Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẠM VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU VIRUS IHHNV (INFECTIOUS HYPODERMAL
AND HAEMATOPOIETIC NECROSIS VIRUS) TRÊN TÔM SÚ
PENAEUS MONODON TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẠM VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU VIRUS IHHNV (INFECTIOUS HYPODERMAL AND
HAEMATOPOIETIC NECROSIS VIRUS) TRÊN TÔM SÚ PENAEUS
MONODON TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH VI SINH
MÃ SỐ: 62 42 40 01

Phản biện 1: PGS.TS. Lê Huyền Ái Thúy
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Cát Đông
Phản biện 3: TS. Nguyễn Tiến Dũng
Phản biện độc lập 1: PGS.TS. Lê Huyền Ái Thúy
Phản biện độc lập 2: TS. Lê Hồng Phước


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. PHẠM THÀNH HỔ
2. TS. BS. PHẠM HÙNG VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013


Lời cam đoan

Phạm Văn Hùng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, chưa được ai công bố trong các
công trình khác.
Tác giả

Phạm Văn Hùng

-iNghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Lời cảm ơn

Phạm Văn Hùng

LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cám ơn PGS. TS. Phạm Thành Hổ, TS. BS. Phạm Hùng Vân đã hướng
dẫn tôi hoàn thành luận án này.

Chân thành cám ơn GS. TS. Trần Linh Thước, PGS. TS. Đặng Thị Phương Thảo,
PGS. TS. Bùi Lai, PGS. TS. Lê Huyền Ái Thúy, TS. Phan Thị Phượng Trang, TS.
Nguyễn Tiến Dũng và PGS. TS. Trần Nhân Dũng đã có những ý kiến đóng góp quan
trọng cho luận án.
Cám ơn kỹ sư Nguyễn Tấn Bình, Trần Thị Mỹ Hà, Thạc sỹ Thạch Thanh đã hỗ
trợ trong quá trình hoàn thành luận án.
Trân trọng cám ơn Giám đốc Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản Vùng 6
và các anh chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ và động viên tôi hoàn thành
luận án này.
Trân trọng cám ơn!

Phạm Văn Hùng

- ii Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Mục lục

Phạm Văn Hùng

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................II
MỤC LỤC.................................................................................................................... III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................VII
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... VIII
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................5
1.1. Bệnh trên tôm sú do virus .....................................................................................6

1.1.1. Các loại bệnh ở tôm nuôi trên thế giới và tác nhân là virus gây bệnh ........6
1.1.2. Ảnh hưởng của dịch bệnh do virus đối với ngành nuôi tôm trên thế giới ..8
1.1.3. Tình hình dịch bệnh do virus đối với ngành nuôi tôm tại Việt Nam...........9
1.1.4. Ý nghĩa của phương pháp phân tích nhanh virus gây bệnh trên tôm ......11
1.2. Virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô ..................11
1.2.1. Đặc điểm gây bệnh, phân bố và tác động đối với ngành tôm nuôi ............11
1.2.2. Phân loại và các đặc điểm sinh học chính của IHHNV ..............................14
1.2.3. Đặc điểm bộ gen IHHNV và chức năng của các protein ............................17
1.2.4. Trình tự DNA trong bộ gen tôm sú tương đồng với IHHNV.....................18
1.2.5. Tình hình nghiên cứu IHHNV trên thế giới và Việt Nam ..........................19
1.2.6. Phương pháp phát hiện IHHNV ...................................................................20
1.3. Nguyên tắc nghiên cứu bộ gen virus ..................................................................24
1.3.1. Giải trình tự để thu thập dữ liệu bộ gen virus.............................................24
1.3.2. Định dạng FASTA..........................................................................................25
1.3.3. Tìm kiếm khung đọc mở (ORF) bằng công cụ ORF Finder ......................26
1.3.4. Phân tích cấu trúc tương đồng bằng công cụ BLAST ................................26
1.3.5. So sánh trình tự sinh học ...............................................................................27
1.3.6. Mối quan hệ giữa phân tích tiến hóa và so sánh trình tự...........................28
- iii Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Mục lục

Phạm Văn Hùng

1.3.7. Cây phát sinh chủng loài ...............................................................................29
1.3.8. Phương pháp xây dựng cây phát sinh chủng loài .......................................30
1.4. Mục tiêu, nội dung và phương pháp tiếp cận của luận án...............................32
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP........................................................34

2.1. Thu nhận tôm bệnh và kiểm chứng bằng phương pháp PCR.........................35
2.1.1. Mục đích..........................................................................................................35
2.1.2. Thiết bị chính..................................................................................................35
2.1.3. Vật liệu.............................................................................................................35
2.1.4. Hóa chất, môi trường .....................................................................................35
2.1.5. Phương pháp tiến hành..................................................................................37
2.2. Tạo dòng và giải trình tự từng phần bộ gen IHHNV .......................................38
2.2.1. Mục đích..........................................................................................................38
2.2.2. Thiết bị chính..................................................................................................38
2.2.3. Vật liệu.............................................................................................................38
2.2.4. Hóa chất, môi trường .....................................................................................39
2.2.5. Phương pháp tiến hành..................................................................................41
2.3. So sánh đại diện bộ gen IHHNV phân lập ở Việt Nam với đại diện bộ gen
IHHNV ở các nước khác..............................................................................................45
2.3.1. Mục đích..........................................................................................................45
2.3.2. Phương pháp tiến hành..................................................................................46
2.4. Xây dựng phương pháp phát hiện IHHNV .......................................................47
2.4.1. Mục đích..........................................................................................................47
2.4.2. Vật liệu.............................................................................................................48
2.4.3. Thiết bị chính..................................................................................................48
2.4.4. Phương pháp tiến hành..................................................................................48
2.5. Thực nghiệm cảm nhiễm.....................................................................................51
2.5.1. Mục đích..........................................................................................................51
- iv Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Mục lục

Phạm Văn Hùng


2.5.2. Vật liệu.............................................................................................................51
2.5.3. Thiết bị chính..................................................................................................51
2.5.4. Hóa chất...........................................................................................................51
2.5.5. Phương pháp tiến hành..................................................................................52
2.6. Ứng dụng quy trình phân tích IHHNV đã xây dựng để nghiên cứu tình hình
tôm sú nuôi ở Việt Nam bị nhiễm IHHNV.................................................................55
2.6.1. Mục đích..........................................................................................................55
2.6.2. Đối tượng khảo sát .........................................................................................55
2.6.3. Nội dung khảo sát...........................................................................................55
2.6.4. Lấy mẫu...........................................................................................................56
2.6.5. Phân tích..........................................................................................................56
2.6.6. Xử lý kết quả phân tích..................................................................................56
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................................58
3.1. Kết quả thu nhận tôm bệnh và kiểm chứng bằng phương pháp PCR ...........59
3.2. Kết quả tạo dòng và giải trình tự từng phần bộ gen IHHNV..........................60
3.2.1. Kết quả tạo dòng bảy đoạn DNA của bộ gen IHHNV ................................60
3.2.2. Kết quả giải trình tự.......................................................................................62
3.2.3. Tổ chức và chức năng của một phần bộ gen IHHNV .................................70
3.3. So sánh một phần bộ gen IHHNV của Việt Nam với các đại diện bộ gen
IHHNV từ các quốc gia trên thế giới..........................................................................80
3.3.1. Phân tích cấu trúc tương đồng về trình tự nt của các bộ gen IHHNV......80
3.3.2. Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các đại diện IHHNV ......................81
3.4. Xây dựng phương pháp phân tích IHHNV .......................................................87
3.4.1. Thiết kế mồi ....................................................................................................87
3.4.2. Xác định các điều kiện phản ứng PCR đối với mồi 196F/R .......................89
3.4.3. Xác nhận hiệu lực phương pháp PCR với mồi 196F/R ..............................94
3.4.4. Đề xuất quy trình phân tích IHHNV..........................................................101
-vNghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.



Mục lục

Phạm Văn Hùng

3.4.5. Thử nghiệm liên phòng ................................................................................101
3.5. Thực nghiệm cảm nhiễm...................................................................................102
3.5.1. Lựa chọn tôm sú sạch bệnh .........................................................................102
3.5.2. Kết quả thực nghiệm cảm nhiễm ................................................................103
3.6. Ứng dụng phương pháp IHHNV đã xây dựng để khảo sát sự hiện diện của
IHHNV trên tôm sú nuôi tại Việt Nam ....................................................................111
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................115
4.1. Kết luận...............................................................................................................116
4.1.1. Một phần bộ gen IHHNV ............................................................................116
4.1.2. So sánh với thế giới.......................................................................................116
4.1.3. Xây dựng phương pháp phát hiện IHHNV ...............................................116
4.1.4. Kết quả thực nghiệm cảm nhiễm ................................................................117
4.1.5. Xác định mức độ phổ biến của IHHNV trên tôm sú nuôi ........................117
4.2. Kiến nghị.............................................................................................................117
DANH MỤC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ ...................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................A
PHỤ LỤC .......................................................................................................................A

- vi Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Danh mục chữ viết tắt


Phạm Văn Hùng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AaeDNV: Aedes aegypti

NCBI: National Center for Biotechnology

ASL: activation sequence like

Information: trung tâm thông tin công

CAI: crowdy type A

nghệ sinh học quốc gia

CSIRO: The Commonwealth Scientific NTP: nucleoside triphosphate
and Industrial Research Organisation: Tổ OIE: Office International des Epizooties:
chức Nghiên cứu Khoa học và Công tổ chức Sức khỏe Thú y Thế giới
nghiệp thuộc khối Thịnh vượng chung.

Paup:

DPE: downstream core promoter element

parsimony: phân tích phát sinh chủng loài

phylogenetic

analysis


using

GAV: gill-associated virus: virus liên sử dụng phương pháp hà tiện tối đa
quan tới mang

SOC: super optimal broth with catabolic

HPV: hepatopanceatic parvovirus: virus repressor
gây bệnh gan tụy

TEM: transmission electron microscopy:

IDT: integrated DNA Technologies

kính hiển vi điện tử truyền suốt

IMV: infectious myonecrosis virus: virus TSV: taura syndrome virus: virus gây hội
gây bệnh hoại tử cơ

chứng đầu vàng

Inr: initiator: yếu tố khởi đầu

WSSV: white spot syndrome virus: virus

IPTG: inducer of β-galactosidase

gây hội chứng đốm trắng

ISH: in situ hybridization: lai tại chổ


X-gal: bromo-chloro-indolylgalactopyra-

LB: luria bertani

noside

MBV: monodon baculovirus

YHV: yellow head virus: virus gây bệnh

Mega5: molecular evolutionary genetics đầu vàng
analysis

using

evolutionary

maximum

distance,

and

likehood,
maximum

parsimony methods. Version 5.1

- vii -


Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Danh mục các bảng

Phạm Văn Hùng

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổn thất về kinh tế của ngành nuôi tôm do dịch bệnh virus ...........................9
Bảng 1.2. Mô mục tiêu của tôm được sử dụng để chẩn đoán bệnh do virus IHHNV ...21
Bảng 1.3. Một số phương pháp được sử dụng để phát hiện và chẩn đoán bệnh do
IHHNV ...........................................................................................................................22
Bảng 1.4. Trình tự mồi dùng phân tích IHHNV bằng kỹ thuật PCR.............................24
Bảng 2.1. Mồi sử dụng cho phản ứng PCR....................................................................36
Bảng 2.2. Trình tự mồi dùng để giải trình tự từng phần bộ gen IHHNV ......................39
Bảng 2.3. Mẫu tôm sử dụng để xây dựng phương pháp phân tích IHHNV ..................48
Bảng 2.4. Bố trí thí nghiệm cảm nhiễm IHHNV trên tôm sú ........................................53
Bảng 2.5. Số vùng nuôi khảo sát và lấy mẫu ................................................................55
Bảng 3.1. Kết quả thu thập mẫu tôm sú .........................................................................59
Bảng 3.2. Tóm tắt các vùng chức năng của một phần bộ gen IHHNV. ........................71
Bảng 3.3. Mức độ tương đồng tối đa (%) giữa trình tự nt và protein giả định ..............76
Bảng 3.4. Mức độ tương đồng tối đa (%) giữa trình tự nt một phần bộ gen IHHNV-VN
so với các bộ gen IHHNV của các nước. .......................................................................80
Bảng 3.5. Khoảng cách tiến hóa ước lượng giữa các đại diện IHHNV.........................83
Bảng 3.6. Trình tự và các thông số của mồi sau thiết kế ...............................................88
Bảng 3.7. Một số đặc điểm của các mồi được sử dụng để phát hiện IHHNV ...............99
Bảng 3.8. Kết quả tham gia liên phòng phân tích IHHNV ..........................................102
Bảng 3.9. Kết quả thực nghiệm cảm nhiễm IHHNV trên tôm sú ................................103

Bảng 3.10. Kết quả phân tích các bộ phận của tôm nuôi sau khi phơi nhiễm với
IHHNV bằng phương pháp PCR và mô học................................................................110
Bảng 3.11. Kết quả lấy mẫu phân tích IHHNV ...........................................................111
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát IHHNV trên tôm sú nuôi tại các vùng nuôi trọng điểm ở
Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. ....................................................................................112

- viii Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Danh mục các hình

Phạm Văn Hùng

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tôm non loài P. stylirostris bị bệnh do IHHNV............................................13
Hình 1.2. Hình dạng hạt của IHHNV dưới kính hiển vi điện tử truyền suốt.................15
Hình 1.3. Cây phát sinh chủng loài được thiết lập từ các đại diện IHHNV ..................16
Hình 1.4. Sơ đồ minh họa mối liên quan giữa bộ gen IHHNV......................................18
Hình 1.5. Ảnh mô học của tôm P. stylirostris bị bệnh hoại tử cấp................................23
Hình 1.6. Sơ đồ vị trí tương đối các cặp mồi 392F/R, 389F/R, 309F/R ........................24
Hình 1.7. Sơ đồ minh họa chu trình giải trình tự tự động..............................................25
Hình 1.8. Ví dụ về so sánh trình tự toàn cục và so sánh trình tự cục bộ........................28
Hình 1.9. Ví dụ minh họa hai trình tự có cùng trình tự tổ tiên chung............................29
Hình 1.10. Ví dụ minh họa về cấu trúc của các cây tiến hóa.........................................29
Hình 1.11. Tóm tắt cách thức lựa chọn phương pháp xây dựng cây tiến hóa ...............31
Hình 2.1. Sơ đồ minh họa vị trí bắt cặp của cặp mồi 309F/R........................................36
Hình 2.2. Thang DNA 100 – 1000 bp............................................................................37
Hình 2.3. Sơ đồ minh họa vị trí bắt cặp tương đối của bảy cặp mồi .............................40
Hình 2.4. Vị trí của các yếu tố lỏi promoter. .................................................................45

Hình 2.5. Vị trí phân tích bệnh do IHHNV bằng kỹ thuật mô học................................54
Hình 3.1. Kết quả điện di sản phẩm PCR nhằm lựa chọn mẫu tôm sú chỉ nhiễm
IHHNV. ..........................................................................................................................59
Hình 3.2. Kết quả phát hiện bệnh do IHHNV bằng phương pháp mô học....................60
Hình 3.3. Kết quả điện di sản phẩm PCR nhằm kiểm tra các dòng IHHNV1-5............61
Hình 3.4. Kết quả điện di sản phẩm PCR nhằm kiểm tra các dòng IHHNV6-7………61
Hình 3.5. Biểu đồ thành phần bốn nucleotide A, C, G và T ..........................................70
Hình 3.6. Chi tiết trình tự nt và tổ chức của một phần bộ gen IHHNV gồm 3091 bp...74
Hình 3.7. Sơ đồ tổ chức của một phần bộ gen IHHNV .................................................75

- ix -

Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Danh mục các hình

Phạm Văn Hùng

Hình 3.8. Vùng lỏi (hộp TATA, hộp Inr và DPE) của các promoter.............................77
Hình 3.9. Sơ đồ minh họa các vị trí chức năng trên một phần bộ gen IHHNV.............78
Hình 3.10. Trình tự a.a của protein khởi đầu sao chép I và II .......................................79
Hình 3.11. Cây phát sinh chủng loài giữa các đại diện IHHNV, dạng không cùng được
thiết lập bằng phương pháp neigbor joning ...................................................................82
Hình 3.12. Cây phát sinh chủng loài IHHNV, dạng có cùng gốc được thiết lập bằng
phương pháp neigbor joning ..........................................................................................84
Hình 3.13. Cây phát sinh chủng loài IHHNV, dạng có cùng gốc được thiết lập bằng
phương pháp hà tiện tối đa.............................................................................................85
Hình 3.14. Cây phát sinh chủng loài IHHNV, dạng có cùng gốc được thiết lập bằng

phương pháp maximum likehood ..................................................................................86
Hình 3.15. Sơ đồ minh họa vị trí tương đối của mồi 196F/R ........................................88
Hình 3.16. Kết quả điện di sản phẩm PCR nhằm khảo sát nhiệt độ bắt cặp tối thích của
mồi..................................................................................................................................89
Hình 3.17. Kết quả điện di sản phẩm PCR nhằm xác định ảnh hưởng của nồng độ mồi
lên phản ứng PCR. .........................................................................................................90
Hình 3.18. Kết quả điện di sản phẩm PCR nhằm xác định ảnh hưởng của nồng độ
MgCl2 lên phản ứng PCR...............................................................................................91
Hình 3.19. Kết quả điện di sản phẩm PCR xác định độ đặc hiệu của mồi 196F/R .......92
Hình 3.20. Kết quả điện di sản phẩm PCR của thí nghiệm xác định khả năng khuếch
đại trình tự DQ228358 của mồi 196F/R. .......................................................................93
Hình 3.21. Kết quả điện di sản phẩm PCR của thí nghiệm khảo sát độ ổn định của mồi
196F/R............................................................................................................................95
Hình 3.22. Kết quả điện di sản phẩm PCR nhằm xác định giới hạn phát hiện..............96
Hình 3.23. Kết quả điện di sản phẩm PCR thí nghiệm trên vật liệu chuẩn. ..................97
Hình 3.24. Kết quả điện di sản phẩm PCR của thí nghiệm phân tích so sánh giữa mồi
389F/R, 392F/R và 196F/R trên mẫu tôm sú có trình tự DQ228358. ...........................98
-xNghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Danh mục các hình

Phạm Văn Hùng

Hình 3.25. Kết quả điện di sản phẩm PCR của thí nghiệm có thêm nội chuẩn ...........100
Hình 3.26. Kết quả điện di sản phẩm PCR của thí nghiệm thực nghiệm cảm nhiễm
IHHNV trên tôm sú......................................................................................................104
Hình 3.27. Tôm sú sau 40 ngày phơi nhiễm IHHNV. .................................................105
Hình 3.28. Tôm sú bị bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu cấp tính. ..................105

Hình 3.29. Tôm sú nuôi bị bệnh cấp tính do IHHNV..................................................106
Hình 3.30. Hình dạng tôm bị nhiễm IHHNV sau 50 ngày phơi nhiễm. ......................106
Hình 3.31. Tôm sú nuôi đối chứng không nhiễm IHHNV ..........................................106
Hình 3.32. Tôm sú bị bệnh do IHHNV......................................................................1068
Hình 3.33. Lát cắt ngang tuyến râu và đuôi của tôm bị nhiễm IHHNV ......................109
Hình 3.34. Kết quả điện di sản phẩm PCR của thí nghiệm phát hiện trình tự DQ228358
có trong bộ gen tôm sú .................................................................................................113

- xi Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Mở đầu

Phạm Văn Hùng

MỞ ĐẦU

-1Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Mở đầu

Phạm Văn Hùng

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi thủy sản phát
triển mạnh. Trong đó tôm sú nuôi là một trong những sản phẩm chiếm ưu thế của
ngành thủy sản đã và đang đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, tạo nhiều

công ăn việc làm cho những người tham gia sản xuất sản phẩm này. Nghề nuôi tôm sú
đã phát triển dọc theo vùng duyên hải trên cả nước từ khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long đến Miền Trung và Miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây
ngành nuôi tôm nói chung và tôm sú nói riêng của nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng
do dịch bệnh. Dịch bệnh xảy ra đã làm tôm chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người
nuôi là do nhiều nguyên nhân mà trong đó virus là nguyên nhân chính. Trong nhóm
virus gây bệnh tôm, IHHNV là đối tượng chính gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và
cơ quan tạo biểu mô.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về IHHNV đã được công bố. Virus này gây chết
từ 90 – 100 % tôm xanh Thái Bình Dương Penaeus stylirostris. Đối với tôm thẻ chân
trắng Penaeus vanamei và tôm sú Penaeus monodon, IHHNV gây triệu chứng phát
triển không đều, làm dị dạng biểu bì, giảm trọng lượng và làm giảm hiệu suất nuôi. Vì
vậy trong danh mục công bố về bệnh thú y thủy sản của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE),
IHHNV là một trong những virus được cho là nguy hiểm cần phải được kiểm soát.
Ở Việt Nam, năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định
147/2008.QĐ-TTg trong đó có yêu cầu kiểm soát IHHNV cho ngành tôm nuôi. Tuy
nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về IHHNV gây bệnh trên
tôm một cách có hệ thống được công bố để làm cơ sở khoa học nhằm tìm kiếm giải
pháp hạn chế và tiến tới kiểm soát virus này một cách hiệu quả.
Từ những luận giải trên việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu virus IHHNV
(Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú Penaeus
monodon tại Việt Nam” là cần thiết và không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà
còn có ý nghĩa thực tiển.
-2Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Mở đầu

Phạm Văn Hùng


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sâu về IHHNV trên tôm sú tại Việt Nam nhằm
cung cấp thông tin khoa học có giá trị để tìm kiếm giải pháp hạn chế tác hại của
IHHNV, góp phần vào việc phát triển ngành nuôi tôm sú một cách bền vững.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, những nội dung nghiên cứu sau đây cần phải
được thực hiện:
1. Thu nhận, phân lập, tạo dòng và giải trình tự từng phần bộ gen IHHNV trên tôm
sú nuôi
2. So sánh bộ gen IHHNV của Việt Nam với các đại diện trên thế giới
3. Xây dựng phương pháp phát hiện IHHNV bằng kỹ thuật PCR
4. Xác định thời gian xâm nhiễm, triệu chứng bệnh lý bệnh hoại tử cơ quan tạo
máu và cơ quan tạo biểu mô khi tôm sú bị phơi nhiễm với IHHNV
5. Nghiên cứu mức độ phổ biến của IHHNV trên tôm sú nuôi tại Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là IHHNV trên tôm sú tại Việt Nam, với phạm vi nghiên
cứu gồm: nghiên cứu về trình tự, cấu trúc và chức năng của bộ gen IHHNV, so sánh
với thế giới. Từ dữ liệu bộ gen IHHNV đã được nghiên cứu về cấu trúc và chức năng
tiến hành thiết kế và lựa chọn mồi để xây dựng phương pháp phân tích IHHNV trên
tôm. Thực nghiệm cảm nhiễm để xác định thời gian xâm nhiễm của IHHNV, biểu hiện
triệu chứng bệnh lý do IHHNV gây ra cho tôm sú. Ứng dụng phương pháp đã được xây
dựng để xác định mức độ phổ biến của IHHNV trên tôm sú nuôi.
5. Đóng góp mới của luận án
Việc triển khai đề tài nghiên cứu virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ
quan tạo biểu mô trên tôm sú ở Việt Nam là hết sức có ý nghĩa,luận án đóng góp những
điểm mới như sau:
− Trình tự, cấu trúc và các vùng chức năng của bộ gen IHHNV phân lập trên tôm sú
-3Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.



Mở đầu

Phạm Văn Hùng

nuôi tại Việt Nam.
− Kết quả so sánh giữa đại diện bộ gen IHHNV của Việt Nam với các đại diện
IHHNV khác trên thế giới trên cơ sở phân tích cấu trúc tương đồng của nhiều trình
tự sinh học. Mối quan hệ tiến hóa về mặt di truyền giữa đại diện bộ gen IHHNV
của Việt Nam với các đại diện IHHNV khác.
− Phương pháp phát hiện IHHNV bằng kỹ thuật PCR đảm bảo về tính chuyên biệt và
độ tin cậy.
− Thời gian xâm nhiễm, triệu chứng bệnh lý bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan
tạo biểu mô biểu hiện trên mô học và quan sát được bằng mắt thường khi tôm sú bị
phơi nhiễm với IHHNV trong điều kiện thực nghiệm cảm nhiễm.
− Mức độ phổ biến của IHHNV trong các quần thể tôm sú nuôi tại Việt Nam.
6. Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài
Với các nội dung thực hiện và những đóng góp mới của luận án, nhóm nghiên cứu
cho rằng đề tài sẽ đóng góp một phần kiến thức cho khoa học và mang lại một số lợi
ích sau đây:
− Thông tin khoa học về trình tự, cấu trúc và chức năng của bộ gen, thời gian xâm
nhiễm, triệu chứng bệnh lý hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô thu
nhận từ kết quả thực nghiệm cảm nhiễm IHHNV và mức độ phổ biến của IHHNV
trong tôm sú nuôi sẽ là cơ sở để cấp có thẩm quyền đưa ra các chính sách, quy định
trong việc góp phần hạn chế hoặc kiểm soát hiệu quả các tác hại do IHHNV gây ra.
− Phương pháp phát hiện IHHNV bằng kỹ thuật PCR được xây dựng và hoàn chỉnh
đảm bảo tính chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu sẽ được áp dụng phân tích IHHNV
cho kết quả đáng tin cậy, để chẩn đoán và lựa chọn nguồn tôm giống sạch bệnh,
góp phần hạn chế sự lây lan và kiểm soát IHHNV.

− Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho công
tác giảng dạy và nghiên cứu.

-4Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Chương 1. Tổng quan tài liệu

Phạm Văn Hùng

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

-5Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Chương 1. Tổng quan tài liệu

Phạm Văn Hùng

1.1. Bệnh trên tôm sú do virus
1.1.1. Các loại bệnh ở tôm nuôi trên thế giới và tác nhân là virus gây bệnh
Hiện nay trên thế giới có khoảng 22 loại virus gây bệnh ở tôm he đã được
công bố [58]. Các virus thường gây bệnh và làm thiệt hại cho ngành nuôi tôm gồm
virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV), virus gây bệnh đầu vàng (YHV), virus gây
hội chứng taura (TSV), virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu
mô (IHHNV), virus gây bệnh hoại tử cơ (IMNV), virus gây bệnh trên gan tụy
(HPV) và virus gây bệnh còi (MBV). Trong đó WSSV, TSV, IHHNV và IMNV là

những đối tượng chính gây bệnh cho tôm thẻ chân trắng P. vannamei. Còn trên tôm
sú P. monodon thì WSSV, YHV, IHHNV, HPV và MBV là những virus chính gây
bệnh [34 và 44]. Tôm sú và tôm thẻ chân trắng là hai đối tượng nuôi chiếm tỷ lệ lớn
trong ngành nuôi tôm.
− Virus gây hội chứng đốm trắng: là virus gây thiệt hại lớn nhất cho tôm nuôi. Tất
cả các loài tôm he thì nhạy cảm với WSSV. Dấu hiệu lâm sàng điển hình ở tôm
do WSSV gây ra là thường xuất hiện các đốm trắng ở bộ giáp ngoài. Các đốm
này có kích thước dao động trong khoảng từ không thấy được bằng mắt thường
đến kích thước có đường kính 3 mm, đôi khi kết hợp lại thành một mảng lớn.
Khi tôm có hiện tượng lờ phờ, màu sắc thay đổi sang hồng hoặc nâu đỏ, tôm tập
trung ở mặt nước gần bờ, hoặc giảm tiêu thụ thức ăn là những tín hiệu cho thấy
tôm sẽ chết với tỷ lệ cao trong vòng vài giờ đến vài ngày [32]. Mức độ phổ biến
của WSSV dao động từ tỷ lệ < 1 % trong quần thể giáp xác hoang dã đến 100 %
trong quần thể nuôi. Bệnh đốm trắng do WSSV được phát hiện ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đông Nam Á, Nam Á, Ấn Độ, Địa Trung Hải,
Trung Đông, Châu Mỹ và Việt Nam [42 và 44].
− Virus gây bệnh đầu vàng: gồm 6 kiểu gen: 1, 2, 3, 4, 5 và 6. Kiểu gen 1 là virus
gây bệnh đầu vàng, kiểu gen 2 là virus liên quan tới mang (GAV) [44]. Các kiểu
gen từ 3 đến 6 không gây bệnh đầu vàng. Khi ao nuôi tôm sú nhiễm YHV,
-6Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Chương 1. Tổng quan tài liệu

Phạm Văn Hùng

chúng có thể gây chết tôm lên đến 100 % trong vòng 3–5 ngày kể từ khi xuất
hiện dấu hiệu lâm sàng đầu tiên. Mô mục tiêu của YHV là các mô có nguồn gốc
từ ngoại bì và trung phôi bì gồm cơ quan bạch huyết, tế bào máu, mô tạo máu,

mang và mô liên kết dưới da, ruột, tuyến ăn ten, tuyến sinh dục, bó dây và hạch
thần kinh. Virus đầu vàng xuất hiện ở Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia,
Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. GAV và các kiểu gen
khác của nhóm virus đầu vàng phát hiện ở tôm sú P. monodon khỏe mạnh ở Úc,
Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mozambique, Philippines, Thái Lan và
Việt Nam [34 và 44].
− Virus gây bệnh hoại tử gan thận: là virus gây bệnh gan tụy ở tôm, được phát
hiện ở tôm he sống trong môi trường hoang dã hoặc nuôi ở nước lợ và mặn.
HPV xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô của ống tiểu quản thuộc tuyến tiêu hóa
gan tụy. Dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài do HPV thường không đặc trưng do
tôm bị bệnh thường bị nhiễm các đối tượng gây bệnh khác. Sự xâm nhiễm của
HPV trong tôm nuôi làm cho tôm chết kéo dài từ lúc ấu trùng tôm ở giai đoạn
sớm đến hậu ấu trùng và có thể làm tôm non phát triển kém. Ảnh hưởng do
HPV xâm nhiễm lên tôm trưởng thành cho đến nay vẫn chưa được biết rõ. Tuy
nhiên, nếu mức độ nhiễm nghiêm trọng và tôm đang trong thời kỳ yêu cầu trao
đổi chất lớn như trong giai đoạn mang trứng, virus có thể làm tôm chết. Các
quốc gia phát hiện virus này gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,
Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Úc, Kenya, Madagascar, Israel,
Kuwait, Mexico, Honduras, El Salvador, Colombia, Ecuador, Peru, Brazil [34
và 44] và Việt Nam [2 và 8].
− Virus gây bệnh còi : tất cả các giai đoạn của vòng đời ngoại trừ trứng và nauplii
(ấu trùng tôm) đều nhạy cảm với MBV. Sự xâm nhiễm của MBV thường rất
nghiêm trọng trong giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng giai đoạn sớm và tôm cái
trưởng thành trong giai đoạn mang trứng. MBV nhiễm vào các tế bào biểu mô
-7Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Chương 1. Tổng quan tài liệu


Phạm Văn Hùng

hình ống gan tuỵ và tế bào biểu bì phía trước ruột giữa. Khi nhiễm MBV, tôm sú
P. monodon có khả năng chịu đựng tốt trừ khi chúng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
do các yếu tố gây sốc của môi trường. Tuy nhiên một khi nhiễm nặng MBV, tốc
độ tăng trưởng của tôm sú nuôi bị giảm đáng kể và làm giảm hiệu suất nuôi.
Mức độ phổ biến của virus dao động từ <1 % trong quần thể tôm hoang dã và
100 % trong quần thể ấu trùng tôm nuôi trong bể và ươm trong ao. Bệnh do
MBV trên tôm he được phát hiện ở Đông Á, Đông Nam Á, Ấn Độ, Địa Trung
Hải, Úc, Indonesia, New Caledonia, Đông Phi, Madagascar [44] và Việt Nam
[3].
− Virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô: là tác nhân
chính gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô ở tôm he. Do P.
stylirostris nhạy cảm với IHHNV nên virus này còn được đặt tên là PstDNV [ 35
và 44]. Hầu hết các tài liệu tham khảo điều gọi dưới tên IHHNV nên trong luận
án này chúng tôi cũng gọi là IHHNV, chi tiết thông tin về IHHNV sẽ được trình
bày ở các phần tiếp theo của luận án.
1.1.2. Ảnh hưởng của dịch bệnh do virus đối với ngành nuôi tôm trên thế giới
Dịch bệnh bùng nổ ở tôm nuôi ngày càng gia tăng được xem như là yếu tố
chính làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nuôi tôm trên toàn thế giới. Dịch bệnh
do virus cũng được xem như là yếu tố hạn chế lớn nhất mà đến nay ngành nuôi tôm
chưa thể vượt qua. Virus gây bệnh trên tôm được đánh giá là tác nhân gây thiệt hại
lớn nhất chiếm khoảng 60 %, tiếp đến là do vi khuẩn 20 %, nấm khoảng 7 %, ký
sinh trùng chiếm 5 % và không rõ tác nhân chiếm 8 % [34 và 58].
WSSV, YHV, TSV, IHHNV và IMNV là những virus được xem là nguy hiểm
vì chúng có tính lây truyền cao và tạo thành dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến kinh tế,
xã hội ở những nước có nghề nuôi tôm phát triển. Vì vậy các virus này thường bị
bắt buột phải khai báo để kiểm dịch trong hoạt động xuất nhập khẩu tôm [31, 44].
Về khía cạnh kinh tế, tổn thất do virus gây bệnh trên tôm gây ra là rất lớn,
-8Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú

Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Chương 1. Tổng quan tài liệu

Phạm Văn Hùng

chiếm giá trị hàng tỷ đô la Mỹ. Trong số các virus gây tổn thất lớn về kinh tế cho
ngành nuôi tôm phải kể đến là WSSV. Ví dụ ở niên vụ 1992 – 1993, WSSV đã làm
tổn thất khoảng 6 tỷ đô la Mỹ ở các nước nuôi tôm chủ lực của Châu Á. Đứng thứ
nhì là TSV vì chúng gây thành dịch ở tôm thẻ chân trắng và làm thất thoát hàng tỷ
đô la Mỹ. Năm 1981, dịch bệnh do IHHNV xảy ra trên tôm xanh Thái Bình Dương
được thống kê ở Châu Mỹ đã gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm khoảng 0,5 đến 1 tỷ
đô la Mỹ. IMNV cũng là virus nguy hiểm cho tôm nuôi. Các thống kê vào những
năm 2004 và 2006 cho thấy IMNV đã làm thiệt hại hàng trăm triệu đô la Mỹ đối
với các nước nuôi tôm thuộc Châu Mỹ và cả tỷ mỹ kim ở các nước Châu Á (Bảng
1.1). Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là những nước có nghề nuôi tôm phát
triển mạnh ở cả Châu Á và Châu Mỹ. Ở Châu Á bao gồm Trung Quốc, Thái Lan,
Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ. Ở Châu Mỹ là Hoa Kỳ, Mexico, Ecuador và Brazil
[34].
Bảng 1.1. Tổn thất về kinh tế của ngành nuôi tôm do dịch bệnh virus [34]
TT Virus

Khu vực

Năm bùng nổ dịch bệnh

Tổn thất (đô la Mỹ)

1


IHHNV Châu Mỹ

1981

0,5 – 1,0 tỷ

2

YHV

Châu Á

1991

0,1 – 0,5 tỷ

3

TSV

Châu Mỹ

1991 – 1992

1 – 2 tỷ

4

WSSV


Châu Á

1992 - 1993

6 tỷ

5

WSSV

Châu Mỹ

1999

1 - 2 tỷ

6

TSV

Châu Á

1999

0,5 – 1,0 tỷ

7

IMNV


Châu Mỹ

2004

100 – 200 triệu

8

IMNV

Châu Á

2006

Khoảng 1 tỷ

1.1.3. Tình hình dịch bệnh do virus đối với ngành nuôi tôm tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia mà ngành nuôi và chế biến thủy sản nói chung và tôm
nuôi nói riêng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu cũng như
tiêu thụ nội địa. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát
-9Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Chương 1. Tổng quan tài liệu

Phạm Văn Hùng

triển Nông thôn, năm 2011 tổng sản lượng tôm nuôi của Việt Nam đạt 402.000 tấn,

đem lại nguồn ngoại tệ 2,049 tỷ đô la Mỹ [8]. Sự phát triển của ngành tôm nuôi đã
góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu nhập cho
cộng đồng dân cư sinh sống bằng nghề nuôi và chế biến tôm. Tuy nhiên sự phát
triển nhanh về diện tích nuôi và gia tăng hình thức nuôi thâm canh. Trong khi khâu
sản xuất giống và công tác quản lý chất lượng con giống chưa được thực hiện tốt.
Cùng với đó là hệ thống hạ tầng thủy lợi chưa được quy hoạch và xây dựng hoàn
chỉnh. Đây chính là những yếu tố quan trọng đã và đang dẫn đến sự xuất hiện, lây
lan và bùng nổ của nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là các bệnh do virus gây ra cho tôm
nuôi.
Bằng chứng là từ năm 1999 đã xảy ra hiện tượng tôm chết trên diện rộng, nhất
là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích lên đến 84.858 ha, ước
tính thiệt hại khoảng 249 tỷ đồng. Trong đó do virus được xác định là nguyên nhân
chính. Tiếp đến những năm 2001 và 2002 dịch bệnh trên tôm tiếp tục bùng phát ở
ĐBSCL, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm và tính đến nay dịch bệnh đã làm tổn
thất cho nghề nuôi tôm cả hàng ngàn tỷ đồng [2 và 3].
Tại khu vực Bắc Bộ theo thống kê vào năm 2004 tỷ lệ nhiễm virus gây bệnh
đốm trắng tại Hải Phòng là 36 %, Nam Định là 30,3 %, Thanh Hoá 40 % Nghệ An
28,5 % và Hà Tĩnh 18,5 %. Bệnh đầu vàng cũng xuất hiện với tỷ lệ nhiễm cao tại
các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh tương ứng là 32
%, 15 %, 57,6 %, 25,6 % và 57,6 % [2 và 8].
Các bệnh gây thiệt hại rất lớn cho ngành tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam chủ
yếu là do virus bao gồm virus gây bệnh đốm trắng, virus gây bệnh đầu vàng, bệnh
phân trắng ở tôm sú và hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính còn gọi là hội chứng chết
sớm mà nguyên nhân chưa xác định được [3 và 58]. Gần đây bệnh gây chết ở tôm
sú và tôm thẻ chân trắng nuôi tại Hải Phòng, Ninh Thuận được cho là do IHHNV
gây ra [2].
- 10 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.



Chương 1. Tổng quan tài liệu

Phạm Văn Hùng

1.1.4. Ý nghĩa của phương pháp phân tích nhanh virus gây bệnh trên tôm
Phương pháp phát hiện và chẩn đoán nhanh bệnh do virus trên tôm đã ngày
càng được sử dụng phổ biến trong nhiều thập kỷ qua. Hiện nay các phương pháp
phát hiện nhanh được sử dụng nhiều gồm: quan sát dấu hiệu bệnh xuất hiện trên
tôm, xem trực tiếp dưới kính hiển vi quang học, phát hiện virus gây bệnh dưới kính
hiển vi điện tử truyền suốt, xét nghiệm bệnh bằng phương pháp mô học, phương
pháp dựa trên kháng thể, sử dụng mẫu dò lai DNA trong kỹ thuật lai tại chổ, sử
dụng các kỹ thuật PCR, RT-PCR, real-time PCR và phương pháp giải trình tự [44].
Tùy theo giai đoạn tuổi của tôm, giai đoạn bệnh và mục đích phân tích mà có thể sử
dụng các phương pháp phát hiện và chẩn đoán khác nhau.
Trong các phương pháp phát hiện nhanh, PCR là một trong những phương
pháp có những ưu điểm vượt trội sau: phát hiện nhanh đối tượng virus gây bệnh
trên tôm, cho phép chẩn đoán nhanh và sớm virus gây bệnh với độ nhạy cao hơn so
với các kỹ thuật truyền thống. Điểm thuận lợi khác của phương pháp này là không
yêu cầu trang bị thiết bị khá đắt tiền, không đòi hỏi những điều kiện quá chuyên
biệt mà nhiều phòng thí nghiệm không đáp ứng được. Chi phí để phân tích gần như
không quá đắt đỏ, an toàn và dễ sử dụng. Hơn nữa phương pháp PCR có thêm điểm
thuận lợi là có thể tiến hành phát hiện đối tượng gây bệnh nhưng không làm chết
vật nuôi có giá trị [44].
1.2. Virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô
1.2.1. Đặc điểm gây bệnh, phân bố và tác động đối với ngành tôm nuôi
1.2.1.1. Đặc điểm gây bệnh
− Loài nhạy cảm: nhiều loài tôm nuôi thì nhạy cảm với IHHNV. Tôm xanh Thái
Bình Dương P. stylirostris là loài bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tôm thẻ chân
trắng P. vannamei và tôm sú P. monodon có thể bị nhiễm mạn tính và bị bệnh
kém phát triển [49].

Ở hầu hết các giai đoạn vòng đời của tôm như: trứng, ấu trùng, hậu ấu
- 11 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


Chương 1. Tổng quan tài liệu

Phạm Văn Hùng

trùng, tôm non và trưởng thành của tôm thẻ chân trắng P. vannamei đều nhạy
cảm với IHHNV. Trứng được sinh ra từ tôm mẹ bị nhiễm IHHNV với hàm
lượng cao sẽ không nở được. Ấu trùng tôm giai đoạn Nauplii được sinh ra từ
bố mẹ bị nhiễm bệnh sẽ bị nhiễm IHHNV [41 và 44].
− Cách thức lan truyền: IHHNV lan truyền theo đường ngang hoặc đường dọc
[41]. Lan truyền theo đường ngang là do tập tính ăn thịt lẫn nhau hoặc do
nguồn nước bị nhiễm virus, lan truyền theo đường dọc do trứng bị nhiễm mầm
bệnh [41 và 44].
− Mô mục tiêu: IHHNV xâm nhiễm và sao chép trong các mô có nguồn gốc
ngoại bì và trung phôi bì [32]. Mô mục tiêu chủ yếu bao gồm mang, biểu bì
hay còn gọi là dưới vỏ, mô liên kết, cơ quan tạo máu, cơ quan bạch huyết,
tuyến râu và dây thần kinh bụng bao gồm nhánh và trung tâm thần kinh bụng
[32 và 44].
− Dấu hiệu tôm nhiễm IHHNV:
+ Ở tôm P. stylirostris: IHHNV thường gây bệnh cấp tính và làm tôm non chết
với tỷ lệ rất cao. Nếu ấu trùng và hậu ấu trùng ở giai đoạn sớm bị nhiễm theo
đường dọc thì không biểu hiện bệnh. Nhưng ở giai đoạn 35 ngày tuổi trở đi
sẽ xuất hiện các biểu hiện lâm sàng khá rõ nét và theo sau là gây chết. Trong
trường hợp tôm non bị nhiễm IHHNV theo đường ngang thì thời gian ủ bệnh
và mức độ nghiêm trọng của bệnh có phần phụ thuộc vào kích cỡ và độ tuổi
của tôm. Đối với tôm non giai đoạn sớm luôn luôn bị ảnh hưởng nghiêm

trọng, nhưng với tôm trưởng thành bị nhiễm virus này hiếm khi biểu hiện
các dấu hiệu bệnh lý hoặc gây chết [15, 16 và 19]. Khi tôm non P.
stylirostris bị bệnh hoại tử cấp thường xuất hiện các biểu hiện như giảm ăn,
tiếp theo là thay đổi về tập tính và hình dạng. Các thay đổi quan sát được
như tôm nổi lên mặt nước, đôi khi trở nên bất động và sau đó xoay tròn và
chìm từ từ xuống đáy, phần bụng đưa lên trên. Các triệu chứng này có thể
- 12 Nghiên cứu virus IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) trên tôm sú
Penaeus monodon tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ, chuyên ngành vi sinh, 2013.


×