Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

VIÊM PHỔI, ThS Lê Khắc Bảo Bộ môn Nội – ĐHYD TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.64 KB, 18 trang )

VIÊM PHỔI
ThS Lê Khắc Bảo
Bộ môn Nội – ĐHYD TPHCM
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Chẩn đoán viêm phổi:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Phân loại viêm phổi cộng đồng (CAP), bệnh viện (HAP), liên quan chăm sóc y tế (HCAP).
Tiêu chí chẩn đoán viêm phổi: lâm sàng – xét nghiệm – hình ảnh học.
Tiêu chí chẩn đoán mức độ nặng viêm phổi.
Tiêu chí chẩn đoán tác nhân vi khuẩn viêm phổi.
Tiêu chí chẩn đoán viêm phổi không đáp ứng điều trị.
Kế hoạch theo dõi đáp ứng điều trị viêm phổi.

Điều trị viêm phổi:
1.
2.
3.

Chọn lựa kháng sinh trong viêm phổi.
Điều trị viêm phổi dựa trên dược động – dược lực (pK- pD).
Biện pháp điều trị phòng ngừa viêm phổi.

NỘI DUNG BÀI HỌC
I
1



Một số định nghĩa liên quan đến viêm phổi:
Viêm phổi cộng đồng (CAP): viêm phổi xuất hiện trên bệnh nhân không nhập viện hay sống

2

trong viện điều dưỡng trong thời gian 2 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng viêm phổi.1]
Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế (HCAP): viêm phổi mắc phải ngoài cộng đồng nhưng
đang được can thiệp như trong bệnh viện: (1) viêm phổi tại nhà dưỡng lão, viện điều dưỡng;
(2) nằm bệnh viện ≥ 2 ngày trong vòng 3 tháng; (3) điều trị truyền dịch tại nhà kể cả kháng
sinh; (4) lọc máu trong vòng 1 tháng; (5) chăm sóc vết thương tại nhà; (6) thành viên trong
gia đình có người nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc; (7) Bệnh làm suy giảm/ điều trị làm suy

3

giảm miễn dịch.[1]
Viêm phổi bệnh viện (HAP): viêm phổi mắc phải sau khi nhập viện > 48 giờ; được phân
thành viêm phổi bệnh viện khởi phát sớm (khi thời điểm xuất hiện viêm phổi < 5 ngày sau

4
5

nhập viện) và khởi phát muộn (khi thởi điểm xuất hiện viêm phổi > 5 ngày sau nhập viện). [1]
Viêm phổi thở máy (VAP): viêm phổi mắc phải sau khi đặt nội khí quản thở máy > 48 giờ [1]
Viêm phổi điển hình và không điển hình trước đây được dùng để tiên đoán khả năng vi



khuẩn gây bệnh là gì và hướng dẫn lựa chọn kháng sinh ban đầu.
Bệnh cảnh viêm phổi điển hình là bệnh cảnh viêm phổi gây ra bởi vi khuẩn như:

S.pneumoniae, H.influenzae, K.pneumoniae với khởi phát bệnh ban đầu thường là cấp tính
với sốt cao lạnh run, ho khạc đàm mủ có thể lẫn máu, đau ngực kiểu màng phổi; khám lâm
sàng thấy hội chứng đông đặc; công thức máu thấy bạch cầu tăng cao với tế bào đa nhân
trung tính chiếm đa số; X quang phổi ghi nhận hình ảnh đông đặc với khí ảnh phế quản.

1

1




Đối nghịch với bệnh cảnh viêm phổi điển hình là bệnh cảnh viêm phổi không điển hình gây ra
bởi các vi khuẩn như M.pneumoniae, Chlamydia. spp, virus với khởi phát từ từ, sốt nhẹ, ho
khan, kèm theo nhiều triệu chứng toàn thân hơn là triệu chứng hô hấp; công thức máu bạch



cầu bình thường hay chỉ tăng nhẹ; hình ảnh X quang không thấy tổn thương đông đặc.
Như vậy viêm phổi điển hình hay không điển hình là đề cập đến tác nhân gây bệnh là vi
khuẩn điển hình hay không điển hình chứ không phải là bệnh cảnh lâm sàng điển hình hay



không điển hình.
Tuy nhiên những nghiên cứu sau này cho thấy biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X quang
phổi không đủ tin cậy và nhạy cảm để tiên đoán tác nhân vi khuẩn điển hình hay không điển
hình. Vì lẽ đó sau này các khuyến cáo đã bỏ qua cách phân loại viêm phổi thành điển hình

6


hay không điển hình nữa.[1]
Viêm phổi không đáp ứng điều trị được phân thành không đáp ứng sớm (< 72 giờ) và muộn



(> 72 giờ) sau thời điểm dùng kháng sinh. [1]
Viêm phổi không đáp ứng điều trị sớm là khi trong thời gian < 72 giờ sau khi dùng kháng
sinh, bệnh cảnh lâm sàng xấu đi thể hiện bằng bất kỳ triệu chứng nào sau đây: (1) huyết động
không ổn định, (2) suy hô hấp xuất hiện hoặc nặng thêm, (3) cần phải thông khí cơ học, (4)
tổn thương X quang phổi tiến triển thêm, (5) có ổ di căn nhiễm trùng mới (màng não, khớp,



màng phổi, máu).
Viêm phổi không đáp ứng điều trị muộn là khi trong thời gian > 72 giờ sau khi dùng kháng
sinh, bệnh cảnh lâm sàng có bất kỳ triệu chứng nào sau đây: (1) sốt kèm theo theo triệu chứng

II
A
1

hô hấp kéo dài, (2) huyết động không ổn định, (3) suy hô hấp mới xuất hiện hoặc nặng thêm.
Chẩn đoán viêm phổi:
Chẩn đoán xác định viêm phổi:
Lâm sàng: triệu chứng cơ năng: tam chứng màng phổi (sốt cao lạnh run, ho khạc đàm mủ,
đau ngực kiểu màng phổi); triệu chứng thực thể: hội chứng nhiễm trùng, hội chứng đông đặc

2


kèm ran nổ khi khám phổi.
Cận lâm sàng: công thức máu có tăng bạch cầu chung, ưu thế tế bào đa nhân trung tính; triệu
chứng X quang: hình ảnh kính mờ, đông đặc. Hình ảnh tăng đậm độ trên X quang lồng ngực
được tạm xem là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán viêm phổi. Tuy nhiên X quang phổi cũng có



nhiều giới hạn trong chẩn đoán xác định viêm phổi.
Chẩn đoán dưới mức viêm phổi hay thậm chí âm tính giả: (1) béo phì, khí phế thủng, bất
thường cấu trúc phổi làm che mờ tổn thương viêm phổi; (2) bệnh vào giai đoạn quá sớm, mất
nước nặng, giảm bạch cầu hạt nặng, nhiễm Pneumocystis carinii trên bệnh nhân suy giảm
miễn dịch. [1]

2

2




Chẩn đoán quá mức viêm phổi hay thậm chí là dương giả: (1) phù phổi trong suy tim ứ huyết,
hẹp hai lá; (2) nhồi máu phổi; (3) hội chứng nguy ngập hô hấp cấp tính ARDS; (4) xuất huyết
phế nang; (5) K phế quản hoặc K di căn phổi; (6) xẹp phổi; (7) viêm phổi sau xạ trị; (8) viêm
nhu mô phổi không do nhiễm trùng (viêm mạch máu phổi, viêm phế nang do dị ứng, viêm mô
kẽ phổi do miễn dịch bao gồm phản ứng thuốc); (9) tăng tế bào ái toan ở phổi; (10) Viêm tiểu

phế quản tắc nghẽn. [1]
B Chẩn đoán mức độ nặng viêm phổi:
1 Viêm phổi cộng đồng:
− Mức độ nặng viêm phổi cộng đồng có ý nghĩa then chốt quyết định: (1) nơi chốn điều trị:


+

ngoại trú, khoa hô hấp; khoa ICU; (2) kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm.[1]
Các thang điểm đánh giá:
Thang điểm CURB-65 của BTS: (1) Confusion – lú lẫn; (2) Uremia – Uree máu > 7 mmol/L;
(3) Respiratory rate – tần số thở > 30 lần/ phút; (4) Blood pressure – Huyết áp < 90/60
mmHg; (5) Tuổi > 65. Tiên lượng tử vong trong 30 ngày cho bệnh nhân có điểm số CURB-65
lần lượt là: nhóm 1 (0 – 1 điểm): 1,5%; nhóm 2 (2 điểm): 9,2%; nhóm 3 (3 – 5 điểm): 22%.
Điều trị ngoại trú được chỉ định cho nhóm 1; điều trị nội trú ngắn hạn hoặc điều trị ngoại trú
có kiểm soát được chỉ định cho nhóm 2; điều trị nội trú được chỉ định cho nhóm 3 trong đó

+

điều trị tại khoa ICU được chỉ định cho nhóm 3 nhưng có điểm CURB-65 từ 4 - 5.[4]
Chỉ số tiên lượng nặng viêm phổi PSI (Pneumonia Severity Index) là hệ thống cho điểm được
hình thành từ phân tích hồi cứu trên đoàn hệ 14.199 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng năm
1989 và sau đó được kiểm định tiền cứu trở lại trên đoàn hệ 38.039 bệnh nhân viêm phổi
cộng đồng năm 1991. Các yếu tố nguy cơ được dùng để đánh giá mức độ nặng là: (1) Tuổi,
(2) Đặc điểm dân số học (giới tính, nơi ở); (3) Bệnh đồng mắc (ung thư, bệnh gan, suy tim ứ
huyết, bệnh mạch máu não, bệnh thận); (4) Đặc điểm khám lâm sàng (tri giác, tần số thở,
huyết áp, thân nhiệt, mạch) (5) Kết quả xét nghiệm (pH máu, BUN, Natri máu, Đường máu,
Hct, PaO2, tràn dịch màng phổi). Tiên lượng tử vong trong 30 ngày cho bệnh nhân có điểm số
PSI lần lượt là: loại I - II (PSI < 70): < 1%; loại III (PSI từ 71 – 90 điểm): 2,8% ; loại IV (PSI
từ 91 – 130 điểm): 8,2% - 9,3%; loại V (PSI > 130 điểm): 27% - 31,1%. Điều trị ngoại trú
được chỉ định cho loại I và II; điều trị nội trú ngắn hạn được chỉ định cho loại III; điều trị nội
trú được chỉ định cho loại IV; điều trị tại khoa ICU được chỉ định cho loại V. [5] (Bảng 1)

Bảng 1: Chỉ số tiên lượng nặng viêm phổi mắc phải cộng đồng (PSI)
Tiêu chí

Đặc điểm dân số học
Nam
3

Điểm
Tuổi (tính bằng năm)
3


Nữ
Nằm ở nhà dưỡng lão / điều dưỡng
Bệnh đồng mắc
Bệnh ung thư
Bệnh gan
Suy tim ứ huyết
Bệnh mạch máu não
Bệnh thận
Triệu chứng thực thể
Thay đổi tri giác
Tần số thở ≥ 30 lần / phút
Huyết áp tâm thu < 90 mmHg
Thân nhiệt < 35oC hoặc ≥ 40oC
Mạch ≥ 125 lần / phút
Kết quả xét nghiệm
pH < 7,35
BUN > 10,7 mmol/L
Na+ máu < 130 mEq/L
Đường máu > 13,9 mmol/L
PaO2 < 60 mmHg hoặc SpO2 < 90%
Tràn dịch màng phổi

+

Tuổi (tính bằng năm) – 10
Tuổi (tính bằng năm) + 10
+ 30
+ 20
+ 10
+ 10
+ 10
+ 20
+ 20
+ 20
+ 15
+ 10
+ 30
+ 20
+ 20
+ 10
+ 10
+ 10

Tiêu chuẩn nhập viện khoa ICU của ATS cũng có thể dùng để đánh giá mức độ nặng viêm
phổi cộng đồng gồm 2 tiêu chuẩn chính: (1) suy hô hấp cần phải thông khí cơ học, (2) choáng
nhiễm trùng cần phải dùng vận mạch; và 9 tiêu chuẩn phụ: (1) Tần số thở > 30 lần/phút, (2)
PaO2/ FiO2 < 250, (3) tổn thương nhiều thùy phổi trên phim X quang, (4) Lú lẫn, mất định
hướng, (5) Uree máu (BUN > 20 mg/dL), (6) Bạch cầu máu < 4000/ mm 3; (7) Giảm tiểu cầu
(< 100.000/ mm3); (8) Hạ thân nhiệt (< 36oC); (9) Hạ huyết áp cần phải bù dịch tích cực.

2



Nhập khoa ICU được chỉ định cho người có ≥ 3 tiêu chuẩn phụ hoặc ≥ 1 tiêu chuẩn chính.[1]
Viêm phổi bệnh viện:
Viêm phổi bệnh viện nặng được định nghĩa là xuất hiện đồng thời hội chứng nhiễm trùng
huyết, suy hô hấp, tiến triển nhanh của tổn thương trên X quang phổi (tăng 50% trong 48

C
1

+

giờ), tổn thương nhiều thùy phổi, tạo hang.
Chẩn đoán tác nhân gây viêm phổi:
Chẩn đoán xác định tác nhân gây viêm phổi dựa trên kết quả vi sinh:
Tính tin cậy của kết quả vi sinh thay đổi tùy theo bệnh phẩm và phương pháp cấy.
Chẩn đoán xác định tác nhân “chắn chắn” khi: (1) cấy máu dương tính; (2) cấy dịch, mủ của
phổi/ màng phổi chọc hút xuyên thành ngực dương tính; (3) hiện diện P.carinii hoặc

4

4


M.tuberculosis trong đàm, hay dịch rửa phế quản phế nang lấy qua nội soi phế quản; (4) Phân
lập được Legionella pneumophila; (5) Hiệu giá kháng thể kháng M.pneumoniae,
C.pneumoniae, L.pneumophila trong máu tăng gấp ≥ 4 lần qua hai lần thử; (6) Kháng nguyên
+

của S.pneumoniae (nước tiểu, máu), L.pneumophila (nước tiểu) dương tính.
Chẩn đoán tác nhân có “khả năng” khi: (1) VK phân lập được khi cấy đàm là VK gây bệnh

thường gặp + phát triển mạnh + kết quả soi đàm phù hợp; (2) VK phân lập được khi cấy đàm



không phải là loại VK gây bệnh thường gặp + phát triển yếu + kết quả soi đàm phù hợp.
Chỉ định xét nghiệm vi sinh để định danh tác nhân gây bệnh thay đổi tùy theo: (1) phân loại
viêm phổi cộng đồng hay bệnh viện, (2) mức độ nặng viêm phổi có cần nhập viện hay nhập
khoa ICU không. Bảng 2, 3

Bảng 2: Khuyến cáo đánh giá vi sinh trên bệnh nhân viêm phổi cộng đồng
Viêm phổi điều trị ngoại trú



Không cần xét nghiệm vi sinh thăm dò
Nhuộm gram và cấy đàm được chỉ định cho bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn đa
kháng hoặc tác nhân không thường gặp

Viêm phổi điều trị nội trú
Cấy máu 2 lần
Nhuộm gram và cấy một mẫu đàm đạt tiêu chuẩn
Kháng nguyên nước tiểu chẩn đoán Legionella pneumonphila (vùng dịch tể hoặc khi có dịch)
Nhuộm kháng cồn – acid và cấy đàm tìm lao nếu lâm sàng hay X quang phổi nghi ngờ lao
Soi và cấy đàm tìm nấm, huyết thanh chẩn đoán nấm nếu lâm sàng hay X quang phổi nghi ngờ
Soi đàm tìm Pneumocystis carinii nếu lâm sàng hay X quang phổi nghi ngờ
Huyết thanh chẩn đoán M.pneumoniae, C.pneumoniae, Legionella. Spp, virus hô hấp (vùng
dịch tễ hoặc khi có dịch)
• Cấy dịch màng phổi nếu có tràn dịch màng phổi đáng kể (>5 cm trên X quang nghiêng)









Viêm phổi điều trị tại khoa ICU
Nhuộm gram và cấy một mẫu đàm đạt tiêu chuẩn, dịch hút phế quản, hoặc bệnh phẩm lấy qua
chải phế quản qua nội soi phế quản có bảo vệ hoặc rửa phế quản – phế nang.
• Các kỹ thuật khác như viêm phổi điều trị nội trú


Bảng 3: Khuyến cáo đánh giá vi sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện
Cấy máu 2 lần
Nhuộm gram và cấy một mẫu đàm đạt tiêu chuẩn, dịch hút phế quản, hoặc bệnh phẩm lấy qua
chải phế quản qua nội soi phế quản có bảo vệ hoặc rửa phế quản – phế nang (nếu bệnh nhân
đặt nội khí quản)
• Kháng nguyên nước tiểu chẩn đoán Legionella pneumonphila (vùng dịch tể hoặc khi có dịch)



Lấy mẫu đàm nhuộm gram và cấy được khuyến cáo khi bệnh nhân có bất kỳ yếu tố nguy cơ được
liệt kê ra dưới đây. Trong trường hợp không có yếu tố nguy cơ, xét nghiệm này được xem là tùy
5

5


chọn có thể thực hiện hay không:
• Nhập khoa ICU

• Thất bại điều trị kháng sinh ngoại trú
• Hình ảnh X quang có hang
• Giảm bạch cầu hạt
• Nghiện rượu
• Bệnh gan mạn tính nặng
• Bệnh phổi cấu trúc, bệnh phổi tắc nghẽn nặng
• Cắt lách
• Vừa mới đi du lịch trong vòng 2 tuần
• Kết quả kháng nguyên Legionella, phế cầu trong nước tiểu dương tính
• Tràn dịch màng phổi.
2


Chẩn đoán tác nhân gây bệnh dựa trên kinh nghiệm:
Khi xét nghiệm vi sinh không được thực hiện vì không cần thiết / không khả thi hoặc đã khi
xét nghiệm vi sinh đã được thực hiện nhưng kết quả chưa có hoặc âm tính, việc chẩn đoán tác



nhân gây bệnh hoàn toàn phải dựa trên kinh nghiệm.
Kinh nghiệm được đề cập ở đây không phải là kinh nghiệm lâm sàng thực hành hàng ngày mà
là kết quả nghiên cứu dịch tễ về chủng loại vi khuẩn thường gây viêm phổi trong những bối



cảnh lâm sàng riêng biệt.
Chẩn đoán tác nhân vi khuẩn gây viêm phổi theo kinh nghiệm căn cứ vào: (1) phân loại viêm
phổi: CAP, HACP, HAP (khởi phát sớm và muộn), VAP; (2) mức độ nặng nhẹ viêm phổi:
điều trị ngoại trú, điều trị nội trú tại khoa hô hấp, điều trị nội trú tại khoa ICU; (3) cơ địa bệnh




nhân bao gồm tuổi, thói quen sinh hoạt, bệnh đồng mắc (tại phổi và toàn thân).
Tác nhân thường gặp gây viêm phổi cộng đồng là: (Bảng 4)

Bảng 4: Tác nhân thường gặp gây viêm phổi cộng đồng
Viêm phổi cộng đồng chỉ cần điều trị ngoại trú






Mycoplasma pneumoniae
Streptococcus pneumoniae
Chlamydia pnuemoniae
Haemophilus influenzae
Virus hô hấp

Viêm phổi cộng đồng chỉ cần điều trị nội trú khoa hô hấp








6


Streptococcus pneumoniae
Mycoplasma pneumoniae
Chlamydia pnuemoniae
Haemophilus influenza
Nhiễm trùng phối hợp
Vi khuẩn gram âm đường ruột
Vi khuẩn kỵ khí (viêm phổi hít)
Virus hô hấp
6




Legionella spp

Viêm phổi cộng đồng chỉ cần điều trị nội trú khoa ICU









Streptococcus pneumoniae
Vi khuẩn gram âm đường ruột
Staphylococus aureus
Legionella spp
Mycoplasma pneumoniae

Virus hô hấp
Pseudomonas aeruginosae

Tác nhân thường gặp gây viêm phổi bệnh viện khởi phát sớm (< 5 ngày) cũng là những tác
nhân thường gặp gây viêm phổi cộng đồng như là S.pneumonia, H.influenzae và vi khuẩn kỵ
khí; tác nhân thường gặp gây viêm phổi bệnh viện khởi phát muộn (> 5 ngày) chủ yếu là tụ
cầu kháng methicilline (MRSA), vi khuẩn gram âm đường ruột, P.aeruginosae, Acinetobacter
baumanii, S.maltophilia và nhiễm đa vi khuẩn. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi bệnh viện
bao gồm: (1) dùng kháng sinh, (2) tuổi già, (3) bệnh đồng mắc nặng, (4) suy giảm miễn dịch,
(5) thường trú ở vùng hầu họng các tác nhân độc lực cao, (6) tình trạng làm tăng nguy cơ hít
sặc và ức chế phản xạ ho: phẫu thuật ngực bụng, đặt nội khí quản, đặt sonde mũi dạ dày, tư



thế nằm ngửa, tiếp cận trang thiết bị hô hấp nhiễm khuẩn.
Tác nhân thường gặp gây viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế tương tự tác nhân gây viêm
phổi bệnh viện. Staphylococcus aureus và P.aeruginosae là hai trong số các tác nhân thường

3

gặp nhất.
Khi đánh giá trên từng trường hợp cụ thể, cân nhắc toàn bộ các yếu tố vừa kể trên có thể giúp
chẩn đoán tác nhân vi khuẩn. Tập hợp các yếu tố giúp tiên đoán một tác nhân vi khuẩn nào đó
được gọi là các yếu tố nguy cơ để nhiễm vi khuẩn đó. (Bảng 5)

Bảng 5: Yếu tố nguy cơ nhiễm các tác nhân viêm phổi khác nhau [1]
Streptoccocus pneumoniae





Tuổi – Giới: Giới nam; Tuổi < 2 hoặc > 65.
Thói quen sinh hoạt: nghiện rượu nặng, hút thuốc lá.
Bệnh đồng mắc: bệnh gan mạn, bệnh thận mạn, suy tim ứ huyết, suy dinh dưỡng, bệnh tâm
thần, COPD, suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, ghép cơ quan.

Haemophilus influenzae





7

Bệnh phổi mạn tính.
Bệnh ác tính.
Nhiễm HIV.
Nghiện rượu.
Hút thuốc lá.
7


Staphylococcus aureus
Bệnh phổi nền tảng: COPD, ung thư phế quản, bệnh xơ nang.
Bệnh nội khoa mạn tính: đái tháo đường, suy thận.
Nhiễm siêu vi: influenza, sởi. Tụ cầu là nguyên nhân hàng thứ hai sau phế cầu gây viêm phổi
sau nhiễm cúm.
• Tiêm chích xì ke, thuyên tắc huyết khối nhiễm trùng trong viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.





Enterobacteriaceae (đứng đầu là Klebsiella pneumonia)






Nằm ICU, đặt nội khí quản.
Nguy cơ hít sặc dịch từ đường tiêu hóa: tai biến mạch máu não, động kinh, gây mê.
Nghiện rượu.
Bệnh cơ bản nặng : bệnh phổi mạn, đái tháo đường.
Sử dụng kháng sinh trước đó

Pseudomonas aeruginosae
Yếu tố nguy cơ viêm phổi cộng đồng do P.aeruginoase: bệnh phổi cấu trúc như bệnh xơ nang,
giãn phế quản, COPD nặng (FEV1 < 30%), dùng kháng sinh thường xuyên.
• Yếu tố nguy cơ viêm phổi bệnh viện do Pseudomonas aeruginosae: đặt nội khí quản kéo dài,
dùng kháng sinh trước đó đặc biệt là kháng sinh phổ rộng.


Acinetobacter baumanii
Yếu tố nguy cơ viêm phổi cộng đồng do Acinetobacter baumanii: nghiện rượu, tuổi già, bệnh
nội khoa cơ bản nặng.
• Yếu tố nguy cơ viêm phổi bệnh viện do Acinetobacter baumanii: đặt nội khí quản, chấn
thương đầu, phẫu thuật thần kinh, hít sặc, ARDS.


Vi khuẩn kỵ khí




D
1


Bệnh phổi cơ bản: ung thư phế quản, giãn phế quản, nhồi máu phổi.
Viêm phổi hít
Nhiễm khuẩn kỵ khí vùng hầu họng.
Chẩn đoán nguyên nhân viêm phổi đáp ứng kém điều trị :
Các nguyên nhân làm viêm phổi kém đáp ứng điều trị :
Ba nhóm nguyên nhân làm viêm phổi kém đáp ứng điều trị là : nhiễm trùng, không nhiễm
trùng và không rõ nguyên nhân. (Bảng 6)

Bảng 6: Nguyên nhân viêm phổi kém đáp ứng điều trị [1]
Nhiễm trùng
Vi khuẩn đề kháng: Viêm phổi cộng đồng (S.pneumoniae, Staphyloccocus
aureus) ; Viêm phổi bệnh viện (Acinetobacter, MRSA, P.aeruginosae)
• Tác nhân không thường gặp: Mycobacterium tuberculosis, Nocardia spp,
nấm, Pneumocystis carinii.
• Viêm phổi xuất hiện biến chứng: tràn mủ màng phổi, áp xe phổi, ổ nhiễm
trùng di căn ra nơi khác (màng não, khớp, màng tim, nội tâm mạc).


Không nhiễm trùng
8

8














Ung thư.
Xuất huyết phế nang.
Thuyên tắc phổi.
Sarcoidosis.
Viêm phổi tăng tế bào ái toan.
Phù phổi / Hội chứng nguy ngập hô hấp cấp tính.
Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn kết hợp viêm phổi.
Bệnh phổi do thuốc.
Viêm mạch máu phổi.

Không rõ nguyên nhân
Cần lưu ý là có đến 30% trường hợp không tìm ra nguyên nhân vì sao viêm phổi không đáp
ứng điều trị. Cần tìm xem có bệnh đồng mắc khác hay đáp ứng viêm có bị phóng đại hay

2


giảm đi quá mức không.

Kế hoạch hành động trước viêm phổi không đáp ứng điều trị:
Trên bệnh nhân viêm phổi không đáp ứng điều trị hoặc tiến triển nặng lên thêm, cần phải
đánh giá lại toàn diện bệnh sử, khám lâm sàng, và làm xét nghiệm cận lâm sàng. Các căn cứ
về dịch tể học là rất quan trọng trong tiên đoán tác nhân gây bệnh: (1) tác nhân không thường



gặp, (2) đề kháng kháng sinh ngoài dự kiến, (3) suy giảm miễn dịch chủ thể như nhiễm HIV.
Thăm dò vi sinh đầy đủ phải được thực hiện gồm: soi cấy đàm, tìm kháng nguyên trong nước
tiểu, cấy máu, huyết thanh chẩn đoán. Nếu các kỹ thuật đơn giản không giúp ích chẩn đoán
nhanh chóng, nội soi phế quản nên được chỉ định cho hầu hết trường hợp viêm phổi không
đáp ứng điều trị để chải phế quản có bảo vệ, rửa phế quản phế nang và gửi cấy định lượng.
Trên bệnh nhân đang đặt nội khí quản, hút dịch hút khí quản cấy định lượng là phương pháp
chẩn đoán tốt (điểm cắt là 105 khúm vi khuẩn/ ml). (Bảng 7)

Bảng 7: Đánh giá vi sinh khuyến cáo trên viêm phổi không đáp ứng điều trị
Máu
• Cấy máu hai mẫu
Nước tiểu
• Kháng nguyên nước tiểu chẩn đoán Legionella pneumophila
Đàm
• Nhuộm gram, nhuộm Giemsa, nhuộm huỳnh quang chẩn đoán Legionella;
Nhuộm Ziehl-Neelsen chẩn đoán Mycobacterium spp và Nocardia spp
• Cấy tìm vi khuẩn thường, Legionella, Mycobacterium và nấm
Dịch rửa phế quản – phế nang
• Nhuộm gram, nhuộm Giemsa, nhuộm huỳnh quang chẩn đoán Legionella và
Pneumocystis carinii; Nhuộm Ziehl-Neelsen chẩn đoán Mycobacterium spp
và Nocardia spp
9


9




Cấy tìm vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí, Legionella, Mycobacterium và nấm

Dịch màng phổi
• Nhuộm gram, nhuộm Giemsa, nhuộm huỳnh quang chẩn đoán Legionella;
Nhuộm Ziehl-Neelsen chẩn đoán Mycobacterium spp và Nocardia spp
• Cấy tìm vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí, Legionella, Mycobacterium và nấm


Kết quả phân tích tế bào dịch rửa phế quản phế nang cũng giúp nhận diện các nguyên nhân
làm viêm phổi đáp ứng kém điều trị. (Bảng 8)

Bảng 8: Các nguyên nhân gây viêm phổi kém đáp ứng điều trị dựa trên kết quả tế bào BAL
Ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính
• Nhiễm vi khuẩn
• Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn kết hợp viêm phổi (BOOP)
Ưu thế bạch cầu lympho
• Lao
• Viêm phổi tăng mẫn cảm
• Sarcoidosis
• Xơ phổi
Tăng bạch cầu đa nhân ái toan
• Tăng tế bào ái toan ở phổi
• Nhiễm nấm
• Pneumocystis carinii
• Bệnh toàn thân

• Bệnh do thuốc
Tăng đại thực bào bắt hemosiderin-laden
• Xuất huyết phế nang

+

Thăm dò hình ảnh học:
Đối với viêm phổi không đáp ứng điều trị, X quang phổi thường kiểm tra có thể phát hiện tràn
dịch màng phổi, áp xe hóa, hoặc thay đổi mới. Đối với viêm phổi tiến triển nặng, bệnh cảnh
lâm sàng và X quang phổi có thể xấu đi nhanh chóng trong ngay 72 giờ đầu tiên sau khi khởi
động điều trị kháng sinh. X quang phổi của nhiễm P.carinii là những vùng giảm đậm độ dạng
kính mờ kèm hình ảnh tổn thương mô kẻ phổi; X quang phổi của nhiễm lao là hình ảnh nốt
hoặc khối u có kèm theo hay không áp xe hóa. Hình ảnh mờ phế nang và mô kẻ lan tỏa có thể

+

do nhiễm siêu vi hoặc M.pneumoniae.
CT scan lồng ngực có thể giúp ích nhìn rõ hơn tổn thương của nhu mô, mô kẻ, màng phổi,
trung thất. Hình ảnh nốt bao quanh bằng vầng hào quang (halo sign) nằm cạnh màng phổi là
dấu hiệu của aspergillus hoặc mucormycosis phổi. Tuy nhiên hình ảnh như vậy cũng có thể

10

10


gặp trong nhiễm CMV, bệnh u hạt Wegener’s, sarcoma Kaposi’s và di căn ung thư theo đường
máu.
III Điều trị viêm phổi:
A Tiếp cận chọn lựa kháng sinh:

Một khi đã thành lập chẩn đoán viêm phổi, bác sỹ lâm sàng phải quyết định hai việc quan
trọng: (1) điều trị viêm phổi ở đâu và (2) sử dụng kháng sinh ban đầu là gì.
1


Đánh giá mức độ nặng:
Đánh giá mức độ nặng viêm phổi cho phép quyết định điều trị viêm phổi ngoại trú hay nội trú



và nếu điều trị nội trú thì sẽ điều trị tại khoa hô hấp hay khoa ICU.
Các thang điểm CURB-65, PSI, ATS là các công cụ giúp xác định mức độ nặng viêm phổi và

2


chọn lựa nơi chốn để điều trị.
Chọn kháng sinh điều trị ban đầu:
Bất kỳ khi nào có thể kháng sinh lựa chọn điều trị ban đầu nên tùy theo vi khuẩn gây bệnh,
nghĩa là lựa chọn kháng sinh dựa trên kết quả vi sinh. Đáng tiếc là vào thời điểm ban đầu
hiếm khi bác sỹ lâm sàng có được kết quả vi sinh, đặc biệt là trong trường hợp viêm phổi



cộng đồng. Vì thế lựa chọn kháng sinh ban đầu đa số là dựa trên kinh nghiệm.
Đối với bệnh nhân nhập viện cần phải thực hiện việc lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm vi sinh
trước khi sử dụng kháng sinh: máu, đàm, dịch màng phổi. Đối với viêm phổi nhẹ có thể chờ
đợi thực hiện xong xét nghiệm vi sinh rồi mới bắt đầu điều trị. Đối với viêm phổi nặng việc




chậm trễ khởi động kháng sinh > 8 giờ sẽ làm tăng nguy cơ tử vong và thời gian nằm viện.
Các chứng cứ bác sỹ lâm sàng thường dựa vào để quyết định loại kháng sinh theo kinh
nghiệm là: (1) loại viêm phổi cộng đồng, bệnh viện, hay liên quan chăm sóc y tế; (2) yếu tố
cơ địa của bệnh nhân: tuổi, bệnh đồng mắc và tình trạng suy giảm miễn dịch; (3) tiền sử dùng
kháng sinh trước đó; (4) biểu hiện lâm sàng đặc hiệu cho bệnh; (5) yếu tố dịch tễ như là mùa



dịch cúm, vùng dịch tể nhiễm phế cầu kháng macrolide .v.v.
Dựa vào các yếu tố trên, người ta đưa ra các hướng dẫn điều trị viêm phổi. Hướng dẫn thường
được nhắc đến nhiều nhất là khuyến cáo điều trị viêm phổi cộng đồng của IDSA/ATS 2007



(Bảng 9) và khuyến cáo điều trị viêm phổi bệnh viện của ATS 2005 (Bảng 10).
Một điều gây ngạc nhiên là nghiên cứu sau đó cho thấy việc điều trị viêm phổi theo hướng
dẫn lại mang đến kết cục xấu hơn, tử vong cao hơn là điều trị không tuân theo hướng dẫn.[6]

11

11




Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng, các hướng dẫn chủ yếu có tính chất tham khảo và đặc
biệt hướng dẫn khái niệm đánh giá viêm phổi và cơ sở chọn lựa kháng sinh ban đầu hơn là
văn bản qui phạm pháp luật bắt buộc bác sỹ thực hành lâm sàng tuân theo. Cách sử dụng
hướng dẫn điều trị kháng sinh viêm phổi hay nhất vẫn là áp dụng linh hoạt hướng dẫn phù

hợp với đặc điểm của địa phương bao gồm đặc điểm vi khuẩn tại chỗ, đặc điểm đề kháng



kháng sinh tại chỗ, và quan trọng hơn cả là đặc điểm đặc thù của từng bệnh nhân.
Chọn lựa kháng sinh phù hợp tác nhân gây bệnh: trong trường hợp có kết quả vi sinh một loại
vi khuẩn, hoặc tập hợp các yếu tố nguy cơ hướng đến một loại vi khuẩn cụ thể nào đó, lựa
chọn kháng sinh cần đảm bảo kháng sinh được chọn còn nhạy cảm với vi khuẩn. (Bảng 11)

Bảng 9: Lựa chọn kháng sinh ban đầu cho viêm phổi bệnh viện theo IDSA/ATS 2007
Điều trị ngoại trú
Bệnh nhân khỏe mạnh, không bệnh đồng mắc, • Macrolide – chứng cứ 1
không dùng kháng sinh trong 3 tháng trước
• Doxycyline – chứng cứ 3
Bệnh nhân có bệnh đồng mắc, đã dùng kháng • Fluoroquinolone hô hấp: moxifloxacine,
sinh trong 3 tháng trước
gemifloxacine, levofloxacine – chứng cứ 1
• Betalactam
(betalactam/betalactamase
inhibitors) + Macrolide – chứng cứ 1
Bệnh nhân nằm trong vùng nhiễm phế cầu • Doxycyline – chứng cứ 3
kháng thuốc macrolide mức cao (>25%) với
MIC ≥ 16 mcg/ml
Điều trị nội trú tại khoa hô hấp
Cho mọi bệnh nhân

12




Fluoroquinolone hô hấp: moxifloxacine,
gemifloxacine, levofloxacine – chứng cứ 1
12




Betalactam
(betalactam/betalactamase
inhibitors) + Macrolide – chứng cứ 1

Điều trị nội trú tại khoa ICU
Cho mọi bệnh nhân



Betalactam
(cefotaxime,
ceftriaxone,
ampicilline/sulbactam) + quinolone hô hấp
– chứng cứ 1
• Betalactam
(cefotaxime,
ceftriaxone,
ampicilline/sulbactam) + azitrhomycine –
chứng cứ 2

Bệnh nhân dị ứng PNC




Nghi nhiễm Pseudomonas aeruginosae



Không loại trừ được MRSA




Atreonam + quinolone hô hấp

Betalactam chống Pseudomonas / Phế cầu:
Piperacilline/tazobactam,
cefipime,
imipenem, meropenem + quinolone chống
Pseudomonas (ciprofloxacin, levofloxacin
liều 750 mg)
• Betalactam chống Pseudomonas / Phế cầu:
Piperacilline/tazobactam,
cefipime,
imipenem, meropenem + aminoglycoside +
azitrhomycine.
• Betalactam chống Pseudomonas / Phế cầu:
Piperacilline/tazobactam,
cefipime,
imipenem, meropenem + aminoglycoside +
quinolone chống phế cầu – chứng cứ 3.
Thêm Vancomycine
Thêm Linezolide – chứng cứ 3


Bảng 10: Lựa chọn kháng sinh ban đầu cho viêm phổi bệnh viện theo IDSA/ATS 2007
Viêm phổi bệnh viện khởi phát sớm / Không có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc
Không có nguy cơ nhiễm phế cầu kháng PNC






Moxifloxacin hay Levofloxacine 750 mg
Ceftriaxone
Ertapenem
Ampicilline / Sulbactam

Có nguy cơ nhiễm phế cầu kháng PNC



Moxifloxacin hay Levofloxacine 750 mg

Viêm phổi bệnh viện khởi phát muộn/ Có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc
Nguy cơ nhiễm K.pneumoniae tiết ESBL hoặc • Carbapenem + Ciprofloxacin 400 mg mỗi 8
Acinetobacter baumanii
giờ hoặc Levofloxacine 750 mg/ 24 giờ.
• Carbapenem + Aminoglycosides.
Nguy cơ nhiễm MRSA

13




Betalactam
chống
Pseudomonas
/
Carbapenem + Vancomycine/ Linezolide +
13


Ciprofloxacin 400mg x 3 cách 8 giờ/
Levofloxacin 750 mg trong ngày.
• Betalactam
chống
Pseudomonas
/
Carbapenem + Vancomycine/ Linezolide +
Aminoglycoside
Nguy cơ nhiễm Legionella

14

Betalactam
chống
Pseudomonas
/
Carbapenem + Vancomycine/ Linezolide +
Ciprofloxacin 400mg x 3 cách 8 giờ/
Levofloxacin 750 mg trong ngày.
• Betalactam

chống
Pseudomonas
/
Carbapenem + Vancomycine/ Linezolide +
Aminoglycoside + Azithromycine


14


Bảng 11: Lựa chọn kháng sinh theo tác nhân gây bệnh
Tác nhân

Cơ chế đề kháng kháng thuốc & Kháng sinh chọn lựa

Streptococcus
pneumonia






Thay đổi protein gắn PNC hơn là tiết Betalactamase
Betalactamase (Cefotaxime, Ceftriaxone, Cefepim),
Macrolide (Azithromycine), Fluoroquinolone hô hấp
Phối hợp điều trị betalactam + macrolide.

Haemophilus
influenza






20 – 50% tiết betalactamase, kháng Ampicillin
Cephalosporin, betalactam/betalactamase inhibitor
Azithromycin, Fluoroquinolone, Tetracycline, Telithromycin

Staphylococcus
aureus



Đối với MSSA: PNC kháng penicilinase (Oxacilline 8 – 12 g/ ngày) hoặc
Cephalosporin thế hệ 1.
Đối với MRSA: Tụ cầu kháng Vancomycin vẫn còn hiếm gặp nhưng MIC
của Vancomycin với tụ cầu đang tăng dần lên, nghiên cứu cho thấy MIC >
1 mcg/ml kết hợp với thất bại lâm sàng nhiều hơn. Đối với viêm phổi
cộng đồng do MRSA, điều trị Vancomycin đơn trị liệu kết hợp với tỷ lệ
thất bại lâm sàng cao, vì thuốc không ức chế được sản xuất ngoại độc tố
của vi khuẩn.
Linezolide có thề giúp cải thiện đáp ứng lâm sàng trên MRSA trong một
số trường hợp, tương tự với phối hợp Vancomycin + Clindamycin.
Đơn trị liệu Clidamycin là không phù hợp vì sẽ gây đề kháng thuốc nhanh
đặc biệt trong trường hợp viêm phổi áp xe hóa.
Các kháng sinh khác cũng còn nhạy với tụ cầu là Fluoroquinolone, TMPSMX và Aminoglucoside nhưng chúng là các kháng sinh không tin cậy
trong điều trị viêm phổi cộng đồng nặng do MRSA.








Klebsiella
pneumonia



Pseudomonas
aeruginosae



Acinetobacter
baumanii



15

Tiết men betalactamase loại 1 mã hóa trên nhiễm sắc thể (gây đề kháng
với cephalosporin thế hệ 3, cephamycins như là cefoxitin); tiết men
betalactamase phổ rộng (gây đề kháng cephalosporin thế hệ 3 và 4);
mang một số yếu tố quyết định gây đề kháng fluoroquinolone và
aminoglycosides.
• Carbapenems lựa chọn cho cả 2 trường hợp vi khuẩn tiết betalactamase
loại 1 mã hóa trên nhiễm sắc thể và betalactamase phổ rộng.
• Tuy nhiên để ngăn ngừa đề kháng kháng thuốc, đối với K.pneumoniae tiết

ESBL, nên điều trị hai kháng sinh: Betalactam - Ức chế betalactamse +
Aminoglycoside hoặc Carbapenem + Aminoglycosides.
Aminoglycoside + betalactam kháng pseudomonas. Aminoglycosides lựa
chọn nên là Amikacin. Các betalactam kháng pseudomonas theo thứ tự độ
mạnh chống pseudomonas giảm dần là Carbapenems (Imipenem,
Meropenem); Acylureidopenicilins (Piperacillin); Ceftazidim, Cefepim.
• Fluoroquinolone (đặc biệt ciprofloxacin) có hoạt tính chống Pseudomonas
nhưng tỷ lệ đề kháng cao vì thế không thể dùng để đơn trị liệu được.
Đối với Acinetobacter mắc phải cộng đồng: Amikacin, tobramycin,
ceftazidim, carbapenems và doxycyline có thể dùng.
• Đối với Acinetobacter mắc phải bệnh viện, hầu hết các betalactam và
15


aminoglycosides đều bị kháng. Cần phải điều trị với carbapenems,
sulbactam, colistin. Mặc dù vậy tỷ lệ kháng với các kháng sinh này cũng
đang gia tăng.
Vi khuẩn kỵ khí

Đề kháng thông qua cơ chế tiết betalactamase vì thế không thể dùng PNC
và Ampicilline để điều trị vi khuẩn kỵ khí.
• Kháng sinh khuyến cáo là betalactam/ ức chế betalactamase như là
Ampiciline/clavulanate, Ticarcilline/clavulanate, Ampicline/Sulbactam,
piperacilline/ tazobactam.
• Vì nhiễm vi khuẩn kỵ khí bao giờ cũng kèm nhiễm vi khuẩn ái khí nên
việc dùng đơn trị liệu metronidazol không được chỉ định.
• Đối với trường hợp nhẹ có thể dùng Clindamycin hoặc cephalosporin
chống vi khuẩn kỵ khí.



3


Điều chỉnh kháng sinh điều trị ban đầu:
Điều chỉnh kháng sinh điều trị ban đầu thường căn cứ trên kết quả cấy vi sinh có sau khi điều



trị kháng sinh.
Nguyên tắc điều trị kháng sinh ban đầu là sử dụng kháng sinh phổ rộng liều cao ngay từ ban



đầu, sau đó giảm xuống kháng sinh phổ hẹp tương ứng với kết quả cấy vi sinh đáng tin cậy.
Chuyển từ kháng sinh tiêm sang kháng sinh uống có thể thực hiện cho viêm phổi cộng đồng
khi lâm sàng ổn định và bệnh nhân có thể uống được, thông thường điều này xảy ra trong thời
gian ba ngày sau khi khởi động điều trị. Đối với viêm phổi bệnh viện điều này thường không
khả thi vì vi khuẩn gây viêm phổ bệnh viện thường đã kháng với kháng sinh đường uống và
rằng mức độ bệnh của viêm phổi bệnh viện thường nặng hơn và lúc đó kháng sinh đường

B
1


uống là không phù hợp với mức độ nặng của bệnh.
Sử dụng kháng sinh theo dược động lực học (pK/pD):
Các thông số liên quan pK/pD:
MIC: Minimal Inhibitory Concentration – Nồng độ ức chế tối thiểu, là nồng độ thấp nhất của




kháng sinh có thể ngăn cản được sự phát triển của vi khuẩn.
MPC 90: Nồng độ ngăn ngừa đột biến kháng thuốc, là nồng độ thấp nhất của kháng sinh có






thể ngăn ngừa được sự đột biến kháng thuốc của vi khuẩn.
Cmax: Nồng độ cao nhất của kháng sinh trong máu.
T max: Thời gian để kháng sinh đạt được nồng độ C max tính từ lúc tiêm kháng sinh
T > MIC: Thời gian nồng độ kháng sinh cao hơn MIC
AUC > MIC: diện tích dưới đường cong trên MIC, diện tích vùng nồng độ kháng sinh cao


+

hơn MIC.
Điểm gãy pK/pD: là ngưỡng mà kháng sinh có thể diệt được vi khuẩn.
Đối với nhóm kháng sinh phụ thuộc nồng độ, kháng sinh này sẽ tiêu diệt được vi khuẩn khi

+

Cmax > 10 MIC  Điểm gãy pK/pD là khi Cmax = 10 MIC.
Đối với nhóm kháng sinh phụ thuộc thời gian, kháng sinh sẽ tiêu diệt được vi khuẩn khi T>
MIC nhiều hơn 40% thời gian liều  Điểm gãy pK/pD là khi T>MIC = 40% thời gian liều.

16


16


+

Đối với nhóm kháng sinh vừa phụ thuộc nồng độ, vừa phù thuộc thời gian, khánh sinh sẽ tiêu
diệt được vi khuẩn khi AUC > MIC lớn hơn 25 hoặc 125 lần MIC. Ngưỡng này chính là điểm

2

gãy pK/pD của kháng sinh nhóm này.
Phân loại kháng sinh theo pK/pD:



Kháng sinh thuộc nhóm phụ thuộc nồng độ - Aminoglucoside, Polymicine (Colistin) – có



hiệu quả cao nhất khi dùng liều cao đường tiêm tĩnh mạch trực tiếp, 1 lần trong ngày.
Kháng sinh thuộc nhóm phụ thuộc thời gian – betalactam, tetracycline, oxazolindones – k có
hiệu quả cao nhất khi truyền tĩnh mạch kéo dài, thậm chí là truyền liên tục, tuy nhiên cẩn lưu



ý đến tính bền vững của kháng sinh sau khi hòa tan khi truyền kéo dài liên tục.
Kháng sinh thuộc nhóm phụ thược đồng thời nồng độ và thời gian – fluoroquinolones,

C
1




macrolides, ketolides, glycopeptides – sẽ có hiệu quả cao nhất khi truyền liều cao và kéo dài.
Phòng ngừa viêm phổi:
Viêm phổi mắc phải cộng đồng:
Tiêm ngừa cúm và phế cầu là biện pháp khuyên dùng để phòng ngừa viêm phổi cộng đồng.
Chỉ định tiêm ngừa cúm và phế cầu lần lượt được trình bày trong bảng 12 và 13.

Bảng 12: Chỉ định tiêm ngừa phế cầu:
Chỉ định

Tiêm nhắc

Tuổi > 65

Khi lần tiêm đầu tiên lúc < 65 tuổi, lần tiêm
nhắc sẽ thực hiện ≥ 5 năm sau lần tiêm đầu tiên
Khi lần tiêm đầu tiên sau 65 tuổi, không cần
tiêm nhắc

Tuổi từ 2 – 64 kèm theo: bệnh hồng cầu hình
liềm, cắt lách, tình trạng suy giảm miễn dịch
(nhiễm HIV, ung thư máu, lymphoma, đa u tủy,
ung thư lan tràn, suy thận mạn, hội chứng thận
hư, ghép cơ quan hoặc ghép tủy, dùng thuốc ức
chế miễn dịch)

Đối với người ≤ 10 tuổi, thực hiện tiêm nhắc ≥
3 năm sau lần tiêm trước.

Đối với người > 10 tuổi, thực hiện tiêm nhắc ≥
5 năm sau lần tiêm trước.

Tuổi từ 2 – 64 kèm theo: bệnh tim phổi mạn Không tiêm nhắc
(suy tim, bệnh cơ tim, COPD), đái tháo đường,
nghiện rượu, bệnh gan mạn, dò dịch não tủy.
Bảng 13: Chỉ định tiêm ngừa cúm:
Tuổi ≥ 50
Sống tại viện điều dưỡng

17

17


Bệnh tim phổi mạn tính (bao gồm cả hen suyễn)
Bệnh chuyển hóa mạn tính (bao gồm đái tháo đường), suy thận, bệnh hemoglobin.
Suy giảm miễn dịch (bao gồm điều trị ức chế miễn dịch và nhiễm HIV)
Người từ 6 tháng – 18 tuổi dùng aspirin kéo dài
Phụ nữ có thai sẽ trải qua mùa cúm vào tam cá nguyệt thứ 2 và 3
Nhân viên y tế, chủ yếu để tránh lây cúm cho bệnh nhân có nguy cơ cao
Người thường xuyên tiếp xúc người có nguy cơ cao (người nhà chăm sóc trực tiếp bệnh nhân)
2




Viêm phổi mắc phải bệnh viện, viêm phổi thở máy:
Rửa tay.
Đảm bảo kỹ thuật hút đàm vô khuẩn.

Nâng cao đầu giường, hút sạch dịch tồn đọng dưới nắp thanh môn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2

Saunders Elsevier. Murray and Nadel’s Textbook of respiratory medicine. 5th edition. Volume 1; 699 – 740.
American Thoracic Society Documents. Guidelines for the Management of Adults with Hospital-acquired,

3
4

Ventilator-associated, and Healthcare-associated Pneumonia. Am J Respir Crit Care Med 171 (4):388-416, 2005.
Menéndez R, Torres A et al. Thorax 2004; 59:960-5.
Cook DJ, et al. Incidence of and risk factors for ventilator associated pneumonia in critical ill patients. Ann

5

Intern Med 129: 433 – 440, 1998.
Fine MJ, Auble TE, Yealy DM, et al: A prediction rule to identify low-risk patients with community-acquired

6

pneumonia. N Engl J Med 336:243–250, 1997.
DH Kett et al. Lancet Inf Dis. 2011; 11:181-9

18

18




×