Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở MỘT SỐ NƢỚC ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.05 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THÙY DƢƠNG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Ở MỘT SỐ NƢỚC ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THÙY DƢƠNG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Ở MỘT SỐ NƢỚC ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC MẠNH
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được
sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Dƣơng


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này

, tôi đã nhận

đƣợc sự hƣớng dẫn , giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i.

Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học
Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Mạnh đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo
Đại học Kinh tế, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Dƣơng


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................ii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ............................ 6
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ .......................................................................................... 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................. 6
1.1.1. Nhóm các tài liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển CNHT 6
1.1.2. Nhóm các tài liệu về chính sách phát triển CNHT ở các nước ................ 7
1.1.3. Nhóm các tài liệu đánh giá về thực trạng, đưa ra giải pháp phát triển
CNHT ở Việt Nam ............................................................................................. 10
1.1.4. Nhận xét chung ......................................... Error! Bookmark not defined.


1.2. Những vấn đề lý luận về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợError! Bookmark not de

1.2.1. Công nghiệp hỗ trợ và chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợError! Bookmark n
1.2.2. Nội dung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợError! Bookmark not defined.

1.2.3. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợError! Bookmark not de

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợError! Bookmark not
1.3.1. Vai trò của Nhà nước ............................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Thị trường ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Nguồn nhân lực công nghiệp .................... Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Năng lực cạnh tranh ................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... Error! Bookmark not defined.
2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng ............. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Phương pháp so sánh ............................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp ........ Error! Bookmark not defined.


2.1.4. Phương pháp logic và phương pháp lịch sửError! Bookmark not defined.
2.1.5. Phương pháp kế thừa ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Quy trình nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ
TRỢ Ở MỘT SỐ NƢỚC ĐÔNG Á .......................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Khái quát về nền công nghiệp hỗ trợ của một số nƣớc Đông ÁError! Bookmark not defin
3.1.1. Nền công nghiệp hỗ trợ Hàn Quốc ........... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nền công nghiệp hỗ trợ Đài Loan ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Nền công nghiệp hỗ trợ Nhật Bản ............ Error! Bookmark not defined.


3.2. Phân tích chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nƣớc Đông ÁError! Bookmar

3.2.1. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật BảnError! Bookmark not defin

3.2.2. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Hàn QuốcError! Bookmark not defin

3.2.3. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Đài LoanError! Bookmark not defin

3.3. Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nƣớc Đông ÁError! Bookmar

3.3.1. Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nướcError! Bookmark n
Đối với Nhật Bản ................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của các chính sách phát triển công
nghiệp hỗ trợ một số nước Đông Á .................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐÔNG Á ĐỐI VỚI VIỆT NAMError! Bookmark not
4.1. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined.

4.1.1. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt NamError! Bookmark not define
4.1.2. Tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ một số ngành công nghiệp ở Việt
Nam ..................................................................... Error! Bookmark not defined.

4.1.3. Đánh giá chung về chính sách phát triển CNHT ở Việt namError! Bookmark not de

4.2. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong giai đoạn tớiError! Bookmark
4.2.1. Bối cảnh quốc tế ....................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Điều kiện của Việt Nam ............................ Error! Bookmark not defined.



4.3. Vận dụng kinh nghiệm chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở các nƣớc
Đông Á vào Việt Nam............................................... Error! Bookmark not defined.

4.3.1. Xác định rõ các ưu tiên về ngành CNHT, sản phẩm CNHTError! Bookmark not def
4.3.2. Thể chế hoá các quy định liên kết doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
4.3.3. Có chính sách trợ giúp tài chính và thu hút đầu tư đúng đắn để phát
triển công nghiệp hỗ trợ ..................................... Error! Bookmark not defined.

4.3.4. Phát triển nguồn nhân lực đặc thù cho công nghiệp hỗ trợError! Bookmark not def
4.3.5. Có chính sách ưu đãi doanh nghiệp sản xuất CNHT, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.6. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 12
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Stt

Ký hiệu

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

1

CNHT


Supporting Industry

Công nghiệp hỗ trợ

2

DNNVV

Small and Medium-sized

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Enterprises (SMEs)
3

FDI

Foreign Direct Invesment

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

4

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


5

IDB

Industrial Development

Cơ quan phát triển công

Bureau

nghiệp (Đài Loan)

Information and

Công nghệ thông tin và

communications technology

truyền thông

Japan External Trade

Cơ quan xúc tiến Ngoại

Organization

thƣơng Nhật Bản

Official Development


Hỗ trợ phát triển chính thức

6

7

8

ICT

JETRO

ODA

Assistance
9

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

10

TNCs

Transnational corporations

Công ty xuyên quốc gia


11

TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Xuyên
Thái Bình Dƣơng

12

WEF

World Economic Forum

i

Diễn đàn kinh tế thế giới


DANH MỤC BẢNG

Stt

Bảng

1

Bảng 3.1


2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Nội dung
Chính sách công nghiệp nguyên liệu và linh kiện của
Hàn Quốc giai đoạn 1970 đến những năm 2000
10 sản phẩm sản xuất ở Đài Loan xếp số một thế giới
Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất của Đài
Loan trong năm 2012

Trang
47
51
51

DANH MỤC HÌNH

Stt

Hình

1

Hình 4.1


Nội dung
Nhập khẩu nguyên liệu ngành dệt may của Việt Nam
năm 2013

ii

Trang
78


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ” hay “Công nghiệp phụ trợ” (Supporting
Industry), nhằm chỉ các ngành công nghiệp cung ứng các yếu tố đầu vào cho các
ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp, đã xuất hiện và đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt
Nam từ năm 2003. Từ đó đến nay, cụm từ này đã đƣợc Nhà nƣớc, các tổ chức và
doanh nghiệp quan tâm, bởi lẽ, tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp ở
nƣớc ta, nhìn chung, còn thấp. Chính vì vậy, nhiều năm gần đây, Nhà nƣớc cùng
các tổ chức và doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực cho sự phát triển công nghiệp hỗ
trợ, tuy nhiên, kết quả vẫn còn nhiều hạn chế.
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ở nƣớc ta hiện nay chỉ mới ở giai đoạn đầu của
sự phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn
giản, giá trị gia tăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các
doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản
xuất toàn cầu. Hiện nay, đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực này chủ yếu là từ Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Môi trƣờng đầu tƣ trong lĩnh vực này còn hạn chế và
các doanh nghiệp thực sự chƣa tính toán đƣợc mức lợi nhuận so với chi phí đầu tƣ
nên chƣa mặn mà với hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam. Do đặc thù phát triển với quy
định nội địa hoá của Chính phủ và dung lƣợng thị trƣờng hạ nguồn rất lớn, đến nay,

công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho ngành xe máy đƣợc coi là thành công nhất với việc
hình thành một hệ thống các nhà cung ứng ngay trong nội địa. Trong quá trình hợp
tác, đã có sự chuyển giao công nghệ từ các công ty lắp ráp nƣớc ngoài đến các
doanh nghiệp Việt Nam cung ứng linh kiện. Ngành cơ khí và nhựa cung cấp linh
kiện cho xe máy, vì vậy, đã có những bƣớc phát triển về trình độ kỹ thuật, quản lý
và tay nghề lao động. Mặc dù vậy, nhiều linh kiện chi tiết quan trọng với giá trị cao
vẫn do các nhà cung ứng FDI thực hiện, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ
cho các ngành khác nhƣ điện tử, ô tô còn rất yếu kém. Công nghiệp hỗ trợ liên quan
hầu hết tới các ngành công nghiệp chế tạo quan trọng nhƣ ôtô, xe máy, cơ khí, hóa
dầu, điện, điện tử, chế tạo máy… Thực tế hiện nay cho thấy, không chỉ doanh
1


nghiệp trong nƣớc mà ngay cả các doanh nghiệp FDI cũng gặp phải khó khăn do
khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn rất hạn chế, nhất là
các linh kiện, phụ kiện đòi hỏi tính chính xác cao.
Nhìn chung, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay còn yếu, thiếu đồng bộ
và chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp lắp ráp.
Ngoại trừ một số rất ít doanh nghiệp đã tham gia đƣợc vào sản xuất phụ trợ cho các
công ty lắp ráp, phần lớn các doanh nghiệp vẫn không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu
của các công ty này. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong
đó nguyên nhân cơ bản là Việt Nam còn thiếu một hệ thống chính sách phù hợp,
thống nhất, có tính khả thi, đủ tạo điều kiện và động lực để thúc đẩy công nghiệp hỗ
trợ trong nƣớc phát triển.
Các quốc gia Đông Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những nền
kinh tế phát triển công nghiệp hỗ trợ sớm trên thế giới và đã đạt đƣợc nhiều thành
công trong lĩnh vực này. Điển hình là, Hàn Quốc 30 năm trƣớc không hề có ngành
nguyên liệu hay công nghiệp linh kiện. Hàn Quốc nhập nguyên liệu từ Nhật Bản,
Đức hay Mỹ, giá trị gia tăng trong công nghiệp vì vậy không cao, bây giờ thì khác
Hàn Quốc trở thành những nhà xuất khẩu nguyên liệu linh kiện, thậm chí xuất khẩu

ngƣợc trở lại Mỹ. Do vậy, việc tham khảo kinh nghiệm của những quốc gia này về
các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ là điều hết sức cần thiết để xây dựng
các giải pháp chính sách đúng đắn phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ đó nâng cao
năng lực cạnh tranh cho công nghiệp Việt Nam xét trên cả tầm nhìn trung và dài
hạn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài:“Chính sách phát triển công
nghiệp hỗ trợ ở các nước Đông Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm luận
văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Nghiên cứu các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của
một số nƣớc Đông Á, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho các chính sách phát
triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.

2


Để triển khai mục tiêu trên, luận văn hƣớng vào các mục tiêu cụ thể: (1)
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ; (2)
Phân tích chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nƣớc Đông Á và Việt
Nam, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
trong phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam; (3) Rút ra các bài học kinh
nghiệm về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nƣớc Đông Á có thể
vận dụng tại Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Làm rõ cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ và chính sách phát triển công
nghiệp hỗ trợ;

-


Xem xét, đánh giá một số chính sách nổi bật góp phần phát triển công nghiệp
hỗ trợ của một số nƣớc Đông Á nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan;

-

Từ phân tích những hiệu quả và thành công trong chính sách phát triển công
nghiệp hỗ trợ của một số nƣớc Đông Á, từ đó rút ra một số vận dụng cho
phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
-

Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và các nƣớc Đông Á
hiện nay nhƣ thế nào?

-

Những chính sách nào đã góp phần phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số
nƣớc Đông Á?

-

Việt Nam có thể vận dụng đƣợc những chính gì và nhƣ thế nào đối với phát
triển công nghiệp hỗ trợ trong nƣớc?

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu: Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số
nƣớc Đông Á và các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:

Chính sách của nhà nƣớc có tác động điều chỉnh, định hƣớng cũng nhƣ hỗ
trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ, phát triển CNHT quốc gia và mỗi ngành
3


công nghiệp. Do vậy, phạm vi đề tài tập trung nghiên cứu là các vấn đề liên quan
đến căn cứ xác định chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, Hàn
Quốc và Đài Loan, cả về lý luận và thực tiễn.
Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của mỗi ngành liên quan đến nhiều
ngành cung ứng khác nhau, phạm vi nghiên cứu của luận văn này là các ngành nhƣ:
cơ khí, dệt may, xe máy, ô tô.
Thời gian nghiên cứu từ thập niên 1980 đến nay đối với các nƣớc Đông Á,
và tập trung nghiên cứu đối với Việt Nam khoảng từ năm 2013 trở lại đây.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Làm rõ những nội dung cơ bản trong chính sách phát triển công nghiệp hỗ
trợ, những nhân tố tác động đến chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Phân tích thực trạng chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nƣớc
Đông Á để từ đó tổng hợp, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Khái quát về tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, cũng nhƣ
các chính sách của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực này.
- Đƣa ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong chính sách phát
triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.
* Đóng góp về thực tiễn:
- Làm căn cứ để Nhà nƣớc hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp
hỗ trợ.
- Làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu về chính sách phát triển
công nghiệp hỗ trợ.
6. Kết cấu của luận văn
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn bao gồm 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và những vấn
đề lý luận về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.

4


Chƣơng 3: Thực trạng chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở các nƣớc
Đông Á.
Chƣơng 4: Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam và kinh
nghiệm của các nƣớc Đông Á.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Để việc nghiên cứu tài liệu đƣợc thuận lợi và có tính hệ thống, luận văn sẽ
tổng quan tài liệu theo nhóm các vấn đề.
1.1.1. Nhóm các tài liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển CNHT
Nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng về các yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh
tranh của các ngành công nghiệp, cũng nhƣ vai trò và mối liên hệ giữa các khâu, các
công đoạn trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm, thực tế, đã đƣợc các nhà khoa học,
các nhà nghiên cứu hàng đầu quan tâm từ lâu.
Năm 1990, “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đã đƣợc M. Porter nhắc đến trong
“Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” (The competitive advantage of nations, Harvard

business review 1990). Trong đó, cụm từ này đã đƣợc phân tích nhƣ là một trong năm
yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
công nghiệp hỗ trợ nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, nơi ra
đời khái niệm công nghiệp hỗ trợ. Tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng cho các
doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã đƣợc phân tích trong “Chi nhánh các nhà lắp
ráp Nhật Bản ở châu Á” (Japanese-Affiliated Manufactures in Asia), JETRO thực hiện
năm 2003; và “Báo cáo khảo sát các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật
Bản” (Survey report on overseas business operations by Japanese manufacturing
companies) do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) xuất bản năm 2004. Báo cáo
chỉ ra rằng, chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở châu Á, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia,
Indonesia đã sử dụng hệ thống thầu phụ đƣợc hình thành với vai trò mạnh mẽ của các
doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn đầu tƣ từ Nhật Bản.
Năm 1998, nghiên cứu của Goh Ban Lee, Đại học Sains, Malaysia, “Liên kết
giữa các tập đoàn đa quốc gia và các ngành công nghiệp hỗ trợ nội địa” (Linkage
6


between the Multinational Corporations and Local Supporting Industries) đã đánh
giá rất cao vai trò của chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ
liên kết của chính phủ Malaysia giữa các tập đoàn điện tử gia dụng của Nhật Bản
với các doanh nghiệp nội địa sản xuất linh kiện cho ngành điện tử.
Ratana E (1999), The role of small and medium supporting industries in
Japan and Thailand, IDE APEC. Báo cáo đã làm rõ vai trò của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ, cung cấp các linh kiện, phụ kiện cho nền
công nghiệp của Nhật Bản và Thái Lan trong thập niên 80 - 90 của thế kỷ XX.
Lê Thế Giới, Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh
trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam,
Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1 - 2009. Bài viết bàn về các
luận điểm cơ bản của lý thuyết cụm công nghiệp và lý thuyết hệ sinh thái kinh
doanh trong phát triển các lợi thế cạnh tranh công nghiệp ở cấp độ quốc gia, vùng

và địa phƣơng. Từ đó, phân tích làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hỗ trợ với
cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh. Và trên cơ sở nhận diện các nhân tố
ảnh hƣởng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, tác
giả đƣa ra các khuyến nghị trong trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành
công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
1.1.2. Nhóm các tài liệu về chính sách phát triển CNHT ở các nước
Experiences and Lessons of Economic Development in Taiwan của Kwohting Li và Tzong-shian Yu (Academia Sinica, Taipei, Taiwan, Republic of China 1982). Cuốn sách đã phân tích, làm rõ những thành tựu phát triển kinh tế nói chung,
công nghiệp nói riêng của Đài Loan, từ đó khái quát thành những bài học kinh
nghiệm cho các quốc gia đang phát triển. Trong những bài học đƣợc nêu lên, một
bài học đặc biệt quan trọng, đó là Đài Loan đã rất quan tâm đến phát triển các ngành
công nghiệp hỗ trợ, làm tiền đề cho toàn bộ nền kinh tế phát triển.
Hàn Quốc là một trong những nƣớc có nền công nghiệp phát triển nhanh
chóng và trở thành niềm ao ƣớc của phần lớn các nƣớc đang phát triển trên thế giới.
Trong cuốn sách: "Hàn Quốc: nền công nghiệp trẻ trỗi dậy" của Vũ Đăng Hinh,
7


(1996), tác giả đã phân tích những chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ ở Hàn Quốc những năm 1980 - 1990.
Năm 2002, Tổ chức năng suất châu Á (Asian productivtity Orgnisation) đã
đúc kết kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong cuốn “Đẩy mạnh công
nghiệp hỗ trợ: các kinh nghiệm của châu Á” (Strengthening of supporting
Industries: Asian Experiences). Đây là tài liệu hữu ích cho các nƣớc đang phát triển
về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan. Các chính sách này tập trung vào một số điểm chính: thu hút đầu tƣ nƣớc
ngoài vào phát triển công nghiệp hỗ trợ, quy định về tỷ lệ nội địa hoá và các hỗ trợ
mạnh mẽ hiệu quả từ phía Chính phủ dành cho liên kết doanh nghiệp, nhƣ là điều kiện
tiên quyết để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Cuốn sách khẳng định, phát triển công
nghiệp hỗ trợ thành công, nhƣ thực tiễn đã cho thấy, là một trong những nguyên nhân
cơ bản giúp các nền kinh tế châu Á giải quyết đƣợc các nhiệm vụ đặt ra trong nỗ lực

xây dựng nhanh một nền công nghiệp hiện đại, kết nối đƣợc vào mạng sản xuất toàn
cầu, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển với các nền kinh tế đi trƣớc. Cuốn
sách đã đúc kết kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nƣớc châu Á, khái
quát chúng thành một số bài học cho các nền kinh tế đi sau.
Nhóm tác giả Noor, Halim, Clarke, Roger, Driffield và Nigel chỉ ra vai trò
quan trọng của hỗ trợ từ phía chính phủ cho đổi mới và sáng tạo của các doanh
nghiệp nội địa trong phát triển cung ứng cho ngành điện tử, trong: “Tập đoàn đa
quốc gia và các nỗ lực công nghệ của doanh nghiệp địa phương: trường hợp
nghiên cứu ngành công nghiệp điện và điện tử Malaysia” (Multinational
cooperation and technological effort by local firm: a case study of the Malaysian
Electronics and Electrical Industry) (2002).
Khi tìm hiểu về vai trò của chính sách phát triển công nghiệp của các nƣớc
Đông Á không thể không kể đến Báo cáo phát triển thế giới (World Development
Report - 2004) do tác giả Zenaida Hernandez viết. Giữa năm 1950 và 1995, tám nền
kinh tế Đông Á đã có sự tăng trƣởng bất thƣờng. Các chuyên gia kinh tế đã có
những tranh cãi xoay quanh câu hỏi về vai trò của chính phủ can thiệp ở Đông
8


Á. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Nhật Bản tăng hơn mƣời lần trong thời gian
đó, và tăng hơn gấp đôi so với Malaysia, Indonesia và Thái Lan sau hai thập kỷ đến
năm 1973. Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối bằng nhau phân phối, mang giảm
nghèo tuyệt đối và cải thiện điều kiện sống. Mặc dù trong những năm 1990 và năm
1997 cuộc khủng hoảng Đông Á diễn ra, kinh tế Nhật Bản và khu vực không tránh
khỏi tình trạng trì trệ, nhƣng vẫn giữ đƣợc mức tăng trƣởng bền vững. Thêm vào
đó, kinh tế Trung Quốc cất cánh ở trong hai thập kỷ qua đã đóng góp thêm vào sự
thành công của khu vực. Chính từ những thực tế này, tác giả đã tìm câu trả lời cho
câu hỏi: Điều gì đã làm nên sự tăng trưởng ở Đông Á? và các nước khác học gì
được từ đây?
Năm 2005, Công trình nghiên cứu Implementing industrial ecology?

Planning for eco - industrial parks in the USA của D. Gibbs và P. Deutz. Quan
điểm cho rằng, mặc dù nhận đƣợc sự đồng thuận rộng rãi của vấn đề phát triển bền
vững trong các diễn đàn quốc tế nhƣng trên thực tế, việc đạt mục tiêu về kịch bản
“win - win - win” về các mặt phát triển kinh tế, môi trƣờng và xã hội vẫn là một
vấn đề nan giải. Những ngƣời ủng hộ phát triển về công nghiệp sinh thái cho rằng
việc dịch chuyển trong chuỗi sản xuất công nghiệp từ một đƣờng thẳng đến hệ
thống khép kín sẽ giúp đạt đƣợc mục tiêu trên. Những năm gần đây, các khái niệm
vạch ra từ công nghiệp sinh thái đã đƣợc sử dụng để xây dựng các khu công nghiệp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm rác thải và ô nhiễm, tạo
việc làm và cải thiện điều kiện làm việc. Tác giả nhấn mạnh vào các vấn đề nan giải
nảy sinh trong giai đoạn phát triển các khu công nghiệp ở Mỹ.
Một ấn phẩm khác là Industrial Development In East Asia: A Comparative
Look at Japan, Korea, Taiwan and Singapore (2009), đã có những đánh giá mô tả
về chính sách công nghiệp trong bốn nền kinh tế Đông Á - Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan và Singapore, trong đó trọng tâm đặc biệt về Singapore. Tác giả K. Ali
Akkemik đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về chính sách công nghiệp ở Đông Á
và đánh giá định lƣợng của các chính sách thông qua phân tích năng suất và mô
hình CGE. Qua đó đánh giá vai trò tích cực của chính sách công nghiệp và các hoạt
9


động của chính phủ trong cải thiện phúc lợi và phát triển công nghiệp. Đồng thời,
cuốn sách còn đƣa ra một so sánh giữa chính sách phát triển công nghiệp của
Singapore (khi áp dụng mô hình CGE cho nền kinh tế Singapore) với các nƣớc
Đông Nam Á.
Liên quan đến vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng trong sự phát
triển của công nghiệp nói chung, thì Viện Brookings của Hoa Kỳ cũng có một báo
cáo với tiêu đề: America's Advance Industry . "Công nghiệp hỗ trợ tạo ra cơ hội cho
các ngành khác, và dẫn đầu phục hồi hậu khủng hoảng. Khả năng cạnh tranh của
công nghiệp hỗ trợ trong tƣơng lai và sự phát triển của nó là điều kiện tiên quyết

cho sự thịnh vƣợng". Ngoài phân tích những thành tựu có đƣợc từ phát triển rất hiệu
quả của ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ kể cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế
toàn cầu 2007-2009 vừa qua, báo cáo cũng đƣa ra một số gợi ý nhằm phát triển
công nghiệp ở Hoa Kỳ thời gian tới.
1.1.3. Nhóm các tài liệu đánh giá về thực trạng, đưa ra giải pháp phát triển
CNHT ở Việt Nam
Tháng 3 năm 2004, báo cáo nghiên cứu điều tra “Xây dựng và đẩy mạnh
công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam” do Cơ quan xúc tiến Ngoại thƣơng Nhật Bản
(JETRO) thực hiện đƣợc coi là tài liệu đầu tiên đánh giá về các ngành công nghiệp
hỗ trợ ở Việt Nam. Báo cáo đã khẳng định công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đã bắt
đầu hình thành. Mặc dù nhận thức của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp thời
điểm đó còn rất thấp, các doanh nghiệp tƣ nhân và khối doanh nghiệp FDI đang
vƣơn lên và khá chủ động trong việc nắm bắt các cơ hội.
Năm 2004, trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, Nguyễn Kế Tuấn với “Phát triển
công nghiệp phụ trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam” đã đề cập tổng
quát: khái niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ, đề xuất
một số chính sách chủ yếu về phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là quan điểm để lựa
chọn xây dựng chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam.
Năm 2005, Trần Văn Thọ, trong “Biến động kinh tế Đông Á và con đường
công nghiệp hoá Việt Nam”, đã phân tích con đƣờng phát triển công nghiệp ở Việt
10


Nam theo hƣớng toàn cầu hoá, thông qua phát triển công nghiệp hỗ trợ nhƣ là lĩnh
vực của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại Hội thảo về công nghiệp hỗ trợ của JETRO năm 2005, Phan Đăng Tuất, trong
“Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản - Con đường nào cho Việt
Nam”, trong “Kế hoạch hành động về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” tại Diễn
đàn Liên kết hội nhập cùng phát triển năm 2008 và trong “công nghiệp hỗ trợ, vấn đề
trọng đại” đăng trên Báo Công Thƣơng số Tết 2009, đã khẳng định các vai trò quan

trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với nền kinh tế, yêu cầu về doanh nghiệp nhỏ và vừa và
sự hợp tác với Nhật Bản trong phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.
Năm 2005, trong cuốn sách “Cải thiện hoạch định chính sách công nghiệp ở
Việt Nam”, Mitarai với chƣơng “Các vấn đề của ngành công nghiệp điện tử ở các
nƣớc ASEAN và khuyến nghị với Việt Nam” đã phân tích bài học về tận dụng lợi
thế cạnh tranh quốc gia của các nƣớc ASEAN khi phát triển công nghiệp điện tử,
Mori trong chƣơng “Chiến lƣợc mua sắm tối ƣu: Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội địa
hoá trong bối cảnh cạnh tranh và liên kết khu vực” đã chỉ ra các vấn đề liên quan
đến phát triển công nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam.
Năm 2006, Bộ Bƣu chính Viễn thông đã công bố “Nghiên cứu xây dựng kế
hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010”
với các kết quả phân tích đánh giá kỹ lƣỡng ngành công nghiệp điện tử do Hiệp hội
Doanh nghiệp điện tử thực hiện năm 2006 và đề xuất các định hƣớng phát triển đến
năm 2010, trong đó có các chính sách quan trọng cho công nghiệp hỗ trợ.
Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, do Bộ Công nghiệp (cũ) soạn thảo.
Trong quy hoạch này, lần đầu tiên khái niệm Công nghiệp hỗ trợ đƣợc chính thức
hoá ở Việt Nam. Theo quy hoạch này, kế hoạch và các giải pháp phát triển công
nghiệp hỗ trợ: tạo dựng môi trƣờng đầu tƣ, phát triển khoa học công nghệ, phát triển
cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết doanh nghiệp đã đƣợc đề xuất cho 5
ngành công nghiệp ƣu tiên: Điện tử tin học, dệt may, da giày, sản xuất lắp ráp ô tô,
Cơ khí chế tạo.
11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1. ADB, 2007. Triển vọng phát triển Châu Á: Việt Nam. Hà Nội.
2. Nguyễn Hoàng Ánh, 2008. Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng tham

gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ).
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Ngoại thƣơng.
3. Vũ Thành Tự Anh, 2006. Vai trò của doanh nghiệp dân doanh vừa và nhỏ. Thời
Báo kinh tế Sài Gòn. Số 10/2006, trang 7-9.
4. Trƣơng Chí Bình, 2006. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển công
nghiệp phụ trợ Việt Nam thông qua nâng cao hiệu quả của liên kết kinh doanh
giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. Bộ Công nghiệp.
5. Trƣơng Chí Bình, 2007b. Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình Cụm liên kết
công nghiệp (industrial cluster) để phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Đề
tài nghiên cứu cấp Bộ. Bộ Công Thƣơng.
6. Bộ Bƣu Chính Viễn Thông, 2007. Kế hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp
điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Hà Nội.
7. Nguyễn Thùy Dƣơng, 2015. Sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Tạp
chí Châu Mỹ Ngày nay, số tháng 8 (209)/2015, trang 56-61.
8. Lê Thế Giới, 2009. Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh
doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ tại
Việt Nam. Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1/2009.
9. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2007. Giáo trình chính sách
kinh tế xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
10. Vũ Đăng Hinh, 1996. Hàn Quốc: nền công nghiệp trẻ trỗi dậy. Hà Nội: Nhà
xuất bản Khoa học xã hội.
11. Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền, 2015. Định hƣớng phát triển công
nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số
tháng 4 (26)/2015.

12


12. Josept E. Stiglitz, 2002. Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á. Hà Nội: Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia.

13. Josept E. Stiglitz, 2008. Toàn cầu hoá và những mặt trái. TP Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Trẻ.
14. Kenichi K., 2005. Mô hình hỗ trợ liên kết cho Doanh nghiệp của Nhật Bản. Hà
Nội: Bộ Kế hoạch và đầu tƣ.
15. Hà Thị Hƣơng Lan, 2014. Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp
ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
16. Cù Chí Lợi, 2012. Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia các ngành công
nghiệp Việt Nam. Hà Nội :Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
17. Phí Hồng Minh và Nguyễn Cao Đức, 2013. Cơ chế thầu phụ trong phát triển
công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Tạp chí Những vấn đề
Kinh tế và Chính trị thế giới, số 8 (208) 2013, trang 27-39.
18. Mitarai H., 2005. Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện điện tử của các
nƣớc Asean và bài học rút ra cho Việt Nam. Trong: Ohno K. và Nguyễn Văn
Thƣờng (chủ biên). Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt nam. Hà
Nội: Nhà xuất bản Lý luận chính trị.
19. OECD, 2008. Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi
giá trị toàn cầu. Hội thảo toàn cầu của OECD về chuỗi giá trị.
20. Ohkawa K., Kohama H., 2004. Kinh nghiệm công nghiệp hoá của Nhật bản và
sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế đang phát triển. Hà Nội: Nhà xuất
bản Khoa học xã hội.
21. Ohno K., Nguyễn Văn Thƣờng, 2005. Hoàn thiện chiến lược phát triển công
nghiệp Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lý luận chính trị.
22. Ohno K., 2004. Các ngành công nghiệp hỗ trợ, một vài điểm phân tích và cân
nhắc. VDF & GRIPS.
23. Ohno K., 2006. Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thailand, Malaysia và
Nhật Bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

13



24. Lê Xuân Sang và Nguyễn Thị Thu Huyền, 2011. Chính sách thúc đẩy phát triển
công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hƣớng cho Việt Nam. Hội thảo:
Chính sách tài chính hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Bộ Công thƣơng và
Bộ Tài chính, tháng 12/2011.
25. Sở Công Thƣơng Đồng Nai, 2007. Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp năm
2007, phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ năm 2008. Biên Hoà.
26. Trần Đình Thiên, 2012. Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đánh giá thực trạng và
hệ quả. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
27. Trần Văn Thọ, 2005. Biến động kinh tế Đông Á và con đường Công nghiệp hoá
ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
28. Nguyễn Thị Xuân Thuý, Mori J., 2008. Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp phục
vụ công nghiệp hoá định hƣớng FDI ở Việt Nam. Trong: Ohno K. (Chủ biên).
Vietnam as an Emerging Industrial Country: Policy Scope toward 2020. VDF.
29. Tổng Công ty Điện tử tin học Việt Nam, 2006. Báo cáo tổng kết năm 2005. Hà Nội.
30. Hồ Tuấn, 2009. Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng Công nghiệp Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Nghiên cứu điển hình ngành dệt may).
Luận án tiến sĩ Kinh tế công nghiệp. Đại học Kinh tế quốc dân.
31. Nhâm Phong Tuân & Trần Đức Hiệp, 2014. Ảnh hƣởng của các chính sách tới
sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam. Tạp chí Khoa học
Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, tập 30, số 4, trang 12-20.
32. Nguyễn Kế Tuấn, 2004. Phát triển công nghiệp phụ trợ trong chiến lƣợc phát
triển công nghiệp Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 85, trang 33-37.
33. Nguyễn Kế Tuấn, 2008. Kinh tế Việt Nam năm 2008 - Một số vấn đề về điều
hành kinh tế vĩ mô. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, trang 1424, trang 123-135.
34. Nguyễn Kế Tuấn và Nguyễn Văn Thƣờng, 2007. Kinh tế Việt Nam năm 2007 Năm đầu tiên trở thành thành viên tổ chức Thương mại Thế giới. Hà Nội: Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

14



35. Phan Đăng Tuất, 2005. Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật
Bản - Con đường nào cho các Doanh Nghiệp Việt Nam. Hội thảo về CNHT,
JETRO ngày 25/11/2005.
36. Phan Đăng Tuất, 2008. Kế hoạch hành động về phát triển CNHT. Diễn đàn
Liên kết Hội nhập cùng phát triển. VCCI ngày 18/11/2008.
37. Phan Đăng Tuất, 2009. Công nghiệp hỗ trợ - Vấn đề trọng đại. Báo Công
Thương, số 6-9, trang 5-6.
38. Phan Đăng Tuất, 2009. Phát triển Vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Đề tài cấp thành phố. UBNDTP Hà Nội.
39. VDF, 2007. Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dƣới góc nhìn của các nhà sản xuất
Nhật Bản. Trong: Ohno K. (Chủ biên). Xây dựng Công nghiệp hỗ trợ tại Việt
Nam. VDF-GRIPS.
40. Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc Chính sách Công nghiệp, 2007. Tài liệu hội thảo
Chính sách Công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
41. Asia Productivity organization APO, 2002. Strengthening of supporting
industries: Asian experience. Tokyo
42. Ernst D., 2004. Global production netwok in East Asia’s Electronics Industry
and Upgrading prospects in Malaysia. In Yusuf, Shasid, Altaf, Anjum M,
Nabesgima, Ed. Global Production Networking and Technological Change in
East Asia. Washington DC: World Bank.
43. Fujita M., 2007. Regional Intergration in East Asia from the viewpoint of
spatial economics.
44. Gill, I. and Kharas, H., 2007. An East Asian Renaissance: Ideas for Economic
Growth. Washington D.C: World Bank.
45. Goh

Ban

Lee,


(1998).

Linkage

between

the

Multinational

Corporations and Local Supporting Industries.
46. JETRO, 2003. Japanese-Affiliated Manufactures in Asia. Bangkok.

15


47. JETRO, 2008. The best Vietnamese companies in Southern Vietnam.
Hochiminh city.
48. Jones, R. W., and Kierzkowski, H., 2005. International Fragmentation and the
New Economic Geography. In: The North American Journal of Economics and
Finance. 16(1): 1-10.
49. Michael E. Porter, 1990. The competitive advantage of nations. Harvard
business review.
50. Ming-Ji Wu, 2013. 2013 Industrial Development in Taiwan. Industrial
Development Bureau, Ministry of Economic Affairs.
51. Ministry of Industry, Trade and Enery Korea, 2012. Overview of Korea’s
Industries 2012.
52. Noor, Halim, Clarke, Roger, Driffield,and Nigel, 2002. Multinational
cooperation and technological effort by local firm: a case study of the

Malaysian Electronics and Electrical Industry.
53. Ohno K., 2007. Building supporting industries in Vietnam. VDF&GRIPS.
54. Ratana E, 1999. The role of small and medium supporting industries in Japan
and Thailand, IDE APEC.
55. Ryuichiro, Inoue, 1999. Future prospects of Supporting Industries in Thailand
and Malaysia.
56. Sanjaya Lall, 1998. “Market-Stimulating” Technology Policies in Developing
Countries: A Framework with Examples from East Asia. World Development,
Vol. 26, No. 8, pp. 1369-1385.
57. Winter A. L. và Yusuf S., 2008. Dancing with Giants. World Bank.
58. Zenaida Hernandez, (2004). World Development Report: Industrial policy in
East

Asia

in

search

for

16

lesson,

Sep

24,

2004.



×