10 7,9
Tổng 123 100,00 126 100,00
Để tìm hiểu các bài thuốc đó được sử dụng trong đời sống như thế nào
chúng tôi tìm hiểu về nguồn thuốc lấy từ đâu và sử dụng chúng như thế nào,
kết quả cho thấy: phần lớn các vị thuốc là do tự họ hoặc do người thân lấy
(Dao 72,3%; Thái 77,8%), tiếp theo là mua từ thầy lang (Dao 22,8%; Thái
14,3%) và số ít là có thể từ bạn bè hàng xóm cung cấp (Dao 4,9%; Thái 7,9%),
Chứng tỏ mỗi người dân, mỗi gia đình đều lưu giữ những kiến thức dân gian về
các bài thuốc nam và họ có thể tự vận dụng khi cần thiết trong việc chăm sóc
sức khoẻ cho gia đình và cộng đổng. Với những vị thuốc đó người dân chủ yếu
sắc lấy nước uống, rõ ràng hình thức sử dụng này mang lại lợi ích và hiệu quả
lớn của thuốc trong việc sử dụng, các tinh chất trong thuốc khi uống được hấp
thu trực tiếp vào cơ thể thông qua hệ thống tiêu hoá và phát huy khả năng chữa
bệnh cũng như bồi bổ của chúng tốt hơn so với hình thức bôi hay xoa bóp, thời
gian lâu hơn, hiệu quả chậm hơn. Tuy nhiên với một số bệnh vể xương khớp
chẳng hạn thì bôi hoặc xoa bóp sẽ phù hợp hơn do đó hình thức này vẫn được
sử dụng,
Về hình thức sử dụng và nguồn thuốc thấy không khác biệt nhiểu giữa
hai dân tộc Dao và Thái, tuy nhiên ở hai dân tộc thì bao giờ tỷ lệ nữ biết cách
sử dụng và nguồn thuốc cũng nhiều hơn nam. Điều này hoàn toàn hợp lí khi
vai trò của người phụ nữ được đánh giá cao hơn nam giới như đã nói ở trên.
Những bà Lang cho biết họ vừa bốc thuốc và thường là ngươi trực tiếp đi
hái thuốc. Trước đây và ngay cả hiện nay chỉ có ít bà Lang dự trữ thuốc để bán
hầu hết các bà chỉ thu hái cây thuốc dựa theo bệnh trạng của từng người bệnh

khi họ nhờ đến. Tuỳ từng loại cây thuốc mà đổng bào có những thời điểm thu
hái thích hợp. Những loại thuốc lấy từ cành, lá thì có thể thu hái quanh nãm
nhưng với những loại chỉ lấy củ thì thường để củ già mới thu hái. Những vị
thuốc dùng hoa thường được thu hái vào mùa cây ra hoa.
15
Hiện nay người Dao và người Thái chủ yếu thu hái thuốc từ thiên nhiên,
chủ yếu trong rừng, ven suối, rất ít loại thuốc được trồng. Các bà lang và người
già đều cho rằng hiện nay nguồn cây thuốc đã hiếm dần, nhiều vị thuốc rất khó
kiếm nên việc trồng những cây thuốc này ở gần nhà là điều cần thiết.
Theo kinh nghiệm của người Dao và người Thái, hầu như các loại thuốc
nam đều được thu hái vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối sẽ cho kết quả tốt hơn,
theo họ hái thuốc vào lúc nắng gắt hoặc giữa trưa sẽ bị "nhạt chất thuốc" trong
cây đồng thời những ngày trời mưa "chất thuốc" cũng ít. Có người cnf cho
rằng hái thuốc vào ngày lẻ sẽ tốt hơn ngày chẵn
Sử dụng thuốc nam trong chăm sóc thai nghén
Trong việc chăm sóc thai nghén, bên cạnh việc tiếp cận với y học hiện
đại, nhiều phụ nữ người dân tộc Dao và dân tộc Thái đã đi khám thai theo định
kỳ tại cơ sở y tế hoặc được các nhân viên y tế trực tiếp thăm khám tại các bản
mà họ sinh sống, người dân thuộc địa bàn nghiên cứu thường tìm những bài
thuốc nam, những kinh nghiệm truyền thống trong việc chăm sóc thai. Có tới
58,9% sô' phụ nữ người Dao và 20,6% phụ nữ người người Thái đã trực tiếp
dùng các bài thuốc nam bổ trợ cho thai nghén trong những lần mang thai trước
đây. Tỷ lệ người đã dùng thuốc nam bổ trợ cho thai nghén tỷ lệ thuận với trình
độ học vấn của họ, điều đó cho thấy càng có nhận thức cao họ càng hiểu được
vai trò của các bài thuốc cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản,
Về cách sử đụng các bài thuốc này để bổ trợ thai chúng tôi nhận thấy
hầu hết chúng cũng được người dân sắc lấy uống. Các loại thuốc này chủ yếu
được người dân tự lấy đem về chế biến và sử dụng (Thái 82,50%; Dao 62,92%)
trong những trường hợp cần thiết phải an thai do chấn động như ngã, ốm thì
mới tìm đến các bà lang để xin thuốc về dùng (Thái 12,5% và 21,4% ở Dao).

Qua phỏng vấn sâu chúng tôi được biết với những bài thuốc thông
thường sử dụng trong việc chăm sóc sức khoẻ thì hầu như các gia đình bình
thường đều biết tuỳ mức độ ít hay nhiều, nhưng với những căn bệnh nan y khó
chữa thì chỉ có những bà Lang mới có thể chữa trị được bởi họ biết được những
bài thuốc đặc trị với từng loại bệnh từ khâu lấy nguyên liệu đến khâu pha chế
thuốc và cách thức sử dụng. Họ phải vào rừng từ sớm khi chưa có ánh nắng
mặt trời để lấy được những vị thuốc cần thiết, sau đó đem về chế biến qua
nhiều khâu với những cách thức phức tạp để sau đó cho ra sản phẩm thường là
những viên hoàn tán hoặc bột để pha nước hay nước đã sắc sẵn. Những ai có
16
nhu cầu khi đến chỉ có thể dùng mà không biết rõ thành phần của loại thuốc
đó, như vậy các thầy Lang có thể giữ được bí quyết trị bệnh của mình.
Sử dụng thuốc nam trong nạo phá thai
Đã từng có nhiều truyền miệng về những bài thuốc dân tộc dùng trong
nạo phá thai của các ông Lang, bà Mế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã
tìm hiểu về tình hình nạo phá thai ở hai dân tộc.
Có 8,3% phụ nữ Thái và 13,6% phụ nữ Dao không biết gì về các biện
pháp tránh thai, Số phụ nữ đã từng nạo, phá thai ở người Thái là 22,6% và ở
người Dao là 19,3%- Lý do nạo phá thai chủ yếu là không muốn đẻ nhiều
(80% ở người Thái; 11,1% ở người Dao); không muốn đẻ dày (70,6% ở người
Thái và 16,2% ở người Dao).
Với câu hỏi "Anh/chị đã từng nghe nói đến nạo phá thai bằng thuốc nam
chưa", kết quả là 15,9% phụ nữ, 21,9% nam giới người Dao và 16,2% phụ nữ,
18,3% nam giới người Thái đã từng nghe nói đến phương thưốc này. Tuy
nhiên, trong số những người đã từng nghe thấy dùng thuốc nam để nạo phá
thai thì không có ai trong số họ đã từng dùng thuốc này để nạo phá thai.
Những người đã từng nạo phá thai đều được thực hiện nhờ nhân viên y tế
huyện. Hầu hết các bà Lang đều cho biết có loại thuốc nam để nạo phá thai
cũng như có cả thuốc trị vô sinh nhưng các bà chỉ bốc thuốc trị vô sinh còn
thuốc nạo phá thai thì rất hiếm khi họ bốc vì các bà lang đều quan niệm "làm

điều đó là thất đức". Điều đó cũng dễ hiểu vì trước đây và ngay cả hiện nay ở
khu vực đồng bào dân tộc ít ngưòi việc KHHGĐ ở nhiều vùng chưa đi vào
tiềm thức của người dân, thậm chí họ còn quan niệm nhiều con sẽ tốt hơn nên
việc nạo phá thai chưa phải là việc cần phải làm với họ.
Chăm sóc trước sinh cho mẹ và con
Trong thời kì mang thai phụ nữ nói chung và phụ nữ các dân tộc thiểu số
nói riêng rất chú trọng đến việc kiêng kỵ mọi mặt, ở đây chúng tôi tìm hiểu
một số kiêng cữ của phụ nữ Thái và Dao trong lúc mang thai, có tới 69,1%
(134/194) ở người Thái và 73,23% (111/151) người Dao có kiêng kỵ khi mang
thai và chủ yếu kiêng kỵ trong việc án uống và lao động.
Khi mang thai phụ nữ Dao thường kiêng ăn hai quả dính nhau vì sợ đẻ
sinh đôi, không ăn thịt vịt vì sợ đẻ con yếu và nói tiếng khàn như vịt
Bảng 9: Kiêng kỵ khi mang thai của phụ nữ ở 2 dân tộc
Kiêng kỵ khi mang thai
Thái Dao
n % n %
Ăn uống
76 56,7 63
56,7
Lao động nặng
49 36,5 44 39,6
Sinh hoạt khác
9
6,8
4
3,7
Tổng 134
100,0 111 100,0
Do điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, thêm vào đó là những tập tục lạc
hậu như sự lãng phí nguồn dinh dưỡng trong cưới xin, ma chay trong khi đa

phần những người tham dự là đàn ông chứ không phải phụ nữ mang thai, quan
niệm cho rằng khi mang thai phụ nữ cần kiêng nhiều loại thức ăn đã bò qua
một lượng dinh dưỡng lớn, đồng thời họ vẫn phải lao động cực nhọc đến tận
ngày sinh và trở lại làm việc sau sinh ít ngày. Nghiên cứu này chỉ ra rằng mới
có 36,5% phụ nữ Thái và 39,6% phụ nữ Dao được kiêng lao động nặng khi
mang thai. Trong khi đó việc kiêng kỵ trong ăn uống khi mang thai (đôi khi
không cần thiết) lại có gần 60% phụ nữ ở cả 2 dân tộc đều quan tâm.
Nghỉ ngơi trước và sau sinh
Đối với người mẹ, bên cạnh việc tăng cường dinh dưỡng thì sự nghỉ ngơi
trước và sau sinh cũng rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ. Người Dao có quan
niệm phụ nữ khi mang thai phải làm việc nhiều thì mẹ mới khoẻ, thai không
to, sinh nở sẽ dễ dàng hơn. Vì thế, có tới 57% phụ nữ Dao chỉ được nghỉ ngơi
dưới 1 tuần trước khi sinh con, thậm chí có trường hợp một người mẹ Dao lên
nương sau khi đẻ chỉ 3 ngày. Đối với cộng đồng người Thái, số phụ nữ Thái
chỉ nghỉ ngơi trước và sau sinh trong vòng 1 tuần ít hơn ở người Dao (16,5%)
và số phụ nữ được nghỉ trước và sau sinh trong vòng trên dưới 1 tháng khá cao
(63,9%). Điều này cho thấy người dân nơi đây đã nhận thức được tầm quan
trọng của việc nghỉ ngơi trước và sau sinh.
Bảng 10: Thời gian nghỉ ngơi trước và sau khi sinh
Thời gian nghỉ trước và sau khi
sinh
Thái Dao
n % n %
Dưới 1 tuần 32 16,5 86 57,0
Dưới 1 tháng
38 19,6 33
21,9
Trên 1 tháng
124
63,9 32 21,2

Tổng
194
100,0
151 100,0
18
Nơi đẻ và người đỡ đẻ
Tập quán sinh đẻ giữa các dân tộc thiểu số có vài nét khác nhau nhưng
đa phần có ảnh hưởng đến sự sống sót, phát triển của trẻ và sức khoẻ của người
mẹ, trong đó phải kể đến việc chọn nơi đẻ, người đỡ đẻ. Phụ nữ Dao đều có tục
đẻ ngồi, ngay trong buồng ngủ của mình (kiêng đẻ ở những nơi khác). Trước
đây, trong lúc đẻ người phụ nữ tự đỡ lấy là chính, sợ sự có mặt của người lạ,
vía người lạ sẽ làm hại họ và đứa trẻ. Khi đẻ ở nhà, sản phụ ngồi trên giường
tựa lưng vào chăn bông hoặc hòm gỗ, có người thì ngồi trên ghế mây hoặc ghế
gỗ, hai tay bám vào dây thừng buộc trên nóc nhà, họ kiêng cho sản phụ nằm vì
sợ máu độc sẽ chảy lên đầu. Trong trường hợp đẻ khó, đau mãi mà không đẻ
được thì thường mời bà đỡ giỏi trong bản tới giúp, có trường hợp vẫn mời thầy
cúng đến nhà làm lễ cúng cho dễ đẻ. Trong trường hợp đó, thầy cúng thường
cạo vào cửa lấy một chén mùn gỗ, cho vào nước và đun lên cho sản phụ uống
với quan niệm để đứa trẻ hãy mau bước qua ngưỡng cửa ra ngoài mà không ở
mãi trong bụng mẹ (phỏng vấngià làng ở An Bình).
Người Dao ở An Bình thường bọc nhau thai trong áo người mẹ rồi chôn
ở gầm giường sản phụ với quan niệm đứa trẻ luôn mát mẻ và ở gần mẹ mình,
còn cuống rốn của đứa trẻ khi rụng được gói trong giấy, nếu là cuống rốn của
trẻ gái thì dắt vào vách nhà, sát bếp hàm ý để sau này sẽ chăm sóc nhà cửa,
bếp. Nếu là cuống rốn của trẻ trai thường được cất vào hòm quần áo hoặc cho
vào ống nứa đặt vào gốc cây to ở trong rừng, không cho ai biết với quan niệm
đứa trẻ không đi đại tiện hoặc tiểu tiện vặt. Việc đỡ đẻ, chăm sóc mẹ và con
sau đẻ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm dân gian. Trước khi đẻ, cũng chuẩn bị
miếng nứa sắc như dao, rửa qua nước sôi và dùng để cắt rốn, hàng ngày dùng
thuốc dân tộc đun lén để vệ sinh rốn cũng như cơ thể mẹ và con (kết quả

phỏng vấn sâu người già dân tộc Dao). Tuy nhiên, đẻ tại nhà mặc dù là một tập
quán lâu đời của dân tộc ít người nhưng cần được nghiên cứu và thay đổi dần.
Hiện nay, phần nhiều phụ nữ người Thái đã đến trạm y tế hay những cơ
sở y tế để sinh đẻ (51,5%) trong khi đó số phụ nữ người Dao thuộc nghiên cứu
này đẻ ở nhà vẫn còn chiếm tỉ lệ cao (73,2%).
Tìm hiểu nguyên nhân hiện trạng này chúng tôi nhận thấy ngoài vấn đề
tập quán như đã nêu ở trên thì hầu hết phụ nữ có tâm lý xấu hổ, ngại tiếp xúc
với người lạ, không muốn người khác sờ vào và biết được "cái riêng của họ",
một số cho rằng đẻ ở nhà đỡ tốn kém không phải đi xa đường sá cách trở. Từ lí

do đó nên khi đẻ ở nhà các thai phụ người Dao thường được người thân hay tự
mình đỡ là chính (78,7%) còn đối với người Thái, tuy cũng còn đẻ ở nhà
nhưng họ thường mời các bà đỡ dân gian hoặc nhân viên y tế đỡ (62,9% các
trường hợp đẻ ở nhà). Tuy nhiên, người dân phải nhận thức được rằng, việc
sinh đẻ tại các cơ sở y tế là rất cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả sản
phụ và thai nhi.
Cho trẻ bú
Mặc dù khoa học đã chứng minh cần phải cho trẻ bú sớm, ngay sau khi
đẻ vì giúp cho dạ con của bà mẹ co nhanh tránh băng huyết sau đẻ, đổng thời
kích thích cho bà mẹ có sữa, ít bị tức vú, tắc tia sữa và ít bị mất sữa về sau.
Đứa trẻ được bú sớm sẽ hưởng thứ thức ăn có đầy đủ chất bổ, lại có kháng thể
chống nhiễm trùng và thích hợp hệ tiêu hoá của trẻ khi mới sinh. Thực tế qua
phỏng vấn chúng tôi được biết thường thì nhanh cũng phải sau nửa ngày, thậm
chí đến 1 -2 ngày sau phụ nữ ở địa bàn nghiên cứu mới cho con bú vì họ cho
rằng chưa có sữa. Thời gian đó họ cho con uống nước đường, mật ong thay thế.
Trong thực tế đã có trường hợp chết chu sinh do trẻ bị sặc mật ong, nước
đường, người mẹ do không cho con bú ngay nên chậm có sữa hơn,
Trong nghiên cứu này phẩn lớn phụ nữ cả 2 dân tộc đã biết rằng cần cho
con bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh tuy nhiên tỷ lệ này ở người Thái
cao hơn người Dao (74,7% so với 65,5%). Các bà mẹ người Dao và người Thái

có sử dụng thuốc nam trong việc điều tiết sữa không? Tìm hiểu vấn đề này
chúng tôi thu được kết quả là, có tới 66,5% phụ nữ đã dùng trong các trường
hợp do tắc sữa ít sữa, giảm sữa để cai sữa (13,2%). Để người mẹ có nhiều sữa,
người ta thường hầm chân giò với gạo nếp, hoặc hầm quả đu đủ xanh với thịt
cho người mẹ ăn.
Hầu hết người được phỏng vấn cho rằng các bài thuốc này có tác dụng
ngay lập tức trong vòng một vài ngày và không có ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ của người mẹ. Theo tập quán, người mẹ đang cho con bú kiêng vắt sữa
xuống tro bếp vì sợ rằng thần bếp sẽ tức giận mà hút cạn sữa của người mẹ.
Từ những thực tế trong việc chãm sóc phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh,
người Thái và người Dao đã biết kết hợp cả các biện pháp của Tây y lẫn các
kinh nghiệm dân gian để chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Trong nghiên cứu này
hơn 1/2 số đối tượng biết đến các bài thuốc dân gian về chăm sóc cũng như
chữa bệnh cho phụ nữ sau khi đẻ và trong số đó đa phần là do tự mình hoặc gia
I
đình lấy cho (77,7%), tiếp đó mới là mua ở thầy lang (14, 6%) và có được từ
những nguồn khác (7,8%).
Như vậy, người Thái và người Dao còn lưu giữ lại nhiều bài thuốc dân
gian, điều này còn thể hiện qua việc những bà lang, những người dân bình
thường thậm chí cả những trẻ em ở độ tuổi học sinh cấp hai cũng biết rất nhiều
các cây thuốc, các bài thuốc sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, Những cây
thuốc, bài thuốc của họ dùng để chữa các bệnh thòng thường như cảm, cúm,
nhức đầu, sốt, đau mắt, tiêu chảy, sởi, mụn nhọt, ngộ độc, rắn cắn, đau lưng,
sai khớp, đái đắt những bệnh nặng hơn như đau dạ dày, thấp khớp, sỏi thận,
hen, lao, lòi dom các bài thuốc để chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho phụ
nữ và trẻ sơ sinh: kinh nguyệt không đều, bãng huyết, tắc sữa, tăng lượng sữa,
thuốc tắm cho trẻ mới sinh, thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh Và chưa thấy có
một bài thuốc nào phản tác dụng. Sống trong môi trường xunh quanh có nhiều
thảo dược, đồng bào dân tộc Thái, Dao đã biết tận dụng rất tốt điều kiện thuận
lợi này.

Những cây thuốc có thể sẵn có với số lượng nhiều ở xunh quanh nhà,
nhưng cũng có thể ở những nơi rất xa và rất hiếm, khó phát hiện mà chỉ có các
bà lang mới biết chỗ. Các cây thuốc của người Dao và người Thái sử dụng đều
có nguồn gốc trong tự nhiên (cây, củ, rễ cây, lá cây ).
Những bài thuốc dân gian này cho kết quả rất tốt và theo đánh giá của
những người được phỏng vấn thì nó có tác dụng chậm nhưng lâu dài hơn so với
thuốc tây y. Do đó những kiến thức bản địa này cần được gìn giữ, lưu truyền
và phổ biến trong cộng đồng dân cư.
Bằng nguồn dược liệu phong phú từ rừng, người Dao đã biết sử dụng để
chữa trị được nhiều bệnh thông thường, chỉ khi gặp những bệnh nặng, thì mới
nhờ đến sự chữa trị của thầy lang, Họ có nhiều bài thuốc đê phòng bệnh, bổi
bổ cho sản phụ (thường kết hợp với thức ăn) và nhiều bài thuốc phòng chữa
bệnh cho trẻ con (như phòng nhiễm trùng rốn, lở ngứa, mụn nhọt, cam sài,
sởi ). Thuốc nam thường được người Dao dùng dưới dạng làm thức ăn hoặc
nước uống hàng ngày,
Vào mùa nóng, người ta thường nấu một số món ăn có tác dụng làm
mát, hạ nhiệt như canh rau dền chua, ăn sống rau diếp cá, phòng chống được
nhiều bệnh như đái rắt, mụn nhọt Vào mùa lạnh, người dân ở đây thường
21
cho thêm gừng, tỏi vào một số món ăn để làm ấm cơ thể và phòng chống các
bệnh do lạnh, Ngoài các bài thuốc Nam chữa những bệnh thông thường, với
một số bệnh nan y như đau đầu kéo dài nhiều ngày, ỉa chảy nặng, đau mắt có
mủ, rắn cắn, yếu thận, viêm xoang, tri, kiết lỵ, cũng có thể chữa được. Bên
cạnh đó, mặc dù ngưòi Dao có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc sức khoẻ
phụ nữ nhưng với một số bệnh họ phải nhờ đến các thầy lang, chẳng hạn như
điều hoà kinh nguyệt, khí hư, thai phụ đau bụng ra nhiều huyết, hậu sản, khó
đẻ , thậm chí là vô sinh.
Theo một nghiên cứu, thì tỷ lệ thuốc chữa bệnh phụ nữ chiếm số lượng
đáng kể 55,2% và thuốc chữa bệnh trẻ em chiếm 32,9% trong tổng số các bài
thuốc của người Dao |2).

Hầu như người Dao ở xã An Bình luôn có ý thức giữ gìn những bí quyết
trong các bài thuốc dân gian của họ, trong các nhóm Dao đỏ, Dao trắng và Dao
đen mỗi nhóm Dao lại có các họ khác nhau như họ Bàn, Hoàng, Vi, Triệu.,
Mỗi Họ thường có một bài thuốc riêng để nấu nước tắm cho sản phụ sau đẻ và
trẻ sơ sinh. Các bài thuốc này thường được giữ bí mật, khi có ai đó ở nơi khác
cần, họ thường băm nát các thuốc này rồi mới đưa cho nên không còn phân
biệt được các loại lá nào. Cũng có người chuyên hái thuốc trong các nhóm Dao
nhưng hầu như những người này thường không bán thuốc mà nếu có ai cần đến
họ thì họ tìm thuốc cho nhưng không lấy tiền mà lấy lễ vật (trả sau khi bệnh đã
khỏi hoặc bớt) với quan niệm nếu lấy tiền thì “con bệnh sẽ không khỏi đâu”, lễ
vật thường là lợn, gà, rượu và nếp m.
3.4. Sự lưu truyền kiến thức bản địa trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Khi tìm hiểu về việc các bài thuốc dân gian đó được lưu truyền như thế
nào? Chúng tôi thu được những kết quả sau:
Các bài thuốc dân gian của cả hai dân tộc Thái và Dao được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu thông qua những người thân trong gia
đình như ông bà, bố mẹ, người thân và họ hàng (85,29%, 82,92%) ngoài ra
những kiến thức đó còn được truyền dạy từ những người khác trong xã hội như
thầy lang, bạn bè và hàng xóm (14,7%, 17,1%).
Ngay từ nhỏ các cô cậu bé người Thái, Dao đã được tiếp xúc với các cây
thuốc bài thuốc dân gian, chúng có ở xunh quanh nhà, khi người thân trong gia
22
đình, bạn bè hàng xóm bị bệnh thì chúng luôn được sử dụng. Đó là đối với
những bệnh thồng thường, còn với các bệnh nan y khó chữa, đòi hỏi phải có
những bài thuốc phức tạp hơn thì chỉ có các bà lang mới biết và họ chỉ truyền
đạt những bài thuốc này cho con gái, con dâu còn con trai thì thường không
được truyền vì họ cho rằng con trai lười, không có đủ kiên nhẫn để học những
bài thuốc này. Có lẽ đây là lý do giải thích vì sao chỉ có các bà lang mà rất
hiếm các ông lang người dân tộc ít người. Sự hiểu biết về những cây thuốc bài
thuốc của họ ngày càng tăng theo thời gian, đến độ tuổi thành lập gia đình thì

nhiều phụ nữ đã biết một số bài thuốc chữa các bệnh thông thường cho mình
và gia đình. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian được lưu truyền chủ yếu bằng
phương thức truyền miệng. Đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là các bà lang
biết rất nhiều cây thuốc và chỉ nói được tên chúng bằng tiếng của họ mà không
viết ra được.
Hầu hết các đối tượng được phỏng vấn đều biết đến thuốc nam vẫn
thường được người dân sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa bệnh nói
chung và bệnh có liên quan đến SKSS nói riêng, trong đó các bà lang, người
có vai trò rất lớn trong việc lưu truyền các bài thuốc dàn gian. Các bà lang tuy
có trình độ học vấn thấp, thậm chí có người hiện nay cũng không biết đọc, biết
viết nhưng họ đang mang trong mình những hiểu biết về các cày thuốc dán
gian được thế hệ trước truyền lại, sử đụng để chữa bệnh cứu người và tiếp tục
truyền đạt nó cho thế hệ sau, ở mỗi thôn/ bản của người Dao và người Thái
hiện nay thường có ít nhất một bà lang dân gian, nếu họ còn khoẻ thường có
xu hướng đảm nhiệm luôn công tác y tế thôn bản, điều này thể hiện chủ trương
kết hợp giữa điều trị bằng các phương pháp hiện đại kết hợp với những phương
pháp truyền thống của Yên Bái. Các bài thuốc thông thường thì được lưu
truyền một cách rộng rãi trong cộng đồng, còn các bài thuốc chữa bệnh nan y
thì chỉ có các bà lang mới biết và số phận của chúng hoàn toàn phụ thuộc vào
họ. Có người chuyên trị bệnh thận, hoặc gan trong khi đó có người lại chuyên
về chữa ngứa, lở (người dân nơi đây gọi chung là phong). Những bài thuốc về
sức khoẻ sinh sản như dưỡng thai, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, thuốc làm nước
tắm cho sản phụ và trẻ sơ sinh thì hầu như bà lang nào cũng biết, thậm chí
nhiều phụ nữ biết và tự họ có thể kiếm được các cây thuốc này trong thiên
nhiên. Tuy nhiên, những bài thuốc chữa trị vô sinh, tránh thai, nạo phá thai
thì chỉ rất ít người biết và họ thường độc quyền. Sau các bà lang là nhóm phu
nữ trong tuổi sinh đẻ có hiểu biết về thuốc nam khá tốt. Hầu như người phụ nữ
Thái nào đã từng sinh con đều biết đến và đã từng sử dụng thuốc nam khi
mang thai và sau khi sinh, "Phụ nữ người Thái thì ai cũng biết hái cây thuốc,
lá thuốc để dùng khi mang thai và sinh đẻ, nhưng có người không đi lấy được

thì phải nói với bà Lang lấy cho thôi, thuốc bây giờ cũng hiếm rồi, phải đi xa
mới lấy được" (bà Hoàng Thị Síu 43 tuổi, xã Phù Nham). Thông thường các bà
ỉang hoặc những người phụ nữ khác đều truyền những hiểu biết của họ về
thuốc nam cho con gái và con dâu bằng cách truyền miệng và dẫn đi hái nên
khi bước vào tuổi sinh đẻ thì người phụ nữ đều được trang bị kiến thức này,
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số người được biết và truyền dạy những
kiến thức bản địa về chăm sóc SKSS từ khi còn tuổi vị thành niên khá ít, ở
người Thái là 26,80%, với người Dao tỷ lệ này chiếm cao hơn và ở nữ cao hơn
ở nam. Do vậy, qua thời gian dù không biết chữ hay ở trình độ học vấn nào
bằng sự học hỏi, tích luỹ những kinh nghiệm, kiến thức trong dân gian họ đã
lại truyền dạy cho con em họ những vốn quý đó của dân tộc mình những mong
các thế hệ sau sẽ bảo tồn và phát huy được những giá trị tinh thần nhiều ý
nghĩa đó. Các kiến thức bản địa đó lại tiếp tục được sử dụng trong đời sống
sinh hoạt hàng ngày của người dân, phục vụ cho công tác chăm sóc SKSS của
cộng đồng người Thái và người Dao.
Với những bài thuốc và phương thuốc quý, thuốc chữa bệnh hiểm
nghèo thường là những bí quyết gia truyền do đó chỉ những người thân trong
gia đình mới được truyền dạy vì không muốn để lộ ra ngoài vì họ coi đó như là
báu vật gia truyền nếu để người ngoài biết thì có tội với tổ tiên. Nam giới
thường ít quan tâm đến các bài thuốc nam nói chung và thuốc cho SKSS nói
riêng, tuy có tỷ lệ cao nam giới cho rằng họ có nghe nói về thuốc nam và tác
đụng của chúng đối với phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ. Có tới 75% nam giới
kể ra được các bài thuốc nhưng chỉ hơn 10% số nam giới này đã trực tiếp được
mẹ hoặc bà của họ truyền dạy và hướng dẫn cách thu hái cây thuốc ở thiên
nhiên. Phần vì theo truyền thống, xưa nay chỉ phụ nữ quan tâm và biết nhiều
về các bài thuốc này, khi lưu truyền thì người mẹ thường chí truyền cho con
gái, ngay cả những bà lang cũng chỉ truyền cho con gái hoặc con dâu những
bài thuốc bí mật chữa bệnh nan y còn với con trai thì hầu như không được
truyền với lý do là con trai thường không chăm chỉ, nhiều gia đình còn không
24

truyền cho con trai vì họ cho rằng con trai hay uống rượu nên "ma rượu" làm
lú lẫn không nhớ được các bài thuốc, hơn nữa chính nam giới và cả phụ nữ đều
cho rằng đó là việc của phụ nữ "Con trai nó lười lắm, không chịu học đâu, mà
nó còn mải lo làm kiếm cái ăn xưa nay ở đây vẫn thế, đàn ông họ ngại làm
cái việc của phụ nữ này" (bà lang Lò Thị Siêm, 64 tuổi),
Với những bài thuốc mà thực tế những người phụ nữ mang thai đã dùng
để bổ trợ thai nghén như "an thai, làm mát thai" cho thấy chủ yếu là do ông
bà, bố mẹ và những người thân họ hàng truyền dạy và khuyên họ dùng (75,3%
người Dao và 60% người Thái), số còn lại do họ tự nhận thức được và do bạn
bè, hàng xóm chỉ cho (24,2% và 40%) ở người Dao và người Thái.
Truyền dạy các bài thuốc cho con em
Bảng 11: Việc truyền dạy những kiến thức cổ truyền cho con, em ở 2 dân tộc
Truyền dạy cho
con em
Thái Dao
n % n
%
Có 90 46,4 94 62,3
Không 104 53,6 57 37,7
Tổng 194 100,0 151
100,0
Như vậy, hiện tại cũng mới chỉ có khoảng một nửa những người được
phỏng vấn đã truyền dạy những kiến thức về thuốc nam liên quan đến SKSS
cho con em họ. Trong hai dân tộc thì người Dao có tỷ lệ này cao hơn (62,3%
so với 46,4%).
Kết quả phỏng vấn đối tượng VTN tuy có khác với kết quả trên nhưng
cũng khẳng định được kiến thức về thuốc nam vẫn được lưu truyền qua các
thế hệ thể hiện qua sự hiểu biết của VTN hiện nay về các bài thuốc dân tộc:
51,7 ở nam giới và 73,8% ở nữ giới VTN người Dao. Tỷ lệ này ở VTN người
Thái thấp hơn: 25,3% nam và 30,6% nữ. Điểu này cho thấy tuy hiện nay các

loại thuốc tây y tuy đã khá phổ biến nhưng những kiến thức về y học cổ truyền
vẫn được lưu giữ và truyền lại cho thế hệ trẻ, chính đối tượng này sẽ là những
người tiếp tục lun giữ và truyền cho các thế hệ tương lai. Cần phải có ý thức
tuyên truyền trong cộng đồng để người dân thấy được sự cần thiết giữa gìn và
lưu truyền kiến thức về thuốc nam.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung và y
dược học nói riêng, đã có nhiều ứng dụng khoa học vào việc chăm sóc đời
sống nhân dân, đặc biệt là SKSS, tuy vậy những tri thức dân gian vẫn có một
vai trò quan trọng của nó. Do vậy, cần được quy hoạch và bảo tổn cũng như
tìm hiểu thêm về tác dụng của chúng.
Về tính ưu việt khi sử dụng các bài thuốc nam thì hầu hết các đối tượng
được phỏng vấn đều biết một cách chắc chắn rằng đây là sản phẩm sẩn có ở
thiên nhiên, dễ kiếm và cũng dễ sử dụng, có tác dụng chữa bệnh tốt lại rẻ tiền
(nếu phải đi mua), nhất là trong tình trạng hiện nay giá thuốc tây đang không
ổn định và tăng cao, việc mua thuốc tây với đổng bào người dân tộc thiểu số là
một khó khăn lớn. Thực tế khảo sát cho thấy, người Thái, Dao còn lưu giữ
nhiều bài thuốc dân gian, điều này thể hiện rất rõ ở việc: những bà lang, những
người dân bình thường thậm chí cả một số trẻ em ở độ tuổi học sinh cấp hai
cũng biết nhiều các cây thuốc, các bài thuốc sử dụng trong cuộc sống hàng
ngày.
Tuy nhiên mức độ nhận thức được điều này không rộng khắp và không
đồng đều trong cộng đổng. Trước hết, theo thời gian, mức độ hiểu biết và sử
dụng thuốc nam đã giảm nhiều so với thời gian trước đây vài chục năm, điều
này được các bà lang và những người già trong cộng đồng khẳng định "Trước
đây ở chợ của xã hay chợ Mường Lò, có nhiều người chuyên bán thuốc nhưng
hiện nay ít rồi, phần vì những người ấy đã già và chết mà không truyền lại
được cho con, cháu, phần vì cây thuốc bây giờ cũng hiếm lắm, phải đi xa, có
khi phải hai - ba ngày mới về được, cũng có thể nếu ốm đau thì người ta mua
thuốc tây ở hiệu, sẵn lắm " (bà lang Hoàng Thị Xìn, 72 tuổi). Nhóm phụ nữ,
những người đang có tỷ lệ nhận thức và sử dụng thuốc nam cao nhất thì cũng

giảm dần theo lứa tuổi, những người cao tuổi có tỷ lệ hiểu biết và sử dụng cao
hơn những người trẻ. Nhóm phụ nữ có tuổi trên 40 có số người biết và đã từng
nhiều lần sử dụng thuốc nam cao hơn nhiều so với nhóm 30-40 tuổi và nhóm
dưới 30 tuổi, với tỷ lộ tương ứng là 96,5%; 77,3% và 64,7%. Những phụ nữ
chưa sử đụng cũng cho biết những lý do khá phổ biến là thuốc nam đã khó
kiếm hơn trước đây và họ ngại phải đun nấu, lại phải uống trong nhiều ngày.
"Thuốc để uống thông thường thì người nhà cũng đi kiếm được nhưng những
thuốc bệnh như trị đau bụng, rong kinh, thuốc cho ra sữa thì phái đi mua của
26
những bà lang, mà phải đun uống nhiều ngày nên ngại" (chị Hoàng Thị Bé, 24
tuổi),
Trong nội dung thảo luận với cán bộ địa phương, những người thực hiện
đề tài này đã nêu vấn đề cần làm gì để lưu giữ, truyền đạt những kiến thức bản
địa cho con em mình thì các ý kiến đưa ra với nhiều nội dung khác nhau như
phổ biến tuyên truyền , mở lớp đào tạo, xây dựng vườn thuốc trong cộng đồng
và nhiều ý kiến thiết thực khác. Trong đó, vườn thuốc nam được hình thành
bằng cách ai biết cây thuốc nào tốt thì mang đến vườn trổng, vườn sẽ được
giao cho người có chuyên môn quản lý và chăm sóc, đồng thời là tuyên truyền
viên được xã trả thù lao. Mô hình vườn thuốc là nhân tố làm tăng hiểu biết và
quan tâm của người dân trong xã về các cây thuốc và bài thuốc dàn gian đồng
thời cũng thể hiện rõ những tác dụng cũng như lợi ích mà chúng mang lại.
Tuy nhiên, họ cũng thấy có khó khăn nhất định: Các bài thuốc dân gian
được lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng và chỉ trực tiếp theo
kiểu "cầm tay chỉ việc". Những người già ở hai dân tộc Dao và Thái, đặc biệt
là các bà Lang biết rất nhiều cây thuốc nhưng họ không nói được tên của
chúng bằng tiếng Kinh mà chỉ nói được bằng tiếng bản địa, đồng thời họ cũng
không viết ra được. Do vậy việc lưu truyền dễ bị mai một. Việc truyền nghề
thuốc ở những bà Lang thường theo những nguyên tắc nghiêm ngặt: Với
những phương thuốc gia truyền chữa trị một số bệnh nan y họ chỉ truyền cho
con gái hoặc con dâu nhưng phải chọn người dựa vào tâm tính nghĩa là phải có

đạo đức tốt, phải yêu thích và có tâm với nghề và tất nhiên phải "sáng dạ".
"Tôi cũng muốn truyền cho con cháu lắm nhưng cái nghề này nó vất vả và tỷ
mỷ lắm, các anh các chị ấy bây giờ có nhiều cái để làm, họ chẳng chịu theo
mấy già này đâu, tôi có 3 người theo học và bốc thuốc rồi nhưng xem ra may
lắm cũng chỉ có một cô cả là theo được thôi, Trước đây tôi học từ mẹ tôi thì
phải lăn vào mà học mà còn bị mắng luôn" (bà Lang Hoàng Thị Xìn, 72 tuổi),
Khó khăn thứ hai phải kể đến nguồn thuốc nam ở An Bình và Phù Nham
đang bị hiếm dần do việc khai thác, sử dụng liên tục không có quy hoạch về
lâu về dài, Bên cạnh đó do việc khai phá đất để làm nương, trồng lúa và hoa
màu, do việc phá rừng nên địa hình cho những cây thuốc có thế mọc được bị
hạn chế, nhiều người dân nói trước đây việc kiếm cây thuốc không mấy khó
khăn nhưng hiện nay phải vào rừng sâu và rất mất công sức mới tìm được,
27
Ngay những bà lang đi hái thuốc chuyên nghiệp cũng phải đi 1-2 ngày mới
kiếm được thuốc.
4. LẾT KUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
■ ■
4.1. Kết luận
Nghiên cứu về kiến thức bản địa của người Dao và người Thái liên quan
đến chăm sóc SKSS chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
• Người Dao và người Thái ở Yên Bái đều có những kiến thức bản địa
liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thể hiện qua hôn nhân,
sinh đẻ và dùng thuốc nam trong chăm sóc sức sức khoẻ sinh sản
như chăm sóc thai nghén, chăm sóc trẻ sơ sinh và sản phụ sau đẻ.
• Trong những kiến thức bản địa trên đây, nhiều kiến thức có lợi, phù
hợp với tình hình địa phương và hợp với chính sách chăm sóc sức
khoẻ sinh sản của ngành y tế cần được phát huy, bảo tồn và phát
triển (dùng thuốc nam, một số kiêng kỵ khi mang thai, sinh đẻ ).
Bên cạnh đó, một số kiến thức và thực tế còn lạc hậu trong chăm
sóc sức khoẻ sinh sản (kết hôn sớm, đẻ khi tuổi còn quá trẻ, đẻ

nhiều, kiêng kỵ quá mức trong ăn uống khi mang thai, nuôi con
nhỏ ) cần được tuyên truyền để hạn chế tiến đến từ bỏ.
• Việc bảo tổn và lưu truyền những kiến thức bản địa tích cực trong
cộng đồng người Dao và người Thái vẫn đang được thực hiện một
cách tự phát và tự giác qua các thế hệ, nếu có quy hoạch và có biện
pháp can thiệp bằng tuyên truyền thì việc gìn gữ những kiến thức
này sẽ có hiệu quả hơn.
• Trong hai dàn tộc, người Dao có vị trí địa lý và điều kiện kinh tế
khó khăn hơn, khó tiếp cận với dịch vụ y tế hiện đại hơn thì việc sử
dụng những kiến thức bản địa thể hiện rõ hơn so với cộng đồng ngừi
Thái.
28
4.2. Khuyến nghị
• Trong các kiến thức bản địa của người Thái và người Dao thì
kiến thức về thuốc nam rất có giá trị, để việc gìn giữ và lưu
truyền tích cực hơn, có hiệu quả hơn, cần có biện pháp tuyên
truyền để người dân thực sự thấy được ý nghĩa của nó và tích
cực tìm hiểu và lưu truyền trong cộng đồng.
• Việc đầu tư xây đựng vườn thuốc nam ở mỗi xã/thôn có qui mô
hơn, được quản lý, chăm sóc tốt sẽ là biện pháp can thiệp tốt cho
việc tuyên truyền kiến thức về thuốc nam trong chăm sóc sức
khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản nói riêng ở trong cộng
đồng.
• Những người thực hiện đề tài mong muốn đề tài cần được cấp
thêm kinh phí và nâng cấp thành đề tài đặc biệt cấp Đại học
Quốc gia để thực hiện khuyến nghị này.
29

×