Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SO SÁNH QUY TRÌNH TRỒNG RAU hữu cơ và RAU hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 20 trang )

Chuyên đề 10:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
- Tầm qua trọng của việc thực hiện chuyên đề: Nhận thức được trước tình trạng đất nông
nghiệp nhiều nơi ở nước ta đang bị thu hẹp cùng với sự tác động của biến đổi khí hậu
toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được đặt ra như một
giải pháp đúng đắn và phù hợp. Để tạo ra nền nông nghiệp bền vững đòi hỏi phải có quy
trình sản xuất tiên tiến trong đó sản xuất lương thực, thực phẩm theo công nghệ cao là
một trọng tâm cần xây dựng và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng này cần phải
ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nhờ vậy giá trị gia tăng trong
lĩnh vực này tiếp tục phát triển ổn định qua từng năm dù còn những thách thức không nhỏ
về thị trường.
- Mục tiêu: Tìm hiểu và so sánh quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo
hướng sử dụng sinh học và theo hướng sử dụng hóa học. đảm bảo hệ sinh thái cây trồng,
vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu
quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất.
- Ý nghĩa thực tiễn của chuyên đề: tăng năng suất, phát triển kinh tế. Loại hình này có
quy mô đầu tư phù hợp với khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự
hoạt động mang tính độc lập và tự chủ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh định hướng sản
phẩm linh hoạt theo yêu cầu của thị trường và khả năng đầu tư vốn của doanh nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu chuyên đề: Phương pháp chọn vùng nghiên cứu, phương pháp
thu thập số liệu.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
1.TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm liên quan
- Công nghệ cao: là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm
có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai
trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa
ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
- Hoạt động công nghệ cao: là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao,
ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm


tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
phát triển công nghiệp công nghệ cao.
- Sản phẩm công nghệ cao: là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng
vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.


- Doanh nghiệp CNC: là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch
vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
1.2 Về nông nghiệp công nghệ cao
- Nội dung phát triển NNCNC: Để xúc tiến phát triển nông nghiệp theo hướng công
nghiệp hoá và hiện đại hoá, phát triển NNCNC ở nước ta hiện nay bao gồm những nội
dung chủ yếu như sau:
+ Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá những công nghệ
tiến bộ nhất về giống cây, con; công nghệ canh tác; chăn nuôi tiên tiến; công nghệ tưới;
công nghệ sau thu hoạch - bảo quản - chế biến. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin
vào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường.
+ Sản phẩm NNCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái,
đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh tranh cao về
chất lượng với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và thế giới, có điều kiện
mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá khi có yêu cầu của thị trường.
+ SXNNCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép kín, trong sản xuất khắc
phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường.
+Phát triển NNCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khác nhau, tuỳ tình hình cụ
thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc trưng cơ bản, tạo ra 5 được hiệu
quả to lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường.
+Khu NNCNC: là khu CNC tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên
cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ: chọn tạo,
nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch
bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử
dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh

nghiệp NNUDCNC và phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp.
Trong đó 3 chức năng: sản xuất, thử nghiệm, trình diễn mang tính phổ biến, 2 chức năng
còn lại tùy đặc điểm của từng khu. Đặc trưng của sản xuất tại các khu NNCNC: đạt năng
suất cao kỷ lục và hiệu quả kinh tế rất cao; ví dụ ở Israen đã đạt năng suất cà chua 250 300 tấn/ha/năm, bưởi 100 - 150 tấn/ha/năm, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha/năm; giá trị
sản phẩm 120 - 150 ngàn USD/ha/năm, Trung Quốc đạt 40 - 50 ngàn USD/ha/năm.
- Vùng NNCNC: là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng thành tựu của nghiên
cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một
hoặc một vài nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược dựa trên các kết quả
chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ
dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; sử dụng các loại vật tư, máy móc, thiết


bị hiện đại trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ CNC
trong sản xuất nông nghiệp.
- Doanh nghiệp NNCNC: là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nông
nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.
1.3 Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm của loại hình này: Đảm bảo được tính đồng bộ liên hoàn từ khâu nghiên cứu
đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong khu
có sản lượng hàng hóa tập trung, kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng nông sản, giảm
được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng trên một đơn vị diện tích. Được hưởng một số chính
sách ưu đãi của Nhà nước về thuê đất, thuế….
- Hạn chế: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu lớn nên khả năng thu hồi vốn chậm, không
thích hợp với một số đối tượng cây con đòi hỏi diện tích sử dụng đất, không gian cách ly
lớn. Các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia đầu tư vào khu
2. CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
CAO
2.1. Tạo và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp
Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, tạo và phát triển các công nghệ cao trong nông
nghiệp thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và các công nghệ

tiên tiến để sản xuất các sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được
khuyến khích phát triển, bao gồm:
2.1.1 Công nghệ trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy
sản cho năng suất, chất lượng cao
- Về cây trồng nông, lâm nghiệp: Tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng
ưu thế lai, công nghệ đột biến thực nghiệm và công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây
trồng mới có các đặc tính nông học ưu việt (năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng
chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận), phù hợp với yêu cầu của thị trường; công
nghệ nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lượng cao, sạch bệnh;
- Về giống vật nuôi: Nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ tế bào
động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, phân biệt giới tính, thụ tinh
ống nghiệm, tập trung vào bò sữa, bò thịt; áp dụng phương pháp truyền thống kết hợp với
công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân nhanh các giống vật nuôi mới có năng suất,
chất lượng cao;
- Về giống thủy sản: Tập trung nghiên cứu kết hợp phương pháp truyền thống với công
nghệ di truyền để chọn tạo một số giống loài thủy sản sạch bệnh, có tốc độ sinh trưởng


nhanh và sức chống chịu cao; phát triển công nghệ tiên tiến sản xuất con giống có chất
lượng cao đối với các đối tượng nuôi chủ lực.
2.1.2 Công nghệ trong phòng, trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi và thủy sản
- Đối với cây trồng nông lâm nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ
enzym và protein để tạo ra các quy trình sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh
học dùng trong bảo vệ cây trồng; nghiên cứu phát triển các kit để chẩn đoán, giám định
bệnh cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám trong
quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại cây trồng nông lâm nghiệp;
- Đối với vật nuôi: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán bệnh ở mức
độ phân tử; nghiên cứu công nghệ sản xuất kít để chẩn đoán nhanh bệnh đối với vật nuôi;
nghiên cứu sản xuất vắc-xin thú y, đặc biệt là vắc-xin phòng, chống bệnh cúm gia cầm,
bệnh lở mồm, long móng, tai xanh ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác;

- Đối với thủy sản: Nghiên cứu sản xuất một số loại kit để chẩn đoán nhanh bệnh ở thủy
sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học trong
phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản.
2.1.3 Công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao
- Về trồng trọt: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá
trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính, như: Giá thể,
công nghệ thủy canh, tưới nước tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, chăm
sóc, thu hoạch; nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng
tổng hợp (ICM); quy trình công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP;
- Về trồng rừng: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp trong trồng rừng
thâm canh;
- Về chăn nuôi: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá
trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, có sử dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống điều hòa
nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn tại chuồng;
- Về nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ
nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh, công nghệ xử lý môi trường trong nuôi trồng một
số loài thủy sản chủ lực; công nghệ tiên tiến trong đánh bắt hải sản theo hướng hiệu quả
và bền vững nguồn lợi.
2.1.4 Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị mới sử dụng trong nông nghiệp
- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sau thu hoạch và
chế biến đối với cây trồng nông, lâm nghiệp, đặc biệt là cây trồng trong nhà kính, nhà
lưới, như: Phân bón chuyên dụng, giá thể, chế phẩm sinh học, chất điều hòa sinh trưởng,


khung, nhà lưới, lưới che phủ, hệ thống tưới, thiết bị chăm sóc, thu hoạch, hệ thống thông
thoáng khí;
- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản, như: thức ăn, chế phẩm sinh học; khung nhà, hệ thống chiếu sáng, hệ
thống phân phối thức ăn, thu hoạch trong chăn nuôi; hệ thống điều khiển tự động trong
sản xuất thức ăn chăn nuôi; hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, hệ thống điều tiết

nước tuần hoàn, hệ thống mương nổi, hệ thống ao nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản.
2.1.5 Công nghệ trong bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp:
- Đối với sản phẩm nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển công nghệ chiếu xạ, công nghệ
xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong
bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quan rau, hoa, quả tươi quy mô tập trung; công
nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp
thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả,
thịt, trứng; công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu, công nghệ sinh học và vi sinh sản
xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế
biến nông sản;
- Đối với sản phẩm lâm nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự
động hóa nhằm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ; công
nghệ biến tính gỗ, công nghệ sấy sinh thái, công nghệ ngâm, tẩm để bảo quản gỗ; công
nghệ sinh học sản xuất chế phẩm bảo quản, chế phẩm chống mối, mọt thế hệ mới; công
nghệ sản xuất các màng phủ thân thiện với môi trường;
- Đối với sản phẩm thủy sản: Nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản dài ngày sản
phẩm thủy sản trên tàu khai thác xa bờ; công nghệ sinh học sản xuất các chất phụ gia
trong chế biến thủy sản; công nghệ chế biến chuyên sâu các sản phẩm thủy sản có giá trị
gia tăng cao.
- Nghiên cứu phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng nông, lâm nghiệp;
công nghệ vật liệu mới, giải pháp kết cấu mới, thiết bị mới phục vụ thi công công trình
thủy lợi;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hóa, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
phục vụ quản lý, điều hành công trình thủy lợi.
2.1.6 Nhập khẩu và làm chủ công nghệ cao trong nông nghiệp
Lựa chọn nhập một số công nghệ cao trong nông nghiệp mà trong nước chưa có; tiến
hành nghiên cứu thử nghiệm, làm chủ và thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài
vào điều kiện sinh thái và thực tế của nước ta, đặc biệt là công nghệ cao trong trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.



2.2 Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
2.2.1 Trong trồng trọt
- Sản xuất giống và ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất
lượng tốt và khả năng chống chịu cao, tập trung vào các đối tượng cây trồng chủ lực phục
vụ cho an ninh lương thực, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu; từng bước áp dụng trong sản
xuất giống cây trồng biến đổi gen (ngô, đậu tương, bông);
- Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an toàn và hiệu quả cao áp dụng quy
trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), VietGAP, tập trung vào các loại cây lương thực,
cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực;
- Sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp trong nhà lưới, nhà kính;
- Nhân giống và sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu quy mô tập trung;
- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các bộ kít chẩn đoán bệnh, các loại phân
bón thế hệ mới trong trồng trọt và bảo vệ cây trồng nông nghiệp.
2.2.2 Trong chăn nuôi
- Sản xuất giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, tập trung vào một số loại vật
nuôi chủ lực, như: Bò, lợn, gia cầm;
- Chăn nuôi gia cầm, lợn, bò quy mô công nghiệp;
- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi, vắc-xin, bộ kít
mới trong chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh.
2.2.3 Trong lâm nghiệp
- Nhân nhanh và sản xuất giống quy mô công nghiệp một số giống cây trồng lâm nghiệp
mới, như: Keo lai, bạch đàn bằng công nghệ mô, hom;
- Trồng rừng kinh tế theo phương pháp thâm canh;
- Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống định vị toàn cầu
trong quản lý và bảo vệ rừng.
2.2.4 Trong chế biến, bảo quản
- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các chất phụ gia thiên nhiên, các chất
màu để bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản;
- Xây dựng và mở rộng mô hình bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông sản;



- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến gỗ; vật liệu và công nghệ
nano để nâng cao độ bền cơ học, độ bền sinh học của gỗ rừng trồng mọc nhanh; sản xuất
vật liệu mới dạng bio-composite từ gỗ và thực vật có sợi;
- Xây dựng và mở rộng mô hình bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản trên tàu cá; chế
biến các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao.
2.2.5 Trong cơ điện, tự động hóa, sản xuất vật tư, máy móc, thiết bị
- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm công nghệ điều khiển tự động hóa cơ điện,
điện tử trong sản xuất các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản;
- Xây dựng và phát triển các cơ sở tự động hoặc bán tự động trong trồng trọt (nhân giống
và sản xuất rau, hoa), chăn nuôi (lợn, gà, bò), thủy sản (sản xuất giống và nuôi thâm canh
cá, tôm).
3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
- Trang trại sản xuất của Công ty TNHH liên doanh Organik do ông Nguyễn Bá Hùng
sáng lập nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 16 km và cách thức trồng rau sạch của
Organik đang là mô hình hấp dẫn người trồng rau, người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Là một nhà nghiên cứu về ngành di truyền giống thực vật, ông Nguyễn Bá Hùng từng
thành công với việc tạo ra giống cây mới: hạt giống bắp cải số 5, súp lơ nhiệt đới, củ cải
Đà Lạt. Nhờ vậy, người dân không phải mua những giống cây này nhập từ nước ngoài.
Không những thế, ông Hùng luôn trăn trở làm thế nào trồng rau có hiệu quả cả về năng
suất, chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Và không chỉ tiêu thụ rau trong nước mà
ông còn mong muốn rau Việt Nam có chỗ đứng vững vàng ở thị trường ngoài nước. Từ
đó, ông đã chọn cho mình mô hình trồng rau sạch theo hướng hữu cơ để kinh
doanh. Theo ông, để có được rau hữu cơ, rau GlobalGap hoặc rau an toàn thì trước hết
mình phải có công nghệ cao. Công nghệ cao có thể ra nước ngoài học hay thuê chuyên
gia, áp dụng khoa học kỹ thuật (nhà kính, tưới phun, tưới nhỏ giọt). Thứ hai phải có thị
trường. Thực ra có thị trường không khó nếu mình có sản phẩm như người ta yêu cầu thì
sẽ có thị trường. Và cuối cùng là phải có môi trường sản xuất. Môi trường ở đây là lực

lượng sản xuất có tác phong công nghiệp. Có nhà kính hiện đại mà không có tác phong
công nghiệp cũng không thành. Ngoài ra, môi trường còn là lịch sử nguồn đất, nước tưới
có đảm bảo sạch hay không?
Có giống rau tốt, sản xuất rau theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước đã mang lại giá trị
cao cho rau. Thế nhưng, giá trị của rau sẽ càng cao hơn nếu: sau thu hoạch có chế biến
công nghệ cao; được chứng nhận HACCP của Hà Lan về các dưỡng chất có trong rau;
sau đó lại được đóng gói bao bì.
- Ông Thòn điều hành công ty DV BVTV An Giang từ năm 35 tuổi. Năm 46 tuổi ông
thực hiện cổ phần hoá công ty với số vốn 150 tỉ đồng (hai năm sau khi ông được Nhà
nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới).Từng là nhà sản xuất và
cung ứng các sản phẩm nông dược trong 22 năm liền, ông Thòn, năm nay 57 tuổi, sẽ dẵn


dắt tập đoàn Lộc Trời và tiếp tục cùng nông dân giải bài toán khó: sản xuất, tiêu thụ
nhiều mặt hàng nông sảnAGPPS đã nhanh chóng chuyển hướng sang xây dựng và huấn
luyện nông dân thực hiện mô hình rau an toàn theo hướng GAP, phối hợp với cục Bảo vệ
thực vật. AGPPS tiếp cận và tháo gỡ những bức thiết trong việc giải bài toán cho người
trồng lúa từ những cánh đồng lớn tại đồng bằng sông Cửu Long, nay tiếp cận và hỗ trợ tái
canh cây càphê ở Tây Nguyên, mở rộng lĩnh vực nghiên cứu gắn mô hình nông trại trồng
rau, hoa, quả.
3.1 Quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sử dụng sinh học ( công ty TNHH
Organik)
3.1.1 Giới thiệu
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sử dụng sinh học : là phương pháp canh tác chủ yếu
dựa vào quy luật tự nhiên của một hệ sinh thái cân bằng trong đó sức khoẻ vật nuôi, đất
đai, con người và môi trường sinh thái luôn được bảo vệ và duy trì bền vững. Quá trình
sản xuất dựa vào tiến trình sinh thái, tăng cường đa dạng sinh học và khép kín chu trình
dinh dưỡng phù hợp với điều kiện địa phương. Không được phép sử dụng các chất hoá
học tổng hợp trong các vật tư đầu vào.



3.1.2 Mô hình sản xuất tại nông nghiệp công nghệ cao sử dụng sinh học
-Giống cây rau phải là thế hệ F1, vốn chất lượng cao nhất trong các thế hệ lai ghép giống
của các đơn vị sản xuất giống uy tín trong và ngoài nước. Các khâu diệt trừ sâu bọ hại
cây đến phân bón bổ sung sức sống cho cây đều được làm từ thực vật. Đơn cử như thuốc
phòng trừ các loại sâu đo, bọ rầy, muội, xoắn lá... được làm từ củ riềng, cau, tỏi, ớt...; còn
phân để cải tạo đất, bón gốc, bón lá... thì bằng vỏ tôm, thóc, rong biển, phân trâu, phân
dê, giun quế, cá biển... cán bộ kỹ thuật của trang trại cho biết: Riềng, cau, tỏi, ớt... sau khi
được ủ với các chế phẩm sinh học phù hợp sẽ trở thành hỗn hợp mà khi phun vào cây sẽ
có tác dụng làm cho trứng sâu bị nóng, ung đi, không sinh nở được. Còn vỏ tôm, thóc,
rong biển khi được nghiền nhỏ và ủ với chế phẩm sinh học lại trở thành vi lượng hữu cơ
rất có ích cho sức sống của gốc cây. Để cải tạo đất, chúng tôi dùng phân trâu, phân dê
được nuôi thả tự do với nguồn thức ăn hoàn toàn tự nhiên .Còn con giun quế, cá biển thì
lại được chế biến theo kiểu thuỷ phân để trở thành loại phân kích thích sự sinh trưởng và
phát triển của lá cây... Như vậy có thể nói tất cả các nguyên liệu để trồng, chăm sóc cây
rau hữu cơ đều từ thực vật tự nhiên, hoàn toàn không sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ
thực vật, đây chính là khác biệt căn bản với các loại rau được gieo trồng theo phương
pháp khác, kể cả rau sạch, rau an toàn hiện nay. Chính vì những tiêu chuẩn rất khắt khe
nói trên, nên trồng rau hữu cơ thực sự rất khó khăn mà không phải ai cũng làm được, bởi
yêu cầu sự đầu tư cao và người trồng phải có kiến thức chuyên ngành.
- Kiến trúc nhà kính có 2 mái hạn chế các thiên tai, phía dưới là mạng lưới, khi gió đẩy
áp suất ở phía trên lên nó sẽ không làm tốc mái, giảm được nhiệt độ trong nhà kính. Nếu
nhiệt độ trong nhà kính lớn hơn ngoài trời thì nguyên lí sẽ đẩy không khí và sức nóng ra,
nếu như làm mái vòm khác thì không thể nào đẩy được nhiệt độ ra hết, gây ảnh hưởng
cho cây trồng.


- Trong vườn chia thành các khu có luống nhỏ, lô được đánh số thứ tự từ G1-G14 , trong
vườn 5000m2 có 14 lô khác nhau rất dễ dàng kiểm soát sâu bệnh.



- Mỗi lô trồng một loại cây khác nhau, sau mỗi lần thu hoạch sẽ luân phiên thay đổi cây
trồng tránh bệnh tiếp diễn từ đời trước tới đời sau
- Loại cây chủ đạo là cây xà lách, trong vườn có gần 50 loại cây trồng khác nhau, nhưng
xà lách hơn 10 loại, một luống chi làm 4 loại chủ yếu. Trồng theo phương pháp hữu cơ
nên phân bón phải được chứng nhận hữu cơ của công ty quốc tế( đóng trụ sở tại Bỉ và
Hà Lan có hơn 80 công ty trên khắp thế giới) mới được sử dụng trong vườn. Công ty chủ
yếu sử dụng hai loại phân bón là canxicacbonat của Việt Nam và phân gà của Ý.


- Thời gian gieo trồng xà lách từ lúc ươm giống đến lúc thu hoạch là 5 tuần
- Sau 11 năm gieo trồng thì đất hữu cơ ngày càng tốt
- Hộp xử lí số liệu sẽ gửi số liệu tới máy chủ trên phần mêm android và máy tính có thể
cập nhật được thường xuyên nhiệt độ của vườn. Gía thánh khoảng 12 triệu đồng.
- Sử dụng công nghệ tưới tự động
- Vườn dưa leo Nhật Bản giống khá to, độ dài từ 35-40cm


- Sử dụng biện pháp bẫy côn trùng hoạt động dựa trên nguyên tắc: ban tối công tắc tự bật
đèn, côn trùng bay lại sẽ bị đập rớt xuống phễu, trong phễu có thuốc gây mê làm côn
trùng mê man và thu hoạch để biết mùa nào có côn trùng nào để có biện pháp phòng
tránh.


- Tránh làm va đập vật lý của sản phẩm vì qua quá trình rửa cổ điển bằng tay làm rau bị
hư; tránh bị tái nhiễm vi sinh vật qua đường tay chân; giải quyết triệt để các nguy cơ vật
lý, đất sỏi cát đá.
* Yêu cầu:
+ Nước tưới
- Chỉ sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm đạt tiêu chuẩn theo thông tư số 07/2013/TTBNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải đô thị, nước thải từ bệnh viện, khu dân
cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới cho rau.
+ Giống, cây con và vườn ươm
- Nguồn giống: Khuyến khích sử dụng các giống địa phương, sử dụng các giống đạt tiêu
chuẩn chất lượng giống đã quy định của cơ quan có thẩm quyền, có nguồn gốc rõ ràng,
chọn giống kháng sâu bệnh được cung ứng từ các cơ sở có uy tín, được phép sản xuất
giống. Trước khi sử dụng rửa hạt giống bằng nước sạch để loại bỏ hoá chất.
- Tuyệt đối không được sử dụng các giống biến đổi gen.
- Khuyến khích sử dụng các giống bản địa có tính thích ứng cao với điều kiện địa
phương.
- Cây con và vườn ươm: Nên bố trí vườn ươm cây con nằm trong khu vực sản xuất rau
hữu cơ. Nếu không bố trí được có thể sử dụng các nguồn cây con gieo trồng thông


thường nhưng tuyệt đối không được sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoá học
cho cây giống trước khi trồng.
+ Phân bón
- Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, phân vi sinh (trừ những phân vi sinh có chứa
thành phần vô cơ), phân khoáng từ nguồn tự nhiên (Tro thực vật, vôi, bột đá...) để bón
cho rau.
- Tuyệt đối không sử dụng phân tươi, phân ủ từ rác thải đô thị, rác thải sinh hoạt, các loại
phân hóa học trong sản xuất rau hữu cơ. Nghiêm cấm xây các bể chứa phân tươi trên
đồng ruộng để bón, tưới cho rau.
- Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học (Emina, Bioem, EM,...) để ủ phân và
ngâm đậu tương, ốc,...hoai mục để bón cho rau.
- Lượng bón
- Căn cứ vào từng loại cây trồng khác nhau, từng chân đất khác nhau để quyết định lượng
phân bóncho phù hợp:
+ Đối với rau ăn lá: Lượng bón 8 – 12 tấn/ha (tương đương 300-500 kg/sào). Bón lót 1
lần ngay từ khi chuẩn bị đất trước khi gieo trồng.

+ Đối với rau ăn củ, quả: Lượng bón 20 – 28 tấn/ha (tương đương 700-1.000 kg/sào).
Bón làm 2 đợt: Đợt 1 bón 2/3 lượng, đợt 2 bón thúc lượng còn lại khi bắt đầu ra hoa.
- Tuỳ theo tình trạng của cây trồng, điều kiện đất đai mà có thể bổ sung dinh dưỡng cho
cây bằng cách ngâm phân hữu cơ ủ hoai mục với nước hoặc chắt dịch ngâm hoà loãng
với nước để tưới bổ sung cho cây hoặc dùng nước đậu tương, ốc, cá ngâm đã ngâm để
làm nguồn hữu cơ tự nhiên tưới cho rau.
3.2 Quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sử dụng hóa học
gieo ươm cây rau giống trên khay bầu nhỏ :

rồng chuyển sang khay bầu to

rồng chuyển sang trên luống đất 


+ Kỹ thuật gieo ươm cây rau giống trên khay bầu nhỏ :
- Chuẩn bị khay, giá thể và gieo hạt : Chọn loại khay nhỏ làm bằng nhựa hoặc bằng xốp
có kích thước 30 x 60 cm (có 128 lỗ trên bề mặt) để gieo ươm giống rau. Giá thể được
chế biến bằng cách trộn đều 1/3 phân chuồng đã ủ hoại mục + 1/3 mùn cưa hoặc sơ dừa
đã được phơi kỹ + 1/3 các chất hữu cơ từ sản phẩm nông nghiệp hoại mục như rơm, rạ,
than bùn... Ngoài ra, còn có bổ sung thêm 2 kg phân supe lân cho 100 kg giá thể để kích
thích cây con nhanh ra rễ rồi cho vào các lỗ của khay bầu, nén nhẹ cho chặt rồi gieo vào
mỗi lỗ một hạt giống.
- Chăm sóc cây rau giống : Xếp các khay thành hàng, thành luống rồi hàng ngày tưới
nước đủ ẩm cho hạt mọc và phát triển trong khoảng 10 đến 15 ngày là có thể đem trồng
được. trong thới gian này, không cần bón phân thêm vì lượng phân bón lót trong lỗ khay
đã đủ cho cây sinh trưởng, phát triển bình thường.
+ Kỹ thuật trồng chuyển sang khay bầu to :
- Chuẩn bị giá thể : Giá thể bao gồm 1/3 phân chuồng + 1/3 đất cát, đất thịt nhẹ + 1/3 chất
hữu cơ hoại mục, các chất khoáng, than bùn + 3 kg phân supper lân/ 100kg hổn hợp. Nếu
không có phân chuồng có thể trộn 40% mùn cưa đã mục + 40% phân vi sinh, rác thải hữu

cơ hoại mục + 20% phân vi sinh Sông Gianh. Trộn đều hỗn hợp và đóng vào các khay
bầu to có kích thức lỗ to hơn (hoảng 250 lỗ) để chuyển bầu cho cây rau giống.
- Trồng cây : Dùng ngón tay ấn nẹ vào đáy bầu trên khay nhỏ để lấy ra bầu cây nguyên
vẹn không bị vỡ bầu, đứt rễ rồi đem trồng vào khay bầu lớn. Bằng cách này, có thể rút
ngắn được thời gian chăm sóc từ 5 đến 7 ngày do không mất thời gian cây bén rễ như
phương pháp gieo hạt, nhổ cây và trồng lại.
- Chăm sóc : Dùng phân vi sinh để bón cho cây, sử dụng các hệ thống lưới xoay hoặc
tưới bằng bình bơm để giữ ẩm cho cây. Dùng nilon phủ đất (nếu trồng trong nhà lưới).
Nếu có sâu bệnh nên dùng các chế phẩm sinh học và phi hóa học để phòng trừ. Nếu có sử
dụng nhà lưới thì hầu như không cần dùng đến các loại thuốc hóa học. Trường hợp có
nhiều rệp và bọ nhảy gây hại trên lá thì có thể dùng các bẩy dính màu để thu hút và tiêu
diệt chúng rất có hiệu quả.


+ Kỹ thuật trồng chuyển sang trên luống đất :
Ngoài việc chuyển trồng sang khay bầu to đặt trong nhà lưới, cũng có thể trồng trên
luống đất nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng rau
thương phẩm cao. Kỹ thuật làm đất, bón phân, lên luống cũng giống như với phương
pháp truyền thống của nông dân.
Ngoài ra còn kết hợp một số kỹ thuật gieo trồng khác như trồng theo luống, trên không..

=> ở mô hình này được sử dụng thuốc trừ sâu và bón phân bình thường, các chất sinh
trưởng


4. SỰ KHÁC NHAU GIỮA HAI QUY TRÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO

Tiêu chí


Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sử
dụng hữu cơ
Được quy hoạch thành vùng và được
trồng một vùng đệm thích hợp để bảo vệ
khỏi nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài

Đất

Đất trồng được xét nghiệm đảm bảo
không ô nhiễm bởi kim loại nặng và các
hóa chất độc hại khác
Được kiểm soát, độ màu mỡ của đất ngày
càng được cải thiện và duy trì.

Nước

Lấy từ giếng khoan hoặc đào. Được xét
nghiệm để đảm bảo nguồn nước đủ tiêu
chuẩn sản xuất hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sử
dụng hóa học

Được quy hoạch thành vùng, có thể được
cơ quan chức năng địa phương lấy mẫu
xét nghiệm
Khó kiểm soát, có nguy cơ bị ô nhiễm
cao

Lấy từ sông, hồ, ao, suối hoặc giếng

khoan. Có thể được cơ quan chức năng
tại địa phương lấy mẫu xét nghiệm

Được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo
Khó kiểm soát được nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước tưới không bị nhiễm hóa chất
tiềm tàng
và kim loại nặng

Dinh dưỡng Không được phép sử dụng phân hóa học, Được sử dụng phân chuồng, phân vi sinh,
các chất kích thích sinh trưởng và các sản phân bón lá các chất kích thích sinh
phẩm biến đổi gen. Chỉ sử dụng các đầu trưởng và các loại phân bón hóa học:
vào hữu cơ được kiểm soát gồm:
Phân hóa học chỉ cung cấp dinh dưỡng
-Phân ủ nóng: là nguồn phân hữu cơ chính cho cây trồng, không nuôi dưỡng đất.
được sử dụng để bón vào đất tạo môi
Thường bị lạm dụng để tăng năng suất
trường cho các vi sinh vật đất hoạt động dẫn đến phá hủy môi trường đất, nước và
tốt để phân hủy chất hữu cơ cho cây trồng không khí. Sản phẩm dễ bị tồn dư hóa
sử dụng
chất độc hại cao gây tổn hại sức khỏe


-Cây phân xanh, đậu tương, ốc bươu
vàng, thân cây chuối, vỏ sò, hến, xương
gà, cá, lợn vv…và phế thải nhà bếp được
sử dụng làm nguồn dinh dưỡng bổ xung
người sản xuất và người sử dụng.
cho cây khi cần
Cung cấp dinh dưỡng một cách tự nhiên

theo nhu cầu của cây trồng thông qua tiến
trình hoạt động của các vi sinh vật.
Không được phép sử dụng thuốc BVTV
hóa học, chủ yếu áp dụng quy luật đấu
tranh sinh học tự nhiên để kiểm soát sâu
bệnh:

-Được phép sử dụng thuốc trừ sâu bệnh
-Tăng cường đa dạng sinh học bằng cách hóa chất có trong danh mục cho phép của
bộ nông nghiệp với thời gian cách ly nhất
trồng xen canh, luân canh các loại cây
định
khác nhau, kết hợp các loại cây dẫn dụ,
cây xua đuổi, cây phân xanh vv… để duy -Chủ yếu trồng độc canh, không quan tâm
Bảo vệ thực trì mối cân bằng giữa các sinh vật sống
nhiều đến xen canh, luân canh và đa dạng
vật
trong hệ canh tác
sinh họcà nhiều sâu bệnh hại à tăng
-Bắt bằng tay, sử dụng bẫy bả (không có
hóa chất) và các chế phẩm tự chế từ thảo
mộc như gừng, tỏi, rượu, hoặc các chế
phẩm sinh học được PGS cho phép để
kiểm soát sâu bệnh hại khi cần thiết

cường phun thuốc trừ sâu bệnh, khó đảm
bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch
Khó kiểm soát và nguy cơ tồn dư thuốc
trừ sâu trong sản phẩm cao


Kiểm soát tốt, đảm bảo không có thuốc
bảo vệ thực vật tồn dư trong rau.
Năng suất

Chất lượng

Thấp hơn 25%-40% so với sản xuất thông
Năng suất cao
thường
Cây sinh trưởng phát triển tự nhiên, thời Bị cưỡng ép sinh trưởng phát triển
gian sinh trưởng dài hơn so với sản xuất nhanhđể tăng năng suất. Tích lũy được ít
thông thường nên tích lũy được nhiều dinh dinh dưỡng do thời gian sinh trưởng bị
dưỡng.
rút ngắn.
Rau có hàm lượng chất dinh dưỡng,
khoáng, vitamin cao

Giám sát

Rau có hàm lượng chất dinh dưỡng,
khoáng, vitamin thấp, trữ nhiều nước

Có các bên liên quan bao gồm các công ty Không có ai giám sát, chủ yếu dựa vào
phân phối, người tiêu dùng, liên


nhóm,Ban điều phối PGS cùng tham gia
giám sát thường xuyên

sự “tự giác” của người sản xuất.


Khó tin cậy, khó truy xuất được nguồn
Kiểm soát và truy xuất được nguồn gốc,
gốc, không có khả năng quy trách nhiệm
Có thể quy trách nhiệm tới từng cá nhân.
được tới từng cá nhân.
Có xử phạt nghiêm minh

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
-

Tìm hiểu được quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sự khác biệt giữa 2
quy trình.
Phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cũng như làm bước đà
phát triển cho công nghiệp hóa hiện đại hóa.



×