Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

tuyển chọn 50 đề thi học sinh giỏi môn địa lý lớp 9 có đáp án và thang điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.79 MB, 192 trang )

TUYỂN CHỌN 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN ĐỊA LÝ 9
(có đáp án và thang điểm)
-Bao gồm: 30 đề thi cấp tỉnh, 20 đề thi cấp huyện-

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19/5/2016


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: ĐỊA LÍ

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm)
Vẽ hình vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày 22 - 6 (hạ chí), 22-12
(đông chí) và giải thích vì sao ngày 22 - 6 tại vòng cực Bắc và ngày 22 -12 tại vòng cực Nam lại có
ngày hoặc đêm dài 24 giờ.
Câu 2 (2,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam
của nước ta.
Địa điểm

Lạng Sơn

Hà Nội

Huế



Đà Nẵng

TP Hồ Chí Minh

Nhiệt độ
trung bình năm (0C)

21,2

23,5

25,1

25,7

27,1

Câu 3 (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình
phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4 (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về sản lượng thủy sản ở
nước ta. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi về cơ cấu sản lượng thủy sản?
Câu 5 (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (đơn vi: tỉ đồng)
Năm
1995
2000

2002
Tiểu vùng
Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
Đông Bắc
6 179,2
10 657,7
14 301,3
Từ bảng số liệu trên kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động
công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó.
Câu 6 (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
Diện tích thu hoạch và sản lượng chè (búp tươi) ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007
Năm
Chè
Diện tích thu hoạch (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
1995
52,1
180,9
1997
63,9
235,0
2000
70,3
314,7
2005
97,7

570,0
2006
102,1
648,9
2007
106,5
704,9
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2008, trang 290).
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích thu hoạch và sản lượng chè của nước ta giai đoạn
từ năm 1995 - 2007.
b. Nhận xét về diện tích thu hoạch và sản lượng cây chè của nước ta giai đoạn trên.
c. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên ba vùng nông nghiệp trồng chè
ở nước ta theo quy mô giảm dần; tại sao cây chè lại được trồng nhiều ở các vùng đó ?
--- Hết --Họ và tên thí sinh:........................................................................SBD...................................................
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài).


UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: ĐỊA LÍ

ĐỀ CHÍNH THỨC

Nội dung
Điểm
* Vẽ hình đúng, đẹp như hình 24 trang 28 SGK Địa lí lớp 6
1,5

(Trừ điểm nếu vẽ không đúng hoặc không ghi đủ đường xích đạo, các chí
tuyến, các vòng cực, các cực, đường phân chia sáng tối - mỗi ý thiếu hoặc sai
1
(3,0) trừ 0,25 điểm)
b.
* Giải thích
- Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo 0,5
một góc không đổi 66033’ trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời.
- Ngày 22-6 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23027’B vào 0,5
lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối
nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ, không có đêm.Trong khi đó, vòng cực Nam
hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ,
không có ngày.
- Ngày 22-12 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23027’N vào 0,5
lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên
có hiện tượng đêm dài 24 giờ. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm trước
đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ.
Câu

Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:
- Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn
chứng) hoặc HS có thể nêu ngược lại
- Giải thích nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
+ Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc - Nam).
+ Càng vào Nam, càng gần Xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng Mặt
Trời lớn, nên nhận được lượng nhiệt Mặt Trời nhiều
+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng yếu dần và từ
dãy Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này.
- Mật độ dân số trung bình là 407 người/km2 (năm 2002- số liệu theo
SGK), nhưng phân bố không đồng đều.

3
- Ven sông Tiền và sông Hậu:
(4,0)
+ Đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất của vùng, mật độ trung bình
đạt từ 501 - 1000 người/km2
+ Vì đây là vùng đất phù sa sông, được khai thác từ lâu, đã tiến hành thâm
canh và có năng suất cao
+ Nơi đây tập trung nhiều thị trấn, thành phố, giao thông vận tải phát triển
- Phía Tây và Tây Nam (vùng Đồng Tháp, Hà Tiên, Đảo Phú Quốc)
+ Mật độ dân số thấp nhất vùng, mật độ 50 - 100 người/km2
+ Vì vùng có nhiều vùng trũng, đầm lầy (Đồng Tháp, Hà Tiên), nhiều rừng
hay ở đảo xa.
2
(2,0)

0,5

0,5
0,5
0,5
0,75

0,5
0,25
0,25
0,5
0,25


- Phần lớn bán đảo Cà Mau

+ Mật độ dân số thấp 101 - 200 người/km2
+ Do đầm lầy và đất mặn
- Phần còn lại
+ Mật độ dân số từ 101 - 500 người/km2
+ Là vùng có độ cao trung bình, phần lớn là đất phèn
* Trình bày về tình hình phát triển sản lượng thủy sản ở nước ta.
- Sản lượng thủy sản tăng liên tục, tăng nhanh (dẫn chứng)
Trong đó:
+ Sản lượng thủy sản khai thác tăng (dẫn chứng)
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng)
4
Sản lượng TS nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng thủy sản khai thác
(2,0)
- Cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi
+ Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm (dẫn chứng)
+ Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng)
* Nguyên nhân
Do thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần sử dụng hợp lí lao
động, tài nguyên, đáp ứng nhu cầu thị trường, chính sách….
Khái quát (nêu tên các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc)
a. So sánh
- Nhìn chung Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây
5
(4,0) Bắc, cụ thể:
- Tình hình phát triển:
+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần so với Tây Bắc
(20,5 lần vào năm 2002)
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây
Bắc (Trong cả giai đoạn Tây Bắc tăng 2,17 lần, Đông Bắc tăng 2,31 lần)
- Cơ cấu ngành

+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim
màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất…
+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật
- Mức độ tập trung công nghiệp Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc.
+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9- 40 nghìn tỉ đồng là
Hạ Long và quy mô từ dưới 9 nghìn tỉ đồng có: Thái Nguyên, Việt Trì, Cẩm Phả.
+Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Tại đây không
có trung tâm công nghiệp nào mà chỉ có các điểm công nghiệp chủ yếu khai thác
khoáng sản, chế biến nông sản như: Sơn La, Điện Biên Phủ, Quỳnh Nhai
* Giải thích
- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:
+ Địa hình núi cao, hiểm trở đi lại nhiều khó khăn
+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, khó khai thác và chế biến
+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có kĩ thuật
+ Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu

0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

0,25
0,25


0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25


- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:
+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng KT trọng điểm
phía Bắc
+ Địa hình thấp hơn, giao thông khá thuận lợi có nhiều loại: đường sông,
đường sắt, đường bộ và cảng biển
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, một số loại có trữ lượng khá
lớn: than, quặng sắt, thiếc..
+ Dân cư đông, lao động có kĩ thuật nhiều hơn. Cơ sở cơ sở vật chất phục
vụ công nghiệp được xây dựng tốt hơn
a. Vẽ 01 biểu đồ kết hợp cột và đường
Yêu cầu: Biểu đồ có hai trục đứng, ghi rõ đơn vị của 02 trục đứng và trục
6
(5,0) ngang, vẽ đúng khoảng cách năm, đúng tỉ lệ; có tên biểu đồ, có ghi chú. (thiếu,
sai mỗi ý trừ 0,25 điểm)
b. Nhận xét:

Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2007 diện tích thu hoạch và sản lượng chè
đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau
+ Diện tích thu hoạch tăng thêm 54,4 nghìn ha (2,0 lần)
+ Sản lượng tăng thêm 524 nghìn tấn (3,9 lần)
Sản lượng chè tăng nhanh hơn diện tích thu hoạch
c. Tên ba vùng nông nghiệp trồng chè ở nước ta theo quy mô giảm dần:
Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
(nêu đúng tên 2 vùng cho 0,25 điểm)
* Giải thích
- Các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây chè
+ Địa hình, đất đai: Các vùng đồi có diện tích rộng lớn ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ, các cao nguyên lớn ở Tây Nguyên có nhiều loại đất fealit thích
hợp với cây chè
+ Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, Tây Nguyên khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa
theo độ cao, điều kiện nhiệt, ẩm thích hợp cho chè phát triển
+ Các điều kiện khác: nguồn nước…
- Các kiện kinh tế- xã hội
+ Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm trong
trồng và chế biến chè
+ Chính sách của Nhà nước cho phát triển cây công nghiệp trong đó có
cây chè. Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn sản
xuất...
+ Nước ta đã xây dựng được các cơ sở chế biến chè
+ Thị trường trong và ngoài nước lớn
+ Nguyên nhân khác: Mở rộng liên kết với các nước trong vệc sản xuất chè
................Hết..............

0,25
0,25

0,25
0,25

1,5

0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25











SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI

KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ - LỚP 9
Năm học 2014 - 2015

ĐỀ CHÍNH
THỨC
Môn: Địa lý Ngày thi: 09/4/2015
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
tạo ra những hệ quả gì?
Câu 2 (4,0 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta.
Câu 3 (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta qua các năm
(Đơn vị: %o)
Năm

1979

1989

1999

2009


2012

Tỉ suất sinh

32,2

31,3

23,6

17,6

16,9

Tỉ suất tử

7,2

8,4

7,3

6,8

7,0

a. Từ bảng số liệu trên, tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta.
b. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giai đoạn 1979-2012. Nhận
xét và giải thích tình hình dân số nước ta.

Câu 4 (4,0 điểm)
a. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.
b. Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc, công nghiệp thủy điện là thế mạnh
của vùng Tây Bắc?
Câu 5 (5,0 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.
b. Cho biết, nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp
lớn nhất nước ta?
-----------------Hết----------------(Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam và máy tính cá nhân
Giám thị không giải thích gì thêm)


Họ và tên thí sinh:.............................................................Số báo danh:........................

KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 9 NĂM HỌC 2014 – 2015
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ
Nội dung

Câu ý
1

Điểm

Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Chuyển động tự quay quanh trục 2,0đ
của Trái Đất tạo ra những hệ quả gì?
+Đặc điểm chuyển động:
-Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông

0,25


-Trong khi chuyển động, trục tưởng tưởng của Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 0,25
một góc 66033’.
-Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục một vòng hết 24h (một ngày đêm).

0,25

-Vận tốc quay khác nhau: lớn nhất ở xích đạo, giảm dần về 2 cực.

0,25

+Hệ quả:

2

-Sự luân phiên ngày và đêm

0,25

-Chuyển động biểu kiến hàng ngày của Mặt Trời và các thiên thể

0,25

-Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

0,25

-Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất

0,25


đã Nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta.

4,0đ

-Lượng mưa trung bình năm khá lớn, TB 1500mm-2000mm do ảnh hưởng của biển, gió Tây 0,5
nam ẩm ướt và bức chắn địa hình.
-Lượng mưa phân hóa theo mùa với 1 mùa mưa và mùa khô rõ rệt trong năm do chịu sự chi 0,5
phối của hoàn lưu gió mùa.
+Mùa khô từ tháng 11 -4, mưa ít, lượng mưa thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh 0,25
khô và Tín phong khô nóng.
+Mùa mưa từ tháng 5-10, mưa nhiều, lượng mưa lớn do gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới, 0,25
bão...
+Thời gian mùa mưa và mùa khô khác nhau giữa các khu vực, các địa phương.

0,25

▪Miền Nam, miền Bắc và Tây Nguyên: mưa vào hạ-thu (tháng 5-10) do gió mùa Tây Nam ẩm 0,25
ướt.
▪Duyên hải miền trung mùa hạ khô do nằm ở sườn khuất gió. Mưa vào thu-đông do chịu tác 0,25


động của frông, dải hội tụ nhiệt đới, bão...
-Lượng mưa phân hóa khác nhau giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương

0,25

+Những khu vực nhiều mưa, lượng mưa rất lớn (>2800mm/năm): Huế-Đà Nẵng, Móng Cái, 0,5
Hoàng Liên Sơn...do nằm ở sườn đón gió, dải hội tụ nhiệt đới, bão...
+Những khu vực ít mưa, lượng mưa rất thấp (<400mm/năm): Lạng Sơn, cực nam Trung 0,5

Bộ...đều nằm ở vùng khuất gió, địa hình thấp hoặc song song với các hướng gió...
+Khu vực mưa trung bình, (1600-2000mm/n) phân bố rộng khắp do nước ta nằm trong khu 0,5
vực nhiệt đới ẩm gió mùa, tác động của biển, độ ẩm cao.
3

Biểu đồ:

5,0đ

a Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta:
Gia tăng dân số tự nhiên nước ta
Năm
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên

(Đơn vị:%)

1979

1989

1999

2009

2012

2,5

2,3


1,6

1,1

0,99

b Vẽ biểu đồ:

0,5

2,5

+Yêu cầu.
-Vẽ chính xác biểu đồ kết hợp đường và miền, các dạng biều đồ khác không cho điểm
-Có tỉ lệ, tên biểu đồ và chú thích (thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25đ)
Nhận xét:
-Tỉ suất sinh thô và gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh và giảm liên tục (dc)

0,5

-Tỉ suất tử thô giảm chậm, có biến động (dc)

0,5

Giải thích:
-Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình...

0,5

-Chất lượng cuộc sống và nhận thức của người dân được nâng cao, những tiến bộ vượt bậc về y 0,5

tế, giáo dục...
4

a Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

2,5đ

+Tài nguyên phong phú làm cơ sở để phát triển cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng

0,25

-Nhiều loại khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim, vật liệu xây dựng phân bố rộng khắp, 0,5
để phát triển nhiều ngành công nghiệp.
+Sự phân bố của tài nguyên, đặc biệt là khoáng sản không đồng đều tạo nên sự phân hóa sâu 0,25


sắc trong phát triển và phân bố công nghiệp giữa các vùng.
+Một số tài nguyên có trữ lượng lớn để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

0,25

-Than: nhiều loại, trữ lượng lớn, chất lượng tốt, phân bố tập trung ở Quảng Ninh

0,25

-Dầu mỏ, khí đốt tập trung trong các bể trầm tích thuộc vùng thềm lục địa

0,25

-Trữ năng thủy điện lớn, phân bố trên các hệ thống sông thuộc vùng đồi núi để phát triển thủy 0,25

điện (kể tên các nhà máy thủy điện).
-Nguồn nước, khí hậu, đất trồng, tài nguyên biển...tạo thuận lợi cho phát triển nông-lâm-ngư 0,5
nghiệp để cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lương thực-thực
phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng...
b Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của Đông Bắc, thủy điện là thế mạnh 1,5đ
của Tây Bắc?
+Khai thác khoáng sản là thế mạnh của Đông Bắc, vì:
-Tập trung nhiều loại khoáng sản nhất nước ta

0,25

-Nhiều loại có trữ lượng lớn, phân bố tập trung: than (Quảng Ninh), thiếc (Cao Bằng)...

0,5

+Thủy điện là thế mạnh của Tây Bắc, vì:
-Có nguồn trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước

0,25

-Có các nhà máy thủy điện công suất lớn: Sơn La, Hòa Bình

0,5

Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Tại sao ĐNB là vùng chuyên 5,0đ
canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước?

5

Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm

a
-Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

0,5

-Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu

0,5

-Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai

0,5

-Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương

0,5

b ĐNB là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước, vì có nhiều thuận
lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm:
-Địa hình, đất trồng: địa hình thấp, là các bán bình nguyên với đất badan màu mỡ và đất xám
0,5
phù sa cổ thoát nước tốt...
-Khí hậu: cận xích đạo, khá ổn định, ít thiên tai

0,5

-Nguồn nước: khá dồi dào gồm nước ngầm, nước trên hệ thống sông Đồng Nai đảm bảo nước 0,5


tưới cho cây công nghiệp.

-Nguồn lao động đông, có kinh nghiệm, năng động với cơ chế thị trường...

0,5

-Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất-kĩ thuật thuộc loại tốt nhất cả nước, đáp ứng sự phát triển và chế 0,5
biến cây công nghiệp.
-Các yếu tố khác: khả năng thu hút đầu tư, thị trường tiêu thụ, đường lối chính sách...
Tổng = câu 1 + câu 2 + câu3 + Câu 4 +Câu 5 = 2,0 + 4,0 + 5,0 + 4,0 + 5,0 = 10,0điểm

0,5



PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học: 2013-2014
Môn: Địa lý
Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 01 trang
Đề chính thức
Câu 1 (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết:
- Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ Đông Nam Á?
- Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với các nước nào?
- Tên các nước ven Biển Đông?
b) Nêu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp nước
ta.
Câu 2 (2,0 điểm)
Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta giai đoạn
1960-2007. Tại sao phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn?

Câu 3 (5,0 điểm) Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nhận xét và giải thích về diện tích, sản lượng lúa ở nước ta.
b) Kể tên các trung tâm công nghiệp dệt may của vùng Đồng bằng sông Hồng và
Đông Nam Bộ. Tại sao các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?
c) Cho biết cơ cấu các loại rừng, sự phân bố và ý nghĩa của từng loại rừng ở nước ta.
Câu 4 (5,0 điểm)
a) Nêu sự khác biệt về địa hình, khí hậu và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng
Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b) Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển
thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
c) Nêu ý nghĩa của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Câu 5 (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999-2010
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
1999
2003
2007
2010
Giá trị xuất khẩu
11541,4
20149,3
48561,4
72236,7
Giá trị nhập khẩu
11742,1
25255,8
62764,7
84868,6
Tổng số

23283,5
45405,1
111326,1
157105,3
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai
đoạn 1999-2010.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra những nhận xét cần thiết.
c) Từ bảng số liệu trên hãy tính cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 19992010. Tại sao trong những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu?
..........Hết..........
Họ và tên thí sinh:.................................................................SBD:..........................
Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)


PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: ĐỊA LÝ
Ngày thi: 21 tháng 12 năm 2015
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 1 trang)

Câu 1 (4,0 điểm)
a. Hãy cho biết hai câu thơ sau nói đến miền khí hậu nào của nước ta? Nêu vị trí và
đặc điểm của miền khí hậu đó.
“ Hải Vân đèo lớn vừa qua
Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè”

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết vùng núi Đông Bắc,
Tây Bắc có vị trí ở đâu? Địa hình mỗi vùng có những đặc điểm gì nổi bật?
Câu 2 (2,0 điểm) Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Chứng minh Việt Nam là nước đông dân. Dân số đông ảnh hưởng như thế nào
đến nguồn lao động của nước ta?
b) Hãy nhận xét dân số Việt Nam giai đoạn 2000-2007.
Câu 3 (5,0 điểm) Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành
của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007.
b. Xác định các tuyến đường sắt chính và cho biết quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh
tế nào của nước ta ?
c. Cho biết cơ cấu hàng xuất- nhập khẩu và những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở
nước ta.
Câu 4: (5 điểm) Dựa vào át lát địa lí Việt Nam:
- Hãy kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ. Nêu và đánh giá
ảnh hưởng của vị trí địa lí vùng đến việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày sự khác biệt về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía Tây và
Đông của vùng Bắc Trung Bộ ?
- Vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút mạnh sự đầu tư nước ngoài.
Câu 5: (4 điểm) Cho bảng số liệu sau
Tổng giá trị xuất nhập khập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai
đoạn 1999 – 2010
( Đơn vị : Triệu USD)
Năm
1999
2003
2005
2007
2010
Tổng giá trị xuất nhập khẩu 23283,5 45405,1 69208,2 111326,1 157075,3

Cán cân xuất nhập khẩu
- 200,7 - 5106,5 -4314,0 -14203,3 -12601,9
1, Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn trên.
2, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta
trong giai đoạn 1999 – 2010.
3, Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của nước ta, và phương hướng hoạt động
xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
..........Hết..........
Họ và tên thí sinh:....................................SBD:..........................
Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành


Cán bộ coi thi không giải thích gì
thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ VÒNG
II
NĂM HỌC: 2015 - 2016
NỘI DUNG

CÂU
Câu 1 a) Hai câu thơ:
“ Hải Vân đèo lớn vừa qua
(4,0
Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè”
điểm)
- Hai câu thơ trên nói đến miền khí hậu phía Nam của nước ta.
- Vị trí của miền khí hậu phía Nam: từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở
vào.
- Đặc điểm khí hậu của miền khí hậu phía Nam: có khí hậu cận xích đạo,
nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản

sâu sắc.
a Vị trí, đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
*) Vùng núi Đông Bắc
+ Vị trí: nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.
+ Đặc điểm địa hình
- Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam.
- Hướng núi: chủ yếu theo hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn (Sông
Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về
phía Bắc. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung
lũng sông.
- Độ cao địa hình: núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Các đỉnh núi cao
trên 2000m nằm ở vùng thượng nguồn sông Chảy; các khối núi đá vôi đồ
sộ nằm sát biên giới Việt - Trung; trung tâm là vùng núi thấp với độ cao
trung bình từ 500 – 600m.
*) Vùng núi Tây Bắc
+ Vị trí: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
+ Đặc điểm địa hình:
- Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam
- Hướng núi: gồm 3 dải địa hình hướng Tây Bắc - Đông Nam( dc)
- Độ cao địa hình: cao nhất cả nước. Phía đông là dãy núi đồ sộ Hoàng
Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng cao nhất nước ta (3143m). Phía tây là địa
hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào (dãy Pu
Đen Đinh và Pu Sam Sao). Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn
nguyên và cao nguyên đá vôi. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng
sông cùng hướng.
Câu 2 a) Chứng minh Việt Nam là nước đông dân. Ảnh hưởng của dân số
đông đến nguồn lao động của nước ta.
(2,0
điểm) Chứng minh Việt Nam là nước đông dân:
- Số dân lớn (hơn 85,1 triệu người năm 2007).


ĐIỂM

1,0
0,25
0,25
0,5
3,0
0,25
0,25
0,5

0,5

0,25
0,25
0,5

0,5

1,0

0,25


- Đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
Ảnh hưởng của dân số đông đến nguồn lao động của nước ta:
- Nguồn lao động dồi dào.
- Là cơ sở để tăng thêm nguồn lao động nước ta (mỗi năm có thêm hơn 1
triệu lao động).

b) Nhận xét dân số Việt Nam giai đoạn 2000-2007:
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 15
- Dân số nước ta đông, dân số nông thôn nhiều hơn dân số thành thị.
- Tổng số dân, dân số thành thị, dân số nông thôn liên tục tăng (tổng số
dân tăng 55,0 triệu người, dân số thành thị tăng 18,64 triệu người, dân
số nông thôn tăng 36,36 triệu người)
- Tốc độ tăng dân số thành thị nhanh hơn tốc độ tăng dân số nông thôn
(dân số thành thị tăng 4,94 lần, dân số nông thôn tăng 2,43 lần)
Câu 3 a) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo nhóm ngành của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007:
(5,0
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 21
điểm)
Giai đoạn 2000-2007, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
nhóm ngành của nước ta có sự thay đổi:
- Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai thác chiểm tỉ trọng nhỏ, có
xu hướng giảm (từ 15,7% xuống còn 9,6%, giảm 6,1%)
- Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến chiểm tỉ trọng lớn
nhất, có xu hướng tăng (từ 78,7% lên 85,4%, tăng 6,7%)
- Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước chiểm tỉ trọng nhỏ nhất, có xu hướng giảm (từ 5,6% xuống còn
5,0%, giảm 0,6%)
-> Đây là sự chuyển dịch tích cực, song sự chuyển dịch này còn chậm.
b. Xác định các tuyến đường sắt chính và cho biết quốc lộ 1A đi qua
các vùng kinh tế nào của nước ta:
Dựa vào át lát bản đồgiao thông trang 23
* Các tuyến đường sắt chính:
- Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (đường sắt thống nhất)
- Hà Nội – Lào Cai
- Hà Nội – Lạng Sơn

- Hà Nội – Hải Phòng
- Hà Nội – Thái Nguyên
* Quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh tế:
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Vùng Đông Nam Bộ
c. Cho biết cơ cấu hàng xuất- nhập khẩu và những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực ở nước ta.
Dựa vào át lát bản đồ thương mại trang 24- biểu đồ cơ cấu giá trị hàng
xuất nhập khẩu

0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,5

0,25
2,0

0,25
0,5
0,5
0,5

0,25


0,75

0,75


Câu 4
(5,0
điểm)

* Hàng xuất khẩu: Hàng công nghiệp nặng và khoảng sản; hàng công
nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông lâm thủy sản.

0,5

* Hàng nhập khẩu: Máy móc thiết bị phụ tùng; nguyên nhiên vật liệu;
hàng tiêu dùng.
* Mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Dầu thô, hàng dệt may, thủy sản, than
đá, gạo, cà phê

0,5

- Hãy kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ. Nêu
và đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí của vùng đến việc phát triển
kinh tế- xã hội.
Dựa vào át lát địa lí Việt Nam bản đồ trung du và miền núi Bắc Bộ……

1,5

Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Đông Bắc : Lào Cai, yên Bái , Phú Thọ , Hà Giang, tuyên Quang, Cao Bằng,

Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh
+ Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt:
+ Có biên giới kéo dài giáp Trung Quốc, lào thuận lợi cho việc giao lưu với
Trung Quốc và Lào qua các cửa khẩu (DC)
+ Nằm liền kề với vùng ĐB sông Hồng .........
+ Giáp biển ( Tỉnh Quảng Ninh) thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và mở rộng
giao lưu trong và ngoài nước. Tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc.
- Trình bày sự khác biệt về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế
giữa phía Tây và Đông của vùng Bắc Trung Bộ?
Chỉ
Phía Tây
tiêu
Tự
- Núi, gò, đồi
nhiên
Dân cư - Dân tộc ít người, mật độ
thấp
Kinh tế - Nghề rừng, trồng cây công
nghiệp lâu năm, canh tác trên
nương rẫy, chăn nuôi gia súc
lớn …

0,5

0,25
0,25

0,25

0,25
0,5
2,0

Phía Đông
- Đồng bằng hẹp, vùng biển
- Người Việt, mật độ cao
- Trồng cây lương thực, cây
công nghiệp hàng năm, thủy
sản
- Sản xuât công nghiệp,
thương mại và dịch vụ …

- Vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút mạnh sự đầu tư nước ngoài
+ Vị trí thuận lợi giao lưu các vùng trong và ngoài nước với nước ngoài bằng
nhiều loại hình vận tải
+ Điều kiện địa chất, khí hậu ổn định, mặt bằng xây dựng tốt
+ Có trữ lượng dầu khí khá lớn ở vùng thềm lục địa, nguồn nguyên liệu cây công
nghiệp phong phú, liền kề các nguồn nguyên liệu( nông sản, thủy sản, lâm sản)
Gần các thị trường quan trọng ( ĐB SCL, Tây Nguyên, Cam-pu- chia

1,5
0,25
0,25
0,25


+ Dân số đông, năng động tập trung nhiều lao động lành nghề, có chuyên môn kỹ
thuật
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển tương đối đồng bộ

+ Có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Câu 5 1. Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta
( 4,0
Giá trị xuất nhập khập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2010
điểm)
( Đơn vị : Triệu USD)
Năm
1999
2003
2005
2007
2010
Xuất khẩu
11541,4 20149,3 32447,1 48561,4 72236,7
Nhập khẩu
11742,1 25255,8 36761,1 62764,7 84838,6
2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu
- Xử lí bảng số liệu ra % ta có bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị xuất nhập khập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2010
( Đơn vị : %)
Năm
1999
2003
2005
2007
2010
Xuất khẩu
49,6
44,4
46,9

43,6
46,0
Nhập khẩu
50,4
55,6
53,1
56,4
54,0
Tổng
100
100
100
100
100
- Vẽ biểu đồ miền ( đảm bảo mỹ quan chính xác có ghi chú, tên biểu đồ)
Các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí không đạt hoặc sai trừ 0,25 điểm/tiêu chí
3. Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của nước ta, và phương hướng
trong hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
Nhận xét:
+ Tình hình chung
Tổng giá tị xuất nhập khẩu tăng ( DC)
Giá trị xuất khẩu tăng( DC)
Giá trị nhập khẩu tăng tăng ( DC)
+ Tường quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu cơ cấu xuất nhập khẩu chưa thật
cân đối. Nước ta vẫn là nước nhập siêu, mức độ có su hướng tăng
Phương hướng
Nước ta cần tạo ra các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn
Mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí.
* Lưu ý:
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi chấm để đánh giá đúng bài làm của học
sinh.
- Thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

0,25
0,25
0,25
1,0

1,0
1,5

0,5

1,0
1,5

0,5

0,5
0,5


×