Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỆU LUẬN CHUYÊN đề môn CHÍNH SÁCH và PHÁP LUẬT về đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.3 KB, 13 trang )

TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng
trong tăng trưởng phát triển kinh tế. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với
90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ
thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá
- hiện đại hoá, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực cho xã hội phát triển.
So với thời kỳ trước đây, diện mạo đất nước có nhiều đổi thay, kinh tế
duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập
trung bình), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu
cầu và động lực phát triển cho tất cả những lĩnh vực của đời sống xã hội, đội
ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã thực sự trở thành lực lượng quan trọng để
thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được những
thành tự đó, Nhà nước bằng các biện pháp hay chính sách của mình đã trực tiếp
hay gián tiếp tác động đến nền kinh tế theo một định hướng chunh nhưng vẫn
đảm bảo được tính tự do, phát triển bền vững và động lực tạo cho sự phát triển.
Để khuyến khích đầu tư phát triển , ngoài quan điểm khuyến khích phát
triển sản xuất - kinh doanh, nhà nước còn sử dụng hệ thống các công cụ chính
sách , tạo điều kiện và môi trường khuyến khích đầu tư. Việc quản lí kinh tế vĩ
mô với hệ thống luật lệ, thể chế ổn định, kiềm chế lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ
giá hợp lý ở mức cho phép, cải cách thủ tục hành chính.....là những điều kiện
quan trọng khuyến khích các nguồn lực đầu tư phát triển. Bằng hệ thống sách
công cụ, Nhà nước có thể khuyến khích đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, vùng
cần thiết thông qua các công cụ thuế, tín dụng, giá đất đai, tỷ giá, chính sách bảo
hộ có chọn lọc và có thời hạn để phát triển những ngành công nghiệp non trẻ.
Bên cạnh hệ thống chính sách đầu tư, nhà nước còn có cơ chế chính sách khuyến
khích đầu tư để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Đảng ta đã khẳng định rằng,
phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là vấn đề chiếm được lâu dài, b ình
đẳng giữa các thành phần kinh tế các loại hình sản xuất kinh doanh, tạo điều
kiện cho cac chủ đầu tư tham gia tạo điều kiện cho các chủ đầu tư tham gia tự do


Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 1


TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

làm ăn công khai hợp pháp... Đây là những chính sách quan trọng đã tạo được
niềm tin và môi truờng thuận lợi cho các chủ đầu tư.

Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 2


TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ
1. Khái niệm Đầu tư:
Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về
tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các vật chất khác nhằm trực tiếp
hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất
kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của ngành Bưu chính Viễn thông (BCVT)
nói riêng. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể
có những cách hiểu khác nhau về đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đac bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực
có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả

đạt được có thể à sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí
tuệ và nguồn lực.
Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn
lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai
lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Từ đây, khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản
xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi
ích kinh tế xã hội.
2. Khái niệm chính sách đầu tư:
Chính sách đầu tư là hệ thống những quan điểm, những biện pháp mà nhà
nước sử dụng các công cụ, đòn bảy kinh tế tác động vào các hoạt động đầu tư
của các chủ thể nhằm định hướng hoạt động, bảo đảm sự tăng trưởng và hiệu
quả cao cho nền kinh tế trong từng thời kỳ. Nói cách khác, chính sách đầu tư là
hệ thống chính sách khuyến khích và bảo đảm đầu tư của nhà nước đối với các
chủ thể tham gia đầu tư. Đậy là hệ thống đồng bộ từ quan điểm chiến lược, cơ
Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 3


TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

chế chính sách tạo môi trường thuận lợi bình đẳng cho hoạt động đầu tư. Chính
sách đầu tư bao gồm các chính sách về tích lũy tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư,
chính sách tạo vốn và sử dụng vốn.
3. Một số quan điểm cần quán triệt trong chính sách đầu tư:
Việc hoạch định xem xét duyệt dự án đầu tư nhằm hoạt động sử dụng có
hiệu quả tiềm năng, nguồn lực của nền kinh tế, nhất là tài nguyên và lực lượng
lao động. Phải bảo đảm tính hợp lý trong cơ cấu đầu tư (về quy mô, v ề tổ chức),

tránh dàn trải vốn, phải thường xuyên quan tâm và xử lý tốt vốn đầu tư, tránh
thất thoát vốn dẫn đến yếu kém trong quản lý vốn thiếu thông tin trình độ quả lý
thấp, lợi ích cục bộ. Hướng ưu tiên đầu tư cần: ưu tiên đầu tư ngành sản xuất vật
chất, những ngành xử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ, ưu tư đầu tư ngành
sử dụng công nghệ cao, sử dụng có sức cạnh tranh, khả năng thu hồi vốn cao.
Trước mắt chú trọng đầu tư cho công nghiệp, hướng vào những ngành
phục vụ cho CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn: đầu tư xây dựng phát triển kết
cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn nhân lực.
Đầu tư xây dựng chương trình văn hoá XH, hình thành những vùng kinh tế trọng
điểm, phải huy động tổng hợp lực lượng xã hội tham gia đầu tư, nhà nước
chuyển đầu tư, những chương trình trọng điểm, đòi hỏi vốn lớn, khuyến khích
tạo điều kiện cho các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Mặt khác, để tiếp tục đổi mới chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư
thuận lợi, hấp dẫn, khuyến khích kinh doanh cần tâp trung vào một số vấn đề
sau đây:
Một là, phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách để thu hẹp và đi đến
chấm dứt mọi sự phân biệt đối xử không bình đẳng như hiện nay trong các quan
hệ vay vốn tín dụng ngân hàng, miễn giảm thuế , giá thuê đất, giá cước dịch vụ,
thuê và tuyển chọn lao động... giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp
nhà nước với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giữa doanh nghiệp trong nước
với doanh nghiệp nước ngoài, giữa người trong nước với người nước ngoài. Đi
đôi với việc nhanh chóng xoá bỏ sự phân biệt đối xử không bình đẳn, phải tiếp
Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 4


TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

tục đổi mới chính sách, đảm bảo sự ổn định, công khai minh bạch và tăng cường

sức cạnh tranh lành mạnh. Tiếp tục tăng cường đầu tư của nhà nước và khuyến
khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội.
Hai là, phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo quy chế "một
cửa". Coi trọng việc điều hành vĩ mô của nhà nước nhằm tiếp tục duy trì được
môi trường tài chính tiền tệ, giá cả lạm phát thị trường ổn định. Từng bước điều
chỉnh giá hàng hoá dịch vụ do nhà nước định giá xuống ngang bằng các nước
khu vực, xây dựng cơ chế quản lý, kiểm soát các mặt hàng độc quyền, cơ chế
chống bán phá giá và cơ chế kiểm soát việc chuyển giá nội bộ trong doanh
nghiệp để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh theo chiều hướng đổi mới
mang tính cách mạng trong nhận thức, tư duy, cách làm việc của hệ thống các cơ
quan công quyền, của đội ngũ cán bộ, công chức, các chủ doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế của từng người có sức lao động, có tiền tiết kiệm, có
vốn, có taìu sản,...
Ba là, đa dạng hoá các kênh và hình thức động viên nguồn lực cho đầu tư
phát triển kinh tế xã hội, tập trung tăng tỉ lệ động viên từ các nguồn thu, thúc
đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đối với khu vực kinh tế tập thể,
cần nhanh chóng xoá bỏ mọi sự phâ biệt đối xử. Coi trọng hỗ trợ về tài chính để
đầu tư giống mới, chuyển giao các kỹ thuật khuyến nông khuyến lâm, khuyến
ngư, đào tạo cán bộ quản lý, hỗ trợ xuất khẩu, đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng(thuỷ sản, làng nghề, chợ đầu mối). Đối với khu vực kinh tế tư nhân , rà soát
xoá bỏ mọi phân biệt đối xử trong các quan hệ tài chính, tín dụng, giá thuê đất,
đơn giản hoá thủ tục hành chính trong thành lập doanh nghiệp. Nhà nước tạo
mội trường thuận lợi để thành phần kinh tế này phát huy cao độ các nguồn lực
trong nhân dân để đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh ở mọi ngành nghề mà
pháp luật không cấm. Sớm nghiên cứu ban hành cơ chế tài chính đối với doanh
nghiệp dân doanh. Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: tiếp tục
hoàn thiện môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định chính sách.
Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44


Trang 5


TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

Mở rộng các hình thức thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh trong
lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, bất động sản dưới các hình thức BT, BOT...
Tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài, xúc tiến tổ chức phát
hành trái phiếu chính phủ ra thi trường vồn quốc tế để tạo điều kiện phát hành
trái phiếu công ty, tích cực tham gia thị trường trái phiếu Châu Á, tạo môi
trường thuận lợi cho các quỹ đầu tư nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Mở
rộng giới hạn mức đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào quá
trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử
giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về
thuế giá thuê đất giá cước dịch vụ, điện nước,... Tiếp tục có biện pháp đẩy mạnh
xúc tiến vay vốn ODA để dẩy nhanh hơn và chấm dứt việc giải ngân vay vốn
này chậm như hiện nay (đạt 50% tổng số vốn đã ký kết), chuẩn bị đủ vốn đối
ứng, chuẩn bị tốt các dự án đầu tư, nâng ca hiệu quả quản lý và sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn.
Cuối cùng, nhằm để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng có hiệu qảu
việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, khả năng huy động phải đăth trong mối
tương quan trong việc sử dụng nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đi vay, phải
cải thiện môi trường đầu tư đi đôi với các biện pháp khuyếch trương đầu tư
thông qua các ưu đãi về đầu tư. Bên cạnh đó chúng ta phải có hưỡng bồi dưỡng
nâng cao năng lực ở phía Việt Nam trong các liên doanh và năng lực quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
CHƯƠNG II
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ VAI
TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT
NAM

1. Những nội dung cơ bản của chính sách Đầu tư:

Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 6


TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

Theo quy định tại Điều 5 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được Quốc
hội khóa XIII thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2015 thì Nhà nước áp dụng các chính sách đầu tư như sau:
1.1. Nhà nước đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh
trong các ngành, nghề mà Luật đầu tư không cấm.
Để tạo tính rõ ràng và minh bạch cho chính sách này, Luật Đầu tư số
67/2014/QH13 đã quy định những ngành nghề kinh doanh bị cấm kinh doanh
(Điều 6) và những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Điều 7). Về các điều
kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với những ngành nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện, để tránh sự lạm quyền trong thực thi, luật đã quy định một số điều
kiện như sau:
+ Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện được quy định tại các luật, phaá lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không
được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
+ Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu
quy định và phải bảo đảm côgn khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian,
chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
+ Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh
doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng lý

doanh nghiệp quốc gia.
1.2 Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo
quy định của Luật Đầu tư và quy định khác của Pháp luật có liên quan; được
tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài
nguyên khác theo quy định của pháp luật.
Để thực thi chính sách này, trong thực tế khi thực hiện đầu tư và triển khai
các dự án đầu tư kinh doanh, các nhà đầu tư luôn được tự do quyết định việc lựa
chọn ngành nghề kinh doanh, địa bàn kinh doanh, cách thức kinh doanh, quy mô
Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 7


TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

đầu tư kinh doanh... và được tự do trong tiếp cận các nguồn lực: vốn, đất đai, tài
nguyên... theo cơ chế thị trường và đảm bảo tuân thủ các quy định của Pháp luật.
1.3 Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư,
thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp kháccủa nhà đầu tư. Để dảm bảo thực
thi chính sách này Nhà nước đã quy định cụ thể trong luật:
- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá hoặc bị tịch thu
bằng biện pháp hành chính.
- Trường hợp Nhà nước trưng mua, trung dụng tài sản vì lý do quốc
phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phìng, chống thiên
tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của Pháp luật có
liên quan.
- Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam
theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài
các tài sản sau đây:
+ Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

+ Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
+ Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
1.4 Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
1.5 Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều uớc quốc tế liên quan đến
đầu tư kinh doanh mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong thực tiễn các điều ước quốc tế mà Việt Nam được là thành viên tôn
trọng và thực hiện nghiêm túc. Trong tất cả các văn bản luật đều quy định
trường hợp mà các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định
khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Vai trò của Chính sách đầu tư với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chính sách đầu tư là hệ thống những quan điểm, những biện pháp mà nhà
nước sử dụng các công cụ, đòn bẩy kinh tế tác động vào các hoạt động đầu tư
Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 8


TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

của chủ thể nhằm khẳng định hướng hoạt động, đảm bảo sự tăng trưởng và hiệu
quả cao cho nền kinh tế trong từng thời kỳ. Nói cách khác, chính sách đầu tư là
hệ thống chính sách khuyến khích và bảo đảm đầu tư của nhà nước đối với các
chủ thể tham dự. Chính sách khuyến khích đầu tư có vị trí quan trọng đối với
tăng trưởng kinh tế, trong tình hình đất nước ta hiện nay vấn đề quyết định mọi
sự tăng trưởng và quyết định sự phát triển KT-XH chính là giả quyết vấn đề đầu
tư. Đây là hệ thống đồng bộ từ quan điểm chiến lược, cơ chế chính sách tạo môi
trường thuận lợi bình đẳng cho hoạt động đầu tư. Chính sách đầu tư bao gồm
các chính sách về tích luỹ tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư, chính sách tạo vôố và

sử dụng vốn. Trước đây việc cung ứng vốn cho nền kinh tế thị trường có nhiều
chủ thể đầu tư với sự đa dạng hoá các nguồn vốn . Các lực lượng tham gia đầu
tư được mở rộng cho các đối tượng. Nhà nước, doanh nghiệp, dân cư và người
nước ngoài. Các nguồn vốn cũng từ đây được mở rộng hơn, vốn ngân sách, vốn
tự có của doanh nghiệp , nguồn vốn của dân cư, vốn của đầu tư nước ngoài các
hình thức đầu tư cũng đưởc mở rộng tương ứng. Đầu tư của ngân sách tín dụng
nhà nước.
Bên cạnh đó nhằm tạo môi trường ổn định nhằm khuyến khích đầu tư, các
chính sách khuyến khích cũng phải được coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi
như: sự ổn định về chính trị, xẫ hội, môi trường kinh tế, cơ sở hạ tầng và tâm lý,
chính sách khuyến khích nhà nước và những lĩnh vực, những vùng nhất định,
coi trọgn cả đầu tư trong nước cũng như ngoài nước. Riêng ở nước ta, để có môi
trường đầu tư lý tưởng, một số diều kiện cần đảm bao bao gồm: Ổn định về
chính trị mà sự lãnh đạo duy nhất của Đảng là điều kiện đảm bảo, Luật pháp
phải đồng bộ và hiệu lực, phải có hệ thống chính sách hữu hiệu, có công cụ hoạt
động hiệu quả, ngăn chặn quan liêu tham nhũng và phải tạo ra một môi trường
thị trường tạo hệ thống thúc đẩy thị trường hình thành, phải xây dựng kết cấu hạ
tầng, nâng cao trình độ dân trí. Hiện nay trong quá trình phát triển kinh tế thị
trướng với nhiều thành phần kinh tế diễ ra trong xu thế toàn cầu hoá, chính sách
đầu tư là nhạy cảm và phải thường xuyên thay đổi để phù hợp. Tuy nhiện sự
Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 9


TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

thay đổi chính sách đầu tư phải luôn tuân thủ một sô nguyên tắc như: phải bảo
đảm môi trường đầu tư hấp dẫn, ổn định, phải có những biện pháp bảo hộ đầu tư
trong nước phải từng bước bác bỏ những cản trở để phù hợp lộ trình kinh tế,

những biện pháp khuyến khích đầu tư, hấp dẫn, tin cậy phải bảo đảm tính ổn
định và lành mạnh hoá môi trường chính trị xã hội.
Năm 1988, Đảng và nhà nước ta ban hành Luật đầu tư, đặc biệt khuyến
khích nguồn đầu tư nước ngoài đã có phát triển mạnh mẽ đối với những việc
này, xác định chính sách khuyến khích đầu tử trược tiếp của nước ngoài đã trở
thành một nguồn lực quan trọng góp phần đẩy mạnh động lực tăng trưởng kinh
tế của nước ta. Sonh đó, luật khuyến khích đầu tư trong nước 1988 đã huy động
được vốn tìm ẩn, khả năng quản lý trong dân và phát triển KT-XH làm cho sản
xuất phát triển thoả mãn nhu cầu về trật tự, hàng hoá cho sản xuất và sản phẩm
tiêu dùng của nhân dân. Mặt khác, nhằm khuyến khích đầu tưphát triển, nhà
nước đồng thời sử dụng hệ thống chính sách công cụ như: để ổn định kinh tế vĩ
mô là việc xây dựng hệ thống luật lệ thể chế ổn định, tạo một hành lang pháp lý
vững vàng, bình đẳng cho mọi đối tượng tham gia, kiềm chế nạm lạm phaá mất
giá đồng tiền gây ra tai nạm lợi nhuận ảo trong sản xuất kinh doanh, giảm tỷ lệ
thất nghiệp lãng phí nguồn nhân lực lao động cũng là nguyên nhân chính gây ra
các tệ nạn xã hội, bảo đảm một tỷ giá hợp lý ở mức cho phép, cải cáh thụ tục
hành chính công khai hoá quy trình và giảm thủ tục là nguyên nhân gây nhiều
phiền hà, khó khăn tạo tâm lý ngán ngại đầu tư cho các đối tượng tham gia đầu
tư. Qua các công cụ này nhà nước có thể khuyến khích đầu tư vào những ngành,
lĩnh vực, vùng cần thiết thông qua, các công cụ điều chỉnh mức thuế, tín dụng,
giá đất đai, chính sách bảo hộ có chọn lọc và có thời gian để phát triển những
ngành công nghiệp nao trẻ. Qua các Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng ta xác định
sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là vấn đề chiến lược lâu dài,
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế các loại hình sản xuất kinh doanh, tạo
điều kiện cho các chủ đầu tư tham gia tự do, làm ăn công khai hợp pháp... Đây

Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 10



TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

là những chính sách quan trọng đã được tạo niềm tin và môi trường thuận lợi
cho các chủ đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư ngoài nước.
Để khuyêế khích nguồn vốn đầu tư trong nước, trong kỳ họp thứ ba nagỳ
7 thánh 5 năm 1988 của Quốc hội khoá X đã thông qua Luật khuyến khích đâu
tư trong nước có sửa đổi với nội dung thể hiện tinh thần của Nghị quyết TW IV
(khoá 8) nhằm phát huy nội lực để thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế của đất
nước. Qua đó đã thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nước trong việc
mở rộng các hình thức đầu tư như: BOT, BTO, OT thí điểm việc người nước
ngoài tham gia góp vốn , mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, mở rộng
nguồn vốn tham gia đầu tư sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, khuyến khích đầu tư
mở rộng và đầu tư chiều sâu, đầu tư xây dựng di truyền sản xuất mới, duy
chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi thành phố mà trước mắt là các cơ sở gây ô
nhiễm, qua việc xây dựng, thành lập các khu chế xuất, khu công nghiệp, đa dạng
hoá sản xuất ngành nghề cải thiện môi trường sinh thái...hành lang pháp lý ổn
định qua việ nhà nước ta khẳng định bảo vệ tài sản và vốn đầu tư hợp pháp
không bị quốc hữu quá, không bị tịch thu...bên cạnh đó là các chính sách về hỗ
trợ như: hỗ trợ đất đai, mặt bằng sản xuất doanh nghiệp, chế độ cho vay ưu đãi
trung hạn và dài hạn, chế độ bảo hành, tuyển dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ xuất khẩu,
quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu áp dụng
công nghệ mới vào sản xuất. Khuyến khích đầu tư vốn ở nước ngoài là cần thiết
đây là nguồn vốn rất quan trọng trong tình hình đất nước ta hiện nay bởi vì đa số
là người có thu nhập thấp, nguồn vốn huy động trong nước có giới hạn, do đó
việc huy động vốn đầu tư nước ngoài là rất cần thiết trong quá trình đầu tư phát
triển kinh tế đất nước. Huy động vốn nước ngoài có thể thông qua đi vay, các
hình thức vay, có thể vay của chính phủ, vay của các tổ chức tài chính, quốc tế
thông qua hình thức DOA, vay của tư nhân nước ngoài thông qua hình thức phát
hành cổ phiếu, trái phiếu. Vấn đề cần lưu ý ở đây là, vấn đề trả vốn và lãi , các

tỷ xuất cho vay thường cao, hoặc vay có các điều kiện kèm theo.

Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 11


TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

Hiện các nguồn vốn vay từ DOA đang chựng lại, do vây Đaản và Nahd
nước ta đang có xu hướng khuyến khích vay từ nguồn FDI. Từ những nguồn
vốn vay này nhằm phát triển, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ, có thêm
nguồn lựuc và kinh nghiệm quản lý, nhằm chuẩn bị tốt cho qúa trình hội nhập,
Mặt khác, nhằm để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả việc đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài, khả năng huy động phải đặt trong mối tương quan
trogn việc sử dụng nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đi vay, phải cải thiện
môi trường đầu tư đi đôi với các biện pháp khuyếch trương đầu tư thồn qua các
ưu đãi về đầu tư như: miễn giảm thuế, ưu đãi về tín dụng, giải thủ tục hành
chính.

Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 12


TIỆU LUẬN CHUYÊN ĐỀ - MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

KẾT LUẬN
Sau hai chương trên, hẳn chúng ta đã có một cái nhìn khá toàn diện về
những nội dung cơ bản của chính sách đầu tư cũng như vai trò của những chính

sách này với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Với ưu thế về đối tượng, phạm vi điều chỉnh rộng, có liên quan thường
xuyên và trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế, chính sách này là một trong những
công cụ quản lý sắc bén, một trong các biện pháp kinh tế hữu hiệu để quản ký và
điều tiết nền kinh tế.
Điều tác giả muốn nhấn mạnh là Chính phủ của mỗi quốc gia cần đánh
giá đúng vai trò và vai trò quan trọng của chính sách này sao cho phù hợp với
tình hình nền kinh tế của đất nước mình. Để đạt được điều đó chúng ta cần quan
tâm đầu tư hơn nữa đến công tác nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình để đề
ra những biện pháp sử dụng linh hoạt những công cụ này trong từng giai đoạn
nhất định. Trong điều kiện nước ta đang hội nhập sâu rộng trong nền kinh tế
quốc tế thì yêu cầu về điều hành một cách linh hoạt các chính sách kinh tế đã thu
hút các nhà đầu tư trong nước cũng như đảm bảo định hướng của Nàh nước thất
khó nhưng quan trọng hơn bao giờ hết.

Học viên: Vũ Thị Thanh Thảo - Lớp 15M-LKT44

Trang 13



×