NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ
TRƯỜNG EU
1. Định hướng đối với xuất khẩu nông sản Việt nam
1.1 Định hướng chung:
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông - thuỷ sản đã tăng từ 2,7 tỷ USD vào
năm 1997 lên 4 tỷ USD vào năm 2002 nhưng tỷ trọng của cả nhóm trong tổng
kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 30,7% xuống 24% trong cùng kỳ, trong đó
kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ đạt 1,97 tỷ USD, hầu như không tăng trong
suốt thời kỳ 1997 - 2002. Điều này cho thấy xuất khẩu nông sản, nhìn chung,
đã gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu, một số mặt hàng hiệu quả xuất
khẩu không cao như trước. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về giá trị tuyệt đối của
nhóm hàng nông sản, thuỷ sản vẫn cho thấy vai trò quan trọng của nhóm này
đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Trong điều kiện đó, định hướng chung đối với nhóm hàng nông, thuỷ sản
trong thời kỳ 2003 - 2005 là phát triển đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng
và giá trị gia tăng của sản phẩm. Một số định hướng chính đối với xuất khẩu
nông sản là:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với định
hướng thị trường. Đối với những mặt hàng mà thị trường đã tương đối bão
hoà như cà phê Robusta, hạt tiêu thì cần kiên quyết giới hạn diện tích ở mức
thích hợp; ngược lại, đối với những mặt hàng còn tiềm năng về thị trường như
rau quả chế biến thì phải nhanh chóng nghiên cứu kỹ thị trường, trên cơ sở đó
hình thành những vùng sản xuất tập trung để cung ứng đủ nguyên liệu cho
chế biến xuất khẩu. Việc chuyển dịch cơ cấu cần chú ý đến yếu tố đảm bảo
môi trường sinh thái.
Thứ hai, nâng cao chất lượng hàng hoá ở cả khâu sản xuất và chế biến nông
sản để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, cầu nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng
của sản phẩm thông qua đầu tư vào giống, thuỷ lợi, công tác khuyến nông và đặc
biệt và đầu tư vào công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện mở rộng và đa dạng hoá thị trường, đặc biệt là
đối với những mặt hàng mà xuất khẩu còn lệ thuộc lớn vào một số thị trường
1
1
hay một số khu vực thị trường như chè, rau quả, cao su. Bộ Thương mại sẽ
tiếp tục tổ chức các đoàn khảo sát để mở thêm thị trường mới cho hàng nông
sản, nhất là gạo (vào Châu Phi và Trung Đông) chè, rau quả chế biến (vào
Hoa Kỳ, Nhật Bản); tăng cường vai trò của mình và tăng cường phối hợp với
các Hiệp hội trong việc nhận viết và ứng phó với các rào cản kỹ thuật mới
xuất hiện.
Thứ tư, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản, phát triển
các công cụ tài chính, tín dụng như bảo hiểm rủi ro không thanh toán, chiết
khấu chứng từ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới;
giảm nhanh các chi phí dịch vụ đầu vào cho xuất khẩu để giảm giá thành.
Thứ năm, hình thành cơ chế, chính sách đồng bộ để thực hiện chủ trương
bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các mối liên kết giữa người sản xuất và
người tiêu dùng để nâng cao hiệu xuất khẩu.
Thứ sáu, nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng, đảm bảo có sự
liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu vì mục đích nâng cao hiệu
quả xuất khẩu.
Trên cơ sở những định hướng chung về phát triển xuất khẩu nông sản,
định hướng cụ thể đối với một số mặt hàng chủ lực như sau:
Bảng11: Dự kiến xuất khẩu nông sản của Việt nam vào năm 2010
Mặt hàng
Lượng XK
2002
Trị giá
(triệu USD)
Dự kiến
2010
10/02 (%)
Trị giá
(triệu USD)
Gạo (nghìn tấn) 3.240 726 4000-4500 20-28 >1000
Cà phê (nghìn tấn) 718,5 322 750 5 850
Cao su (nghìn tấn) 448,6 268 750 40 500
Hạt điều (nghìn tấn) 62,235 209 70 12,5 400
Hạt tiêu (nghìn tấn) 76,6 107 100 23 230-250
Chè (nghìn tấn) 73,950 83 150 50,7 200
Rau quả 201 >1200
Tổng cộng 1916 >4400
Nguồn : công văn của Bộ Thương mại số 3936/TM-XNK ngày 14/11/2000 về triển khai
chiến lược phát triẻn xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010
2
2
Nhìn vào bảng trên, mục tiêu xuất khẩu tăng, đặc biệt là các mặt hàng
gạo, cao su, hạt điều, rau quả ; còn mặt hàng cà phê dự kiến tăng nhẹ. Mục
đích của việc hạn chế lượng xuất khẩu là phối hợp với Hiệp hội ngành nông
sản thế giới điều tiết cung cầu trên thị trường thế giới nhằm tránh sự mất giá
của các mặt hàng nông sản. Việt Nam vẫn chú trọng vào các thị trường truyền
thống, đồng thời, nỗ lực tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tại thị
trường Mỹ, EU,... do sản xuất nông nghiệp phải chịu những hạn chế mang
tính cơ cấu và do thời tiết nên theo dự thảo Chiến lược chung, tốc độ tăng
trưởng của nhóm này sẽ chỉ ở mức 4%/năm trong toàn kỳ 2001-2010.
1.2 Mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản cụ thể vào thị trường EU 2005.
Trong những năm tới, mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
vào EU sẽ như sau: giữ vững thị phần của mặt hàng cà phê, đồng thời tăng thị
phần của mặt hàng gạo, cao su, đặc biệt là thị phần mặt hàng rau quả. Mở
rộng thị trường cũng là mục tiêu quan trọng. Bên cạnh chú trọng các thị
trường hiện tại là Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, hàng nông sản Việt Nam cũng cần
hướng vào các thị trường tiềm năng khác như Bỉ, Italia, Thụy Điển, Thụy Sĩ
và các thị trường tương lai là Bungari, Hungari,… Phát triển các mặt hàng đa
dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại,… Trên cơ sở đó thì mục tiêu cụ
thể là:
Bảng 12: Mục tiêu xuất khẩu một số hàng nông sản chính vào thị trường
EU
Năm
Các mặt hàng
2002 Dự kiến 2005
Gạo (nghìn tấn) 180 300
Cà phê (nghìn tấn) 360 310
Cao su (nghìn tấn) 56 60
Rau quả (triệu USD) 13,065 17
Nguồn: Một số vấn đề định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu năm 2003 - Bộ
Thương mại.
Bảng trên cho thấy, mục tiêu xuất khẩu vào EU đều tăng về sản lượng,
chỉ trừ sản lượng xuất khẩu cà phê là giảm từ 360 nghìn tấn xuống 310 nghìn
tấn. Mục tiêu giảm sản lượng cà phê xuấtý sang EU xuất phát từ thực tế là do
3
3
nguồn hàng giảm dẫn đến tổng sản lượng dự kiến xuất ra thị trường thế giới
giảm từ 718,5 nghìn tấn xuống 600 nghìn tấn. Tuy nhiên, điều này không nói
lên rằng thị trường EU kém quan trọng hơn mà cà phê xuất sang EU vẫn sẽ
chiếm tỷ trọng 51,6% tổng sản lượng xuất khẩu dự kiến là 600 nghìn tấn, sẽ
tăng 1,6% so với năm 2002. Tương tự, tỷ trọng các mặt hàng xuất sang EU
tăng 3,9% đối với cao su và 0,9% đối với rau quả (bảng 11 - 12).
Việc tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trên nhằm
mục đích tăng thị phần hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU vì thị
phần lớn hơn chứng tỏ sức cạnh tranh cửa hàng nông sản Việt Nam cao hơn.
Giá cả được giữ ở mức ổn định cũng là một mục tiêu quan trọng vì giá cả
các mặt hàng nông sản Việt Nam phụ thuộc vào giá cả thế giới, nghĩa là Việt
Nam không thể chủ động trong việc định giá. Một bài học đó là sự rớt giá của
của cao su năm 2001 đã khiến cho sản xuất cao su Việt Nam điêu đứng.
Như vậy, để đạt được mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản nói chung và
mục tiêu xuất khẩu cụ thể sang EU, Việt Nam cần đề ra và thực hiện các giải
pháp về tổ chức sản xuất trong nước, giải pháp về chế biến, bảo quản. v.v…
2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng
nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.
2.1 Nhóm các giải pháp chung
2.1.1 Giải pháp về tổ chức sản xuất trong nước.
Nguyên nhân có tính bao trùm cản trả khả năng xuất khẩu hàng nông sản là
do chất lượng sản phẩm không cao, không ổn định, không đồng đều, khối
lượng phân tán, nhỏ bé, mẫu mã không hấp dẫn,… Nguyên nhân này mang
tính chủ quan, gắn liền với khâu tổ chức sản xuất trong nước. Do đó, giải
pháp về tổ chức sản xuất trong nước là giải pháp có tính chiến lược lâu dài.
Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tạo vùng nguyên liệu có
chất lượng cao gắn với hệ thống tiêu thụ phục vụ chế biến và xuất khẩu.
Xác định và qui hoạch đầu tư một cách đồng bộ các vùng sản xuất chuyên
canh cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Vùng lúa gạo chất
lượng cao cho xuất khẩu với khoảng 1,0 triệu ha ở ĐBSCL và khoảng
300.000 ở ĐBSH, dự kiến hàng năm làm ra 70% gạo xuất khẩu có chất lượng
4
4
cao. Vùng cà phê thâm canh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ khoảng
700.000 ha; vùng cao su Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ khoảng
300.000 ha; vùng chè miền núi phía Bắc khoảng 100.000 ha; vùng điều tập
trung thâm canh ở Duyên Hải miền trung, Đông Nam Bộ với diện tích khoảng
300.000 ha
Nâng cao đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tập trung
cho công tác lai tạo giống, tạo ra những giống có năng suất chất lượng
cao.
Đối với lúa, hiện nay đã đưa vào sản xuất trên 100 giống mới khác nhau
và được gieo trồng 80 - 90% diện tích gieo trồng lúa cả nước, đã góp phần
đáng kể làm tăng sản lượng lương thực. Việc lựa chọn cơ cấu thích nghi trên
các vùng sinh thái là cần thiết, song do nhu cầu gạo trên thế giới là hạt dài nên
cần tăng cường công tác nghiên cứu về giống để có giống đáp ứng xuất khẩu
theo tiêu chuẩn này để nâng sức canh tranh về gạo Việt Nam trên thế giới nói
chung và thị trường EU nói riêng.
Đối với cà phê, do chất lượng hiện nay không đồng đều, cần thực hiện
chương trình lai ghép, cải tạo rộng lớn trong sản xuất, thay thế cơ bản diện
tích số cây cho năng suất thấp, quá nhỏ và bị bệnh gỉ sắt bằng cây dầu dòng
được đánh giá tốt. Đặc biệt do nhu cầu nhập khẩu cà phê Arabica của EU tăng
trong khi cà phê Robusta ngày càng không được EU ưa chuộng nữa, Việt
Nam cần nghiên cứu để sớm mở rộng diện tích trồng cà phê Arabica đáp ứng
nhu cầu của EU.
Tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu, chuẩn bị chu đáo cho xuất khẩu.
Trong khâu thu mua, doanh nghiệp cần phải thực hiện giám định chất
lượng sản phẩm một cách nghiêm túc vì đây là yếu tố quyết định đến chất
lượng nông sản xuất khẩu. Kết thúc khâu thu mua doanh nghiệp phải đặc biệt
chú trọng bảo quản vì hàng nông sản là loại hàng dễ bị xuống cấp.
Để thực hiện giải pháp này, hiện nay Việt Nam đang thực hiện mô hình liên
kết 4 nhà là Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà nông và Nhà kinh doanh trong sản
xuất và kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. Nhà nông là người làm ra sản phẩm,
song để nâng cao số lượng, chất lượng, chủng loại các sản phẩm thì phải dựa vào
các Nhà khoa học. Làm ra nhiều, chất lượng cao, song chỉ cung ứng trong phạm
vi làng xã cũng khó trở thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, mà phải có
5
5
sự hỗ trợ tiêu thụ ra phạm vi toàn cầu của các doanh nghiệp thương mại. Nhà
nước ở đây vừa có vai trò tạo ra cơ chế, tạo pháp lý và tháo gỡ trở ngại đặt ra của
Nhà nông trong quá trình sản xuất, đồng thời là trọng tài giám sát việc thực thi
trách nhiệm của Nhà khoa học, Nhà kinh doanh và người dân. Phấn đấu để mọi
nông sản xuất khẩu phải có sự hội đủ trách nhiệm của 3 Nhà. Trong tương lai,
mô hình này nên tiếp tục được phát huy.
2.1.2 Giải pháp về chế biến và bảo quản nông sản
Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến và bảo quản để hàng hoá phù hợp với
tiêu chuẩn chất lượng EU.
Để nâng cao sức cạnh tranh, cần thiết phải tạo lập chương trình "Hỗ trợ
đổi mới công nghệ trong nông nghiệp nói chung, đối với những mặt hàng
nông sản xuất khẩu nói riêng". Tập trung chủ yếu vào khâu thu hoạch, bảo
quản, chế biến với những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đẩy mạnh chế biến và
tinh chế nông sản. Trước hết, nâng cấp các nhà máy hiện có, trong đó những
nhà máy quá lạc hậu thì nên rà xét lại để có hướng xử lý trên cơ sở lấy hiệu
quả làm mục tiêu. Đồng thời xây dựng một số nhà máy mới tại vùng nguyên
liệu, áp dụng đồng bộ công nghệ tiên tiến và đa dạng hoá sản phẩm chế biến.
Trên cơ sở nắm bắt yêu cầu của thị trường EU, xây dựng chương trình hỗ trợ
đổi mới công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thị trường này về chất lượng, tiêu
chuẩn vệ sinh công nghiệp cũng như vệ sinh thực phẩm.
Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu.
Lâu nay chúng ta thường nhập khẩu máy móc thiết bị chế biến hàng nông
sản chủ yếu của Châu Á, giá rẻ nhưng chất lượng không cao. Trong khi quan
hệ với EU có nhiều cơ hội có thể tận dụng được vì EU cũng là trung tâm của
những máy móc công nghệ nói chung và máy móc, công nghệ chế biến, bảo
quản hàng nông sản nói riêng. Trong buôn bán Việt Nam EU chúng ta đã
xuất siêu khá lớn. Nếu chúng ta tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ
EU sẽ làm cân bằng cán cân thanh toán và bớt đi những lý do khiến EU cản
trở hàng nông sản xuất khẩu của ta. Chẳng hạn, EU hay lấy chất lượng hàng
nông sản, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật đóng
gói, bao bì,... để làm rào chắn không cho hàng nông sản của Việt Nam vào thị
trường này. Đồng thời việc nhập khẩu công nghệ hiện đại phục vụ đắc lực cho
sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu đáp ứng được những tiêu chuẩn
6
6
về chất lượng của EU, từ đó tăng hiệu quả xuất khẩu vào thị trường khó tính
này. Đây là một biện pháp hữu hiệu hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông
sản sang EU.
Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ nghiên cứu về công nghệ chế
biến và bảo quản, khuyến khích phát minh, sáng chế công nghệ chế biến,
bảo quản hàng nông sản phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam.
Khuyến khích việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
là vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và tăng giá trị hàng hóa
xuất khẩu. Chẳng hạn, tháng 5/2003, một sáng kiến về nước ôzôn nhằm kéo
dài thời gian bảo quản mận đã làm cho giá mận tăng từ 500đ/1kg lên
15USD/1kg (Khoảng 200.000 đồng Việt Nam) khi sản phẩm này vào được thị
trường Mỹ. Một ví dụ nhỏ như vậy thôi cũng phần nào chứng minh được vai
trò to lớn của việc đào tạo, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến
vào tình hình thực tế.
2.1.3 Giải pháp về thị trường
Mở rộng thị trường EU.
Với 377 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội đạt 9,785 tỷ USD năm 2000
EU thuộc nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Do vậy, việc tiếp tục mở
rộng khai thác và tăng thị phần ở thị trường các nước EU mở rộng sang phía
Đông Âu vào năm 2005 thì Việt Nam sẽ tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường
Ba Lan, Séc, Hungary, Bungary… những thị trường này hiện nay Việt Nam
cũng đã thâm nhập theo đánh giá thì đây là thị trường lớn, nhu cầu số lượng
cao nhưng chất lượng thì không cần cao bằng thị trường EU. Tuy nhiên, khi
những nước này gia nhập EU thì đương nhiên tiêu chuẩn hàng nông sản Việt
Nam nhập vào những nước này cũng phải tuân theo tiêu chuẩn của EU. Do
đó, việc giữ vững và nâng cao thị phần ở những quốc gia thành viên tương lai
của EU là rất khó khăn đối với Việt Nam.
Tăng cường tiếp cận, phân tích thông tin về thị trường.
Việc thu nhập và xử lý thông tin có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp của ta rơi
vào tình trạng vừa thừa, vừa thiếu thông tin. Đặc biệt là thông tin chiều sâu về
7
7
thị trường EU. Nhiều khi thiếu thông tin về nhu cầu của các doanh nghiệp EU
khiến các doanh nghiệp Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội. Hay kể cả khi các
doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng sang EU mà thiếu thông tin về hàng rào
phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch,… vẫn bị thất bại. Hiện nay,
các doanh nghiệp có thể tiếp cận tin tức thị trường nhiều nguồn khác nhau
(Từ các cơ quan chủ quản trong nước, đại diện ở nước ngoài, các địa chỉ trên
Internet) cho nên phải phân tích và xử lý, nhận định thông tin chính xác, tránh
dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại,
trong đó quan trọng nhất là nhanh chóng thành lập các trung tâm
thương mại tại thị trường EU.
Xúc tiến thương mại, xét cho cùng đó là bán đúng thời điểm, đúng đối
tượng và đúng giá để hạn chế thua thiệt và đạt mức lợi nhuận cao nhất. Để đạt
được mục tiêu này, cần có sự phối hợp các tổ chức chuyên lo buôn bán nông
sản ở cả trong nước và nước ngoài. Về phía trong nước, tổ chức này cần phải
nắm bắt đầy đủ, chính xác nguồn hàng, lượng hàng, chủng loại, giá thành
từng mặt hàng nông sản,.. sẵn sàng đáp ứng ngay nhu cầu tìm hiểu của các tổ
chức thương mại quốc tế nói chung và tổ chức thương mại của EU nói riêng.
Tại các nước EU, mô hình trung tâm thương mại tỏ ra rất hiệu quả. Nhiệm vụ
của Trung tâm là nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu về chủng loại, thị hiếu,
số lượng, chất lượng các mặt hàng nông sản tại địa bàn đó và thường xuyên
cung cấp thông tin về cho đất nước, tổ chức hội nghị, các cuộc tiếp xúc giữa
doanh nghiệp Việt Nam và đối tác EU để tìm hiểu lẫn nhau, tổ chức liên kết
doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển công nghệ chế biến, đóng gói,
bao bì, tư vấn, môi giới và tìm kiếm khách hàng cho các doanh nghiệp Việt
Nam, tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam về marketing xuất khẩu, và khi
điều kiện cho phép thì tổ chức hội chợ triển lãm nhằm trưng bày, giới thiệu,
quảng bá cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Làm được tốt những
nhiệm vụ trên, trung tâm thương mại sẽ đóng góp rất lớn vào việc xuất khẩu
hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU.
* Tổ chức các tập đoàn kinh tế, các liên kết kinh tế bao gồm các doanh
nghiệp ở các khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu và hệ thống phân phối sản
phẩm.
8
8
Tổ chức các tập đoàn kinh tế theo mô hình gồm nhiều công ty con, mỗi
Công ty con chịu trách nhiệm về 1 khâu, ví dụ: Khâu sản xuất, khâu chế biến,
khâu xuất khẩu, khâu nhập khẩu, khâu phân phối tại thị trường EU. Hoặc
thành lập các liên kết kinh tế bao gồm các doanh nghiệp hoạt động độc lập
với nhau nhưng hợp tác với nhau, mỗi doanh nghiệp cũng đảm nhận về một
khâu . Các tập đoàn kinh tế, liên kết kinh tế hoạt động theo một chu trình
khép kín, bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau.
2.2 Các giải pháp cụ thể cho từng mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị
trường EU
2.2.1 Mặt hàng gạo:
Từ những điểm mạnh điểm yếu của gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái
Lan phân tích ở chương II, có thể rút ra một số giải pháp nhằm tăng sức cạnh
tranh của gạo Việt Nam so với gạo Thái Lan. Đồng thời tạo ưu thế riêng cho
gạo xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU:
- Khắc phục những hạn chế như chi phí tại cảng, lượng gạo tổn thất, thuế xuất
khẩu, … để kéo giá thành gạo xuống thấp hơn.
- Tăng chi phí trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản để tăng chất lượng,
đảm bảo gạo tấm 5-10% của Việt Nam đuổi kịp chất lượng gạo tấm 5-10% của
Thái Lan.
- Vì thị trường EU coi trọng chữ tín nên Việt Nam cần bảo đảm giao hàng theo
đúng hợp đồng với phía EU. Đồng thời, cần dần dần xây dựng thương hiệu cho
gạo Việt Nam để mặt hàng này tồn tại trong tâm chí người tiêu dùng EU
2.2.2 Mặt hàng cà phê:
Hiện nay, cà phê Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao ở
thị trường EU với thị phần 45%. Tuy nhiên, cần thực hiện một số giải pháp để
khắc phục một số hạn chế còn tồn tại:
- Điều đáng lưu ý hiện nay là sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào EU rất
lớn. Vì vậy, một mặt Việt Nam phải cạnh tranh với Brazin, mặt khác hợp tác
với Brazin trong việc điều chỉnh sản lượng cà phê xuất khẩu vào EU để tranh
tình trạng rớt giá như năm 2001 nếu hai nước này cung quá nhiều so với cầu.
Về lâu dài sẽ phá hoại mọi nỗ lực làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này vào EU.
9
9
- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, tăng sản lượng cà phê hòa tan và cà phê rang
xay để tăng kim ngạch cà phê xuất khẩu vào EU. Đồng thời đáp ứng sự thay
đổi về thị hiếu của người tiêu dùng EU, chuyển từ dùng cà phê Robusta sang
cà phê Arabica, ngành cà phê Việt Nam nên tập trung ưu tiên cho sản xuất cà
phê Arabica.
2.2.3 Mặt hàng cao su:
Hiện nay, lượng hàng cao su Việt Nam xuất khẩu sang EU không lớn,
nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu cao su loại
RS mà thị trường này cần. Vì vậy, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Giảm xuất khẩu mủ cao su chưa qua sơ chế, tập trung sản xuất loại cao su RS
với chất lượng tốt để cạnh tranh được với cao su cùng loại của Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, …
- Nhanh chóng gia nhập Tổ chức kiểm soát giá cả và cao su thiên nhiên
(ITRCo). Tổ chức này nắm khoảng 90% sản lượng cao su tự nhiên thế giới
cho nên khả năng xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ cao hơn khi Việt Nam trở
thành thành viên.
2.2.4 Mặt hàng rau quả:
Đây là mặt hàng Việt Nam lập ra mục tiêu xuất sang EU cao nhất do rau
quả nhiệt đới ngày càng được thị trường EU ưa chuộng hơn. Vì vậy:
- Việt Nam phải tập trung sản xuất và xuất khẩu rau, hoa quả tươi mà thị
trường EU có xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều hơn như: dứa, vải, đu
đủ...
- Xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng vệ sinh rau quả nghiêm ngặt nhằm
đáp ứng tiêu chuẩn của EU. Học tập Thái Lan trong việc đề nghị Tổ chức
Nông Lương (FAO) giúp đỡ Việt Nam về kỹ thuật nâng cao chất lượng rau
quả và lập chương trình kiểm soát chất lượng rau quả đạt tiêu chuẩn của WTO
để được thị trường EU chấp nhận.
2.2.5 Mặt hàng chè:
Chè xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU mới chiếm 1,5% lượng
chè EU nhập khẩu. Trước tình hình trên, các chuyên gia cho rằng, để chè Việt
Nam tiếp cận thị trường EU cần phải thực hiện các giải pháp sau:
10
10