Tải bản đầy đủ (.pdf) (299 trang)

Chủ trương của đảng cộng sản việt nam trong quan hệ với trung quốc từ năm 1975 đến năm 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 299 trang )

đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

nguyễn thị mai hoa

chủ tr-ơng của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quan hệ với trung quốc
từ năm 1975 đến năm 2001

luận án tiến sĩ lịch sử

Hà nội - 2007


đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

nguyễn thị mai hoa

chủ tr-ơng của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quan hệ với trung quốc
từ năm 1975 đến năm 2001
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 62 22 56 01

luận án tiến sĩ lịch sử

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đăng Tri


Hà nội - 2007


BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC:

Diễn đàn hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương

ARF:

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM:

Diễn đàn hợp tác Á-Âu

BBT

Ban Bí thư

BCT

Bộ Chính trị

BCHTƯ:


Ban Chấp hành Trung ương

CMDTDCND: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
CHND:

Cộng hòa nhân dân

CHXNCH:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CHDCND:

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNĐQ

Chủ nghĩa đế quốc

CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

DCCH:


Dân chủ cộng hòa

DCND:

Dân chủ nhân dân

ĐCS

Đảng Cộng sản

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐCSTQ

Đảng Cộng sản Trung Quốc

IMF

Quỹ Tiện tệ Quốc tế

SEV

Hội đồng Tương trợ kinh tế

TBT

Tổng Bí thư


XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

NDT:

Nhân dân tệ

USD:

Đô la Mỹ

WB

Ngân hàng thế giới

WTO:

Tổ chức Thương mại thế giới


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ VỚI

16


TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986

1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 1950 - 1975 và chủ
trương của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc những năm 1975 1978

16

1.2. Bước đầu giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ với Trung Quốc
từ năm 1978 đến năm 1986

34

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG TIẾN TỚI BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ

59

VỚI TRUNG QUỐC CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM 1986 - 1991

2.1. Đẩy mạnh dàn xếp những bất đồng với Trung Quốc, thúc đẩy tiến
trình bình thường hóa quan hệ

59

2.2. Chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc

80

Chương 3: ĐẢNG CHỦ TRƯƠNG CỦNG CỐ, THÚC ĐẨY VÀ PHÁT


99

TRIỂN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN
NĂM 2001

3.1. Củng cố và thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc những năm 1991-1995

99

3.2. Tăng cường và phát triển quan hệ toàn diện với Trung Quốc những
năm 1995-2001

114

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

141

4.1. Nhận xét

141

4.2. Kinh nghiệm

164

KẾT LUẬN

200


NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI

202

LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

203

PHỤ LỤC

229


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhân tố quốc tế luôn giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của
mỗi quốc gia. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển được nếu
không có quan hệ với thế giới bên ngoài.
Trong lịch sử quan hệ ngoại giao của Việt Nam, quan hệ Việt Nam Trung Quốc có một vị trí quan trọng, tác động đa chiều tới sự phát triển của mỗi
nước và có ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đối với sự phát triển của Việt Nam. Đặc
biệt, Trung Quốc là nước có lịch sử quan hệ bang giao, đối ngoại cực kỳ phức tạp,
vừa thấm đẫm tình hữu hảo keo sơn, vừa không ít khúc mắc, đau đớn, bất hòa với Việt
Nam. Trong quan hệ ấy, có thảm kịch tan nát liên minh, huynh đệ tương tàn, tái lập bang
giao...
Năm 1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại
giao. Sự kiện này là một dấu mốc mới, một bước chuyển căn bản về chất trong
quan hệ hai nước. Từ đó đến nay, mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc đã
trải qua những bước thăng trầm khác nhau, nhưng những năm 1975 - 2001 vẫn là
thời kỳ mà quan hệ hai nước để lại những dấu ấn nhất định trong tiến trình phát

triển của mỗi quốc gia. Những năm 1975 - 2001 cũng là thời gian mối quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc diễn trong bối cảnh quốc tế phức tạp với những sự thay đổi cơ
bản trong xu thế của thời đại, những biến động to lớn trong các mối quan hệ quốc tế.
Hiện nay, Trung Quốc vừa là một nước lớn, vừa là nước láng giềng của
Việt Nam, đang phát triển với tốc độ cao và ổn định, có vị thế ngày càng cao trên
trường quốc tế. Trong hệ thống các quan hệ quốc tế của Việt Nam, Trung Quốc
là quốc gia có vị trí đặc biệt, thậm chí riêng biệt mà không quốc gia nào khác có
được. Đối tác này chiếm hầu hết các ưu tiên đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta:
Vừa là quốc gia láng giềng, quốc gia XHCN, quốc gia cùng khu vực (ưu tiên 1);
vừa là nước lớn (ưu tiên 2); vừa là nước bạn bè truyền thống (ưu tiên 3); vừa là
thành viên của phong trào cộng sản quốc tế (ưu tiên 4)... Có thể nói, đây là một
đối tác chiến lược đặc biệt của Việt Nam và việc không ngừng thúc đẩy, tăng
cường quan hệ với Trung Quốc là một nội dung rất quan trọng trong đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

1


Ở thời điểm hiện tại, quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc vẫn đang tiếp
tục phát triển với cả những thành tựu và tồn tại. Do vậy, nghiên cứu quá trình
thực hiện quan hệ Việt Nam - Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN một
cách hệ thống, toàn diện là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc. Thông qua đó, một mặt, chúng ta có thể đánh giá được những thành tựu
cũng như hạn chế của đường lối đối ngoại mà ĐCSVN đề ra trong thời kỳ đất
nước quá độ tiến lên CNXH; góp phần tiếp tục đưa mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc đi vào ổn định và phát triển ở hiện tại, phục vụ thiết thực lợi ích của
cả hai dân tộc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý quan hệ
với các nước lớn, các nước láng giềng, giúp chúng ta có thêm những cơ sở khoa
học để tiếp tục hoàn thiện đường lối, chủ trương đối ngoại trong giai đoạn mới,
thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào khu vực, thế giới. Mặt khác, qua luận án,
cung cấp thêm một số tư liệu để góp phần khỏa lấp một khoảng trống vẫn tồn tại trong

khoa học lịch sử về quan hệ Việt - Trung, đồng thời, phục vụ công tác giảng dạy môn
Lịch sử nói chung và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
Đó chính là những lý do cơ bản nhất để chúng tôi chọn đề tài cho luận án
tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng của mình là "Chủ trương của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến 2001".
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về mảng đề tài này, mặc dù chưa có một công trình chuyên luận, nhưng
lâu nay đã có một số sách, bài viết được công bố với nhiều góc độ và phạm vi
nghiên cứu. Có thể chia thành những nhóm tư liệu như sau:
Các công trình của các nhà nghiên cứu trong nước
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt
Nam - Trung Quốc ở những giai đoạn khác nhau: "Ngoại giao Việt Nam 19452000" [66]; "Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam" [178]; "Ngoại giao Việt Nam
thời đại Hồ Chí Minh" [71]; "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối
ngoại 1986-2000" [326]; "Chính sách đối ngoại rộng mở của Việt Nam và quan
hệ Việt Nam - Trung Quốc" [244]; "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
trong 30 năm qua" [68]; "Chân lý thuộc về ai?" 162] …
Các công trình này tập trung trình bày chính sách đối ngoại và các quan
hệ ngoại giao của Việt Nam (từ năm 1945 trở đi) và trong mạch chảy chung ấy,

2


điểm qua một cách khái quát tiến trình lịch sử của mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ khi hai nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao đến nay. Tuy
nhiên, có lẽ do những lý do khách quan, chủ quan, các tác giả đều tránh nói cụ
thể đến mặt trái của mối quan hệ. Đặc biệt, giai đoạn nhạy cảm trong mối quan
hệ (1975-1979; 1980-1988), các tác giả còn ít đề cập đến, hay có đề cập thì còn
rất sơ sài. Một số ấn phẩm được xuất bản trong thời kỳ quan hệ hai nước căng thẳng,
nên mang nặng ảnh hưởng của tình trạng đối đầu giữa hai nước, và do vậy, quan điểm
tiếp cận nhiều khi chưa thực sự khách quan.
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế - thương mại và văn hóa

giữa Việt Nam - Trung Quốc: "Quan hệ kinh tế - văn hóa Việt Nam - Trung
Quốc, hiện trạng và triển vọng" [227]; "Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Nhìn
lại 10 năm và triển vọng" [228]; "Tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào
Việt Nam" [220]; "Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với quan
hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc" [243]...
Nội dung các công trình nêu trên chủ yếu đề cập đến mối quan hệ kinh tế thương mại, văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc sau khi hai nước chính thức
bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Các công trình đã có ưu điểm là tổng
kết được những số liệu cụ thể trong quan hệ kinh tế - thương mại, văn hóa và chỉ
ra những bước phát triển không ngừng trong những lĩnh vực hợp tác này. Tuy
nhiên, các bài nghiên cứu thiên về khẳng định các tác động tích cực của các lĩnh
vực hợp tác đối với sự phát triển của hai nước, đặc biệt là khu vực biên giới, còn
những bất cập trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước, hay những thua thiệt
về phía Việt Nam như: Nạn buôn lậu, nhập siêu, vấn đề thanh toán… mới chỉ được đề
cập ở chừng mực nhất định.
- Các công trình nghiên cứu về an ninh và những vấn đề lãnh thổ, lãnh
hải: "Cuộc xung đột Trung Quốc - Việt Nam" [87]; "Tội ác chiến tranh của bọn
bành trướng Trung Quốc đối với Việt Nam" [293]; "Việt Nam một tiêu điểm của
chiến tranh tư tưởng phản cách mạng" [173]; "Từ góc độ Việt Nam, nghiên cứu phê
phán chính sách của Trung Quốc đối với các nước Đông Dương" [306]; "Hiệp định
phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam - Trung Quốc trong
vịnh Bắc Bộ" [219];"Đàm phán ký kết phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa và Hiệp định nghề cá trong vịnh Bắc Bộ" [277]; "Tranh chấp vùng
biển Việt Nam - Trung Quốc" [305]; "Hoàng Sa, Trường Sa" [273]... Ngoài ra, tạp

3


chí Lịch sử quân sự đã ra số đặc biệt - số tháng 6-1988 với các bài viết xung quanh
việc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi xảy ra cuộc gây chiến
của Trung Quốc với Việt Nam tháng 3-1988.

Trong cuốn "Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: Lãnh thổ Việt
Nam" [69], "Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt Trung" [250], "Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa" [177], "Hoàng Sa, Trường Sa" [273]… Các tác giả đã dẫn chứng nhiều
tài liệu thư tịch cổ, bản đồ cổ, những bộ sử chính thống của Nhà nước phong kiến Việt
Nam, các tài liệu của Pháp, của Chính quyền Sài Gòn, các sự kiện lịch sử khác
nhau... để khẳng định rằng: Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo là không thể
tranh cãi; việc Trung Quốc liên tục tranh chấp, sử dụng vũ lực đánh chiếm các quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt
Nam và làm tổn hại sâu sắc đến quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Việt Nam và
Trung Quốc.
Còn trong cuốn "Việt Nam một tiêu điểm của chiến tranh tư tưởng phản
cách mạng" của Nguyễn Thành Lê [173], sau khi trình bày một cách hệ thống những
mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và chính sách chống Việt Nam từ
phía nhà cầm quyền Trung Quốc, tác giả đã khẳng định: "Đi đôi với chiến tranh lấn
chiếm lãnh thổ nước ta, bọn bành trướng, bá quyền Trung Quốc tiến hành một kiểu
chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống lại ta, trong đó chiến tranh tư tưởng, chiến
tranh tâm lý là một khâu quan trọng của kiểu chiến tranh nhiều mặt ấy" [173, tr.
55]. Tuy nhiên, do cuốn sách được viết trong thời kỳ quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc đang căng thẳng, nên còn mang nặng dấu ấn băng giá của quan hệ, do đó,
có một số sự kiện được tác giả nhìn nhận, đánh giá chưa thật khách quan.
- Các công trình mang tính chất biên niên: "Quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc, những sự kiện 1991-2000" [135]; "Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc:
Những sự kiện 1945-1960" [313]; "Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Những sự kiện
1961-1970" [175].
Các cuốn sách đã tập hợp theo thứ tự thời gian các sự kiện đã diễn trong
quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, cung cấp chi tiết thông tin về những
cuộc gặp gỡ giữa các phái đoàn, đại diện các cấp hai nước, không đi vào bình luận và
đánh giá các sự kiện đó. Sách là tư liệu tra cứu tốt cho những người nghiên cứu về
quan hệ Việt - Trung.

4



Các cơng trình của các nhà nghiên cứu nước ngồi
Đây là nguồn tài liệu hoặc bằng tiếng nước ngồi, hoặc đã được dịch ra
tiếng Việt, bao gồm những cơng trình nghiên cứu của các nhà sử học, các nhà
nghiên cứu Trung Quốc, Nga, Mỹ và các nước khác...
"Bỹồmớaỡck Pẽoởỵửốÿ, õóðợcỷ ũeốố ố ùðaũốờốố" (Cách mạng
Việt Nam - lý luận và thực tiễn) [363]; "Hõoồ ũồớọeớửốÿ õ õớúũðồớớeỡ
ðaỗõốũốố ố ỡồổọúớàðợọớỷừ ợũớợứồớốÿừ cũðàớ ũốừoaờeaớcờợóợ ỏaceộớa",
Những xu hướng mới trong sự phát triển nội tại và quan hệ quốc tế giữa các
nước châu Á - Thái Bình Dương) [364]; "èồổọúớàðợọớợồ ờợỡúớốũốữồủờợðàỏợữồồ ố ớàửốợớàở-ợủõợỏợọốũồởỹớợồ ọõốổồớốồ" (Phong trào cộng sản cơng nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc) [362]; "ðeccốÿ ùéờốớa
ùðợũốõ Bỹồmớaỡa" (Cuộc chinh phạt của Bắc Kinh chống Việt Nam) [352]....
"China’s Advances in the South China Sea" (Các bước tiến của Trung Quốc trên
biển Nam Trung Hoa) [345]; "The South China Sea Disputes: Implications of
China’s Earlier Territorial Settlements" (Những tranh cãi trên biển Nam Trung
Hoa: Sự can thiệp của Trung Quốc đối với vấn đề thoả thuận lãnh thổ) [346];
"China’s Involvement in the Vietnam War 1964-1969" (Sự tham gia của Trung
Quốc vào cuộc chiến tranh Việt Nam 1964-1969) [347]…. Các tạp chí tiếng
Anh: Foreign Affairs, Far Eastern Economic Review... Các tạp chí Trung
Quốc: Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, tạp chí Nghiên cứu châu Á - Thái Bình
Dương, tạp chí Quốc phòng… Các tài liệu dịch: "Diễn biến quan hệ Trung Việt trong 40 năm qua" [118], "Mười năm chiến tranh Trung - Việt" [241],
sách "Chín lần xuất qn lớn của Trung Quốc" [240], "Quan hệ Trung - Việt sau
bình thường hố: Nhìn lại thời gian qua và triển vọng" [254, "Chủ quyền trên
hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa" [138], "Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ
Trung - Việt" [2]…
Khai thác nguồn tài liệu này, có thể thu nhận được những thơng tin q
báu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc
nói chung và với Việt Nam nói riêng ở thời kỳ hiện tại, trên quan điểm của
những nhà sử học nước ngồi. Có thể dẫn ra đây hàng loạt những tác giả và
cơng trình tiêu biểu theo hai nhóm: Các cơng trình của những nhà nghiên cứu người

Trung Quốc và những nhà nghiên cứu nước ngồi khơng phải là người Trung Quốc.

5


Một trong các công trình rất đáng chú ý của những nhà nghiên cứu người
Trung Quốc là cuốn "Diễn biến quan hệ Trung - Việt trong 40 năm qua". Tập thể
các tác giả đã trình bày quan hệ Việt - Trung qua các thời kỳ khác nhau, trong đó
tập trung đi sâu vào những bất đồng trong quan hệ hai nước như: Vấn đề biên
giới trên bộ, vấn đề Hoa kiều, vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,
"vấn đề Campuchia"… và cố gắng chứng minh rằng, tất cả những tranh chấp và
xung đột giữa hai nước có nguyên nhân chủ yếu từ sự thiếu thiện chí và các hành
động vi phạm thỏa thuận từ phía Việt Nam. Khi nói về vấn đề tranh chấp xung
quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các tác giả đã đưa ra những "chứng
cứ" được lắp ghép thiếu trung thực từ thư tịch cổ, hay đưa ra những "bằng
chứng" về "sự công nhận" của các Chính phủ, các tổ chức khu vực hoặc quốc tế,
các sách bách khoa, các bản đồ quốc tế... của một số nước khác để chứng minh
cho chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng rõ ràng, loại bằng chứng này không có giá trị pháp lý. Các tác giả còn
nhắc lại đề nghị của Liên Xô bổ sung cho dự thảo Hòa ước yêu cầu trả lại cho
Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco
tháng 9-1951, mặc dù đề nghị này đã bị Hội nghị bác bỏ. Tác giả còn dẫn lời
phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong những năm kháng chiến chống
Mỹ để nói rằng, "Việt Nam đã công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
là lãnh thổ của Trung Quốc". Các tác giả cũng đưa ra công hàm của Thủ tướng
Phạm Văn Đồng năm 1958 tán thành bản Tuyên bố của nước CHND Trung Hoa
quy định lãnh hải Trung Quốc rộng 12 hải lý, Tuyên bố năm 1965 của nước Việt
Nam DCCH phản đối Mỹ quy định khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang
Mỹ ở Đông Dương, trong đó có nói phạm vào "vùng biển Tây Sa của Trung
Quốc". Tuy nhiên, các tác giả đã sử dụng những tư liệu này thiếu khách quan và

không đặt vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Đặc biệt, hai tác giả Sa Lực, Mân Lực trong sách "Chín lần xuất quân
lớn của Trung Quốc" đã nhìn nhận những thời điểm quan hệ cách mạng hai nước
với khía cạnh "xuất quân" chinh phạt của Trung Quốc, đồng thời phủ định hoàn
toàn viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam, mục đích là để khẳng định vai trò quyết
định độc nhất của Trung Quốc trong việc ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Song cũng cần nhận thấy rằng, đây là

6


công trình viết ra với ý đồ xuyên tạc sự thật, các số liệu, sự kiện, đánh giá không
sát thực tiễn lịch sử và cố tình không đi vào bản chất của vấn đề.
Một ấn phẩm rất đáng chú ý của tác giả Mân Lực là cuốn "Mười năm
chiến tranh Trung - Việt", do nhà xuất bản Đại học Tứ Xuyên xuất bản vào tháng
3-1993 và được Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam dịch vào tháng 2-1994.
Tác giả đã miêu tả những xung đột biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 1989 dưới khía cạnh của một
cuộc chiến tranh mười năm đánh trả lại sự "xâm chiếm đất đai thường xuyên"
của "tiểu bá" Việt Nam. Diễn biến của "cuộc chiến tranh mười năm" đó được
chia ra thành những giai đoạn khác nhau, mà xuyên suốt toàn bộ nội dung các
giai đoạn là sự tuyên dương tinh thần chiến đấu "anh dũng" và "cảm tử" của Giải
phóng quân Trung Quốc, đồng thời, tác giả cũng hùng hồn cáo buộc cho "Việt
Nam "tiểu bá" theo "đại bá" Liên Xô thực hiện âm mưu bành trướng, bá quyền
đã làm tổn hại và phá vỡ tình hữu nghị Trung - Việt" [241, tr. 195]. Cùng mục
đích như cuốn "Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc", nên tất nhiên, phần lớn số
liệu, sự kiện, đánh giá, nhận định của tác giả Mân Lực thiếu chính xác, thiên lệch, nếu
không muốn nói là sai lệch và bị bóp méo.
Còn tác giả Hồ Tài - chuyên gia nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc sau bình thường hóa, trong bài viết "Quan hệ Trung - Việt sau bình thường

hóa: Nhìn lại thời gian qua và triển vọng", khi điểm lại một số nét chính trong
quan hệ Việt - Trung từ năm 1991 đến năm 1993 đã khẳng định: "Việc khôi
phục và xây dựng mối quan hệ Trung - Việt láng giềng thân thiện là hợp thời
cuộc, thuận lòng dân, chân trời bao la, tiền đồ hấp dẫn nếu cả hai bên đều tăng
cường hợp tác thực chất đa phương vị, nhiều tầng nấc và nhiều hình thức" [254,
tr. 7]. Tuy nhiên, tác giả rơi vào trạng thái cực đoan, thái quá khi cho rằng, nhờ
phát triển quan hệ với Trung Quốc sau bình thường hóa mà "Việt Nam đã có thời
cơ để xả hơi và có địa dư để xoay xở, tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc để tự bảo
tồn, làm dịu áp lực từ bên ngoài" [254, tr. 3].
Năm 1993, ở Trung Quốc, tác giả Hiểu Bình và Thanh Ba đã xuất bản
cuốn "Quân đội Trung Quốc liệu có đánh thắng trong cuộc chiến tranh tới
không?" [8], khảo cứu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, trong đó đặc biệt chú
ý đến các bất đồng của hai nước có liên quan đến biển Đông. Hai tác giả trên

7


viết: "Nếu nhà cầm quyền Việt Nam không có nhượng bộ gì trong vấn đề Nam
Sa (Trường Sa - TG), thì Trung Quốc và Việt Nam nhất định sẽ có đánh nhau";
"thập kỷ 90 là thời kỳ then chốt để giải quyết vấn đề Nam Sa. Thời kỳ này qua
đi, có thể Trung Quốc sẽ mất đi một dịp may lịch sử" [8, tr. 109]. Cuốn sách còn
cho biết rằng, năm 1992, một hội nghị quân sự họp ở miền Nam Trung Quốc đã
định ra những nguyên tắc tác chiến, chiến thuật, kết hợp thủ đoạn đánh và dọa, "nhanh
chóng đánh đuổi "quân chiếm đóng nước ngoài" ra khỏi Nam Sa" (ám chỉ Việt Nam).
Trên các tạp chí, báo khác nhau của Trung Quốc như: Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, tạp chí Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương, tạp chí Quốc
phòng, báo Giải phóng quân, Nhân dân Nhật báo… cũng đã liên tục đăng tải các
bài nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Các tác giả tập trung sự quan
tâm tới các vấn đề khúc mắc trong quan hệ hai nước, đặc biệt chú trọng đến
những vấn đề liên quan đến biển Đông. Theo thống kê chưa đầy đủ của tác giả

luận án thì từ năm 1988 - 1998, trên các tạp chí kể trên đã có hơn 70 bài viết về
vấn đề này. Các bài viết như: "Các quốc gia xung quanh khai thác các nguồn
dầu lửa ở Nam Sa của chúng ta như thế nào?" [76]; "Những quan điểm về cuộc
tranh chấp Nam Sa" [210]; "Quê hương thứ hai của chúng ta" [231]… chủ yếu
đề cập đến các cơ sở lịch sử về quyền sở hữu của Trung Quốc trên biển Đông,
dùng ngòi bút chỉ trích các "đối phương" có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc,
trong đó có hơn nửa số bài chĩa mũi nhọn vào Việt Nam, mô tả Việt Nam như
một đối thủ hiếu chiến nhất của Trung Quốc, "đang xâm lược các vùng biển của
chúng ta (Trung Quốc - TG) bằng quân sự, cố gắng cướp đoạt toàn bộ tài nguyên
bằng sức mạnh". Những hành động của Việt Nam trên biển Đông, "tác hại" của
nó đối với quan hệ Việt - Trung là chủ đề chính của nhiều bài báo. Từ năm 1999
trở đi (sau khi hai nước ký Hiệp định biên giới trên bộ), mặc dù mật độ của các
bài báo không thưa đi, song giọng điệu của các bài báo đã ôn hòa hơn, tuy nhiên
vẫn không ngừng chứng minh và khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên
biển Đông như một điều đã được thừa nhận. Đây chính là một cách nói khoa trương
của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phục vụ
cho chính sách biển Đông của Trung Quốc.
Đối với các tác giả nước ngoài ngoài Trung Quốc, chủ đề chiến tranh
biên giới Việt Nam - Trung Quốc (1979), tranh chấp Việt Nam - Trung Quốc

8


xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ảnh hưởng, tác động của các tranh
chấp tới quan hệ Việt - Trung… là một trong những chủ đề được tập trung nghiên cứu đa
dạng, nhiều chiều cạnh, nhiều góc độ tham chiếu khác nhau. Tác giả YEE. Herberts
trong cuốn "Những động cơ có tính toán và chiến lược của Trung Quốc trong cuộc
chiến tranh biên giới Trung - Việt" [146] và Ilin.M.Đ với cuốn "Bắc Kinh - Kẻ thù
của hòa bình, hòa dịu và hợp tác quốc tế" [160], sau khi trình bày một cách tổng
quát về cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc Việt Nam (1979), đã phân tích một

cách cặn kẽ mưu đồ chiến lược của Trung Quốc thông qua cuộc chiến tranh,
phân tích âm mưu bành trướng, bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam và
Đông Dương, chỉ ra rằng, với chính sách ấy, Trung Quốc đi vào con đường
chống lại hòa bình, hữu nghị và hợp tác quốc tế, chống lại chủ nghĩa quốc tế vô
sản và bộc lộ sự nguy hiểm của mình đối với cách mạng thế giới.
Đặc biệt đáng chú ý là cuốn "Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa" của Giáo sư Monique Chemillier Gendereaur - Chủ tịch Hội luật gia
châu Âu. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập của một học giả
lớn, phân tích lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp phức tạp này
dựa vào cơ chế giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế, đặc biệt là Công ước về
Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Sau khi phân tích các bằng chứng cụ
thể của hai bên liên quan là Việt Nam và Trung Quốc, Giáo sư Monique
Chemillier Gendereaur đã khẳng định: "Khi có Hiệp ước bảo hộ của Pháp năm
1884, Việt Nam đã nắm giữ không có cạnh tranh và trong khoảng gần hai thế kỷ
một quyền (un dronit) đối với các quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa - TG) theo
đúng chế độ luật pháp của thời kỳ đó" [138, tr. 150] và "các quyền của Việt Nam
lâu đời hơn, vững chắc hơn, mặc dù các đòi hỏi của Trung Quốc đã được cụ thể hóa
nhờ vào việc chiếm đóng bằng vũ lực cách đây 39 năm đối với một bộ phần quần
đảo và cách đây 21 năm với bộ phận kia (so với năm 1996 - TG)" [138, tr. 152].
Tập thể tác giả Valencia.M.J, Vandyke.J.M, Ludwig.N.A trong sách
"Chia sẻ tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa" [134], khi lý giải những nguyên
nhân trong thái độ và chính sách của Trung Quốc trên biển Đông, không phải là
không có lý (tuy chưa có hình dung thật đầy đủ), khi đưa ra một trong những
nguyên nhân chính của tình trạng Trung Quốc hung hăng trên thế mạnh ở biển
Đông đối với Việt Nam là "kết quả của một đợt thủy triều dâng cao của chủ
nghĩa dân tộc có thể đã được sử dụng để thay thế chủ nghĩa xã hội như là một

9



chất kết dính xã hội mới được ưa thích hơn" [134, tr. 66]. Cũng theo quan điểm
này, những cải cách kinh tế mà Đặng Tiểu Bình thúc đẩy đã đặt những nhà bảo
thủ Trung Quốc vào thế phòng thủ và họ đang sử dụng những vấn đề của chủ
nghĩa dân tộc, chẳng hạn như chủ quyền đối với Trường Sa như là một phương
thức để tái khẳng định chính họ [134, tr. 66].
Đồng quan điểm với nhóm tác giả này là nhà nghiên cứu Leni Stenseth. Thông
qua công trình chuyên khảo "Chủ nghĩa dân tộc và chính sách đối ngoại" [253],
Leni Stenseth với mục đích đánh giá tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với
chính sách của Trung Quốc trên biển Đông, trong đó có vấn đề tranh chấp với
Việt Nam, đã phân tích và luận giải các tranh chấp của Trung Quốc trên biển
Đông, lập trường, phương thức đề nghị đàm phán… để trả lời cho câu hỏi: Chủ
nghĩa dân tộc có hay không và bằng cách nào ảnh hưởng đến quá trình hình
thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc và chính sách biển Đông, đặc biệt là
trong các tranh chấp với Việt Nam? Tác giả đã đi tới kết luận: "Chỉ có chủ nghĩa
dân tộc hiếu chiến mới có thể ảnh hưởng đến đầu ra của chính sách đối ngoại của
Trung Quốc" [253, tr. 125].
Một trong những công trình khảo cứu một cách công phu các tranh chấp
lãnh thổ giữa Trung Quốc - Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến sự ổn định khu
vực là của tác giả Ramses Amer (Giáo sư Khoa chính trị học, Đại học Umea, Thụy
Điển ). Trong bài "Các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam và sự
ổn định khu vực" [3], Ramses Amer đã nghiên cứu một cách tuần tự các tranh
chấp lãnh thổ trong mối quan hệ Trung - Việt trước và sau bình thường hóa
(1991). Sự quan tâm được tập trung vào những tiến triển trong đàm phán giải
quyết tranh chấp từ sau bình thường hóa đến năm 1997. Trong "Lời bình kết
luận" tác giả khẳng định rằng, Trung Quốc luôn theo đuổi "chính sách hai mặt",
đồng thời cảnh báo: "Chính sách hai mặt này không giúp gì cho việc thiết lập
một môi trường an ninh, ổn định ở khu vực. Bước quyết định cho việc mang lại
một môi trường ổn định hơn có lẽ là Trung Quốc phải kiềm chế không có những
hành động gây nên căng thẳng trong các quan hệ song phương, như quan hệ với
Việt Nam chẳng hạn, hoặc trong quan hệ đa phương" [3, tr. 47].

Ngoài ra, ở một số công trình, các tác giả do nhiều nguyên nhân đã có
những luận điểm, đánh giá chưa sát với thực tiễn của mối quan hệ. Ví dụ như

10


trong cuốn: "Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần
thứ nhất, Geneva 1954" [142], tác giả Phơranxoa - Gioayo khi trình bày về viện
trợ quốc tế cho Việt Nam đã đồng nhất viện trợ của Trung Quốc với Liên Xô. Tác
giả viết: "Trong năm đó - tức năm 1953, 500 xe vận tải được giao cho Việt
Minh, tăng khối lượng xe vận tải cho Việt Minh lên khoảng 1.000 xe" [142, tr.
85]. Có điều, 500 xe tải đó không phải của Trung Quốc mà của Liên Xô. Tính
chung, trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Nam chỉ nhận được tất cả
có 745 xe vận tải (chủ yếu từ Liên Xô), chứ không phải 1.000 xe. Ngoài ra, tác giả
còn khẳng định: "Cuối tháng 2 (1954), Trung Quốc lại giúp đỡ trang bị cho một
trung đoàn pháo phòng không 37 ly, mỗi khẩu pháo có 20 pháo thủ Trung Quốc
phục vụ" [142, tr. 88]. Thực ra, số pháo cao xạ đó là do Liên Xô giúp đỡ (xem
"Chiến đấu trong vòng vây" [139]). Hơn nữa, thời kỳ này, pháo thủ Trung Quốc
không phục vụ tại chiến trường Việt Nam. Cũng giống như vậy, nhà nghiên cứu
Ronal D H. Spector đã cung cấp một thông tin như sau: "Người Trung Quốc
đang tích cực khôi phục và xây dựng đường hữu tuyến vào Việt Nam... Ước
chừng có khoảng 15.000 cố vấn và kỹ thuật viên Trung Quốc giúp đỡ huấn luyện
và tổ chức các đơn vị quân chính quy của Việt Minh" (thời gian là năm 1950TG) [348, tr. 124-125]. Thực ra, Trung Quốc chỉ giúp Việt Nam làm đường trong
những năm 1966-1967, còn trong kháng chiến chống Pháp, Trung Quốc chỉ cử
sang Việt Nam có 79 cố vấn quân sự, chứ không phải 15.000 người như Ronal D
H. Spector đã nhầm lẫn (xem thêm "Sự thật về những lần xuất quân của Trung
Quốc và mối quan hệ Việt - Trung" [250, tr. 21]).
Tương tự như vậy, tác giả L.A Patti (Tại sao Việt Nam?) cũng không
phân tách được một cách rạch ròi giữa viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc cho
Việt Nam [366, tr. 437-438].

Tóm lại, thu thập, phân tích nguồn tư liệu liên quan đến quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001, có thể đưa ra những kết luận sau:
Thứ nhất, nguồn tư liệu liên quan đến quan hệ Việt Nam - Trung toát lên ba
khuynh hướng chính:
- Các công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam tương đối đang dạng,
phong phú, trình bày, lý giải nhiều vấn đề trong quan hệ Việt - Trung và bao
trùm các giai đoạn của mối quan hệ. Ngoài việc mô tả lịch sử, một trong những

11


trọng tâm nghiên cứu của các công trình này là nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng
của dân tộc trong các bất đồng, tranh chấp với Trung Quốc.
- Công trình của các tác giả Trung Quốc chủ yếu nghiên cứu những mâu
thuẫn trong quan hệ hai nước, từ đó bào chữa cho những hành động xâm chiếm,
tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải của phía Trung Quốc, tìm nguyên nhân những mâu
thuẫn trong quan hệ hai nước ở từ phía Việt Nam.
- Công trình của các tác giả nước ngoài tập trung nghiên cứu những sự
kiện "không bình thường" trong quan hệ Việt - Trung và nhìn chung là dựa trên
thực tiễn lịch sử, cơ sở pháp lý, bằng cách đánh giá khách quan, chủ yếu bênh
vực cho lợi ích của Việt Nam trong các tranh chấp với Trung Quốc. Tuy nhiên,
cũng có những nhận định, đánh giá về một số sự kiện chưa thật chính xác, do
nhiều nguyên nhân.
Thứ hai, tất cả những công trình nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã
giúp chúng tôi có một số tư liệu cần thiết để có thể hình thành một số hiểu biết
chung, soi rọi giúp tiếp cận, đi sâu nghiên cứu vấn đề.
Thứ ba, cũng cần nhận thấy rằng, có rất nhiều vấn đề chưa rõ ràng hoặc
phản ánh trái ngược sự thật lịch sử, mà khi nghiên cứu chúng tôi cố gắng xem
xét lại với định hướng đúng đắn, dựa trên việc khai thác thêm những tư liệu mới
và khái quát nó một cách đầy đủ hơn.
Thứ tư, nhìn chung, tất cả các công trình nói trên chỉ đi vào những khía cạnh

riêng biệt của mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, chưa đề cập đến mối quan hệ này
một cách, hệ thống, toàn diện từ năm 1975 đến năm 2001, dưới góc độ lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam như đề tài chúng tôi đã lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ chủ trương của ĐCSVN trong quan hệ với Trung Quốc từ năm
1975 đến năm 2001.
- Thông qua đó, nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút kinh nghiệm
chủ yếu phục vụ hiện tại.
Nhiệm vụ nghiên cứu

12


Với mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu như trên, luận án có nhiệm
vụ:
- Đi sâu phân tích chủ trương, biện pháp của Đảng trong quan hệ với
Trung Quốc qua ba giai đoạn: 1975-1986; 1986-1991; 1991- 2001.
- Hệ thống hóa, khái quát hóa những tư liệu đã có, bổ sung thêm những tư
liệu mới, góp phần khôi phục một cách khách quan quá trình Đảng lãnh đạo thực
hiện quan hệ Việt Nam - Trung Quốc qua ba giai đoạn: 1975-1986; 1986-1991;
1991-2001 và bức tranh quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001.
- Nêu lên những thành tựu cũng như hạn chế trong quan hệ Việt
Nam -Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1975 đến 2001; rút ra
những bài học kinh nghiệm.
4. Các nguồn tài liệu và hƣớng sử dụng
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin và Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa quốc tế XHCN; về mối quan hệ giữa các vấn đề dân tộc và quốc tế,
dân tộc và thời đại là cơ sở lý luận cho luận án.
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, thông tư... của hai Đảng và

hai Nhà nước về ngoại giao nói chung, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói
riêng, cũng như các hiệp định, thư, điện, bài phát biểu của các nguyên thủ quốc
gia hai nước; các báo cáo, văn bản tiếp xúc của các cơ quan, phái đoàn hai nước;
các báo cáo của các bộ ngành hai nước... hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm
lưu trữ Quốc gia, Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng, Phòng lưu trữ của Bộ Ngoại
giao, Vụ Trung Quốc (Bộ Ngoại giao), Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng... là những
tài liệu gốc của luận án.
- Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách có liên quan do
các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử
quân sự, Viện Sử học, Học viện quan hệ quốc tế... là nguồn tư liệu quan trọng.
- Các tư liệu, sách báo về lịch sử Việt Nam, Trung Quốc, lịch sử quan hệ
quốc tế, lịch sử phong trào cộng sản, phong trào công nhân thế giới... là nguồn tài liệu bổ
trợ dùng để làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhau của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê được sử dụng để làm rõ một
số nội dung có liên quan.

13


- Nguồn tư liệu từ phía Trung Quốc và các công trình của các nhà nghiên
cứu nước ngoài được khai thác, nhưng ở mức độ nhất định (do những khó khăn
chủ quan, khách quan của tác giả).
5. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chủ trương do ĐCSVN đề ra
trong quan hệ với Trung Quốc; quá trình chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong
việc thực thi chủ trương ấy.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các chủ trương, các sự kiện chính, quan
trọng, có tính chất bản lề, những mốc lớn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

từ năm 1975 (sau khi nước nhà thống nhất) đến năm 2001 (thời điểm diễn ra Đại
hội lần thứ IX của Đảng và cũng là mười năm sau khi quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc được bình thường hóa), thể hiện quan điểm của Đảng trong lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện, chứ không đề cập đến tất cả các sự kiện.
Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác- Lênin.
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logíc.
- Phương pháp nghiên cứu quốc tế.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp so sánh và hệ thống hóa.
- Ngoài ra, các phương pháp khác như đối chiếu, thống kê... cũng được
vận dụng để giải quyết nội dung nghiên cứu của luận án.
6. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung tư liệu mới, xử lý nguồn tư
liệu một cách khoa học, luận án có những đóng góp sau:
Về tư liệu

14


- Khai thác một khối lượng tư liệu phong phú, đa dạng (có cả những tư
liệu chưa được công bố) về chủ trương của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001.
- Nguồn tài liệu tham khảo, phụ lục của luận án có thể đóng góp cho việc nghiên
cứu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói riêng và mảng đề tài đối ngoại nói chung.
Về nội dung khoa học
- Góp phần làm sáng tỏ chủ trương của Đảng trong quan hệ với Trung
Quốc, cũng như khôi phục một cách khách quan bức tranh quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ năm 1975-2001.
- Làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện quan hệ với Trung
Quốc qua những giai đoạn: 1975-1986; 1986-1991 và 1991-2001, qua đó làm rõ

những trách nhiệm cũng như đóng góp của mỗi nước (đặc biệt là của ĐCSVN)
trong những bất đồng, thành tựu của quá khứ và hiện tại.
- Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về thành
tựu, những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, từ đó rút ra
một số kinh nghiệm chủ yếu.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu hay phục vụ công tác
giảng dạy cho những môn học có liên quan
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm có
4 chương và 8 tiết:
Chương 1. Chủ trương của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc từ năm
1975 đến năm 1986
Chương 2. Chủ trương tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc
của Đảng những năm 1986-1991
Chương 3. Đảng chủ trương củng cố, thúc đẩy và phát triển quan hệ với
Trung Quốc từ năm 1991 đến năm 2001
Chương 4. Nhận xét và kinh nghiệm

15


Chương 1

CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986
1.1. KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 1950- 1975 VÀ CHỦ
TRƢƠNG CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM 19751978

1.1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 1950- 1975
Việt Nam, Trung Quốc là hai nước láng giềng vốn có mối quan hệ lâu

đời. Mối quan hệ này được quy định bởi sự gần gũi về địa lý, văn hóa và ở một
thời là bởi tính chất ý thức hệ.
Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (1-10-1949), ngày 18-1-1950,
Trung Quốc ra tuyên bố công nhận Việt Nam DCCH - một sự kiện có ý nghĩa to lớn
đối với cách mạng Việt Nam. Đây không chỉ là một mốc son trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc, mà còn là sự kiện mang tính mở đường trong lịch sử ngoại giao nước ta
(xem thêm phụ lục 3).
Trong thời kỳ nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, ĐCS và nhân dân Trung Quốc đã giành cho nhân dân Việt Nam sự
giúp đỡ to lớn về mặt tinh thần và vật chất, đảm nhiệm vai trò chính là nước chủ
yếu viện trợ, giúp đỡ Việt Nam (xem thêm phụ lục 3). Trung Quốc đã vận
chuyển hàng viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam và đồng ý để vùng Quảng Tây
là nơi tiếp nhận hàng viện trợ. Trung Quốc trở thành cầu nối giữa Việt Nam với
các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc
còn cử 79 cán bộ quân sự do đồng chí Vi Quốc Thanh phụ trách sang làm nhiệm
vụ cố vấn cho lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam; giúp đỡ một phần bộ đội
chủ lực của Quân đội Việt Nam tiến hành chỉnh huấn, thay đổi trang bị [250, tr. 2122]. Bạn còn cử đồng chí Trần Canh(1) đại diện cho ĐCSTQ cùng với đoàn cố vấn
quân sự giúp Việt Nam mở chiến dịch Biên giới (xem thêm phụ lục 3).
Sau chiến thắng Biên giới, một giải biên cương Việt Nam dài trên 750
km được giải phóng, nối liền với nước CHND Trung Hoa như hậu phương lớn
của cuộc kháng chiến. Các tỉnh liền kề với nước ta như Vân Nam và Quảng Tây
Năm 1922: Gia nhập ĐCSTQ, sau là Phó chỉ huy quân Trung Quốc ở Triều Tiên. Từ năm 1959 là Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Mất năm 1961 tại Thưọng Hải.
(1)

16


trở thành nơi đặt các trường (cả quân sự và dân sự) để đào tạo đội ngũ cán bộ cho
cuộc kháng chiến; là nơi tập kết các loại hàng viện trợ của Trung Quốc và của các
nước bạn cho Việt Nam.

Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, Trung Quốc là
nước trực tiếp viện trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh, trang bị quân sự nhiều
nhất cho Việt Nam (xem thêm phụ lục 3). Trong điều kiện cuộc kháng chiến của
ta vô vàn khó khăn, thì viện trợ của Trung Quốc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Cần phải nhấn mạnh rằng, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đều được dồn
vào hai thời điểm quan trọng, có tính chất bước ngoặt của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp: Năm 1950 - khai thông biên giới nước ta, nối liền với các
nước trong phe dân chủ; năm 1954 - chiến thắng Điện Biên Phủ, dẫn tới việc ký kết
Hiệp định Geneva lập lại hòa bình ở Đông Dương và giải phóng miền Bắc Việt Nam.
Điều đó càng làm tăng thêm ý nghĩa viện trợ của Trung Quốc đối với chúng ta.
Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam không phải là sự
giúp đỡ một chiều. Đầu năm 1948, quân Tưởng Giới Thạch câu kết với quân Pháp
tổ chức đánh phá khu căn cứ cách mạng Trung Quốc ở Tĩnh Tây. Khi Trung Quốc
đề nghị ĐCS Đông Dương và Chính phủ Việt Nam giúp đỡ phối hợp chiến đấu
chống quân Tưởng, thì Việt Nam đã lập tức chấp nhận, đáp ứng mọi yêu cầu,
mặc dù lúc đó ta còn rất nghèo và thiếu thốn. Theo yêu cầu khẩn thiết của các bạn
Trung Quốc, với tinh thần "cứu Trung Quốc cũng là tự cứu mình" [185, tr. 38], quân
dân Việt Nam đã giúp bạn về mọi phương diện, nhất là gạo, muối, vũ khí và tài
chính(1).
Đầu năm 1949, trước sức tiến công như vũ bão của Quân giải phóng
Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch cố dồn lực lượng giữ lấy miền Hoa Nam. Các
khu căn cứ của bạn sát biên giới Việt - Trung gặp nhiều khó khăn. Tháng 31949, ĐCSTQ cử đồng chí Sầm Minh Coóng, Chính ủy Bộ Tư lệnh Biên khu
Việt Quế sang gặp Trung ương ĐCS Đông Dương đề nghị đưa bộ đội sang giúp
xây dựng, củng cố Biên khu Điền Quế, Việt Quế, chuẩn bị thời cơ đón chủ lực
Quân giải phóng Trung Quốc tiến xuống Hoa Nam. Mặc dù lúc bấy giờ cuộc
kháng chiến chống Pháp của ta còn nhiều gay go và đang trong giai đoạn quyết
Từ tháng 1-1948 đến cuối năm 1948, mỗi tháng Việt Nam gửi giúp riêng quân, dân Biên khu Điền Quế 50
tấn muối, hàng chục tấn gạo và một số lượng đáng kể đạn cối 81 ly, đạn AT... là những thứ mà Quân giải
phóng Trung Quốc lúc đó rất cần [140, tr. 3]. Trong những năm 1948-1949, căn cứ địa Việt Bắc trở thành nơi
ém quân của Quân giải phóng Trung Quốc. Họ được cung cấp lương thực, thực phẩm và muối. Ngành tài

chính Việt Nam giúp bạn in tiền Trung Quốc mới để sử dụng trong vùng mới giải phóng [147, tr. 32].
(1)

17


liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chỉ thị cho Bộ Tổng tư lệnh đáp ứng yêu cầu của
các đồng chí Trung Quốc, phái ngay lực lượng sang giúp bạn. Ngày 23-4-1949,
Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh "phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc mở rộng
khu giải phóng Biên khu Việt Quế" [295, tr. 265]. Thực hiện Chỉ thị trên, từ
ngày 10-6-1949 đến cuối tháng 10-1949, bộ đội Việt Nam đã phối hợp đắc lực
với Giải phóng quân Trung Quốc thực hiện nhiều trận đánh và chiến dịch trên
các hướng khác nhau, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao(1). Sau khi vùng căn cứ
Thập vạn đại sơn được mở rộng và củng cố vững chắc, bộ đội Việt Nam được
lệnh rút về nước.
Bằng những hành động thiết thực, Quân đội nhân dân Việt Nam đã đóng
góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân Trung Quốc.
Đặc biệt, những việc làm nói trên của quân, dân Việt Nam được Đảng, Chính
phủ và nhân dân Trung Quốc đánh giá cao. Ngày 5-1-1950, trong buổi tiếp đại
diện Đảng và Chính phủ Việt Nam, đồng chí Chu Ân Lai phát biểu: "Trong lúc
Việt Nam vừa nghèo, vừa phải gian khổ kháng chiến, lẽ ra phải được Trung
Quốc giúp đỡ, thế mà các đồng chí đã hết lòng giúp đỡ Trung Quốc" [140, tr.
28].
Như vậy, sự ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân, Chính phủ và quân
đội hai nước Việt Nam, Trung Quốc thời kỳ này là hết sức quý báu. Hơn nữa,
trong bối cảnh quốc tế sau Đại chiến thế giới thứ hai, khi mà CNĐQ (đứng đầu
là đế quốc Mỹ) tìm mọi cách chống phá các nước XHCN, trong đó có CHND
Trung Hoa vừa mới được thành lập, thì việc các nước XHCN (gồm cả Trung
Quốc) ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam kháng chiến cũng chính là nhằm phá vòng vây
của CNĐQ đối với CNXH và cũng vì lợi ích của Trung Quốc. Cuộc kháng chiến

của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã góp phần nâng cao vị trí và uy tín của Trung
Quốc trên trường quốc tế. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ ủng
hộ, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau, vì Việt Nam độc lập có nghĩa là Trung Quốc
không bị uy hiếp bởi CNĐQ từ phía Nam. Ngược lại, Trung Quốc được giải
phóng có nghĩa là Việt Nam tránh được sự đe dọa của CNĐQ từ phía Bắc.
Sau khi Việt Nam có hòa bình trên nửa đất nước (1954), để mở rộng ảnh
hưởng, chuẩn bị cho việc tiếp xúc và hòa hoãn với Mỹ (nhất là trong điều kiện quan
Sau khi giải phóng vùng đất này, bộ đội Việt Nam đã chuyển giao cho bạn vũ khí thu được gồm hơn
500 khẩu súng các loại [139, tr. 349].
(1)

18


hệ Liên Xô - Trung Quốc đang có những bất đồng, mâu thuẫn gay gắt), Trung Quốc
tiếp tục tích cực giúp đỡ chúng ta hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi và phát
triển kinh tế (xem thêm phụ lục 3). Sau sự kiện Chính phủ nước CHND Trung Hoa
chính thức công nhận Chính phủ nước Việt Nam DCCH, quan hệ kinh tế giữa hai
nước cũng bắt đầu được mở ra (xem thêm phụ lục 3). Giai đoạn này, trong quan hệ
kinh tế chính thức giữa Việt Nam và Trung Quốc, chủ yếu là phía Việt Nam nhận
viện trợ, còn nếu có buôn bán qua lại thì cũng trên cơ sở hưởng những ưu đãi phi
kinh tế.
Trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc đã viện trợ kinh tế, kỹ thuật, cung
cấp các thiết bị, xây dựng các cơ sở sản xuất công - nông nghiệp, các cơ sở đào
tạo... cho Việt Nam (xem thêm phụ lục 3). Để tạo điều kiện thuận lợi cho giao
thông liên lạc, trao đổi hàng hóa giữa hai nước và các nước XHCN khác, Trung
Quốc giúp ta xây dựng các cầu đường (xem thêm phụ lục 3), nối liền giao thông
giữa Việt Nam với Trung Quốc và phe XHCN.
Trung Quốc cũng gửi chuyên gia của mình sang giúp Việt Nam trong
hầu hết các ngành kinh tế, tiếp nhận cán bộ, công nhân Việt Nam sang Trung Quốc

thực tập, khảo sát kinh nghiệm, kỹ thuật của các ngành kinh tế và văn hóa Trung Quốc
(xem thêm phụ lục 3).
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bước vào giai
đoạn quyết liệt, Trung Quốc cũng tăng cường ủng hộ Việt Nam trên nhiều phương
diện: Ra Tuyên bố ngày 6-8-1964, lên án hành động xâm lược của Mỹ, khẳng định
tình đoàn kết và trách nhiệm cao đối với Việt Nam trước việc máy bay Mỹ đánh
phá một số địa điểm ở miền Bắc Việt Nam; tổ chức cuộc mít tinh tại quảng trường
Thiên An Môn (10-2-1965) cùng với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao của
Đảng, Nhà nước CHND Trung Hoa và hơn 1 triệu người, phản đối tội ác chiến tranh
của đế quốc Mỹ trong việc Mỹ dùng không quân, pháo hạm đánh phá dữ dội thị xã
Đồng Hới cùng với một số mục tiêu thuộc tỉnh Quảng Bình, Vĩnh Linh và đảo Cồn
Cỏ; tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại quảng trường Thiên An Môn (22-7-1966) để
ủng hộ Việt Nam, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ
(17-7-1966). Song song với sự ủng hộ về mặt chính trị, Trung Quốc trực tiếp ủng
hộ Việt Nam về mặt vật chất (xem thêm phụ lục 3), mặc dù trong khoảng thời gian

19


trên, Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, mức thu nhập bình quân tính
theo đầu người còn thấp.
Nhìn chung, trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc viện trợ cho ta chủ yếu
là vũ khí bộ binh, quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,
một phần nhiên liệu, phương tiện vận tải và một số xe quân sự, pháo và đạn pháo(1).
Với vị trí địa lý liền kề, là con đường nối liền Việt Nam với các nước
XHCN khác, Trung Quốc đã đảm nhận vận chuyển hàng hóa quá cảnh mà các
nước khác viện trợ cho Việt Nam (xem thêm phụ lục 3). Ngoài ra, theo thỏa
thuận giữa ta và bạn, một số đơn vị công binh của Trung Quốc đã sang giúp Việt
Nam nâng cấp, sửa chữa, mở rộng thêm các tuyến đường giao thông trên bộ
thuộc các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc (xem thêm phụ lục 3). Từ cuối năm

1966 đến đầu năm 1969, một số chi đội phòng không của quân đội Trung Quốc
đã luân phiên nhau sang tham gia chiến đấu chống máy bay Mỹ, bảo vệ các tỉnh
phía Bắc, bảo vệ lực lượng công binh đang mở đường và hành lang biên giới vào
các cửa khẩu, nơi tập kết, chuyên chở hàng hóa (xem thêm phụ lục 3). Ngoài ra,
Trung Quốc cũng tích cực viện trợ cho ta về kinh tế, kỹ thuật (xem thêm phụ lục
3).
Ngoài viện trợ kinh tế, Trung Quốc còn nhận đào tạo cán bộ, công nhân cho
Việt Nam (xem thêm phụ lục 3). Trung Quốc cũng cử chuyên gia giúp Việt Nam
trong các ngành kinh tế (xem thêm phụ lục 3). Ngoài sự giúp đỡ của Trung ương,
4 tỉnh biên giới của Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hồ Nam)
đã ký giúp đỡ 7 tỉnh biên giới của Việt Nam về các mặt nông nghiệp, giao thông,
công nghiệp....
Cũng cần nhận thấy một điều rằng, do còn ngại chiến tranh tiếp diễn nên
Trung Quốc không muốn giúp đỡ quy mô lớn và có ý đi chậm trọng một số công
trình trọng điểm. Mặt khác, Trung Quốc luôn thuyết phục ta nhận người của
mình trực tiếp giúp Việt Nam xây dựng. Có lẽ ở đây, cũng cần nhận thấy những
mục đích lâu dài của Trung Quốc ẩn sau hành động này.
Khối lượng vật chất phục vụ chiến tranh mà Trung Quốc giành cho cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam được nhân dân Việt
(1) Việt Nam và Trung Quốc đã ký hai Hiệp bđịnh về hỗ trợ, chi viện cho nhau khi có chiến tranh lớn xảy
ra (ký vào tháng 7-1963 và được Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam phê chuẩn vào ngày
7-9-1963; Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn ngày 7-11-1963).

20


Nam sử dụng hiệu quả trong các hoạt động tác chiến trên chiến trường, góp phần
từng bước đưa lực lượng và phong trào cách mạng miền Nam phát triển cả về
lượng, về chất, từng bước đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
Các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định

phía Trung Quốc không coi viện trợ là giúp đỡ một bên, mà là viện trợ lẫn nhau.
Chủ tịch Mao Trạch Đông phát biểu: Nhân dân Trung Quốc, ĐCSTQ phải cảm
ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng đế quốc Mỹ. Thủ tướng Chu Ân Lai cũng
từng nói: Nhân dân Việt Nam kháng chiến đổ máu hy sinh trên tuyến đầu chống
Mỹ, đó là sự chi viện mạnh mẽ biết bao đối với nhân dân Trung Quốc đang tiến
hành cách mạng XHCN. Có thể hiểu rằng, một khi miền Bắc Việt Nam tiến hành
xây dựng CNXH, đứng vững trong những cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ, thì Trung Quốc sẽ có được một vành đai an toàn, ngăn chặn và đẩy sự nhòm
ngó của đế quốc Mỹ ra xa biên giới Trung Quốc.
Nhưng mặt khác, ở một số thời điểm, trước những thử thách nghiêm
trọng, Trung Quốc cũng đã gây nên những trở ngại cho tiến trình kháng chiến
chống các thế lực xâm lược của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, khi cuộc kháng
chiến chống Pháp của chúng ta chuẩn bị bước vào giai đoạn kết thúc, thì quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc bắt đầu bộc lộ những tình huống "có vấn đề", mà nguyên
nhân của nó nằm ở đặc thù chiến lược của mỗi nước, trong bối cảnh các quan hệ quốc tế
diễn biến phức tạp, biểu hiện đầu tiên là ở Hội nghị Geneva.
Sau chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc lúc này đang phải chống lại sự
phong tỏa toàn diện của CNĐQ. Thực hiện chính sách ngăn trở việc thành lập
các liên minh quân sự, chính trị của các đế quốc phương Tây trở thành một yêu
cầu quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của CHND Trung Hoa.
Đồng thời, Trung Quốc có nhu cầu mở rộng khu vực đệm - một vùng trung lập ở
Nam Á và Đông Nam Á. Vì vậy, chấm dứt chiến tranh Đông Dương là yêu cầu
cấp bách của Trung Quốc. Sau đình chiến ở Triều Tiên, ngày 24-8-1953, Thủ tướng
Chu Ân Lai tuyên bố: "Đình chiến Triều Tiên có thể dùng làm mẫu mực cho những
xung đột khác" [68, tr. 29].
Trong quá trình đàm phán tại Hội nghị Geneva, với vị trí là một nước
viện trợ quân sự chủ yếu và nắm con đường vận chuyển duy nhất chi viện cho Việt
Nam, lợi dụng việc Pháp không muốn nói chuyện với Việt Nam trong thế yếu,

21



×