Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với liên xô từ năm 1975 đến năm 1991

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 176 trang )

va

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
------------------

CAO THỊ PHƯƠNG THÚY

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI LIÊN XÔ TỪ
NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1991

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MAI HOA

Hà Nội - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 4
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................. 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 10
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 11
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 13
7. Bố cục của luận văn.................................................................................. 13
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ VỚI LIÊN
XÔ GIAI ĐOẠN TÁI THIẾT ĐẤT NƢỚC VÀ ĐỔI MỚI CỤC BỘ


(1975 - 1985) ............................................................................................... 14
1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước năm 1975 ..................... 14
1.1.1. Những mặt tích cực trong quan hệ Việt Nam - Liên Xô ................ 14
1.1.2. Những mặt không thuận trong quan hệ Việt Nam - Liên Xô ........ 23
1.2. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng với Liên Xô từ năm 1975
đến năm 1985 ............................................................................................ 29
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử ......................................................................... 29
1.2.2. Chủ trương của Đảng trong quan hệ với Liên Xô từ năm 1975 đến
năm 1978 ............................................................................................... 35
1.2.3. Chủ trương của Đảng trong quan hệ với Liên Xô từ năm 1979 đến
năm 1985 ............................................................................................... 46
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1: ........................................................................... 57
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ VỚI LIÊN
XÔ TRÊN CHẶNG ĐƢỜNG ĐẦU ĐỔI MỚI (1986 - 1991) ................... 59
2.1. Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam ............................ 59
1


2.1.1 Nhu cầu cấp thiết đổi mới toàn diện đất nước ................................ 59
2.1.2. Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng ......................................... 63
2.2. Chủ trương của Đảng trong quan hệ với Liên Xô và quan hệ hợp tác
toàn diện Việt - Xô .................................................................................... 71
2.2.1. Chủ trương của Đảng trong quan hệ với Liên Xô ......................... 71
2.2.2. Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên Xô ........................... 76
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2: ........................................................................... 97
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................................ 100
3.1. Một số nhận xét ................................................................................ 100
3.1.1. Đảng kịp thời đưa ra chủ trương đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn
diện với Liên Xô trong tình trạng bị bao vây, cấm vận và sức ép từ hai
đầu biên giới. ....................................................................................... 100

3.1.2. Đảng chủ trương đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô
trên cơ sở mối quan hệ truyền thống gắn bó hữu nghị, song có những điều
chỉnh thích ứng với điều kiện, tình hình mới ........................................ 103
3.1.3. Đảng chủ trương đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô;
trong đó, quan hệ chính trị - ngoại giao là trọng tâm .......................... 110
3.1.4. Trong quá trình củng cố và đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện
giữa Việt Nam - Liên Xô, hai nước đã đạt được những thành tựu to lớn
trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện để cả hai bên cùng phát triển ............ 114
3.1.5. Trong quan hệ hợp tác với Liên Xô, vẫn còn một số hạn chế và tồn
tại nhất định ......................................................................................... 120
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ............................................................ 124
3.2.1. Hoạch định chủ trương trong quan hệ với Liên Xô cần bám sát tình
hình thực tiễn trong nước, quốc tế và yêu cầu cách mạng Việt Nam .... 124

2


3.2.2. Hoạch định chủ trương, củng cố và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với
Liên Xô cần dựa trên sở lợi ích riêng của mỗi nước trong sự kết hợp với
lợi ích chung của cả hai bên ................................................................. 128
3.2.3. Cần nhạy bén nắm bắt tình hình, đổi mới tư duy đối ngoại; đồng
thời, chủ động, tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ với Liên Xô ...... 132
3.2.4. Giữ vững độc lập, tự chủ trong quan hệ với Liên Xô; đồng thời,
tăng cường thực lực đất nước ............................................................... 135
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3: ......................................................................... 138
KẾT LUẬN ............................................................................................... 140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 143
Phụ lục ...................................................................................................... 156

3



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCHTƯ:

Ban Chấp hành Trung ương

BCT:

Bộ Chính trị

CHLB:

Cộng hòa Liên bang

CHND:

Cộng hòa nhân dân

CHXHCN:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CMDTDCND:

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân


CMLTMNVN:

Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam

CNCS:

Chủ nghĩa cộng sản

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

DCCH:

Dân chủ cộng hòa

MTDTGPMNVN: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
SEATO:

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á

SEV:

Hội đồng Tương trợ Kinh tế

TBCN:

Tư bản chủ nghĩa


TBT:

Tổng Bí thư

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


3.2.2. Hoạch định chủ trƣơng, củng cố và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với
Liên Xô cần dựa trên sở lợi ích riêng của mỗi nƣớc trong sự kết hợp với
lợi ích chung của cả hai bên ................................................................. 128
3.2.3. Cần nhạy bén nắm bắt tình hình, đổi mới tƣ duy đối ngoại; đồng
thời, chủ động, tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ với Liên Xô ...... 132
3.2.4. Giữ vững độc lập, tự chủ trong quan hệ với Liên Xô; đồng thời,
tăng cƣờng thực lực đất nƣớc ............................................................... 135
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3: ......................................................................... 138
KẾT LUẬN ............................................................................................... 140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 143
Phụ lục ...................................................................................................... 156

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Liên Xô tuy xa cách nhau về địa lý, có nhiều điểm khác
nhau về lịch sử, ngôn ngữ và truyền thống văn hóa, nhƣng từ rất sớm, giữa hai
dân tộc đã có những cuộc tiếp xúc, giao lƣu. Song, chỉ đến khi cuộc Cách
mạng tháng Mƣời Nga năm 1917 thành công, Nhà nƣớc công nông đầu tiên

trên thế giới ra đời thì những tên gọi nhƣ nƣớc Nga Xô viết, Lênin mới dần
trở nên quen thuộc, thân thiết với nhân dân lao động Việt Nam.
Ngày 30/1/1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Xô viết chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó,
trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ, trải qua những biến động phức tạp,
những thăng trầm của lịch sử, quan hệ Việt Nam - Liên Xô từng bƣớc phát
triển. Thời kỳ 1950 - 1975, nhất là trong kháng chiến chống Mỹ, tuy có một
vài vấn đề nổi cộm, nhƣng nhìn chung, quan hệ Việt Nam - Liên Xô chứa
đựng những yếu tố thuận lợi. Liên Xô đã giúp đỡ to lớn, toàn diện cho nhân
dân Việt Nam chống Mỹ; ngƣợc lại, những thắng lợi của nhân dân Việt Nam
cũng góp phần củng cố vai trò, uy tín quốc tế của Liên Xô, nhất là trong
phong trào giải phóng dân tộc. Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nƣớc của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi, nƣớc Việt Nam độc lập, thống
nhất bƣớc vào giai đoạn phát triển mới với những thách thức, cơ hội. Trong
điều kiện ấy, Việt Nam chủ trƣơng duy trì và mở rộng quan hệ với Liên Xô,
coi đoàn kết, hợp tác toàn diện với Liên Xô “là nguyên tắc, là chiến lƣợc”, “là
hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại. Về phía Liên Xô, Liên Xô tiếp tục
ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam nhiều mặt.
Bƣớc sang nửa sau những năm 80 (XX), cục diện thế giới có những
biến đổi sâu sắc, Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới quá độ sang thời kỳ đa

4


cực hóa với xu hƣớng cơ bản là hòa bình, hợp tác và phát triển. Những biến
động chính trị to lớn, toàn diện ở Liên Xô, Đông Âu cho thấy chủ nghĩa xã
hội lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Điều này đã ảnh hƣởng
trực tiếp đến quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô. Quan hệ Việt - Xô có những
thay đổi theo hƣớng nâng cao hiệu quả hợp tác trên cơ sở cùng có lợi. Năm
1991, Liên Xô sụp đổ - đó cũng là thời điểm chấm dứt một chặng đƣờng quan

hệ bang giao Việt - Xô.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, CHLB Nga kế thừa tƣ cách pháp lý của Liên
Xô, cam kết tôn trọng và thực hiện các thỏa thuận quốc tế, các hiệp định song
phƣơng, đa phƣơng mà Liên Xô đã tham gia hoặc ký kết, tiếp tục quan hệ với
Việt Nam trên một nền tảng mới. Hiện nay, quan hệ Việt Nam - CHLB Nga
đƣợc nâng lên tầm quan hệ “đối tác chiến lƣợc” với những lĩnh vực hợp tác
mới mẻ, quan trọng. Phát triển quan hệ với CHLB Nga là một trong những ƣu
tiên đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam.
Trên tinh thần “ôn cố tri tân”- nghiên cứu những chủ trƣơng của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Liên Xô từ năm 1975 đến năm 1991,
nhìn nhận, đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế, suy ngẫm, đúc rút
kinh nghiệm tham khảo cho hiện tại, nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam CHLB Nga tiếp tục phát triển và phát triển toàn diện, theo chúng tôi, là hết
sức cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đó cũng là những lý do cơ bản
để chúng tôi chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, chuyên ngành
Lịch sử Đảng của mình là “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
quan hệ với Liên Xô từ năm 1975 đến năm 1991”.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Về mảng đề tài này, từ trƣớc đến nay đã có một số sách, bài viết đƣợc
công bố với các góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Cụ thể nhƣ sau:

5


- Nhóm công trình viết về ngoại giao và quan hệ quốc tế
“Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước” (Nguyễn Duy
Trinh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979); );“Lịch sử chính sách và hoạt động đối
ngoại của Liên bang Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1980” (Nxb Quan hệ
quốc tế, Mátxcơva, 1980); “Lịch sử quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại
của Liên bang Xô Viết từ năm 1917 đến năm 1985” (Nxb Quan hệ quốc tế,
Mátxcơva, 1980); “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của chúng ta”

(Lê Duẩn, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981); “Lịch sử quan hệ quốc tế và chính
sách đối ngoại của Liên bang Xô Viết từ năm 1917 - 1985” (Nxb Quan hệ
quốc tế, Mátxcơva, 1980); “Mặt trận ngoại giao trong chống Mỹ cứu nước
giai đoạn 1965 - 1973” (Nam Hƣng, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5/1991); “50
năm ngoại giao Việt Nam 1945 - 1995” (Lƣu Văn Lợi, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 1996); “Quan hệ quốc tế từ 1945 - 1995” (Hoàng Văn Hiển,
Nguyễn Viết Thảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); “Ngoại giao Việt
Nam trong thời đại Hồ Chí Minh” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000);
“Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do 1945 1975” (Nguyễn Phúc Luân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); “Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại 1986 - 2000” (Vũ Quang
Vinh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2001); “Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000”
(Nguyễn Dy Niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002);...
Trong nhóm công trình nghiên cứu này, các tác giả đã trình bày những
nét tổng quan về đƣờng lối đối ngoại, chính sách đối ngoại của Đảng từ sau
năm 1945 đến nay, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Trong các công trình, các tác giả tập trung
khái quát các quan điểm cơ bản của Đảng về các vấn đề quốc tế, nhận thức
của Đảng các vấn đề trong quan hệ quốc tế. Nghiên cứu quan hệ quốc tế của
Việt Nam, tác giả các công trình này điểm qua một cách khái quát những diễn
6


biến chính trong tiến trình lịch sử của quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của những công trình bàn về ngoại giao Việt
Nam nói chung, vấn đề quan hệ Việt Nam - Liên Xô mới chỉ đƣợc đề cập
hoặc ở những khía cạnh đơn lẻ, hoặc hết sức tổng quát. Chủ trƣơng củng cố,
thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1975 - 1991 cũng chỉ
đƣợc nghiên cứu ở mức độ nhất định.
Những công trình tiêu biểu có đóng góp trong việc khái quát các quan
điểm của Đảng về các vấn đề quốc tế nói chung, cũng nhƣ chủ trƣơng, chính

sách cụ thể của Đảng trong quan hệ với Liên Xô nói riêng giai đoạn 1975 1991 phải kể đến là những cuốn sách tham khảo, chuyên khảo bàn về ngoại
giao nhƣ: “50 năm ngoại giao Việt Nam” (Lƣu Văn Lợi, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 1998); “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại
1986 - 2000” (Vũ Quang Vinh, Nxb Thanh niên, 2001); “Ngoại giao Việt
Nam 1945 - 2000” (Nguyễn Dy Niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2002);... Trong các công trình của mình, các tác giả đã làm rõ nhiều vấn đề
liên quan đến tƣ duy đối ngoại, quá trình nhận thức, hoạch định đƣờng lối,
chính sách đối ngoại của Đảng. Các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt - Xô
cũng đƣợc đề cập, phân tích, song tƣơng đối khái quát, chủ yếu trên một số
nội dung trong quan hệ chính trị - ngoại giao.
- Nhóm công trình viết về quan hệ Việt Nam - Liên Xô qua các thời kỳ
Trƣớc hết, phải kể đến các công trình nghiên cứu, các sách chuyên luận
đề cập đến mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những giai đoạn lịch sử
khác nhau đã đƣợc công bố nhƣ: “Thắng lợi của tình hữu nghị và sự hợp tác
toàn diện Việt Nam - Liên Xô” (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981); “Đoàn kết và
hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và tình cảm của
chúng ta” (Lê Duẩn, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982); “Tượng đài hùng vĩ của
tình hữu nghị Việt - Xô” (Trƣờng Chinh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983); “Tình
7


hữu nghị Việt - Xô mãi mãi xanh tươi và đời đời bền vững” (Phạm Văn Đồng,
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983); “Xung đột và mâu thuẫn Trung Quốc - Liên Xô
trong vấn đề viện trợ cho Việt Nam chống Mỹ” (Lý Đan Tuệ, Tạp chí Nghiên
cứu Liên Xô - Trung Quốc đƣơng đại, số 3, Tài liệu dịch từ tiếng Trung
Quốc, lƣu tại viện Sử học); “Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ: Văn kiện và
tài liệu” (Bộ Ngoại giao, Nxb Ngoại giao, Hà Nội, 1983); Quan hệ và hợp tác
toàn diện Liên Xô - Việt Nam” (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983); “Về tình hữu
nghị vĩ đại Việt - Xô” (Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985); “Sự hợp
tác quốc tế giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô - lịch

sử và hiện tại” (Nxb Sự thật Hà Nội và Nxb Chính trị Matxcơva, 1987);
“Cách mạng tháng Mười và tình hữu nghị Việt - Xô” (Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1987); “Quan hệ và hợp tác toàn diện Liên Xô - Việt Nam” (Nxb Sự thật, Hà
Nội, 1988); “Kremlin và Hồ Chí Minh 1945 - 1969” (I.V.Bukharin, Nxb
Quan hệ quốc tế, 1998); “Quan hệ Việt - Nga 50 năm một chặng đường lớn”
(Bùi Khắc Bút, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3 (33)/2000); “Mỹ - Xô Trung trong cuộc đối đâu lịch sử” (Lý Kiện, Nxb Thanh niên, 2008); “Thế
giới trong 50 năm qua (1945 - 1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996 2020)” (Nguyễn Cơ Thạch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001)…
Bên cạnh các sách tham khảo, chuyên khảo, hoặc các bài tạp chí, còn
một số luận văn thạc sĩ lịch sử cũng chọn vấn đề nghiên cứu là quan hệ Việt Xô: “Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Liên Xô từ năm 1930
- 1954” (Lê Văn Thịnh, Luận án tiến sĩ lịch sử, trƣờng Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 1999); “Quan hệ Liên Xô - Việt Nam từ năm
1950 đến năm 1975” (Vũ Thị Hồng Chuyên, Luận văn thạc sĩ lịch sử, trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2000); “Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga từ năm
1991 - 2000” (Vũ Thị Thu Phƣơng, Luận văn thạc sĩ lịch sử, trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội, 2002); "Chủ trương của Đảng trong quan hệ với Liên Xô từ
8


năm 1954 đến năm 1964" (Tạ Quang Giảng, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 2010)…
Đây là nhóm công trình tƣơng đối phong phú, đề cập trực tiếp tới quan
hệ Việt Nam - Liên Xô trên nhiều khía cạnh. Trong nhóm công trình này có
sự góp mặt của một số tác giả giữ cƣơng vị lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc Việt
Nam - những ngƣời trực tiếp tham gia hoạch định, chỉ đạo thực hiện đƣờng
lối đối ngoại nói chung và trong quan hệ với Liên Xô nói riêng. Chính vì vậy,
đây là nguồn tài liệu quý giá, cung cấp những tƣ liệu quan trọng cho tác giả
luận văn triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Các bài viết và công trình
này đã khái quát đƣợc những nét cơ bản nhất về lịch sử quan hệ hợp tác toàn
diện giữa Việt Nam và Liên Xô, đặc biệt là lịch sử quá trình hợp tác giữa
Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô trên các lĩnh vực:

Chính trị - tƣ tƣởng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - xã hội… Trong
các công trình nêu trên, các tác giả mô tả quan hệ Việt Nam - Liên Xô ở
những giai đoạn trƣớc năm 1975, đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nƣớc. Những nội dung thuộc về quan hệ Việt Nam - Liên Xô những năm
1975 - 1991 ít đƣợc đề cập, hoặc nếu có, thì khá mờ nhạt.
Trong nhóm công trình kể trên, còn có các công trình của một số nhà
nghiên cứu nƣớc ngoài, đã đƣợc dịch sang tiếng Việt. Khảo cứu các công
trình này, có thể tìm thấy những tƣ liệu về quan hệ Việt - Xô rất quý báu, giúp
hiểu thêm về quan điểm nghiên cứu, những góc nhìn, đánh giá về quan hệ
Việt - Xô từ những nhà nghiên cứu nƣớc ngoài.
Nhìn chung, khảo cứu nguồn tài liệu trực tiếp, hoặc có liên quan đến
quan hệ Việt Nam - Liên Xô, có thể thấy rằng, dù số lƣợng công trình khá
phong phú, có những đóng góp quan trọng, làm rõ những khía cạnh khác nhau
của quan hệ Việt - Xô trên nhiều bình diện khác nhau, song phần lớn tập trung
vào quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn trƣớc năm 1975, ít tài liệu đề cập đến
9


quan hệ Việt - Xô trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động, phức tạp - thời kỳ
từ năm 1975 đến năm 1991. Các tài liệu, công trình này cũng chỉ đi vào một
số khía cạnh nhất định trong quan hệ giữa hai nƣớc, chƣa nghiên cứu mối
quan hệ này một cách toàn diện, hệ thống dƣới góc độ lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam nhƣ đề tài tác giả lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ quan điểm, chủ trƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quan hệ với Liên Xô từ năm 1975 đến năm 1991.
- Làm sáng tỏ những thành tựu, hạn chế của quá trình Đảng hoạch định
chủ trƣơng trong quan hệ với Liên Xô từ năm 1975 đến năm 1991; đúc rút
một số nhận xét, kinh nghiệm chủ yếu phục vụ hiện tại.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu và nguồn tài liệu nhƣ trên, cùng với việc kế
thừa những kết quả của những ngƣời đi trƣớc; đồng thời, thu thập, xử lý tƣ
liệu mới, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ chủ trƣơng của Đảng trong quan hệ hợp tác với Liên Xô qua
hai giai đoạn: 1975 - 1985; 1986 - 1991.
- Dựng lại một cách khách quan quan hệ Việt Nam - Liên Xô từ năm
1975 đến năm 1991.
- Đúc rút một số kinh nghiệm quan trọng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, chủ trƣơng của
Đảng trong quan hệ hợp tác với Liên Xô từ năm 1975 đến năm 1991. Tuy
nhiên, để có cơ sở kiểm chứng những chủ trƣơng đó, nhận xét thành công và
10


hạn chế, luận văn còn nghiên cứu những biện pháp, giải pháp lớn Đảng đề ra
trong quá trình hiện thực hóa chủ trƣơng, nhƣng ở mức độ khái quát, không đi
cụ thể và nghiên cứu sâu.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trƣơng căn bản của Đảng trong
quan hệ với Liên Xô và các sự kiện chính, những mốc lớn trong quan hệ giữa
Việt Nam và Liên Xô từ năm 1975 (mốc đánh dấu Việt Nam hoàn toàn độc
lập, thống nhất) đến năm 1991 (Liên Xô sụp đổ), trên tất các lĩnh vực; tuy
nhiên, luận văn đề cập sâu hơn đến quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai
nƣớc.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Các nguồn tài liệu, hướng sử dụng
- Tài liệu gốc của luận văn là các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh,

thông tƣ…của hai Đảng và Nhà nƣớc về ngoại giao nói chung, quan hệ Việt
Nam - Liên Xô nói riêng; các hiệp định, tuyên bố chung, thông cáo chung,
nghị định thƣ, điện, các bài phát biểu của các nguyên thủ quốc gia hai nƣớc;
các báo cáo, văn bản tiếp xúc của các cơ quan, phái đoàn hai nƣớc; các báo
cáo của các bộ ngành hai nƣớc, các số liệu thông kê về viện trợ, cho vay, trao
đổi buôn bán, hợp tác đầu tƣ của các ngành, bộ hai nƣớc và của Hội hữu nghị
Việt - Xô.
- Nguồn tài liệu quan trọng cung cấp các sự kiện, tƣ liệu cho luận văn
là các công trình nghiên cứu khoa học, các sách khoa học, các bài báo có liên
quan do các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố nhƣ Viện Lịch sử Đảng,
Viện sử học, Học viện quan hệ quốc tế; các bài viết đăng trên các báo và tạp
chí nhƣ báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, Báo Liên Xô ngày nay, tạp chí
Lịch sử quân sự, tạp chí Nghiên cứu lịch sử…

11


- Các tƣ liệu, sách báo về lịch sử Việt Nam, Liên Xô, lịch sử quan hệ
quốc tế, lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế…là nguồn tài liệu
tổng quan bổ trợ dùng để làm sáng tỏ bối cảnh của quan hệ.
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê đƣợc sử dụng nhằm làm rõ
một số nội dung có liên quan của luận văn.
- Các hồi ký cách mạng, các bản tự thuật của các nhân chứng lịch sử là
nguồn tƣ liệu tham khảo quý giá để bổ sung, làm phong phú những nội dung,
sự kiện của luận văn.
Nhìn chung, nguồn tài liệu cho luận văn khá phong phú, đa dạng nhƣng
phân bố rải rác, không tập trung. Điều này vừa tạo nên những thuận lợi, vừa
gây nên những khó khăn nhất định cho tác giả trong việc thu thập và xử lý dữ
liệu. Một số tài liệu trong nƣớc do yêu cầu bảo mật nên không đƣợc công bố.
Đặc biệt, nguồn tài liệu từ phía Liên Xô và các công trình của các nhà nghiên

cứu nƣớc ngoài tƣơng đối nhiều, nhƣng do những khó khăn chủ quan và
khách quan từ phía tác giả, nên mới đƣợc khai thác ở mức độ hạn chế.
Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau
trong quá trình giải quyết nội dung luận văn:
+ Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgic là hai phƣơng pháp chính
đƣợc sử dụng xuyên suốt luận văn.
+ Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đƣợc sử dụng tích cực trong quá
trình phân tích, luận giải các sự kiện.
+ Phƣơng pháp phân tích, so sánh, hệ thống hóa đƣợc sử dụng nhằm
làm rõ quá trình phát triển mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
+ Phƣơng pháp đối chiếu, thống kê đƣợc kết hợp để giải quyết những
nội dung cụ thể của luận văn.

12


6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tập hợp, xử lý nguồn tƣ liệu một cách khoa học; từ đó, hệ
thống hóa, bổ sung và phân tích, luận giải, luận văn có những đóng góp chủ
yếu sau:
- Bƣớc đầu trình bày, phân tích một cách hệ thống chủ trƣơng trong
quan hệ với Liên Xô của Đảng Cộng sản Việt Nam qua hai giai đoạn 1975 1986 và 1986 - 1991; trên cơ sở đó, dựng lại bức tranh toàn cảnh quan hệ Việt
Nam - Liên Xô từ năm 1975 đến năm 1991; qua đó, giúp ngƣời đọc có cái
nhìn khách quan hơn về quan hệ Việt - Xô.
- Bƣớc đầu đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu có giá trị tham khảo.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu,
hoặc công tác giảng dạy cho những môn học có liên quan.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

gồm có 3 chƣơng và 6 tiết:
Chương 1: Chủ trƣơng của Đảng trong quan hệ với Liên Xô giai đoạn
tái thiết đất nƣớc và đổi mới cục bộ (1975 - 1985)
Chương 2: Chủ trƣơng của Đảng trong quan hệ với Liên Xô trên chặng
đƣờng đầu đổi mới (1986 -1991)
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm

13


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ VỚI LIÊN XÔ GIAI
ĐOẠN TÁI THIẾT ĐẤT NƢỚC VÀ ĐỔI MỚI CỤC BỘ (1975 - 1985)
1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên Xô trƣớc năm 1975
1.1.1. Những mặt tích cực trong quan hệ Việt Nam - Liên Xô
Việt Nam và Liên Xô tuy cách xa nhau vạn dặm về địa lý, khác biệt
nhau về lịch sử phát triển và ngôn ngữ nhƣng ngay từ giữa thế kỷ XIX, hai
dân tộc đã có sự tiếp xúc 1. Song, chỉ đến khi cuộc Cách mạng tháng Mƣời
Nga (1917) thành công thì mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa hai dân tộc Việt Nga mới thực sự bắt đầu. Ngƣời đã thực sự lĩnh hội và tiếp xúc tƣ tƣởng của
Cách mạng tháng Mƣời, đƣa ánh sáng của Cách mạng tháng Mƣời vào Việt
Nam là Nguyễn Ái Quốc. Bằng những hoạt động cách mạng sôi nổi, tích cực,
trong suốt những năm 1920 - 1930, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành ngƣời giăng
mắc những sợi tơ đầu tiên để dệt nên tình hữu nghị Việt - Xô, đặt nền móng
đầu tiên cho con đƣờng của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Tuy nhiên,
con đƣờng tiến bƣớc từ mối quan hệ gần gũi, gắn bó, nhƣng không chính thức
về mặt Nhà nƣớc để đi đến ngoại giao chính thức giữa Việt Nam - Liên Xô là
một con đƣờng dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, sự kiện khách quan và chủ
quan. Tháng 6/1923, với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái
Quốc đã sang Mátxcơva. Tại đây, Ngƣời đã thiết lập đƣờng dây liên lạc
Mátxcơva - Paris - Việt Nam, phá vỡ sự đơn độc, thế cô lập của cách mạng

Việt Nam, kết gắn cách mạng Việt Nam với Liên Xô - trung tâm cách mạng
thế giới.
Từ sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công cho đến trƣớc
năm 1950, mặc dù Nhà nƣớc Việt Nam khẩn thiết đề nghị, yêu cầu, song Liên
1

Theo một số nguồn sử liệu, vào năm 1891, trong chuyến du khảo Viễn Đông, một nhân vật nổi tiếng trong
lịch sử Nga là Sa hoàng Nikolai Đệ nhị - khi còn là Thái tử - đã viếng thăm Sài Gòn trên chiến hạm Azov.

14


Xô chƣa vội thiết lập quan hệ với Việt Nam và cũng không có những động
thái cụ thể ủng hộ Nhà nƣớc Việt Nam DCCH. Nhìn chung, thái độ của Liên
Xô đối với Việt Nam khá thận trọng, bởi Việt Nam và Đông Dƣơng chƣa phải
là mối quan tâm thực sự của Liên Xô.
Năm 1950, cục diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân
dân Việt Nam có những thay đổi căn bản theo chiều hƣớng tích cực. Thế và
lực của cách mạng Việt Nam dần vững mạnh hơn. Đến thời điểm này, đã hội
tụ đầy đủ những điều kiện khách quan, chủ quan cần thiết cho việc đề nghị
các nƣớc công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngày
14/1/1950, Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với
chính phủ nƣớc nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền
quốc gia của nƣớc Việt Nam DCCH để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp
dân chủ thế giới. Với Liên Xô, sau một số cuộc hội đàm, trao đổi, bàn bạc,
ngày 30/1/1950, Liên Xô chính thức công nhận Việt Nam DCCH, quan hệ
giữa hai Nhà nƣớc đƣợc thiết lập.
Kể từ sau khi Liên Xô chính thức công nhận Việt Nam năm 1950,
quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên Xô bƣớc vào một thời kỳ phát triển mới,
không chỉ là quan hệ cách mạng giữa hai Đảng, mà là quan hệ chính thức giữa

hai nhà nƣớc. Điều đó góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Tháng
4/1952, Đại sứ quán Việt Nam tại Mátxcơva đƣợc thành lập do Nguyễn
Lƣơng Bằng làm Đại sứ đầu tiên. Toàn bộ hoạt động cho Đại sứ quán Việt
Nam tại Liên Xô do Chính phủ Liên Xô tài trợ, sẽ tính vào khoản công trái
sau này cho Chính phủ Việt Nam. Sau khi công nhận, đặt quan hệ ngoại giao
với Việt Nam, Liên Xô triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cuộc đấu tranh vì
độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, không ngừng tuyên truyền, ủng hộ,
nâng cao vai trò của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Liên Xô hỗ trợ Việt Nam
một số mặt hàng có ý nghĩa chiến lƣợc về quân sự, kinh tế để Việt Nam đẩy
15


mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp, giúp Việt Nam đào tạo cán bộ phục
vụ đất nƣớc. Từ năm 1950 trở đi, viện trợ của Liên Xô dành cho Việt Nam là
viện trợ không hoàn lại và thƣờng giúp thêm ngoài mức Việt Nam đề nghị.
Từ cuối năm 1953, do ảnh hƣởng cuộc Chiến tranh Triều Tiên, do
diễn biến của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô có sự điều chỉnh sâu chính sách đối
ngoại, nhằm làm dịu tình hình căng thẳng trong quan hệ quốc tế. Liên Xô chủ
động đề nghị họp Hội nghị Giơnevơ, giải quyết Chiến tranh Đông Dƣơng.
Ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơnevơ về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình
ở Đông Dƣơng đƣợc khai mạc. Sau 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp
với nhiều thảo luận, thỏa thuận và đấu tranh gay go, quyết liệt, cuối cùng,
ngày 21/7/1954, Hiệp nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa
bình ở Đông Dƣơng đã đƣợc ký kết. Việt Nam đƣợc các nƣớc lớn công nhận
và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản. Miền Bắc Việt Nam đƣợc
hoàn toàn giải phóng và việc ký kết Hiệp nghị Giơnevơ - một thắng lợi của
nhân dân Việt Nam, có sự góp sức, có vai trò của Liên Xô.
18 ngày sau khi Hiệp định Giơnevơ ký kết, Mỹ vào miền Nam Việt
Nam, tiến hành chiến tranh, chia cắt lâu dài Việt Nam, thực hiện chiến lƣợc
ngăn chặn sự phát triển của CNXH ở Đông Nam Á. Cũng từ đó, Việt Nam

bƣớc vào một chặng đƣờng mới với công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc
và đấu tranh hoàn thành CMDTDCND ở miền Nam. Phân tích đặc điểm tình
hình trong nƣớc và thế giới, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trƣơng tạm
thời duy trì thế giữ gìn lực lƣợng của cách mạng miền Nam, đấu tranh đòi Mỹ
- Diệm thi hành những điều khoản của Hiệp nghị Giơnevơ để tiến hành hiệp
thƣơng Tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc. Quan điểm này của Đảng hoàn
toàn phù hợp với chủ trƣơng đấu tranh chính trị, giải quyết vấn đề miền Nam
bằng thƣơng lƣợng hòa bình của Liên Xô.

16


Nhằm củng cố và thúc đẩy tình hữu nghị, quan hệ hợp tác toàn diện
với Liên Xô, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã tiến hành các chuyến viếng
thăm ngoại giao đến Liên Xô, tranh thủ những điều kiện thuận lợi cho cuộc
kháng chiến của dân tộc. Về phía Liên Xô, trong hai năm 1956 - 1957, những
chuyến thăm con thoi của các đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô đầu tiên cũng
đã tới Việt Nam1. Trên trƣờng quố c tế , Liên Xô lên án Chính quyền Sài Gòn ,
nêu cao vai trò của Việt Nam DCCH và đấu tranh để Chính phủ Việt Nam
DCCH có đa ̣i diê ̣n ở các tổ chức quốc tế mà miền Nam Cộng hòa tham gia .
Tháng 1/1957 và tháng 10/1958, Liên Xô đã kịch liệt phản đố i kiế n nghi ̣của
Mỹ và 12 nƣớc khác về viê ̣c kế t na ̣p miề n Nam Việt Nam và Nam Triều Tiên
vào Liên Hiệp Quốc.
Tuy giữ thái độ thận trọng với vai trò “quan sát viên", song Liên Xô đã
tích cực viện trợ không hoàn lại, cho Việt Nam vay các khoản ƣu đãi, vay dài
hạn; giúp chuyên gia, thiết bị và kỹ thuật trong các kế hoạch kinh tế 1954 1957, 1957 - 1960, 1961 - 1964... Theo Hiê ̣p đinh
̣ ngày 18/7/1955, Liên xô
viê ̣n trơ ̣ không hoàn la ̣i cho Vi ệt Nam 400 triê ̣u rúp để xây dƣ̣ng và khôi phu ̣c
146 xí nghiệp công trình công nghiệp và cơ quan thuộc các ngành cơ khí


,

than, điê ̣n lƣ̣c và công nghiê ̣p nh ẹ [114; tr. 3]. Tháng 3/1959, Liên Xô cho
Việt Nam vay 100 triê ̣u rúp để thƣ̣c hiê ̣n kế hoa ̣ch 3 năm phát triể n kinh tế văn hóa 1958 - 1960 [114; tr. 3].
Sự quan tâm của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân
dân Việt Nam chỉ chính thức bắt đầu từ năm 1964, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ,
Mỹ leo thang mở cuộc tấn công bằng không quân ra miền Bắc. Trong bối
cảnh cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam ngày càng khốc liệt, vấn đề Việt
Nam đang trở thành vấn đề chính trị mang tính quốc tế, thì quan điểm “chung
1

Tháng 5/1956 - Đoàn do Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trƣởng Liên Xô A.I.Micaian dẫn đầu; tháng
5/1957- Đoàn do Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô K.E.Vôrôsilốp dẫn đầu.

17


sống hòa bình, không phát động đấu tranh vũ trang ở miền Nam” của Liên Xô
đã làm suy giảm uy tín của Liên Xô trong phong trào đấu tranh giành độc lập
của các nƣớc thế giới thứ ba, ảnh hƣởng đến vị trí của Liên Xô trong hệ thống
XHCN. Do vậy, Liên Xô có sự điều chỉnh chính sách.
Đón bắt các tín hiệu từ phía Liên Xô, từ tháng 10 đến tháng 11/1964,
đã lần lƣợt diễn ra các chuyến ngoại giao công khai và bí mật của Chính phủ
Việt Nam đến Liên Xô. Ngày 9/11/1964, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ
tƣớng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến thăm Liên Xô đã đƣợc Chủ tịch Hội đồng
bộ trƣởng Liên Xô A.N.Kosygin đón tiếp trọng thể. Trong cuộc hội đàm, các
nhà lãnh đạo của Việt Nam và Liên Xô đặc biệt chú ý đến vấn đề tăng cƣờng
hợp tác và hợp tác toàn diện giữa hai nƣớc. Cuối tháng 12/1964, đƣợc sự
đồng ý của Liên Xô, Đại diện thƣờng trú của MTDTGPMNVN đã có mặt ở
Mátxcơva.

Sự thay đổi trong thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam còn đƣợc đánh
dấu bằng chuyến thăm chính thức của Đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô do Chủ
tịch Hội đồng bộ trƣởng A.N.Kosygin dẫn đầu tới Hà Nội vào tháng 2/1965.
Chuyến thăm này có ý nghĩa to lớn, thể hiện sự điều chỉnh chiến lƣợc của
Liên Xô với Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tuyên bố chung đƣợc hai
bên đƣa ra ngày 10/02/1965 khẳng định vai trò tiền đồn phe XHCN ở Đông
Nam Á của Việt Nam và những đóng góp của Việt Nam vào nền hòa bình thế
giới. Trong chuyến viếng thăm, Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng A.N.Kosygin
khẳng định: “Từ nay, Liên Xô hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ
cứu nƣớc của Việt Nam” [16; tr. 117-118]. Đây thực sự là bƣớc chuyển biến
quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Liên Xô. Từ thời điểm lịch sử quan
trọng này, Liên Xô đã giành cho Việt Nam sự ủng hộ to lớn và toàn diện.
Ngày 9/2/1965, về mặt Nhà nƣớc, Liên Xô đƣa ra bản Tuyên bố cảnh
cáo Mỹ ném bom lãnh thổ Việt Nam DCCH. Trong cuộc gặp gỡ Đoàn đại
18


biểu cấp cao Việt Nam do TBT BCHTƢ Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn
dẫn đầu thăm Liên Xô (17/4/1965), Chính phủ Liên Xô một lần nữa khẳng
định cam kết giúp đỡ Việt Nam qua lời Tuyên bố: “Nếu Hoa Kỳ tăng cƣờng
xâm lƣợc chống Việt Nam, trong trƣờng hợp cần thiết và nếu Việt Nam yêu
cầu, chính phủ Liên Xô sẵn sàng cho phép những công dân Xô Viết có
nguyện vọng đến Việt Nam theo tinh thần quốc tế vô sản để chiến đấu vì sự
nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, bảo vệ những thành quả xã hội
chủ nghĩa của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” [16; tr. 117-118]. Hàng loạt các
chuyến viếng thăm ngoại giao giữa hai bên đã diễn ra trong thời gian tiếp theo
đã chứng minh cho sự chuyển biến quan trọng trong quan hệ Xô - Việt.
Năm 1968, khi cục diện chiến trƣờng miền Nam có những diễn biến
quan trọng với sự phá sản của chiến lƣợc Chiến tranh cục bộ của Mỹ, Liên Xô
đã nỗ lực triệu tập Hội nghị 4 bên: Việt Nam DCCH, MTDTGPMNVN, Mỹ

và Việt Nam Cộng hòa tại Paris để tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề
Việt Nam. Cố gắng chuẩn bị cho tiến trình Hội nghị bằng sự nỗ lực dung hòa
giữa các bên tham gia đã thể hiện thái độ tích cực của Liên Xô. Trong suốt
những năm sau đó, thông qua các diễn đàn quốc tế, các Đại hội các Đảng
Cộng sản và công nhân quốc tế, các cuộc gặp gỡ và trao đổi với các đoàn đại
biểu cấp cao các nƣớc, Liên Xô luôn bày tỏ quan điểm sẵn sàng ủng hộ và
giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Liên Xô cũng
tích cực giúp đỡ Việt Nam vận động các đoàn thể chính trị thế giới, tổ chức
nhiều hội nghị quốc tế, tranh thủ sự đồng tình của các lực lƣợng tiến bộ đối
với cách mạng Việt Nam.
Ngày 21/7/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa
bình ở Việt Nam đƣợc ký kết. Hiệp định Paris đƣợc ký kết có phần đóng góp
quan trọng của Liên Xô. Việc ký kết Hiệp định Paris là phù hợp với mong
muốn giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế bằng thƣơng lƣợng, hòa
19


bình của Liên Xô. Sự kiện này cũng góp phần khẳng định và nâng cao vị thế
của Liên Xô trong quan hệ quốc tế, tăng cƣờng ảnh hƣởng của Liên Xô trong
khu vực Đông Nam Á - nơi Mỹ đang rút dần và do sa lầy, thất bại trong Chiến
tranh Việt Nam, ảnh hƣởng đang bị giảm dần.
Ngay sau khi Hiệp định Paris đƣợc ký kết, tháng 12/1973, Phó Chủ tịch
Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô sang
thăm hữu nghị Việt Nam. Chuyến viếng thăm này có một ý nghĩa to lớn, vì
ngay sau đó, Liên Xô đã tiếp tục viện trợ cho Việt Nam hàn gắn vết thƣơng
chiến tranh để nhanh chóng bƣớc vào công cuộc xây dựng đất nƣớc; đồng
thời, Liên Xô cũng tuyên bố coi toàn bộ giúp đỡ trƣớc đây với Việt Nam là
giúp đỡ không hoàn lại.
Trong các năm 1974 - 1975, hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và
Liên Xô đƣợc đẩy mạnh với nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi giữa hai bên với hàng

loạt các các hiệp định đƣợc ký kết trên các lĩnh vực kinh tế - thƣơng mại,
khoa học - kỹ thuật, văn hóa - giáo dục.
So với giai đoạn 1950 - 1965, những ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Liên
Xô cả về vật chất và tinh thần đối với Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh vì
độc lập, thống nhất đất nƣớc những năm 1965 - 1975 là hết sức to lớn. Từ
năm 1965, Liên Xô ký kết với Việt Nam nhiều hiệp định nhằm củng cố và
xây dựng miền Bắc Việt Nam trở thành hậu phƣơng lớn của miền Nam. Theo
một số tài liệu lƣu trữ của Cục lƣu trữ Liên bang Nga, về giúp đỡ quân sự, vũ
khí của Liên Xô đƣợc tăng cƣờng chuyển tới Việt Nam từ cuối năm 1964, đầu
năm 1965, mặc dù những thỏa thuận cụ thể chỉ đạt đƣợc từ tháng 4/1965.
Thực hiện các hiệp định, thỏa thuận và cam kết 1, từ tháng 3/1965, “lực
lƣợng phòng không của Việt Nam đƣợc trang bị pháo cao xạ 37 mm và súng
1

Từ năm 1965 đến năm 1972, Việt Nam và Liên Xô đã ký kết gần 20 thỏa thuận, cam kết, ghi nhớ và hiệp
định về viện trợ quân sự.

20


phòng không 57 mm. Từ tháng 7/1965, tổ hợp tên lửa đất đối không tầm cao
SA-75 Dvina (SAM) đã có mặt ở Việt Nam” [9; tr. 4]. Về trị giá viện trợ từng
năm, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Liên Xô (10/1965), từ năm 1962
đến năm 1965, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị quân sự
(trong đó có cả máy bay) trị giá gần 200 triệu USD và hơn một nửa số này
(60%) đƣợc chuyển cho Việt Nam trong năm 1965 [7; tr. 2]. Cũng về viện trợ
trong năm 1965, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, Luân Đôn) cung
cấp số liệu sau: Năm 1965, trị giá viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam
là 210 triệu USD (chiếm 60% tổng viện trợ kinh tế) [156; tr.5]. Năm 1967,
theo Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Liên Xô (12/1967), đây là năm

Liên Xô cung cấp viện trợ cao nhất cho Việt Nam [8; tr. 3]. Theo đánh giá
chung, những năm 1965 - 1968, Liên Xô là nƣớc viện trợ quân sự chủ yếu với
trị giá lớn nhất cho Việt Nam. Báo cáo của Quân ủy Trung ƣơng, Bộ Quốc
phòng Việt Nam cho thấy “Liên Xô viện trợ nhiều nhất vào hai năm 1965 1967, có nhiều loại vũ khí tƣơng đối hiện đại, nhƣng phần lớn đã qua sử dụng,
trừ MiG-21, ĐKZ- B, cao xạ 23 ly, xe kéo pháo bánh xích, ô tô” [19].
Từ năm 1969 đến 1971, Liên Xô ký với Việt Nam 7 hiệp nghị tăng
cƣờng viện trợ và hợp tác kinh tế, quốc phòng. Những năm 1969 - 1972, theo
Thống kê số liệu viện trợ quốc tế, Bộ Quốc phòng, mức viện trợ quân sự của
Liên Xô cho Việt Nam đạt 143.793 tấn [137]. Trong những năm 1965 - 1972,
riêng tên lửa phòng không, “Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 95 tổ hợp
SA-75 Dvina và 7.658 tên lửa” [10; tr. 8]. Năm 1972, khi Mỹ tiến hành Chiến
dịch Linebacker II, Liên Xô gửi gấp sang Việt Nam một số tên lửa S-125
(SAM 3), song do triển khai chậm, nên các tên lửa này đã không kịp tham gia
chiến đấu [2; tr. 326]. Sau khi Hiệp định Paris đƣợc ký kết, Liên Xô không
còn viện trợ quân sự nhƣ trƣớc, nhƣng cố gắng giải quyết những nhu cầu thiết

21


yếu của Việt Nam về lƣơng thực, thực phẩm, xăng dầu, sắt thép…góp phần
phát triển kinh tế Việt Nam.
Không chỉ viện trợ trang bị kỹ thuật, Liên Xô còn giúp Việt Nam đào
tạo cán bộ, chiến sĩ để tiếp nhận, sử dụng hiệu quả vũ khí viện trợ, nhất là
những vũ khí hiện đại. Đến hết năm 1975, “Liên Xô đào tạo cho Việt Nam
ƣớc tính là 13,5 nghìn quân nhân” [11; tr. 9]. Mặc dù gặp phải rào cản ngôn
ngữ, trình độ, song các học viên Việt Nam đã nắm bắt kiến thức nhanh chóng,
nỗ lực hoàn thành các khóa học. Không chỉ có vậy, tháng 7/1965, Trung ƣơng
Đảng Cộng sản Liên Xô, Hội đồng Bộ trƣởng Liên bang CHXHCN Xô viết quyết
định gửi chuyên gia quân sự sang giúp đỡ Việt Nam chống Mỹ, dù biết rằng sự có
mặt của các chuyên gia quân sự Xô viết tại Việt Nam là một mạo hiểm cho hòa

hoãn Xô - Mỹ. Theo thống kê của Tổng cục tác chiến, Bộ Tổng tham mƣu các
lực lƣợng vũ trang Liên Xô, “từ ngày 11/7/1965 đến ngày 31/12/1974, có
6.359 sĩ quan, tƣớng lĩnh và hơn 4.500 binh sĩ, hạ sĩ quan các lực lƣợng vũ
trang Liên Xô tham gia chiến đấu tại Việt Nam” [124; tr. 320]; “13 chuyên
gia quân sự Liên Xô đã hy sinh”1. Vì lòng quả cảm, tinh thần chiến đấu quên
mình và những đóng góp to lớn đối với nhân dân Việt Nam, “2.190 chuyên
gia quân sự đƣợc tặng các phần thƣởng của Nhà nƣớc Liên Xô, hơn 3.000
chuyên gia quân sự đƣợc tặng thƣởng các huân chƣơng và huy chƣơng của nƣớc
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” [124; tr. 324].
Nhƣ vậy, trong những chặng đƣờng khó khăn, gian khổ bảo vệ đất
nƣớc, nhân dân Việt Nam luôn nhận đƣợc sự ủng hộ to lớn của nhân dân,
Đảng, Chính phủ Liên Xô. Thắng lợi của 30 năm chiến tranh cách mạng
(1945 - 1975) không tách rời sự giúp đỡ toàn diện, to lớn của Liên Xô.

1

Tạp chí “Sư tử vàng”, số 73-74. Theo Tạp chí này, ngoài 13 chuyên gia quân sự hy sinh do bom đạn Mỹ,
còn có 3 chuyên gia mất tại Việt Nam vì bệnh tật.

22


×