Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Chủ trương sưu tầm, công bố văn kiện của đảng cộng sản việt nam từ năm 1986 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
***********

PHẠM THỊ THINH

CHỦ TRƢƠNG SƢU TẦM, CÔNG BỐ
VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
***********

PHẠM THỊ THINH

CHỦ TRƢƠNG SƢU TẦM, CÔNG BỐ
VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Kim Đỉnh



HÀ NỘI - 2012

2


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

2

MỞ ĐẦU

5

1. Tính cấp thiết của đề tài

5

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

7

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

11

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu


14

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

14

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

14

7. Kết cấu của luận văn

15

Chƣơng 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TÌNH HÌNH
SƢU TẦM, CÔNG BỐ VĂN KIỆN ĐẢNG TRƢỚC NĂM 1986

16

1.1. Những khái niệm cơ bản

16

1.1.1. Khái niệm văn kiện Đảng, các thành phần tài liệu văn kiện
Đảng và nội dung của công tác sƣu tầm văn kiện Đảng

16

1.1.1.1. Khái niệm văn kiện Đảng


16

1.1.1.2. Các thành phần văn kiện Đảng

18

1.1.1.3. Nội dung của công tác sưu tầm văn kiện Đảng

19

1.1.2. Vai trò của văn kiện Đảng và điều kiện công bố văn kiện Đảng

20

1.1.2.1. Vai trò của văn kiện Đảng

20

1.1.2.2. Điều kiện công bố văn kiện Đảng

22

1.1.2.3. Các hình thức công bố văn kiện Đảng

22

1.2. Tình hình sƣu tầm, công bố văn kiện Đảng trƣớc năm 1986

22


1.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1975

22

1.2.2. Từ năm 1976 đến năm 1986

31

Chƣơng 2: QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ SƢU
TẦM, CÔNG BỐ VĂN KIỆN ĐẢNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN
KHAI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010
2.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về sƣu tầm, công bố văn
3

39


kiện Đảng từ năm 1986 đến năm 2010

39

2.2. Kết quả sƣu tầm, công bố văn kiện Đảng và tác động của nó
đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng

47

2.2.1. Những kết quả về công tác sƣu tầm, công bố văn kiện Đảng

47


2.2.1.1. Kết quả sưu tầm, công bố văn kiện Đảng tại Cục Lưu trữ Văn
phòng Trung ương Đảng

47

2.2.1.2. Kết quả sưu tầm và công bố văn kiện Đảng tại các cơ quan khác

58

2.2.1.3. Xuất bản bộ Văn kiện Đảng toàn tập

62

2.2.2. Vai trò của công tác sƣu tầm, công bố văn kiện Đảng đối với
việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng từ năm 1986 đến năm 2010

65

2.2.2.1. Cung cấp nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu và biên
soạn lịch sử Đảng

65

2.2.2.2. Làm sáng tỏ một số sự kiện lịch sử Đảng

67

2.2.2.3. Góp phần tổng kết lý luận để bổ sung, hoàn thiện và phát triển
đường lối của Đảng


70

2.2.2.4. Làm sáng tỏ bản chất cách mạng của Đảng, những đóng góp
của Đảng đối với cách mạng Việt Nam

74

2.2.2.5. Đính chính lại một số sự kiện, góp phần đánh giá khách
quan, đúng mực các sự kiện, chống lại sự xuyên tạc lịch sử của các
thế lực thù địch, tố cáo tội ác dã man của đế quốc thực dân

75

2.2.2.6. Góp phần bổ sung thêm những “khoảng trống” lịch sử Đảng

77

Chƣơng 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ
YẾU

79

3.1. Nhận xét chung

79

3.1.1. Nhận xét về các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng

79


3.1.2. Một số hạn chế trong công tác sƣu tầm, công bố văn kiện Đảng

81

3.2. Các kinh nghiệm chủ yếu

85

3.2.1. Về cơ chế, chính sách

85

3.2.1.1. Quy định rõ mục đích, nguyên tắc sưu tầm, công bố văn kiện Đảng

85

3.2.1.2. Quy định rõ thẩm quyền duyệt công bố văn kiện Đảng

87

4


3.2.2. Đối với các cơ quan lƣu trữ

88

3.2.2.1. Tăng cường sưu tầm, thu thập tài liệu

88


3.2.2.2. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết công tác sưu tầm và
công bố văn kiện Đảng

91

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác sưu tầm và
công bố văn kiện Đảng

92

3.2.2.4. Tăng cường công tác giải mật tài liệu của Đảng

93

3.2.2.5. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong công tác
sưu tầm và công bố văn kiện Đảng

94

3.2.3. Đối với các cơ quan báo chí, xuất bản

96

3.2.3.1. Xác định công bố văn kiện Đảng là công việc thường xuyên

97

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập văn kiện Đảng


98

3.2.3.3. Đảm bảo nguyên tắc công bố văn kiện Đảng

99

KẾT LUẬN

101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

104

PHỤ LỤC

114

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua hơn 80 năm, khoảng thời
gian ấy so với lịch sử hình thành và phát triển hàng nghìn năm của cộng đồng
quốc gia - dân tộc Việt Nam không phải là dài. Tuy nhiên, trong hơn 80 năm
qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự làm cho dân tộc Việt Nam đƣợc
thay da, đổi thịt. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã có những
bƣớc tiến vƣợt bậc trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhƣng
thành tựu lớn nhất của Đảng đó là lãnh đạo nhân dân đòi lại đƣợc quyền tự

do, độc lập cho dân tộc; đánh thắng các kẻ thù xâm lƣợc và giữ gìn đƣợc các
quyền thiêng liêng, lớn lao ấy. Trong 25 năm qua kể từ năm 1986 đến năm
2010, Đảng đã lãnh đạo cả dân tộc Việt Nam tiến hành thành công công cuộc
đổi mới đất nƣớc, làm cho dân tộc Việt Nam thực sự có đƣợc một bƣớc tiến
dài trong tiến trình phát triển của mình.
Nhìn lại những thành công đó của Đảng, có một điều mà chúng ta phải
thừa nhận là Đảng đã làm tốt việc đúc rút kinh nghiệm, mạnh dạn tự đổi mới,
nâng cao chất lƣợng lãnh đạo của mình. Để làm đƣợc điều này thì hẳn là việc
sƣu tầm và công bố tốt các tài liệu văn kiện của Đảng đã góp một phần không
nhỏ. Trong hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đã có một khối lƣợng
lớn văn kiện của Đảng đƣợc ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách
mạng. Số lƣợng tài liệu đồ sộ này cần phải đƣợc sƣu tầm và công bố để cung
cấp những tƣ liệu lịch sử xác thực và có hệ thống cho công tác tổng kết lý
luận, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, tuyên truyền, giáo dục và bồi dƣỡng
lý luận cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống
cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Về mặt sử liệu học, cứ liệu tin cậy nhất đồng thời cũng là những bằng
chứng lịch sử chứng minh cho sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là các tài liệu
6


văn kiện Đảng. Do vậy, việc sƣu tầm và công bố văn kiện của Đảng là hết sức
cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp bách, không những đối với
việc nghiên cứu lịch sử Đảng mà còn quan trọng và cấp bách đối với cả việc
nghiên cứu diễn trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam, lịch sử chính trị
Việt Nam trƣớc những diễn biến của tình hình mới ở cả trong nƣớc và quốc tế.
Mặt khác, việc công bố các văn kiện của Đảng cũng góp phần cung cấp
những chứng cứ tin cậy để thông tin chân thực trong Đảng và trong nhân dân
về các sự kiện lịch sử, bác bỏ những thông tin không đúng, sai trái, đấu tranh
chống lại các luận điệu xuyên tạc lịch sử, vu khống Đảng. Đồng thời làm cơ

sở cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ hơn hoạt động của Đảng và
phong trào cách mạng của nhân dân; giới thiệu với bạn bè quốc tế về lịch sử
vẻ vang và những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về
vấn đề sƣu tầm và công bố các tài liệu văn kiện về Đảng, của Đảng cũng là
một việc làm cần thiết. Việc làm này sẽ góp phần làm sáng tỏ đƣợc nhận thức
của Đảng về chính mình trong quá trình phát triển, làm sáng tỏ đƣợc ý thức phê
bình và tự phê bình của Đảng thông qua các tài liệu lƣu trữ của Đảng. Đây là
một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, khoa học đối với một đảng chính
trị cầm quyền nhƣ Đảng Cộng sản Việt Nam, vì nó sẽ góp phần làm sáng rõ
quá trình trƣởng thành về mặt tƣ duy lý luận và nhận thức của Đảng.
Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu và đề cập
đến một cách trực tiếp, toàn diện và có hệ thống các quan điểm, chủ trƣơng
của Đảng về công tác sƣu tầm và công bố các tài liệu của Đảng. Với những lý
do đó, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Chủ trương sưu tầm, công bố văn kiện
của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010” làm đề tài
nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.
7


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc sƣu tầm, công bố các văn kiện, tài liệu của Đảng, về Đảng là một
việc làm khoa học, có giá trị thực tiễn cao. Nó giúp cho nhân dân trong nƣớc
và quốc tế nhận thức đƣợc lịch sử của Đảng; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
Đảng với tƣ cách là Đảng cầm quyền cũng đƣợc làm rõ, khẳng định và quan
trọng hơn cả là nó làm sáng tỏ đƣợc vài trò của Đảng trong cả diễn trình phát
triển của lịch sử dân tộc. Với các ý nghĩa đó, cho tới nay đã có nhiều quan
điểm, chủ trƣơng của Đảng về vấn đề công bố các tài liệu văn kiện Đảng thể
hiện qua các nghị quyết, chỉ thị của Trung ƣơng Đảng đã đƣợc ban hành. Đây

là một động thái thể hiện đƣợc sự nghiêm túc của Đảng trong việc nhìn nhận,
đánh giá về bản thân Đảng, và vì vậy mà cho đến nay, tuy chƣa có công trình
nào trực tiếp nghiên cứu về các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng đối với vấn
đề công bố các tài liệu, văn kiện Đảng. Song, với tầm quan trọng của vấn đề
thì rải rác trong một số công trình nghiên cứu đơn lẻ, tiếp cận dƣới nhiều góc
độ khác nhau, các tác giả ở nhiều cƣơng vị khác nhau, cũng đã đề cập đến vấn
đề này. Dựa trên cách tiếp cận có thể chia thành mấy nhóm nhƣ sau:
- Nhóm thứ nhất, tiếp cận theo hướng lịch sử, sử liệu học và lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là các công trình nghiên cứu về lịch sử dân
tộc, vai trò của Đảng đối với lịch sử dân tộc và về lịch sử của Đảng. Do vậy
mà nhu cầu tiếp cận với quan điểm của Đảng về việc công bố tài liệu văn kiện
Đảng là điều bắt buộc, mang ý nghĩa khách quan. Tiếp cận theo nhóm này, có
một số công trình tiêu biểu nhƣ: Trƣờng Chinh với Cách mạng Tháng Tám
(1948) và Bàn về cách mạng Việt Nam (Báo cáo đọc tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ II của Đảng tháng 2-1951), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1951; Trần
Dân Tiên với Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự
thật, Hà Nội, 1975; Minh Tranh với Sơ lược lịch sử cách mạng Việt Nam,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1954; Cục Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Tư liệu của Xứ
ủy Bắc Bộ trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, 21-12-1946, Tạp chí
8


Lịch sử Đảng số 9-1996; Nguyễn Cảnh Đƣơng, Quyết định của Xôviết tối cao
Liên bang Nga về chế độ tiếp cận và sử dụng tài liệu lưu trữ, Tạp chí Lưu trữ
Việt Nam số 1-1993; Trần Giang, Thêm một tài liệu quý về cuộc khởi nghĩa
Nam Kỳ (Hiệu triệu của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi các cấp bộ Đảng
ngày 25-11-1940), Tạp chí Lịch sử Đảng số 9-1999; Trần Văn Hùng, Bản
Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương, Tạp chí Lưu trữ
Việt Nam, số 4-1999; Trần Thị Ngân, Một số tài liệu về Xôviết Nghệ - Tĩnh,
Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3-1996; Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận Dân

tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (từ tháng 12-1963 đến tháng 10-1964 và
từ tháng 1-1967 đến tháng 12-1967), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1964 - 1968; Văn
kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp, 2 tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1987; Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ƣơng với Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam (sơ thảo), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981; Viện Nghiên cứu chủ nghĩa
Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
tập II (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Ngô Đăng Tri
với Khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Những chặng đường phát
triển, in trong Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2001 - 2006), Nxb. Thế
giới, Hà Nội, 2006 và 80 năm (1930 - 2010) Đảng Cộng sản Việt Nam Những chặng đường lịch sử, Nxb. Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2010;
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Sử học với cuốn
Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945 - 1975), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002;
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 với cuốn Đảng Cộng sản Việt
Nam -80 năm xây dựng và phát triển; Bộ Giáo dục và Đào tạo với Một số
chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, trọn bộ 3 tập, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2007;... Đây là những công trình nghiên cứu công phu,
nghiêm túc và khoa học, trong đó có những công trình đƣợc thực hiện dƣới sự
chỉ đạo trực tiếp của Trung ƣơng Đảng, thể hiện đƣợc các quan điểm, chủ
trƣơng của Đảng đối với việc công bố các tài liệu, văn kiện về Đảng, của
9


Đảng, cũng nhƣ đánh giá, nhận xét về các quan điểm đó. Bên cạnh những
công trình kể trên, trong hơn 80 năm qua, các địa phƣơng trong cả nƣớc đều
đã thực hiện việc sƣu tầm các tài liệu về Đảng và các đảng bộ địa phƣơng,
trong đó có đề cập đến sự chỉ đạo của Đảng về mặt quan điểm, chủ trƣơng
công bố các tài liệu, văn kiện của Trung ƣơng Đảng và các đảng bộ địa
phƣơng. Đây sẽ là những tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
- Nhóm công trình thứ hai, tiếp cận theo hướng chính trị học. Nhóm

công trình này chủ yếu phân tích giá trị thông tin tuyên truyền của các văn
kiện Đảng, rải rác trong một số công trình đã phân tích một cách tƣơng đối
khái quát các định hƣớng công bố tài liệu, văn kiện về Đảng. Những công
trình tiêu biểu có thể kể đến của nhóm này nhƣ: Ban Tuyên huấn Trung ƣơng
với Một số văn kiện Đảng về công tác giáo dục lý luận, chính trị, Nxb. Sách
giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1978; Báo cáo của Ban Chỉ đạo Hội đồng
xuất bản Toàn tập văn kiện Đảng về tình hình tài liệu và kế hoạch xây dựng
bản thảo các tập Văn kiện Đảng thời kỳ 1955 - 1975, ngày 20-9-2001; Báo
cáo của Hội đồng xuất bản Toàn tập Văn kiện Đảng đề nghị xin ý kiến Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa IX về việc xuất bản tập 4, tập 5
Văn kiện Đảng toàn tập, tháng 10-2001; Báo cáo tối mật của Hội đồng xuất
bản Toàn tập văn kiện Đảng tháng 7-2007 tổng kết công tác xuất bản Toàn
tập văn kiện Đảng; Báo cáo của Hội đồng xuất bản Toàn tập văn kiện Đảng
ngày 23-8-2007 tổng kết công tác xuất bản Toàn tập văn kiện Đảng; Báo cáo
số 193-BC/CTQG ngày 10-12-2002 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia về
nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận chính trị
trong tình hình mới; Báo cáo số 24-BC/NXBCTQG ngày 12-10-2007 của Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia tại Hội nghị tổng kết công tác xuất bản bộ Văn kiện
Đảng toàn tập; Nguyễn Văn Dững với Quan điểm của Đảng và Nhà nước về
công tác tư tưởng, lý luận và quản lý báo chí, www.xaydungdang.org.vn/
10


Uploads/.../CongtacTutuongLyluan.doc; Bài trả lời phỏng vấn của đồng chí
Trƣơng Tấn Sang: Toàn tập văn kiện Đảng là bộ sách vô cùng quý giá, đăng trên
website moi.com/Toan-tap-Van-kien-Dang-la-bo-sach-vo-cungquygia/121/1124705.epi; Tác giả Ban Mai với bài viết Công bố ấn phẩm CDROM Văn kiện Đảng toàn tập đăng trên website />tutuong/2011/1/27612.aspx; Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 6-8-1984 của Ban Bí thƣ
Trung ƣơng Đảng về tăng cường quản lý việc phát hành, lưu trữ, thu hồi tài liệu,
văn kiện của Đảng; Tác giá Nguyễn Đức Tiệm với bài viết Đổi mới phương
pháp tiếp cận văn kiện Đảng, đăng trên website />detail/75609/doi-moi-phuong-phap-tiep-can-van-kien-dang.html;… Đây là những
công trình, những bài viết phân tích, đánh giá về vai trò, ý nghĩa chính trị

cũng nhƣ văn hóa, lịch sử của việc công bố các tài liệu về Đảng, của Đảng
đƣợc xuất bản hay đăng tải trên các báo, tạp chí. Có thể nói, các tác giả của
những tài liệu này đã chỉ ra đƣợc một cách tƣơng đối rõ tác dụng của việc
công bố tài liệu văn kiện Đảng, cũng nhƣ chỉ ra đƣợc tầm ảnh hƣởng của nó
đối với quần chúng nhân dân trong nƣớc và quốc tế. Trong một số bài biết đã
đề cập đến cả những quan điểm, nhận thức của Đảng về vấn đề công bố tài
liệu của Đảng, đặc biệt là trong các bài viết, đánh giá về việc xuất bản bộ sách
Văn kiện Đảng toàn tập. Đây là nhóm các công trình vô cùng quý báu đối với
chúng tôi trong việc tìm hiểu, đánh giá, nhận xét về tầm quan trọng của văn
kiện Đảng và việc công bố văn kiện Đảng.
- Nhóm công trình thứ ba, tiếp cận theo hƣớng nghiên cứu Lƣu trữ học,
Thƣ viện học và Quản trị văn phòng. Nhóm này chủ yếu tập trung vào việc
làm rõ giá trị văn bản, lịch sử, phƣơng pháp lƣu trữ, cách thức công bố, các
quy định về công bố tài liệu văn kiện Đảng,... Các công trình tiêu biểu có thể
kể đến của nhóm này là: Nguyễn Văn Hàm với Tập bài giảng Môn học công
bố tư liệu văn kiện, Trƣờng đại học Tổng hợp ấn hành năm 1982; Tập bài
giảng về công bố tài liệu văn kiện. Ngoài ra, còn một số bài báo của tác giả
11


đăng trên tạp chí nhƣ: Mấy ý kiến bước đầu về văn bản học trong công bố tư
liệu văn kiện, Tạp chí Văn thư lưu trữ số 1-1989; Vai trò xã hội của những
công bố văn kiện, Tạp chí Văn thư lưu trữ số 4-1996; Trao đổi một số nguyên
tắc chung trong công bố tư liệu, Tạp chí Văn thư lưu trữ số 5-2005; Thanh
Mai với bài Tìm hiểu một số nguyên tắc, phương pháp sưu tầm, phát hiện và
chọn lựa tài liệu để công bố, Tạp chí Văn thư lưu trữ số 3 và 4-1981; Nguyễn
Văn Lanh có bài Giải mật tài liệu Kho Lưu trữ Trung ương nhằm tăng cường
công tác phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của Đảng đăng trên Tạp
chí Văn thư lưu trữ điện tử. Đây là các công trình đƣợc nghiên cứu công phu,
nghiêm túc và khoa học, tập trung vào việc cung cấp các phƣơng thức thẩm

định văn bản học, cách thức quản lý văn bản là văn kiện Đảng, vai trò, chức
năng, nhiệm vụ lƣu trữ, quản lý và công bố, khai thác văn kiện Đảng,... Bên
cạnh các công trình lớn này, cho đến nay cũng đã có khá nhiều các khóa luận
cử nhân và luận văn thạc sĩ của sinh viên và học viên cao học ngành Lƣu trữ,
thƣ viện và quản trị văn phòng của các trƣờng đại học và cao đẳng trên cả
nƣớc viết và đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề lƣu trữ, quản lý, công
bố, khai thác tài liệu văn kiện của Đảng. Có thể kể đến một số công trình tiểu
biểu nhƣ: Công bố tài liệu trong các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Sự thật
giai đoạn 1976 - 1995 của Tô Thị Kim Đính (năm 1998); Công bố, giới thiệu
tài liệu trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử từ năm 1960 đến năm 1985 - Nhận xét
và đánh giá của Nguyễn Thu Huyền (năm 1998); Công bố tài liệu giai đoạn
1930 - 1954 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - Tình hình và giải pháp của
Trần Thị Kim Ngân (năm 2002); Công bố, giới thiệu tài liệu trên Tạp chí Lịch
sử Đảng từ năm 1983 đến nay - Nhận xét và kiến nghị của Lê Thị Ngọc Thúy
(năm 2003); Công bố tài liệu lưu trữ trong bộ Văn kiện Đảng toàn tập - Nhận
xét và đánh giá của Bùi Phƣơng Loan (năm 2003); Công bố, giới thiệu tài liệu
lưu trữ của Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam trên Tạp chí Văn thư lưu
trữ Việt Nam từ năm 2001 đến nay - Tình hình và giải pháp của Lê Thị Oanh
12


(năm 2008); Công bố tài liệu văn kiện trong bộ Văn kiện Đảng toàn tập Nhận xét và kiến nghị của Lƣơng Thị Thu (năm 2008); Sưu tầm, thu thập và
tổ chức khoa học tài liệu các Phông Lưu trữ Tổng Bí thư tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng của Vũ Thị Ngọc Thúy (năm 2009); Công bố tài liệu tại
Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1954 - 1975 - Thực trạng và giải
pháp của Đinh Kim Ngân (năm 2011); Hoạt động biên tập, xuất bản bộ sách
Văn kiện Đảng toàn tập ở Nhà xuất bản Chính trị quốc gia từ năm 1995 đến
năm 2007 của Nghiêm Thị Tuấn Anh (năm 2011);... Có thể nói, đây là nhóm
có nhiều công trình nhất, có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài luận
văn của chúng tôi, cho dù nó đƣợc tiếp cận dƣới góc độ phƣơng pháp nghiên

cứu của các ngành lƣu trữ, thƣ viện. Các công trình này đã cũng cấp cho
chúng tôi các khung pháp lý, phƣơng pháp xác định giá trị văn kiện của Đảng,
cũng nhƣ các cách thức khai thác, thẩm định, công bố văn kiện. Phƣơng pháp
đánh giá vai trò, chức năng của văn kiện Đảng cũng nhƣ những tác động, ảnh
hƣởng - hiệu ứng của văn kiện trong đời sống xã hội, từ đó có cái nhìn khách
quan hơn trong việc nhận xét, đánh giá các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng
về công bố các tài liệu, văn kiện của Đảng.
Tóm lại, cho đến nay đã có tƣơng đối nhiều các công trình nghiên cứu
có đề cập đến việc công bố tài liệu văn kiện Đảng, đến quan điểm, chủ trƣơng
của Đảng về việc sƣu tầm, công bố các tài liệu, văn kiện của Đảng. Những
nghiên cứu này đã tập trung vào một số vấn đề cơ bản của công tác công bố
tài liệu lƣu trữ nhƣ: nguyên tắc, phƣơng pháp, thực trạng của công tác công
bố tài liệu văn kiện cũng nhƣ vai trò của nó trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập chủ yếu đến việc công bố tài
liệu văn kiện, mà chƣa có công trình nào đề cập đến việc sƣu tầm, thu thập
văn kiện Đảng trong thời gian qua. Hơn nữa, hầu hết các công trình nghiên
cứu trên đều đƣợc tiếp cận dƣới góc độ của bộ môn lƣu trữ học, còn nghiên
cứu chủ trƣơng của Đảng đối với việc sƣu tầm và công bố văn kiện Đảng,
13


những kết quả và tác động của việc sƣu tầm, công bố văn kiện Đảng đối với
việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng thì hầu nhƣ chƣa có công trình nào
đề cập tới một cách trực tiếp. Vì vậy, việc nghiên cứu sự chỉ đạo của Đảng
đối với vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lẽ việc sƣu tầm đầy đủ
và công bố văn kiện Đảng là căn cứ để tổng kết lý luận và thực tiễn cách
mạng Việt Nam, tổng kết những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng để
kế thừa, bổ sung và phát triển đƣờng lối của Đảng phù hợp với yêu cầu của
thời kỳ đổi mới hiện nay. Việc sƣu tầm và công bố văn kiện Đảng cũng có ý
nghĩa đặc biệt đối với việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và học tập lịch sử

Đảng nói riêng và lịch sử dân tộc ta nói chung.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Nghiên cứu chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc sƣu tầm
và công bố văn kiện của Đảng từ năm 1986 đến năm 2010.
- Chỉ rõ những kết quả của việc sƣu tầm và công bố văn kiện Đảng và
vai trò của nó đối với việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng cũng nhƣ cung
cấp chứng cứ tin cậy về các sự kiện, các nhân vật lịch sử, đấu tranh chống lại
các luận điểm xuyên tạc lịch sử Đảng.
- Đánh giá các kết quả, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu cho việc sƣu
tầm, công bố văn kiện Đảng.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục tiêu trên, luận văn tập trung thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ các khái niệm cơ bản, phân loại, vai trò, đặc điểm của văn kiện
Đảng, tình hình sƣu tầm, công bố tài liệu văn kiện của Đảng trƣớc năm 1986.
- Phân tích rõ các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về việc sƣu tầm, công
bố văn kiện Đảng giai đoạn 1986 - 2010 và kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo đó.

14


- Đánh giá các kết quả sƣu tầm, công bố văn kiện Đảng trong thời gian
qua và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu cho việc sƣu tầm, công bố văn kiện
Đảng trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về việc sƣu tầm, công bố văn
kiện Đảng giai đoạn 1986 - 2010 và đánh giá những kết quả của sự lãnh đạo,
chỉ đạo đó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối
việc sƣu tầm, công bố văn kiện Đảng từ năm 1986 đến năm 2010 ở một số cơ
quan có chức năng, nhiệm vụ công bố văn kiện Đảng.
Do điều kiện có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở
việc sƣu tầm, công bố văn kiện Đảng dƣới dạng giấy viết, chủ yếu là các ấn
phẩm của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, còn đối với các thể loại
khác chúng tôi chƣa có điều kiện khảo sát.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận sử học mácxít,
trong đó chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgíc và sự kết
hợp hai phƣơng pháp đó; phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp so
sánh và hệ thống hóa; đồng thời luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp bổ trợ
khác thuộc chuyên ngành: sử liệu học, lƣu trữ học, thông tin thƣ viện.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về việc sƣu
tầm, công bố văn kiện Đảng giai đoạn 1986 - 2010.
- Bƣớc đầu đƣa ra những đánh giá, nhận xét về kết quả sƣu tầm, công bố
văn kiện Đảng.
- Rút ra các kinh nghiệm lịch sử về sƣu tầm, công bố văn kiện Đảng.
15


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
đƣợc kết cấu làm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Một số khái niệm cơ bản và tình hình sƣu tầm, công bố văn
kiện của Đảng trƣớc năm 1986.
Chƣơng 2: Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về sƣu tầm, công bố văn
kiện Đảng và quá trình triển khai từ năm 1986 đến năm 2010.
Chƣơng 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu.


16


Chƣơng 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TÌNH HÌNH SƢU TẦM,
CÔNG BỐ VĂN KIỆN ĐẢNG TRƢỚC NĂM 1986
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm văn kiện Đảng, các thành phần tài liệu văn kiện
Đảng và nội dung của công tác sưu tầm văn kiện Đảng
1.1.1.1. Khái niệm văn kiện Đảng
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng và
Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2011) thì văn kiện (documents) đƣợc
hiểu là những “văn bản có ý nghĩa quan trọng về xã hội - chính trị” [95; tr.
1407]. Còn theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt thì văn kiện “là loại giấy tờ quan
trọng về một việc lớn” [110, tr. 1123]. Nói một cách cụ thể, văn kiện là những
tài liệu phản ánh những sự kiện, những vấn đề quan trọng diễn ra trong đời
sống xã hội, gắn liền với hoạt động của một chủ thể nào đó trên lĩnh vực
chính trị. Đó là những tài liệu chính thống của một tổ chức chính trị - xã hội
nhất định [68, tr. 68].
Văn kiện lý luận chính trị có nhiều loại, đƣợc phân chia dựa trên những
tiêu chí khác nhau. Theo chủ đề hoạt động, văn kiện lý luận chính trị đƣợc
chia thành văn kiện của đảng chính trị, văn kiện của nhà nƣớc và văn kiện của
các đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.
Về khái niệm và phạm vi văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo
Quyết định số 20-QĐ/TW ngày 23-9-1987 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng
khóa VI về Phông Lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thì “Phông Lƣu trữ
Đảng Cộng sản Việt Nam là toàn bộ tài liệu lƣu trữ của Đảng và Đoàn Thanh
niên có ý nghĩa chính trị, khoa học và thực tiễn, bao gồm bản chính (hoặc bản
sao có giá trị nhƣ bản chính) các loại tài liệu sau đây: chính cƣơng, cƣơng

lĩnh, điều lệ, tuyên ngôn, tờ trình, đề án, biên bản, kế hoạch, nghị quyết, chỉ
17


thị, quyết định, kết luận, thông tri, thông báo, báo cáo, công văn trao đổi và
điện các loại, các báo, sách và tạp chí của Đảng, tài liệu của trƣờng đảng,
truyền đơn, lời kêu gọi, hiệu triệu, nhật ký, hồi ký về lịch sử Đảng - kể cả
phim chụp, phim quay, ảnh, tranh, micrô phim, đĩa ghi âm, băng ghi âm, băng
ghi hình, v.v. và những tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của
các cấp ủy, cơ quan, tổ chức đảng và đoàn các cấp; toàn bộ tài liệu về thân
thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh
đạo chủ chốt ở các cấp ủy đảng và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”
[56, tr. 412-413].
Theo Quyết định số 25-QĐ/TW ngày 3-2-1997 của Bộ Chính trị về việc
xuất bản Văn kiện Đảng toàn tập thì phạm vi văn kiện Đảng bao gồm:
- Những văn kiện của Đại hội toàn quốc của Đảng: diễn văn khai mạc, bế
mạc, các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng trình đại hội, các bản
giải trình của Đoàn Chủ tịch trƣớc Đại hội, các nghị quyết của Đại hội, thông
cáo của Đại hội...
- Những văn kiện của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng: Lời khai
mạc, bế mạc, các báo cáo và giải trình của Bộ Chính trị với Trung ƣơng, các
nghị quyết của Hội nghị Trung ƣơng, thông báo của Hội nghị Trung ƣơng...
- Những văn kiện của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ: những nghị quyết, chỉ
thị, kết luận, thông tri, thông báo, điện, thƣ chỉ đạo công tác...
- Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các Tổng Bí thƣ
liên quan trực tiếp đến đƣờng lối, quan điểm của Đảng [6, tr. 3-4].
Quyết định số 31-QĐ/TW ngày 1-10-1997 của Bộ Chính trị ban hành quy
định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng cũng nêu
khái niệm văn bản của Đảng gần giống với khái niệm văn kiện Đảng nhƣng
phạm vi hẹp hơn, đó là: “Văn bản của Đảng là loại hình tài liệu thể hiện bằng

ngôn ngữ viết để ghi lại hoạt động của Đảng, do các cơ quan, tổ chức có thẩm

18


quyền của Đảng ban hành theo quy định của Điều lệ Đảng và của Trung
ƣơng” [103, tr. 1].
Nhƣ vậy, có thể hiểu, văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam (trước kia
là Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam) là toàn bộ những
tài liệu do Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành trong quá trình tổ chức, lãnh
đạo cách mạng của Đảng, bao gồm các chính cương, cương lĩnh, điều lệ,
tuyên ngôn, tờ trình, đề án, biên bản, kế hoạch, nghị quyết, chỉ thị, quyết định,
kết luận, thông tri, thông báo, báo cáo, công văn trao đổi và điện các loại,
các sách, báo và tạp chí của Đảng, truyền đơn, lời kêu gọi, hiệu triệu; tài liệu
về thân thế, sự nghiệp, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ
của Đảng có liên quan đến Đảng.
Văn kiện Đảng là kết tinh trí tuệ của Đảng, thể hiện trực tiếp quan điểm,
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng; là công cụ quan trọng để Đảng lãnh đạo, tổ
chức các hoạt động cách mạng, công cụ quản lý nhà nƣớc. Văn kiện Đảng
phản ánh vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng trong từng thời kỳ, phản ánh
hiện thực lịch sử; là tài liệu lƣu trữ quốc gia, là di sản văn hóa vô cùng quý
báu của Đảng và của dân tộc ta, thuộc sở hữu của toàn Đảng. Đó là những tƣ
liệu quý cho việc nghiên cứu lịch sử phát triển của dân tộc nói chung, cũng
nhƣ lịch sử Đảng nói riêng.
1.1.1.2. Các thành phần văn kiện Đảng
Xét theo thể loại thì văn kiện Đảng bao gồm các thể loại sau: chính
cƣơng, cƣơng lĩnh chính trị, điều lệ, tuyên ngôn, tờ trình, chƣơng trình, đề án,
biên bản, kế hoạch, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận, thông tri, tuyên
bố, thông báo, thông cáo, báo cáo, hƣớng dẫn, công văn trao đổi và điện các
loại, các báo, sách và tạp chí của Đảng, truyền đơn, lời kêu gọi, hiệu triệu,

nhật ký, hồi ký về lịch sử Đảng; phim chụp, phim quay, ảnh, tranh, micrô
phim, đĩa ghi âm, băng ghi âm, băng ghi hình, v.v.; tác phẩm, bài viết, bài nói
của các đồng chí lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
19


Xét về thành phần tài liệu thì văn kiện Đảng gồm:
- Tài liệu của các tổ chức tiền thân của Đảng;
- Tài liệu của Đảng và các đoàn thể quần chúng của Đảng trƣớc Cách
mạng Tháng Tám năm 1945;
- Tài liệu của các đại hội toàn quốc của Đảng, của Ban Chấp hành Trung
ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ;
- Tài liệu của Trung ƣơng Cục miền Nam, các xứ ủy, liên khu ủy, khu
ủy, ban và đảng ủy trực thuộc trung ƣơng đã giải thể;
- Tài liệu về thân thế, sự nghiệp, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
các lãnh tụ của Đảng có liên quan đến Đảng;
Xét về mức độ thì có thể chia văn kiện Đảng thành tài liệu tối mật, tài
liệu tuyệt mật, tài liệu mật và tài liệu thông thƣờng có thể phổ biến rộng rãi
trong toàn Đảng, toàn dân.
1.1.1.3. Nội dung của công tác sưu tầm văn kiện Đảng
Sƣu tầm văn kiện Đảng là giai đoạn đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với văn
kiện Đảng. Đây là công việc quyết định đến số lƣợng, sự phong phú và giá trị
của văn kiện Đảng. Sƣu tầm văn kiện Đảng là việc tổ chức tìm kiếm một cách
toàn diện, có hệ thống tài liệu văn kiện cần thiết phản ánh đầy đủ quá trình
hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình cách
mạng của dân tộc. Nội dung của công tác sƣu tầm văn kiện Đảng là quá trình
thu thập, xử lý các tài liệu văn kiện, xác minh nguồn gốc, xuất xứ văn kiện đó,
xác định độ tin cậy của tài liệu, thời gian, cơ quan ban hành văn kiện, phân
loại tài liệu văn kiện.
Những văn kiện đã sƣu tầm đƣợc có nhiều thể loại và giá trị của mỗi thể

loại văn kiện cũng không giống nhau, do vậy phải phân loại văn kiện để xác
định giá trị của từng văn kiện. Chỉ có xác định đƣợc giá trị của văn kiện thì mới
xác định đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của văn kiện khi công bố văn kiện.
1.1.2. Vai trò của văn kiện Đảng và điều kiện công bố văn kiện Đảng
20


1.1.2.1. Vai trò của văn kiện Đảng
Trong quá trình hoạt động và lãnh đạo của mình, Đảng ta đã cho ra đời
một khối tài liệu đồ sộ. Những tài liệu này đều có giá trị cao về nhiều mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và nghiên cứu lịch sử. Vì vậy, văn kiện
Đảng có vai trò to lớn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng,
thể hiện dƣới các khía cạnh sau đây:
Một là, văn kiện của Đảng là phƣơng tiện, công cụ chủ yếu nhất để
Đảng thông qua đó tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của mình đến các cấp
ủy đảng, đảng viên và nhân dân một cách nhanh chóng và đảm bảo sự truyền
đạt chính xác nhất; là phƣơng tiện để Đảng tổ chức mối quan hệ trong hệ
thống của Đảng, trong hệ thống chính trị và trong các quan hệ đối ngoại của
Đảng. Qua các văn kiện của Đảng, các cấp ủy đảng nắm bắt đƣợc thông tin
kịp thời, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý các mặt công tác theo chức
năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình, nhằm góp phần làm cho toàn bộ hệ
thống của Đảng hoạt động đƣợc thống nhất, hƣớng vào thực hiện những mục
tiêu, hoàn thành những nhiệm vụ trong từng giai đoạn nhất định.
Hai là, văn kiện Đảng tái hiện lại một cách cụ thể và chi tiết toàn bộ quá
trình hình thành, phát triển của Đảng và tiến trình cách mạng Việt Nam từ khi
có Đảng lãnh đạo; những đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng qua từng giai đoạn
lịch sử; sự phát triển tƣ duy lý luận của Đảng về con đƣờng cách mạng của
dân tộc Việt Nam. Qua đó góp phần làm sáng tỏ bản chất cách mạng sáng tạo
của Đảng, vai trò và công lao to lớn của Đảng trong lịch sử cách mạng của
dân tộc, sự phấn đấu gian khổ và hy sinh to lớn của Đảng vì dân tộc, vì nhân

dân, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng, nổi bật là trƣớc những bƣớc
ngoặt của lịch sử và những bƣớc thăng trầm của Đảng để Đảng ngày càng
trƣởng thành, lớn mạnh hơn. Đồng thời, văn kiện Đảng cũng cho thấy bức
tranh toàn cảnh về sự nghiệp vẻ vang của cách mạng nƣớc ta dƣới sự lãnh đạo
của Đảng, sự phấn đấu gian khổ và hy sinh to lớn của nhân dân, sự gắn bó
21


giữa nhân dân với Đảng, cả những bƣớc thăng trầm của phong trào cách mạng
để quần chúng ngày càng gắn bó với Đảng hơn, phong trào của quần chúng
ngày càng trƣởng thành, vững mạnh hơn vì mục tiêu cao cả: độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Ba là, văn kiện Đảng là những cứ liệu, bằng chứng lịch sử xác thực nhất
phản ánh trung thực, khách quan thực tiễn lịch sử sinh động của dân tộc Việt
Nam từ khi Đảng đƣợc thành lập cho tới nay, bác bỏ những thông tin không
đúng, bôi nhọ Đảng của các thế lực thù địch, chống Đảng; khẳng định con
đƣờng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn là con đƣờng đúng đắn.
Bốn là, thông qua văn kiện Đảng, Đảng ta có thể rút ra những bài học
kinh nghiệm, bài học kế thừa, bổ sung và phát triển đƣờng lối của Đảng phù
hợp với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Bên cạnh đó, qua văn kiện của
Đảng chúng ta cũng có thể tìm thấy phƣơng thức lãnh đạo của Đảng trong
những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, để vận dụng tìm ra phƣơng thức
lãnh đạo phù hợp với tình hình nhiệm vụ hiện nay.
Năm là, văn kiện Đảng là những tƣ liệu lịch sử xác thực và có hệ thống,
phục vụ cho việc tổng kết lý luận, nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử
dân tộc nói chung và lịch sử Đảng nói riêng.
Sáu là, các ngành, các cấp, các địa phƣơng, các lĩnh vực của đời sống xã
hội thông qua văn kiện Đảng sẽ thấy rõ thêm lịch sử của mình, thấy những
quyết định của Đảng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của mình, cả những
bƣớc thăng trầm, thành công, vấp váp của mình để càng nhận thức sâu sắc

hơn tình hình và nhiệm vụ hiện nay. Đặc biệt, qua văn kiện Đảng, các ngành,
các địa phƣơng có thể tìm thấy ngày truyền thống, ngày thành lập, ngày có
thay đổi bƣớc ngoặt về tổ chức của mình. Các cơ quan, bộ phận chuẩn bị cho
nghị quyết, chỉ thị của Đảng có thể tìm thấy cả một hệ thống văn kiện mà Đảng
ta đã từng xem xét, giải quyết để tham khảo, vận dụng trong điều kiện mới.
1.1.2.2. Điều kiện công bố văn kiện Đảng
22


Theo Từ điển lưu trữ Việt Nam, “Công bố tài liệu là dựa trên các nguyên
tắc và phƣơng pháp của hoạt động công bố học để truyền đạt lại tài liệu dƣới
các hình thức khác nhau nhằm phục vụ cho các đối tƣợng độc giả khác nhau”
[21, tr. 21]. Công bố văn kiện Đảng là một trong những hình thức khai thác,
sử dụng tài liệu văn kiện lƣu trữ một cách rộng rãi nhất, góp phần đƣa tài liệu
văn kiện đến với bạn đọc nhanh chóng và hiệu quả. Ở nƣớc ta hiện nay đã có
nhiều hình thức công bố tài liệu nói chung và tài liệu văn kiện của Đảng nói
riêng. Tuy nhiên, việc công bố văn kiện Đảng đòi hỏi phải có các điều kiện
nhất định nhằm đảm bảo chất lƣợng và thông tin trung thực, chính xác nhất,
bởi lẽ văn kiện Đảng có tính thông tin và định hƣớng xã hội rất cao. Nếu
thông tin không chính xác sẽ dẫn đến định hƣớng xã hội sai hoặc chệch
hƣớng. Các điều kiện của việc công bố văn kiện Đảng bao gồm:
- Văn kiện phải đƣợc xác định rõ độ tin cậy, rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Văn kiện phải là bản chính hoặc bản sao có giá trị nhƣ bản chính.
- Văn kiện phải có ý nghĩa chính trị, khoa học và thực tiễn.
- Chỉ có những cơ quan đƣợc Đảng giao nhiệm vụ thì mới đƣợc công bố
văn kiện Đảng.
1.1.2.3. Các hình thức công bố văn kiện Đảng
- Công bố dƣới dạng các xuất bản phẩm.
- Công bố dƣới dạng trích văn kiện, tóm tắt văn kiện.
- Công bố dƣới dạng bài viết nghiên cứu trong đó có giới thiệu văn kiện.

- Công bố dƣới dạng trƣng bày văn kiện.
1.2. Tình hình sƣu tầm, công bố văn kiện Đảng trƣớc năm 1986
1.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1975
Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc thành lập đầu năm 1930. Trong suốt 15
năm, từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng ta hoạt động trong điều kiện khó
khăn, phức tạp, bị thực dân Pháp khủng bố ráo riết. Các cơ quan của Đảng
chƣa hoàn thiện và chƣa đi vào nền nếp. Các văn kiện, tài liệu của Đảng đều
23


phải tuyên truyền bí mật, chỉ có một số tài liệu của nƣớc ngoài đƣợc dịch và
phát hành, chủ yếu là các tác phẩm của C. Mác và V.I. Lênin. Sau Cách mạng
Tháng Tám, khi đất nƣớc đã giành đƣợc độc lập, Đảng ta trở thành đảng cầm
quyền, thì lúc đó các cơ quan của Đảng mới đƣợc kiện toàn và công tác sƣu
tầm và công bố văn kiện của Đảng mới bƣớc đầu đƣợc quan tâm, song do
nhiều nguyên nhân nên việc công bố còn nhiều hạn chế.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mặc dù đất nƣớc mới giành
đƣợc độc lập đang gặp rất nhiều khó khăn, nhƣng ý thức đƣợc tầm quan trọng
của việc tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng trong cán bộ, đảng viên
và nhân dân, Đảng ta đã dành cho công tác nghiên cứu khoa học của nƣớc
Việt Nam mới đƣợc phát triển, trong đó công tác sƣu tầm, công bố văn kiện
của Đảng là việc làm thiết thực nhất để thông tin chân thực mọi chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng và vận động các phong trào cách mạng trong tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc” lúc đó.
Vận dụng sách lƣợc mềm dẻo, ngày 11-11-1945, Đảng ta tuyên bố “tự
giải tán”, thực chất là rút vào hoạt động bí mật, duy trì dƣới hình thức công
khai là "Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dƣơng". Báo Cờ giải phóng
và Nhà xuất bản Cờ giải phóng - các cơ quan ngôn luận của Đảng tuyên bố
"đình bản" và "đóng cửa". Tháng 12-1945, Báo Sự thật và Nhà xuất bản Sự
thật - các cơ quan của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dƣơng ra đời

để kế tục sự nghiệp của các tổ chức tiền thân của mình.
Nhà xuất bản Sự thật ra đời với tƣ cách là một cơ quan chính trị và lý luận
của Đảng, có nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin; tuyên truyền chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Chính phủ tới đông đảo cán bộ, đảng viên và
mọi tầng lớp nhân dân yêu nƣớc trong xã hội; chống lại các tƣ tƣởng thù địch;
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân xung quanh Đảng để bảo vệ nền độc lập,
tự do của dân tộc. Nhà xuất bản hoạt động dƣới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực
tiếp của đồng chí Trƣờng Chinh - Tổng Bí thƣ của Đảng lúc đó.
24


Tuy điều kiện hoạt động trong buổi đầu còn rất hạn chế, kinh nghiệm
chƣa có nhiều, lại ở trong một hoàn cảnh chính trị phức tạp, nhƣng dƣới sự
chỉ đạo trực tiếp của Trung ƣơng Đảng, ngay trong năm đầu hoạt động (1945 1946), Nhà xuất bản Sự thật đã xuất bản đƣợc 34 đầu sách, với số lƣợng
phát hành 5.000 - 10.000 bản mỗi đầu sách. Cuốn văn kiện đầu tiên của
Đảng mà Nhà xuất bản Sự thật xuất bản là cuốn Chặt xiềng bao gồm nhiều
văn kiện có giá trị của Trung ƣơng Đảng và của Mặt trận Việt Minh từ chính
biến tháng 3 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong lời tựa của cuốn
sách, Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Tố đã viết: “Những sử liệu
mà tôi vinh hạnh đƣợc giới thiệu với độc giả, là những sử liệu quan hệ đến
cuộc Cách mạng năm ngoái (Cách mạng Tháng Tám - TG), toàn là những
thứ sử liệu xác thực, quý giá vô cùng” [17, tr. 9]. Những văn kiện đƣợc công
bố trong cuốn sách này thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong việc chuẩn bị tiến hành Cách mạng Tháng Tám. Cuốn
sách đã có tác dụng tuyên truyền về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của
Đảng và Mặt trận Việt Minh trong đông đảo quần chúng nhân dân.
Năm 1948, Nhà xuất bản Sự thật xuất bản hai tác phẩm là: Sửa đổi lối
làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Kháng chiến nhất định thắng lợi của
đồng chí Trƣờng Chinh. Cuốn Sửa đổi lối làm việc đƣợc Ngƣời viết với bút
danh X.Y.Z, là tác phẩm quan trọng về công tác xây dựng Đảng, là tài liệu

học tập để cán bộ tu dƣỡng tƣ tƣởng, đạo đức và tác phong làm việc trong
khi Đảng ta mới cầm quyền, sự nghiệp cách mạng đang đứng trƣớc nhiều
thử thách. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi tập hợp những bài viết
đăng trên Báo Sự thật của đồng chí Trƣờng Chinh - Tổng Bí thƣ của Đảng,
là tác phẩm đầu tiên giải thích một cách cụ thể đƣờng lối kháng chiến của
Đảng ta, xác định mục tiêu và cổ vũ tinh thần cho nhân dân, khẳng định
đƣờng lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính và nhất định thắng lợi.
25


×