Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Nghiên cứu từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ KIM TUYẾN

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ XƢNG HÔ
QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM GONE WITH THE WIND
VÀ BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ KIM TUYẾN

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ XƢNG HÔ
QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM GONE WITH THE WIND
VÀ BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Cán bộ hướng dẫn khoa học:


GS. TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN
PGS. TS. LÊ ĐÌNH TƢỜNG

NGHỆ AN - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu từ ngữ xưng hô qua
lời thoại nhân vật trong tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là
trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Thị Kim Tuyến


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án, chúng tôi
được sự hướng dẫn, giúp đỡ đầy nhiệt tình của các thầy cô, các đồng nghiệp, các
học sinh - sinh viên và những người thân trong gia đình. Với sự trân trọng và biết
ơn sâu sắc, chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Sư phạm Ngữ văn, Khoa
Sư phạm Anh, trường Đại học Vinh, trường THPT Phan Đăng Lưu Tp HCM đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi đi hết chặng đường của một nghiên cứu sinh.
Hai thầy cô hướng dẫn khoa học đáng kính GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên và
PGS.TS. Lê Đình Tường luôn động viên, giúp đỡ chúng tôi trên con đường nghiên
cứu đầy chông gai, thử thách.
Gia đình đã luôn bên cạnh chăm sóc, chia sẽ, giúp đỡ, động viên, tin tưởng

chúng tôi sẽ đạt được thành công trong nghiên cứu và hoàn thành được luận án.
Cuối cùng, chúng tôi rất trân trọng những góp ý chân thành của quý thầy cô
trong hồi đồng chấm luận án để nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện hơn và
bản thân chúng tôi cũng được trưởng thành hơn.
Tác giả luận án

Trần Thị Kim Tuyến


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
BẢNG QUI ƢỚC VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ....................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................................ viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................. 1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu .................................................................. 2
3. Nhiệm vụ của luận án ...................................................................................... 2
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 3
5. Đóng góp của đề tài luận án ............................................................................ 4
6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................ 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu từ xưng hô ................................................. 5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Anh...................................... 5
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt...................................... 8
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ........................................................................... 11

1.2.1. Khái quát về từ xưng hô ........................................................................11
1.2.2. Khái quát về giao tiếp............................................................................25
1.2.3. Một số vấn đề liên quan đến đơn vị tương đương trong chuyển dịch .......29
1.2.4. Vài nét giới thiệu tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn
theo chiều gió ........................................................................................35
1.3. Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 36
Chƣơng 2. ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG
BẢN GỐC GONE WITH THE WIND VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ TƢƠNG ĐƢƠNG
TRONG BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ .............................................. 38
2.1. Kết quả tổng hợp về chuyển dịch các đại từ nhân xưng qua lời thoại
nhân vật từ [I] sang [II] ..................................................................................... 38
2.2. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất qua lời thoại nhân vật từ [I]
sang [II] ............................................................................................................ 41
2.2.1. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít I, me .........................41
2.2.2. Các hình thức chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số
nhiều we, us ..........................................................................................48


iv
2.3. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ hai qua lời thoại nhân vật từ [I]
sang [II] ............................................................................................................ 55
2.3.1. Thống kê số lượng.................................................................................55
2.3.2. Các hình thức chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ hai you xét
theo từng ngữ cảnh giao tiếp .................................................................55
2.4. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba qua lời thoại nhân vật từ [I]
sang [II] ............................................................................................................ 63
2.4.1. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít he, him, she, her ..........63
2.4.2. Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều they, them .............70
2.5. Các đại từ nhân xưng được thêm vào trong các cuộc thoại ở bản dịch .......... 74
2.5.1. Thống kê số lượng.................................................................................74

2.5.2. Biểu hiện các đại từ nhân xưng được thêm vào các cuộc thoại ở
bản dịch tiếng Việt ................................................................................75
2.6. Những điểm tương đồng và khác biệt trong chuyển dịch đại từ nhân xưng ... 78
2.6.1. Những điểm tương đồng........................................................................78
2.6.2. Những điểm khác biệt ...........................................................................78
2.7. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 81
Chƣơng 3. DANH TỪ DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG BẢN GỐC GONE WITH THE WIND VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ
TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ ............... 83
3.1. Kết quả tổng hợp về chuyển dịch các danh từ dùng để xưng hô qua lời
thoại nhân vật từ [I] sang [II]............................................................................. 83
3.2. Chuyển dịch các tiểu nhóm danh từ dùng để xưng hô qua lời thoại nhân
vật từ [I] sang [II] .............................................................................................. 86
3.2.1. Chuyển dịch họ và tên ...........................................................................86
3.2.2. Chuyển dịch danh từ thân tộc ................................................................89
3.2.3. Chuyển dịch các danh từ chỉ tình cảm ...................................................94
3.2.4. Chuyển dịch các danh từ chỉ giới tính ...................................................98
3.2.5. Chuyển dịch các danh từ chỉ sự lịch sự................................................ 101
3.2.6. Chuyển dịch các danh từ vật hóa ......................................................... 104
3.2.7. Chuyển dịch các danh từ chức nghiệp ................................................. 109
3.2.8. Chuyển dịch các biểu thức dùng để xưng hô ....................................... 111
3.3. Các danh từ dùng để xưng hô được thêm vào trong các cuộc thoại ở [II]......... 112
3.3.1. Thống kê số lượng............................................................................... 112
3.3.2. Về những biểu hiện của các danh từ dùng để xưng hô và các biểu
thức dùng để xưng hô được thêm vào [II] ............................................ 113


v
3.4. Những điểm tương đồng và khác biệt khi chuyển dịch các danh từ dùng
để xưng hô về ngữ nghĩa, ngữ dụng và văn hóa ............................................... 115

3.4.1. Những điểm tương đồng...................................................................... 115
3.4.2. Những điểm khác biệt ......................................................................... 116
3.5. Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 119
Chƣơng 4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO HOẠT ĐỘNG
DẠY - HỌC VÀ DỊCH CÁC ĐƠN VỊ TỪ NGỮ XƢNG HÔ .......................... 121
4.1. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động dạy - học và dịch các đơn
vị từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] .................................. 121
4.1.1. Mô hình từ ngữ xưng hô thể hiện mối quan hệ liên cá nhân................. 121
4.1.2. Tính tương đương trong dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô qua lời thoại
nhân vật từ [I] sang [II] và những ứng dụng trong chuyển dịch ........... 123
4.1.3. Tính khác biệt trong dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô qua lời thoại
nhân vật từ [I] sang [II] ....................................................................... 128
4.1.4. Tính sáng tạo trong hoạt động dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô qua
lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] ......................................................... 129
4.1.5. Cách nhận biết từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh khi chuyển sang
tiếng Việt ............................................................................................ 130
4.2. Những kết quả nghiên cứu và đề xuất ứng dụng trong hoạt động dịch,
các đơn vị từ ngữ xưng hô ............................................................................... 135
4.2.1. Kết quả nghiên cứu trong hoạt động dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô ...... 135
4.2.2. Kết quả nghiên cứu trong hoạt động dạy - học các đơn vị từ ngữ
xưng hô ............................................................................................... 137
4.2.3. Những đề xuất ứng dụng trong hoạt động dịch các đơn vị từ ngữ
xưng hô ............................................................................................... 138
4.2.4. Những đề xuất ứng dụng trong hoạt động dạy - học các đơn vị từ
ngữ xưng hô ........................................................................................ 142
4.3. Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 146
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 148
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ....................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 153
PHỤ LỤC VỀ CÁC NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM



vi
BẢNG QUI ƢỚC VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

TT

Nội dung viết tắt

Viết tắt, kí hiệu

1

Biểu thức dùng để xưng hô

BTXH

2

Danh từ dùng để xưng hô

DTXH

3

Danh từ thân tộc

DTTT

4


Đại từ nhân xưng

ĐTNX

6

Từ xưng hô và từ ngữ xưng hô

7

Chuyển dịch tương đương sang tiếng

TXH và TNXH


Việt từ bản gốc.
8

9

Hoạt động chuyển dịch từ tiếng Anh
sang ngôn tiếng Việt và ngược lại, từ
tiếng Việt sang tiếng Anh.



Ví dụ trích dẫn nêu trong luận án được đánh theo số thứ tự tăng dần, cụ
thể: từ bản gốc tiếng Anh là (1 - n) và bản dịch tiếng Việt của Vũ Kim
Thư là (1‟ - n‟), bản dịch tiếng Việt của Dương Tường là (1‟‟ - n‟‟).



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1:
Bảng 1.2:
Bảng 2.1:

Các đại từ nhân xưng và các biến thể của chúng trong tiếng Anh ...... 21
Các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt ............................................... 21
Kết quả tổng hợp về hình thức chuyển dịch các đại từ nhân xưng
qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] ................................................. 39

Bảng 2.2:

Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít I, me được sử dụng
trong [I] và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] ........... 41
Số lần đại từ nhân xưng we, us được sử dụng trong [I] và các
hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] .................................... 49
Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ hai you được sử dụng trong [I]

Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:

Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:

và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] ......................... 55
Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít he, him, she, her được sử
dụng trong [I] và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II]..... 64
Các hình thức chuyển dịch đại từ nhân xưng they, them từ [I] sang [II] ... 71
Đại từ nhân xưng được thêm vào các cuộc thoại ở [II] ...................... 74
Đại từ nhân xưng được sử dụng trong giao tiếp ở [I] và [II] .............. 78
Kết quả tổng hợp về hình thức chuyển dịch danh từ dùng để xưng
hô từ [I] sang [II] ............................................................................... 85
Số lần họ và tên được sử dụng trong [I] và các hình thức chuyển
dịch tương đương sang [II] ................................................................ 86
Số lần các danh từ thân tộc được sử dụng trong [I] và các hình
thức chuyển dịch tương đương sang [II] ............................................ 89
Số lần các danh từ chỉ tình cảm được sử dụng trong [I] và các
hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] .................................... 94
Số lần các danh từ chỉ giới tính được sử dụng trong [I] và các hình
thức chuyển dịch tương đương sang [II] ............................................ 98
Số lần các danh từ chỉ sự lịch sự được sử dụng trong [I] và các
hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] .................................. 101
Số lần các danh từ vật hóa được sử dụng trong [I] và các hình
thức chuyển dịch tương đương sang [II] .......................................... 104
Số lần danh từ chức nghiệp được sử dụng trong [I] và các hình
thức chuyển dịch tương đương sang [II] .......................................... 109


Số lần biểu thức dùng để xưng hô được sử dụng trong [I] và các
hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] .................................. 111
Bảng 3.10: Danh từ và biểu thức dùng để xưng hô được thêm vào các cuộc
thoại ở [II] ....................................................................................... 112
Bảng 3.9:


viii
Bảng 3.11: Danh từ dùng để xưng hô được sử dụng trong giao tiếp ở [I] và [II] .. 116
Bảng 4.1: Tần số tương ứng của đại từ nhân xưng trong giao tiếp ở [I] và [II] ... 127
Bảng 4.2: Tần số tương ứng của danh từ dùng để xưng hô trong giao tiếp ở
Bảng 4.3:
Bảng 4.4:

[I] và [II] ......................................................................................... 127
Cách chuyển dịch đại từ nhân xưng từ tiếng Anh sang tiếng Việt .... 140
Cách chuyển dịch danh từ dùng để xưng hô từ tiếng Anh sang
tiếng Việt ........................................................................................ 141

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Sơ đồ 4.1:
Sơ đồ 4.2:

Trang
Mối quan hệ liên cá nhân là cái biểu đạt và cái được biểu đạt ............ 32
Mô hình từ ngữ xưng hô thê hiện mối quan hệ liên cá nhân giữa
các nhân vật ở [I]............................................................................. 121
Mô hình từ ngữ xưng hô thê hiện mối quan hệ liên cá nhân giữa
các nhân vật ở [II] ........................................................................... 122



1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt và tiếng Anh nói riêng, từ
xưng hô thể hiện mối quan hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm giữa các nhân vật tham
gia hội thoại. Để cuộc hội thoại luôn diễn ra tốt đẹp, người nói bao giờ cũng định vị
vai người nghe, đặt họ trong quan hệ với người nói nhằm lựa chọn từ xưng hô cho
phù hợp. Chính mối quan hệ liên cá nhân này đã góp phần quyết định đến việc lựa
chọn và sử dụng từ xưng hô phù hợp với ngữ cảnh, với nội dung, đồng thời cũng
ảnh hưởng đến diễn biến của cuộc thoại. Việc nghiên cứu biểu hiện tính tương ứng
này giữa hai ngôn ngữ (tiếng Anh - tiếng Việt) là việc làm có ý nghĩa, có giá trị
quan trọng trong giao tiếp.
1.2. Từ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú về vốn từ, về
sắc thái ý nghĩa trong từng hoàn cảnh, đặc biệt, trong cùng một vai nhưng lại có thể
có sự thay đổi từ ngữ xưng hô với những sắc thái tình cảm khác nhau. Trong khi đó,
việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh lại có sự khác biệt về số lượng, về từ
loại (xưng hô) và kết cấu từ ngữ xưng hô. Điều này đã gây khó khăn cho các dịch giả
về cách lựa chọn từ ngữ xưng hô tương ứng, nhất là trong việc dịch tác phẩm từ bản
gốc (tiếng Anh) sang bản dịch (tiếng Việt). Việc đi sâu nghiên cứu từ ngữ xưng hô
trong tác phẩm cụ thể từ bản gốc Gone with the wind của tác giả Margaret Mitchell
(tái bản 2005), nhà xuất bản Macmillan sang bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch
giả Vũ Kim Thư (2009), nhà xuất bản Thời Đại sẽ góp phần giúp chúng ta thấy rõ
hơn về tính hệ thống, tính qui luật trong hoạt động chuyển dịch giữa từ tiếng Anh
sang tiếng Việt và ngược lại.
1.3. Trong thực tiễn giao tiếp tiếng Anh, đại từ nhân xưng thường được sử
dụng phổ biến hơn danh từ dùng để xưng hô, trong khi đó, ở tiếng Việt, đại từ nhân
xưng được sử dụng rất hạn chế so với danh từ dùng để xưng hô, đặc biệt là danh từ
thân tộc. Vì vậy, việc chuyển dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô trong giao tiếp qua lời

hội thoại của nhân vật từ tiếng Anh sang tiếng Việt có những điểm tương đồng và
khác biệt giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt về cách sử dụng đại từ nhân xưng, các danh
từ dùng để xưng hô (họ và tên, danh từ chức nghiệp, danh từ thân tộc…), sắc thái
tình cảm, văn hóa…
1.4. Trong thực tế, người Việt học tiếng Anh và đặc biệt là người nước ngoài
sử dụng tiếng Anh học tiếng Việt gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng từ ngữ
xưng hô trong việc học cũng như trong việc chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng
Việt hay ngược lại. Họ thường mắc nhiều lỗi trong sử dụng do chưa hiểu rõ chức
năng, ngữ nghĩa ngữ dụng, văn hóa của từng loại từ (đại từ nhân xưng hay danh từ
dùng để xưng hô) của từ ngữ xưng hô. Vì vậy, việc “Nghiên cứu từ ngữ xưng hô


2
qua lời thoại nhân vật từ bản gốc Gone with the wind sang bản dịch Cuốn theo chiều
gió” là vấn đề cần thiết, cần được quan tâm nghiên cứu.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn đơn vị từ ngữ xưng hô được sử dụng
trong giao tiếp ở các ngữ cảnh, qua lời thoại nhân vật thể hiện trong tác phẩm Gone
with the wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt) làm đối
tượng nghiên cứu.
Tác phẩm này được một số dịch giả dịch sang tiếng Việt, như Dương Tường,
Lê Công Thành... Ở đây, chúng tôi chọn bản dịch Cuốn theo chiều gió của Vũ Kim
Thư (năm 2009, nhà xuất bản Thời đại) vì chất văn trong sáng, tự nhiên, giàu tính
văn chương, là bản dịch mới nhất và đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thị
trường sách hiện nay với cách sử dụng từ ngữ xưng hô và được các nhà nghiên cứu
đánh giá cao vì bám sát tác phẩm.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi quan tâm đến từ ngữ xưng hô trong sử dụng như vai
giao tiếp, thái độ… trong hội thoại qua tác phẩm Gone with the wind (tiếng Anh) và

bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt), từ đó bổ sung vào nghiên cứu ngôn ngữ
mà trong đó có thể hiện quan hệ liên cá nhân của các nhân vật tham gia giao tiếp.
Xác định các mối quan hệ liên cá nhân cơ bản và các từ ngữ xưng hô tương
ứng với các mối quan hệ liên cá nhân này trong tác phẩm (bản gốc).
Tìm ra những tương đương và không tương đương trong biểu đạt quan hệ
liên cá nhân ở bản gôc Gone with the wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều
gió (tiếng Việt).
Ứng dụng kết quả nghiên cứu từ ngữ xưng hô trong tác phẩm Gone with the
wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt) vào hoạt động dạy học và hoạt động chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại, từ tiếng
Việt sang tiếng Anh.
3. Nhiệm vụ của luận án
Thực hiện được đề tài này, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:
a. Thống kê, phân loại hệ thống từ ngữ xưng hô (cái biểu đạt và cái được biểu
đạt qua các mối quan hệ liên cá nhân của các nhân vật tham gia giao tiếp) được sử
dụng qua lời thoại (xét theo quan hệ hai chiều xưng gọi trong ngữ cảnh qua tác
phẩm Gone with the wind của tác giả Margaret Mitchell và bản dịch Cuốn theo
chiều gió của dịch giả Vũ Kim Thư).
b. So sánh, tổng hợp các từ ngữ xưng hô trong trong tác phẩm Gone with the
wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt), nhằm xác định
những điểm giống nhau và khác nhau của chúng về số lượng từ ngữ xưng hô, về sự


3
thay đổi từ ngữ xưng hô theo sắc thái tình cảm, tâm lý, văn hóa, những mối quan hệ
liên cá nhân trong gia đình và xã hội của các nhân vật.
c. Xác định nét tương đồng và khác biệt về cách sử dụng từ ngữ xưng hô với
các loại mô hình quan hệ liên cá nhân được biểu đạt bằng đại từ nhân xưng, danh từ
dùng để xưng hô, biểu thức dùng để xưng hô và dạng từ ngữ xưng hô bị tỉnh lược
trong giao tiếp ở bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt.
d. Ứng dụng kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các mô hình quan hệ liên

cá nhân đã xác định, từ đó áp dụng vào hoạt động dạy - học và hoạt động chuyển
dịch Anh - Việt.
4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Tư liệu nghiên cứu
Các từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Gone with the
wind của tác giả Margaret Mitchell và bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch giả Vũ
Kim Thư được chúng tôi thống kê làm tư liệu nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi cũng
sử dụng bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch giả Dương Tường để so sánh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi thống kê số lượng từ ngữ xưng hô gồm các đại từ nhân xưng, các
tiểu nhóm danh từ và các biểu thức dùng để xưng hô qua lời thoại nhân vật trong
từng ngữ cảnh cụ thể, từ đó phân loại các từ ngữ xưng hô thành từng nhóm và tiểu
nhóm để rút ra những nhận xét khái quát.
4.2.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn
Trên cơ sở số lượng các đơn vị từ ngữ xưng hô thu thập được dựa trên
phương pháp diễn ngôn, chúng tôi tiến hành miêu tả tính tương ứng từ bản gốc sang
bản dịch dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa, nội dung của lời, hệ qui chiếu từ ngữ xưng
hô, đích giao tiếp... Bên cạnh đó, chúng tôi đi sâu phân tích, lý giải quan hệ giữa
ngôn ngữ với tâm lý, văn hóa, xã hội để miêu tả những đặc điểm, cách thức chuyển
dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô được sử dụng qua lời thoại nhân vật ở phạm vi này
của bản gốc (tiếng Anh) và bản dịch (tiếng Việt).
4.2.3. Phương pháp so sánh
Vận dụng phương pháp so sánh, chúng tôi tiến hành so sánh đặc điểm, cách
sử dụng từ ngữ xưng hô phù hợp với vai giao tiếp, ngữ cảnh và chức năng của các
đơn vị từ ngữ xưng hô được sử dụng trong chuyển dịch từ bản gốc (tiếng Anh) sang
bản dịch (tiếng Việt), nhằm tìm ra những điểm đồng nhất và khác biệt của chúng
trong cách sử dụng từ ngữ xưng hô ở hai ngôn ngữ này.
Ngoài những phương pháp nghiên cứu trên, luận án của chúng tôi còn sử
dụng một số thủ pháp khác như hệ thống hóa, mô hình hóa cách sử dụng các đơn vị



4
từ ngữ xưng hô trong hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt), kết hợp cả hai phương
pháp định tính và định lượng để có được kết quả với những nhận xét phù hợp.
5. Đóng góp của đề tài luận án
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu sự chuyển dịch từ ngữ xưng hô trong tác
phẩm cụ thể từ bản gốc tiếng Anh sang bản dịch tương ứng trong tiếng Việt xét từ
bình diện ngữ dụng và văn hóa được thể hiện trong cách lựa chọn sử dụng chúng.
Từ những kết quả về những tương đương trong chuyển dịch đại từ nhân xưng, danh
từ dùng để xưng hô, chúng tôi đưa ra những ứng dụng chúng vào hoạt động dạy học và chuyển dịch trong thời kì hội nhập.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2. Đại từ nhân xưng qua lời thoại nhân vật trong bản gốc Gone
with the wind và những đơn vị tương đương trong bản dịch
Cuốn theo chiều gió
Chương 3. Danh từ dùng để xưng hô qua lời thoại nhân vật trong bản gốc

Chương 4.

Gone with the wind và những đơn vị tương đương trong bản
dịch Cuốn theo chiều gió
Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động dạy - học và
chuyển dịch


5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu từ xƣng hô
Cho đến nay, nhiều tác giả đi trước đã đề cập đến vấn đề TNXH (từ ngữ
xưng hô) nhưng cách quan niệm về phạm trù xưng hô cũng chưa hoàn toàn thống
nhất. Nhìn chung, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc nghiên cứu
lớp TXH (từ xưng hô) đã thu được những thành tựu đáng kể.
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Anh
Vấn đề TNXH trong tiếng Anh từ rất lâu đã có nhiều tác giả nghiên cứu:
Năm 1961, Brown, Roger W. và Marguerite Ford trong bài Address in
American English đã phân tích TXH trong cuộc hội thoại giữa hai người trong
nhiều ngữ cảnh khác nhau với sự tác động từ yếu tố tâm lí xã hội dựa trên mối quan
hệ mật thiết của 3 loại TXH (tên hoặc họ để xưng gọi, danh xưng, xưng gọi cho
người vắng mặt (tên hoặc họ) [127, tr.371]. Năm 1968, Hanning, Robert W đã đề
cập đến những cách sử dụng TXH trong văn hóa học thời trung cổ [135, tr.325].
Năm 1973, Eliason Norman E. đã nói đến TXH và những tham chiếu [133, tr.137].
Năm 1985, Lou Quangquinh đã viết về xã hội và văn hóa trong quy tắc gọi tên [138,
tr.3]. Năm 1988, Braun, F đã có bài viết nghiên cứu về những vấn đề về mô hình và
cách sử dụng của đa ngôn ngữ, đa văn hóa trong TXH [126]. Cũng trong năm 1988,
tác giả Thái Duy Bảo trong Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh - Việt [5] đã
đề cập đến ĐTNX và các DTXH trong tiếng Anh. Tác giả viết: “Trong đối thoại
tiếng Anh, hình thức sử dụng các ĐTNX được coi là bắt buộc, truyền thống như
ĐTNX I, we dùng cho ngôi thứ nhất, chủ thể phát ngôn (xưng) và ĐTNX you dùng
cho ngôi thứ hai, đối tượng tiếp nhận là người cùng giao tiếp (gọi). Các ĐTNX này
xuất hiện trong mọi tình huống giáo tế, trong mọi quan hệ xã hội có những khác biệt
địa vị cao thấp, tuổi tác và mức độ thân sơ xa gần. Nói cách khác, nó là sự biểu thị
mối quan hệ giữa các nhân vật tham gia giao tiếp, giữa người nói và người nghe…”
[5, tr.45-46]. Ngoài ra, tác giả còn nêu rõ đặc điểm các hình thức xưng hô trong
tiếng Anh có thể hiện ngôi thứ nhưng không chứa đựng phạm trù lịch sự, cũng như
không bị ảnh hưởng bởi những sắc thái giao tiếp khác nhau trong những tình huống
giao tiếp khác nhau… Mặc dù, những hình thức xưng hô tiếng Anh thể hiện sự bình

đẳng ở các ĐTNX, không thể thay thế bằng các từ hô gọi khác, nhưng trong những
bối cảnh hàm súc, căn cứ trên thái độ, tình cảm các nhân vật phát ngôn, ta còn bắt
gặp các biến thể tự do của các từ hô gọi lâm thời như gọi tên hoặc các hô ngữ (my
love, my pet…). Bên cạnh đó, tác giả cũng nói rõ “Hình thức xưng gọi giữa người


6
nói và người nghe trong tiếng Anh không có nhiều biến thể, có sắc thái trung hòa,
có hình thức hô gọi lâm thời căn cứ vào địa vị, vai trò tâm lí giao tiếp của người nói.
Dù tính ước lệ nghiêm ngặt của giao tế xã hội thể hiện trong nghi thức nói năng
những hành vi ngôn ngữ xã hội trong tiếng Anh không trói buộc người phát ngôn
phải tuân theo những qui tắc tâm lí xã hội phức tạp, cầu kì, tế nhị như trong tiếng
Việt” [5, tr.53]. Năm 1991, Shin Ja J. Hwang trong bài Terms of address in
Korean and American cultures, đã phân tích những điểm giống nhau và khác nhau
được dựa trên những yếu tố văn hóa trong hai ngôn ngữ Hàn Quốc và tiếng Anh
Mỹ [149, tr.117]. Năm 1996, Allerton D. đã nghiên cứu về tên và các cách miêu tả
có cùng tham chiếu qua cách sử dụng ngữ dụng học của người sử dụng ngôn ngữ.
Đây là cách tiếp cận mới khi nghiên cứu TXH [125, tr.1]. Năm 1997, Eleanor
Dickey đã bàn về TXH và các hình thức qui chiếu của chúng dựa trên mối quan hệ
giữa việc dùng tên người và các từ khác trong cách xưng hô và điểm quy chiếu:
cách người A xưng hô với người B khác với cách người A nói tới người B như thế
nào và yếu tố nào tác động đến sự khác biệt đó. Việc nghiên cứu được dựa trên sự
quan sát và phỏng vấn với mục đích giải quyết vấn đề TXH trong ngữ dụng đã
giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cũng như các đối tượng độc giả quan tâm
về tính tham chiếu trong việc sử dụng các cách xưng hô và ngược lại [132, tr.255].
Năm 1999, tác giả Sanae Tsuda cho ra đời bài viết về vị trí của TXH trong tiếng
Anh và tiếng Nhật, tác giả đã khẳng định vị trí của TXH trong hội thoại ở cả hai
ngôn ngữ được sử dụng theo từng mục đích của nhân vật và giữa chúng có sự khác
biệt nổi bật về vị trí của chúng trong câu. Trong tiếng Anh, các TXH thường được
đặt ở vị trí cuối câu trong khi trong tiếng Nhật thường ở vị trí đầu câu [147, tr.33].

Năm 2003, Chunming Gao đã nghiên cứu về đối chiếu các TXH giữa tiếng Hán và
tiếng Anh. Tác giả đã cho rằng hình thức xưng hô có vai trò quan trọng giúp cho
toàn bộ quá trình giao tiếp được diễn ra suôn sẻ. Trong tiếng Hán và tiếng Anh,
hình thức xưng hô có cả sự tương đồng và dị biệt. Tác giả trình bày kết quả nghiên
cứu đối sánh về cách thức xưng hô giữa hai ngôn ngữ Hán - Việt và khẳng định ý
nghĩa của đề tài được dựa trên bốn khía cạnh: tên gọi, danh từ thân tộc, chức danh
và ĐTNX với những nét văn hóa khắc biệt của chúng [131, tr.190]. Năm 2006,
nhóm tác giả Bull, Peter, Fetzer, Anita lại đề cập về chiến lược sử dụng các TXH
trong các cuộc phỏng vấn công chức lãnh đạo mà điển hình là những vấn đề xung
quanh câu hỏi [128, tr.1].
Đặc biệt năm 2010, Chunli Yang với bài viết về vấn đề dịch TXH từ tiếng
Anh sang tiếng Trung Quốc trong lĩnh vực văn hóa [130, tr.738]. Xiaomei Yang đã
viết về những qui tắc chung trong cách sử dụng và một loạt các yếu tố xã hội làm
ảnh hưởng đến TXH, cùng những điểm khác biệt của TXH trong những tình huống


7
sử dụng khác nhau [150, tr.143]. Còn Lillian A. Parrott trong bài viết về nghiên cứu
đối chiếu các hô ngữ và hình thức xưng hô trực tiếp khác, đã phân tích các hình
thức xưng hô trực tiếp trong tiếng Nga đối với các hình thức xưng hô tỉnh lược và
xưng hô theo danh tính. Đồng thời, tác giả cũng đã đối chiếu những hạn chế về mặt
hình thức và chức năng đối với trường hợp xưng hô tỉnh lược với các từ chỉ xưng hô
trong các ngôn ngữ khác (ví dụ tiếng Cộng Hòa Czech và tiếng Ba Lan), và so sánh
cách thêm các hình thức xưng hô trực tiếp vào phát ngôn theo tình huống trong
tiếng Anh. Mặc dù có những tương đồng về hình thức và cách sử dụng các hình
thức xưng hô trực tiếp giữa tiếng Nga và các ngôn ngữ khác, nhưng những chi phối
về ngôn điệu và cú pháp trong tiếng Anh tỏ ra lớn hơn so với tiếng Nga. Cuối cùng
tác giả đã khẳng định là trong nghiên cứu đối chiếu về chức năng ngắt câu của các
hình thức xưng hô trực tiếp trong tiếng Nga uyển chuyển hơn tiếng Anh [139,
tr.211-226]. Qian Chen đã viết về sự khác biệt về văn hóa trong các hô ngữ giữa

tiếng Hán và tiếng Anh. Tác giả đã nêu ra những nét khác biệt về đặc tính và loại
hình của các hô ngữ trong tiếng Hán và tiếng Anh. Ngoài ra, tác giả còn khẳng định
cách xưng hô trong tiếng Hán phức tạp hơn nhiều so với tiếng Anh với nhiều từ
dùng để xưng hô và phạm vi sử dụng cũng rộng hơn. Sự khác biệt mang tính văn
hóa trong hệ giá trị và ý nghĩa tầng bậc trên dưới, ý nghĩa bình đẳng và thái độ khác
nhau đối với vai trò của gia đình có tác động lớn đến cách dùng các từ xưng hô
trong tiếng Hán và tiếng Anh [146, tr.898]. Cornelia Ilie đã có bài viết về những
chiến lược xưng hô trong Nghị viện mà ở đây là Nghị viện Vương Quốc Anh và
Nghị viện Thụy Điển. Tác giả đưa ra mục đích của nghiên cứu này là tìm ra tác
động qua lại giữa các cách sử dụng chiến lược từ xưng hô khác nhau trong nghị
viện và cách sử dụng diễn ngôn hành chính trong Quốc hội/ Nghị viện Vương quốc
Anh và Thụy Điển [129, tr.185].
Năm 2012, tác giả Prihantoro đã đề cập đến sự lựa chọn TXH: TXH thân
mật và sự đánh dấu danh tính của nhóm người da đen Nam Phi trong phim
"invictus”. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung vào việc lựa chọn cách sử dụng
từ xưng hô của những người tham gia qua các cuộc hội thoại. Bên cạnh sự đa
dạng, bài viết này cũng cho thấy sự lựa chọn của các dạng TXH được sử dụng bởi
'người da đen' và 'người da trắng' Nam Phi là khác nhau. Tác giả cho rằng, một số
trong nhóm các dấu hiệu nhận dạng trong những người da đen được thực hiện
bằng TXH thân mật như biệt danh hoặc từ “đồng tâm, đồng chí”. Trong quá khứ,
các TXH được biết đến như là các thiết bị để đấu tranh chống lại hệ thống
Apartheid [144, tr.29].
Gần đây nhất, năm 2014, tác giả Abdul Khalik đã nghiên cứu về cách sử
dụng TXH trong bộ phim “Hitch”, nhằm giải thích những vấn đề liên quan đến việc


8
sử dụng các hình thức xưng hô và qui mô sử dụng trong xã hội được phản ánh lại từ
việc sử dụng các TXH trong giao tiếp. Từ đó, tác giả đưa ra kết quả là có 21,4% sử
dụng các danh xưng, 21,4% sử dụng tên, 7,2% sử dụng họ, 35,7% sử dụng các biệt

danh và 14,3% sử dụng các danh xưng và họ cùng với sự tác động mãnh liệt của các
yếu tố như: thể hiện sự lịch sự, nghiêm túc của các đối tượng, sự tôn trọng, sự thân
quen, sự yêu thương và sự nhiệt tình với người nói. Việc sử dụng các TXH thể hiện
các mối quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật tham gia giao tiếp trong ngữ cảnh
trang trọng trong giao tiếp, thái độ, tình cảm con người và chức năng của chúng
trong giao tiếp [124, tr.1].
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, bài viết về TXH trong tiếng Anh
hay đối chiếu giữa tiếng Anh với tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Thụy Điển, tiếng Nhật,
Nam Phi… thì nhiều nhưng chưa có bài viết nào đề cập đến sự chuyển dịch TXH
trong tác phẩm Gone with the wind tiếng Anh sang tiếng Việt.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, từ những trang viết đầu tiên của Alexandre De Rodhes
trong quyển Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - La tinh, năm 1651, ông đã đề cập đến
ĐTNX, cũng như các DTTT có chức năng xưng hô như ông, bà, chú, bác, cậu…
Tuy nhiên trong từ điển này TXH mà ông nhắc đến còn sơ lược, chưa đầy đủ so
với thực tế xưng hô trong giao tiếp. Năm 1884, Trương Vĩnh Ký đã dành 30
trang trong quyển Grammare de langueannamite để nói về ĐTNX. Theo nhận
xét của Nguyễn Phú Phong thì Trương Vĩnh Ký là người đã cung cấp một bảng
ĐTNX sớm nhất và đầy đủ nhất từ trước đến nay. Năm 1940, Trần Trọng Kim đã
tiếp bước nghiên cứu TXH trong quyển Việt Nam văn phạm, ông gọi lớp từ này
là đại danh từ. Năm 1951, trong công trình nghiên cứu Studies in Vietnamese
Grammar, M.B. Emeneau đã phân chia hai lớp đại từ: ĐTNX và TXH có nguồn
gốc danh từ. Theo ông, ĐTNX có một bộ phận (chỉ rõ người nói và người nghe,
nhưng không phong phú về sắc thái tu từ biểu cảm), để bù đắp điều này, trong
tiếng Việt đã có sự xuất hiện của từ xưng hô lâm thời, mà ông gọi là đại từ
cương vị. Đại từ cương vị bao gồm các từ chỉ họ hàng huyết thống như ông, bà,
cô, chú, bác, anh, chị... Và để phân biệt hai nhóm từ trên nhằm biểu thị ý nghĩa
số nhiều, đối với ĐTNX, tác giả cho kết hợp với từ chúng (Chúng + ĐTNX), còn
đối với đại từ cương vị, tác giả cho kết hợp với từ các (Các + ông, bà, cô, chú,
bác, anh, chị...). Cũng trong công trình này, tác giả đã đưa ra những nhân tố

quyết định cách sử dụng TXH như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ…
Đây cũng chính là nguồn tư liệu quí báu cho các nhà ngôn ngữ trong nghiên cứu
về TXH sau này. Còn L.C.Thompson (1965) trong quyển Vietnamese Grammar,
lại rất chú ý đến các mức độ (levels) biểu cảm của TXH. Ông quan niệm một số


9
ĐTNX: hắn, người ta… là đại từ tuyệt đối với khả năng kết hợp của nó với từ
chúng. Theo ông, có ba nhân tố tác động đến TXH: tình huống xưng hô, thái độ
của người nói, cương vị của những nhân vật hội thoại. Năm 1963, Nguyễn Kim
Thản trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đã có đề cập đến TXH, ông cho đây
là những từ có chức năng trỏ và thay thế. Năm 1975, Nguyễn Tài Cẩn trong
quyển Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại đã quan tâm đến khả năng được dùng
lâm thời như đại từ thay thế cho đại từ ở cả ba ngôi của các danh từ như họ và
tên, danh từ chỉ giới, danh từ thân tộc và danh từ chức nghiệp. Đến năm 1981,
Đỗ Hữu Châu trong quyển Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng đã chú ý đến chức năng
chiếu vật của các TNXH trong hội thoại. Đặc biệt, trong quyển Đại cương ngôn
ngữ học (phần ngữ dụng học) năm 1999 và 2000, ông đề cập đến vấn đề chiếu
vật và chỉ xuất hành vi ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại... và
khẳng định yếu tố lời nói, hành động, nhân tố giao tiếp đều liên quan đến xưng
hô. Từ năm 1991 đến năm 1993, Nguyễn Văn Chiến đã có các bài viết về Sắc
thái địa phương của các danh từ thân tộc trong tiếng Việt [18], Từ xưng hô
trong tiếng Việt (Nghiên cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp) [20], Từ
xưng hô trong tiếng Việt (Nghiên cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp tt)
[21]. Tác giả Mai Xuân Huy trong bài viết Thử khảo sát các cung bậc ngôn ngữ
trong giao tiếp vợ chồng người Việt đã tìm hiểu sự biến thiên của cách dùng
ngôn ngữ theo sự thay đổi của các cung bậc tình cảm khác nhau giữa hai chồng
vợ trong phạm vi gia đình người Việt [48]. Trong Ngữ nghĩa lời hội thoại [58]
và Giáo trình ngữ dụng học [59, tr.191-197], tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã đề
cập đến các vấn đề có liên quan đến TXH trong hội thoại hoặc trong giao tiếp

giữa các nhân vật tham gia giao tiếp như TXH xuất hiện thành cặp tương tác
khi trao và đáp; sự diễn biến và chuyển đổi TXH theo nội dung cuộc thoại; sự
diễn biến tâm lý - tình cảm nhân vật chi phối cách sử dụng. Còn tác giả Hoàng
Kim Ngọc cho rằng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất đa dạng, phong phú
nhưng rất phức tạp. Chúng thể hiện những nét văn hóa đặc trưng trong chuẩn
mực của giao tiếp lịch sự thường xảy ra trong năm môi trường giao tiếp khác
nhau: trong gia đình, trong nhà trường; trong nhà chùa, trong công sở, cơ quan
tiếp dân, bệnh viện, trên các phương tiện thông tin đại chúng… Các từ ngữ
xưng hô này luôn bị ảnh hưởng, bị chi phối bởi vai giao tiếp, mối quan hệ liên
nhân, hoàn cảnh giao tiếp và luôn tuân thủ theo các chuẩn mực trong giao tiếp
(lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh...) trong văn
hóa của người Việt [65].
Ngoài ra, còn phải kể đến một loạt bài viết có liên quan đến từ xưng hô của
tác giả Bùi Minh Yến như: Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt


10
[114], Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt [115]; Xưng hô giữa
ông, bà và cháu trong gia đình người Việt [116], Xưng hô trong gia đình người
Việt, ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt [117], Ngôn ngữ xưng hô
bạn bè trong nhà trường hiện nay [118], và đặc biệt, trong luận án tiến sĩ Xưng hô
trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt [119], tác giả đã khảo sát
khá đầy đủ tất cả những từ xưng hô được người Việt sử dụng trong những tình
huống giao tiếp khác nhau. Năm 2000, Nguyễn Văn Nở đã viết “Ngoài cách sử
dụng những cặp từ xưng hô thường thấy trong ca dao nói chung, chúng ta còn thấy
những cách nói riêng mang đậm tính địa phương và phản ánh lời ăn, cách nói, nếp
nghĩ của cư dân vùng cực Nam của Tổ quốc. Nổi bật nhất là cặp từ xưng hô “quabậu” và những biến thể của cặp xưng hô này” [69]. Còn tác giả Trương Thị Diễm
trong một loạt bài viết như: Nghĩa và sự chi phối cách sử dụng các danh từ thân tộc
kỵ, chắt, chút, vợ, chồng, dâu, rể [28], Cơ sở của việc chuyển hoá danh từ thân tộc
thành từ xưng hô trong tiếng Việt [29], Khảo sát nội dung ngữ nghĩa của từ xưng

hô “bác” trong hoạt động giao tiếp [30]; Và đặc biệt, trong Luận án tiến sỹ Từ
xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt đã khảo sát, miêu
tả, phân tích một cách kỹ lưỡng, đầy đủ, toàn diện về hoạt động của danh từ thân tộc
dùng để xưng hô trong giao tiếp của người Việt [31]. Đến năm 2012, tác giả Trương
Thị Diễm đã viết về Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong Cộng đồng
công giáo Việt [32].
Còn tác giả Mai Xuân Huy đã có các bài viết về từ xưng hô như: Thử khảo
sát các cung bậc của ngôn ngữ trong giao tiếp vợ chồng người Việt [48], Ứng xử
ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt [49], Về hiện tượng xưng hô trong
giao tiếp quảng cáo [50]. Tác giả Dương Thị Nụ với các bài viết về đối chiếu từ
xưng hô như: Từ chỉ quan hệ thân tộc trong tri nhận của người Anh và người Việt
[70], Một số khác biệt cơ bản về nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt
nhìn từ góc độ văn hóa [71], Bước đầu tìm hiểu từ thân tộc trong ẩn dụ (Trên cơ sở
đối chiếu tương phản Anh - Việt) [72]. Tác giả Mai Thị Kiều Phượng có bài viết về
Từ xưng hô và cách xưng hô trong câu hỏi mua bán bằng tiếng Việt [81]. Năm
2012, tác giả Trương Thị Minh Phương trong bài viết về Từ xưng hô trong giao tiếp
của người Việt [79] đã nhấn mạnh đến một số đặc điểm cơ bản trong việc sử dụng
các lớp TXH trong tiếng Việt và một số ứng dụng thiết thực trong giao tiếp. Năm
2013, Vũ Minh Hiền với bài viết bằng tiếng Nhật về Đối chiếu hệ thống từ xưng hô
trong tiếng Nhật và tiếng Việt [42] đã đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt
giữa những từ chỉ người trong hai ngôn ngữ Nhật và Việt trong cách sử dụng các
ĐTNX, các DTXH để chỉ người nói ở ngôi thứ nhất, người đối thoại ở ngôi thứ hai
và người thứ ba được nhắc đến ở ngôi thứ ba.


11
Năm 2014, Lã Thị Thanh Mai trong Luận án tiến sỹ Đặc điểm xưng hô của
người Hàn và người Việt [64] đã bàn về điểm giống nhau, khác nhau về cách xưng
hô trong giao tiếp từ trong gia đình đến ngoài xã hội giữa người Hàn và người Việt.
Điểm lại lịch sử nghiên cứu lớp từ xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Việt,

chúng tôi thấy chưa có đề tài nào đề cập đến đối chiếu lớp từ từ xưng hô trong giao
tiếp từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thể hiện qua một tác phẩm cụ thể, vì vậy, chúng
tôi chọn đề tài: Nghiên cứu từ, ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm
Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió để đi sâu nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1. Khái quát về từ xưng hô
Từ xưng hô là một trong những lớp từ được sử dụng thường xuyên trong giao
tiếp và giao tiếp có thành công hay không phần nhiều cũng nhờ vào lớp từ TXH
quan trọng này. Trong chương này, chúng tôi nêu ra những tiền đề lý thuyết liên
quan đến lớp từ TXH như sau:
1.2.1.1. Khái niệm từ xưng hô
Trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ xưng hô được các tác giả nghiên cứu, trình
bày không hoàn toàn thống nhất do đứng ở góc nhìn, cách tiếp cận khác nhau.
a. Khái niệm từ xưng hô trong tiếng Anh
Theo Chunli Yang, TXH thường được sử dụng trong giao tiếp xã hội để
thể hiện bản sắc, cấp bậc và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Vấn đề
quan trọng là cần hiểu biết một cách sâu sắc về TXH, đặc biệt là trong giao tiếp
liên văn hóa. Tuy nhiên, do sự khác biệt về lịch sử, tôn giáo và văn hóa, nên
TXH cũng có sự đa dạng khác nhau theo từng quốc gia khác nhau hay khu vực
khác nhau [130, tr.738].
Theo Từ điển tiếng Anh Macmillan, TXH là một lời xưng gọi bình thường,
được nói ra bởi một người nào đó đến một nhóm đối tượng nào đó. Các hình thức
xưng hô là tên gọi mà người đang nói gọi một ai đó khi nói hoặc viết [142, tr.16].
Tác giả Abdul Khalik thì cho rằng TXH là cách gọi tên hay xác định người khác
bằng các hình thức danh xưng, tên, họ, biệt danh hay sự kết hợp của chúng… và những
yếu tố tác động mãnh liệt đến chúng như: thể hiện sự lịch sự, nghiêm túc của các đối
tượng, sự tôn trọng, sự thân quen với người nói, sự yêu thương, và sự nhiệt tình chào
đón. Việc sử dụng các TXH thể hiện các mối quan hệ xã hội, tình huống giao tiếp,
ngữ cảnh trang trọng, tình cảm con người và chức năng của chúng [124, tr.1].
Theo Chunming Gao, TXH không những chỉ là một yếu tố ngữ pháp, mà còn

là yếu tố thực hành giao tiếp... Các TXH được sử dụng rất phổ biến trong mọi ngôn
ngữ, thường xuyên và dễ dàng quan sát trong giao tiếp cá nhân và chúng được xem
là một đơn vị lớp từ rất nổi bật của mối quan hệ trong giao tiếp. [131, tr.190-191].


12
Xiaomei Yang cho rằng TXH là một hiện tượng xã hội. Trong tiếng Anh có
qui tắc chung về cách sử dụng, nhưng do một loạt các yếu tố xã hội làm ảnh hưởng
nên chúng biến đổi đa dạng những tình huống sử dụng khác nhau [150, tr.143].
Sanae Tsuda cho rằng TXH không chỉ được sử dụng để thu hút sự chú ý, mà
còn là phương tiện thể hiện ý định của người nói hay những cảnh báo để thay đổi về
chủ đề trò chuyện hoặc tiếp tục tiếp tục cuộc trò chuyện, vv (xem Wierzbicka 1992;
Kasper và Blum-Kulka 1993; Verschueren 1999: 84; Lansisalmi 1999). Các nghiên
cứu này xem xét vị trí của các TXH bằng tiếng Anh trong ánh sáng của sự tương
phản giữa các chức năng qui chiếu và tình cảm của họ. [147, tr.33-34 ].
Tác giả Scott James Calvert cho rằng TXH là một cách chấp nhận xã hội hóa
trong văn hóa chung của người Anh hay đang được xác định đến người nào bằng
văn bản hoặc bằng miệng trong giao tiếp được lựa chọn. Tùy mức độ quen thuộc và
sự hiểu biết về những người nói khác nhau mà có sự lựa chọn từng cấp độ thân mật
trong TXH khác nhau. [148, tr.179].
Tác giả Chunli Yang cho rằng TXH là những từ hay từ ngữ dùng để chỉ mối
quan hệ nhất định nào đó giữa hai hay nhiều người với nhau, hoặc để diễn tả sự
khác biệt về cách nhận diện một ai đó, cấp bậc và địa vị trong xã hội. Chúng phản
ánh rõ các nền văn hóa dân tộc. Chúng giữ vai trò rất quan trọng trong giao tiếp
trực tiếp “mặt đối mặt” khi chúng là thông tin đầu tiên được truyền đến người
khác [130, tr.738].
b. Khái niệm từ xưng hô trong tiếng Việt
TXH trong tiếng Việt không chỉ dùng để “xưng” và “hô” nhằm định vị quan
hệ giữa các đối tượng giao tiếp mà còn là phương tiện biểu đạt tình cảm, tạo nên
nhịp cầu giao cảm giữa các cá nhân trong xã hội. Xưng hô là thuật ngữ không thể

thiếu trong giao tiếp, nó chỉ hành động tự xưng mình và gọi người khác. Có khi nó
vắng mặt nhưng vẫn được ngầm hiểu là một sự tồn tại với ý nghĩa nhất định.
Nguyễn Văn Chiến cho rằng: “Từ xưng hô không phải là sản phẩm của cách
tiếp cận cấu trúc luận ngôn ngữ thông thường. Đây là những từ thuộc nhiều lớp từ loại
của hệ thống ngôn ngữ được đem ra sử dụng để xưng hô (biểu thị các phạm trù xưng
hô) giao tiếp xã hội. Các thuộc tính về “loại” của lớp từ này được xác định cơ bản trong
cơ chế giao tiếp ngôn ngữ” [20, tr.8]. Trong công trình Ngôn ngữ học đối chiếu và đối
chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á (1992), Nguyễn Văn Chiến đã chia các TXH (vốn là
những từ thân tộc) ra hai loại xưng hô: “tương ứng chính xác” và “tương ứng không
chính xác” và phát hiện ra rằng xưng hô “tương ứng không chính xác” là hiện tượng rất
phức tạp, gắn liền với thái độ và từng chiến lược giao tiếp cụ thể [19, tr.12]. Và
“Trên đây là những từ được “rút ra” từ trong hệ thống ngôn ngữ, dùng để xưng hô
(biểu thị các phạm trù xưng hô nhất định) giao tiếp xã hội” [19, tr.41].


13
Theo Đỗ Hữu Châu, “Ngoài đại từ xưng hô chính thức, tiếng Việt phải mượn
các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, các tên, các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp và các
bảng đại từ để xưng hô. Với những từ không phải là đại từ này, việc xưng hô đồng
thời đảm bảo được cả ba nguyên tắc: thể hiện vai giao tiếp, thích hợp với thoại
trường và xưng khiêm hô tôn” [13, tr.274].
Đỗ Thị Kim Liên cho rằng “Từ xưng hô là những từ dùng để xưng hô giữa
các nhân vật khi giao tiếp. Xưng hô cũng được xem là một phạm trù ngôi. Khi nói
đến từ xưng hô, người ta thường đề cập đến nhóm đại từ xưng hô đích thực và danh
từ thân tộc chuyển hóa thành từ xưng hô” [59, tr.174]. Khi xem xét các nhân tố ảnh
hưởng đến ngữ nghĩa của lời trong hoạt động giao tiếp, cùng với thời gian, không
gian, xưng hô được xem là một trong ba phạm trù quan trọng của ngôn ngữ.
Trương Thị Diễm cho rằng: “Từ xưng hô là những từ vừa dùng để “xưng”
và vừa dùng để “hô” (theo Từ điển Hán Việt là “hô danh”) - tức là “gọi tên”
(appeller)” [28, tr.22]. “Xưng” là một hành động người nói dùng một BTXH ngôn

ngữ để đưa mình vào trong cuộc thoại, để người nghe biết rằng mình đang nói và
chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đây là hành động tự qui chiếu của người nói
(ngôi thứ nhất).
Ngoài ra, các tác giả như Nguyễn Đức Dân [27], Diệp Quang Ban [2], Đinh
Văn Đức [35], Hoàng Trọng Phiến [22]... cũng có bàn về xưng hô, tuy trong quan
niệm riêng, họ có những điểm cụ thể ít nhiều khác nhau.
Nói đến TXH, người ta thường đề cập đến hai nhóm từ loại: Đại từ xưng hô
chuyên dùng hay nói cách khác là ĐTNX như tôi, tao… và DTXH là những yếu tố
đại từ hóa để xưng hô như tên riêng như Hồng, Lan…; DTTT như ông, bà, ba,
mẹ…; danh từ chỉ địa vị, chức vụ như chủ tịch, sếp…; danh từ chức nghiệp như bác
sỹ, kỹ sư…; danh từ chỉ quan hệ xã hội như đồng chí, đồng hương, bạn…; tổ hợp từ
làm ngữ DTXH (BTXH) như ông ấy, bà ấy, chị đó, anh đó, con nhỏ đó...
TXH gắn với ngôi thứ: ngôi thứ nhất trỏ người nói, ngôi thứ hai trỏ người
nghe, ngôi thứ ba trỏ người hay vật được nhắc đến với chức năng định vị và chức
năng thể hiện mối quan hệ liên cá nhân.
Như vậy, ở trong cả hai ngôn ngữ Anh - Việt, các tác giả nghiên cứu đều có
điểm chung là thừa nhận rằng TXH thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp hay
trong các văn bản văn chương. Đặc biệt, cả hai ngôn ngữ đều có một số từ nhất định
dùng để xưng hô khi giao tiếp. Chúng bao gồm các ĐTNX và các DTXH hay các
BTXH (đây là cơ sở để chúng tôi đi vào phân tích và so sánh ở chương 2 và chương
3) và được chúng tôi gọi là các đơn vị TNXH được các nhân vật tham gia giao tiếp
đưa ra sử dụng để “xưng” (tự qui chiếu) và “hô” (qui chiếu vào người khác) với
chức năng định vị, thiết lập quan hệ liên nhân và biểu lộ thái độ tình cảm, tâm lý,


14
nhận thức khi tham gia giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội. Đồng thời, TXH
cũng thể hiện trình độ và bản sắc văn hóa dân tộc, vốn đã được hình thành từ lâu đời
trong cộng đồng và trở thành thói quen của các nhân vật tham gia giao tiếp. Hầu
hết, các TXH trong tiếng Việt được phân bố cách sử dụng theo thang độ quyền thế,

liên kết, lịch sự… ở cả trong xưng lẫn gọi. Vì thế, thông qua cách sử dụng TXH
chúng ta có thể thấy thái độ, quan điểm của thành viên tham gia giao tiếp. Trong
giao tiếp có nhiều yếu tố tác động đến sự chọn lựa TXH. Ngay trong quan hệ giữa
xưng và hô cũng hình thành nên hai quan hệ tương hỗ và quan hệ phi tương hỗ.
1.2.1.2. Chức năng của từ xưng hô
Chức năng chủ yếu của TXH là tạo lập quan hệ của những người tham gia
giao tiếp và thể hiện rõ sắc thái tình cảm của người nói thông qua ba chức năng cơ
bản: định vị, chiếu vật và thể hiện mối quan hệ liên cá nhân.
a. Chức năng định vị
a1. Khái niệm định vị
Theo J.Lyons, “Định vị là sự xác định và sự đồng nhất người, quá trình, sự
kiện mà người ta nói đến và quy chúng với ngữ cảnh không gian, thời gian nào đó
được tạo nên và được duy trì bởi hành động phát ngôn và bởi sự tham gia của người
nói và người nghe” (dẫn theo Phạm Ngọc Thưởng) [99, tr.16].
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, “Trong ngôn ngữ, tất cả các câu nói bằng cách
này hay cách khác đều phải có những yếu tố đóng vai trò định vị” [13, tr.130];
“Khác với các định ngữ miêu tả, các từ chỉ xuất (bao gồm cả các ĐTNX) đều thực
hiện chức năng chiếu vật không thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức
năng định vị. Định vị có nghĩa là xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt vật
được nói tới với các vật khác về không gian, thời gian và các quan hệ khác” [13,
tr.234]. Tác giả khẳng định định vị là nhân tố quan trọng khi giao tiếp giữa hai
người hay nhiều người. Theo tác giả, định vị là xã hội ngôn ngữ hóa: “Định vị xã
hội ngôn ngữ hóa những phân biệt về vị thế xã hội của người tham gia giao tiếp.
Trong tiếng Việt, ngoài một số từ như ngài, bệ hạ… các từ định vị xã hội đều dựa
vào định vị trong gia đình, họ hàng như ông, bà, anh, chị… là cơ sở” [13, tr.237].
Theo Nguyễn Thiện Giáp, “Định vị là xác định vị trí của vật được nói tới,
phân biệt vật được nói tới với các vật khác về không gian, thời gian và về các quan
hệ khác. Nhìn chung, sự định vị trong các ngôn ngữ đều dựa trên nguyên tắc tự ngã
trung tâm, tức là người nói luôn luôn ở trung tâm: vì vai trò của người nói thay đổi
từ thành viên này tới thành viên khác trong khi tham dự đối thoại” [37, tr.30].

Như trong ca dao “Chàng lên non, thiếp cũng lên non. Chàng lên trời, vượt
biển, thiếp cũng bồng con theo chàng” (ca dao), ở đây, DTXH chàng được định vị
là chồng ở vai người nghe và DTXH thiếp được định vị là vợ ở vai người nói.


15
Tóm lại, định vị là xác định rõ vị trí thời gian, không gian của một sự vật,
hiện tượng, lời nói nào đó được đề cập đến. Còn đối với định vị lớp từ xưng hô là
xác định vai vế, mối quan hệ, sắc thái tình cảm… của nhân vật thể hiện qua các
chức năng của chúng.
a2. Những biểu hiện của chức năng định vị
Tác giả Đỗ Hữu Châu khẳng định “Định vị xã hội ngôn ngữ hóa những phân
biệt về vị thế xã hội của người tham gia giao tiếp. Trong tiếng Việt, ngoài một số từ
như ngài, bệ hạ… các từ định vị xã hội đều dựa vào một số định vị trong gia đình,
họ hàng như ông, bà, anh, chị… làm cơ sở” [13, tr.237].
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cho rằng, “Trong ngôn ngữ, người ta thường nói
đến ba phạm trù định vị: định vị không gian, định vị thời gian, định vị vai giao tiếp,
tức định vị xưng hô. Ngoài ba phạm trù định vị đối với ngữ pháp nói trên, người ta
quan tâm đến định vị trong diễn ngôn” [59, tr.176].
Nói chung, chức năng định vị thể hiện sự qui chiếu của người nói và người
nghe về vai giao tiếp của mình ở một không gian và thời gian cụ thể với các đối
tượng (con người, sự vật, hành động hay tính chất nào đó của chúng) và chúng có
xác định về:
- Vai giao tiếp: TXH thể hiện vai của người tham gia giao tiếp (người nói,
người nghe, người được nhắc đến). Nếu trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, vai
của họ cũng khác nhau, vì thế TXH cũng khác nhau. Do đó, con người luôn có sự
lựa chọn và sử dụng TXH sao cho phù hợp với ngữ cảnh khi tham gia giao tiếp.
- Quan hệ giữa các nhân vật tham gia giao tiếp: để sử dụng TXH hợp lí
trong các cuộc thoại, con người phải dựa vào các yếu tố như: tuổi tác, giới tính,
nghề nghiệp, địa vị, các mối quan hệ liên cá nhân… để định vị được vai của mình

với vai của người đối thoại. Nhờ có chức năng định vị của các TXH, người tham
gia giao tiếp hiểu được mức độ tình cảm của nhau, từ đó sẽ tạo ra những quan hệ
tốt đẹp. Nếu họ sử dụng TXH phù hợp thì giao tiếp thành công dễ dàng. Còn
ngược lại, nếu việc sử dụng TXH không phù hợp sẽ làm cản trở tình cảm và giao
tiếp sẽ khó thành công.
- Ngôi: Khi giao tiếp trực tiếp giữa các nhân vật thường có ba ngôi: ngôi thứ
nhất (vai người nói), ngôi thứ hai (vai người nghe), ngôi thứ ba (vai người được
nhắc đến).
- Tính lịch sự: Trong mỗi TXH đều có thể hiện sắc thái kính trọng, đề cao,
lịch sự, trung hòa hay suồng sã thân mật. Nói chung, các từ xưng hô có liên quan
nhiều đến lứa tuổi, ví dụ: Mặc dù biết người đàn ông đang làm lãnh đạo trong cơ
quan nhỏ tuổi hơn ba của mình nhưng chị nhân viên vẫn chào là “Thưa ông!”.
- Hiệu lực của lời: Hiệu lực của lời được thông qua các TXH, hai nhân vật


×