Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

THAM LUẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI ĐỐI THOẠI VỀPHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG LẦN THỨ 7 VỚI CHỦ ĐỀ “PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.98 KB, 11 trang )

THAM LUẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI ĐỐI THOẠI VỀ
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG LẦN THỨ 7 VỚI CHỦ ĐỀ
“PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC”
Thực trạng và giải pháp về công tác
phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục

1. Thực trạng về công tác phòng, chống tham nhũng trong giáo dục
Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo được (GDĐT) Chính phủ giao trọng
trách quản lý nhà nước về giáo dục, bao gồm gần 40.000 cơ sở giáo dục (từ mầm
non đến đại học) với hơn 1 triệu cán bộ, giáo viên và 23 triệu học sinh, sinh viên.
Xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừa
cấp bách, vừa lâu dài trong quá trình triển khai các nhiệm vụ chính trị của toàn
ngành. Vì vậy, ngay sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Quốc
hội thông qua (ngày 29/11/2005), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương
trình hành động của Bộ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó xác
định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thức và phương pháp tổ chức thực hiện;
có văn bản hướng dẫn toàn ngành thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật
PCTN; đồng thời thành lập Ban chỉ đạo thực hiện PCTN do Bộ trưởng làm Trưởng
ban. Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều nỗ lực và thể hiện
rõ ý chí quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục
bằng những hành động cụ thể như sau:
1.1. Nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực làm phát sinh tham nhũng, Bộ
GDĐT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về
ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm, chính, chí
công, vô tư trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, viên chức, học sinh,
sinh viên.
Từ năm học 2006-2007 đến nay, toàn ngành tích cực triển khai Chỉ thị số
33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và
khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục gắn với cuộc vận động “Nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Mỗi


thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Các cuộc vận động
và phong trào thi đua này mang dấu ấn đặc thù của ngành Giáo dục, do có sự chỉ
đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, sự đồng lòng ủng hộ của toàn xã
hội, cùng với quyết tâm cao của các nhà trường, nhờ đó, trật tự kỷ cương trong


toàn ngành đã có sự chuyển biến căn bản, môi trường sư phạm lành mạnh được
thiết lập lại, tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
1.2. Để triển khai các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Bộ
GDĐT đã tiến hành rà soát và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo của ngành, từ năm
2006 đến nay, Bộ GDĐT đã soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và
ban hành theo thẩm quyền 347 văn bản (2 Luật; 01 Nghị quyết của Quốc hội; 6
Nghị định; 1 Nghị quyết của của Chính phủ; 21 Quyết định và 4 Chỉ thị của Thủ
tướng; 35 văn bản liên tịch; 277 văn bản của Bộ trưởng). Một số lĩnh vực có nguy
cơ cao phát sinh tham nhũng như: công tác tuyển sinh, tuyển dụng, sử dụng nhà
giáo và cán bộ quản lý, việc thành lập cơ sở giáo dục, phân bổ kinh phí, các khoản
thu trong nhà trường, dạy thêm, học thêm... đã được Bộ GDĐT chú trọng ban hành
các văn bản quy định cụ thể như:
Quy định dạy thêm, học thêm (ban hành theo Quyết định số 03/2007/QĐBGDĐT ngày 31/01/2007), trong đó quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp,
của các cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc
quản lý dạy thêm, học thêm; Quy định về đạo đức nhà giáo (ban hành theo Quyết
định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008) đã đưa ra những yêu cầu chuẩn
mực rõ ràng về: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tác phong,
truyền thống đạo đức nhà giáo; Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo
dục của hệ thống giáo dục quốc dân (ban hành kèm theo Thông tư số
09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009) yêu cầu các cơ sở giáo dục: công khai
cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng thực tế, công khai điều kiện đảm bảo
chất lượng cơ sở giáo dục và công khai thu, chi tài chính; kiểm tra mức chi cho
giáo dục từ ngân sách địa phương, kiểm tra việc thu và sử dụng học phí, kiểm

tra sử dụng ngân sách cho giáo dục, kiểm tra việc thực hiện kiên cố hóa trường,
lớp và xây nhà công vụ. Các quy định trên đã góp phần tích cực ngăn ngừa các
hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo và các hành vi tham nhũng xảy ra trong đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Ngoài ra, Bộ GDĐT đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
(Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007), Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên mầm non (Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008) và hướng
dẫn thực hiện theo chuẩn. Đặc biệt, Bộ GDĐT đã đề xuất với Chính phủ, Quốc
hội để đưa vào Luật Giáo dục các quy định cụ thể về thành lập, đình chỉ hoạt
động, sáp nhập, chia tách, giải thể trường; về công khai minh bạch trong hoạt
động của các cơ sở giáo dục; về học bổng, học phí; về đạo đức nhà giáo; về
những hành vi nhà giáo không được làm. Đồng thời, tích cực triển khai xây dựng
chương trình và biên soạn tài liệu để đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào
giảng dạy trong các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao
2


đẳng và đại học từ năm học 2012-2013 theo Đề án của Chính phủ đã phê duyệt tại
Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
1.3. Trong lĩnh vực công tác cán bộ, để phòng ngừa tham nhũng, Bộ
GDĐT đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức của Bộ; hoàn thiện quy định về chức năng,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ; chú trọng đến công tác
quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; triển
khai trong toàn ngành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP về chuyển đổi vị trí công
tác của cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ sở giáo dục và trong cơ quan Bộ;
thực hiện trả lương qua tài khoản đối với 100% cán bộ công chức tại cơ quan Bộ
và các đơn vị trực thuộc Bộ; đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản,
thu nhập cá nhân tại cơ quan Bộ và chỉ đạo toàn ngành thực hiện đối với các đối
tượng theo quy định của Chính phủ về minh bạch tài sản và thu nhập.
1.4. Thực hiện công khai, minh bạch góp phần hạn chế và đẩy lùi tham

nhũng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Bộ thực hiện dự toán theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính;
xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của Bộ Tài chính để
quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên đảm bảo công khai, minh
bạch. Đồng thời, Bộ đã tăng cường công tác quản lý tài chính kế toán về quản lý sử
dụng nguồn thu học phí, lệ phí; sử dụng ngân sách, tiền, tài sản nhà nước; quản lý,
sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại các
công ty khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp. Trong 2 năm qua, Kiểm toán
Nhà nước đã thực hiện kiểm toán sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ GDĐT và
đánh giá Bộ GDĐT đã sử dụng tốt việc phân bổ, quản lý kinh phí, không có sai
sót phải đề nghị xử lý.
1.5. Để công tác phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, hàng năm, Thanh
tra Bộ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng
trên cơ sở hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và lồng ghép một số nội dung khác
như: thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Khiếu nại, tố cáo;
thực hiện “Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo
dục quốc dân”. Ngoài việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra phòng, chống
tham nhũng, Thanh tra Bộ còn triển khai kế hoạch thanh tra hành chính và thanh
tra chuyên ngành, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, tập trung vào một
số lĩnh vực như: sử dụng vốn cấp cho các dự án, việc tiến hành cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước, quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, mua sắm
thiết bị trường học; công tác tuyển sinh, công tác tổ chức đào tạo và thực hiện các
khoản thu, chi.
Riêng năm 2009, Thanh tra Bộ đã tiến hành thanh tra hành chính, phòng,
chống tham nhũng được 24 đơn vị; từ đầu năm 2010 đến nay đã tiến hành thanh tra
được 10 đơn vị và hàng chục các cuộc thanh tra chuyên ngành. Nhìn chung, các
3


cuộc thanh tra đã góp phần giúp các cơ sở giáo dục thấy rõ được những kết quả đã

làm được và những hạn chế, thiếu sót, trên cơ sở đó chấn chỉnh các hoạt động ở tất
cả các khâu trong quá trình tổ chức giáo dục đào tạo tại đơn vị, kịp thời khắc phục
những sai sót và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Công tác phòng, chống
tham nhũng đã được thực hiện có hiệu quả ngay từ cơ sở trong ngành.
1.6. Thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện Quy chế công khai
đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cùng với việc triển khai
mạnh mẽ cải cách hành chính, thực hiện cơ chế hành chính “một cửa”, đặc biệt
là cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
của các cơ quan chức năng thuộc Bộ và các cơ sở giáo dục, nhờ đó đã hạn chế
và từng bước đẩy lùi tiêu cực làm phát sinh tham nhũng trong giáo dục.
Đến tháng 5/2010, 100% các cơ sở giáo dục (gồm 376 trường đại học, cao
đẳng) đã công khai thực hiện 3 công khai trên mạng thông tin của trường và gửi
báo cáo về Bộ. Báo cáo của các trường đã cung cấp những thông tin cơ bản về
số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ; về quy mô đào tạo; về diện
tích đất đai; về diện tích sàn xây dựng phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy và
học tập; về tình hình tài chính; về chuẩn đầu ra... Đây là những thông tin rất thiết
thực cung cấp cho học sinh và các bậc cha mẹ học sinh biết, đồng thời cũng là
kênh quan trọng để các cơ sở giáo dục chịu sự giám sát của xã hội. Bộ GDĐT đã
triển khai áp dụng thí điểm cơ chế “một cửa” tại cơ quan Bộ, bao gồm 9 nhóm công
việc, bắt đầu từ tháng 5/2007; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý,
điều hành (thiết lập ổn định hệ thống địa chỉ email, giao dịch văn bản điện tử, đăng
tải văn bản quy phạm pháp luật lên Website của Bộ, tổ chức hội nghị qua mạng)
được tăng cường. Bộ đã ban hành Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giáo dục và
đào tạo (bao gồm 145 thủ tục, trong đó, số thủ tục hành chính do Bộ trực tiếp giải
quyết là 67, do UBND cấp tỉnh giải quyết là 45, do UBND cấp huyện giải quyết là
29 và do UBND cấp xã giải quyết là 4). Bộ thủ tục hành chính này được đăng tải tại
chuyên mục Cải cách hành chính trên Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.7. Ban Cán sự Đảng Bộ GDĐT ra Nghị quyết về Đổi mới quản lý giáo dục
đại học 2010-2012 và Bộ GDĐT tạo ban hành Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng. Đến nay, các trường ĐH, CĐ đã tổ chức thảo

luận công khai, dân chủ về hiện trạng chất lượng giáo dục của nhà trường, trên cơ
sở đó đã ban hành Chương trình hành động của nhà trường, trong đó đề ra những
nhiệm vụ cụ thể, phân công trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân và những việc
cần làm ngay để khắc phục những yếu kém kéo dài trong nhà trường. Đây cũng là
giải pháp quan trọng để khắc phục những tồn tại, hạn chế của giáo dục đại học
hiện nay, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng
trong bậc học này.
4


1.8. Công tác phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí tại các cơ sở
giáo dục đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định. Từ năm 2006 đến
nay có 08 cơ sở trực thuộc Bộ, 02 cơ sở thuộc quản lý của các Bộ, ngành khác và
13 cơ sở thuộc quản lý của địa phương đã xử lý kỷ luật hoặc đề nghị các cơ quan
pháp luật xử lý theo quy định hiện hành.
2. Một số hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng
trong lĩnh vực giáo dục còn một số hạn chế, tồn tại sau:
2.1.Trong dạy thêm, học thêm: Quản lý về dạy thêm, học thêm trước đây
chưa được chặt chẽ, dẫn đến dạy thêm, học thêm tràn lan ở nhiều địa phương,
nhất là ở khu vực thành phố, thị xã. Cá biệt, có một số nhà giáo đã cắt giảm
chương trình chính khóa theo quy định để đưa vào dạy thêm, bắt ép học sinh
phải học thêm để vụ lợi. Sau khi Bộ GDĐT có văn bản Quy định dạy thêm, học
thêm, trong đó quy định rõ nguyên tắc tổ chức, trách nhiệm quản lý của UBND
các cấp, của các cơ quan quản lý và của người đứng đầu các cơ sở giáo dục, nhờ
đó, công tác quản lý về dạy thêm, học thêm đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, vẫn
cần phải tiếp tục chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy
định của Bộ.
2.2. Trong lĩnh vực tuyển sinh đầu cấp: Tuyển sinh nói chung và tuyển
sinh đầu cấp nói riêng cũng là một lĩnh vực đã nảy sinh tiêu cực, tham nhũng.

Các hành vi vi phạm thường xảy ra ở các khâu: có gian lận về hồ sơ; tiêu cực
trong việc tuyển sinh trái tuyến ở khu vực thành phố, thị xã; gian lận về các điều
kiện xét tuyển đặc biệt trong công tác cử tuyển ở một số tỉnh miền núi và tuyển
sinh các lớp hệ không chính quy ở các cơ sở giáo dục và các địa phương. Có
hiện tượng tổ chức ôn luyện thi vào đại học, vào các lớp đầu cấp trái phép, thu
học phí cao tạo ra tâm lý lo âu đối với các bậc cha mẹ học sinh và học sinh trước
dư luận muốn thi vào trường nào thì phải học thêm các lớp dạy thêm do giáo
viên hoặc trường đó mở.
2.3. Trong lĩnh vực thực hiện các khoản thu: Đây là lĩnh vực cũng đang gây
nhiều bức xúc trong xã hội đối với một số cơ sở giáo dục từ giáo dục mầm non đến
đại học. Qua một số vụ việc có hành vi vi phạm đã được phát hiện và xử lý cho
thấy các vi phạm chủ yếu là: tự đặt ra các khoản thu đầu năm, đầu cấp ngoài quy
định; mượn danh nghĩa Hội cha mẹ học sinh và gây quỹ các đoàn thể để ép các bậc
cha mẹ học sinh và học sinh đóng góp; thực hiện thu học phí của các lớp không
chính quy… việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí này vẫn còn tồn tại những
bất hợp lý.
2.4. Một số hành vi tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực giáo dục tuy không
phổ biến, thiệt hại về kinh tế không nhiều, song đã gây nên hậu quả xấu về nhiều
5


mặt, phần nào làm giảm uy tín của ngành, cũng như uy tín và danh dự của các
nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với một số
cơ sở giáo dục, tạo nên những vật cản cho quá trình phát triển của giáo dục nước
nhà như: mua bằng, bán điểm trong giáo dục đại học và giáo dục nghề; mua bán
chứng chỉ... Bên cạnh đó, ở một số cơ sở giáo dục, đấu tranh phòng, chống tham
nhũng chưa trở thành trách nhiệm tự giác và thường trực của mỗi cá nhân, tập thể,
còn mang tính hình thức, đối phó, vì vậy hiệu quả của công tác này chưa cao.
3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế
3.1. Việc triển khai thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Chương

trình phòng, chống tham nhũng ở một số cơ sở giáo dục còn chưa đáp ứng yêu
cầu, chưa tạo được ý thức chủ động, tự giác của các tập thể và cá nhân trong
phòng ngừa, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong giáo dục.
3.2. Một bộ phận nhà giáo, cán bộ trong ngành trình độ quản lý còn hạn
chế, ý thức tự học, tự bồi dưỡng và rèn luyện còn thấp; tác động của mặt trái của
cơ chế thị trường, cộng với cuộc sống khó khăn một số cán bộ giáo viên đã chạy
theo lợi ích trước mắt dẫn đến những hành vi, việc làm vi phạm những quy định
của ngành, quy định của pháp luật làm nảy sinh tham nhũng.
3.3. Hệ thống chính sách, pháp luật về giáo dục chưa đầy đủ, chưa đồng
bộ, chưa đáp ứng được những đòi hỏi đang đặt ra đối với giáo dục; thiếu phối
hợp, phân công chặt chẽ giữa Bộ GDĐT, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trong quản lý các cơ sở giáo dục dẫn đến hiệu lực quản lý nhà
nước còn hạn chế.
Đánh giá chung: Công tác phòng, chống tham nhũng của ngành Giáo dục
trong 4 năm qua đã được thực hiện một cách nghiêm túc với nhiều giải pháp đồng
bộ, toàn diện và đã thu được một số kết quả tích cực trên cả hai phương diện phòng
ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Công tác tuyên truyền, phổ biến
các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã được tổ chức triển khai
toàn diện ở tất cả các cơ sở giáo dục. Do làm tốt công tác phòng ngừa, tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kịp thời phát hiện xử lý các hành vi tham
nhũng; đồng thời Bộ đã ban hành các văn bản quy định khắc phục các yếu kém, sơ
hở trong quản lý, nên đã hạn chế đáng kể các hành vi tham nhũng. Các vụ việc
tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực giáo dục không nhiều và quy mô không lớn. Đặc
biệt, trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị giáo dục, các chương
trình mục tiêu quốc gia được nhà nước đầu tư với số lượng tài chính rất lớn nhưng
công tác kiểm toán hàng năm cho thấy chưa phát hiện có những sai phạm đáng kể
phải xử lý hình sự.
4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham
nhũng trong lĩnh vực giáo dục
6



4.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của
pháp luật về phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức và phát huy vai
trò chủ động của toàn ngành trong công tác phòng, chống tham nhũng.
4.2. Tiếp tục xây dựng, rà soát, bổ sung hoàn thiện và đồng bộ hệ thống
chính sách, pháp luật về giáo dục làm cơ sở pháp lý để góp phần đẩy mạnh công
tác PCTN trong lĩnh vực giáo dục.
4.3. Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng đẩy mạnh phân cấp,
trao quyền tự chủ cho cơ sở, địa phương. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ sở giáo dục trên cơ sở thực hiện Quy chế thực hiện công khai
đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4.4. Đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công
khai, minh bạch trong tất cả các hoạt động giáo dục, đào tạo và tuân thủ nghiêm
túc các quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm giải trình
trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ GDĐT; nâng
cao tính trách nhiệm, giải trình của cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ
được giao.
4.5. Xây dựng và thực hiện cơ chế đảm bảo trách nhiệm cung cấp thông
tin và quyền tiếp cận thông tin của công dân đối với hoạt động giáo dục đào tạo,
trong đó có phần thư mục phản ánh về các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong
giáo dục trên trang Web của Bộ và Báo Giáo dục và Thời đại điện tử.
4.6. Cụ thể hoá các quy định về công vụ, công chức để nâng cao hiệu quả
thực thi công vụ của cán bộ công chức trong toàn ngành. Tiếp tục bồi dưỡng
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường Phổ thông và Đại học nhằm nâng cao
trình độ quản lý. Tăng cường giáo dục đạo đức nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”.
4.7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra trong
phát hiện, kiến nghị xử lý các hành vi tham nhũng.

4.8. Tiếp tục kiến nghị với Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu
tư cho giáo dục, đặc biệt là các chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ giáo viên
trong ngành để họ có điều kiện yên tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Các giải pháp trên phải được tiến hành đồng thời, tuy nhiên cần tập
trung thực hiện theo lộ trình ưu tiên như sau:
- Trước mắt trong năm 2010 và năm 2011, triển khai thực hiện đồng bộ các
giải pháp, trong đó, tập trung vào các giải pháp nhằm thực hiện công khai, minh
bạch và trách nhiệm giải trình ở tất cả các khâu trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ
7


thống giáo dục quốc dân, rà soát những việc, những khâu dễ nảy sinh tiêu cực,
tham nhũng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Những năm tiếp theo, tập trung thực hiện các giải pháp về xây dựng và hoàn
thiện các quy định về trách nhiệm thực thi công vụ và chuẩn đạo đức nghề nghiệp
của cán bộ giáo viên trong ngành đồng thời tiếp tục kiến nghị Đảng, Nhà nước có cơ
chế và chính sách ưu tiên phát triển giáo dục và từng bước nâng cao đời sống cán bộ
giáo viên.
Cuối cùng, thay mặt lãnh đạo Bộ GDĐT xin trân trọng cảm ơn các nhà tài
trợ, trong thời gian qua, đã giúp đỡ cho ngành Giáo dục Việt Nam trong việc tăng
cường nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Bộ GDĐT thực hiện các nhiệm vụ
của ngành nói chung, trong công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng.
Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí, đã
thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của ngành, chủ động phát hiện, phản
ánh những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong ngành, giúp Bộ kịp thời chấn
chỉnh và xử lý.
Xin kính chúc các quý vị sức khoẻ, hạnh phúc.

8



Phụ lục
Các hành vi tham nhũng đã được phát hiện và
xử lý trong lĩnh vực giáo dục từ 2006 đến nay
I. Các cơ sở giáo dục thuộc quản lý của Bộ GDĐT
1. Tại ĐHSPKT Hưng Yên: 01 giáo viên nhận tiền của sinh viên để photo
bài giải thi hết môn (với số tiền: 24.200.000đ), hình thức buộc thôi việc (hành vi
mua bán điểm).
2. Tại Đại học Quy Nhơn: 01 vụ lạm thu chi quỹ xe đạp, xe máy. Cơ quan
điều tra khởi tố 01 Hiệu trưởng và 03 cán bộ nhân viên.
3. Tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương: 01 giáo viên yêu cầu
sinh viên nộp tiền để chạy điểm, đã xử lý kỷ luật cảnh cáo (hành vi mua bán
điểm).
4. Tại Đại Học Kinh tế quốc dân: 01 giáo viên yêu cầu sinh viên nộp tiền
trong khi đang thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên làm đồ án môn học, đã
bị xử lý kỷ luật cảnh cáo và chuyển làm công tác khác 01 năm.
5. Tại Đại học Sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng: Đã xử lý kỷ luật cảnh
cáo 01 cán bộ văn thư qua tố cáo của sinh viên lợi dụng nhiệm vụ được giao có
sai phạm trong công tác để vụ lợi.
6. Tại Trung tâm tin học Kinh tế thuộc Đại học Kinh tế HCM: Một nhóm
người có hành vi vi phạm trong việc quản lý tài chính sai quy định để vụ lợi. Đã
xử lý kỷ luật và chuyển công tác khác 04 người gồm: cảnh cáo giám đốc Trung
tâm; khiển trách 01 Phó giám đốc và 02 nhân viên.
7. Tại Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh: Năm 2009, đã xử lý kỷ luật
01 trưởng khoa vì có sai phạm trong việc quản lý kinh phí các lớp đào tạo liên
kết tại đơn vị.
8. Tại cơ quan Bộ: Đã kỷ luật cảnh cáo 01 cán bộ công chức vì hành vi lợi
dụng trách nhiệm được phân công có vi phạm trong việc quản lý chứng chỉ.
II. Các cơ sở thuộc quản lý của Bộ, ngành khác
1. Tại Đại học khoa học và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia HCM

Đã kỷ luật khiển trách 01 tập thể và cảnh cáo 03 cá nhân vì có sai phạm
về tài chính trong việc tuyển sinh và tổ chức đào tạo.
2. Tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ tin học ngoại ngữ
thuộc Hội khuyến học Việt Nam: đã tổ chức một số lớp đào tạo không đúng quy
định; đã tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không đúng quy định để


thu lời bất chính (310 chứng chỉ). Hình thức xử lý: đã thu hồi giấy phép hoạt
động và đề nghị Hội khuyến học ra Quyết định giải tán Trung tâm.
III. Các cơ sở thuộc quản lý của địa phương
1. Tại Sở Giáo dục đào tạo (GDĐT) Bến Tre: Trường Tiểu học Bình
Thạnh, Thạnh Phú: Hiệu trưởng, kế toán, thủ quỹ đã có hành vi tham ô tiền của
Nhà nước, đã xử lý: cách chức đối với Hiệu trưởng, hạ ngạch viên chức đối với
kế toán và thủ quỹ đồng đồng thời thu hồi về ngân sách số tiền đã tham ô.
2. Tại Sở GDĐT An Giang: Xử lý kỷ luật 04 Hiệu trưởng, 03 kế toán, 04
thủ quỹ đã vi phạm trong quản lý tài chính để vụ lợi; đề nghị khởi tố 01 vụ tham
ô trên 700 triệu đồng tại trường Trung học phổ thông (THPT) Xuân Tô, An
Giang.
3. Tại Sở GDĐT Kon Tum: Đã xử lý kỷ luật cách chức Hiệu trưởng
trường THPT Bán công Duy Tân vì đã chỉ đạo thu tiền của học sinh không đúng
quy định.
4. Tại Sở GDĐT Nam Định: Đã xử lý kỷ luật và thu hồi 3,8 triệu đồng
của nhóm giáo viên dạy lớp 10A2, Trường THPT Nghĩa Hưng B vì đã tổ chức
thu tiền và dạy thêm học sinh không đúng quy định.
5. Tại Sở GDĐT Cà Mau: Vi phạm trong quản lý tài chính, đã xử lý kỷ
luật cách chức Hiệu trưởng và cảnh cáo Phó hiệu trưởng, thu hồi toàn bộ số tiền
chi sai (hơn 110 triệu đồng) tại trường THPT Cái Nước, Cà Mau.
6. Tại Yên Bái: Vi phạm trong quản lý tài chính, đã cách chức Hiệu
trưởng, Hiệu phó và hạ ngạch viên chức kế toán, thu hồi hơn 27 triệu đồng đã
chi sai tại trường cấp II, III Cẩm Nhân, Yên Bái.

7. Tại Sở GDĐT Hải Phòng: Đã xử lý kỷ luật cách chức 02 Hiệu trưởng
và 01 Phó hiệu trưởng (THPT Lý Thường Kiệt; THPT Nguyễn Đức Cảnh;
THPT Tô Hiệu) vì có hành vi tiêu cực trong công tác quản lý.
8. Tại Sở GDĐT Đăk Lắk: Đã xử lý kỷ luật khiển trách 02 Hiệu trưởng,
01 Giám đốc Trung tâm vì có biểu hiện tiêu cực trong công tác quản lý.
9.Tại Sở GDĐT Quảng Trị: Xử lý kỷ luật 01 cán bộ quản lý vì có hành vi
tham nhũng và thu hồi hơn 37 triệu đồng vào ngân sách nhà nước.
10. Tại Sở GDĐT Thái Bình: Năm 2006 cơ quan điều tra truy tố Giám đốc
sở GDĐT vì hành vi tham nhũng.
11. Tại Sở GDĐT Tiền Giang: Kỷ luật cảnh cáo 01 Hiệu trưởng vì hành
vi tham nhũng và thu hồi hơn 36 triệu đồng vào ngân sách nhà nước.

10


12. Tại Sở GDĐT Hà Nội: Đã xử lý kỷ luật Hiệu trưởng và một số cán
bộ giáo viên tại trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc vì có hành vi gian lận, bớt
xén chế độ của học sinh bán trú để vụ lợi.
13. Tại Sở GDĐT Bạc Liêu: Năm 2006, cơ quan điều tra đã truy tố Giám
đốc, 01 Phó giám đốc và một số cán bộ công chức tại cơ quan Sở vì có hành vi tổ
chức mua bán điểm thi tốt nghiệp THPT.

11



×