Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Lao động và báo chí đa phương tiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.33 KB, 28 trang )

Bài tập nhóm môn Lao động và báo chí đa phương tiện
Nhóm ACTH:
Lại Ngọc An(nhóm trưởng)
Trần Thùy Chang
Trần Thị Thúy
Trần Thị Khánh Huyền
A.Nhà báo – Cơ quan báo chí
I.Các quan niệm về nhà báo
+ Trong quan niệm đời thường trước dây, người ta cho rằng nhà báo là người hay
đưa chuyện ,hay mách lẻo,hay soi mói,hóng hớt,là người không giữ kín chuyện.
Những năm 50,60 ở miền Nam người ta còn gắn nhà báo với “ thằng mõ” – là
người chuyên đưa tin hàng ngày cho dân chúng trong vùng thông qua cái mõ báo
hiệu để mọi người chú ý,lắng nghe.
+ Nhà báo- journalist theo từ điển Meriam Vebsrers Online Dicitionary là : Thứ
nhất,người tham gia vào hoạt động báo chí,đặc biệt là người viết hoặc biên tập của
một loại hình báo chí;là người quản lí một tờ báo,tạp chí…. Thứ 2 là,người làm
nghề viết báo, thu thập thông tin, xử lí và cung cấp thông tin vê các sự kiện , các
khuynh hướng các vấn đề … hiện tại. Hoặc nhà báo là người viết hoặc biên tập các
tin tức cho một tờ báo hoặc tạp chi, đài phát thanh đài truyền hình , là người làm
việc trong lĩnh vực báo chí/ Người quản lí một tờ báo, tạp chí…(Collins Essential
Dictionary 2nd Edition 2006 Harper Collins Pubishers 2004 ,2006)
+ Nhà báo- correspondent, lại là danh từ chỉ phóng viên thường trú, phống viên
chuyên sâu về một lĩnh vực đề tài nào đó, hay là phóng viên biệt phái của tòa soạn


báo chí, có đủ thẩm quyền, uy tin cung cấp thông tin và bình luân – đại diện cho
quan điểm, ý kiến của tòa soạn báo ( />+ Nhà báo- reporter, là người thu thập và tường thuật tin tức cho môt tờ báo, tạp
chí hoặc hãng phát thanh, truyền hình/Người đọc tin tức, là người chủ yếu đưa tin,
làm phóng sự, tường thuật sự kiện thời sự.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: Nhà báo trước hết là người cán bộ cách mạng,
gắn cuộc đời mình với dân tộc, trung với Đảng, với nhân dân. Người đã nhiều lần


nhấn mạnh đến tư cách chiến sĩ của nhà báo: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách
mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ "Đối với những người viết báo
chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần
chúng đoàn kết đấu tranh, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa
đế quốc…, vì độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hoà bình thế giới"
Như vậy trên bình diện tác nghiệp, nhà báo được hiểu là người tham gia vào quá
trình thu thập, xử lí và truyền tải thông tin cho công chúng xã hội.
Trong từ điển Tiếng Việt, nhà báo được hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản là “
người chuyên làm nghề viết báo”. Nhà báo có thể được hiểu là người tham gia
thực hiện một trong các loại hình lao động báo chí của quá trình thu thập, xử lí và
truyền tải thông tin cho công chúng xã hội ; đó là lao động quản lí ( ở nước ta là
bao gồm tổ chức quản lí vĩ mô và vi mô) , lao động biên tập, lao động tác giả, lao
động kĩ thuật dịch vụ trong báo chí. Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí,
chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội về những thông tin mà họ cung
cấp cho công chúng xã hội, trên cả hai bình diện pháp lí và đạo đức.
Theo nghĩa rộng: Nhà báo là tất cả những người làm việc trong các cơ quan báo
chí,PT, TT…


- Theo nghĩa hẹp: Nhà báo là những người sống bằng nghề viết báo; những người
trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm báo chí: tin , bài ,ảnh cho các cơ quan thông tấn báo
chí.
Xung quanh về vấn đề này còn có nhiều ý kiến khác nhau, dưới đây là một số quan
niệm về nhà báo:
- Nhà báo, còn gọi là ký giả, là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp như:
phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các
trưởng ban nghiệp vụ báo chí...
- Nhà báo là nhân viên của ĐCSVN.
-Nhà báo là một nhà chính trị.
- Nhà báo là 1 nhà văn hóa, nhà chính trị, ngoại giao.

- Nhà báo là người có mối quan hệ rộng rãi.
- Nhà báo thực chất là 1 tri thức có trách nhiệm.
- Nhà báo là người hoạt động bằng thông tin.
- Nhà báo là thư ký trung thành của thời đại, góp phần tạo nên dư luận xã hội, tạo
nên sức mạnh lan tỏa của thông tin
- Nhà báo là một chiến sỹ làm công tác tư tưởng, văn hóa và thông tin”
II.Nhiệm vụ của nhà báo:
- Nhà báo là người đưa tin cho công chúng. Do vậy, nhà báo phải cung
cấp những thông tin chính xác, kịp thời, phản ánh chân thực các sự kiên
vấn đề đã và đang xảy ra , không vo tròn bóp méo… cho bạn đọc cái
nhìn khách quan nhất về sự việc, vấn đề, hiện tượng…


- Nhà báo là nhà tư vấn, chỉ dẫn cho công chúng mình luôn đưa ra những
thông tin và lời khuyên bổ ích, đúng lúc và thú vị, là người bạn lớn đáng
tin cậy của công chúng- tức là công chúng tin và có thể nhờ cậy khi cần
thiết.
- Cung cấp mọi thông tin về văn hóa- giáo dục mang tính nhân văn sâu
sắc, đưa ra đúng lúc. Trên cơ sở ấy giúp công chúng hiểu biết, góp phần
bảo vệ chuẩn mực giá trị và sáng tạo giá trị mới
- Nhà báo là nhà truyền thông xã hội- vận động xã hội có khả năng
thuyết phục công chúng xã hội, lôi kéo họ vào tầm ảnh hưởng của mình
- Nhầ báo là người bảo vệ chân lí lẽ phải, bảo vệ giá trị đạo lí và đạo đức
cộng đồng , bảo vệ pháp luật.
- Nhà báo phải luôn đứng trên lập trường tư tưởng nào đó, đứng về phía
tiến bộ xã hội , đứng về phía nhân dân, luôn luôn có tinh thần , thái độ và
bản lĩnh bảo vệ chân lý. Mặt khác nhà báo là người khởi động, phát động
tư tưởng và dư luận xã hội bảo về, ủng hộ cái mới, nhân tố mới.
Bên cạnh đó họ còn chịu rất nhiều áp lực về mọi mặt, ý thức được công
việc mình làm có vai trò to lớn, đối mặt với nguy hiểm, những trách

nhiệm với xã hội:
+Thứ nhất, họ phải đối mặt trách nhiệm pháp lý
Các nhà báo phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý quan trọng. Họ cần
nhận thức đúng đắn quyền lợi của mình và quyền của mỗi cá nhân, và
chắc chắn những vấn đề họ đang đưa ra trước công chúng là phù hợp
pháp lý. Điều này sẽ đảm bảo không có sự xâm nhập về các vấn đề bảo
mật và riêng tư. Những bài báo mang tính chất nhận xét bôi nhọ và vu
khống có thể dẫn đến hành động pháp lý chống lại các nhà báo.
+Thứ hai là trách nhiệm xã hội
Phương tiện truyền thông liên quan đến các sự kiện hiện tại, lột trần phần
nào bộ mặt của xã hội. Những sự kiện này được trình bày dưới dạng hình
ảnh và bài viết vì vậy nhiệm vụ của một nhà báo là đảm bảo các thông tin
được trình bày một cách công bằng và trung thực. Các sự kiện hiện tại


giúp cung cấp những thông tin nóng hổi đồng thời cũng là nguồn giải trí
cho người đọc. Và đặc biệt là một nhà báo, bạn cần quan tâm đến việc
giật tít, không được giật tít sốc gây hoang mang dư luận vì lợi ích bản
than.
+Trách nhiệm chuyên nghiệp
Một nhà báo chuyên nghiệp là nhà báo biết cách trình bày một mô tả
chính xác về sự kiện khi chúng xảy ra. Điều này thường được thực hiện
thông qua quá trình nghiên cứu một cách xuất sắc và toàn diện.
Một nhà báo chuyên nghiệp sẽ trình bày những thông tin sự kiện quan
trọng và cái tôi của nhà báo cần được kiềm chế.+
Trách nhiệm đạo đức
Các nhà báo đang bị ràng buộc vào một quy tắc đạo đức. Một nhà báo có
đạo đức sẽ cung cấp cho khán giả những thông tin có ý nghĩa, nhưng họ
cũng sẽ biết cách chọn lựa những thông tin không quá mức nhạy cảm với
dư luận.. Ví dụ, khi đưa thông tin về một tội phạm hay một vụ giết người

nào đó, các nhà báo cần phải tìm hiểu và đặt mình vào vị trí của các
thành viên gia đình những người có liên quan hoặc những người chưa
được thông báo về thảm kịch.
Trong quá trình đưa tin, họ cần phải thực sự năng động trong môi trường báo chí.
Họ phải học cách tìm hiểu sự thật và nhận thức đúng đắn về thông tin mà mình sắp
công bố. Đồng thời họ cũng cần biết cách chọn lọc, loại bỏ những tin tức tào lao,
chú trọng đến những thông tin mà công chúng quan tâm.
Hoạt động của nhà báo phải phù hợp với những yêu cầu khách quan của nghề
nghiệp - nhà báo phải thể hiện mình là người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa - tư
tưởng: tích cực tham gia và sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp xây dựng đất nước, sẵn
sàng bênh vực và bảo vệ những cái mới, cái đúng, cái tiến bộ; là người tuyên
truyền, cổ động và tổ chức cho cái mới thắng lợi; là người thông thạo trong việc
vận dụng những quy luật của hoạt động báo chí vào thực tiễn hoạt động hàng ngày


để thực thi một cách hiệu quả những nhiệm vụ đặt ra trước báo chí. Để đáp ứng
những yêu cầu khách quan ấy, nhà báo chuyên nghiệp phải hội đủ những phẩm
chất, những yêu cầu nghề nghiệp.
III.Những yêu cầu của nhà báo trong môi trường truyền thông hiện nay.
- Quan điểm chính trị, thế giới quan.
- Năng khiếu và năng lực nghề nghiệp.
- Tri thức chung và tri thức chuyên ngành.
- Kỹ năng và thói quen nghề nghiệp.

Quan điểm chính trị, tri thức và năng lực là những tiêu chuẩn cần thiết, đòi hỏi phải
nhất quán, phải được phát triển, làm phong phú thêm, bổ sung thêm một cách
thường xuyên biến thành kỹ năng và thói quen - dần dần trở thành kinh nghiệm
nghề nghiệp.
Năng lực - là cá tính đặc biệt, là điều kiện khách quan để hoạt động đạt hiệu quả.
Năng lực của nhà báo được thể hiện qua khả năng nắm bắt nhanh, sâu sắc và toàn

diện những kỹ năng cần thiết trong từng khâu, từng bước cụ thể của hoạt động trên
cơ sở vận dụng những tri thức, những hiểu biết, những kinh nghiệm với lòng say
mê nghề nghiệp. Toàn bộ những năng lực như vậy làm cho kết quả hoạt động luôn
luôn mới, độc đáo, luôn luôn hoàn thiện được gọi là tài năng.
Phát huy năng lực của mỗi công dân nói chung và mỗi nhà báo nói riêng vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội - ngoài những cơ chế, chính sách
... từ phía xã hội thì bản thân mỗi con người, trong đó có nhà báo cũng phải tự thân
phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện những phẩm chất nghề nghiệp.
Rèn luyện phẩm chất chính trị - cơ sở thế giới quan, quan điểm của nhà báo. Tính
nguyên tắc là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu của nhà báo.
Hệ thống tiêu chuẩn chính trị phải đi đôi với khả năng trí tuệ, mà biểu hiện rõ ràng
nhất trong thực tiễn hoạt động của nhà báo là trình độ văn hóa, là tri thức. Chính vì


vậy, nhà báo luôn phải cố gắng để từng bước hoàn thiện những tiêu chuẩn nghề
nghiệp, cụ thể phải biết:


Tự học.



Tự hoàn thiện ý thức nghề nghiệp.

Yêu cầu của nhà báo trong môi trương truyền thông hiện nay
+ Thứ nhất phải có bản lĩnh chính trị rõ ràng
+ Thứ hai nhận thức đầy đủ sâu sắc và tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực về đạo
đức nói chung , đạo đức nghề báo nói riêng
+ Thứ ba có phông kiến thức xã hội – văn hóa sâu rộng và không ngừng được bổ
sung, cập nhập

+ Thứ tư có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao
+ Thứ năm có khả năng giao tiếp tốt
+ Thứ sáu phải có khả năng ứng dụng tốt các thành quả của khoa học công nghệ công nghệ trong tác nghiệp và giỏi ít nhất một ngoại ngữ thông dụng
+ Thứ bảy có kiến thức nhất định về kinh tế báo chí.
+ Có kĩ năng tác nghiệp tốt, ứng phó linh động trong mọi tình huống khi cần thết
+ Có lòng yêu nghề- găn bó với nghề
IV.Cơ quan Báo chí
Khái niệm cơ quan báo chí
Cơ quan báo chí trước đây có tên gọi là tòa soạn mang 2 ý nghĩa chính:
+ Tòa soạn tức là biên tập,tu chỉnh,gọt giũa
+ Tòa soạn còn là sự sắp đặt,sắp xếp,nề nếp,quy củ
-


Từ hai ý nghĩa trên tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể chúng ta sẽ có cách hiểu
đúng đắn nhất
Ý nghĩa thứ nhất,ta có thể hiểu rằng: Tòa soạn dùng để làm công tác biên
tập,chỉnh sửa bài vở…Và ý nghĩa thứ hai để chỉ các cơ quan thông tin đại chúng
như báo in,báo phát thanh,báo truyền hình…
Ngoài ra còn có một số quan niệm khác nhau về cơ quan(tòa soạn) báo chí:
Ở một số nước tư bản cho rằng: Tòa sọan báo chí cũng như cơ quan,xí
nghiệp tức là mọi thông tin mà cơ quan báo chí ngoài mục đích tuyên truyền thì
yếu tố chính trị cũng như lợi nhuận kinh tế nó mang lại phải ngang bằng nhau
Còn các nước xã hội chủ nghĩa thì lại cho rằng: Tòa soạn báo chí phải phục
vụ lợi ích của nhân dân,đặc biệt là của nhân dân lao động.Lênin đã khái quát về
tòa soạn báo chí như sau: “Tòa soạn báo chí phải là người tuyên truyền tập thể,cổ
động tập thể và tổ chứ tập thể…” và ông ví tòa sọn báo chí như một giàn nhạc
giao hưởng,còn số báo chính là bản nhạc do giàn nhạc giao hưởng đó chơi.
Còn trong luật sửa đổi bổ sung của Luật báo chí năm 1999 thì nêu rõ: “Cơ
quan báo chí là nơi thực hiện các loại hình báo chí như báo in,báo điện tử,các cơ

quan phát thanh - truyền hình tại Trung ương và địa phương…”
Một số tác giả lại cho rằng: Tòa soạn có công việc chính là biên tập,tổ chức
trang báo(đối với báo in,báo điện tử) và sắp xếp chương trình(đối với phát
thanh,truyền hình).Và một số ý kiến khác thì lại cho rằng: tòa soạn,tòa báo,trụ
sở,cơ quan báo chí…đều có ý nghĩa như nhau về hình thức hoạt động,chỉ khác về
tên gọi và cách truyền tải thông tin
 Từ những quan niệm trên,nhóm đã đưa ra quan niệm về cơ quan báo chí như
sau: Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng,của chính quyền,của các
tổ chức đoàn thể xã hội lập ra và tôn trọng chấp hành pháp luật.Nó có nhiệm
vụ là cơ quan ngôn luận của tổ chức đó,thực hiện đúng tôn chỉ mục đích mà tổ
chức đặt ra
Điều kiện thành lập(ra đời) của cơ quan báo chí


Việc thành lập cơ quan báo chí phải tuân theo các điều kiện do Luật báo chí quy
định:
-

Có đủ người tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí được quy định tại điều

13 của Luật này: Tổng biên tập,phóng viên,biên tập viên của cơ quan báo chí phải
tuân thủ theo các quy định về người là báo chí.Đội ngũ con người vững chắc có
bản lĩnh chính trị vững vàng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Có đầy đủ cơ sở vật chất để đáp ứng cho hoạt động làm báo,được các cơ
quan chức năng chứng nhận hoạt động.Phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam,trở
thành cơ quan ngôn luận cho Đảng và Nhà nước ở cả trung ương lẫn địa phương
Mô hình của một cơ quan báo chí
-Bộ(ban) biên tập:
+Tổng biên tập
+Các phó tổng biên tập

+Thư ký tòa soạn
+Các ủy viên
-Các ban(phòng) chuyên môn:
+Ban xây dựng Đảng
+Ban nội chính
+Ban kinh tế
+Ban quốc tế
+Ban khoa giáo
+Ban văn hóa-xã hội
+Ban thể thao
+Ban bạn đọc
+Ban thư ký
+Ban quản lý phóng viên
-Bộ phận hành chính – dịch vụ:
+Văn phòng
+Thư viện
+Tổ chức cán bộ
+Trung tâm vi tính
+Tổ điện,nước
+Tổ bảo vệ
+Đội xe
+Quảng cáo và phát hành


+Tài vụ
+Quản trị,thiết bị,kỹ thuật
-Bộ phận ngoài tòa soạn:
+Nhà in,phòng thu âm,không gian ghi hình…
+Văn phòng đại diện
+Phóng viên thường trú

Nhiệm vụ của cơ quan báo chí
- Thông tin tuyên truyền về đường lối,chủ trương,nghị quyết của Đảng;chính sách
pháp luật của nhà nước;giáo dục lòng yêu nước,lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội,xây dựng lối sống lành mạnh,truyền thống tốt đẹp,góp phần thực hiện
mục tiêu dân giàu,nước mạnh,xã hội dân chủ,công bằng,văn minh
- Tham gia và phát động các phong trào thi đua yêu nước,nêu gương các tập thể cá
nhân điển hình tiên tiến.Tham gia tổng kết thực tiễn,đúc rút và phổ biến kinh
nghiệm góp phần bổ sung và hoàn thiện các quan điểm đường lối của Đảng và
pháp luật của Nhà nước
- Tổ chức tiếp nhận,xử lý,đăng tải thông tin một cách kịp thời,chính xác,là diễn đàn
và nhịp cầu nối để nhân dân được gần gũi và đóng góp tiếng nói của mình
- Chủ động đấu tranh kiên quyết,sắc bén với những thế lực thù địch;bảo vệ chủ
nghĩa Mác- Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh…Tích cực giám sát,phát hiện đấu tranh
chống tham nhũng,quan liêu,góp phần định hướng tư tưởng và dư luận
- Xây dựng cơ quan Báo vững mạnh,xây dựng đội ngũ công chức,viên chức và
người lao động có lập trường vững vàng,giỏi chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức
nghề nghiệp

B.Đặc điểm lao động báo chí đa phương tiện
I.Đặc điểm của báo chí đa phương tiện


Cùng với sự phát triển của xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ và nhằm
đáp ứng được yêu cầu của công chúng, bên cạnh các loại hình báo chí truyền
thống như báo in, truyền hình, báo mạng thì có sự xuất hiện của một loại hình
báo chí vô cùng mới mẻ đó là báo đa phương tiện (Multimedia Journalism).
Trước tiên người ta có thể hỏi đa phương tiện là gì? Đa phương tiện là sự tích hợp
của văn bản, âm thanh, hình ảnh của tất cả các loại và phần mềm có điều khiển
trong môi trường thông tin số. Về định nghĩa đa phương tiện, theo PGS.TS Đỗ
Trung Tuấn: “Đa phương tiện là kĩ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều

dạng phương tiện chuyển hóa thông tin và các tác phẩm từ các kĩ thuật đó.
Báo chí đa phương tiện được xem là một xu hướng phát triển mới của báo chí
trong thời đại toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin. Ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu
của thời đại, một tác phẩm báo chí đa phương tiện, không chỉ đem đến thông tin
được cụ thể hóa cho người đọc trong con chữ mà còn là video, audio và hình ảnh.
Dựa vào khái niệm đa phương tiện đã nêu ở trên, nhóm xin đưa ra khái niệm về
báo chí đa phương tiện như sau: Báo chí đa phương tiện là một loại hình mới của
báo chí, là hướng đi mới mà nền báo chí hiện đại hướng tới. Nó là sự kết hợp của
báo in, báo ảnh, truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử. Nó tích hợp trong
mình tất cả những ưu điểm của các loại hình báo chí trên với sự kết hợp của chữ,
của hình ảnh, video, audio... nhằm mang đến cho người đọc thông tin đầy đủ và
đa chiều nhất.


Đặc điểm của báo chí đa phương tiện
Báo chí đa phương tiện là một loại hình báo chí hoàn toàn mới, nó tích
hợp trong mình đầy đủ các thế mạnh của các loại hình báo chí khác như
văn bản của báo in, hình ảnh, video, audio.. của báo hình, và có thể


được truyền tải qua mạng internet như báo mạng điện tử. Chính vì vậy
nó mang đến thông tin một cách đầy đủ và toàn diện nhất cho người
-

đọc.
Nếu như báo in người đọc chỉ tiếp nhận thông tin bằng mắt, báo hình
người xem tiếp nhận thông tin qua thị giác, thính giác, báo phát thanh
qua thính giác thì báo đa phương tiện độc giả được tiếp nhận thông tin

-


qua nhiều giác quan.
Báo đa phương tiện có khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng, tức
thời. Một xu hướng mới của nhà báo hiện đại đó là có khả năng thực
hiện tích hợp tất cả các loại hình báo chí trong cùng một tác phẩm như
viết bài, quay dựng phim... ngay tại hiện trường để cung cấp thông tin

-

nhanh nhất đến độc giả và tăng giá trị cho thông tin của mình.
Báo đa phương tiện có tính tương tác cao đối với độc giả. Độc giả có thể
để lại nhậ xét của mình qua phần bình luận, có thể like hoặc quan tâm
đến bài báo. Hoặc sự tương tác với độc giả còn qua những chương trnhf
tương tác.

II.Các loại hình lao động báo chí
Các ban biên tập, các tòa soạn, đài phát thanh, truyền hình được thành lạp như
những tập thể lao động hợp tác nhằm đảm bảo cho sự phát hhuy tự do về chuyên
môn dựa vào sở trường, nhân cách của mỗi cá nhân và sự tác động qua lại với
nhau về mặt nghề nghiệp. Mỗi cơ quan báo chí đều được điều hành như một
guồng máy đầy năng động nhằm mục đích chung là hiệu quả thông tin. Đó là điều
kiện cần thiết cho sự phân công lao động phù hợp với tính chất công việc nhằm
đạt được hiệu quả cao trong công việc báo chí.
Theo tính chất công việc có thể phân loại như sau:


a). Theo loại hình phương tiện thông tin đại chúng (báo in, thông tấn, phát
thanh, truyền hình...);
b). Theo tính chất khu vực pìa cơ quan báo chí (báo trung ương, báo địa
phương, đài phát thanh địa phương, đài truyền hình khu vực...);

c). Theo nội dung có tính chức năng (chinh trị-xã hội, văn hỏa, văn nghệ, các
nội dung chuyên biệt...);
d). Theo đối tượng phản ánh (nông nghiệp, công nghiệp, tôn giáo...);
e). Theo khách thể tác động hay đối tượng thông tin (thanh niên, phụ nữ,
đồng bào các dân tộc ít người, người nuớc ngoài...);
f). Theo định kỳ xuất bản (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng...)
Bên cạnh đó, cách phân loại trên cũng được bổ sung thêm bằng các
tiêu chí phụ như sau:
- Theo loại hình công việc (biên tập viên, phóng viên, thư ký tòa
soạn, đặc phái viên...);
- Theo chức danh trách nhiệm công tác (cán bộ quản lỷ tòa soạn, phòng,
ban, phổng viên, nhân viên giúp việc...);
- Theo chuyên môn hóa về thể loại tác phẩm (bình luận viên chính trị - xã
hội, bình luận viên quốc tế, phóng viên viềt phóng sự...);
- Theo chuyên môn hóa đề tài (phóng viên nông nghiệp, phóng viên công
nghiệp, phóng viên văn xã...).
Trong lao động sáng tạo báo chí, các loại hình báo chí rất đa dạng và
phong phú. Từ các tiêu chí khác nhau, có thể phân biệt các kiểu, dạng trong
lao động báo chí. Tuy nhiên, dựa trên các tiêu chí cơ bản và chung nhất, ta
có thể phân chia lao động báo chí ra làm ba loại lớn:
- Loại hình thứ nhất, lao động tổ chức - quản lý của cán bộ lãnh đạo các
ban biên tập, các tòa soạn, phòng biên tập.
Loại hình sáng tạo này được đặc trưng bởi khả năng đạt được những
kết quả tích, cực trong việc làm kế hoạch, tổ chức hoạt động của tập thể,
trong việc lựa chọn và bố trí cán bộ, trong việc tạo điều kiện, bảo đảm


sự thống nhất của các hình thức sáng tạo cá nhân và tập thể. Không chỉ
thực tiễn mà cả sự nghiên cứu khái quát, tổng kết lý luận báo chí cũng
chỉ ra bản chất sáng tạo của lao động tổ chức - quản lý.

Có thể thấy ở mỗi ban biên tập xuất hiện các nhiệm vụ:
+ Khẳng định vị trí, vai trò của tờ báo minh trong hệ thống báo chỉ chung
của cả nước.
+ Hình thành các phương tiện đặc trưng đối với tở báo để thực hiện các
chức năng thông tin - xã hội của nó.
+ Thường xuyên bảo đảm nội dung và hình thức tờ báo phù hợp với
những yêu cầu do tình hình và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
Sự sáng tạo của lãnh đạo ban biên tập được thể hiện trước hết ở
hoạt động có hiệu quả trong việc hình thành tập thể ban biên tập nhằm
quản lý quá trình sáng tạo trong cơ quan báo chí. Ở đây, quy mô hoạt
động có ý nghĩa quan trọng. Lãnh đạo ban biên tập các cơ quan báo chí
Trung ương phức tạp hơn nhiều so với các cơ quan báo chí địa phương.
Tuy nhiên, ngay trong sự dị biệt lớn về khối lượng công việc ấy thì bản
chất công việc vẫn chỉ có một: lãnh đạo ban biên tập như một cơ thể
sống, một nhân cách, đại diện cho một nghề nghiệp sáng tạo trong quá
trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình.
Khó khăn về mặt tâm lý trong hoạt động của cán bộ lãnh đạo báo chí
là việc nhận thức các nhân tố bảo đảm cho sự phát huy tích cực các tiềm
năng sáng tạo của cả tập thể. Cái “tôi" sáng tạo của cán bộ quản lý thể
hiện trong cái “chúng tôi” sáng tạo cửa cả tập thể cơ quan tòa soạn. Đó
cũng là yêu cầu có tính nguyên tắc đối với cán bộ quản lý các cơ quan
-

báo chí.
Loại hình thứ hai, lao động gián tiếp xã hội.


Đối với nhà báo, giao tiếp xã hội rộng là một yêu cầu nghề nghiệp,
một hoạt động đòi hỏi tính chất sáng tạo và năng động. Phần lớn các
trường hợp, nhà báo thu thập tài liệu, tích lũy thông tin cho tác phẩm

tương lai của mình thông qua hoạt động giao tiếp với nguồn tin - những
cá nhân rất khác nhau trong xã hội. Chất lượng tác phẩm tương lai một
phần quyết định phụ thuộc vào khả năng của nhà báo trong việc tiếp
cận, thuyết phục nguồn tin để khai thác thông tin. Mặt khác, nhà báo là
người tổ chức khám phá ra những sáng kiến, khả năng và điều kiện mà
dựa vào đó để động viên công chúng hợp tác thưởng xuyên với cơ quan
báo chí của mình. Sự hợp tác đó trở thành một trong những hình thức
sáng tạo của quần chúng, cho phép nhanh chóng phản ánh những tâm
tư, nguyện vọng, tư tưởng mới trong đời sống xã hội lên các phương
tiện thông tin đại chúng.
Tính chất sáng tạo trong loạị hình lao động này bị quy định trước hết bởi
tính phong phú, đa dạng của đối tượng giao tiếp. Trong hoạt động nghề
nghiệp của mình, các nhà báo luôn phải tiếp xúc, trao đổi với nhiều người
rất khác nhau về văn hóa, lối sống, tính cách, nghê nghiệp, trình độ nhận
thức... Để đạt được hiệu quả giao tiếp, người làm báo cần nhanh chóng
phát hiện đặc điểm tâm lý của đối tượng trong các tình huống cụ thể, hình
thành các giải pháp hợp lý để tạo đựng thái độ hợp tác cởi mở của người
tiếp chuyện. Ngoài vốn tri thức phong phú, khả năng giao tiếp còn làm kết
quả của sự tích lũy kinh nghiệm thực tiễn mà chính nhà báo đã nếm trải.
Bên cạnh đó, tính chất sáng tạo của loại hình lao động báo chí còn đòi hòi
nhà báo phải có liên lạc thường xuyên với các cộng tác viên, kích thích các


khả năng sáng tạo của họ một cách có hiệu quả, làm cho họ có sự quan tâm
thực sự với công việc. Việc sử dụng tác phẩm của cộng tác viên đòi hỏi sự
trân trọng lao động và tôn trọng, giữ gìn những đặc thù về ngôn ngữ,
phương pháp tư duy... Đây chính là quá trình hiệp tác giữa hai phía để cùng
giải quyết một nhiệm vụ sáng tạo.
-


Loại hình thứ ba, lao động sáng tạo văn bản tác phẩm.
Đây là loại hình lao động sáng tạo có vai trò to lớn trong báo chí Trên
thực tế, công chúng tiếp nhận và đánh giá báo chí qua những bài báo các sản phẩm cuối cùng chứ không phải qua các sản phẩm trung gian,
hay qua công tác tổ chức, tiến hành các công việc ngịiề nghiệp của nhà
báo. Tác phẩm báo chí không chi đơn thuần là ‘Vật” chứa đựng thông tin
của nhà báo chuyển tải đến xã hội, nó còn thể hiện quan điểm chính trị,
lập trường công dân, năng lực nghề nghiệp và thị hiếu thẩm mỹ của tác
giả.

Người viết một mình thực hiện toàn bộ quy trình sáng tạo. Tài năng của cá nhân
nhà báo quy định khả năng tổ chức thực hiện đề tài, xử lý các tài liệu, thông tin,
sự lựa chọn các tình tiết, kiểu kết cấu thích ứng và chi phối quyết định chất lượng,
hiệu quả của tác phẩm.
Trong lao động sáng tạo văn bản tác phẩm báo chí, những quan điểm chính trị, tư
tưởng, ý thức trách nhiệm công dân của nhà báo thể hiện như cơ sở nhân cách,
ảnh hưởng chi phối đến chiều hướng vận động nội dung tác phẩm. Mục đích
hướng tới của nhà báo là thể hiện những nhu cầu thông tin xã hội một cách sáng
rõ, độc đáo, mang dấu ấn cá nhân. Tất nhiên, với vai trò người “chép sử thời đại”,
nhà báo trở thành nguời đầu tiên phát hiện các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời


sự. Phương thức quan trọng nhất trong lao động sáng tạo của nhiệm vụ phải
nhằm phát hỉện cái mới, kết hợp cái truyền thống, cái tri thức tích lũy với những
quan hệ mới phát hiện để phản ánh hiện thực đang diễn ra một cách cụ thể, sinh
động và khách quan.
Các loại hình lao động sáng tạo của nhà báo tồn tại như sự mô hình hóa hoạt
động báo chí. Sự phân loại này chủ yếu nhằm nhận thức rõ tính đặc thù của mỗi
loại hình để hình thành các phương pháp giải quyết tích cực. Tuy nhiên, trên thực
tế, mỗi nhà báo thường thể hiện minh trong một số loại hinh báo chí khác nhau.
Vì thế, trong làng báo, không ít nhà báo có “tay nghề tổng hợp”. Với một số tính

chất gần gũi về phương pháp luận, tồn tại những khả năng thực tế cho các nhà
báo thể nghiệm mình ở các loại hình khác nhau. Một khi lao động sáng tạo với
thực tiễn xã hội thì vẫn còn xuất hiện những tinh huống, trong đó chỉ nhà báo có
khả năng tổng hợp mới giải quyết được nhiệm vụ nghề nghiệp.

III.Phân tích vai trò của từng loại hình báo chí
Báo chí có vai trò cung cấp thông tin đến công chúng, truyền bá tư tưởng
của Đảng và Nhà Nước đến toàn thể nhân dân nhằm nâng cao dân trí, phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Trong báo chí chia ra thành các loại hình báo chí khác nhau dựa trên đặc
điểm của từng loại hình đó là báo in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, báo
mạng điện tử. Mỗi loại hình báo chí có những vai trò khác nhau, nhưng trên
cơ sở vẫn dựa trên những vai trò chung của báo chí.
- Báo in: Đây là thể loại báo chí lâu đời nhất, được in trên giấy, có hình
ảnh minh họa. Ưu đểm: Tính phổ cập cao, người đọc có thể nghiên cứu,
lưu trữ. Nhược điểm: Thông tin chậm, tính tương tác kém.
Vai trò:


+ Cung cấp thông tin. Thông tin trên báo in tuy chậm hơn so với các loại
hình báo chí khác nhưng lại có tính chính xác cao nhất. Ở những tờ báo
mạng vì phải đưa thhông tin tức thời nên nhiều khi đưa thông tin sai
lệch, chưa được kiểm chứng. Báo in là loại hình báo chí có tính chính xác
cao so với các loại hình báo chí còn lại. Bên cạnh đó, thông tin trên báo
in thường có độ phân tích sâu và rộng.
+ Báo in có thể lưu trữ và làm tài liệu, làm tài liệu cho các nghiên cứu,
các vụ án... vì thông tin trên báo in không thể chỉnh sửa như trên báo
mạng.
+Dù thời buổi công nghệ phát triển với sự ra đời của nhiều loại hình báo
chí mới, thì báo in vẫn luôn có một chỗ đứng bền vững. Báo in là loại

hình lưu dấu thời kì phát triển của báo chí Việt Nam nói riêng và báo chí
-

thế giới nói chung.
Báo phát thanh Ra đời thế kỉ 19, thông tin được chuyển tải qua thiết bị
đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược
điểm: không phát được các thông tin có hình ảnh minh họa.
Vai trò:
+ Trong thời chiến, chiếc radio là phương tiện cổ vũ mạnh mẽ tinh thần
chiến đấu của quân và dân ta, một yếu tố quan trọng dẫn đến chiến
thắng của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Trong thời bình, Đài
tiếng nói Việt Nam vớ vai trò là cơ quan ngông luận của Đảng và Nhà
nước đã truyền tải những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến đảng
và Nhà nước và những chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân.
+ Hệ thống phát thanh có ưu điểm hơn những loại hình báo chí khác ở
chỗ nó có thể phủ sóng rông khắp cả nước, cả vùng sâu vùng xa, biên
giới, hải đảo và có thể tiếp cận đến mọi đối tượng độc giả, cả đối tượng
độc giả dân trí thấp, người già, trẻ em, người nghèo...


+ Đặc biệt, hiện nay đài tiếng nói Việt Nam đã có kênh phát thanh đối
ngoại VOV5 với 12 thứ tiếng, có thể kết nối người Việt ở nước ngoài,
giúp họ nắm được tình hình trong nước.
+ Đối với ngư sdân ra khơi, đặc biệt không thể thiếu radio, giúp họ có
thể nghe được dự báo thời tiết để nếu thời thiết trở xấu thì có thể có
biện pháp ứng phó kịp tthời. Những người do đặc thù côg việc không
thể đọc báo in, báo mạng hay xem truyền hình như công nhân, tài xế...
-

thì nghe radio luôn là sự lựa chọn hàng đầu của họ.

Truyền hình: Thông tin được truyền tải bằng âm thanh và hình ảnh qua
thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình). Ưu điểm: Thông tin
nhanh. Nhược điểm: Khả năng tương tác 2 chiều chưa cao
Vai trò:
+ Tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước đến
nhân dân, đồng thơi cùng là nơi giải đáp các thắc mắc, nguyện vọng của
nhân dân đến Đảng và Nhà nước.
+ Trăm nghe không bằng một thấy, truyền hình đã cung cấp hình ảnh và
âm thanh nhằm thỏa mãn yêu cầu của độc giả.
+ Truyền hình khác với các loại hình báo chí khác khi nó không chỉ đơn
thuần cung cấp thông tin mà còn mang cả tính giải trí qua các chương
trình giải trí, phim truyện... Từ đó mà truyền hình cũng được lòng khán
giả hơn.
+ Kết nối người Việt ở nước ngoài để họ có thể nắm được thông tin, tình

-

hình trong nước.
Báo mạng điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải
thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình
ảnh động và âm thanh (video clip). Ưu điểm: thông tin cập nhật nhanh,
tính tương tác hai chiều cao. Khuyết điểm: tính phổ cập yếu.
Vai trò:


+ Báo mạng điện tử cung cấp thông tin một cách nhanh nhất so với các
loại báo khác do có kết nối internet
+ kết nối người Việt Nam ở nước ngoài, chỉ cần có internet là có thể đọc
báo.
+ Thể hiện trình độ phát triển khoa học công nghệ của nền báo chí nói

chung và của mỗi tòa soạn nói riêng.

IV.Đặc điểm của lao động báo chí đa phương tiện. Đặc điểm này có
tác động đến nhà báo như thế nào?
Báo chí là một nghề có tính đặc thù cao mà không phải ai cũng có thể làm
được. Một nhà báo muốn theo đuổi được nghề trước tiên cần phải có tình
yêu, đam mê, nhiệt huyết với nghề, tiếp đó phải có chuyên môn, nghiệp vụ
vững vàng; có lòng dũng cảm, dám chấp nhận nguy hiểm, khó khăn thậm
chí phải hi sinh; có phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, không bị sa
ngã bởi các cám dỗ... . Đó là những yêu cầu và đặc điểm chung của lao động
báo chí, còn đối với mỗi loại hình báo chí thì lại có những yêu cầu riêng, đặc
điểm riêng phù hợp với từng loại hình.
+ Báo đa phương tiện là một loại hình báo chí hoàn toàn mới, hơn
nữa nó còn là loại hình báo chí kết hợp được các ưu điểm của các loại hình
báo chí đi trước. Báo đa phương tiện là sự kết hợp của văn bản, video,
audio, hình ảnh động... trong cùng một tác phẩm. Chính vì vậy, nhà báo đa
phương tiện cần phải hội tụ trong mình đầy đủ các kĩ năng của các loại hình
báo chí khác như viết lời bình, chụp ảnh, quay dựnh video... . nhà báo đa
phương tiện cần nhanh nhạy, hoạt bát, giỏi công nghệ thông tin. Từ các yêu
cầu đó sẽ yêu cầu nhà báo cần phải không ngừng học hỏi, trau dồi kinh
nghiệm nghề nghiệp, phải sử dụng thông thạo internet, phải nắm chắc các


kĩ năng nghề nghiệp để có thể tác nghiệp được trong mọi hoàn cảnh và mọi
trường hợp.
+ Báo chí là nghề vô cùng nguy hiểm. Nhiều khi muốn có thông tin
về các sai phạm, tham nhũng, hối lộ, các vấn đề đang nhức nhối trong xã
hội, nhà báo phải thâm nhập vào thực tế, phải quay lén, quay trộm vô cùng
nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp các nhà báo đang tác nghiệp thì bị hành
hung bị thương, nguy hiểm hơn còn mất cả tính mạng. Chính vì vậy, muốn

theo nghề thì mỗi nhà báo cần phải trang bị cho mình một tinh thần thép,
can đảm và dũng cảm, đồng thời cũng phải trang bị cho mình những kinh
nghiệm thoát hiểm, trang bị các kĩ năng để có thể bảo vệ mình.
+ Không chỉ nguy hiểm, báo chí nói chung và báo đa phương tiện nói
riêng còn là nghề vô cùng vất vả và có nhiều khó khăn. Các nhà báo phải
thường xuyên đi thực tế đến các vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, tiếp
xúc với nhiều dạng ngừơi của xã hội. Bên cạnh đó áp lực công việc công việc
cũng rất lớn, phải thức đêm, ăn uống tạm bợ để có thể nộp bài đúng tiến
độ. Từ đó yêu cầu nhà báo trước tiên cần phải rè luyện cho mình một sức
khỏe tốt, có thể chịu đựng áp lực công việc, phải tâm huyết với nghề...
+ Sáng tạo trong báo chí là điều không thể thiếu. Một ngày có biết
bao nhiêu việc xảy ra mà nhà báo cần phải đưa tin và một tin đó thì có rất
nhiều báo cùng đưa. Nhà báo phải làm sao sáng tạo tác phẩm của mình hay
nhất và đặc sắc nhất để có thể cạnh tranh với báo khác và được công chúng
yêu thích, đón nhận. Nhà báo phải sống với thực tế thì mới có nhiều nguồn
thông tin để viết bài. Đặc biệt báo chí đa phương tiện là loại hình mới, có
tính cạnh tranh cao với các loại hình báo chí khác .
+ Báo chí cũng là một nghề có nhiều cám dỗ. Có nhiều trường hợp
nhà báo nhận hối lộ mà đã bưng bít thông tin, gây hoang mang và mất niềm


tin trong dư luận. Chính vì vậy, nếu đã quyết định theo nghề thì mỗi nhà
báo cần rèn luyện và tu dưỡng nhân cách, đạo đức nghề nghiệp để có thể
cho ra đời những tấc phẩm xuất sắc, tạo được niềm tin cho công chúng.
C.Quy trình sáng tạo tác phẩm
I.Khái niệm tác phẩm báo chí
“Tác phẩm báo chí là:
-

Sản phẩm tư duy của nhà báo, lấy hiện thưc khách quan (mang tính thời

điểm ) làm đối tượng nghiên cứu và phản ánh
Có hình thức tương ứng với nội dung thông tin
Được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và một bộ phận cấu
thành một sản phẩm báo chí
Có giá trị sử dụng: tạo dư luận xã hội (tức thời) và làm thay đổi hành vi của
người tiếp nhận thông tin
Được luật pháp bảo hộ bản quyền tác giả và được trả tiền.”
( Giáo trình Tác Phẩm Báo Chí đại cương- Nguyễn Thị Thoa chủ biên)

Yếu tố cấu thành tác phẩm báo chí chung :

1.
2.
3.

1.
2.
3.

Yếu tố nội dung:
Đối tượng phản ánh ( đề tài của tác phẩm) bao gồm:
Sự kiện
Vấn đề
Hiện tượng
Chân dung con người
Chi tiết và vai trò của chi tiết
Quan điểm của nhà báo trong tác phẩm báo chí
Căn cứ xuất phát điểm của nhà báo
Căn góc độ thể hiện quan điểm của nhà báo trong tác phẩm báo chí
Yếu tố hình thức:

Kết cấu tác phẩm báo chí
Ngôn ngữ
Thể loại tác phẩm báo chí

II.Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí


. Khái niệm và các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
• Khái niệm quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
Theo Từ điển tiếng Việt, quy trình là “trình tự phải tuân theo để tiến hành một công
việc nào đó”.
“ Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí là trình tự các bước tiến hành cần trải qua để
có được một tác phẩm báo chí. Nó bao gồm nhiều bước và nhà báo cần tuân thủ
các bước trong quy trình ấy. Người ta gọi các bước đó là quy trình tác nghiệp. Quy
trình này đòi hỏi nhà báo cần phải thật tinh thông và chính sự tinh thông, khéo léo
đó là các kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo. Việc thực hiện các kỹ năng báo chí, xét
cho đến cùng, đều phải tuân thủ và hướng tới quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
nói riêng và quy trình sản xuất sản phẩm báo chí nói chung. Về phần mình, quy
trình sáng tạo tác phẩm báo chí là khung cơ bản, định dạng trình tự, cách thức phối
hợp thực hiện các kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. Vì vậy, để tìm hiểu và nghiên
cứu về các kỹ năng nghề nghiệp nhà báo thì trước hết, cần hiểu rõ về quy trình
sáng tạo tác phẩm báo chí”.
( Theo bài đăng trên tạp chí Lý luận và Truyền thông 9/2013 – TS Nguyễn Ngọc Oanh)

Cần phân biệt rõ quy trình sản xuất ra một sản phẩm báo chí (như tờ báo, chương
trình phát thanh, chương trình truyền hình... gồm nhiều tác phẩm, có sự tham gia
của nhiều khâu kỹ thuật, mỹ thuật) với quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí
(bài báo, tác phẩm phát thanh, truyền hình, với sự chủ động sáng tạo của cá nhân
nhà báo là chủ yếu).
• Các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí

Trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, nhà báo, dù sáng tạo tác phẩm thuộc
loại hình báo chí nào, cũng cần tuân thủ một quy trình chung, bao gồm 6 bước:
1. tìm hiểu và nghiên cứu thực tế
2. xác định chủ đề - đề tài - tư tưởng chủ đề
3. thu thập và khai thác thông tin
4. thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức
5. duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành, phát sóng
6. lắng nghe thông tin phản hồi.
• Phân tích các mối quan hệ giữa các khâu
Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế:
Bất cứ một loại hình báo chí nào đều phải có bước này tìm hiêu về cái
mình dự định làm. Đây là khâu đầu tiên trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo


chí. Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế nếu được coi trọng sẽ giúp nhà báo
có thêm thông tin, tài liệu, giúp cho việc chọn đề tài thuyết phục hơn. Phóng viên
sẽ phải có những thông tin cơ bản nhất để hình dung được và bắt tay vào nghiên
cứu đề tài, cách trình bày và thể hiện đề tài đó. Thực tế đời sống luôn biến động
hàng ngày hàng giờ, việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế chính là quá trình nhà báo
thu thập thông tin cần thiết cho việc quyết định có chọn hay không chọn đề tài đó.
Bước 2: Xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề
Trong cuộc sống thực tế , nhà báo luôn tìm tòi hoặc là đề tài chung đang
diễn ra thường xuyên hoặc là đề tài mới nhất xảy ra thu hút công chúng. Mỗi nhà
báo xác định đề tài, chủ đề lựa chịn rồi từ đó lên kế hoạch, bố cục cho bài báo.
Ccas đè tài được lựa chọn rất đa dạng và phong phú, không phụ thuộc vào phạm vi
giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề, sự kiện mà thường mang tính khách quan. Ví dụ
như đề tài về xã hội, về dân số, về môi trường... Chủ đề là vấn đề đã được nhà báo
lựa chọn để thực hiện tác phẩm và được khai thác giới hạn trong một phạm vi nhất
định. Ví dụ, đề tài xã hội nhưng nhà báo lựa chọn xoay quanh là tệ nạn xã hội để
phản ánh hoặc chủ đề về dân số, nhà báo quanh vùng tìm hiểu là dân số tăng, gai

đình đông con ở những nơi dân trí thấp. Tư tưởng chủ đề là tư tưởng được nhà báo
xác định cách thức thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận, nhìn nhận, lập trường, tư
duy của nhà báo về vấn đề đó. Cách bộc lộ tư tưởng chủ đề của một tác phẩm
chính là sự bộc lộ thái độ, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề, mặc dù nhà báo có thể
được sáng tạo trong cách dẫn dắt tư tưởng nhưng không được làm lệch lạc, sai sự
thật và hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan. Nhà báo xác định đề tài, chủ đề
và tư tưởng chủ đề của tác phẩm để quyết định hướng khai thác và thu thập thông
tin liên quan, cần thiết cho tác phẩm, bám sát với chủ đề tác phẩm. Đây là khâu thứ
hai quan trọng, nó giúp nhà báo xác định và giới hạn vấn đề để triển khai các bước
tiếp theo. Nếu việc tìm hiểu thực tế được tiến hành tốt, có hiệu quả thì việc xác
định đề tài chủ đề, tư tưởng chủ đề sẽ bảo đảm chính xác và hiệu quả.
Bước 3: Thu thập và khai thác thông tin
Sau khi đã có thông tin trong tay, nhà báo thu thập lại, khai thác những chi
tiết quan trọng, hợp lý. Quá trình khai thác đòi hỏi nhà báo cần những kỹ năng
trong giao tiếp, ngôn ngữ, kỹ năng nghiệp vụ. Một số bài báo dựa theo điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể ví du như trong báo mạng hay truyền hình có thể sử dụng tư liệu
cần thiết đẻ khai thác và xử lý tư liệu. Tư liệu thông thường có ba loại: tư liệu tĩnh
( văn bản, hồ sơ, hình ảnh tĩnh – động…), tư liệu bất thành văn( phong tục, tập
quán…), tư liệu tại hiện trường( nhân chứng, dấu vết). Cần chọn ra các thông tin


cốt lõi, chi tiết có mức độ quan trọng khác nhau, loại bỏ những tư liệu rườm rà,
kiểm tra rõ mức đọ tin cậy và sắp xếp tư lieuj phù hợp với trình tự bài báo. Ngoài
ra, đối với thông tin các nhà báo sử dụng 3 phương pháp cơ bản. Đầu tiên là đọc và
nghiên cứu tài liệu - có thể đọc các bản báo cáo, kỷ yếu, tư liệu lịch sử, đọc và tìm
kiếm trên mạng internet. Đọc thường kết hợp với phân tích, so sánh… tìm hiểu bản
chất của những thông tin sự kiện, vấn đề liên quan đến đề tài, chủ đề tác phẩm.Thứ
hai là sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua hệ thống câu hỏi để tìm kiếm
thông tin từ đối tượng và những nhân vật liên quan hoặc nhân vật nắm giữ thông
tin. Nhà báo cần biết lựa chọn đối tượng, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, các phương

tiện kỹ thuật thích hợp để thu thập thông tin phục vụ cho chủ đề của tác phẩm.
Phương pháp thứ ba là quan sát. Khi quan sát, nhà báo có sự phân tích, thẩm định,
nhận xét. Quan sát kèm theo sự cảm nhận của người quan sát sẽ quyết định việc
thu thập thông tin và thẩm định thông tin chính xác hơn.
Bước 4: Thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức
Nội dung là yếu tố quan trong nhất của một tác phẩm báo chí. Đây là cốt
lõi phản ánh chân thực, khách quan những sự kiện, vấn đề, sự việc có thực xảy ra
trong cuộc sống hàng ngày, mang tính thời sự, có ý nghĩa xã hội, có chất lượng và
được công chúng quan tâm. Nó quyết định xem tác phẩm có hấp dẫn công chúng
hay không sẽ phụ thuộc vào những vấn đề mà nó đề cập và cách thức thể hiện nó.
Mặc dù hình thức thể hiện rất quan trọng nhưng nếu đây là vẫn đề công chúng
đang quan tâm thì có nội dung tốt nhà báo sẽ cuốn công chúng vào bài báo của
mình. Nhất là trong báo hình và báo mạng, người xem dễ dàng hơn khi mắt thấy tai
nghe thông qua video của bài báo, của tin khi tập trung bộc lộ được hết nội dung
cảu bài báo hơn việc chờ đợi, kiên trì đọc, lắng nghe đơn điệu thông thường.
Về hình thức thể hiện tác phẩm, trước hết, nó tùy thuộc loại hình báo chí và thể
loại tác phẩm. Mỗi thể loại báo chí thể hiện một mô thức phản ánh khác nhau.
Hình thức thể hiện là vỏ bọc của tác phẩm nếu tốt sẽ sự hài lòng sẽ được nhân đôi
và có thể nhận thấy trong các loại hình báo chí, báo truyền hình đang đi trước bởi
hình thức thể hiện phong phú, sử dụng hình ảnh, nhạc hiệu kỹ thuật chuyên nghiệp.
Bước 5: Duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành, phát sóng
Tác phẩm báo chí là sản phẩm cá nhân sáng tạo ban đầu của phóng viên,
nhưng sau khi hoàn thành sẽ được biên tập cho phù hợp với chủ đề, tôn chỉ mục
đích... của tờ báo. Vì thế mà không thể bỏ qua khâu duyệt bài. Tập hợp và lựa chọn
những đề tài, tin bì từ phóng viên, người chịu trách nhiệm trực xuất bản ngày hôm
đó sẽ xem xét quyết định loại bỏ hay khai thác Sản phẩm báo chí xuất hiện trước


×