Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Phân tích HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, xây mới và sữa CHỮA NHÀ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.22 KB, 68 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả của quá trình thực tập và nghiên cứu của riêng
tôi, dưới sự hướng dẫn của Th.S Lê Phúc Minh Chuyên. Ngoại trừ những nội dung đã
được tham khảo có kèm theo nguồn trích dẫn, báo cáo này không bao gồm một phần
hoặc toàn bộ nội dung của bất kì một công trình nào đã được công bố để nhận một văn
bằng hay học vị ở bất kì một cơ sở đào tạo nào khác. Các số liệu trong báo cáo là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Chữ ký sinh viên


MỤC LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
----------------------------

TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

CV

Cho vay

DS

Doanh số


DSCV

Doanh số cho vay

DV

Dịch vụ

DSTN

Doanh số thu nợ

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

TS

Tài sản

CB-CNV


Cán bộ công nhân viên


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
---------------------------STT

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2.1

Tình hình huy động vốn giai đoạn 2012-2014

25

Bảng 2.2

Tình hình cho vay của VPBank Hàm Nghi giai đoạn 2012-2014
Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Việt Nam Thịnh

27

Bảng 2.3

30

Vượng – CN Đà Nẵng – PGD Hàm Nghi giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.4


Tình hình hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở

40

Bảng 2.5

trong hoạt động cho vay chung giai đoạn 2012-2014
Tình hình hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở

45

Bảng 2.6

theo mục đíc sử dụng vốn giai đoạn 2012-2014
Tình hình hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở

48

Bảng 2.7

theo thời hạn vay giai đoạn 2012-2014
Tình hình hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở

51

theo hình thức đảm bảo tiền vay giai đoạn 2012-2014


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống của người
dân. Đời sống của người dân được nâng cao kéo theo nhu cầu ngày càng cao hơn. Đà
Nẵng củng không phải là ngoại lệ, đó là một trong những thành phố đang trên đà phát
triển với dân số đông, mức sống của họ càng ngày càng được nâng cao hơn và đồng
thời, củng do tác động của các chính sách xây dựng và phát triển nhiều khu vực đông
dân cư sinh sống đã và đang bị giải tỏa, quy hoạch nhằm mục đích xây dựng cơ sở hạ
tầng cho thành phố, làm cho nhu cầu nhà ở ngày càng trở nên cấp thiết.
Trong thời đại CNH – HĐH như hiện nay, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt
động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển.. Đáp ứng
lòng mong mỏi của người dân, các ngân hàng đã phát triển hoạt động cho vay mua, xây
mới và sửa chữa nhà , một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác
giúp đỡ cho các cá nhân có được một ngôi nhà khang trang và ổn định. Xuất phát từ
những vấn đề trên cùng với mong muốn được tìm hiểu về tình hình hoạt động cho vay
vay mua, xây mới và sửa chữa nhà tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi
nhánh Đà Nẵng – PGD Hàm Nghi trong 3 năm vừa qua và qua đó đưa ra các biện pháp
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cũng như hoạt động kinh doanh
trong tương lai nên em chọn đề tài : “ Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới
và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng –
Phòng Giao Dịch Hàm Nghi giai đoạn 2012-2014”
2. Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu đề tài này là phân tích tình hình của hoạt động cho vay mua,
xây mới và sửa chữa nhà ở tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đà Nẵng
– Phòng Giao Dịch Hàm Nghi để đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phân tích hoạt động cho vay mua, xây mới và sửa
chữa nhà ở tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đà Nẵng – Phòng Giao

Dịch Hàm Nghi phạm vi: Từ năm 2012 – 2014
4. Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích các mục tiêu trên em đã vận dụng những kiến thức đã học ở trường
cùng với việc thu thập thông tin trên internet và những số liệu, tài liệu được thu thập
trực tiếp tại ngân hàng. Trên cơ sở đó, dùng phương pháp so sánh để thấy được hiệu
quả hoạt động cho vay mua, xây mới và sửa chữa nhà của ngân hàng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Ngoài những phân tích và đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng (2012-2014), đề
tài sẽ đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay cũng như đạt được lợi nhuận
ổn định từ việc cho vay mua, xây mới và sửa chữa nhà trong tương lai, mọi người sẽ
biết đến Ngân hàng nhiều hơn tạo điều kiện mở rộng mạng lưới của Ngân hàng nhờ đó
ngày càng phát triển và đa dạng hơn.


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ
SỮA CHỮA NHÀ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm cho vay
Cho vay của ngân hàng là một trong những hình thức tín dụng ngân hàng, theo
đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong
một thời hạn nhất định theo thỏa thuận hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn.
1.1.2 . Đặc điểm
Ngân hàng đáp ứng cho tất cả các khách hàng sử dụng vốn nhưng khách hàng
phải đáp ứng được các điều kiện của Ngân hàng đặt ra.
Quy mô của các hợp đồng cho vay từ nhỏ đến lớn, với nhu cầu vay nhỏ đến các
dự án lớn mức rủi ro cao hay thấp, mức thu hồi vốn như thế nào, tài sản thế chấp và uy
tín của khách hàng ra sao sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất ngân hàng quy định cụ thể.

Ngoài ra với thời gian sử dụng vốn khác nhau thì lãi suất cũng sẽ khác nhau.
1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay của NHTM
- Đối với ngân hàng
Cho vay là hoạt động chính của Ngân hàng, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận
cho Ngân hàng.
Cho vay của Ngân hàng lớn mà mức dư nợ thấp chứng tỏ Ngân hàng làm ăn có
hiệu quả, uy tín của Ngân hàng rất lớn. Cho vay của Ngân hàng càng ngày chứng tỏ
nhiều người đã biết đến Ngân hàng.Như vậy vấn đề huy động vốn hoặc huy động các
nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi vào Ngân hàng nhiều hơn. Từ đó tạo điều kiện
mở rộng mạng lưới của Ngân hàng nhờ đó ngày càng phát triển và sẽ càng ngày càng
đa dạng hóa các hình thức cho vay từ đó mà nâng cao thu nhập cho Ngân hàng.
- Đối với khách hàng
Nhờ có Ngân hàng cho vay mà khách hàng sẽ có thể thực hiện được những dự
định, dự án của mình. Do vậy mang lại lợi nhuận cho khách hàng hay giải quyết được
các vấn đề mà khách hàng gặp phải trong vấn đề đột xuất, cấp bách.
Tuy vậy khách hàng cần phải tính toán đến khả năng chi trả để việc chi tiêu sẽ
hợp lý.
- Đối với nền kinh tế


Cho vay của Ngân hàng sẽ làm cho khách hàng thực hiện được các dự án của
mình, như vậy rất tốt trong việc thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tạo thêm
công ăn việc làm cho xã hội tạo khả năng lưu thông vốn nhanh, từ đó thúc đẩy nền
kinh tế phát triển và tăng trưởng.
1.1.4. Nguyên tắc cho vay
- Vay vốn phải có mục đích và đảm bảo sử dụng đúng mục đích
Giúp ngân hàng quản lý và giảm thiểu được rủi ro cho vay.Ngân hàng cho vay
để giúp các khách hàng giải quyết nhu cầu thiếu vốn của mình trong quá trình kinh
doanh, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng không thể cho vay để thực
hiện những hoạt động kinh doanh trái phép và không đúng chức năng. Ngân hàng có

quyền ngưng cho vay và thu hồi khoản vay nếu khách hàng vi phạm nguyên tắc cho
vay này
- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, do đó vốn vay phải được quay về
ngân hàng với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Vì vây, người đi vay phải hoàn trả cả gố
và khoản lãi do sử dụng nguồn vốn trên, và ngân hàng mới đảm bảo khả năng thanh
toán và hoạt động có lãi
- Vay vốn phải có đảm bảo
Nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh, khi khách
hàng không có khả năng trả nợ thì tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai của ngân
hàng. Các tài sản dùng làm đảm bảo là sở hữu hợp pháp của bên đi vay, có giá trị và
giá trị sử dụng, được thị trường chấp nhận.
1.1.5. Phân loại cho vay
 Dựa vào mục đích sử dụng vốn vay

- Cho vay bất động sản: là loại tiền vay liên quan đến hoạt động mua sắm, xây
dựng nhà ở, đất đai hay bất dộng sản
- Cho vay sản xuất công nghiệp: là loại cho vay đối với các tổ chức kinh tế nhằm
bổ sung vốn lưu động hay đầu tư sản xuất
- Cho vay kinh doanh thương mại và dịch vụ: là loại hình cho vay để bổ sung vốn
lưu động trong quá trình kinh doanh thương mại dịch vụ
- Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá
nhân như mua sắm vật dụng gia đình, y tế, du học…


- Cho vay nông nghiệp: là loại hình cho vay để trang trải các chi phí sản xuất trong
nông nghiệp như phân bón, giống cây trồng, thức ăn gia súc…
 Dựa vào thời hạn cho vay:

- Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay nhằm bổ sung vốn lưu động của tổ chức

kinh tế hay nhu cầu chi tiêu cá nhân ngắn hạn mà thời hạn vay dưới 1 năm
- Cho vay trung hạn: là loại hình cho vay có thời hạn vay từ 1 đến 5 năm. Mục
đích của khoản vay này là đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng kinh doanh, xây dựng
những dự án kinh doanh mới có quy mô nhỏ…
- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của khoản vay
này là tài trợ đầu tư vào các dự án
 Dựa vào tính chất đảm bảo:

- Cho vay có đảm bảo tài sản: theo hình thức này một khoản vay pahir có tài sản
thế chấp, cầm cố hoặc bão lãnh tài sản bên thứ 3 tài sản hình thành từ vốn vay, có thể
giúp cho ngân hàng có nguồn thu nợ dự phòng, ngoài nguồn thu nợ chính thức theo
thỏa thuận
- Cho vay có đảm bảo không bằng tài sản( tín chấp): cho vay đảm bảo bằng uy tín,
năng lực và triển vọng tài chính.
 Dựa vào phương thức cho vay:

- Cho vay theo món vay: là hình thức cho vay phát sinh theo từng nhu cầu của
khách hàng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là hình thức cho vay mà khách hàng có thể vay
trong một lần, nhưng được rút và hoàn trả nhiều lần trong một giới hạn do ngân hàng
quy định, với thời hạn không quá một năm. Nếu hết thời hạn này, khách hàng có thể
vay một hạn mức khác tùy theo uy tín và quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng
- Thấu chi : là hình thức cho vay gắn liền với việc sử dụng tài khoản tiền gửi vãng
lai của khách hàng thông qua việc sử dụng quá số dư trên tài khoản trong một hạn mức
cho phép, với thời hạn và phí sử dụng do ngân hàng quy định
 Dựa vào phương pháp hoàn trả:

- Cho vay trả góp: là loại hình cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi
theo định kì. Loại hình cho vay này chủ yếu được áp dụng trong vay bất động sản, nhà
ở, cho vay tiêu dùng, cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ, cho vay trang thiết

bị kỉ thuật trong nông nghiệp. Thông thường có 4 phương pháp trả góp sau đây:
+ Phương pháp cộng thêm


+ Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi tính theo số dư vào cuối mỗi
định kì
+ Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi tính trên mức hoàn trả của vốn
gốc
+ Phương pháp trả vốn gốc và lãi trả bằn nhau trong tất cả các định kì (phương
pháp hiện giá )
- Cho vay phi trả góp: là loại cho vay được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa
thuận
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu
 Căn cứ vào xuất xứ tín dụng:

- Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời
người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
- Cho vay gián tiếp: là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các chứng từ
nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán
1.2. Khái quát về hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở của
ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở
Cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở là hoạt động cho vay, trong đó
khách hàng sử dụng tiền vay để mua, xấy mới và sửa chữa nhà ở hoặc căn hộ nhằm
mục đích sử dụng của khách hàng
1.2.2. Đặc điểm của cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở
- Nhu cầu vay phụ thuộc vào nhiều chu kì kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển
thịnh vượng, đời sống người dân nâng cao, thu nhập tăng thì nhu cầu củng tăng theo
- Khách hàng vay là khách hàng cá nhân nên việc chứng minh năng lực tài chính
là khó bởi vì họ dễ dàng giấu kín những thông tin cá nhân đáng ra phải trình bày hơn là

doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp thì có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh để chứng minh nguồn thu nhập và chỉ tiêu của mình, còn cá nhân chủ yếu dựa
vào tiền lương và suy đoán chứ không có bằng chứng rõ ràng
- Nhu cầu vay phụ thuộc vào trình độ học vấn và thu nhập. Những cá nhân có
thu nhập và khá đồng đều thì thường có nhu cầu vay vì họ có khả năng trả được nợ
- Là lĩnh vực cho vay có độ rủi ro cao bởi thời hạn vay dài, nguồn trả nợ của
người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài
năng, sức khỏe...của người vay. Nếu cá nhân đó chết, đau ốm hoặc mất việc làm thì


ngân hàng sẽ rất khó để thu hồi được nợ. Do đó ngân hàng yêu cấu lãi suất cao và yêu
cầu cá nhân phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản đã
mua...
- Tư cách, phẩm chất của người vay rất khó xác định, chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm, đánh giá, cảm nhận của cán bộ cho vay. Đây là nhân tố quan trọng quyết định
đến sự hoàn trả của khoản vay
1.2.3. Sự cần thiết của hoạt động cho vay mua, xây mới và sửa chữa nhà ở
1.2.3.1. Đối với khách hàng
Nếu như trước kia, để làm được một căn nhà thì người dân phải lao động, tiết
kiệm chục năm, hoặc phải đi vay mượn thông qua mối quan hệ họ hàng, người quen
biết...Vì vậy để có được một căn nhà mới thuộc sở hữu của mình thì cá nhân phải trải
qua một thời gian sống khổ sở trong những căn nhà tạm bợ hay những căn nhà thuê
chất lượng thấp. Sản phẩm cho vay về nhà ở ra đời giúp những người có nhu cầu
nhưng chưa đủ khả năng một giải pháp có thể sở hữu trước một căn nhà như mong
muốn
1.2.3.2. Đối với ngân hàng
Hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở là một hình thức cho
vay tiêu dùng góp phần đa dạng hóa hoạt động cho vay, phân tán rủi ro và tăng thêm
thu nhập. Sản phẩm cho vay về nhà ở ra đời góp phần khuyến khích tiêu dùng trong xã
hội. Nó góp phần đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, thông qua

hoạt động cho vay mùa nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở thì các ngân hàng có điều kiện
thiết lập mối quan hệ mật thiết với cá nhân cũng như các doanh nghiệp, tạo thuận lợi
mở rộng thị phần, phát triển dịch vụ ngân hàng và khả năng huy động vốn, tiền gửi dân

1.2.3.3. Đối với xã hội
Bằng nghiệp vụ cho vay về nhà ở của các ngân hàng sẽ góp phần không nhỏ
vào nhu cầu nhà ở của người dân. Không những giúp họ ổn định cuộc sống định cư, an
tâm làm việc mà còn cải thiện và nâng cao mức sống của người dân. Từ chỗ sinh sống
trong những ngôi nhà đã xuống cấp, hoặc không có nhà ở thì thông qua hoạt động cho
vay về nhà ở sẽ có nhiều hộ gia đình được sống trong những căn hộ khang trang và đầy
đủ tiện nghi. Cuộc sống của người dân được nâng cao củng đã góp phần làm cho xã hội
ngày càng giàu mạnh, làm cho bộ mặt xã hội thay đổi và đẹp hơn hẳn


Bên cạnh lợi ích mang lại cho xã hội thì hoạt động cho vay này sẽ góp phần
thúc đẩy kinh tế phát triển, khi vay đã làm cho nguồn vốn lưu thông và quay vòng
nhanh hơn. Đây là nghiệp vụ cho vay có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay mua, xây mới và sửa chữa nhà ở tại
ngân hàng
Có rất nhiều chỉ tiên đánh giá hoạt động cho vay mua nhà, xây mới, và sữa chữa
nhà ở. Tuy nhiên, cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở củng là một trong
những hình thức cho vay. Vì vậy, các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay nói chung
củng chính là các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa
nhà ở
Một là, doanh số cho vay là tổng số tiền mà khách hàng đã vay của ngân hàng
trong một kì nhất định (năm, quý, tháng). Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã
cho khách hàng vay nhằm mục đích mua, xây mới và sửa chữa nhà ở của ngân hàng
trong kì.Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh giá
khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín
dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và

có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng
và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Hai là, doanh số thu nợ là tổng nợ gốc được hoàn trả trong một thời kì. Chỉ tiêu
này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ
nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng
vốn.
Ba là, dư nợ cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở chính là số tiền cộng
dồn qua các thời kì mà ngân hàng hiện còn đang cho khách hàng vay tính đến một thời
điểm nhất định.
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = x 100%
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để
đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch
tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định
và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách
hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Bốn là, nợ xấu của cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở


Năm là, tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) = x 100%
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để
phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, tổng nợ xấu của ngân
hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì
vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng
thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc
thu hồi nợ c ủa ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất
lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại.
1.2.5 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà
ở tại ngân hàng thương mại
1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

- Chính sách tín dụng
Ảnh hưởng tất cả các hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động sản xuất
kinh doanh hộ gia đình. Chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ cho biết : quy mô, lãi
suất, thời hạn tín dụng, ....của ngân hàng trong một thời gian nhất định. Một chính sách
tín dụng tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng và mang lại hiệu quả cho ngân hàng.
Tuy nhiên một chinh sách tín dụng chưa hợp lí sẽ cản trở sự phát triển của ngân hàng
- Chất lượng nhân viên tín dụng
Người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thẩm định khách hàng và hồ sơ xin vay
của khách hàng. Nhân viên tín dụng có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định hay
không cho khách hàng vay vốn. Nhân viên tín dụng coi như là bộ mặt của ngân hàng
trong con mắt khách hàng. Một đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp, làm việc tận tình chu
đáo sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng. Đây là cách quảng bá thương hiệu tốt
nhất đối với ngân hàng. Khi có thương hiệu tốt, khách hàng sẽ tự tìm đến ngân hàng.
Đạo đức nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói
chung và hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình nói riêng. Khi nhân viên
tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp, họ sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của ngân
hàng để làm lợi ích riêng cho bản thân
- Quy trình cho vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình
Nếu tiến trình cho vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình đơn giản, nhanh gọn, thủ
tục không quá khó khăn sẽ rút ngắn được thời gian đối với ngân hàng và khách hàng.


Nhờ đó ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Nếu quá trình cho vay quá phức
tạp sẽ cản trở hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình của ngân hàng, chi
phí cho vay cao lên, mục tiêu cho vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình sẽ không đạt
được
- Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tín dụng của ngân hàng, nếu khả năng huy
động vốn của ngân hàng tốt thì sẽ mở rộng hoạt động cho vay và ngược lại nếu khả
năng huy động vốn không tốt thì sẽ thắt chặt tín dụng, ảnh hưởng đến hoạt động cho

vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình
- Mạng lưới hoạt động
Ngân hàng càng có nhiều mạng lưới hoạt động thì khả năng tiếp cận khách hàng
được mở rộng, quy mô khách hàng ngày càng lớn và ngược lại
- Nhân tố thuộc về khách hàng:
Các yếu tố về bản thân khách hàng như năng lực, khả năng trả nợ, phương án
sản xuất kinh doanh..........và cả uy tín cảu khách hàng quyết định đến hiệu quả hoạt
động cho vay. Khách hàng có đủ tư cách pháp nhân, tình hình tài chính lành mạnh, có
phương án sản xuất kinh doanh khả thi, thực hiện đầy đủ các quyết định về đảm bảo
tiền vay sẽ là nhân tố tích cực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn là mối quan hệ hai chiều, vì
vậy khả năng sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến khối
lượng vốn ngân hàng cho hộ sản xuất vay. Hiện nay phần lớn hộ gia đình với năng lực
sản xuất kinh doanh kém do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, kinh tế còn trong giai
đoạn tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa chưa phát triển nên việc cho vay của các ngân
hàng gặp nhiều khó khăn.
1.2.5.2. Nhân tố ngoài ngân hàng
Trước hết cần phải kể tới đặc điểm thị trường nơi Ngân hàng hoạt động. Nếu đó
là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao
thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà
những người nông dân chỉ quanh năm ngày tháng biết tới ruộng vườn, thậm chí còn
không biết tới hoạt động của ngân hàng.
Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới cho vay sản xuất kinh doanh hộ
gia đình. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi


trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình cũng sẽ
diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế những rắc rối có thể xảy ra. Nếu
môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng thì
cho vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình của các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn. Môi

trường kinh tế địa phương nơi địa bàn của ngân hàng hoạt động có ảnh hưởng lớn đến
việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với hộ cho vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình
củng như chất luwongj tín dụng nói chung và đối với hộ sản xuất kinh doanh. Đồng
thời, khi kinh tế địa phương phát triển thuận lợi thì ngân hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro
mất vốn, bị động trong sử dụng vốn do khách hàng vay không trả vốn vay đúng hạn và
đẩy đủ gốc lẫn lãi.
Ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan
pháp luật và cơ quan chức năng. Do vậy việc tạo ra môi trường pháp lý hoàn thiện sẽ
góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Môi trường pháp lý ổn
định, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho hoạt động tún dụng củng nhưi hoạt động sản
xuất kinh doanh của hộ gia đình được tiến hành một cách thuận lợi. Những quy định cụ
thể của pháp luật về cho vay và các lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động cho vay
là cơ sở để xử lý, giải quyết khi tranh chấp một cách hữu hiệu nhất. Vì vậy môi trường
pháp lý có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình.

CHƯƠNG II


THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ,XÂY MỚI VÀ SỬA
CHỮA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG – PGD HÀM NGHI
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh
Đà Nẵng – PGD Hàm Nghi
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBanK Đà nẵng – PGD Hàm Nghi
 Tổng quan về ngân hàng thương mại VPBank

Tên ngân hàng: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Tên viết tắt: VPBank
Địa chỉ: 112 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 05113835090

Logo:

 Quá trình hình thành và phát triển của VPBank Đà Nẵng – PGD Hàm Nghi

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (ngân hàng TMCP Các Doanh
Nghiệp Ngoài Quốc Doanh trước đây) được thành lập vào ngày 12/8/1993. Sau gần 21
năm hoạt động, VPBank đãnâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên
hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngủ trên 7000 cán bộ nhân viên
Là thành viên của 12 nhóm ngân hàng hàng đầu Việt Nam ( G12), VPBank đang
từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn
định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBạn
đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012-2017 với sự hỗ trợ
của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực
tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng
các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội
trên thị trường


Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng
mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của
các kên bán hàng và phân phối
Bên cạnh đó, theo định hướng “ tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã
được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi được phục vụ. Các sản
phẩm dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia
tăng quyền lợi cho khách hàng...Tất cả góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và
thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ
nhanh chóng.
Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành
đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường
trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ

thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững
mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai
thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống
quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và
gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những
thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank củng không ngừng hoàn
thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch.
Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng
vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: ngân hàng thanh
toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng ngân hàng có
chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, thương hiệu quốc gia 2012, top 500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác
Chi nhánh VPBank Đà Nẵng được thành lập theo giấy phép QĐTL số 140/QĐHĐQT ban hành ngày 15/8/1995 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố cấp. Ngày
4/9/1995, chi nhánh VPBank Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động có trụ sở tại 112
Phan Châu Trinh. Sau hơn 16 năm thành lập, ngân hàng không ngừng lớn mạnh và đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đến nay, VPBank Đà Nẵng đã khai trương
7 phòng giao dịch: Lê Duẩn, Điện Biên Phủ, Đống Đa, Núi Thành, Nguyễn Tri
Phương, Sơn Trà, Hàm nghi. Với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động có trình độ
đại học và trên đại học, có năng lực làm việc. Vòa ngày 27/7/2010 Ngân Hàng Thương


Mại Cổ Phần Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh đã đổi tên thành Ngân Hàng VIệt
Nam Thịnh Vượng theo quyết định số 1815/QĐ-NHNN do thống đốc ngân hàng nhà
nước ban hành.
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ chính
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, mua bán kinh doanh
ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh và nhiều loại
dịch vụ môi giới, tư vấn , kinh doanh tài chính khác....
- Thực hiện mở tìa khoản cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước

- Cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế
doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và bằng ngoại tệ ( USD )
của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo qui định của NHNN và hội sở của
VPBank
- Liên doanh với các tổ chức tín dụng, tiền tệ, các tổ chức trong và ngoài nước
khi có sự cho phép của VPBank trung ương
-Thực hiện chế độ bảo mật ngân hàng về tài khoản tiền gửi của khách hàng, số
liệu tồn quỹ
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại VPBank Hàm Nghi
Giám đốốc

Phòng giao dịch, ngân quỹ

Phòng tín dụng

Bộ phận kếốtoán, giao dịchBộ phận kho qu
Bộỹphận quan hệ khách hàng
Tư vâố
n tài chính

 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:

Giám đốc: là người đứng đầu phòng giao dịch chịu trách nhiệm quản lý và
điều hành mọi hoạt động tại ngân hàng. Hướng dẫ quy trình nghiệp vụ cho các nhân


viên cấp dưới. Đồng thời tổ chức kiểm soát các hoạt động của toàn bọ phòng giao dịch,

quản lí tài sản của phòng giao dịch, chịu trách nhiệm trước chi nhánh cấp trên và trước
pháp luật về hoạt động của ngân hàng
Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ
khác mà ngân hàng cấp trên giao, đưa ra nhận xét, kiến nghị với ngân hàng nhà nước,
chính quyền địa phương và ban giám đốc quản lí cấp trên về các vấn đề liên quan đến
ngân hàng.
Phòng giao dịch ngân quỹ có nhiệm vụ
Tiếp xúc với khách hàng, thực hiện nhiệp vụ thanh toán và các dịch vụ khác liên
quan tài khoản tiền gửi của khách hàng. Thực hiện các lệnh giải ngân cho vay, thu nợ,
thu phí.....
Thực hiện hoạt động huy động tiết kiệm dân cư và cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
của ngân hàng. Có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài
khoản, thực hiện quản lý các nghiệp vụ có liên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm,
cất gửi tiền và các loại giấy tờ có giá khác. Tham gia hoạt động thanh toán, mua bán
ngoại tệ, thu chi tiền mặt, chuyển khoản, hoạt động kiều hối, thu chi hộ trong và ngoài
hệ thống VPBank.
Phòng tín dụng có nhiệm vụ
Phân tích chuyên ngành, trên cơ sở đó thực hiện phân loại khách hàng có uy tín,
đề xuất các chương trình tín dụng tối ưu, thực hiện nghiệp vụ của ban cho vay tiêu
dùng và kinh doanh. Thực hiện việc mua bán ngoai tệ, thực hiện tín dụng cầm cố, quản
lý dạnh mục khách hàng, thu hồi nợ........
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh chung tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng – chi nhánh Đà Nẵng – PGD Hàm Nghi
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng là yếu tố quyết định quy mô kinh doanh và
là một trong những nhân tố quyết định kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của
Ngân hàng. Giai đoạn 2012-2014, nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đà Nẵng – PGD Hàm Nghi có sự biến động nhưng
không đáng kể. Cụ thể qua bản số liệu dưới đây:



BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VPBANK HÀM NGHI
GIAI ĐOẠN 2012-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2012
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

CL 2013/2012

CL 2014/2013

Số Tiền

TT(%
)

Số Tiền

TT(%
)

Số Tiền

TT
(%)


Số Tiền

TL
(%)

Số Tiền

TL
(%)

44.929,763

100

48.578,25
0

100

42.029,570

100

3.648,487

8,12

-6.548,680

-13,48


Phát hành
GTCG

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Vay vốn

-

-


-

-

-

-

-

-

-

-

44.929,763

-

48.578,25
0

-

42.029,570

-

3.648,487


8,12

-6.548,680

-13,48

Nhận tiền gửi

TỔNG

(Nguồn:báo cáo tín dụng tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng-CN Đà Nẵng –PGD Hàm Nghi)


Qua bảng báo cáo về tình hình huy động vốn của NHTMCP Việt Nam Thịnh
Vượng-CN Đà Nẵng –PGD Hàm Nghi từ 2012-2014 ta thấy tổng nguồn vốn huy đông
tăng không đều qua các năm và vẫn giữ được doanh số huy động bình quân khá ổn
định. Cụ thể năm 2012 tổng nguồn vốn huy động được là 44.929,763 triều đồng, trong
khi đó năm 2013 là 48.578,250 triệu đồng, tăng 3648,487 triệu đồng so với năm
2012, tương ứng tỷ lệ tăng 8,12 %. Năm 2013 Chi nhánh huy động được 48.578,250
triệu đồng, đến năm 2014 số tiền huy động giảm xuống 42.029,570 triệu đồng, tức là
giảm 6548,680 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ giảm 13,48%.
Với số liệu này cho thấy ngân hàng VPBank nói chung và phòng giao dịch Hàm
Nghi – chi nhánh Đà Nẵng nói riêng luôn là điểm đến đáng tin cậy và có uy tín cho
những doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng. Hiện nay, phòng giao dịch Hàm Nghi – chi
nhánh Đà Nẵng đã và đang có nhiều mối quan hệ bền chặt và hợp tác tốt đẹp với nhiều
doanh nghiệp có tiếng trên địa bàn Đà Nẵng, tạo thêm lợi thế về doanh số và sự ổn
định của nguồn vốn huy động cho ngân hàng.
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, lượng khách hàng đến Ngân hàng
không ngừng tăng lên, kết quả này là do phòng giao dịch Hàm Nghi đã thực hiện nhiều

giải pháp để giữ ổn định và phát triển nguồn vốn thu nhập như: kịp thời điều chỉnh lãi
suất và kì hạn tiền gửi phù hợp với diễn biến thị trường, tăng cường tiếp thị. Cung cấp
các gói sản phẩm tiền gửi, tín dụng, thanh toán quốc tế….Khai thác nhiều kênh huy
động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt, đổi mới phong cách giao dịch,
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng….đặc biệt đã nâng cấp phát triển thêm nhiều
điểm giao dịch có thiết kế quy mô chuẩn mang thương hiệu mới. Dựa vào tốc độ tăng
trưởng nhanh chóng về nguồn vốn huy động qua 3 năm 2012-2014 cho thấy rằng,
Ngân hàng VPBank chi nhánh Đà Nẵng nói chung và phòng giao dịch Hàm Nghi nói
riêng là một doanh nghiệp có nội lực thật sự, có tiềm năng phát triển trong tương lai.
2.2.2. Tình hình cho vay


BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA VPBANK HÀM NGHI
GIAI ĐOẠN 2012-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2012
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

CL 2013/2012

CL 2014/2013

Số Tiền

TT
(%)


Số Tiền

TT
(%)

Số Tiền

TT
(%)

Số Tiền

TL
(%)

Số Tiền

TL
(%)

1. DSCV

26.742,315

100

28.948,520

100


25.486,750

100

2.206,205

8,25

-3.461,77

-11,96

2. DSTN

23.533,240

100

25.764,180

100

23.477,810

100

2.230,940

9,48


-2.286,37

-8,87

3.Dư nợ

18.709,080

100

22.433,420

100

25.059,360

100

3.742,340

19,9
1

2.625,940

11,71

4.Nợ xấu


588,330

100

550,710

100

356,810

100

-37,620

-6,39

-193,900

-35,21

5.Tỷ lệ nợ xấu

3,14

2,45

1,42

-0,69


-1,03

(Nguồn:báo cáo tín dụng tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng-CN Đà Nẵng –PGD Hàm Nghi)


Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng – PGD Hàm Nghi không ngừng mở rộng cho vay, khai
thác tiềm năng, bám sát các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố, các công ty và doanh nghiệp, tập trung cho vay các ngành kinh tế quan trọng.
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà
Nẵng - PGD Hàm Nghi là huy động vốn và thực hiện cho vay đối với mọi thành phần
kinh tế. Với trình độ, ý thức đạo đức nghề nghiệp của toàn thể cán bộ ngày một nâng
cao, đã tiếp cận nhiều loại hình cho vay với nhiều hình thức khác nhau như cho vay
ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay theo hạn mức tín dụng ….
Qua bảng báo cáo tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh VượngChi nhánh Đà Nẵng - PGD Hàm Nghi , ta thấy:
Về doanh số cho vay: Năm 2012 doanh số cho vay đạt 26.742,315 triệu đồng.
Trong năm 2013 con số này đã tăng 28.948,520 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ
tăng tương ứng là 8,25%. Đến năm 2014 thì giảm xuống 25.486,750 triệu đồng so với
năm 2013, giảm xuống 3.461,770 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 11,96. Điều
này chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng tăng cường việc cho vay đối với khách hàng cá
nhân, cho vay những khoản vốn vừa và nhỏ có thời gian thu hồi ngắn, đảm bảo cho
vốn được sử dụng hiệu quả, thu được lãi để bù đắp chi phí huy động đồng thời hạn chế
rủi ro khi cho vay những món lớn với thời hạn dài. Bên cạnh đó, việc kết hợp với lãi
suất ưu đãi, cung ứng nguồn vốn cho khách hàng với chi phí thấp nhất giúp khách hàng
vượt qua khó khăn. Chính những điều đó đã giúp chi nhánh thu hút khách hàng đến
vay vốn.
Về doanh số thu nợ: Bên cạnh hoạt động cho vay nhằm làm tăng doanh số thì
hoạt động thu nợ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm làm giảm tối đa tỷ lệ nợ.
Tại ngân hàng chủ yếu chỉ cho vay ngắn hạn nên lượng tiền thu về trong năm luôn
được chú trọng và thu hồi qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2013 ngân hàng đã thu

nợ được 25.764,18 triệu đồng tăng 2.230,940 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 9,48% so
với năm 2012. Năm 2014 thu được 23.447,81 triệu đồng giảm 2.316,37 triệu đồng,
tương ứng tỷ lệ giảm 8,99% so với cùng kì năm 2013. Doanh số thu nợ không ổn định
qua các năm, đây là giai đoạn nền kinh tế lâm vào khủng hoảng tài chính của các khách
hàng gặp nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh đã thu hồi được một lượng vốn tương đối


lớn từ khoản vay này. Điều đó cho thấy việc thu hồi nợ rất được Ngân hàng chú trọng
và khách hàng vay tại chi nhánh ngày càng có ý thức hơn trong việc trả nợ.
Về dư nợ: Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Năm 2013, dư nợ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà
Nẵng – PGD Hàm Nghi đạt 22.433,420 triệu đồng, tăng 3.724,340 triệu đồng , tương
ứng với tỷ lệ tăng 19,91% so với năm 2012. Trong năm 2014, dư nợ của chi nhánh đạt
25.059,360 triệu đồng tăng 2.625,940 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 11,71% so
với cùng kì năm 2013. Việc tổng dư nợ tăng qua các năm cho thấy nhu cầu vay vốn
của KH ngày một tăng lên, cũng như ngân hàng đã có chính sách cho vay đem lại hiệu
quả cao.
Về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu: Năm 2011 nợ xấu là 588,33 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu
chiếm 3,14%. Năm 2013, Chi nhánh thực hiện tương đối tốt công tác thu nợ nên nợ
quá hạn năm 2013 là 550,710 triệu đồng, giảm 37,620 triệu đồng so với năm 2012, từ
đó tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,45%, giảm 0.69% so với cùng kì năm 2012. Có được điều này
là do năm 2013 thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đà Nẵng – PGD Hàm Nghi tập trung củng cố chất
lượng tín dụng, giảm nợ xấu, tập trung thu nợ rủi ro, tăng năng lực tài chính. Tình hình
kinh tế khó khăn nhưng nợ xấu của Chi nhánh năm 2014 tiếp tục giảm dẫn tới tỷ lệ nợ
xấu năm 2014 là 0.1% giảm 1,03% so với cùng kì năm 2013. Chi nhánh cần phải lưu ý
kiềm chế nợ xấu tăng, tập trung theo dõi các khoản nợ khó đòi tránh tình trạng những
tháng cuối năm nợ xấu tăng nhanh khó kiểm soát.
2.2.3. Kết quả kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp hay là một công ty nào

dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì kết quả hoạt động
kinh doanh vẫn là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh.Trong thời gian qua, hoạt
động cho vay của Ngân hàng ngày càng được củng cố, mở rộng quy mô và tăng cường
hơn đối tượng cho vay.


BẢNG 2.3: KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CỦA VPBANK HÀM NGHI
GIAI ĐOẠN 2012-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

CL 2013/2012

CL 2014/2013

Số Tiền

TT
(%)

Số Tiền

TT
(%)


Số Tiền

TT
(%)

Số Tiền

TL (%)

Số Tiền

TL (%)

15.546,871

100

16.897,540

100

13.835,660

100

1.350,699

8,69


-3.061,880

-18,12

13.987,400

89,97

15.207,786

90,0

12.504,024

90,64

1.220,386

8,72

-2.667,762

-17,54

-Thu từ DV

825,405

5,31


844,877

5,00

682.412

4,93

19,472

2,36

-162,465

-19,23

-Thu từ
KDNH

301,478

1,94

337,950

2,00

287,522

2,08


36,473

12,10

-50,429

-14,92

-Thu khác

432,587

2,78

506,926

3,00

325,702

2,35

74,339

17,18

-181,224

-35,75


2. Chi phí

13.222,109

100

14.440,688

100

11.823,111

100

1.218,579

9,32

-2.617,578

-18,13

- Chi phí
HĐTD

11.487,570

86,88


12.563,398

87

10.587,050

89,55

1.075,829

9,37

-1976,349

-15,73

-Chi phí DV

1.335,793

10,10

1.444,068

10,0

887,309

7,50


108,276

8,11

-556,760

-38,75

-Chi phí khác

398,745

3,02

433,220

3,00

348,751

2,95

34,476

8,65

-84,470

-19,50


3. Lợi nhuận

2.324,762

-

2.456,852

-

2.012,550

-

132,090

5,68

-444,302

-18,08

1.Thu nhập
-Thu từ
HĐTD

(Nguồn:báo cáo tín dụng tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng-CN Đà Nẵng –PGD Hàm Nghi)


Để đạt được mục tiêu đề ra trong những năm qua, ngân hàng đã không ngừng

thay đổi phương thức hoạt động, cố gắng tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng, bước
đầu đã có những chuyển biến tích cực và đánh dấu bước trưởng thành đi lên của ngân
hàng.
Qua bảng 2.3 ta nhận thấy cơ cấu nguồn thu của ngân hàng có sự thay đổi qua 3
năm.
- Về thu nhập: Ta thấy tổng thu nhập trong năm 2013 đạt 16.897,540 triệu đồng
so với năm 2012 tăng 1.350,699 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8,69%.Nguyên nhân do sự
tăng lên từ hoạt động cho vay và thu từ hoạt động dịch vụ. Trong đó, thu từ HĐTD là
chủ yếu, năm 2013 thu từ HĐTD đạt 15.207,786 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90,00% trên
tổng thu nhập, so với năm 2012 tăng 8,72% tương ứng với mức tăng là 1.220,386 triệu
đồng. Bước sang năm 2014, được coi là năm khó khăn nhất đối với tất cả các ngân
hàng, vì vậy tổng thu nhập của ngân hàng đạt 13.835,660 triệu đồng giảm hơn
3.061,880 triệu đồng với tốc độ giảm 18,12% so với năm 2013. Trong đó, việc thu từ
HĐTD giảm 2.667,762 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 17,54% so với năm 2013
và khi đó thu từ HĐTD đạt được 12.504,024triệu đồng và chiếm 90,64% trên tổng thu
nhập. Trong khi đó, thu nhập từ dịch vụ đạt 825,405 triệu đồng ứng với tỷ trọng 5,31%
trong năm 2012. Năm 2013, thu nhập từ dịch vụ tăng 19,472 triệu đồng ứng với tỷ lệ
tăng 2,36% so với năm 2012. Năm 2014, thu từ dịch vụ đạt 682.412 triệu đồng chiếm
tỷ trọng 4,93% trên tổng thu nhập, giảm 19,23% so với năm 2013 ứng với sô tiền giảm
là 162,465 triệu đồng. Còn nguồn thu khác thì chiếm tỷ trọng không đáng kể. Mặc dù
sau thời kỳ khủng hoảng nhưng thu nhập của ngân hàng cũng không biến đổi nhiều, có
thể do ngân hàng đã cân bằng tốt rủi ro, kiểm soát tốt khách hàng của mình và có chính
sách đầu tư phù hợp của mình.
Kết quả tài chính của ngân hàng đã có bước tăng qua các năm. Năm 2013 lợi
nhuận đạt 2.324,762 triệu đồng tăng 132,090 triệu đồng với tốc độ tăng 5,68% so với
năm 2012. Doanh thu lại giảm hơn so với doanh thu năm 2013 nên cuối năm 2014 lợi
nhuận đạt 2.012,550 triệu đồng giảm 444,302 triệu đồng với tốc độ giảm 18,08% so
với năm 2013. Nguyên nhân là do ngân hàng đã nỗ lực không ngừng trong chiến lược
phát triển kinh doanh của mình, biết đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận và tránh
đầu tư vào những lĩnh vực có chiều hướng đi xuống.



×