Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

tuyển chọn 25 đề thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8 có đáp án và thang điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 106 trang )

TUYỂN CHỌN 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN LỊCH SỬ 8
(có đáp án và thang điểm)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19/5/2016


PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8

Năm học: 2012-2013
Môn: Lịch sử 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề thi này gồm 01 trang

I. LÞch sö thÕ giíi (3,5 điểm):

Câu 1. (1 điểm)
Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại nổ ra đầu tiên ở Mĩ?
Câu 2. (2,5 điểm).
Nguyên nhân, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
Điểm giống và khác nhau trong nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế
giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai?
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (6,5 điểm).

Câu 3. (2,5 điểm).
Pháp có âm mưu gì khi mở cuộc tấn công Đà Nẵng năm 1858?


Chúng đã thất bại như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch “Đánh
nhanh thắng nhanh”?
Câu 4. (2,5 điểm).
Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời
trong hoàn cảnh nào? Nêu những nội dung chính của các đề nghị cải
cách đó. Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của
các đề nghị cải cách?
Câu 5. (1,5 điểm).
Những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu trong phong trào
Đông du (1905-1909)?

----------------HẾT----------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh...................................................................SBD:..................


PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

KÌ THI GIAO LƯU HSG LỚP 6, 7, 8
NĂM HỌC 2012-2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: Lịch sử.
(HDC này gồm 03 trang)

Câu 1: ( 1 điểm)
Nội dung trình bày
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là một cuộc khủng hoảng thừa
.Nước Mĩ là nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất trong thời kì
này nên khủng hoảng nổ ra đầu tiên
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là một cuộc khủng
hoảng cơ cấu của chủ nghĩa tư bản . Nước Mĩ là nước tư bản chủ nghĩa đi đầu
trong quá trình công nghiệp hóa nên khủng hoảng cũng bắt đầu từ đây

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là một cuộc khủng
hoảng của hệ thống chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Nước Mĩ là nước có sự liên
kết toàn cầu cao nhất nên khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mĩ
Câu 2: ( 2.5 điểm)
Nội dung trình bày
* Nguyên nhân (1 điểm):
- Do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị giữa các nước đế quốc
làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Mâu thuẫn mới về
quyền lợi, về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tiếp tục nảy sinh
sau chiến tranh thế giới một, dẫn đến chiến tranh bùng nổ giữa các nước đế
quốc nhằm phân chia lại thế giới.

Điểm
0.5

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) làm cho những mâu thuẫn
trên thêm sâu sắc, dẫn đến việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức,
Italia, Nhật, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.

0,5

- Giữa các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau: khối Anh-Pháp-Mĩ
và khối phát xít Đức-Italia-Nhật. Hai khối đế quốc này mâu thuẫn gay gắt với
nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Lxô là kẻ thù cần phải tiêu diệt.
- Chính sách thoả hiệp, nhượng bộ của các nước Anh-Pháp-Mĩ nhằm làm cho
khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. đã tạo điều kiện để
phát xít Đức, Italia, Nhật châm ngòi cho chiến tranh thế giới 2 bùng nổ.
* Tính chất (0,5 điểm):
- Trước khi Liên Xô tham chiến: Là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi
nghĩa...

- Sau khi Liên Xô tham chiến: Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ Tổ
quốc, chống phát xít.

0,5

* Điểm giống và khác nhau...(1 điểm):
- Giống: Cả 2 cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước
đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa.
- Khác: Chiến tranh thế giới 2 còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước
đế quốc với Liên Xô - Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

0.25

0.25

Điểm

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25


Câu 3: ( 2.5 điểm)
Nội dung trình bày

+ Hành động của Pháp:
Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà
Nẵng
Sáng 1/9/1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha đã nổ súng tấn công Đà Nẵng,
rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà
Âm mưu của Pháp khi chọn Đà Nẵng:
+Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng,lại nằm
trên đường thiên lí Bắc –Nam .Hậu phương Đà Nẵng là vùng Quảng NamQuảng Ngãi có thể lợi dụng để thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến
tranh”
+ Đà +Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, qua đèo Hải Vân.Tại đây có nhiều
người theo đạo Thiên chúa và một số gián điệp đội nốt thầy tu hoạt động từ
trước
+Sau +Khi chiếm xong Đà Nẵng,Pháp sẽ đánh thẳng ra Huế, buộc triều đình đầu
hàng
Sự thất bại của Pháp :
Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam.
Ông huy động quân dân đắp lũy ngăn không cho giặc tiến sâu vào nội địa
Nhân dân được lệnh làm “vườn không nhà trống”, gây cho pháp nhiều khó
khăn.
Suốt 5 tháng liền, quân Pháp bị giam chân tại chỗ, lực lượng hao mòn dần,
thuốc men, thực phẩm thiếu thốn do tiếp tế khó khăn=>Pháp thất bại trong âm
mưu “đánh nhanh thắng nhanh” và buộc phải thay đổi kế hoạch kéo quân vào
Gia Định
Câu 4: (2,5 điểm)
Nội dung trình bày
* Hoàn cảnh (0,75 điểm):
- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh
xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế
vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến
cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: nông
nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời
ssống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng
gay gắt, phong trào khởi nghĩa nông dân, binh lính bùng nổ ở nhiều nơi càng
đẩy đất nước vào tình trạng rối ren.
- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng
yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với
cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước
thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội
trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến.

Điểm
0.25

0.5

0.25

0.25
0.5

0.25
0.5

Điểm
0,25

0,25

0,25



* Nội dung (0,75 điểm):
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam
Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát
triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung
để thông thương với bên ngoài.

0,25

- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề
cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công,
thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo
dục...
- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách”
lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất
nước.
* Nhận xét...(1 điểm):
- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ
XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị,
ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề
nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của
nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại
triều đình.
- Hạn chế: Tuy nhiên, các đề nghị cải cách mang tính chất rời rạc, lẻ tẻ, chưa
xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ
bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và
giữa nông dân với địa chủ phong kiến.


0,25

- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi và từ
chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực
hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã
hội luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
- Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang
lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc,
phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp
phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu
thế kỉ XX.
Câu 5: (1.5 điểm)
Nội dung trình bày
Phan Bội Châu là sĩ phu đất Nghệ An và là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong
trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX
Trong số những người yêu nước đón nhận con đường cứu nước dân chủ tư
sản, có một số người muốn dựa vào Nhật Bản. Nhật Bản được xem là nước
cùng màu da, cùng văn hóa Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã
giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905) nên có thể nhờ cậy được
Năm 1904, Phan Bội Châu đã lập ra Hội Duy tân với mục đích của Hội là lập
ra một nước Việt Nam độc lập
Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh
Pháp. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này.
Hội Duy tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông du
Lúc đầu phong trào Đông du hoạt động thuận lợi, số học sinh sang Nhật có

0,25

0,25


0,25

0,25

0,25

Điểm
0.25
0.25

0.25
0.25

0.25


lúc lên tới 200 người .Đến tháng 9-1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật và
yêu cầu nhà cầm quyền nước này trục xuất những người yêu nước Việt Nam.
Tháng 3-1909, Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản. Phong trào Đông du
0.25
tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
Giám khảo chú ý:
- HDC chỉ là một cách giải. HS có thể giải theo cách khác, giám khảo căn
cứ vào bài làm cụ thể của HS để cho điểm.
- Điểm các phần, các câu không làm tròn. Điểm toàn là tổng điểm của các
câu thành phần.


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT YÊN


ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN THI: Lịch sử 8
Ngày thi: 12/04/2014

Thời gian làm bài:120 phút

Câu 1: (3 điểm).
Tại sao nói: Thời kỳ chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh là thời kỳ
phát triển tới đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII?
Câu 2: (4 điểm).
Em hãy cho biết nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907.
Câu 3: (3 điểm).
Em hãy trình bày và phân tích vai trò của Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Xô Viết trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Câu 4: (6 điểm).
Có ý kiến cho rằng: “Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân tới xâm lược Việt
Nam, chúng đã vấp phải một tinh thần chiến đấu vô cùng oanh liệt, sôi nổi và rộng
khắp cả nước của nhân dân ta. Mặc cho triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn,
từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chiến đấu
bằng mọi thứ vũ khí sẵn có, góp phần làm giảm bước tiến của chúng và làm chậm lại
quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam”.
Bằng những hiểu biết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1884, em hãy làm
sáng rõ nhận định trên.
Câu 5: (4 điểm).
Tháng 3 năm 2014, tỉnh Bắc Giang đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm
cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt đã diễn ra trên quê hương chúng ta. Em hãy cho
biết đó là lễ kỷ niệm của cuộc khởi nghĩa nào? Hãy trình bày diễn biến và ý nghĩa

lịch sử của cuộc khởi nghĩa đó.

_________________________________

Họ và tên: …………………………………………
Số báo danh:……………………………………….


PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN

ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN THI: Lịch sử 8
Ngày thi: 12/04/2014

Thời gian làm bài:120 phút

Thời kỳ chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh là thời kỳ
3
phát triển tới đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ điểm
XVIII
- Ngày 2/6/1793, sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, chính quyền thuộc
về phái Gia-cô-banh do luật sư trẻ tuổi Rô-be-xpi-e lãnh đạo. Trước 0.5đ
những khó khăn thử thách, ngoại xâm nội phản, phái Gia-cô-banh đã
đưa ra những biện pháp kịp thời và những chính sách tiến bộ:
- Về chính trị: Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp
kiên quyết để trấn áp và trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết nhu 0.5đ
cầu của nhân dân, thiết lập nền dân chủ cách mạng.
- Về kinh tế: Đã giải quyết và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân:
chia ruộng đất cho nhân dân, trưng thu lúa mỳ, quy định giá bán các 0.5đ

mặt hàng thiết yếu cho dân nghèo, quy định mức lương tối đa cho công
Câu nhân..
1 - Về quân sự: Chính quyền cách mạng thông qua sắc lệnh tổng động
viên quân đội huy động sức mạnh của nhân dân chống thù trong giặc 0.5đ
ngoài.
Ngày 26/6/1794 Liên minh chống Pháp bị đánh bại và tan rã. Các cuộc
nổi loạn trong nước bị dập tắt.
- Nhận xét: Như vậy có thể thấy đây là những biện pháp tiến bộ đem
lại quyền lợi cơ bản cho nhân dân, vì thế có tác dụng động viên quần
chúng, tập hợp đông đảo quần chúng, khơi dậy và phát huy tinh thần 1đ
cách mạng, sức mạnh của quần chúng trong việc chống ngoại xâm, nội
phản. Bài học về tập hợp quần chúng…
Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 –
1907.
Nguyên nhân: Đầu thế kỷ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng.
- Kinh tế: Nhiều nhà máy bị đóng cửa, số công nhân thất nghiệp tăng,
tiền lương giảm sút, điều kiện sống tồi tệ…
- Chính trị: Nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng. Nga
hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản(1904-1905)
để tranh giành thuộc địa.
- Xã hội: Nhiều cuộc bãi công nổ ra với các khẩu hiệu...
Diễn biến: - Ngày chủ nhật 9/1/1905. 14 vạn công nhân Pê-tec-bua và
gia đình không mang theo vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông
Câu
đưa bản yêu sách lên nhà vua. Nga hoàng ra lệnh nổ súng vào đoàn
2
biểu tình….Xung đột đổ máu giữa công nhân với cảnh sát Nga hoàng
diễn ra trên khắp các đường phố.


4
điểm
0.5đ

0.25đ
0.25đ

0.5đ


- Tháng 5/1905 nông dân nhiều vùng nổi dậy tấn công bọn địa chủ, lấy
của nhà giàu chia cho người nghèo.
- Tháng 6/1905 thảy thủ Pê-tem-kin khởi nghĩa. Các đơn vị hải quân,
lục quân cũng nổi dậy.
- Tháng 12/1905 phong trào phát triển tới đỉnh cao với cuộc khởi nghĩa
vũ trang ở Mát-xcơ-va.
Phong trào kéo dài đến giữa năm 1907 thì kết thúc.
Ý nghĩa: - Đối với nước Nga: Đã giáng một đòn nặng nề vào nền
thống trị của địa chủ và tư sản. Làm suy yếu chế độ Nga hoàng, là
cuộc tổng diễn tập…..
- Đối với thế giới: Có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh của các
dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

0.25đ

Vai trò của Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô
Viết trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
-Trước khi chiến tranh nổ ra: Chủ trương của nhà nước Liên Xô là kiên
quyết chống chiến tranh, chống phát xít.
- Trong chiến tranh: Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực

lượng củ chốt góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh
chống chủ nghĩa phát xít.
+ Chiến thắng Mát-xcơ-va(12/1941) đã đánh bại chiến lược “chiến
tranh chớp nhoáng” của Đức, là thất bại đầu tiên của quân Đức, làm
nội bộ quân Đức Quốc xã hoang mang và cổ vũ nhân dân thế giới….
+ Nhờ những cố gắng của Liên Xô, 1/1942 Mặt trận đồng minh chống
phát xít được thành lập, có tác dụng đoàn kết các lực lượng trên thế
giới đấu tranh….
+ Chiến thắng Xta-lin-grat (2/2/1943) của Hồng quân tạo nên bước
xoay chuyển cục diện của chiến tranh. Phe phát xít phải chuyển từ thế
Câu tiến công sang thế phòng ngự…
3 + Cuối 1944 đầu 1945 trên đường truy quét phát xít Đức về sào huyệt
Béc-lin, Hồng quân đã giúp đờ một loạt các nước Đông Âu giải
phóng….
+ Chiến thắng Béc-lin (4/1945) của Hồng quân Liên Xô chính thức
đánh gục phát xít Đức buộc chúng phải ký văn kiện đầu hàng không
điều kiện (5/1945)….
+Ở châu Á: Hồng quân đánh bại hơn 1 triệu quân Quan Đông của Nhật
buộc phát xít Nhật ở châu Á đầu hàng (15/8/1945)…
- Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi hoàn toàn tính chất của
chiến tranh: Từ chiến tranh đế quốc, phản động, phi nghĩa sang cuộc
chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng của về Liên Xô và các
lực lượng dân chủ hòa bình thế giới.

3
điểm
0.25đ

0.25đ
0.5đ

0.5 đ
0.75đ
0.25đ

0.5đ

0.25đ

0.25đ

0.5đ

0.25đ

0.25đ
0.25đ

0.5đ


Chứng minh nhận định về tinh thần kháng chiến của nhân dân ta
từ khi Pháp nổ súng xâm lược đến năm 1884.
Yêu cầu: Đây là câu hỏi chứng minh tổng hợp, yêu cầu học
sinh phải đưa ra được các dẫn chứng cụ thể kết hợp với những lý lẽ
có sức thuyết phục giám khảo mới cho điểm tối đa.
- Học sinh mở bài dực vào đoạn trích dẫn….
-Ngày 1/9/1858 Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. Ngay từ
đầu, chúng đã vấp phải tinh thần chiến đấu….
- Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều
đình dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương chống giặc. Kế hoạch

xâm lược ban đầu của Pháp bị thất bại….
- Tại Gia Định: 2/1859 Pháp đánh Gia Định, phong trào kháng chiến
của nhân dân ta càng sôi nổi.
Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, Khởi nghĩa Trương Định….
- Sau khi hèn nhát ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) triều đình Huế
ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta. Lợi dụng sự
bạc nhược đó, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Tây Nam Kỳ (20-24/6/1867).
Nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ đã nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp.
Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi.
+ Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây
Ninh, Bến Tre… với nhiều lãnh tụ nổi tiếng: Trương Quyền, Phan
Tôn, Phan Liêm…
Câu + Một số người dùng văn thơ chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân
4 Nghiệp…Một số người bị đưa ra hành hình vẫn nêu cao chí khí kiên
cường. Đặc biệt câu nói nổi tiếng của Nguyên Trung Trực: “ Bao
giờ….đánh tây”.
- Từ 1867 đến 1875 hàng loạt cuộc khởi nghĩa tiếp tục nổ ra ở Nam
Kỳ.
- Tại Bắc Kỳ: 11/1873 Pháp nổ súng đánh Bắc Kỳ lần 1. Nhân dân ta
đã anh dũng kháng chiến.
+ Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối địch, đốt kho đạn, chặn đánh
địch….
+ Tại các địa phương: Đi tới đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của
nhân dân ta.
+ Ngày 21/12/1873 chiến thắng Cầu Giấy lần 1.
Tháng 4/1882 Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ 2. Nhân dân đánh giặc bằng
mợi thứ vũ khí: tự đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn giặc, đào hào,
đắp lũy
+ Tại các địa phương: Nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè, làm hầm
chông, cạm bẫy…

+ 19/5/1883 Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2.
- Mặc dù triều đình ký liên tiếp 2 bản Hiệp ước đầu hàng thực dân
Pháp nhưng nhân dân cả nước vẫn kiên quyết đứng lên chiến đấu.
Học sinh lấy dẫn chứng: Cần Vương, Yên Thế…góp phần làm chậm
lại quá trình bình định và khai thác của Pháp ở Việt Nam
Học sinh rút ra nhận xét, kết luận…..

6
điểm

0.5 đ

0.5đ



0.5đ

0.5đ



0.75đ

0.75đ

0.5đ


Khởi nghĩa Yên Thế

- Học sinh khẳng định đây là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
- Diễn biến: Chia làm 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1884-1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ,
chưa có sự phối hợp thống nhất.Lãnh đạo có uy tín nhất thời kỳ này là
Đề Nắm.
+ Giai đoạn: 1893-1908: Lãnh đạo là Hoàng Hoa Thám (Đề Thám)
Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở. Thời kỳ này nghĩa
quân phải 2 lần hòa hoãn với thực dân Pháp để có thời gian xây dựng
quân đôi, chăm lo sản xuất và tích trữ lương thực…
Trong thời kỳ này, nhiều nhà yêu nước như Phan Bội châu, Phan Châu
Câu Trinh đã tìm lên Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.
5 + Giai đoạn 1909 – 1913:Pháp tập trung lực lượng mở nhiều cuộc bao
vây, hành quân, càn quét, lực lượng nghĩa quan hao mòn dần.
Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại. Khởi nghĩa kết thúc.
- Ý nghĩa: - Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát vô cùng
oanh liệt của nông dân. Ngay cả khi các phong trào khác đã tan rã
nhưng phong trào nông dân Yên Thế vẫn tồn tại bền bỉ và gây cho
Pháp nhiều tổn thất. Cuộc khởi nghĩa góp phần làm chậm lại quá trình
xâm lược của Pháp ở Việt Nam.
- Qua cuộc khởi nghĩa, chứng tỏ tinh thần và khả năng lớn lao của
nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, tinh thần chiến đấu bất
khuất, kiên cường của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm.

4
điểm
0.5đ

0.5đ




0.5đ

0.75đ

0.75đ


PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI: LỊCH SỬ; LỚP: 8 PHỔ THÔNG

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài 120 phút

Đề thi có 01 trang

Câu 1. (4,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử, hãy làm rõ vai trò của nhân dân trong Cách
mạng tư sản Pháp (1789-1794)?
Câu 2. (4,5 điểm)
Nêu những thành tựu nổi bật của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ
XX. Hãy cho biết tác động của những thành tựu đó?
Câu 3. (5,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tại sao kế
hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân Pháp bị thất bại?

Câu 4. (6,5 điểm)
a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ
Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.
b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những
hiệp ước trên?
--------------------------------Hết-------------------------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh................................................ Số báo danh:..................
Giám thị 1 (Họ tên và ký).............................................................................
Giám thị 2 (Họ tên và ký).............................................................................
PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Câu
1

HƯỚNG DẪN CHẤM
chÊm ®Ò thi CHỌN HỌC SINH giái
N¨m häc 2012-2013
M«n: LÞch sö 8
(Gồm 03 trang)

Bằng những sự kiện lịch sử, hãy làm rõ vai trò của nhân dân trong
Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)?
- Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát
triển của cách mạng,...
- Ngày 14/7/1789, quần chúng tấn công chiếm pháo đài-nhà tù Baxti,...mở đầu cho thắng lợi của cách mạng...
- Trước tình hình "Tổ quốc lâm nguy", ngày 10/8/1792, quần chúng


4,0đ
0,5
1,0
1,25


Câu
2

đứng lên lật đổ sự thống trị của phái lập hiến, đồng thời xoá bỏ chế độ
phong kiến...
- Ngày 2/6/1793, nhân dân Pa-ri, dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spie, đã 1,25
khởi nghĩa thắng lợi, lật đổ phái Gi-rông-đanh đưa phái Gia-cô-banh
lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao...
Nêu những thành tựu nổi bật của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa
4,5
đầu thế kỉ XX. Hãy cho biết tác động của những thành tựu đó?
- Bước vào thế kỷ XX, nhân loại đạt được những thành tựu rực rỡ về

khoa học-kỹ thuật...
- Các ngành khoa học cơ bản như Hoá học, Sinh học, các khoa học về
Trái đất...đều đạt được những tiến bộ phi thường...
- Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc
biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã
mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại...
- Các phát minh như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh
với phim có tiếng nói và phim màu...được đưa vào sử dụng...

Câu

3

Câu

0,5

1,0
0,5

1,0

- Tác động tích cực: Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật đã mang lại
cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người...

0,75

- Tác động tiêu cực: Những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để
trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm hoạ cho nhân loại qua hai
cuộc chiến tranh thế giới...

0,75

Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tại
sao kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân
Pháp bị thất bại?

5,0

- Nguyên nhân...
+ Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm

lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét tài nguyên...
+ Việt Nam có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên...

3,0
1,25

+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu...

1,0

- Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân Pháp
bị thất bại, vì...
+ Nhân dân đấu tranh quyết liệt...

2,0

0,75

0,75

+ Thái độ, hành động tích cực phối hợp của nhà Nguyễn với nhân 0,75
dân...
0,5
+ Nguyễn Tri Phương thực hiện kế hoạch lập phòng tuyến...
a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với 6,5 đ


5

chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của

các hiệp ước đó.
Tên Hiệp ước
Nội dung chủ yếu
Hiệp ước Nhâm Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản
Tuất (1862)
của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia
Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở
ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho
Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây
Ban Nha tự do truyền đạo...; bồi thường cho Pháp
288 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh
Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc
1,5
được dân chúng ngừng kháng chiến.
Hiệp ước Giáp Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính
Tuất (1874)
thức thừa nhận sáu tính Nam Kì hoàn toàn thuộc
0,75
Pháp.
Hiệp ước Hác- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ
măng (1883)
của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình
Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì
thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp
nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản
vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông
qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các
tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công
việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an
và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể

cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình
1,5
Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
Hiệp ước Pa-tơ- Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng,
nôt (1884)
chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì
nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong
0,75
kiến bù nhìn.
b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn 2,0
kí những hiệp ước trên?
- Nhân dân ta đã phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các 1,0
hiệp ước đầu hàng, "quyết đánh cả Triều lẫn Tây"...
- Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh 1,0
kháng chiến chống thực dân Pháp...
20,0
Tổng điểm toàn bài


Lu ý khi chm bi:
- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm (không làm tròn số).
- Bài làm thiếu, sai kiến thức và tư tưởng chính trị, vận dụng các kỹ năng, phương pháp
hạn chế thì tuỳ mức độ trừ điểm thích hợp.

- HT -


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
NA HANG
ĐỀ CHÍNH THỨC


THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8

(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang)

Phần I: Lịch sử Việt Nam (12 điểm).
Câu 1: ( 6 điểm)
Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cuối năm 1426 - cuối năm 1427)?
Câu 2: ( 6 điểm)
Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
Phần II: Lịch sử thế giới. (8 điểm)
Câu 1: (4 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ
XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
Câu 2: (4 điểm)
Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít
đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn
Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý
nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 8
Câu 1: ( 6 điểm)
Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cuối năm 1426 - cuối
năm 1427)?
Điểm
Nội dung

- Tháng 10 – 1426 Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo
0,25
vào Đông Quan mở cuộc phản công lớn vào quân chủ lực của
điểm
ta ở Cao Bộ.
- Sáng ngày 7 – 11 – 1426, Vương Thông xuất quân tiến về 0,25
điểm
hướng Cao Bộ.
Trận Tốt Động - - Nắm được ý đồ của vương Thông quân ta đã đặt phục binh ở
Chúc Động (
Tốt Động và Chúc Động, khi quân Minh lọt vào trận địa quân
cuối năm 1426) ta nhất tề xông thẳng vào quân giặc đánh tan tác, dồn chúng
1,25
xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt, 5 vạn quân giặc tử
điểm
thương, 1 vạn tên bị bắt sống, Vương Thông tháo chạy về
Đông Quan, Thượng thư bộ binh Trần Hiệp, cùng các tướng
giặc Lí Lượng, Lí Đằng bị giết tại trận.
- Nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng vây hãm Đông Quan, giải
0,25
phóng nhiều châu, huyện.
- Đầu tháng 10 – 1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia
hai đạo: một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây tiến 0,5
vào theo đường Lạng Sơn, đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy Điểm
từ Vân Nam theo hướng Hà Giang kéo vào nước ta.
- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tiêu diệt viện quân của 0,5
Điểm
giặc không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
- Ngày 8 – 10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào 0,5
biên giới nước ta bị quân ta phục kích giết ở ải Chi Lăng. Phó Điểm

tổng binh là Lương Minh lên thay tiến xuống Xương Giang(
Bắc Giang).
- Trên đường tiến quân giặc liên tiếp bị quân ta phục kích ở 0,5
Trận Chi Lăng –
Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến ba vạn tên, tổng binh Điểm
Xương Giang
Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ binh Lí Khánh
(tháng 10 –
thắt cổ tự vẫn.
1427)
- Mấy vạn quân địch còn lại cố đến Xương Giang co cụm ở 0,5
cánh đồng bị quân ta từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên Điểm
bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống kể cả tướng giặc là Thôi Tụ
và Hoàng Phúc.
- Lê Lợi sai tướng đem chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh 0,5
trại Mộc Thạnh, trông thấy biết Liễu Thăng đã bại trận vội Điểm
vàng rút quân về nước.
- Tin 2 đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh bị tiêu diệt,
0,5
Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội vàng xin hòa,
Điểm
chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan (10 - 12- 1427).
- 3 - 1 - 1428 toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi 0,5
điểm
nước ta, đất nước sạch bóng quân thù.


Câu 2: (6 điểm) Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có
những thành tựu gì?
Điểm

Nội dung
- Thời Ngô – Văn hoá dân gian là chủ yếu, giáo dục chưa phát triển, Đạo 0,75
Đinh - Tiền Lê ( Phật được truyền bá rộng, Nho Giáo đã xâm nhập song chưa điểm
thế kỉ X):
có ảnh hưởng.

- Thời Lí - Trần

- Thời Lê Sơ:
( Thế kỉ XV đến
nửa đầu thế kỉ
XVI)

- Nền văn học ( gồm chữ Hán và Nôm) phong phú, nhiều tác
phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần 0,75
Quốc Tuấn, Phú sông Bạch đằng của Trương Hán Siêu, Phò
giá về kinh của Trần Quang Khải). Nho giáo phát triển.
+ Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1070).
0,5
+ Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn, Đạo Giáo, Phật Giáo bị hạn
chế.
+ Mở nhiều trường học, khuyến khích thi cử, văn học chữ
Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan
trọng.

0,5
0,5

- Thế kỉ XVI đến + Chữ Quốc ngữ ra đời.
+ Ban hành “ Chiếu lập học”.

thế kỉ XVIII:

- Nửa đầu thế kỉ
XIX:

0,25
0,25
+ Nhiều tác phẩm chữ Nôm ra đời.
0,25
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú.
0,25
+ Văn học phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú. ( 0,75
tục ngữ, ca dao. truyện thơ… tiêu biểu là truyện Kiều của
Nguyễn Du).
+ Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu tuồng 0,75
chèo…các làn điệu dân ca phổ biến khắp nơi.
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng đồ sộ: Chùa Tây 0,5
Phương, Ngọ Môn (Huế).

Phần II: Lịch sử thế giới. (8 điểm)
Câu 1: (4 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ
XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
Điểm
Nội dung

Sự phát triển
của kinh tế Mĩ:

- Nền kinh tế công nghiệp đứng hàng đầu thế giới


0,5

+ Năm 1923 - 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%.

0,5

+ Năm 1928 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu chiếm 0,5
48% sản lượng công nghiệp toàn thê giới. Đứng đầu về các
ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép. Nắm 60% trữ
lượng vàng thế giới.
- Mĩ bước vào thời kì phồn thịnh và trở thành trung tâm công 0,5
nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
* Nguyên nhân của sự phát triển:


Khách quan:

Chủ quan

- Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú.

0,25

- Mĩ có những cơ hội trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất:
Mĩ giàu lên nhờ buôn bàn vũ khí, trở thành chủ nợ.
- Mĩ tham gia chiến tranh muộn, đất nước hầu như không bị
chiến tranh tàn phá.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu kiệt quệ là điều
kiện thuận lợi để Mĩ xuất khẩu hàng sang châu Âu.
- Quan tâm việc phát triển khoa học, kĩ thuật.


0,25

- Chú trọng đào tạo lao động có trình độ văn hoá, kĩ thuật cao.

0,25

0,25
0,25
0,25

- Cải tiến kĩ thuật, áp dụng những thành tựu kĩ thuật mới nhất 0,25
trong sản xuất.

- Sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động, bóc lột nhân 0,25
công và bảo vệ thị trường trong nước bằng thuế quan.
Câu 2: (4 điểm)
Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít
đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn
Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý
nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?
Nội dung
Điểm
- Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh
đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: lần đầu tiên trong lịch sử
cách mạng đã đưa con người lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế
độ xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ.
- Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng mười Nga đã vượt qua biên giới nước
Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại
nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân

dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ
ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế
giới, nhất là các nước A, Phi, Mĩ la tinh

1điểm

1điểm
1điểm

1điểm


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG TRẠCH
ĐỀ CHÍNH THỨC

THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8

(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang)
MÃ ĐỀ 1

Phần I: Lịch sử Việt Nam (4.0 điểm).
Câu 1: ( 2.0 điểm)
Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cuối năm 1426 - cuối năm 1427)?

Câu 2: ( 2.0 điểm)
Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
Phần II: Lịch sử thế giới. (6 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế
kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
Câu 2: (4.0 điểm)
Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít
đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn
Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý
nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG TRẠCH

THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8

ĐÁP ÁN CHINH
THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 8
MÃ ĐỀ 1
Câu 1: ( 2.0 điểm)
Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cuối năm 1426 - cuối
năm 1427)?
Điểm
Nội dung

- Tháng 10 – 1426 Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo
vào Đông Quan mở cuộc phản công lớn vào quân chủ lực của
ta ở Cao Bộ.
- Sáng ngày 7 – 11 – 1426, Vương Thông xuất quân tiến về
hướng Cao Bộ.
Trận Tốt Động - - Nắm được ý đồ của vương Thông quân ta đã đặt phục binh ở
Chúc Động (
Tốt Động và Chúc Động, khi quân Minh lọt vào trận địa quân
1.0
cuối năm 1426) ta nhất tề xông thẳng vào quân giặc đánh tan tác, dồn chúng
xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt, 5 vạn quân giặc tử
thương, 1 vạn tên bị bắt sống, Vương Thông tháo chạy về
Đông Quan, Thượng thư bộ binh Trần Hiệp, cùng các tướng
giặc Lí Lượng, Lí Đằng bị giết tại trận.
- Nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng vây hãm Đông Quan, giải
phóng nhiều châu, huyện.
- Đầu tháng 10 – 1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia
hai đạo: một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây tiến
vào theo đường Lạng Sơn, đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy
từ Vân Nam theo hướng Hà Giang kéo vào nước ta.
- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tiêu diệt viện quân của
giặc không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
- Ngày 8 – 10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào
biên giới nước ta bị quân ta phục kích giết ở ải Chi Lăng. Phó
Trận Chi Lăng –
tổng binh là Lương Minh lên thay tiến xuống Xương Giang(
Xương Giang
Bắc Giang).
1.0
(tháng 10 –

- Trên đường tiến quân giặc liên tiếp bị quân ta phục kích ở
1427)
Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến ba vạn tên, tổng binh
Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ binh Lí Khánh
thắt cổ tự vẫn.
- Mấy vạn quân địch còn lại cố đến Xương Giang co cụm ở
cánh đồng bị quân ta từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên
bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống kể cả tướng giặc là Thôi Tụ
và Hoàng Phúc.
- Lê Lợi sai tướng đem chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh
trại Mộc Thạnh, trông thấy biết Liễu Thăng đã bại trận vội


vàng rút quân về nước.
- Tin 2 đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh bị tiêu diệt,
Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội vàng xin hòa,
chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan (10 - 12- 1427).
- 3 - 1 - 1428 toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi
nước ta, đất nước sạch bóng quân thù.
Câu 2: (1.0 điểm) Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có
những thành tựu gì?
Điểm
Nội dung
- Thời Ngô – Văn hoá dân gian là chủ yếu, giáo dục chưa phát triển, Đạo
Đinh - Tiền Lê ( Phật được truyền bá rộng, Nho Giáo đã xâm nhập song chưa
thế kỉ X):
có ảnh hưởng.

- Thời Lí - Trần


- Thời Lê Sơ:
( Thế kỉ XV đến
nửa đầu thế kỉ
XVI)

- Nền văn học ( gồm chữ Hán và Nôm) phong phú, nhiều tác
phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần
Quốc Tuấn, Phú sông Bạch đằng của Trương Hán Siêu, Phò
giá về kinh của Trần Quang Khải). Nho giáo phát triển.
+ Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1070).

1.0

+ Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn, Đạo Giáo, Phật Giáo bị hạn
chế.
+ Mở nhiều trường học, khuyến khích thi cử, văn học chữ
Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan
trọng.

- Thế kỉ XVI đến + Chữ Quốc ngữ ra đời.
+ Ban hành “ Chiếu lập học”.
thế kỉ XVIII:

- Nửa đầu thế kỉ
XIX:

+ Nhiều tác phẩm chữ Nôm ra đời.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú.
+ Văn học phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú.
( tục ngữ, ca dao. truyện thơ… tiêu biểu là truyện Kiều của

Nguyễn Du).
+ Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu tuồng
chèo…các làn điệu dân ca phổ biến khắp nơi.
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng đồ sộ: Chùa Tây
Phương, Ngọ Môn (Huế).

1.0


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG TRẠCH
ĐỀ CHÍNH THỨC

THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8

(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang)

MÃ ĐỀ 2
Phần I: Lịch sử Việt Nam (4.0 điểm).
Câu 1: ( 2.0 điểm)
Trình bày nội dung và kết quả cuộc Duy Tân Minh Trị?
Câu 2: ( 2.0 điểm)
Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
Phần II: Lịch sử thế giới. (6 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế
kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
Câu 2: (4.0 điểm)
Sau hi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít

đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn
Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý
nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG TRẠCH

THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8

ĐÁP ÁN CHINH
THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 8
MÃ ĐỀ 2
Câu 1: ( 2.0 điểm)
Điểm
Nội dung
+ Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền
ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển
kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ
tầng, đường sá, cầu cống…phục vụ giao thông liên lạc.
+ Về chính trị xã hội: chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa
quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền; thi
hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung
- Nội dung:
1.5

khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử
những học sinh ưu tú đi du học phương Tây.
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện
theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ
trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được
chú trọng…

- Kết quả:

Đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát
khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước
0.5
tư bản công nghiệp.

Câu 2: (1.0 điểm) Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có
những thành tựu gì?
Điểm
Nội dung
- Thời Ngô – Văn hoá dân gian là chủ yếu, giáo dục chưa phát triển, Đạo
Đinh - Tiền Lê ( Phật được truyền bá rộng, Nho Giáo đã xâm nhập song chưa
thế kỉ X):
có ảnh hưởng.

- Thời Lí - Trần

- Nền văn học ( gồm chữ Hán và Nôm) phong phú, nhiều tác
phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần
Quốc Tuấn, Phú sông Bạch đằng của Trương Hán Siêu, Phò
giá về kinh của Trần Quang Khải). Nho giáo phát triển.
+ Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1070).


1.0


- Thời Lê Sơ:
( Thế kỉ XV đến
nửa đầu thế kỉ
XVI)

+ Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn, Đạo Giáo, Phật Giáo bị hạn
chế.
+ Mở nhiều trường học, khuyến khích thi cử, văn học chữ
Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan
trọng.

- Thế kỉ XVI đến + Chữ Quốc ngữ ra đời.
+ Ban hành “ Chiếu lập học”.
thế kỉ XVIII:

- Nửa đầu thế kỉ
XIX:

+ Nhiều tác phẩm chữ Nôm ra đời.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú.
+ Văn học phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú.
( tục ngữ, ca dao. truyện thơ… tiêu biểu là truyện Kiều của
Nguyễn Du).
+ Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu tuồng
chèo…các làn điệu dân ca phổ biến khắp nơi.
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng đồ sộ: Chùa Tây

Phương, Ngọ Môn (Huế).

1.0

Phần II: Lịch sử thế giới. (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ
XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
Điểm
Nội dung
- Nền kinh tế công nghiệp đứng hàng đầu thế giới
+ Năm 1923 - 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%.
Sự phát triển
của kinh tế Mĩ:

+ Năm 1928 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu chiếm 1.0
48% sản lượng công nghiệp toàn thê giới. Đứng đầu về các
ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép. Nắm 60% trữ
lượng vàng thế giới.
- Mĩ bước vào thời kì phồn thịnh và trở thành trung tâm công
nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
* Nguyên nhân của sự phát triển:

Khách quan:

Chủ quan

- Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú.
- Mĩ có những cơ hội trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất:
Mĩ giàu lên nhờ buôn bàn vũ khí, trở thành chủ nợ.
- Mĩ tham gia chiến tranh muộn, đất nước hầu như không bị

1.0
chiến tranh tàn phá.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu kiệt quệ là điều
kiện thuận lợi để Mĩ xuất khẩu hàng sang châu Âu.
- Quan tâm việc phát triển khoa học, kĩ thuật.
- Chú trọng đào tạo lao động có trình độ văn hoá, kĩ thuật cao.
- Cải tiến kĩ thuật, áp dụng những thành tựu kĩ thuật mới nhất
trong sản xuất.

- Sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động, bóc lột nhân
công và bảo vệ thị trường trong nước bằng thuế quan.


×