Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Bai 2 ly thuyet phat trien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.56 KB, 19 trang )

Bài 2. Các lý thuyết Phát triển





1950s - 60s: Lý thuyết hiện đại hoá
1970s: Lý thuyết phụ thuộc
1980s: Lý thuyết kinh tế tân cổ điển.
1990s: Lý thuyết phát triển con người


Lý thuyết hiện đại hoá (1950s-60s)
• Bắt đầu bằng sự phân biệt 2 loại hình xã hội trên thế
giới
– Xã hội công nghiệp phát triển, chiếm 1/5 dân số
– Xã hội kém phát triển, gồm phần còn lại của thế giới

• Nhấn mạnh đến tiến bộ công nghệ và tăng trưởng
kinh tế sẽ làm thay đổi xã hội
– Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và Bắc Mỹ

• Các nước kém phát triển sẽ khắc phục được tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu thông qua sự chuyển giao
công nghệ, vốn và kinh nghiệm của các nước phát
triển


Mô hình của Rostow- Các giai đoạn của
tăng trưởng kinh tế
Rostow cho rằng các nước


đang phát triển ở vào các giai
đoạn thứ nhất và thứ hai

5. Xã hội tiêu dùng quy mô lớn
Phát triển dịch vụ, hàng hoá tốt

Vào năm 1960, nhà kinh tế
học người Mỹ, W. Rostow
cho rằng để trở thành một
nước công nghiệp tiên tiến
phải trãi qua 5 giai đoạn

4. Trưởng thành
Đa dạng hoá, ít phụ thuộc vào nhập khẩu

3. Cất cánh
Công nghiệp hoá, đầu tư, thay đổi chính trị

2. Chuẩn bị các tiền đề để cất cánh
Chuyên môn hoá, thặng dư, hạ tầng

1. Xã hội truyền thống
Tự cung tự cấp, nông nghiệp

Theo lý luận của Rostow,
phát triển chính là thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.


Một số phê phán lý thuyết hiện đại hoá

 Có khuynh hướng xem tiến bộ công nghệ
và phát triển kinh tế mang tính tích cực
 Quan điểm thiển cận về sự phát triển
Phát triển = Phương Tây hoá
Phát triển = Tăng trưởng kinh tế

 Đề cao sự viện trợ của nước ngoài
 Đặt nguyên nhân nghèo đói của thế giới
vào trong chính các xã hội nghèo


Lý thuyết Phụ thuộc và hệ thống
(1970s)
• Phân chia hệ thống thế giới ra làm 3 nhóm
– Các nước Trung tâm
– Các nước Bán ngoại vi
– Các nước Ngoại vi
• Sự phát triển kinh tế của một số xã hội trên thế giới đã và
đang diễn ra bằng cái giá phải trả của các xã hội khác
– Các nước Trung tâm kiểm soát kinh tế, chính trị các
nước ngoại vi
– Tình trạng kém phát triển của các nước ngoại vi xuất
phát từ các nước Trung tâm


Một số phê phán Lý thuyết phụ thuộc
• Xã hội giàu là nguyên nhân gây ra nghèo
đói trên thế giới mang tính chất thái quá
• Quan hệ quốc tế gây phương hại cho các
nước ngoại vi

• Chỉ ra được tại sao các nước kém phát
triển vẫn cứ kém phát triển nhưng không
đề xuất nên thoát khỏi tình trạng đó như
thế nào.


Lý thuyết kinh tế tân cổ điển (1980s)
• Tình trạng kém phát triển ở các nước thế
giới thứ ba bắt nguồn từ nguyên nhân bên
trong
– Nhà nước can thiệp quá nhiều
– Tham nhũng
– Phân bổ tài nguyên không hợp lý

• Đề cao thương mại tự do
• Chính sách điều chỉnh cơ cấu


Một số phê phán
lý thuyết kinh tế tân cổ điển
• Sự thất bại của chính sách điều chỉnh cơ
cấu: Nghèo đói, bệnh tật, mù chữ, nợ gia
tăng
• Nhiều cuộc nổi dậy từ các nước Phương
Bắc và Phương Nam


Bế tắt của Phát triển








Cạn kiệt tài nguyên
Ô nhiễm môi trường
Bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo
Nợ gia tăng
Suy thoái văn hoá
Rạn nứt và khủng hoảng các giá trị tinh thần


Tăng khoảng cách thu nhập
• Khoảng cách về thu nhập của các nước giàu và
các nước nghèo
Năm
20% dân số giàu nhất so với
20% dân số nghèo nhất
1960
20:1
1980
46:1
1989
60:1
1999
74:1


Theo thống kê của Liên hợp quốc, số nước

nghèo trên thế giới ngày càng gia tăng
Năm
Số quốc gia nghèo
– 1971
24
– 1981
31
– 1990
43
– 2008
50
(Chiếm ¼ tổng số quốc gia trên toàn cầu)


Chênh lệch về thu nhập bình quân
đầu người (USD)
Năm

Nước
nghèo

Nước
giàu

Chênh
lệch

1950

164


3.841

3.677

1980

245

9.648

9.403

2001

430

26.710

26.830

2005

580

35.131

34.551



GDP và GNP

• GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội)
là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một
khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Giá trị này
có thể được tạo ra bởi các công ty nước ngoài hay trong
nước, miễn là trong lãnh thổ của quốc gia đó.
• GNP (Gross National Product - Tổng sản phẩm quốc dân) là
một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một
đất nước. Là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối
cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong
một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài
chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).
• GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát
triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó


GDP
• Đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới
như một chỉ số đánh giá sự phát triển kinh tế.
– Đánh đồng GDP với tiến bộ xã hội

• GDP không bao hàm chất lượng cuộc sống
• Không phản ánh được sự phân bố bình quân đầu
người một cách trung thực ở những quốc gia có
mức chênh lệch giàu nghèo cao


Chỉ số phát triển con người

(Human Development Index - HDI)
• Là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ
lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của
các quốc gia trên thế giới.
• HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát
triển của một quốc gia.
• Chỉ số HDI được phát triển bởi một kinh tế gia
người Pakistan là Mahbub ul Haq vào năm 1990.


HDI
• HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con
người, được Liên Hiệp Quốc sử dụng để xếp hạng
các quốc gia theo chất lượng cuộc sống
• Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo
ba tiêu chí sau:
• Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh,
đo bằng tuổi thọ trung bình.
• Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ
và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung
học, đại học).
• Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu
người.


Phát triển con người chính là, và
phải là, sự phát triển mang tính
nhân văn. Đó là sự phát triển vì
con người, của con người và do
con người.



Chỉ số phát triển con người
(Human Development Index - HDI)
• Là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu
nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân
tố khác của các quốc gia trên thế giới.
• HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự
phát triển của một quốc gia.
• Chỉ số HDI được phát triển bởi một kinh tế
gia người Pakistan là Mahbub ul Haq vào
năm 1990.


5 đặc trưng của quan điểm phát triển
con người:
 Con người là trung tâm của sự phát triển.
 Người dân vừa là phương tiện vừa là mục
tiêu của phát triển.
 Việc nâng cao vị thế của người dân(bao
hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến).
 Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi
người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân tộc,
giới tính, quốc tịch...
 Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân
về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×