Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với campuchia từ 1979 đến 1989

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ

LƯU NGỌC LONG

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CAMPUCHIA
TỪ 1979 ĐẾN 1989

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ

LƯU NGỌC LONG

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI CAMPUCHIA
TỪ 1979 ĐẾN 1989
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MAI HOA

HÀ NỘI-2012


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG, CỦNG CỐ QUAN HỆ VỚI
CAMPUCHIA CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1979 - 1985 ........................... 9
1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Campuchia trước năm 1979.......................... 9
1.1.1. Quan hệ Việt Nam - Campuchia những năm 1945 - 1975 ................. 9
1.1.2. Quan hệ Việt Nam - Campuchia những năm 1975 - 1979 ............... 15
1.2. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong quan hệ với
Campuchia những năm 1979 - 1985 ................................................. 21
1.2.1. Bối cảnh lịch sử................................................................................. 21
1.2.2. Chủ trương và quá trình xây dựng, củng cố quan hệ với
Campuchia ........................................................................................ 27
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ TOÀN DIỆN VỚI
CAMPUCHIA CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1986 - 1989 ......................... 50
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng ................. 50
2.1.1. Bối cảnh lịch sử................................................................................. 50
2.1.2. Chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng ..................................... 54
2.2. Chủ trương phát triển quan hệ toàn diện và tiếp tục giúp đỡ nhân
dân Campuchia xây dựng lại đất nước ............................................. 58
2.2.1. Phát triển quan hệ toàn diện với Campuchia .................................... 58
2.2.2. Tiếp tục giúp đỡ nhân dân Campuchia xây dựng lại đất
nước................................................................................................... 69
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................................................ 80
3.1. Nhận xét ....................................................................................................... 80

3.1.1. Ưu điểm............................................................................................. 80


3.1.2. Hạn chế.............................................................................................. 90
3.2. Một số kinh nghiệm ..................................................................................... 96
3.2.1. Hoạch định, điều chỉnh chủ trương, chính sách trong quan
hệ với Campuchia phải bám sát sự biến đổi, vận động của
tình hình khu vực, các quan hệ quốc tế liên quan............................. 96
3.2.2. Tích cực tìm kiếm biện pháp thúc đẩy, phát triển quan hệ
đoàn kết, hữu nghị với Campuchia trên tinh thần “bán anh
em xa mua láng giềng gần”............................................................... 99
3.2.3. Phát triển quan hệ mọi mặt với Campuchia phải trên
nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng, không áp đặt,
“giúp bạn là tự giúp mình” ............................................................. 100
3.2.4. Nắm bắt những mâu thuẫn trong quan hệ giữa các nước
liên quan, chủ động trong các hoạt động đối ngoại để bảo
vệ lợi ích của Việt Nam và Campuchia .......................................... 103
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 109
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 117


BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTƯ

:

Ban Chấp hành Trung ương

BCT


:

Bộ Chính trị

CHDC

:

Cộng hòa dân chủ

CHND

:

Cộng hòa nhân dân

CHDCND

:

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHXHCN

:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CNCS


:

Chủ nghĩa cộng sản

CNTB

:

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

DTDCND

:

Dân tộc dân chủ nhân dân

Đảng CSVN

:

Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng NDCM


:

Đảng Nhân dân cách mạng

Đảng LĐVN

:

Đảng Lao động Việt Nam

ĐCS

:

Đảng Cộng sản

HĐNDCM

:

Hội đồng nhân dân cách mạng

TDTĐKCN

:

Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước

TBCN


:

Tư bản chủ nghĩa

TBT

:

Tổng bí thư

UNTAC

:

Phái bộ chuyển tiếp của Liên hiệp quốc
ở Campuchia

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính sách đối ngoại là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống chính
sách của một quốc gia. Chính sách đối ngoại đúng đắn góp phần tạo môi
trường quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong

quan hệ đối ngoại, quan hệ với các nước láng giềng và khu vực bao giờ cũng
được các quốc gia quan tâm, chú trọng. Với tinh thần “bán anh em xa, mua
láng giềng gần”, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn mong muốn có quan
hệ hữu nghị với tất cả các nước láng giềng, nhất là các nước trên bán đảo
Đông Dương.
Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia có vị trí địa lý kề cận, có mối
thâm giao lâu đời, có bề dày quan hệ qua trường kỳ lịch sử. Đặc biệt từ khi có
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng
Campuchia, tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước bước vào một giai đoạn
phát triển mới - cung chung một chiến hào chống lại ách áp bức, nô dịch từ
bên ngoài, đấu tranh vì quyền dân tộc thiêng liêng, vì độc lập, tự do, vì một
tương lai tươi sáng hơn. Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Campuchia
trở thành quy luật phát triển của cách mạng của hai nước, là quy luật sống còn
của nhân dân hai nước, là một trong những điều kiện cơ bản để cả hai dân tộc
cùng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù - thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược.
Năm 1975, Việt Nam và Campuchia cùng giành được độc lập, thống
nhất thực sự, chung hưởng hòa bình, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên
xây dựng đất nước. Tuy nhiên, tập đoàn Pôn Pốt - Iêngxari đã thi hành chính
sách diệt chủng đối với nhân dân Campuchia, đồng thời tiến hành cuộc chiến
tranh biên giới phía Tây Nam xâm lược Việt Nam, phản bội lại tình đoàn kết
gắn bó giữa hai dân tộc anh em.

1


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã anh dũng bảo vệ
biên giới, bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời, nhằm mục
đích đảm bảo an ninh, quốc phòng cho đất nước và trên cơ sở tình đoàn kết
quốc tế, “giúp người là tự giúp mình”, thể theo nguyện vọng của nhân dân

Campuchia, Quân đội nhân dân Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia lật đổ
chế độ Pôn Pốt diệt chủng; giúp đỡ nhân dân Campuchia bảo vệ và xây dựng
lại đất nước (1979 - 1989). Trong thời kỳ này, quan hệ giữa nhân dân hai
nước, giữa hai nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường.
Hiện nay, quan hệ với Campuchia vẫn là một trong những ưu tiên đối
ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đảng và Chính phủ Việt Nam không
ngừng đẩy mạnh quan hệ với Campuchia một cách toàn diện. Bước sang
những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam - Campuchia vẫn tiếp tục phát
triển với cả những thành tựu và thách thức. Do vậy, nghiên cứu chủ trương
của Đảng trong quá trình củng cố, phát triển quan hệ Việt Nam - Campuchia
những năm 1979-1989 một cách hệ thống, toàn diện, rút kinh nghiệm từ
những thành tựu, hạn chế có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, giúp đưa ra
những gợi mở, góp phần tiếp tục đưa mối quan hệ Việt Nam - Campuchia
phát triển ổn định ở hiện tại, phục vụ thiết thực lợi ích của cả hai dân tộc. Đó
là những lý do cơ bản để chúng tôi chọn vấn đề “Chủ trương của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong quan hệ với Campuchia từ 1979 đến 1989” làm đề tài
luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài ra, qua luận văn, chúng tôi cũng muốn cung cấp thêm một số tư liệu để phục
vụ công tác giảng dạy môn Lịch sử, Lịch sử Đảng CSVN và Đường lối cách
mạng của Đảng CSVN.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Quan hệ Việt Nam - Campuchia, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong quan hệ với Campuchia là một chủ đề được đông đảo giới nghiên
cứu quan tâm. Qua khảo cứu, chúng tôi nhận thấy tư liệu về mảng đề tài này
có những nhóm như sau:
2


- Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam
với thế giới, khu vực và các nước Đông Dương

Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam của (U. Bơcsét (1986); ( Nxb.
Thông tin lý luận, Hà Nội); “Trên đường triển khai chính sách đối ngoại theo
định hướng mới” ( Nguyễn Mạnh Cầm, Tạp chí Cộng sản tháng 4); Tình hình
thế giới và chính sách đối ngoại của chúng ta (Lê Duẩn (1983), Nxb. Sự thật,
Hà Nội); “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Trung
Quốc từ năm 1975 đến năm 2001”( Luận văn Tiến sỹ lịch sử của Nguyễn Thị
Mai Hoa, Lưu tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội); Đấu tranh ngoại giao trong
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1945-1995 (Học viện Quan hệ quốc tế
(2002), Tài liệu lưu trữ nội bộ, Lưu tại Thư viện Học viện Quan hệ quốc tế,
Hà Nội; Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (Vũ Dương Huân
(2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội);...
Luận án “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ đối
ngoại với ASEAN (1967-1995)” ( Nguyễn Đình Thực, Luận án Tiến sỹ lịch
sử, lưu tại Thư viên Quốc gia, Hà Nội) đã trình bày khá rõ nét chính sách đối
ngoại của Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới, với khu vực ASEAN
trong suốt chiều dài từ sau Hiệp định Giơnevơ đến khi Việt Nam gia nhập
ASEAN. Luận văn cũng nói đến các chính sách đối ngoại của Việt Nam đối
với các nước ASEAN nhằm tìm kiếm các giải pháp chính trị để giải quyết mặt
quốc tế của vấn đề Campuchia.
Luận án: “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với
Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001”( Luận văn Tiến sỹ lịch sử của
Nguyễn Thị Mai Hoa, Lưu tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội) đã trình bày và
phan tích chủ trương đối ngoại của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc từ
sau khi đất nước hòa bình thống nhất đến năm 2001. Luận án đã đề cập đến
quá trình giải quyết mặt quốc tế của vấn đề Campuchia, nhằm mục tiêu thúc
đẩy bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, bởi Trung Quốc là nước liên quan,
có những ảnh hưởng, chi phối trực tiếp quá trình này.
3



- Các công trình nghiên cứu về quan hệ chính trị - ngoại giao Việt
Nam - Campuchia
“Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995)” (Lưu Văn Lợi
(1998), tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội); “Tội ác diệt chủng của bọn
Pôn Pốt - Iêng Xary” (Nxb. Sự thật (1979), Hà Nội); “Ngoại giao Việt Nam
1945-2000” (Nguyễn Đình Bin (chủ biên, 2002), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội); “Mãi mãi đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam anh hùng” (Nxb. Sự thật
(1982), Hà Nội);…
Nhóm công trình này chú trọng đến mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước
từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2.1930) đến cuối những năm 80
của thế kỷ XX, khi quân đội tình nguyện Việt Nam rút về nước, hoàn thành
nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Một số công trình phần đã thể hiện được mối
quan hệ chính trị - ngoại giao bền chặt, anh em giữa Việt Nam với Campuchia
trong các giai đoạn lịch sử quan trọng đối với hai nước: 1930-1945, 19451954, 1954-1975, 1975-1979, 1979-1989.
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ quân sự Việt Nam Campuchia và vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước
“Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia” (Hoàng
Văn Thái (1983), Nxb. Sự thật, Hà Nội); “Vấn đề Campuchia” (Trường
Chinh Tạp chí Quân đội nhân dân 12/1979, Hà Nội) ; “Bộ đội tình nguyện
Quân khu 9 qua hơn 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia”( Nguyễn
Đệ (1995), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội); “Công tác Đảng, công tác
chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam (1975-2005)” (Đảng ủy quân sự
Trung ương (2008), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội); “Quân đội nhân dân
Việt Nam và nhiệm vụ cao cả trên đất bạn Campuchia” (Lê Đức Anh (1986),
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội);...
Cuốn “Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia”
(Hoàng Văn Thái (1983), Nxb. Sự thật, Hà Nội)đã nêu bật quan hệ liên minh
chặt chẽ về mặt quân sự của Việt Nam và Campuchia trong các giai đoạn lịch
4



sử quan trọng và cả trong thời kỳ CHND Campuchia hồi sinh đất nước sau
họa diệt chủng (1979-1989). Cuốn sách khẳng định: Trong mọi thời kỳ,
những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam không quản ngại hy sinh, gian khổ
đã cùng kề vai, sát cánh cùng quân dân Campuchia đánh đuổi kẻ thù chung,
giành lấy những thắng lợi cho cách mạng mỗi nước.
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế - thương mại, văn
hóa Việt Nam - Campuchia.
Cộng hòa nhân dân Campuchia mười năm bảo vệ và xây dựng đất
nước (Phạm Thành (1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội); Kỷ yếu tám năm hoạt động
của Ban Liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia (Ban Liên lạc
cựu chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia (2007), Nxb. Giao thông vận tải,
Hà Nội); Kỷ yếu Hội nghị về quan hệ Việt Nam – Campuchia (Viện KHXH
(1980), TP HCM);…
Cuốn sách “Cộng hòa nhân dân Campuchia mười năm bảo vệ và xây
dựng đất nước” đã tái hiện chặng đường lịch sử 10 năm (1979 - 1989) của đất
nước Campuchia trên lĩnh vực xây dựng chính quyền, khôi phục phát triển
kinh tế, giáo dục văn hoá, y tế. Công trình đã đề cập đến sự giúp đỡ, ủng hộ
Việt Nam đối với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực. Cuốn sách cũng nêu lên
những nỗ lực củng cố quan hệ đối ngoại với Việt Nam của Nhà nước DCND
Campuchia.
Nhìn chung, thông qua các công trình nói trên, dưới nhiều góc độ tiếp
cận khác nhau, các tác giả đã làm rõ những chuyển biến của tình hình thế giới
và khu vực, chính sách đối ngoại của Đảng CSVN trước những biến động có
tính chất bước ngoặt và chủ trương đối ngoại của Đảng CSVN đối với
Campuchia những thập niên cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, nhìn chung, tất cả các
công trình nói trên chỉ đi vào những khía cạnh riêng biệt của mối quan hệ Việt Nam
- Campuchia, chưa đề cập đến mối quan hệ này một cách, hệ thống, toàn diện, đặc
biệt chưa tiếp cận dưới góc độ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và chưa khai thác

5



chủ trương của Đảng CSVN trong quan hệ với Campuchia từ năm 1975 đến năm
1989 như đề tài chúng tôi đã lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ chủ trương của ĐCSVN trong quan hệ với Campuchia từ năm
1979 đến năm 1989; trên cơ sở đó, nhận xét, đánh giá một cách khách quan, khoa
học ưu, nhược điểm trong chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với việc củng
cố, phát triển quan hệ Việt Nam - Campuchia; đúc rút kinh nghiệm phục vụ hiện
tại.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chính sách
trong quan hệ với Campuchia của Đảng những năm 1979-1989.
- Đi sâu phân tích chủ trương của Đảng trong quan hệ với Campuchia
qua hai giai đoạn: 1979-1986; 1986-1989.
- Hệ thống hóa, khái quát hóa những tư liệu đã có, bổ sung thêm những tư
liệu mới, khôi phục một cách khách quan bức tranh quan hệ Việt Nam Campuchia từ năm 1979 đến năm 1989; trên cơ sở đó, đúc rút một số kinh
nghiệm phục vụ cho việc phát triển quan hệ với Campuchia ở thời điểm hiện tại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chủ trương do ĐCSVN đề ra
trong quan hệ với Campuchia; các biện pháp Đảng đề ra nhằm thực hiện các
chủ trương ấy.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những chủ trương, đường lối cơ bản của
Đảng trong quan hệ với Campuchia; các sự kiện chính, quan trọng, những
mốc lớn trong quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện chủ trương củng cố, tăng
cường và phát triển quan hệ Việt Nam - Campuchia trong khoảng thời gian từ
năm 1979 (thời điểm Việt Nam đưa quân vào Campuchia, giúp nhân dân

6


Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt) đến năm 1989 (Việt Nam rút hết
quân tình nguyện ra khỏi Campuchia).
5. Nguồn tư liệu, hướng sử dụng và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tư liệu và hướng sử dụng
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về
đối ngoại, về quan hệ quốc tế là cơ sở lý luận cho luận văn.
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, thông tư... của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về đối ngoại, về quan hệ quốc tế, về quan hệ Việt Nam Campuchia; các báo cáo của Bộ Ngoại giao... (đã công bố và chưa công bố) là
những tài liệu gốc của luận văn.
- Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia về
chính sách đối ngoại của Đảng, quan hệ Việt Nam - Campuchia,… là nguồn
tài liệu quan trọng, được khai thác, sử dụng để làm sáng tỏ những nội dung có
liên quan của luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác-Lênin, tác giả luận
văn sử dụng các phương pháp phổ quát của khoa học lịch sử như: Phương
pháp lịch sử, phương pháp logíc, phân tích, nhằm làm sáng tỏ những chủ
trương, đường lối quan trọng của Đảng trong quan hệ với Campuchia. Các
phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê được sử dụng để xử lý
các sự kiện, con số, với mục đích dựng lại quá trình Đảng chỉ đạo củng cố,
tăng cường quan hệ với Campuchia. Phương pháp logic, phương pháp lịch sử
được sử dụng tích cực trong nhận xét, đánh giá và đúc kết kinh nghiệm.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Về tư liệu: Luận văn sưu tầm và khai thác, giới thiệu nguồn tư liệu
phong phú, có giá trị về các chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện quan
hệ với Campuchia của Đảng.
Về nội dung khoa học:


7


- Trình bày một cách có hệ thống, khách quan và tương đối toàn diện
và làm sáng tỏ quan điểm, chủ trương đối ngoại cũng như sự chỉ đạo của
Đảng trong quan hệ Việt Nam - Campuchia từ năm 1979 đến năm 1989.
- Rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu phục vụ hiện tại dựa trên những
đánh giá, nhận xét về thành tựu, những vấn đề còn tồn tại trong quá trình
Đảng đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện quan hệ với Campuchia những
năm 1979 -1989.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu về quan hệ quốc tế, quan
hệ Việt Nam - Campuchia, hoặc phục vụ công tác giảng dạy lịch sử và những
môn học có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Chủ trương xây dựng, củng cố quan hệ với Campuchia của
Đảng những năm 1979 - 1985.
Chương 2: Chủ trương phát triển quan hệ toàn diện với Campuchia của
Đảng những năm 1986 - 1989.
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm.

8


Chương 1
CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG, CỦNG CỐ QUAN HỆ
VỚI CAMPUCHIA CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1979 - 1985
1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Campuchia trước năm 1979

1.1.1. Quan hệ Việt Nam - Campuchia những năm 1945-1975
Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có mối quan hệ mật thiết về địa
lý, núi liền núi, sông liền sông, cùng chung dải Trường Sơn, có dòng Mê
Công chảy qua lãnh thổ hai nước, Việt Nam và Campuchia là hai nước láng
giềng có quan hệ lâu đời. Quan hệ giữa hai nước được thiết lập, củng cố và
tăng cường qua các cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Từ rất sớm, hai dân
tộc Việt và Khơ me đã giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Dân
tộc Khơ me khi chống lại sự xâm lược của đế quốc Xiêm (thế kỷ XVII và
XVIII) đều được người Việt Nam viện binh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ
cõi. Vua Quang Trung khi đem quân vào phía Nam đánh Nguyễn Ánh (cuối
thế kỷ XVIII) đã được nhân dân giúp đỡ chiến đấu. Năm 1863, Pháp đã buộc
Quốc vương Campuchia Noromdom ký hiệp ước thừa nhận quyền bảo hộ của
Pháp tại Campuchia. Năm 1888, Campuchia bị ghép chung với Việt Nam
(gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ) thành “Đông Dương thuộc Pháp” đặt
dưới sự cai trị của Toàn quyền Pháp.
Không cam chịu thân phận nô lệ, nhân dân Campuchia đã anh dũng
đứng lên chống xâm lược, trong sự nghiệp đấu tranh chống kẻ thù chung thực dân Pháp, hai dân tộc Việt - Miên đã dựa vào nhau để cùng chiến đấu.
Liên quân Việt Nam - Campuchia giữa Achaxoa (1862), Pôcumbô (1866 1867) với phong trào kháng chiến của Trương Công Quyền, Nguyễn Trung
Trực đã nhiều lần làm cho kẻ thù khiếp sợ. Mối quan hệ Việt Nam Campuchia với cuội nguồn lịch sử sâu xa, được nảy sinh do nhu cầu giúp đỡ
lẫn nhau chống lại các thế lực xâm lược, dựa vào nhau để cùng tồn tại đã trở
thành tiền đề lịch sử cho một liên minh chiến đấu sau này.
9


Đảng CSVN ra đời (2.1930) với sứ mệnh đoàn kết ba dân tộc Đông
Dương dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu đoàn
kết: “Dân tộc Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với dân tộc Miên, Lào thì sức mạnh
đủ đánh tan thực dân Pháp” [55, tr.532]. Do vậy, “nhiệm vụ của Đảng phải
khuếch trương phong trào tranh đấu cho đều khắp xứ Đông Dương” [10, tr.96].
Để giúp đỡ cách mạng Campuchia, đầu năm 1937, Đặc ủy Hậu Giang

cử cán bộ sang Campuchia vận động Việt Kiều và nhân dân Campuchia thành
lập Ủy ban hành động để hưởng ứng phong trào Đông Dương đại hội. Nhằm
tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa cách mạng hai nước, đầu năm 1938,
ĐCS Đông Dương giao cho tỉnh ủy Nam Kỳ khôi phục hệ thống ở Cao Miên.
Trong dịp đón phái đoàn đại biểu đại diện Chính phủ Pháp do Gôđa dẫn đầu
đến Phnôm Pênh, đông đảo nhân dân Campuchia và Việt kiều ở Campuchia
đã đưa bản kiến nghị ủng hộ Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp, đòi tăng
lương, ngày làm tám giờ, thi hành chính sách dân chủ ở Đông Dương, đại xá
chính trị phạm.
Trong Hội nghị Trung ương lần 6 (11.1939), Đảng Cộng sản Đông
Dương đã xác định:
Không một dân tộc nào (ở Đông Dương - TG) có thể giải phóng riêng
rẽ vì Đông Dương dưới quyền thống trị duy nhất về chính trị, kinh tế và binh
bị… Sự kiện liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết bắt buộc các
dân tộc phải thành lập một quốc gia duy nhất vì các dân tộc Việt Nam, Miên,
Lào xưa nay vẫn có sự độc lập. Mỗi dân tộc có quyền quyết định vận mệnh
theo ý muốn của mình [9, tr.72-73].
Thông qua cuộc đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939, ĐCS Đông
Dương đã vận động quần chúng hai nước, củng cố và phát triển cơ sở Đảng,
mở rộng Mặt trận Dân chủ Đông Dương, chuẩn bị một cách tích cực để đưa
quần chúng vào trận địa chiến đấu mới.
Năm 1940, Nhật Bản đưa quân vào Đông Dương, từ đó nhân dân Đông
Dương rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng”. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
10


phát triển ngày càng bất lợi đối với phe phát xít. Trong điều kiện đó, Hội nghị
Trung ương lần thứ 8 (5.1941) nhóm họp, hoàn thiện đường lối giải phóng
dân tộc, quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt
Minh), chủ trương hết sức giúp đỡ nhân dân Campuchia thành lập Cao Miên

độc lập đồng minh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 8.1945 nhân
dân Việt Nam đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trên cả nước. Nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2.9.1945). Tại Campuchia, do chưa có
điều kiện giành độc lập như ở Việt Nam, nhưng trước sự trở lại chiếm đóng
của thực dân Pháp, nhân dân Campuchia không chịu trở lại khiếp sống nô lệ
đã vùng dậy kháng chiến. Tại Phnôm Pênh và Côngpôngchàm, hai ông
Pátsươn và Kimsai đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân, chủ trương
đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược. Khi thực
dân Pháp chiếm Phnôm Pênh, hai ông chuyển địa bàn sang Châu Đốc (Nam
Bộ). Những người kháng chiến Campuchia được Ủy ban nhân dân Nam Bộ
giúp đỡ, đã lập ra Mặt trận Khơ me độc lập với trên 100 cán bộ, chiến sĩ đã
trở lại trong nước hoạt động, bắt liên lạc với những người yêu nước ở
Bátđomboong.
Thực hiện chủ trương Việt - Miên tương trợ và giúp đỡ nhau chống
thực dân Pháp xâm lược, tháng 10.1945, một phái viên của Ủy ban kháng
chiến hành chính Nam Bộ đã đến Phnôm Pênh thương thuyết với Thủ tướng
Campuchia Sơn Ngọc Thành “để đi đến một hiệp ước tương trợ và quân sự và
chính trị” [111, tr.49]. Ngày 16 tháng 10 năm 1945, quân Pháp trở lại chiếm
Campuchia bắt Sơn Ngọc Thành về giam tại Sài Gòn, sau đày qua Pháp.
Tháng 1 năm 1946, Chính quyền Campuchia ký với Pháp một Hiệp ước tạm
thời xác định Campuchia là một nước tự do dưới quyền bảo hộ của Pháp.
Tháng 8 năm 1946, ĐCS Đông Dương quyết định thành lập Bộ Tư lệnh
Lào Miên để thống nhất sự chỉ đạo và phối hợp chiến đấu giữa chiến trường
ba nước Đông Dương. Đối với lực lượng kháng chiến Campuchia, Đảng giao
11


cho Xứ ủy Nam Bộ nhiệm vụ quan trọng “tiếp tế ngược từ Nam Bộ ra thông
qua con đường Campuchia - Thái Lan - Lào” [112, tr.143]. Với sự hợp tác của

lực lượng kháng chiến nhiều liên khu trên chiến trường Việt Nam và của lực
lượng Việt kiều yêu nước từ Thái Lan về, lực lượng kháng chiến Campuchia
đã xây dựng được nhiều “căn cứ kháng Pháp”, “khu giải phóng”. Tháng 4
năm 1950, Hội nghị toàn quốc Campuchia được triệu tập, quyết định thành
lập Ủy ban Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc (Mặt trận Ítxarắc) do Sơn
Ngọc Minh làm Chủ tịch.
Tháng 2 năm 1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của ĐCS
Đông Dương đã quyết định tổ chức ở mỗi nước một Đảng độc lập, ở Việt
Nam lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, còn ở Campuchia sẽ là Đảng
NDCM Campuchia. Mối quan hệ giữa hai Đảng, nhân dân hai nước tiếp tục
được phát triển. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam đã khẳng định:
1- Dân tộc Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với hai dân tộc Miên, Lào và
hết sức giúp đỡ hai dân tộc ấy cùng nhau kháng chiến chống đế quốc xâm
lược, giải phóng cho tất cả các dân tộc Đông Dương.
2- Nhân dân Việt Nam đứng trên lập trường lợi ích chung mà hợp tác
lâu dài với hai dân tộc Miên, Lào trong kháng chiến và sau kháng chiến...
[56, tr.441-442].
Ngày 28 tháng 7 năm 1951, Đảng NDCM Khơ me được thành lập tại
Campuchia, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho nhân dân
Campuchia. Trong liên minh, đoàn kết với Campuchia, Đảng LĐVN luôn
nhất quán quan điểm tôn trọng độc lập, chủ quyền cũng như tinh thần tự quyết
của Campuchia: “Với Lào và Miên nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của
hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối
giữa các nước có chủ quyền” [90, tr.470]. Đối với quân đội Nhân dân Việt
Nam làm nghĩa vụ quốc tế trên đất Campuchia, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
căn dặn phải “nêu cao tinh thần quốc tế, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng phong
tục tập quán, kính yêu nhân dân của nước bạn. Tuyệt đối giữ gìn kỷ luật, giữ
12



gìn danh tiếng của quân đội nhân dân Việt Nam” [90, tr.470]. Đảng quán triệt
cán bộ trong khi giúp bạn cần: “Nắm chắc nguyên tắc dân tộc tự quyết, phải
do Lào, Miên tự quyết định lấy. Không đem chủ trương, chính sách, nguyên
tắc của Việt Nam ứng dụng vào Lào, Miên như lắp máy” [7, tr.389]. Đây là
quan điểm nền tảng cho quan hệ đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa hai Đảng và
nhân dân hai nước.
Tháng 3 năm 1951, Hội nghị Liên minh Việt Nam - Khơ me - Lào đã
khai mạc, Hội nghị quyết định thành lập Khối liên minh nhân dân Việt - Miên
- Lào trên cơ sở tự nguyện, bình đằng, tương trợ. Các chiến sỹ quân tình
nguyện Việt Nam đã giúp Campuchia mở rộng các khu giải phóng, phát động
chiến tranh du kích, làm thất bại từng bước âm mưu “lấy chiến tranh nuôi
chiến tranh”, phân tán lực lượng viễn chinh Pháp trên một chiến trường rộng
lớn. Các khu giải phóng của Campuchia đã chiếm 43% đất đai và diện tích cả
nước [101, tr.22]. Trong thắng lợi của nhân dân Campuchia, có vai trò của
liên minh chiến đấu Việt Nam - Campuchia.
Thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương, nhất là chiến thắng Điện
Biên Phủ (7.5.1954) của nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng vào làm
thất bại kế hoạch Nava của Pháp, dẫn tới thất bại của Pháp ở Đông Dương.
Nhằm giải quyết vấn đề Đông Dương, Hội nghị Giơnevơ về việc chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được tổ chức. Tham gia Hội nghị,
Việt Nam đã đấu tranh không chỉ cho quyền lợi của mình, mà còn bảo vệ
quyền lợi chính đáng của Lào và Campuchia:
Đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương, đi đôi với một giải
pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, vấn đề Lào và vấn đề Campuchia trên cơ
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước
Đông Dương (…) Phải có đại biểu của Chính phủ kháng chiến Lào và Chính
phủ Kháng chiến Campuchia tham gia như các bên đàm phán…. [98, tr.26].
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hòa bình được lập lại ở miền
Bắc Việt Nam. Thực hiện chính sách hòa bình, mở rộng quan hệ đối ngoại với
13



các nước láng giềng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tuyên bố:
“Chúng ta hoan nghênh và ủng hộ đường lối hòa bình trung lập của
Campuchia và sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị với Vương quốc
Campuchia” [57, tr.940]. Đáp lại thiện chí và tình cảm của nhân dân Việt
Nam, Quốc vương Xihanúc đã có những hành động thúc đẩy quan hệ với Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 3 năm 1964, Campuchia tuyên bố cắt đứt các
quan hệ ngoại giao với chính quyền Sài Gòn, nâng cấp đại diện thường trực
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành cơ quan Đại sứ quán
(20.6.1967).
Một nước Campuchia hòa bình, trung lập đã khiến Mỹ đứng ngồi
không yên. Mỹ bật đèn xanh để các thế lực thân Mỹ đã tiến hành đảo chính lật
đổ chính quyền Xihanúc, phá hoại nền hòa bình, trung lập của Campuchia và
đưa Campuchia vào quỹ đạo chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương (18.3.1970).
Cách mạng Việt Nam và Campuchia đã bước sang một trang mới và trong
điều kiện có chung kẻ thù, tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa hai nước càng có
điều kiện phát triển mạnh mẽ. Ngày 24 và 25 tháng 4 năm 1970, tại Hà Nội đã
diễn ra Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương. Hội nghị một lần nữa khẳng
định tinh thần đoàn kết giữa ba nước Đông Dương nói chung và tình đoàn kết
Việt Nam - Campuchia nói riêng. Hội nghị là một dấu mốc quan trọng, một
mặt, thể hiện sự vững bền của liên minh chiến đấu Việt Nam - Campuchia;
mặt khác, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia lên một bước mới.
Từ năm 1970, cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của nhân dân
Campuchia phát triển nhanh chóng, lực lượng vũ trang lớn mạnh, vùng giải
phóng phát triển rộng khắp. Ngày 23 tháng 3 năm 1973 ở Ratanakiri, Mặt trận
Dân tộc thống nhất Campuchia và Quân giải phóng được thành lập. Từ tháng
9 năm 1973, lực lượng Quân giải phóng Campuchia bắt đầu bao vây Thủ đô
Phnôm Pênh và các thành phố Bátđamboong, Uđông,…
Mùa Xuân 1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân của quân

và dân Việt Nam tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ Sài Gòn đã tạo
14


điều kiện khách quan thuận lợi cho quân dân Campuchia mở cuộc Tổng công
kích vào quân đội Lon Non. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Thủ đô Phnôm Pênh
được giải phóng, Nhà nước Campuchia Dân chủ ra đời. Đây là “thắng lợi của
tình đoàn kết chiến đấu không gì lay chuyển nổi của nhân dân ba nước Việt
Nam, Lào và Campuchia, của mối quan hệ đặc biệt đã có từ lâu trong lịch sử
và được thử thách trong ngọn lửa cách mạng chống kẻ thù chung của ba dân
tộc” [52, tr.11].
Tuy nhiên, ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Ban lãnh đạo
Khơ me đỏ do Pôn Pốt đứng đầu (từ Đại hội lần II Đảng Nhân dân cách mạng
Campuchia năm 1960) đã tiến hành những cuộc thanh trừng, cất nhắc những
phần tử có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan vào các vị trí quan trọng trong
Đảng, tiến hành trù dập, tiêu diệt những người cách mạng chân chính mong
muốn phát triển mối quan hệ liên minh cách mạng ba nước Đông Dương.
Trong quan hệ với Việt Nam, Pôn Pốt thi hành chính sách hai mặt: Bề ngoài
thì nói đến đoàn kết, kêu gọi sự giúp đỡ của Việt Nam đối với cách mạng
Campuchia, nhưng bên trong thì không ngừng kích động, nói xấu, xuyên tạc
Việt Nam, coi Việt Nam là kẻ thù số một, kẻ thù truyền kiếp. Đây là những
mầm mống nguy hiểm cho những hành động chống lại Việt Nam sau này của
chế độ Pôn Pốt.
1.1.2. Quan hệ Việt Nam - Campuchia những năm 1975 - 1979
Ngay khi quét sạch chế độ Phnôm Pênh thân Mỹ, Pôn Pốt lập tức thi
hành chính sách phản động cả về đối nội và đối ngoại.
Về đối nội, Pôn Pốt xây dựng mô hình “CNXH kiểu Pôn Pốt”. Mô hình
này dựa trên hai trụ cột chính là quân đội và các hợp tác xã với chính sách “ăn
chung”, “ở chung”, “xóa bỏ tiền tệ, chợ búa”, “Ban lãnh đạo Khơ me đỏ biến
cả đất nước của họ thành một trại tập trung khổng lồ” [47, tr.8], khiến hơn 3,3

triệu người dân vô tội bị giết hại, trong đó có nhiều chiến sĩ cách mạng kiên
trung, nhiều nhà trí thức, khoa học lớn… Trước thảm họa đó, nhân dân
Campuchia chỉ còn một con đường sống duy nhất là vùng dậy, đứng lên lật đổ
15


chế độ tàn bạo Pôn Pốt. Thực hiện quyết tâm đó, một lực lượng cách mạng
Campuchia đã chạy sang Việt Nam và đều được nhân dân Việt Nam giúp đỡ
tận tình.
Đối với Việt Nam, Tập đoàn Pôn Pốt thi hành chính sách thù hằn dân
tộc, kích động tư tưởng cực đoan chống Việt Nam, coi Việt Nam là kẻ thù
truyền kiếp, ra sức bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại mối quan hệ truyền thống, tốt
đẹp giữa hai dân tộc. Ngay từ đầu tháng 5 năm 1975, chế độ Khơ me đỏ đã
cho quân lấn chiếm, cướp phá nhiều nơi trên dọc tuyến biên giới Tây Nam
của Việt Nam.
Mặc dù có một số bất đồng liên quan đến biên giới, quan điểm nhất
quán của Đảng CSVN vẫn là tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ với nhân
dân Campuchia anh em:
Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt
Nam với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, tăng cường tình đoàn kết
chiến đấu, lòng tin cậy, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt
giữa nước ta với hai nước anh em, trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích
chính đáng của nhau [58, tr.618].
Bất chấp mọi nỗ lực của Việt Nam, Ngày 3 tháng 5 năm 1975, tập đoàn
quân phản động Pôn Pốt cho quân đổ bộ đánh chiếm đảo Phú Quốc. Ngày 10
tháng 5 năm 1975, Khơ me đỏ đánh chiếm đảo Thổ Chu, tiếp đó xâm phạm
nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Theo
số liệu của Ban Tổng kết quân sự - Bộ Quốc phòng thì từ tháng 5 năm 1975
đến cuối năm 1975, quân Pôn Pốt gây ra 110 vụ xung đột, lấn chiếm 20 điểm

biên giới. Năm 1976, Khơ me đỏ gây ra 280 vụ, tăng 2,7 lần so với năm 1975,
năm 1977 gây ra 1.850 vụ, tăng 6 lần so với năm 1976. Từ tháng 4 năm 1977,
tập đoàn Pôn Pốt tăng cường những cuộc hành quân lấn chiếm lãnh thổ Việt
Nam. Từ những cuộc xung đột vũ trang lẻ tẻ, quân Khơ me đỏ mở rộng dần
thành những cuộc chiến tranh lớn trên toàn tuyến biên giới Campuchia - Việt
16


Nam. Tháng 6 năm 1977, BCHTƯ ĐCS Khơ me đã ra một Nghị quyết chính
thức coi Việt Nam là kẻ thù số một, kẻ thù vĩnh viễn của Campuchia và cần
phải chuẩn bị tấn công Việt Nam.
Giữa năm 1977, Tập đoàn Pôn Pốt huy động lực lượng cỡ sư đoàn bất
ngờ tiến công vào 13 xã (trong số 15 xã biên giới) thuộc tỉnh An Giang.
Trong các tháng 9, 10, 11 năm 1977, Pôn Pốt huy động lực lượng ngày càng
lớn (3 đến 5 sư đoàn) tiến công dọc biên giới Tây Nam Việt Nam từ nhiều
hướng. Phối hợp với lực lượng của Pôn Pốt, một số thế lực phản động bên
trong Việt Nam đang hoạt động mạnh tại vùng Nam Bộ tích cực tiến hành các
hành động bạo loạn. Ngày 31 tháng 12 năm 1977, Chính quyền Pôn Pốt chính
thức ra tuyên bố vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia, cắt quan hệ ngoại
giao, rút Đại sứ quán Campuchia ở Hà Nội và yêu cầu tất cả cán bộ ngoại
giao của Việt Nam ở Phnôm Pênh về nước. Tập đoàn Pôn Pốt vừa tăng cường
các hoạt động quân sự, vừa hạn chế giải pháp hòa bình thương lượng, lại vừa
lớn tiếng vu khống quân đội Việt Nam xâm phạm đất đai Campuchia và
không hề đếm xỉa đến đề nghị đầy thiện chí của phía Việt Nam.
Sự hung hãn của quân Pôn Pốt khiến Việt Nam không thể nào ngồi yên
chờ giặc tới, phải chuẩn bị cho những kịch bản xấu nhất, tránh để bất ngờ, bị
động. Cuối tháng 7 năm 1978, Hội nghị lần thứ 4 BCHTƯ Đảng CSVN (khóa
IV) đã ra Nghị quyết về vấn đề hệ trọng về quan hệ giữa Việt Nam và
Campuchia; trong đó nêu rõ:
Tập đoàn Pôn Pốt là kẻ thù của nhân dân ta, chúng gây ra cuộc chiến

tranh chống Việt Nam, đánh phá biên giới Tây Nam nước ta, cấu kết với đế
quốc Mỹ và các thế lực thù địch khác hòng làm suy yếu nước ta… và nhân
dân Campuchia sẽ lâm vào một cuộc diệt chủng ngày càng khủng khiếp.
Trong tình hình thực tế đó, không có cách nào khác là phải dùng một lực
lượng quân đội mạnh, có đủ quân binh chủng hợp thành tiến hành một cuộc
tổng phản công bất ngờ, thần tốc, mãnh liệt giành thắng lợi ở hướng Tây
Nam [70, tr.38].
17


Thực hiện Nghị quyết, một mặt, quân và dân Việt Nam đã giáng trả
thích đáng mọi hoạt động vi phạm chủ quyền quốc gia; mặt khác, Đảng
CSVN vẫn mong muốn có thương lượng hòa bình để giải quyết các tồn tại,
không muốn hai bên đổ máu thêm. Ngày 5 tháng 2 năm 1978, với thiện chí
muốn sớm chấm dứt xung đột biên giới thông qua thương lượng, Đảng và
Nhà nước Việt Nam chủ động đưa ra đề nghị ba điểm:
Thứ nhất: Chấm dứt ngay các hành động thù địch ở biên giới hai nước;
lực lượng vũ trang hai bên phải đóng sâu vào lãnh thổ nước mình, cách đường
biên giới 5 km.
Thứ hai: Hai bên gặp nhau để bàn bạc ký một Hiệp định hữu nghị
không xâm phạm lẫn nhau và một hiệp ước biên giới chung giữa hai nước.
Thứ ba: Hai bên thỏa thuận một hình thức thích hợp về thể thức nhằm
đảm bảo và giám sát quốc tế vùng biên giới hai nước.
Tháng 5 năm 1978, Việt Nam đã đề nghị chỉ định một phái đoàn trung
gian giải quyết các vấn đề biên giới và các vấn đề lớn khác giữa Việt Nam và
Campuchia. Sau đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao phong trào Không liên
kết họp tại Bengrat (7.1978), Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy
Trinh đã đề nghị ghi vào chương trình nghị sự việc chỉ định một phái đoàn
“giúp đỡ” gồm các thành viên Không liên kết, làm trung gian giải quyết các
vấn đề bất đồng Việt Nam - Campuhica. Trung Quốc mặc dù không phải là

một thành viên của Phong trào Không liên kết, nhưng đã hoạt động hành lang
rất tích cực để kêu gọi các thành viên bác bỏ yêu cầu này.
Để tiếp tục tạo bầu không khí hòa bình nhằm giải quyết vấn đề biên
giới, đêm ngày 5 tháng 11 năm 1978, Việt Nam đơn phương thu quân vào
cách biên giới 5 km. Tuy nhiên, Pôn Pốt chỉ xem đây như những hành động
mềm yếu của phía Việt Nam, họ vẫn tích cực chuẩn bị lực lượng, điều quân
đến biên giới. Về phía mình, Việt Nam đã cố gắng giải quyết cuộc xung đột
bằng đàm phán ngoại giao, thể hiện thiện chí mong muốn chấm dứt xung đột
bằng con đường hòa bình, nhưng Campuchia liên tiếp từ chối đàm phán. Trong
18


khi đó, Trung Quốc cũng từ chối làm trung gian hòa giải, còn Liên hợp quốc
không có phản hồi đối với các phản đối của Nhà nước Việt Nam về các hành
động gây hấn của Campuchia.
Ở Campuchia, trước sự áp bức tàn bạo của Khơ me đỏ, nhiều nơi nhân
dân đã nổi dậy, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của quân và dân Quân khu miền Đông
(1978). Ngày 2 tháng 12 năm 1978, được sự giúp đỡ của Việt Nam,
MTĐKDTCN Campuchia ra đời. Đại hội thành lập Mặt trận thông qua Cương
lĩnh chính trị 11 điểm và bầu Ủy ban Trung ương gồm 14 người, do Hiêng
Xomrin làm Chủ tịch. Mặt trận ra lời kêu gọi nhân dân Campuchia đoàn kết
đấu tranh đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt; đề nghị Đảng, Chính phủ Việt
Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Với mục tiêu
đánh đổ chế độ diệt chủng, MTĐKDTCN Campuchia đã quy tụ được đông đảo
nhân dân Campuchia, đã mở ra một bước ngoặt trên con đường đấu tranh giành
lấy chính quyền về tay nhân dân, làm lại cuộc cách mạng đã bị phản bội.
Sau một số bước chuẩn bị và mở rộng chiến tranh, đến ngày 21 tháng 12
năm 1978, Chính quyền Pôn Pốt sử dụng 10 sư đoàn, mở chiến dịch tiến công
trên toàn tuyến biên giới phía Nam, mục tiêu chủ yếu là chiếm thị xã Tây Ninh,
làm bàn đạp tiến vào đánh chiếm thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, vì sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc, Quân đội nhân
dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược, đập tan cuộc tiến công toàn
tuyến hòng đánh chiếm thị xã Tây Ninh của tập đoàn Pôn Pốt - Iengxari. Trước
yêu cầu của nhân dân Campuchia, của MTĐKDTCN Campuchia, ngày 26
tháng 12 năm 1978, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các
lực lượng vũ trang của MTĐKDTCN Campuchia đánh tan lực lượng quân sự
của chính quyền Pôn Pốt, xóa bỏ chế độ diệt chủng, giải phóng toàn bộ đất
nước Campuchia. Sau khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị đập tan, MTĐKDTCN
Campuchia thành lập chế độ CHND Campuchia. Với sự giúp đỡ của Việt Nam,
Chính quyền nhân dân đã được thành lập và củng cố vững chắc trên toàn bộ
lãnh thổ Campuchia. Cuộc “cách mạng làm lại” đã giành thắng lợi, từ đây nhân
19


dân Campuchia bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên xây dựng đất
nước, sát cánh cùng nhân dân hai nước anh em trên bán đảo Đông Dương trong
cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, hạnh phúc và phát triển.
Thắng lợi ngày 7 tháng 1 năm 1979 mở ra kỷ nguyên mới của liên
minh chiến đấu Việt Nam - Campuchia, kỷ nguyên của tình hữu nghị và hợp
tác toàn diện. Thẳng lợi này cũng một lần nữa khẳng định sức sống mãnh liệt
của liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Campuchia:
Quân và dân Việt Nam giúp đỡ anh em Campuchia chiến đấu chống
bọn diệt chủng tay sai của (…) giành độc lập và tự do thực sự. Bằng cuộc
chiến đấu thắng lợi của mình, nhân dân Campuchia góp phần thủ tiêu họa
xâm lăng từ đất Campuchia; thiết thực góp phần giúp đỡ nhân dân Việt Nam
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [49, tr.4].
Trong thời gian kháng chiến cũng như sau này đất nước Campuchia
được giải phóng, Đảng CSVN luôn chủ trương nhất quán cần phải đoàn kết
với cách mạng, nhân dân Campuchia nhằm thực hiện mục tiêu mỗi nước. Tuy
nhiên, Đảng CSVN có phần chưa nắm bắt hết tình hình của phía Campuchia,

chưa nắm bắt được sự thay đổi trong Ban lãnh đạo của Đảng NDCM
Campuchia, sự thay đổi về đường lối cách mạng, sự suy nghĩ khác đi về Việt
Nam và liên minh Việt Nam - Campuchia. Khi quân Pôn Pốt tiến hành những
cuộc đột kích biên giới Campuchia - Việt Nam, Việt Nam bị bất ngờ, thời
gian đầu không công khai những xâm lấn biên giới của quân đội Pôn Pốt. Có
thể giải thích cho lập trường thận trọng của Đảng CSVN là vì vấn đề
Campuchia thực sự phức tạp, liên quan đến Trung Quốc lúc đó cũng đang gây
áp lực rất lớn lên biên giới phía Bắc, nếu vội vàng dễ ở vào thế bị kẹp giữa hai
gọng kiềm tấn công. Hơn nữa Việt Nam vẫn còn tin vào khả năng thương
lượng với Pôn Pốt, tin vào “chủ nghĩa quốc tế vô sản”, nên hành động có phần
chậm trễ.

20


×