Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đảng bộ tỉnh long an lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang trong những năm 1954 1965

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.17 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, B ổ i DƯỠNG GIẢNG VIÊN LỶ LUẬN CHÍNH

HUỲNH VĂN THỚI

ĐẢNG BỘ TỈNH LONG AN LÃNH ĐẠO

XÂY DỤNG Lực LƯỢNG vũ TRANG
TRONG NHỮNG NĂM 1954 - 1965

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

: 5.03.16

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LỊCH s ử

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH LÊ
ĐAI H Ọ C Q U Ố C GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM THÕNG TIN THƯ VIÊN

VHÀ NỘI - 2005

UI54-]


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nquyển Đìnli Lê. Các sô
liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm háo tính


khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn qôc
xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2005

Tác giả luận văn

Huỳnh Văn Thới


M Ụ C LỤ C
Trah

Mở đầu.......................................................................................
Chương 1.

Xây dựng lực lượng vũ trang trong những năm 19541 9 6 0 ............................................................................................

1.1.

Vài nét khái quát về vị trí, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội và âm mưu thủ đoạn của Mỹ - Diệm đối với tỉnh Long
A n....................................................................................................

1.2.

Quá trình Đảng bộ Long An xây dựng lực lượng vũ trans
trong những năm 195L(,- 1960...................................................

Chương 2.


2

Xây dựng lực lượng vũ trang trong những năm 1961 1965.............................................................................................

3

2.1.

Tình hình Long An sau Đồng khởi năm 1960......................

3

2.2.

Quá trình Đảng bộ Long An lãnh đạo xây dựng lực lượng
vũ trang trong những năm 1961 - 1965...................................

Chương 3.

3

Nhận xét những thành quả, ý nghĩa và bài học kinh
nghiệm trong công tác lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ
trang tỉnh Long An trong những năm 1954 - 1965.........

3.1.

3-2.


5!

Thành quả xây dựng lực lượng vũ trang trong những năm
1 9 5 4 - 1965..................!................................................................

5

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm ..............................................

6

Kết luận......................................................................................

6

Danh mục tài liệu tham khảo...............................................

7

Phụ lục........................................................................................

7


MỞ ĐẨU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta,
Long An đứng ở thế “đầu sóng ngọn gió”, đối mặt với mọi mưu mô thâm độc
của kẻ thù hung bạo đối với vùng chiến lược sống còn Đồng Tháp Mười và cả
vùng Châu thổ sông Cửu Long rộng lớn Nam Bộ. Cuộc chiến đấu của quán và

dân Long An, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương chống chủ nghĩa thực
dân kiểu mói diễn ra quyết liệt từ rất sớm. Trong 10 năm đầu chống Mỹ, cứu
nước (1954-1965) quân và dân Long An đã lớn mạnh không ngừng và đã tạo
thế trở thành “Long An trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ” của thời kỳ
sau. Trong cuộc đấu tránh chung của nhân dân toàn tỉnh, vị thế của lực lượng
vũ trang cách mạng Long An vô cùng quan trọng. Do đặc điểm lịch sử, xã hội
và đặc biệt do sự chỉ đạo nhạy bén của Trung ương, của Xứ ủy và trực tiếp của
Tỉnh ủy, nên lực lượng vũ trang cách mạng Long An ra đời sớm. Vào giữa
năm 1956, lực lượng vũ trang tự vệ ở Long An đã nhóm lập. Từ đó đến khi Mỹ
bất đầu thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, lực lượng vũ
trang cách mạng Long An dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, đã phát
triển không ngừng,
Sự ra đời và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng Long An trong 10
năm đầu chống Mỹ, cứu nước (1954-1965) không nằm ngoài quy luật xây
dựng lực lượng vũ trang cách mạng do Đảng lãnh đạo. Mặt khác, sự ra đời, tổn
tại và phát triển của nó có những nét riêng và chính sự lãnh đạo sâu sát của
cấp ủy địa phương đã nắm bắt được những nhân tố đó và đã kiện trì xây dựng
lực lượng vũ trang cách mạng địa phương trong những năm tháng cách mạng
miền Nam gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng Long
An dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thời kỳ đầu chông Mỹ,

2


cứu nước (1954-1965) không chỉ ôn lại lịch sử hào hùng của mảnh đất trung
dũng kiên cường này, mà hom thế nữa, có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương ngày hôm nay. Bởi vị thê địa lý và
đặc điểm xã hội của địa bàn chiến lược này, luôn đặt ra nhiệm vụ vừa xây
dựng chủ nghĩa xã hội, vừa phải nâng cao cảnh giác, chống mọi âm mưu phá

hoại của các thế lực thù địch.
Quá trình ra đòi và phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng nói
riêng và của Long An nói chung trong những năm tháng này đã đặt những
nhân tô' căn bản, bảo đảm chắc chắn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của địa phương, dù cuộc chiến tranh đó phải trải qua gian khổ, hy sinh
trong thòi kỳ sau, nhưng chắc chắn nhất định sẽ thắng lợi. Bởi, trên thực tế,
cuộc chiến tranh của nhân dân địa phương và thế tiến công chiến lược của
quân và dân Long An đã được xây dựng, xác định trong những năm 19541965.
Là giảng viên giảng dạy môn Lịch sử Đảng của trường Cao đẳng Sư
phạm Long An, tôi có mong muốn góp phần nhỏ bé của mình để dựng lại và
tô thắm thêm truyền thống anh hùng của nhân dân tỉnh nhà dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ Long An. Hơn thế nữa, qua công trình nghiên cứu này, sẽ góp
phần giảng dạy Lịch sử Đảng bộ địa phương, nhất là trong thời kỳ chống Mỹ.
cứu nước cho đối tượng là Giáo sinh và Học sinh trong tỉnh.
Vì vậy, tôi đã chọn “Đảng bộ Long A n lãnh đạo xây dựng lực lượng
vũ trang trong những năm 1954-1965” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử
Đảng.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ yếu có hai cơ quan nghiên cứu ở địa phương đã nghiên cứu và xuất
bản một số công trình về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Long An
là Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Long An và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long

3


An. Cuốn Lịch sử Đảng bộ Long An (Tỉnh ủy Long An, xuất bản 1990) có một
chương về thời kỳ chống Mỹ, cứu nước; Quyển Lịch sử lực lượng vũ trang
nhãn dân tỉnh Long An (2002) và quyển Tiểu đoàn I Long An cuả tác giả Vũ
Chí Thành (1991).

Cuốn How the war comes to Long An của Jamer R.Petter. New York,
1972), tác giả người Mỹ này đã trình bày quá trình Mỹ đã thực hiện những thủ
đoạn chiến tranh ở Long An như thế nào trong những năm 1960.
Luận văn cử nhân Lịch sử Đảng bộ Long An chỉ đạo xây dựng lực lượng
vũ trang và lực lượng chính trị trong thời kỳ ỉ 954 - I960 của Nguyễn Đình Lê
(trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1976) có trình bày khái quát quá trình ra
đời và phát triển lực lượng vũ trang địa phương trong thời kỳ đấu tranh giữ gìn
lực lượng cách mạng (1954-1965).
Nói chung các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy phương
hướng xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương, nhưng chưa đi
sâu nghiên cứu cụ thể.

3.

Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn

- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
+ Làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Long An đối với việc xây
dựng lực lượng vũ trang trong những năm 1954-1965.
+ Bước đầu nhận xét thành quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm trone
công tác lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang.
- Luận văn có những nhiệm vụ sau:
+ Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu có liên quan đến đề tài từ những nguồn
khác.
+ Trình bày những chủ trương của Đảng bộ Long An qua mỗi giai đoạn
lịch sử gắn với những biến động lịch sử cụ thể.

4



+ Nhận xét thành quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Đảng bộ
Long An lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang trong những năm 1954 - 1965.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Chủ đề của luận văn làm rõ sự phát triển của
lực lượng vũ trang Long An dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương và đạt
nó trong mối liên hệ chung vói sự phát triển của lực lượng chính trị ở Long An
trong thời kỳ này.
- Về thòi gian: Từ tháng 7 năm 1954 đến khoảng giữa năm 1965. Đây là
thời kỳ Đảng bộ địa phương lãnh đạo quân và toàn dân tỉnh thực hiện chủ
trương chuyển hướng chiến lược cách mạng miền Nam của Đảng bộ và kết
thúc thời kỳ này khi giặc Mỹ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở
miền Nam.
- Về không gian: Nội dung chỉ đạo xây dựng và chiến đấu lực lượng vũ
trang giới hạn trong vùng địa giới thuộc tỉnh Long An hiện nay.

5. Cơ sổ lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tuởng Hồ
Chí Minh và của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgíc kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp đê
nghiên cứu vấn đề.
- Nguồn tài liệu: Luận văn dựa chủ yếu vào các tu liệu thành văn (chủ
yếu lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, tư liệu lưu trữ
của ngụy quân, ngụy quyền cũ (tại Sở Công An Long An). Luận văn còn khai
thác tư liệu qua hồi ký của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, chỉ huy quân sự và
các nhân chứng khác...

6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống lại quá trình xây dựng, phát triển của lực lượng vũ trang

cách mạng địa phương trong thời kỳ đầu chống Mỹ, cứu nước. Vạch ra được

5


sự ra đòi và phát triển của lực lượng vũ trang địa phương trong nhũng năm
tháng đầu của cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ hai của dân tộc là sự kế tục
và phát huy truyền thống tự lực, tự cường của toàn Đảng bộ và nhân dán trong
tỉnh trong cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ nhất.
- Ra đời trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, song lực lượng vũ trang
Long An nói riêng và lực lượng vũ trang cách mạng Nam Bộ nói chung trong
những năm đầu chống Mỹ, cứu nước không có gì khác hơn là một bộ phận đặc
biệt của đội quân cách mạng - quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng lãnh
đạo. Vì thế, khi lực lượng vũ trang cách mạng miền Bắc vào chi viện chiến
trường miền Nam - trong đó có chiến trường Long An trung dũng kiên cường,
thì sức mạnh tại chỗ của lực lượng vũ trang cách mạng địa phương được nâng
lên gấp bội và mặt khác, các đơn vị chủ lực từ Bắc vào, ngay từ đầu đã phát
huy được vai trò của mình chính bởi đã có sẵn lực lượng vũ trang cách mạng
địa phương.
- Nêu những nhân tố, điều kiện căn bản để xây dựng lực 'lượng vũ trang
địa phương, thế quốc phòng toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, quê hương hiện tại ở địa bàn chiến lược này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Xây dựng lực lượng vũ trang trong những năm 1954 - 1960
Chương 2: Xây dựng lực lượng vũ trang trong những nãm 1961 - 1965.
Chương 3: Nhận xét thành quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm trong
côríg tấc lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh Long An trong những năm
1954- 1965.


6


Chương 1
ĐẢNG BỘ LONG AN LÃNH ĐẠO XÂY DỤNG L ự c LƯỢNG
VŨ TRANG TRONG NHŨNG NĂM 1954 -1960

1.1. Khái quát tình hình chung về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội và âm mưu thủ đoạn của Mỹ - Diệm đối với Long An
1.1.1. Khái quát tình hình chung vê địa lý, kinh tế, chính trị, vãn hóa,
x ã hội
Long An là một tỉnh thuộc miền Trung Nam Bộ, do sự sát nhập của tính
Tân An và Chợ Lớn theo sắc lệnh này 22/10/1956 của Diệm. Năm 1958, Long
An có 7 quận, 96 xã, 828 thôn. Phía Đông Long An giáp thành phố Hồ Chí
Minh và sông Soài Rạp, Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, Nam giáp tỉnh Tiền Giang,
Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Cămpuchia với đường biên giói dài 140km. Nhìn
vào bản đồ địa lý của khu vực Nam Bộ, ta thấy một nét rất đáng chú ý: ở
quãng biên giói của ta giáp bạn đoạn Long An có một vùng đất bạn ăn rất sâu
vào phía Long An, chỉ cách Sài Gòn 60km. Trong vùng đất giống như chiếc
mở chim cắm sâu về hướng Sài Gòn này, có cãn cứ cách mạng là Mỏ Vẹt - Ba
Thu. Từ căn cứ lợi hại đó, cách mạng có thể chuyển rất nhanh lực lượng vũ
trang của mình tiến đánh vào sào huyệt của Mỹ - Ngụy. Toàn bộ phía Nam
Long An giáp Đồng Tháp Mười bao là; góc cuối của tỉnh - mạn Đông Nam giáp biển qua Vịnh Đồng Tranh, án ngữ mọi tàu bè từ Vũng Tàu, Biển Đông
vào Sài Gòn và ngược lại. Ở trong tỉnh, hai nhánh sông Vàm c ỏ Đông và Vàm
Cỏ Tây chảy từ đất bạn Cămpuchia cũng đổ vào sông Soài Rạp để ra Biển
Đông, đây là hai con sông nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước
đây. Quốc lộ một chiến lược lại kéo dọc qua tỉnh như chiếc cầu nối Sài Gòn
với Châu thổ Cửu Long - vùng đất chuyên cung cấp và cung cấp chủ yếu


7


nguồn lương thực cho Sài Gòn và Trung Trung Bộ, cũng như bảo vệ phía Nam
Sài Gòn. Với vị thế đó, Long An là một cửa ngõ quan trọng vào Sài Gòn, đồng
thời là địa bàn chiến lược nối liền các tỉnh miền Đông và miền Tây của đồng
bằng Nam Bộ. Vì vậy, đối với địch cũng như đối với ta, Long An có vị trí
chiến lược cực kỳ quan trọng. Nói về vị trí chiến trường Long An, JefreyRocce - chuyên gia nghiên cứu quân sự của Mỹ, tác giả cuốn “Chiến tranh xảy
ra tại Long An” đã viết: “Theo khía cạnh chiến lược, ai khống chế được tỉnh
Long An, người đó ở vị trí thượng phong, hoặc để tấn công thủ đô (Sài Gòn)
hoặc làm cho Sài Gòn đói, hoặc cả hai” [30, tr.20].
Là một tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ nên Long An có một .hệ thống sông
ngòi chằng chịt: 7 con sông lớn và một mạng lưới kênh rạch dọc ngang tỏa chi
chít từ suốt các vùng tương đối khô ráo ở Đức Hoà:, Đức Huệ, dọc biên giới
về tận các vùng trũng thấp lầy lội Cần Giuộc, Bến Lức, Cần Đước.
Đất Long An phù hợp vói các giống: lúa, mía, lạc, dứa, thuốc lá, dừa.
So với các tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ, Long An có năng suất lúa khá cao, còn
mía ở Long An nổi tiếng ở miền Nam, vì mía ở đây giống tốt, đất phù hợp với
canh tác mía.
Về mùa lúa, trong những năm 1954 - 1960 Long An có thể cung cấp
cho Sài Gòn 15 vạn tấn. Nhà máy đường Hiệp Hòa ở Long An sản xuất 3.000
lít rượu ngon và tiêu thụ 1.500 tấn mía mỗi ngày. Dân số Long An trong
những nãm 1959 có trên dưới 450.000 người, trong đó có khoảng 1.500 công
nhân, còn đa số nhân dân Long An làm nghề nông (chiếm 85% dán sô trong
tỉnh). Trong tổng dân số lúc bấy giờ ở Long An, có hơn 1.500 người ngoại
quốc, gồm ngưòi của các nước: Trung Quốc, Ân Độ, Pháp, Cămpuchia.
Ở Long An có rẩt nhiều người theo đạo Phật, một số khác đi theo đạo
Hòa Hảo, Cao Đài và một số ít bà con theo đạo Thiên Chúa Giáo (Công giáo).

8



v ề các đảng phái, từ 1954 - 1960, ngoài Đảng Cộng sản, ở Long An còn có
các đảng “Dân chủ”, “Đại Việt”, “Bảo Quốc”, “Cần lao nhân vị”.
Nhân dân Long An giàu lòng yêu nước, giàu truyền thống bất khuất
chống giặc ngoại xâm. Đây là quê hương của nhà thời yêu nước nối tiếng
Nguyễn Đình Chiểu; là quê hương nghia quân của Nguyễn Trung Trực đánh
chìm tàu chiến Pháp trên sông nước Vàm c ỏ Đông ngay trên quê hương mình.
Dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng Cộng sản Việt Nam, nối tiếp và
phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương, nhiều cuộc đấu tranh mới với
sức mạnh mới của nhân dân trong tỉnh chống đế quốc, phong kiến đã diễn ra
sôi nổi từ năm 1930. Đó là cuộc đấu tranh chống thuế (chống Pháp thu thuế
cao) nổi tiếng ở Đức Hòa (5/1930); đó là cuộc chiến đấu của nhân dân địa
phựơng tham gia “Nam Kỳ khởi nghĩa” (1940); và đó là những chiến công của
giai đoạn 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp gắn liền với thành tích của
quê hương mình, với thành tích chống Pháp của đồng bào cả nước qua những
lần diệt địch ở sông Vàm c ỏ Đông, Tân Trụ, Nhật Tảo, Cần Giuộc, Nhà Bè...
Nhân dân Long An anh dũng, trung thành với cách mạng của cha ông. Song
mặt khác, ở Long An cũng có khá nhiều người đứng ở phía đối lập từng theo
Pháp trước đây và Mỹ sau này (như: Đỗ Kiến Nhiễu, Huỳnh Tương Đắc,
Trương Bửu Điện, Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh). Trên mảnh đất mà
nhân dân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, quê hương nên đã vùng lên đấu
tranh, thì cũng tại đó vì đàn áp cách mạng là điều kiện kiên quyết cho sự tồn
tại của mình nên những phẩn tử kể trên đã quay lại cấu xé, chà xát ngay mảnh
đất chúng sinh ra.
Tóm lại, về kinh tế - xã hội, Long An là một tỉnh giàu có về của cải;
nhân dân Long An có truyền thống yêu nước, yêu quê hương, trung thành với
Đảng, đã được tôi luyện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp
vừa qua. v ề địa lý tự nhiên, vì là một tỉnh giáp Sài Gòn, với miền Đông và các
tỉnh miền Tây Nam Bộ, con đường duy nhất của mình, nên bản thân tỉnh Lone


9


An đã có vị trí chiến lược quan trọng. Hơn thế nữa, Long An lại giáp ranh với
các chiến lược khác: cửa biển độc đạo vào Sài Gòn; biên giới chiến khu Đồng
Tháp, Tây Ninh, Củ Chi; giáp tuyến biên giói Campuchia, nên ở đây hình
thành một vùng chiến lược quan trọng.
Chính vì tất cả những lý do trên, nên ngay sau khi thế Pháp, Mỹ - Diệm
đã áp dụng ở đây những âm mưu đen tối, những thủ đoạn đàn áp, vơ vét trắng
trợn, có tính toán cân nhắc tinh vi... hòng để biến Long An thành một kho dự
trữ lương thực, một mảnh giáp chở che toàn bộ khu vực phía Tây Nam sào
huyệt của chúng.

1.1.2.

Những âm mưu, thủ đoạn của M ỹ - Diệm ở Long An trong

những năm 1954 -1960
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Diệm tập trung lực lượng gạt
mọi thế lực thân Pháp. Từ giữa năm 1955, Diệm mở nhiều cuộc hành quân càn
quét để “tảo thanh” những lực lượng chống Diệm. Trong nhiều cuộc hành
quân càn quét vùng Nam Bộ với quy mô lớn (3 hoặc 4 sư đoàn) Diệm lấy
Long An làm địa bàn xuất phát các cuộc hành quân. Bởi vì, Long An là tinh
gối đầu của Đồng Tháp, và hơn nữa, ở Long An lực lượng vũ trang giáo phái
Cao Đài từ Tây Ninh xuống chiếm đóng dọc tuyến sông Vàm c ỏ Đông, Vàm
Cỏ Tây, lực lượng Hòa Hảo kéo vào vùng Đồng Tháp Mười chiếm đóng dọc
kênh: Dương Văn Dương, Nguyễn Văn Tiếp. Trong cuộc hành quân rừng Sát
(21/9/1955 - 24/10/1955) và cuộc hành quân Đồng Tháp (01/01/1955), những
cuộc hành quân được Diệm tuyên truyền phô trương ầm ĩ, những cuộc hành

quân đẫm máu nhất lúc ấy, thì Long An được Bộ Tư lệnh hành quân của ngụy
chọn làm điểm mở đầu cho cuộc tàn sát bắn giết. Mục đích của các cuộc hành
quân trên, không phải chỉ nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang giáo phái chống
Diệm đang đóng ở các địa phương mà còn nhằm tiêu diệt lực lượng cách
mạng của Đảng ta và của nhân dân ta. Chính Dương Văn Minh, đại tá tư lệnh
hành quân (được tăng quân hàm chuẩn tướng và tặng vòng nguyệt quê sau trận

10


càn) đứng trên mảnh đất Long An quê hương của Minh, Minh tuyên bô mục
tiêu thứ ba của trận càn là nhằm “giải quyết vấn đề Việt cộng để ngãn ngừa
hậu quả sau này” [33, tr.425].
Long An là một trong những địa phương có truyền thống chiến tranh du
kích đầy sáng tạo, có khi đánh quy mô, biết lợi dụng địa thế hiểm yếu đánh
cho giặc Pháp nhiều đòn choáng váng và làm cho chúng tổn thất nặng nề.
Long An còn là tỉnh chấp hành nghiêm túc Chỉ thị của Trung ương và Liên
Tỉnh ủy, Tỉnh ủy tổ chức cuộc họp nội bộ và tới quần chúng để nhận rõ bản
chất của đế quốc Mỹ và tay sai. Cho nên, tỉnh đã chỉ đạo nhiều cán bộ ta ở lại
không đi tập kết (các đơn vị vũ trang đã tuyển chọn hơn 4000 cán bộ, đảng
viên trung kiên ở lại xây dựng phong trào, trong số này có các đồng chí: Hồng
Sơn Đỏ - huyện đội trưởng Thủ Thừa, Sáu Nam, Tư Âp, Mười Xưởng là cán bộ
quân sự trong chủ lực khu. Các huyện đã lựa chọn hơn 80 súng các loại đủ
trang bị cho 6 trung đội, đem chôn giấu tại cứ Gò Bảy Liếp, Tân Ninh (Mộc
Hóa), ấp Mỹ Yên (Thủ Thừa), Tân Phú, Tân Mỹ, An Ninh (Đức Hòa) để sẵn
sàng đối phó với địch khi có lệnh [42, tr.46].
Đây là những hạt nhân, cơ sở để tỉnh tổ chức xây dựng và phát triển lực
lượng vũ trang sau này.. Long An được Diệm xếp vào loại tỉnh chúng phải “tố
cộng”, “diệt cộng” nhiều. Cho nên, tại Long An, Diệm đã cử tên tay sai khét
tiếng ở Nam Bộ là Nguyễn Văn Y về làm trưởng ban “tố cộng” của liên tỉnh

Tân A và Chợ Lớn. Y là tên tay sai trung thành đắc lực của Diệm. Y đã tiến
hành ở Long An nhiều kế hoạch ly gián, dụ dỗ, theo dõi cán bộ ta theo phương
pháp tình báo tinh vi. Y đã cho tay sai thực hiện kế hoạch “bàn tay sắt” và
“bàn tay nhung” khá thâm độc để đánh phá cách mạng trong tỉnh. Chúng thực
hiện chủ trương “dương đông kích tây”, “thả chài bắt cá” ở một sô' nơi, nhằm
gây chia rẽ, nghi kỵ giữa những người đồng chí vói nhau, giữa nhân dân với
nhau. Những âm mưu thủ đoạn đó, chúng không phải không gây được ít nhiều
sự nghi ngờ giữa những người đã từng kề vai sát cánh bên nhau... Trong năm

11


1955 - 1956, Mỹ Diệm đã bắt hàng ngàn đồng bào ở tỉnh Tân An, Chợ Lớn.
Chúng trói tay chân, đan rọ nhốt đồng chí ta rồi ban đêm đem thả xuống sông
ở quận Cần Giuộc, chúng chặt đầu bên chợ ở Mộc Hóa.
Song song với thủ đoạn quân sự, Diệm tập trung sức củng cố bộ máy
ngụy quyền xuống tận quận, xã, nhất là sau đợt bầu cử “Quốc hội” khóa I
(1956). Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Diệm sát nhập tỉnh Tân An và tỉnh Chợ
Lớn thành tỉnh Long An, gồm có 7 quận: Gò Đen, Cần Đước, Cần Giuộc. Thủ
Thừa, Tân Trụ, Châu Thành và Đức Huệ, với tổng số 96 xã và 828 thôn ấp. ở
Long An, Diệm đặt chế độ quân trị khá sớm (quân sự ho a bộ máy cai trị).
Ngày 14/3/1957, hệ thống chính quyền địch từ tỉnh xuống quận đã nằm trong
tay bọn sĩ quan thân tín của Diệm [47].
Bọn sĩ quan quân đội làm tỉnh trưởng thay thế cho chế độ dân sự. Hệ
thống chính quyền của Diệm ở Long An mang tính phục thù giai cấp rõ rệt,
được thể hiện trong báo cáo của viên tỉnh trưởng Long An về “biện pháp để
nắm cơ sở nông thôn” [48]. Y cho rằng, tiêu chuẩn để chọn trưởng ấp là “cựu
quân nhân càng tốt”. Như vậy, Diệm chọn bọn đã từng làm tay sai cho Pháp
trước đây được lấy làm tiêu chuẩn số một để lấp vào bộ máy đàn áp phát xít
của Mỹ Diệm. Chính quyền miền Nam sau tháng 7/1954 là một hệ thống tay

sai cho Mỹ. Diệm tuyên bố biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17, còn
Tỉnh trưởng Long An sau khi nhận chức với lời thề “tuyệt đối trung thành với
Tổng thống” đi xây dựng một hệ thống tay sai trung thành của chủ nghĩa thực
dân kiểu mới. Phương pháp xây dựng bộ máy chính quyền ở Long An được
chúng tiến hành như sau: “hội đồng xã được tuyển dụng do quyết định của
ông tỉnh trưởng, theo lời đề nghị của ông quận trưởng và sau khi có kết quả
điều tra của Ty Công an... tỉnh trưởng tự chọn lấy người để bổ sung vào hội
đồng xã”. Mỹ chọn Diệm làm tay sai. Diệm chọn tỉnh trưởng làm tay chân.
Mỹ là lực lượng phản cách mạng, là tên sen đầm quốc tế, trụ cột của lực lượng
phản động “chống cộng” trên toàn thế giới, đương nhiên các cấp chính quyền

12


của Diệm đều có tinh thần “chống cộng”. Vì thế, tỉnh Long An đã cho lập
những vị thân hào, điền chủ, cựu quân nhân có tinh thần chống cộng trước vào
hội đồng xã, còn chuyên môn sẽ được “huấn luyện sau”. Bọn Diệm rất quan
tâm đến tay sai của chúng ở Long An. Theo quy định mức lương của Diệm,
viên chức làm việc ở tỉnh mức lương kém hơn viên chức ở Trung ương, nhung
Diệm đã cho tay sai ở Long An hưởng đặc ân ngang mức lương “cán bộ Trung
ương” của Diệm. Mặt khác, bên cạnh mua chuộc, Diệm tăng cường thanh
trùmg nội bộ vói bọn đàn em, hàng trăm tên tay sai của Diệm, kể các quận
trưởng và tỉnh trưởng ở Long An bị Diệm gạt ra ngoài mỗi khi không vừa “ý”,
không “hợp gu” với Diệm. Bên cạnh bộ máy hành chính đã được Diệm quán
sự hóa từ đầu năm 1957, ở Long An, là một hộ thống gồm các ban, các phòng
mà ngay các tên gọi của nó cũng nói lèn tính chất kìm kẹp quần chúng nhu:
Ty Hiến binh, Ty An ninh, Ty Cảnh sát quốc gia, Tổng Liên đoàn bảo an dàn
vệ... Từ thòi Pháp thuộc, chưa bao giờ ở Long An có một hệ thống cai trị chặt
chẽ, nhiều hình thức như dưói thời Mỹ - Diệm.
Song, Diệm và tay sai của Diệm ở địa phương không phải chí có bộ

máy xây dựng chính quyền mà còn biết chú ý xây dựng cho chúng những cơ
sở xã hội để làm chỗ dựa cho chính quyền tay sai của Mỹ - Diệm. Chúng dùng
nhiều thủ đoạn để lừa gạt đồng bào ta, nhất là những người nhẹ dạ, những
người theo đạo Công giáo ở miền Bắc di cư vài miền Nam như: Chúa đã vào
Nam, Chính phủ Việt Minh sẽ cấm đạo và diệt đạo, Mỹ sẽ ném bom xuống
miền Bắc... nhằm gây rối tình hình miền Bắc sau ngày giải phóng, đồng thời
tạo ra cơ sở chính trị cho Mỹ - Diệm ở miền Nam Việt Nam. Ở Long An, đầu
năm 1955, Ngô Đình Diệm đưa 20 ngàn dân di cư từ miến Bắc vào Thạnh Trị,
Thái Trị, Gãy Còn Đen, Nhơn Hòa Lập (Mộc Hóa) với 20 ngàn dân di cư lập 3
khu Công giáo ở Lộc Giang, Hiệp Hòa, Hòa Khánh (Đức Hòa); đồng thời
chúng còn lập “khu dinh điền chống cộng” [42, tr.47]; lập “hiệp hội nông
dân”, “phong trào quốc gia”, “nghiệp đoàn công nhân”, “hội phụ nữ”, “phong

13


trào tranh thủ tự do”... ở Long An. Tất cả các tổ chức trên chúng lập ra với
mục đích rất rõ ràng là để “tranh thủ nhân tâm trước Việt cộng” và “không để
lại cho Cộng sản một người dân nào”.
Long An có Nhà máy đường Hiệp Hòa lớn nhất miền Nam. Nhà máy
này vốn trước kia của Pháp. Pháp cút, Diệm được Pháp cho đầu tư vốn, cho
nền từ 1954 trở đi nó là liên doanh của Pháp và Diệm. Vì thế, Ngô Đình Diệm,
Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân rất quan tâm đến nguồn lợi kinh tế lớn lao
này của chúng ở Long An. Trong nhà máy đường Hiệp Hòa kể trên, Ngô Đình
Nhu cho lập “Nghiệp đoàn công nhân Nhà máy đường Hiệp Hòa”, một tổ
chức “công đoàn vàng” để chống phá nghiệp đoàn công nhân do công nhân
nhà máy cử ra. Ngoài những nghiệp đoàn công nhân do “Đảng cần lao nhân
vị” của Diệm lập, thì mọi tổ chức nghiệp đoàn công nhân khác (kể cả nghiệp
đoàn có từ thòi Pháp hay mói lập), đều bị Diệm - Nhu làm biến tướng, hoặc
làm cho tê liệt phải giải tán. Do vậy, đến giữa năm 1959, trong số một nghiệp

đoàn công nhân ở Long An thì có 3 trong tổng số 4 nghiệp đoàn đó buộc phải
giải tán. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống chính quyền kìm kẹp và các tổ chức
“thu hút nhân tâm” trên, Diệm còn ra sức xây dựng quân đội tay sai của chúng
tại địa phương. Việc xây dựng đạo quân đánh thuê cho Mỹ, đạn áp nhân dân
ngày càng được chúng triển khai mạnh mẽ. ở Long An, mặc dù địa hình bất
lợi, kênh rạch dọc ngang, nhưng đến tháng 9/1959 do việc đổ tiền bạc và bắt
nhân dân trong tỉnh đi xây dựng nên chúng đã hoàn thành 9 con đường quân
sự liên tỉnh dài 146km, bắt “hiệp hội nông dân” xây dựng xong đắp 35 con lộ
quân sự liên hương, dài 292km. Trên trục lộ chiến lược tới Sài Gòn miền
Đông, miền Tây Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, quãng qua Long An
chúng đã bắt nhân dân bỏ công, bỏ của ra xây dựng 2 chiếc cầu sắt chiến lược
dài 771m [30],
Năm 1958, hai sân bay ở Long An được Mỹ xây dựng đã bắt đầu hoạt
động mang tải vũ khí từ Sài Gòn về Hiệp Hòa rồi chuyển tủ Hiệp Hòa về Sài

14


Gòn những tài sản Diệm và tay chân cướp được của nhân dân xung quanh Nhà
máy được Hiệp Hòa [43].
Nhưng sớm hơn tất cả vấn đề kể trên là việc Mỹ - Diệm xây dựng ở
Long An nói riêng và miền Nam nói chung một “đạo quân cảnh sát và một
đạo quân sen đầm rất lớn mạnh” như chính Ngoại trưởng Mỹ đã thú nhận
ngày 11/11/1956 [15, tr.61].
Ngay trong những nãm 1955 - 1956, Mỹ - Diệm đã gọi đăng quân
nhiều cai, đội lính Pháp trước đây. Năm 1958, ở Long An có trên nửa vạn
quân ngụy. Riêng lực lượng “bảo an” của chúng ở trong tỉnh, đến năm 1959
được Mỹ trang bị lại súng tốt và biên chế thành những đơn vị tập trung mạnh,
có khả năng cơ động hoạt động trong mọi địa bàn của tỉnh. Như vậy, nhiệm vụ
trước đây của quân chủ lực ngụy nay được bảo an thay thế, còn lực lượng “dán

vệ” lên thay lực lượng bảo an và thay lực lượng “dân vệ” hoạt động ở các thôn
ấp, là lực lượng “thanh niên bảo vệ hương thôn”. Lực lượng thanh niên bảo vệ
hương thôn này đến cuối năm 1959 đã lập được 62 trung đội, trong đó có
3.000 “cán bộ sơ cấp” và hơn 100 “cán bộ trung cấp” làm nòng cốt cho hơn 5
vạn “đoàn viên”. Chúng đã huấn luyện đội “thanh niên bảo vệ hương thôn” từ
thấp lên cao. Từ học “chính trị” đến tập quân sự. Từ tập quân sự vài ngày
trong một quý, đến tập .vài chục ngày trong một tháng. Trong kế hoạch "huy
tập lực lượng” của tên tỉnh trưởng Long An, chúng dự định sẽ huy tập lực
lượng được một con số khoảng 6 vạn người trong tỉnh “có khả năng chống
cộng sản”. Thực chất của “thanh niên bảo vệ hương thôn” đã biến thành một
tổ chức bán quân sự trá hình của Diệm ở địa phương. Tính đến tháng 11/1969.
chỉ riêng lực lượng quân sự của địa phương (không kể các sắc lính thiện chiến
chủ lực của Diệm như lính dù, lính thủy đóng ở Long An) chúng đã có một
tỉnh đoàn bảo an dân vệ. Một trung đội thám báo trực thuộc tỉnh, 6 trung đội
thám báo của 3 huyện sát biên giới, 7 đại đội địa phương, 1 đại đội biệt kích
thuộc tỉnh, 14 trung đội biệt kích lưu động, 1 đại đội tăng cường biên eiới.

15


Nhìn vào các sắc lính địch trong tỉnh, ta thấy tỷ lệ bọn biệt kích thám báo khá
đông, chính bọn cố vấn Mỹ đã dày công huấn luyện bọn này. Năm 1957, bọn
cố vấn Mỹ đến quan sát tình hình, 1958 - 1959 cố vấn Mỹ đến trực tiếp huấn
luyện và phân phối các mặt hàng viện trợ Mỹ. Cuối 1959 - 1960 Mỹ lập thêm
đội “biệt kích” và chính cố vấn Mỹ trực tiếp trả lương cho đơn vị này không
qua Bộ Chỉ huy quân sự của Diệm ở Long An. Mỹ - Diệm đào tạo một mạng
lưới mật thám dày đặc .trong tỉnh và chúng có rất nhiều biện pháp đê bảo vệ
bọn này tránh lực lượng cách mạng phát hiện, diệt tề điệp. Chúng có mạt rất
đông ở Nhà máy đường Hiệp Hòa, chúng có mặt hầu khắp mọi nơi và mọi lúc.
Chúng thường xuyên giữ tin tức thu lượm về cho Ty An ninh ngụy Long An.

Trong các “hổ sơ mật” của Ty An ninh địch, có đến 1/4 báo cáo là của bọn tế
điệp ngầm. Báo cáo của chúng nói về lực lượng cách mạng, về lực lượng vũ
trang cách mạng, về cán bộ “nằm vùng” của ta và cả thái độ của bọn địch ở cơ
sở quận, xã như thế nào...
Tính đến giữa năm 1958, Mỹ - Diệm đã xây dựng ở Long An 47 đồn.
Các đồn chính chúng rải dọc biên giới, quanh các địa điểm xung yếu có các
căn cứ của ta.
Song song với những âm mưu thủ đoạn về quân sự và chính trị vừa kê
trên, Mỹ - Diệm còn ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân lao động Long An về kinh
tế. Trong “Chương trình phát triển quốc gia” của Diệm, năm 1957 trở đi thực
hiện kế hoạch cái gọi là “phát triển kinh tế và vãn hóa”. Trong 18 sắc luật
Diệm ký năm 1957, có đến 10 sắc luật về chính sách kinh tế [3, tr.52-56].
Tại Long An, cơ sở kinh tế của Diệm khá đồ sộ, chỉ tính nguồn lợi về
rượu thôi (mà nguồn lọi này chỉ là nguồn lợi phụ) Nhà máy đứờng Hiệp Hòa
của Diệm đã thu lợi được 850.000 lít rượu Rum, trong khi đó, có hơn 30 nhà
tư sản ở Sài Gòn chuyên sản xuất về rượu Rum, hàng năm chỉ sản xuất được
102.000 lít [27, tr.83-87].

16


Nguồn lợi ấy của Diệm chính là nguồn lợi thu trên mồ hôi, nước mắt
của hàng chục vạn đồng bào lao động trong tỉnh. Đặc biệt là của bà con nông
dân và anh em công nhân ở 2 huyện Đức Hòa, Đức Huệ. Vì nguồn lợi đó, nên
trong năm 1959, Diệm nhờ chuyên gia nước ngoài đến trang bị cho nhà máy
của hắn những máy móc hiện đại của các nước tư bản để tăng năng suất từ 900
tấn lên tiêu thụ 1.500 tấn mía mỗi ngày. Cũng như bà con ở Đức Hòa và Đức
Huệ, nhân dân Long An dưới thời Diệm thường xuyên phải nghe khẩu hiệu
dân vệ “dân sinh”, “dân tiến” của Diệm. Bà con nông dân Long An được
Diệm cho học chính sách “cải cách đẽn địa” để nâng đỡ tá điền thành địa chủ.

Song, con số 49 địa chủ ở Long An vẫn chiếm 12.000 mẫu đất vào cuối năm
1959 đã nói lên chính sách bịp bợm của Mỹ - Diệm đối với nhân dân ta. Diệm
lừa bịp về “cải cách điền địa” nhimg chúng trắng trợn cướp thật sự ruộng đất
của bà con nông dân trong chính sách “đấu giá công điền”, chính sách đấu giá
công điển là chính sách nhằm cướp lại ruộng đất cách mạng cấp cho bà con
nông dân nghèo trong kháng chiến. Bà con trong tỉnh, ai không có tiền đi “đấu
giá” thì phải mất đất. Song, nếu ai có ít vốn liếng đi “đấu giá công điền” cũng
chưa chắc đã có ruộng, vì giá đấu của người khác cao hơn. Đấu giá công điền
của Diệm, do đó trở thành một chính sách vừa cướp đất của nhân dán, vừa
nhằm chia rẽ bà con nông dân ngay trên mảnh đất cách mạng đã cấp cho họ.
Song, tuyệt đại đa dô' nông dân Long An không mắc mưu trên của Diệm,
không đi đấu giá mà cùng nhau đi đấu tranh chống chính sách nham hiểm đó.
ở Long An, có thể nói rằng, hễ cái gì có thể vơ vét được là Mỹ- Diệm không
từ, năm 1958 thấy có thể vơ vét được sô' tiền lớn của bà con, chúng cho tay
chân tổ chức “đấu giá thủy lợi” trưng công đem bán hệ thống kênh rạch của
đồng bào ở địa phương. Hệ thống kênh rạch ở Long An là một công trình, một
quá trình lao động cần cù của nhân dân địa phương trải qua bao thế hệ mới
xây dựng được. Từ hàng trăm năm về trước, nhân dân Long An vét kênh, đào
mương để phục vụ sản xuất và chiến đấu. Đến giữa năm 1958, Diệm cho tay

17


sai “trưng công” số kênh rạch trên để bà con ai muốn đưa nước vào đồng,
muốn đi lại, muốn đánh cá phải mua kênh rạch mới được sử dụng. Như vậy,
tội ác của Mỹ - Diệm ở Long An là tội ác đối với những người đang sống hiện
tại và xúc phạm đến thành quả lao động của ngưòi đã mất... một tội ác có tính
lịch sử! Mỹ - Diệm kiếm tiền của đồng bào Long An trên ruộng đất, kiếm tiền
cả trong hội họp. Tiép tục chính sách “tố cộng, diệt cộng” trước đây, sang năm
1957 - 1959, bọn chúng ráo riết bắt nhân dân trong tỉnh đi “học tập tố cộng”,

ai không đi học chúng phạt tiền. Khắp miền Nam, từ năm 1954 - 1960 không
có nơi nào là chỗ Mỹ - Diệm không đàn áp, khủng bố, chém giết những người
yêu nước. Nhưng ở Long An, nét điển hình về tội ác của Diệm và việc tra tấn,
giết người mang tính chất thí điểm, điển hình. Những kiểu giết người một cách
man rợ như thời Trung cổ của Diệm áp dụng vào miền Nam thường được
Nguyễn Văn Y cho thí điểm trước ở Long An. Tháng 5/1955, chúng cắt tay,
xẻo mũi đồng chí ta ở Đức Hòa. Năm 1957, chúng cắt đầu treo ở chợ. cắt đầu
nhiều thanh niên ở Cần Giuộc, cho lính bắn tập. Năm 1958, chúng bắt hơn 20
đồng bào ta rồi đóng đinh treo vào cột, móc người vào xe cho kéo nát tháy,
chúng mổ bụng, moi gan đồng bào và nhắm rượu ngay trong nhà thân nhân bị
giết ở Bến Lức...
Giữa năm 1958, Diệm đưa “hung thần miền Trung” là Ngô Đình cẩn về
đàn áp những người yêu nước ở Nam Bộ, thì quy mô đàn áp, tội ác của chúng
càng tăng lên gấp bội. v ề số lượng các cuộc hành quân càn quét, ở Long An,
trung bình 10 cuộc hành quân một tháng trong năm 1957, đã tăng lên 20 cuộc
hành quân/tháng trong năm 1958 [50].
Rõ ràng đòi sống nhân dân lao động Long An khổ cực trăm bề: bị bóc
lột, bị o bế chèn ép, bị chết chóc đau thương... ngay những người muốn sống
bàng quan, cầu an ở địa phương cũng không thể “an phận thủ thường” với Mỹ
- Diệm được. Trong khi đó, đến năm 1959, sự đàn áp, chém giết, khủne bô
của Mỹ - Diệm lại tiến thêm một bước mới, ghi thêm những tội ác vốn đã man
ĐẠI H Ọ C Q U Ố C GIA HÀ NÔI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIEN

18

V -L d / .W


rợ lại càng man rợ thêm - trong cuốn sổ ghi đầy tội ác của chúng ở địa

phương. Với Luật 10/59, Mỹ - Diệm đã lên máy chém khắp các nơi trong tinh.
Với Luật 10/59 việc giết người của chúng ở địa phương, về pháp lý mà nói đã
được pháp luật cho phép và khuyến khích; đồng thời vói việc ban hành Luật
10/59, Mỹ - Diệm đã công khai trực tiếp tuyên chiến vói toàn thể nhân dân
miền Nam, trong đó có nhân dân Long An. Tháng 10/1959, Toà án quân sự
đặc biệt của ngụy mở liên tục ở Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, chúng xử
chém hàng chục người trong một tháng ở Tân Trụ, Thủ Thừa... chúng giết
người vừa bị bắt ở Cần Giuộc, Cần Đước, chúng giết người bị bắt từ lâu đang
bị chúng giam giữ ở nhà tù Tân An, Bến Lức... Nét nổi bật thứ hai về tội ác và
sự kìm kẹp của địch là việc chúng tiến hành dồn dân, lập “khu trù mật” ở vùng
Đức Huệ. Việc xây dựng khu trù mật ở Đức Huệ - một địa phương có vị trí
quan trọng đối với cách mạng trong tỉnh, việc chúng dồn đồng bào yêu nước ở
các quân khác về tập trung ở đây, là một âm mưu thâm độc nhằm chống phá
cách mạng có trọng điểm, lại vừa có diện tích rộng. Đồng thời với những tội
ác mói, âm mưu nham hiểm của chúng vừa kể trên, Diệm đã chuyển địa bàn.
chuyển sự chỉ huy quân sự ở Long An, giao Long An cho Bộ Tư lệnh quân
khu Thủ đô ngụy - dưới quyền của tên Trung tướng Thái Quang Hoàng, chỉ
huy và sau đó chúng lập khu tam giác và bảo vệ Sài Gòn mà Long An là một
đỉnh quan trọng trong 3 đỉnh tam giác đó. Kết quả của những chính sách ớ
trên của địch áp dụng ở Long An có thể cho phép ta nói rằng: nếu nhu' từ
1954-1960 Diệm đã nỗ lực biến miền Nam thành một căn cứ quân sự khổng lồ
của Mỹ, thì đương nhiên Long An cũng trở thành một bộ phận trong căn cứ đó
và hơn thế nữa Long An đã trở thành một khác quan trọng trong hành lane
phòng thủ Sài Gòn của Mỹ - Diệm. Mặt khác, kết quả những âm mưu thủ
đoạn, tội ác trên của chúng đã gây xáo trộn sâu sắc trong đòi sống tình cảm,
tập quán của nhân dân trong tỉnh. Tội ác của Mỹ - Diệm đối với đồn 2 bào
ngày một tãng lên vói ngày tháng thì lòng căm thù và sức mạnh quật khởi của

19



đồng bào càng ngày một tích tụ, tăng lên. Đến cuối 1959, mức độ mâu thuẫn
đã phát triển đến mức cao nhất... Trải qua những ngày tháng ngột ngạt, trải
qua quá trình “luyện ngục”, qua quá trình chuẩn bị lực lượng, trải qua quá
trình đấu tranh bền bỉ, gay go... cách mạng Long An dưới sự lãnh đạo của tinh
Đảng bộ đã vượt lên trên kìm trả của kẻ thù, quật khởi vùng lên sôi động cả
bên đôi bờ sông nước Vàm c ỏ Đông.
Tóm lại, qua phân tích trên, rõ ràng Long An có vị trí chiến lược vô
cùng quan trọng, là cửa ngõ, là bàn đạp tấn công vào Sài Gòn - cơ quan đầu
não của Mỹ - Diệm, đồng thời Long An còn là nơi cung cấp nguồn lương thực,
thực phẩm chủ yếu cho Sài Gòn và cả khu vực miền Đông Nam Bộ. Đây là thế
chiến lược lợi hại cho địch. Từ thế chiến lược này, mà đế quốc Mỹ và Ngỏ
Đình Diệm ra sức o ép bóc lột nhân dân; tiến hành đáp áp, khủng bố quyết
liệt, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta. Với ý đồ và âm mưu thâm độc
đó, Đảng bộ Long An sớm nhận thức được âm mưu của chúng, nên đã để lại
nhiều vũ khí được chôn cất và nhiều lực lượng cách mạng không đi tập kết.
Đâỳ là cơ sở, tiền đề cho lực lượng vũ trang Long An ra đời sớm hơn so với
một số địa phương khác. Việc lực lượng vũ trang Long An ra đòi và phát triển
luôn luôn gắn liền với thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ và nhân dân Long An.

1.2.

Quá trình Đảng bộ Long An lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ

trang trong những năm 1954-1960
Sau hai năm đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ cho thấy, đối với
kẻ thù của giai cấp và dân tộc không thể đấu tranh chính trị đơn thuần mà
phải dùng bạo lực cách mạng, vì chế độ Mỹ - Diệm là chế độ độc tài phát
xít của bọn tư sản mại bản và phong kiến thân Mỹ, phản động nhất.

Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cách mạng miềri Nam của Bộ
Chính trị tháng 6-1956 khẳng định: Tính chất cuộc cách mạng của ta ở
miền Nam, là dân tộc và dân chủ. nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là

20


phản đế và phản phong; cuộc đấu tranh này nhất định sẽ lâú dài, gian khổ
và phức tạp nên phải chọn hình thức và phương pháp cách mạng thích hợp.
Hình thức đấu tranh của ta hiện nay là đấu tranh chính trị không phải là đấu
tranh vũ trang. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình
thức tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định, hoặc không tận dụng những
lực lượng vũ trang giáo phái chống Diệm. Chủ trương tổ chức tự vệ trong
quẩn chúng, nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh và giải thoát cán bộ khi cần
thiết, phải củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng
căn cứ làm chỗ dựa, đồng thòi xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh, làm
điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang, với nghị quyết
này, Bộ Chính trị đã vạch ra những vấn đề chỉ đạo chiến lược mới đối với
cách mạng miền Nam, trong đó quan trọng nhất là vấn để tự vệ vũ trang để
bảo vệ phong trào đấu tranh của quần chúng, bảo vệ cơ sở và bảo vệ cán bộ
của Đảng.
- Ở Tân An, Chợ Lớn lúc đầu khá đông, tất cả cán bộ đảng viên của
mọi cơ quan, đơn vị về xã sinh hoạt chung trong một chi bộ nên bị địch
đánh gây nhiều tổn thất. Những đảng viên bị lộ, một số phải chuyển vùng,
một số tập trung về các vùng căn cứ cũ ở Đức Hòa, Đồng Tháp Mười và
những vùng bưng biền sát biên giới để tạm lánh. Số cán bộ, đảng viên của
tỉnh Tân An, Chợ Lớn bị bật khỏi cơ sở cũ cũng tập trung về vùng trên, đặc
biệt là vùng Đức Hòa. Lúc đầu anh em tổ chức lại thành tiểu đội, trung đội
để tiện sinh hoạt, tránh né sự càn quét của địch, dần dần được tranơ bị vũ
khí để chiến đấu, bảo tồn lực lượng, bảo vệ căn cứ, bảo vệ vùng giải phóng.

- Đến giữa năm 1955, lực lượng giáo phái đầu hàng Diệm, Tỉnh ủy
Tân An chủ trương rút những cán bộ, đảng viên, đoàn viên gài trong lực
lượng giáo phái ra với hơn 100 súng để tổ chức thành những đơn vị vũ trang
của ta, gồm ba trung đội 29, 30 và 31.
Đến cuối năm 1956, các trung đội phát triển thành ba đại đội 231.

21


233, 235, hoạt động ở vùng Đức Hòa, Thủ Thừa. Cũng trong nãm 1957, bảy
cán bộ phong trào của ta bị địch bất giam giữ ở tại Tân Hiệp (Biên Hòa) đã
tổ chức vượt ngục ra Rừng Sác, mang theo ba súng trường và một trung
liên, kết hợp với lực lượng tại chỗ, thành lập đơn vị vũ trang Rừng Sác, lấy
phiên hiệu là đại đội 12 Bình Xuyên.
Tháng 7 năm 1957, do địch sáp nhập hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn
thành tỉnh Long An. Do đó, Tỉnh ủy Tân An cũng thành lập tỉnh Long An
gồm hai tỉnh nói trên để tiện cho công tác lãnh đạo đấu tranh. Tỉnh bổ sung
nhân sự, tổ chức lại thành ba đại đội mang phiên hiệu ba tiểu đoàn 504, 506
và 508. Mỗi đại đội có từ 100 đến 120 đồng chí, vũ khí ban đầu chưa đầy
đủ. Tiểu đoàn 506 biên chế gồm ba trung đội (231, 233 và 235) [24, tr.56].
Trung đội 231 phụ trách hoạt động vùng Vườn Thơm, Bà Vụ, Hữu
Thạnh, Bến Lức, Tân Kiên.
Trung đội 233 phụ trách hoạt động vùng An Ninh, Lộc Giang, Tân
Phú và dọc theo sông Vàm c ỏ Đông.
Trung đội 235 có nhiệm vụ bảo vệ vùng căn cứ Đức Huệ. Tiểu đoàn
506 biên chế gồm bốn trung đội (45, 50, 15 và trung đội cơ động).
Trung đội 45 phụ trách địa bàn Cần Đước, trung đội 50 phụ trách địa
bàn Cần Giuộc, trung đội 15 và trung đội cơ động bảo vệ căn cứ rừng Sác.
Đi đôi với việc xây dựng lực lượng vũ trang, Tỉnh ủy còn chú trọng
xây dựng các xưởng sửa chữa vũ khí, trạm quân y, các trường huấn luyện

tân binh, đào tạo cán bộ cấp tiểu đội, trung đội, cán bộ quân y. Nhiệm vụ
của lực lượng vũ trang là: bám trụ địa bàn, vũ trang tuyên truyền xây dựng
cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng tự vệ, vận động quần chúng góp quỹ
nuôi quân, tổ chức nội tuyến trong lòng địch làm công tác binh vận, trấn áp
tề điệp, địa chủ gian ác, mạnh dạn hoạt động sâu vào vùng đông dân địch
còn kìm kẹp chặt.

22


Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, các đơn vị vũ trang rời căn cứ phân
tán về hoạt động ở vùng đông dân cư theo địa bàn được phân (Tiểu đoàn
506 phụ trách vùng Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Thủ Thừa. Tiểu đoàn 508
phụ trách vùng Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Rừng Sác). Mỗi trung đội
phụ trách một huyện, một tiểu đội phụ trách hai đến ba xã, mỗi tố phụ trách
một xã.
Có lực lượng vũ trang về đứng chân, nhân dân rất phấn khởi tin
tưởng. Hầu hết các cán bộ chiến sĩ đều là đảng viên có nhiều kinh nghiệm
làm công tác vận động quần chúng. Vì vậy, chỉ trong một thời gian rất ngắn
cơ sở quần chúng phát triển từ xã này đến xã khác và vào sâu thị xã, thị
trấn. Nhiệm vụ lúc này: Diệt ác ôn, giữ gìn lực lượng chính trị, bảo vệ
Đảng.
Với cách bố trí và phân tán lực lượng vũ trang trên thì lực lượng vũ
trang tập trung chỉ là một trung đội nhưng khi tiến công địch sẽ có nhiều
trung đội, đại đội hoặc cả tiểu đoàn. Quán triệt phương châm diệt ác ôn
phải đạt hai yêu cầu: khí thế quần chúng phải lên, bộ máy kìm kẹp của địch
phải lỏng. Lực lượng vũ trang đã trấn áp địch bằng nhiều hình thức nhu'
biểu dương lực lượng, cảnh cáo, bắt bọn tề ngụy nhận tội và sửa chữa. Hoạt
động vũ trang tuyên truyền có tác dụng hỗ trợ cho nông dân giành và giữ
ruộng đất, vận động nông dân vừa đấu tranh vừa trấn áp bọn địa chủ ngóc

đầu dậy. Nhờ chủ trương đúng đắn, trong hai năm 1955-1956 nông dân
Long An cơ bản giành lại và giữ được 17.000 ha ruộng đất. Công tác vũ
trang tuyên truyền vào tận vùng địch kiểm soát (tiểu đoàn 506 thọc sâu tới
Phú Lâm sát Sài Gòn; tiểu đoàn 508 tới Cầu Nhị Thiên Đường, Chánh
Hưng). Lực lượng vũ trang Long An diệt đồn bốt địch (lấy đồn Vàm Sát,
tập kích đồn Vàm Dương, đánh trận Đìa Ngài - Vĩnh Lợi, trận Trại Lòn Nhơn Ninh). Những hóạt động của quân và dân Long An làni tê liệt bọn tề
xã. Ở nhiều nơi, cơ sở chính trị, vũ trang bí mật ngày càng phát triển. Các

23


×