Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nêu và phân tích những phẩm chất cần thiết của nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.24 KB, 9 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
Nêu và phân tích những phẩm chất cần thiết của nhà báo viết về lĩnh vực Kinh
tế? ( Phân tích, nêu ví dụ thực tiễn tối đa 4 trang A4)

Giáo viên hướng dẫn: TS Đặng Đức Long
Họ và tên:
Lớp:


I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, với xu thế hội nhập và bùng nổ thông tin, báo chí
nói chung và báo chí kinh tế nói riêng đang ngày càng phát huy vai trò to lớn
của mình. Báo chí đã thâm nhập vào mọi góc cạnh của cuộc sống, không chỉ
dừng lại ở mức độ phản ánh mà còn đi sâu, phân tích, đánh giá và định hướng
dư luận xã hội. Đặc biệt, báo chí kinh tế với vai trò thâm nhập sâu vào đời sống
kinh tế của toàn dân, của các doanh nghiệp và là người bạn tin cậy của các
Doanh nhân, báo chí kinh tế đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong
đời sống xã hội.
Báo chí kinh tế đang ngày càng trở nên quan trọng hơn rất nhiều trong đời
sống thông tin. Thế nhưng, đội ngũ làm báo kinh tế giỏi lại vẫn còn nhiều hạn
chế trong làng báo nước nhà. Những nhà báo có được những phẩm chất “bút
sắc, lòng trong, mắt sáng” trong làm báo kinh tế đang trở nên ít đi, và dường
như khan hiếm.
Vì thế, nghiên cứu về những phẩm chất cần thiết của một nhà báo viết về
lĩnh vực kinh tế là một đề tài rất quan trọng và cần thiết cho báo chí mọi thời
đại. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nhìn chung vẫn chưa có một tài liệu
chính thống nào nghiên cứu về vấn đề này nên việc nghiên cứu này càng trở nên
cấp thiết hơn.
Bài nghiên cứu dưới dạng tiểu luận này của em là một bài nghiên cứu nhỏ
về vấn đề trên. Nó chắc chắn sẽ không bộc lộ được hết tất cả những gì liên quan


đến vấn đề đó, nhưng em hi vọng rằng nó sẽ cung cấp những phẩm chất cần
thiết quan trọng, đầu tiên cho những nhà báo kinh tế làm được trở thành nhà báo
chân chính, nhà báo giỏi. Kính mong thầy đọc và góp ý cho em để em có thể
hoàn thiện hơn trong các bài nghiên cứu sau.
Em xin chân thành cảm ơn!


II. PHẦN NỘI DUNG
Báo chí kinh tế là một lĩnh vực báo chí không còn mới mẻ trong làng báo
chí Việt Nam, nhưng so với báo chí chính trị, báo chí xã hội thì báo chí kinh tế
vấn mang màu sắc tươi mới. Ai cũng biết rằng, nói đến kinh tế là nói đến những
số liệu, con số, tiền tệ, ngân hàng, thuế… vì thế nó rất kho khan, khó viết. Nếu
nhà báo không có được những phẩm chất cần thiết của một nhà báo kinh tế thì
việc làm báo kinh tế sẽ không dễ dàng chút nào.
Là nhà báo, viết về lĩnh vực kinh tế, chắc chắn có lần bạn giật mình rằng:
Cùng đi một chuyến công tác, cùng tiếp cận một loạt đối tượng như nhau, mà
sao phóng viên A, phóng viên B về lại có bài “độc” đến thế, hay đến thế.
Nguyên nhân sâu xa là do nhà báo đó có nền vững chắc, khi phỏng vấn đã hình
thành được ngay, tóm lược những thông tin đắt. Và trong quá trình tác nghiệp đó
từ nhiều góc độ khác nhau, “bồi da đắp thịt” cho vấn đề đó. Điều đó tưởng
chừng như rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng trọng công tác làm bài cho
một vấn đề kinh tế, nó là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi nhà báo nói chung,
nhà báo kinh tế nói chung.
Với đặc thù là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển và bước đầu hội
nhập với nền kinh tế thế giới, những vấn đề về kinh tế trên các phương tiện
thông tin đại chúng hiện nay được dư luận rất quan tâm. Chính vì thế, đội ngũ
nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế ngày càng đông đảo. Tuy nhiên, việc khẳng định
được tên tuổi trên lĩnh vực này với nhà báo không hề đơn giản, mỗi nhà báo cần
phải có những phẩm chất nhất định cần thiết mới trở thành nhà báo kinh tế giỏi,
mới khẳng định được mình.

1. Nhà báo phải có lượng kiến thức nhất định về kinh tế
Để trở thành một phóng viên viết “được” về mảng kinh tế, phóng viên phải
hoàn thiện bằng những kiến thức làm báo nói chung và đặc biệt là những kiến
thức kinh tế nói riêng.
Xin không nói đến ở đây các kiến thức cơ bản nói chung để trở thành một
nhà báo mà chỉ đề cập đến vai trò của kiến thức kinh tế trong làm báo chí
chuyên ngành này.
Trước hết, việc nắm bắt được những kiến thức kinh tế từ cơ bản đến đào
sâu sẽ giúp cho các phóng viên kinh tế nhạy bén với thông tin, đề tài, sự kiện,
vấn đề kinh tế… hơn so với những người viết báo nắm kiến thức kinh tế lơ mơ.
Có kiến thức, ta sẽ dễ dàng có được những bài viết sâu sắc, có ý mới, phân tích
sác sảo, nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của vấn đề kinh tế vốn rất phức tạp
và liên quan đến cả các yếu tố chính trị - xã hội.
Ví dụ như một nhà báo nắm kiến thức kinh tế vững trong tay có thể thấy
được các quy luật kinh tế, thực tế nền kinh tế trong nước và mối liên quan đến
công tác xây dựng và quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Các bài viết của họ
không chỉ dừng ở bài viết kinh tế “một màu” mà có sự đan xen, tác động qua lại
giữa các yếu tố chính trị và xã hội. Bên cạnh đó, họ sẽ rất nhạy cảm với một vấn


đề kinh tế, một bí quyết cá nhân doanh nghiệp làm kinh tế thành công, một bước
chuyển đổi trong khâu lãnh đạo quản lý của Đảng và nhà nước có tác động tích
cực hoặc hạn chế đến thị trường để kịp thời có những bài viết mới, hấp dẫn và
có giá trị.
Một đặc trưng của tin bài kinh tế là yếu tố dự đoán và định hướng cũng phụ
thuộc rất nhiều vào trình độ của nhà báo. Kiến thức kinh tế vững vàng sẽ giúp
các nhà báo kinh tế đưa ra những nhận xét, phán đoán đúng đắn.
Ví dụ như một nhà báo phụ trách mảng chứng khoán hoặc chỉ đơn giản là viết
bài cho chuyên mục này thì điều kiện không thể thiếu là họ phải nắm tốt những kiến
thức nhất định trong chứng khoán như cổ phần, cổ phiếu, cổ đông, các chỉ số… Bên

cạnh đó, một phông nền kiến thức toàn diện về chính trị - xã hội đang từng ngày
từng giờ tác động lên kinh tế, làm thay đổi các chỉ số chứng khoán… là thật sự cần
thiết đối với các nhà báo kinh tế. Có được một hệ thống kiến thức như vậy, họ sẽ có
những bài phân tích đúng đắn nhất về bộ mặt thị trường chứng khoán giai đoạn đó,
cũng như đưa ra những phán đoán mang tầm ảnh hưởng tốt đến thị trường chứng
khoán. Chắc chắn bài viết ấy sẽ tác động tích cực đến bạn đọc, nhận được đón nhận
nồng nhiệt hơn và bài viết thực sự ý nghĩa khi có sức ảnh hưởng đối với xã hội.
Báo chí kinh tế đa phần phục vụ đối tượng độc giả là các chuyên gia, các nhà
kinh tế am hiểu chuyên sâu về đời sống kinh tế nên người làm báo kinh tế không
vững vàng kiến thức sẽ cho ra những bài viết kiểu như “ngô nghê” hay “múa rìu
qua mắt thợ”…
Các nhà kinh tế, chuyên gia sẽ rất thích thú với các bài viết khiến họ nhận thấy
những điều mới mẻ trong đó hoặc đánh trúng vào tâm lý của họ, vấn đề họ đang
quan tâm. Đó có thể là bài viết phân tích sâu sắc một yếu tố kinh tế, thị trường, một
cách làm kinh tế hiệu quả, một vài động thái tích cực của thị trường hoặc có khi chỉ
là những bài viết về cá nhân, doanh nghiệp làm kinh tế giỏi, thành công trong kinh
doanh… với một vài câu trúng tâm lý của đối tượng sẽ khiến họ cảm tình cả với
nhà báo và tờ báo. Ngược lại, những bài viết hời hợt, chỉ nói đến bề nổi của vấn đề
- cái mà ai cũng nhìn thấy chỉ nhằm tính chất thông báo thường ít giá trị với công
chúng, đặc biệt đối tượng là các nhà kinh tế, chuyên gia kinh tế. Ngôn ngữ báo chí
kinh tế không nên quá giảng giải, hô khẩu hiệu mà cần sự sắc lẻm, chính xác tuyệt
đối.
Báo chí kinh tế bên cạnh việc phục vụ đối tượng số đông nói trên, còn có
những tác động không nhỏ đến đời sống xã hội, những người dân lao động, sản
xuất bình thường. Họ thường không có đủ kiến thức để thẩm định thông tin nên đa
phần nhất nhất tin theo những gì báo chí đưa, đi theo hướng các nhà báo kinh tế đã
vạch. Là người đại diện cho nhân dân phát biểu, các nhà báo hơn ai hết cần có
những kiến thức kinh tế trong mảnh mình theo dõi hoặc trong từng đề tài mình làm.
Có kiến thức, nhà báo mới có khả năng kiểm định mức độ chính xác, tin cậy của
thông tin, định hướng tốt nhất cho độc giả, cho nền kinh tế, thị trường trong bài viết

của mình…
Một ví dụ rất hay thấy trên báo chí hiện đại ngày nay là các bài viết không có
căn cứ, thiếu chính xác được đặt tít to đùng trên trang nhất báo in, tin nổi bật trên


báo mạng… cho đến khi được xác nhận lại thì đăng cải chính, bài viết lại nhỏ gọn ở
một góc của trang sau, hay vài dòng ngắn ngủi trên báo mạng, có khi không có.
Ầm ĩ nhất có thể kể đến các bài báo có chủ đề như: Ăn ¼ trái bưởi/ ngày làm
tăng nguy cơ ( 30% ) gây ung thư vú ở phụ nữ lớn tuổi (tiền mãn kinh) khoảng
tháng 7/2007. Thông tin gây sốc ấy nhanh chóng lan truyền trong xã hội khiến cho
người nông dân thất thu vì không bán được bưởi, ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu
dùng vì không ai dám ăn. Cho đến khi được xác minh rõ ràng thì những bài báo đầu
tiên viết về việc này lại xuất phát từ việc dịch một số bài báo của BBC News và
Daily Mail của Anh. Việc truyền đạt thông tin không rõ ràng đã khiến cho quá
nhiều người dân lao động Việt Nam gặp phải khốn đốn. Báo chí đưa tin, công
chúng nói chung là đối tượng đầu tiên nghe và tin, bởi họ trực tiếp chịu những ảnh
hưởng, tác động của thị trường, những biến đổi của nền kinh tế. Bởi vậy, các nhà
làm báo kinh tế cần phải có đủ kiến thức, năng lực để có những bài viết chất lượng,
mang lại ảnh hưởng tích cực cho xã hội.
2. Nắm bắt rõ thông tin thời sự về kinh tế nói chung, đặc biệt là lĩnh vực
mình theo dõi
Phải nắm bản chất và thường xuyên cập nhật thông tin về lĩnh vực mà mình
theo dõi, nếu không bám sát sự kiện, theo dõi sự kiện, các yếu tố thị trường,
thông tin từ thị trường toàn cầu, phóng viên sẽ bị “cũ”, lạc hậu và sai lệch khi
viết bài. Trong đó có thông tin và hoạt động trong từng lĩnh vực: ví dụ hiện có
bao nhiêu ngân hàng, hoạt động ra sao? Triển vọng sắp tới như thế nào? Một ví
dụ rõ nét nữa là khi viết về chứng khoán, ngoài kiến thức nền người viết phải
nắm được chỉ số giao dịch, các biến động về chứng khoán trong ngày. Tất yếu
bài viết phải lý giải được đằng sau biến động ấy là “cái gì đang xảy ra?”, “Nó sẽ
tác động đến thị trường chứng khoán như thế nào” và liệu ta có thể “dự báo” cho

những ngày tới. Hoặc viết về Bất động sản, người viết không chỉ phải nắm vững
luật mà còn phải cập nhật, có các nguồn tin mới và nóng để viết.
Bên cạnh đó là thông tin cá nhân về các chuyên gia, đối tác liên quan đến
vấn đề mình phụ trách. Khi hiểu về họ, về thân nhân, sở thích của họ nhà báo
kinh tế sẽ dễ dàng tạo mối thiện cảm, thân cận gần gũi với họ và việc khai thác
thông tin sẽ dễ dàng thuận lợi hơn. Cập nhật thông tin không chỉ từ phía thị
trường mà phóng viên kinh tế phải có thêm các thông tin từ đối tác, từ người cần
phỏng vấn hiểu thêm về sở trường của họ cũng có nghĩa là phóng viên sẽ có thể
tiếp cận sâu hơn, bài bản hơn để từ đó có những sản phẩm tốt hơn.
Lượng thông tin nhà báo nắm được, sẽ quyết định đến chất lượng tác phẩm,
nhà báo kinh tế có thể làm giàu kiến thức và cập nhật thông tin tốt bằng cách kết
thân với các chuyên gia am hiểu lĩnh vực mình theo dõi. Phải kết thân với các
đồng nghiệp, các nhà báo kinh tế ở các báo đài khác trên trung ương và ở các địa
phương. Thường xuyên đọc sách vở, báo chí và cập nhật trên mạng internet.
Trong thời đại hội nhập sâu rộng như hiện nay, nhà báo kinh tế cũng cần phải
tham khảo, nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực mình phụ trách
của một số nước để đối chiếu, so sánh, rút ra quy luật hoặc đưa ra những dự
đoán, cảnh báo kịp thời. Ví dụ một loạt hang ô tô lớn của thế giới phá sản;


đương nhiên khi viết về hoạt động của thị trường ô tô trong nước, nhà báo kinh
tế không thể “cắt khúc” riêng biệt thị trường này, bởi thị trường ô tô trong nước
sẽ bị tác động không ít thì nhiều.
Làng báo không phải ngẫu nhiên mà có dư luận làm nhà báo kinh tế dễ
giàu. Tôi xin nhấn mạnh, dễ giàu khi làm liều, khi không vững vàng, nhà báo
kinh tế dễ bị “tiền đè chết”., bị các doanh nghiệp lợi dụng viết bài lăng xê thái
quá khi chuẩn bị lên thị trường chứng khoán, khi thôn tính lẫn nhau. Một số hiệp
hội (như hiệp hội thép), trong một số trường hợp đã vận động được nhà báo
“khóc hộ” khó khăn để giảm thuế nhập khẩu…
3. Có mạng lưới quan hệ mật thiết với các VIP

Phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với các chuyên gia kinh tế, các Vip
kinh tế, các bộ ngành và các đồng nghiệp làm báo khác.
Tất nhiên, xây dựng mối quan hệ ở đây không phải là cầu cạnh, xin xỏ hay
nhờ vả, mà kết than ở đây cần hiểu theo tinh thần xây dựng kết thân với họ, cần
dựa trên các mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng và giúp đở lần nhau. Trong mảng
quốc tế, thì yếu tố xây dựng quan hệ cũng không kém phần quan trọng o với
mảng kinh tế. Tại các cuộc họp, hội nghị, nhóm tư vấn, các nhà tài trợ cho Việt
nam, nếu không quen và thân họ (đặc biệt là các chuyên gia, các nhà tài trợ nước
ngoài như EC, ADB, WB..) sẽ rất khó khi tiếp cận họ và để phỏng vấn họ những
vấn đề mà mình mong muốn. Tôi cũng chia sẽ quan điểm là sự kết thân này phải
dựa trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng, muốn vậy thì phóng viên phải chứng tỏ
được năng lực của mình trong quá trình theo dõi ngành. Như phần trên tối đã đề
cập không thể đến gặp ông Lê Đăng Doanh, bà Phạm Chi Lan, ông Trần Thiên
Kim, ông Kung Paul Man hay Tom Cannon… với một “cái đầu rỗng”. Tất yếu,
để trở thành một PV kinh tế giỏi, người phóng viên phải tự trau dồi cọ xát, thể
hiện mình bằng sản phẩm để xin gặp các VIP. Họ không chỉ trả lời phỏng vấn,
mà họ sẽ chí sẽ với mình những điều họ nghĩ. Tôi xin nhấn mạnh đặc biệt vào
cụm từ “chia sẽ những điều họ nghia”, và đây sẽ là yếu tố khai thác viết bài sâu
hơn.
Các nhà báo kinh tế thường ngầm “xếp hạng” nhau bằng cách đo đếm mối
quan hệ của nhà báo đó với các VIP và các đại gia. Những thông tin đầu nguồn
(các văn bản, chính sách, quyết sách, quyết định mới), những thông tin kịp thời
về những định hướng mới, hiện tượng mới mà nhà báo có được đều hầu hết do
các quan chức và chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế hoặc các nhà lãnh đọa cung
cấp.
4. Có niềm đam mê hiểu biết và bản lĩnh của một người làm nghề
Nhược điểm phổ biến nhất của một bài viết tồi là phóng viên không hiểu rõ
lắm những gì mình đang đưa tin. Vì thế, mỗi phóng viên phải có trong mình
niềm đam mê khám phá, tìm hiểu sự kiện, hiện tượng. Một trong những cách để
hiểu được vấn đề là kể lại với một ai đó về sự việc. Lý tưởng nhất là kể với

người biên tập của bạn. Người biên tập này sẽ đưa ra các câu hỏi để giúp đánh
giá xem liệu bạn có thể viết bài về sự việc này không và nếu có thì đây sẽ là bài


viết như thế nào. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều.
Nếu bạn không đủ may mắn để được làm việc với một biên tập viên xuất sắc, thì
hãy tự mình làm điều đó. Hãy tưởng tượng bạn kể lại sự việc này với một người
bạn hay với ai đó trong gia đình, những người không quan tâm đến hoặc không
dính líu tới tài chính hoặc kinh doanh. Tuy nhiên không nên thổi phồng sự việc
lên để thu hút sự chú ý nếu như thật tình sự việc không hay đến mức ấy.
Một yếu tố nữa không thể thiếu trong báo chí kinh tế là khả năng tích lũy
hiểu biết của mình để thuyết phục công chúng, khơi dậy sự ủng hộ, tán thành
trong dân chúng cũng như giải đáp những thắc mắc của dân. Nếu phông kiến
thức của người làm báo kinh tế hạn chế thì làm sao bài viết của họ thuyết phục
được độc giả, giải đáp được những thắc mắc trong dân chúng trước một vấn đề
kinh tế và làm sao họ có thể định hướng để cho độc giả đi theo ủng hộ. Ví dụ
như việc giá xăng dầu của Việt Nam liên tiếp tăng trong thời gian qua trong khi
giá xăng dầu thế giới chỉ ở mức trung bình khiến rất nhiều người tiêu dùng bất
bình còn doanh nghiệp kinh doanh vẫn liên tục kêu lỗ. Điều đặt ra đối với các
nhà báo là việc phải nghiên cứu thị trường, bản chất nền kinh tế, những nguyên
nhân gốc rễ dẫn đến giá cả tăng, phân tích những mặt được và chưa được khi giá
tiếp tục leo thang cũng như lợi ích chính đáng của cả hai phía… Bài viết có
được những yếu tố ấy sẽ lôi kéo được sự đồng tình của nhân dân, giải đáp được
những vướng mắc lâu nay họ chỉ biết ngán ngẩm kêu với nhau, làm rõ chức
năng của nhà nước trong điều tiết giá cả và lợi ích của nhân dân… Thử hỏi nếu
không có kiến thức, nhà báo lấy đâu làm căn bản để suy xét và làm rõ vấn đề
này một cách hợp lòng dân nhất.
Song song với niềm đam mê hiểu biết, trong mỗi nhà báo không thể thiếu
bản lĩnh của một người làm nghề. Bản lĩnh là động lực giúp các nhà báo tìm
hiểu đến cùng để đưa ra chân tướng của mỗi một sự việc, sự kiện phục vụ lợi ích

và nhu cầu của công chúng. Bản lĩnh cũng là cái quan trọng nhất giúp nhà báo
giữ được mình qua bao nhiêu cám dỗ trong cuộc sống, thoát khỏi cám dỗ của
đồng tiền và trở thành một nhà báo chân chính, “bút sắc, lòng trong, mắt sáng”.
Trong thời gian qua đã có một số nhà báo Việt Nam “đức không trong,
tâm không sáng” đã quên mất vị trí ngòi bú cách mạng của mình, họ cũng quên
mất trách nhiệm khách quan, tôn trọng sự thật của nhà báo, tự cho phép mình
uốn cong ngòi bút. Họ đã dựa vào mặt trái của nền kinh tế thị trường để làm việc
sai trái, trở thành người cầm bút thiếu nhân cách, vào hùa với thế lực xấu để
biến trắng thành đen, biến phải thành trái, làm đảo lộn sự thật, làm hoang mang
dư luận và đặc biệt những bài viết không trung thực của họ đã làm tấm bình
phong che chắn bằng công luận hết sức hữu hiệu cho hàng loạt những hành vi
sai trái, tội lỗi. Những nhà báo ấy đã không có đủ phẩm chất để trở thành nhà
báo kinh tế và cuối cùng đều phải chịu trả giá đắt.
5. Biết tiếng Anh và sử dụng thành thạo Internet
Trong thời kỳ hội nhập và bùng nổ thông tin hiện nay, tiếng Anh và
Internet là những công cụ quan trọng để giúp cho các nhà báo kinh tế có thể dễ
dàng tiếp cận thông tin, dễ dàng tìm kiếm tài liệu và dễ dàng hành nghề. Không


có tiếng Anh và không thành thạo Internet thì phóng viên kinh tế dù có giỏi các
lĩnh vực kinh tế đến đâu cũng không thể làm được những bài báo tốt, không thể
hiểu được hết trong lĩnh vực kinh tế.
Sở dĩ, tiếng Anh quan trọng đối với mỗi nhà báo kinh tế là bởi vì rất nhiều
lý do. Một đặc điểm nổi bật của lĩnh vực kinh tế là hiện nay, khi xã hội càng
hiện đại và mở cửa hội nhập thì việc sử dụng tiếng anh để làm tên gọi cho các
khái niệm kinh tế đang dần trở nên phổ biến. Bạn không biết tiếng anh thì bạn
không thể hiểu được thế nào là Vn index, WB, GDP, … hay cũng không thể biết
được FDI, ODA, FTA… là gì.
Và hơn nữa, trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế hội nhập
hiện nay, phóng viên kinh tế muốn có được những bài viết hay, bài viết sâu sắc

cần phải thường xuyên trao đổi ý kiến với những chuyên gia kinh tế. Các chuyên
gia kinh tế không phải thuẩn nhất chỉ là người Việt Nam mà còn có rất nhiều
người nước ngoài, bạn cần phải biết tiếng Anh thì mới có thể giao tiếp, trao đổi
và lắng nghe ý kiến của họ.
Ngoài tiếng Anh, Internet cũng là một phương tiện hữu hiệu giúp nhà báo
thuận lợi hơn trong việc làm bài. Công cụ tìm kiếm trên Internet là một kho dữ
liệu khổng lồ mà bất cứ cái gì bạn cũng có thể thông qua Internet để tìm hiểu.
Tất nhiên cần phải có việc trao đổi thực tế mới khẳng định được vấn đề nhưng
sự tìm hiểu bước đầu qua Internet sẽ cung cấp cho các nhà báo kinh tế những
hiểu biết nhất định.
Hiện nay, trong thời buổi bùng nổ thông tin, nhà báo không thể cứ ghi ghi,
chép chép bằng tay mà phải thực hiện bài vở bằng các thao tác trên máy tính
mới có thể bắt kịp được nhịp độ phát triển nhanh chóng của cuộc sống. Mỗi
phóng viên nói chung và phóng viên kinh tế nói riêng, cần phải biết sử dụng
mạng Internet và máy vi tính để hiện đại chính mình, mới xử lý được lượng
công việc “đồ sộ” hàng ngày trong cuộc sống hiện đại.


III. PHẦN KẾT LUẬN
Nghề báo là nghề đòi hỏi phải đi nhiều, đặc biệt là làm báo kinh tế. Những
chuyến đi ấy cũng giống như những cuộc lữ hành nhiều mệt mỏi nhưng cũng
lắm thú vị, không ít gian nan nguy hiểm nhưng cũng nhiều niềm vui và nhất là
được tiếp xúc, được hiểu biết để phản ánh một cách chính xác, trung thực, kịp
thời về những cái mới nảy sinh. Đó là hạnh phúc của nghiệp cầm bút, là niềm
đam mê của những người làm báo tâm huyết. Trong thời kỳ công nghiệp hóahiện đại hóa và thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tâm huyết của mỗi
nhà báo không chỉ thúc đẩy mỗi nhà báo hoàn thiện mình hơn nữa để đáp ứng
được những yêu cầu của lĩnh vực kinh tế đặt ra.
Với những gì đã trình bày ở trên, hi vọng sẽ đóng góp một phần nào đó vào
trong công trình nghiên cứu đầy đủ của những nhà nghiên cứu báo chí nói chung
và các nhà báo kinh tế nói riêng. Cũng với bài tiểu luận này, em hi vọng sẽ giúp

cho những người tìm hiểu về những phẩm chất của các nhà báo kinh tế có được
sự hiểu biết bước đầu về những gì mình cần phải làm, cần phải rèn luyện, để từ
đó thúc đẩy trong họ niềm đam mê phát huy tài năng của một nhà báo chân
chính theo đúng nghĩa.
Chắc chắn rằng bài tiểu luận này sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Vì thế, kính
mong các thầy đọc và cho ý kiến đóng góp để những bài tiểu luận sau, em có thể
hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



×