Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

PHÂN TÍCHĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.96 KB, 86 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
---------------------------------

HOÀNG VĂN SƠN

PHÂN TÍCH-ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN
CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN

Chuyên ngành: Quản lý năng lượng
Mã số: 6 0 3 4 0 4 1 6

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Lê Anh Tuấn

Hà Nội, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Anh Tuấn. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, 31 tháng 3 năm 2014
Tác giả
Hoàng Văn Sơn

.



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình theo học chương trình cao học quản lý năng lượng của
Trường Đại học Điện lực Hà Nội và nhất là trong thời gian nghiên cứu, hoàn
thiện luận văn ngày hôm nay là kết quả của một quá trình học tập cùng với sự
say mê và dày công nghiên cứu của bản thân mình, nhưng để tôi có được kết
quả này là nhờ sự giảng dạy, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô Trường Đại
học Điện lực và sự ủng hộ của các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại học và các
giảng viên Trường Đại học Điện lực đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong khóa học và trong quá trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Anh Tuấn, người đã tận tình hướng
dẫn tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp
Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Công ty Điện Lực Long Biên nơi
tôi công tác để hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ tôi
trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, 31 tháng 3 năm 2014
Tác giả
Hoàng Văn Sơn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN

HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI................................................................. 3
1.1. Khái niệm về quản lý vận hành lưới điện phân phối ................................. 3
1.1.1. Khái niệm về lưới điện phân phối .................................................... 3
1.1.2. Một số thiết bị chủ yếu trên lưới điện phân phối ............................. 4
1.1.3. Khái niệm về quản lý vận hành lưới điện phân phối ....................... 4
1.2. Nội dung Công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối ........................ 5
1.2.1. Quy định công tác kiểm tra sửa chữa củng cố lưới điện, thí
nghiệm định kỳ ............................................................................... 5
1.2.2 Quy định về điều tra, xử lý sự cố ...................................................... 6
1.2.3. Quy định về quản lý vận hành đường dây trung thế ........................ 8
1.2.4. Quy định về quản lý vận hành Trạm biến áp phân phối ................ 10
1.2.5. Quy định về quản lý vận hành lưới điện hạ thế.............................. 12
1.2.6. Nội dung hoạt động quản lý kỹ thuật phục vụ công tác quản lý
vận hành ........................................................................................ 13
1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác Quản lý vận hành ............................ 16
1.3.1. Chỉ tiêu về suất sự cố...................................................................... 16
1.3.2. Chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện .............................................. 17
1.3.3. Chỉ tiêu tổn thất điện năng của lưới điện phân phối ...................... 20
1.4. Ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện phân phối ........ 21
1.5. Kết luận Chương I .................................................................................... 21


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VẬN HÀNH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN .......................... 23
2.1. Giới thiệu về Công ty Điện lực Long Biên .............................................. 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................. 23
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty Điện Lực Long Biên – Tổng
Công ty Điện lực TP Hà Nội......................................................... 24
2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Điện lực Long Biên ........... 24
2.1.4. Cơ cấu nhân lực .............................................................................. 26

2.1.5. Tình hình kinh doanh điện năng ..................................................... 27
2.1.6. Hệ thống lưới điện thuộc phạm vi quản lý của Công ty Điện
lực Long Biên................................................................................ 28
2.2. Thực trạng và hiệu quả của công tác quản lý vận hành lưới điện tại
Công ty Điện lực Long Biên ........................................................................... 30
2.2.1. Đánh giá một số tiêu chí hiệu quả của công tác quản lý vận
hành lưới điện tại Điện lực Long Biên ......................................... 30
2.2.2. Phân tích thực trạng công tác kiểm tra sửa chữa củng cố lưới
điện và thí nghiệm định kỳ ........................................................... 35
2.2.3. Phân tích công tác điều tra, xử lý sự cố.......................................... 37
2.2.4. Phân tích công tác quản lý vận hành đường dây trung thế ............ 39
2.2.5. Phân tích công tác quản lý vận hành trạm biến áp phân phối ........ 40
2.2.6. Phân tích công tác quản lý vận hành khu vực hạ thế ..................... 42
2.2.7. Phân tích công tác quản lý kỹ thuật phục vụ công tác quản lý
vận hành lưới điện......................................................................... 44
2.2.8. Phân tích vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý
vận hành lưới điện......................................................................... 47
2.3. Kết luận chương II ................................................................................... 48


CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN TẠI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN .......................................................... 51
3.1. Mục tiêu công tác quản lý vận hành lưới điện tại Công ty Điện lực
Long Biên ........................................................................................................ 51
3.2.Các giải pháp nâng hiệu quả quản lý vận hành lưới điện ......................... 52
3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................... 52
3.2.2.Xây dựng mô hình quản lý hiệu quả ............................................... 57
3.2.3. Áp dụng công nghệ mới trong vận hành lưới điện ......................... 60
3.2.4. Áp dụng hệ thống thông tin địa lý .................................................. 62

3.2.5. Hoàn thiện lưới điện của Quận Long Biên..................................... 65
3.2.6. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ..................................... 69
3.2.7. Hoàn thiện định mức cho hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật
của Công ty ................................................................................... 70
3.2.8. Nâng cao hiệu quả quản lý thông qua giảm chi phí quản lý .......... 71
3.3. Kết luận chương III .................................................................................. 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 75
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 77


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. Công ty

Công ty Điện lực Long Biên

2. EVN HANOI

Tổng Công ty Điện lực TPHà Nội

3. EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

4. PKT

Phòng kỹ thuật

5. Đội QLĐ


Đội Quản lý điện

6. MBA

Máy biến áp

7. ĐDK

Đường dây trên không

8. CBCNV

Cán bộ công nhân viên

9.CMIS

Hệ thống thông tin quản lý khách hàng
(Customer Mangement Information System)

10. IEEE

Viện kỹ sư điện và điện tử
(Insititute of Electrical and Electronic Engineers).

12. GIS

Hệ thống thông tin địa lý
(Geographic Information System)

13. OMS


Hệ thống quản lý mất điện

14. QLKH

Quản lý khách hàng

15. QLKH F9

Quản lý khách hàng sử dụng điện qua máy biến áp chuyên dụng

16. QLVH

Quản lý vận hành

17. QLKT

Quản lý kỹ thuật

18. RMU

Ring Main Unit

19. SAIDI

Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối
(System Average Interruption Duration Index).

20. SAIFI


Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối
(System Average Interruption Frequency Index).

21. MAIFI

Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình lưới điện phân phối
(Momentary Average Interruption Frequency Index).

22. SI

Cầu chì tự rơi

23.TBA

Trạm biến áp


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Quy định về thời hạn thí nghiệm định kỳ các thiết bị và
phụ kiện ......................................................................................... 10
Bảng 1.2. Quy định thời hạn thí nghiệm định kỳ các thiết bị trong trạm
biến áp ............................................................................................ 12
Bảng 1.3 Quy định về thời hạn thí nghiệm định kỳ đường trục hạ thế ............... 13
Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi .......................................................... 27
Bảng 2.2 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện
Lực Long Biên giai đoạn (2009-2013) .......................................... 27
Bảng 2.3: Khối lượng đường dây trung thế Quận Long Biên ........................ 28
Bảng 2.4: Khối lượng đường dây hạ thế Công ty Điện lực Long Biên
quản lý ............................................................................................ 29

Bảng 2.5 Chỉ số độ tin cậy lưới điện phân phối - Quý 3 năm 2013 .............. 33
Bảng 2.6 Bảng so sánh chỉ số tin cậy với các Công ty .................................. 34

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Long Biên.................................... 25
Hình 3.1: Mô hình ISO 9001:2008 ................................................................. 58


MỞ ĐẦU
a. Lý do chọn đề tài
Điện năng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi
Quốc gia, cung cấp điện cho các ngành nghề khác có thể tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh Điện năng phải được cung cấp an toàn, ổn định, liên tục
đảm bảo cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác cũng như sinh hoạt của
nhân dân. Theo mục đích quản lý vận hành thì lưới điện được phân thành
lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối. Các Công ty Điện lực nói chung
chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện phân phối để kinh doanh điện
năng trên địa bàn mình quản lý.
Công ty Điện lực Long Biên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực TP Hà
Nội có nhiệm vụ đảm bảo điện phục vụ chính trị - an ninh - quốc phòng, văn
hóa xã hội và phát triển kinh tế của Quận Long Biên TP Hà Nội, quản lý vận
hành an toàn lưới điện từ 35kV đến 0,4kV; cung cấp điện năng và kinh doanh
điện năng trên phạm vi Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội. Do đó, công
tác quản lý vận hành lưới điện phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt
động của Công ty Điện lực Long Biên, ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công
của Công ty và cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động của Công ty,
ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng của Công ty.
Xuất phát từ thực tế nêu trên và qua thời gian làm việc tại Công ty Điện
lực Long Biên - Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, qua việc nghiên cứu
lý luận và thực tiễn tôi đã chọn đề tài : “Phân tích - Đề xuất một số giải pháp

nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện - Công ty Điện lực Long Biên”.
b. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
Phân tích thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện tại Công ty
Điện lực Long Biên. Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, luận văn tìm ra một

1


số nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý vận hành lưới điện hiện nay
và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành
lưới điện của Công ty Điện lực Long Biên.
c. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện
- Công ty Điện lực Long Biên
d. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hiệu quả quản lý vận hành lưới
điện tại Công ty Điện lực Long Biên. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên
cứu thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện tại Công ty Điện lực Long
Biên và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt kỹ thuật của công tác quản lý
vận hành.
e. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích số liệu quá khứ,
sau đó phân tích tổng hợp đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu và đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện.
f. Dự kiến những đóng góp của luận văn
Luận văn hệ thống hóa những quy định về quản lý vận hành lưới điện
phân phối. Phân tích thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện tại Công
ty Điện lực Long Biên, phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác
quản lý vận hành lưới điện tại Công ty Điện lực Long Biên. Luận văn đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện tại Công

ty Điện lực Long Biên.

2


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

1.1. Khái niệm về quản lý vận hành lưới điện phân phối
1.1.1. Khái niệm về lưới điện phân phối
Lưới điện nói chung được phân ra thành lưới điện truyền tải và lưới
điện phân phối, luận văn phân tích, đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý vận hành lưới điện thuộc Công ty Điện lực Long Biên chỉ xét đến công tác vận hành trong lưới điện phân phối. Lưới điện phân
phối là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm biếnáp có cấp điện
áp từ 35kV trở xuống. Lưới điện phân phối là khâu cuối cùng của hệ
thống điện, đưa điện năng trực tiếp tới hộ sử dụng điện. Nguồn cấp điện
chính cho lưới phân phối hiện nay là từ các thanh cái phía hạ áp của các
trạm 110kV. Phụ tải của lưới điện phân phối đa dạng và phức tạp, các phụ
tải sinh hoạt, kinh doanh, dịch vụ đa phần cùng trong một hộ phụ tải và hệ
số đồng thời nhỏ, lưới phân phối có thể phân chia ra hai hệ thống lưới
riêng để thuận tiện cho quản lý và vận hành, đó là: lưới phân phối trung
áp và lưới phân phối hạ áp.
Trong thực tế vận hành, ta có thể định nghĩa vận hành có 3 chế độ vận
hành của thiết bị trong lưới phân phối điện, đó là: chế độ bình thường, chế độ
không bình thường và chế độ sự cố. Khi lưới phân phối bị sự cố thì phải
nhanh chóng loại trừ sự cố, ngăn ngừa sự cố phát triển làm tổn hại đến con
người và thiết bị, phải nhanh chóng khôi phục lại điện và đảm bảo chất lượng
điện năng (tần số, điện áp).


3


1.1.2. Một số thiết bị chủ yếu trên lưới điện phân phối
Lưới điện phân phối bao gồm các đường dây trung thế, các trạm biến
áp phân phối và đường dây hạ thế, ngoài ra, còn các thiết bị phụ trợ khác như
cầu dao phụ tải, cầu chì tự rơi, tủ RMU, chống sét oxit kim loại, recloser…
Trong đó, phần đường dây trung thế gồm các đường dây nổi và cáp ngầm bao
gồm những bộ phận công trình như: dây dẫn, cáp ngầm, dây chống sét, cột
điện, xà, vật liệu cách điện, tiếp địa, móng cột, dây néo cột, móng néo, kè, hệ
thống biển báo, máy cắt, recloser, cầu dao và các phụ kiện khác…được tính từ
cáp xuất tuyến của các tủ máy cắt Trạm biến áp trung gian hoặc sau ranh giới
đo đếm giữa các Công ty Điện lực đến hàm trên của cầu dao/cầu chì tự rơi
xuống máy biến áp, trạm biến áp phân phối là trạm điện có máy biến áp lực
biến đổi điện áp sơ cấp từ điện áp từ 1kV đến 35kV sang điện áp thứ cấp có
điện áp nhỏ hơn 1000V, đường dây hạ thế gồm các đường dây nổi và ngầm có
điện áp nhỏ hơn 1000V.
1.1.3. Khái niệm về quản lý vận hành lưới điện phân phối
Công ty Điện lực quản lý toàn bộ hệ thống lưới điện phân phối bao
gồm đường dây trung thế, trạm biến áp, các thiết bị bảo vệ, đóng cắt và đo
lường và lưới điện hạ thế bao gồm đường dây hạ thế và toàn bộ khách hàng
sử dụng điện. Công ty Điện lực kinh doanh điện năng dựa trên việc phân
phối điện đến khách hàng sử dụng điện với mục tiêu là vận hành lưới điện
một cách tối ưu để cung cấp điện cho khách hàng mà vẫn đảm bảo các chỉ
tiêu về chất lượng điện năng. Công ty Điện lực là nơi quản lý các hồ sơ kỹ
thuật và thông tin về tình hình cấp điện các trạm biến áp trung gian, trạm
biến áp phân phối, lưới điện hạ thế trong Công ty Điện lực, là đơn vị quản lý
kỹ thuật & vận hành lưới trung thế, hạ thế các trạm biến áp phân phối
(35/0,4kV; 22/0,4kV);


4


1.2. Nội dung Công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối
1.2.1. Quy định công tác kiểm tra sửa chữa củng cố lưới điện, thí nghiệm
định kỳ
Kiểm tra sửa chữa củng cố lưới điện là toàn bộ công tác kiểm tra
định kỳ, kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện sớm các khiếm khuyết, các hiện
tượng bất thường trên lưới điện để kịp thời tổ chức sửa chữa củng cố lưới
điện đảm bảo an toàn vận hành giảm thiểu suất sự cố. Để thống nhất thời
gian và tiến độ công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất và thí nghiệm
định kỳ hàng năm thì ngay từ đầu năm các đơn vị quản lý vận hành là
Phòng Điều độ vận hành, đội quản lý khách hàng F9 (khách hàng sử dụng
điện qua máy biến áp chuyên dụng) và các đội Quản lý khách hàng phải lập
xong bản đăng ký kế hoạch kiểm tra định kỳ và được Giám đốc phê duyệt.
Căn cứ kế hoạch các đơn vị đăng ký, Công ty sẽ chỉ đạo các đơn vị thực
hiện đúng kế hoạch đề ra. Khi có kết quả kiểm tra, thí nghiệm đường dây
và Trạm biến áp, toàn bộ các tồn tại phát hiện được phòng, đội quản lý vận
hành tổng hợp trình Giám đốc; bảng tổng hợp tồn tại phải nêu đầy đủ tình
trạng vận hành hiện tại, phương án khắc phục tồn tại, thời gian dự kiến
thực hiện, giá trị tạm tính…
Trong thực tế, việc tổ chức sửa chữa củng cố lưới điện được thực hiện
tùy thuộc vào tính cấp thiết như sau: đối với các trường hợp đe dọa sự cố thì
tổ chức thực hiện ngay theo quy trình xử lý sự cố lưới điện; đối với hạng mục
công việc nhỏ, các công việc cần thực hiện để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra
thì thực hiện theo quy trình lập và thực hiện phương án sửa chữa thường
xuyên nhằm kịp thời sửa chữa khắc phục các khiếm khuyết, các hiện tượng
bất thường trên lưới điện đảm bảo an toàn vận hành và kinh doanh bán điện;
đối với hạng mục công việc lớn, thời gian xử lý kéo dài thì thực hiện theo quy
trình sửa chữa lớn.


5


Công tác thí nghiệm định kỳ được thực hiện đối với các vật tư thiết bị
trên lưới điện theo yêu cầu của từng loại thiết bị. Yêu cầu chung đối với công
tác kiểm tra và thí nghiệm định kỳ đó là: kế hoạch kiểm tra và thí nghiệm
được lập đầy đủ hợp lý, thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch, có đầy đủ biên
bản thí nghiệm, lập đầy đủ sổ sách theo dõi và được cập nhật thường xuyên và
theo dõi khắc phục các tồn tại.
1.2.2 Quy định về điều tra, xử lý sự cố
Trong công tác điều tra và xử lý sự cố được thực hiện theo nguyên tắc: Áp
dụng biện pháp phù hợp để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn ngừa sự cố lan
rộng, tiếp theo nhanh chóng khôi phục lại đường dây, trạm biến áp cấp điện cho
khách hàng. Để thực hiện nhanh chóng và đầy đủ, các trưởng ca và công nhân
tham gia xử lý sự cố phải nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị đã được
tách ra khi sự cố, phân tích hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian khôi phục, thêm
vào đó, nhân viên vận hành phải tuân thủ các quy định, quy chuẩn, quy phạm
chuyên ngành. Ngoài ra, khi có sự cố về đường dây trung thế và trạm biến áp,
Trưởng ca phải báo cáo với lãnh đạo Phòng Điều độ và Giám đốc biết, đề xuất
bổ sung vật tư, phương tiện và lực lượng tham gia xử lý sự cố…, thông báo cho
các đơn vị quản lý vận hành thiết bị biết để phối hợp xử lý sự cố.
Đối với mọi sự cố xảy ra trên lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn
vị nào thì đơn vị đó phải báo cáo nhanh với Trung tâm Điều độ - Thông tin và
chịu sự chỉ đạo của Điều độ viên ca đương sự nhằm khắc phục sự cố theo quy
định. Nội dung của báo cáo nhanh gồm có: thời gian xảy ra sự cố, nêu tóm
tắt diễn biến của sự cố, dự báo sơ bộ nguyên nhân sự cố, mức độ hư hỏng, sơ
bộ thiệt hại… người hoặc đơn vị gây ra sự cố, dự kiến biện pháp khắc phục và
thời gian xử lý sự cố.
Mỗi sự cố cũng như hiện tượng bất thường xảy ra phải được điều tra

xem xét cẩn thận, tìm ra nguyên nhân để khắc phục và ngăn ngừa vi phạm tái
6


diễn. Việc điều tra sự cố được bắt đầu ngay sau khi vụ việc xảy ra và kết
thúc trong thời hạn không quá 48 giờ. Trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời
gian điều tra thì do Tổng Giám đốc Tổng Công ty quyết định. Việc phân đoạn
xử lý sự cố để tách các phần tử sự cố hoặc thay thế chúng vẫn phải được tiến
hành bình thường theo Quy định điều độ và Quy định xử lý sự cố nhằm nhanh
chóng cấp lại điện cho khách hàng và đảm bảo sự vận hành ổn định của lưới
điện. Các sự cố cấp III do đơn vị quản lý trực tiếp thực hiện (Tổng Công ty có
thể cử đoàn điều tra của Tổng Công ty thực hiện nếu xét thấy cần thiết).
Trong trường hợp có những điểm chưa thống nhất, đơn vị quản lý có quyền
bảo lưu ý kiến trong biên bản điều tra và báo cáo Tổng Giám đốc xem xét
nhưng vẫn phải thực hiện các biện pháp giải quyết của đoàn điều tra sự cố của
Tổng Công ty đã nêu ra. Đối với các sự cố cấp III tuỳ theo tính chất, mức độ
thiệt hại, hậu quả của từng sự cố cụ thể gây nên mà Tổng Công ty yêu cầu
đơn vị xảy ra sự cố phải gửi biên bản điều tra về Tổng Công ty trong trường
hợp xét thấy cần thiết. Thời hạn gửi biên bản không chậm quá 72 giờ sau khi
kết thúc điều tra, biên bản điều tra sự cố cấp III do đơn vị quản lý lưu giữ theo
quy định. Thành phần của đoàn điều tra sự cố của đơn vị quản lý tương
đương như đoàn của Tổng Công ty nhưng do Phó Giám đốc kỹ thuật đơn vị
làm trưởng đoàn. Trong trường hợp cần thiết có thể mời thêm các thành viên
trong thành phần của đoàn điều tra Tổng Công ty.
Quy định việc thống kê, báo cáo sự cố: Đối với tất cả các sự cố
cũng như hiện tượng bất thường trong vận hành xảy ra trong phạm vi quản
lý của các đơn vị đều phải được ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác vào
Sổ theo dõi thống kê sự cố (không quá 24 giờ kể từ khi sự cố xảy ra). Lưu
giữ biên bản Điều tra sự cố theo quy định. Các báo cáo về sự cố và hiện
tượng bất thường thực hiện theo quy định hiện hành của Tổng Công ty, số

liệu thống kê đầy đủ, chính xác, nêu được đầy đủ tỉ mỉ các nguyên nhân sự
7


cố. Phải có giải pháp phù hợp với nguyên nhân, phải có sổ thống kê sự cố
trung, hạ thế theo quy định và được cập nhật đầy đủ thường xuyên (cập
nhật không chậm quá 24h). Ngoài ra, công tác phân tích, đánh giá và điều
tra tìm nguyên nhân gây sự cố và biện pháp khắc phục, có danh mục và có
đầy đủ biên bản điều tra các vụ sự cố.
1.2.3. Quy định về quản lý vận hành đường dây trung thế
Công tác quản lý vận hành đường dây trung thế nhằm nắm bắt thông tin
vận hành của toàn bộ các thiết bị vật tư đang vận hành trên lưới điện: tần suất
kiểm tra, nội dung kiểm tra.
a. Tần suất kiểm tra
Tần suất kiểm tra đường dây trung thế được quy định chặt chẽ và đan
xen nhau, đảm bảo cho toàn bộ các đường dây và phụ kiện trên đường dây
trung thế được kiểm tra thường xuyên. Các loại hình kiểm tra và tần suất kiểm
tra đối với đường dây trung thế được quy định như sau:
- Kiểm tra định kỳ ngày (1 tháng/1 lần): với mục đích nắm vững
thường xuyên tình trạng vận hành đường dây và những biến động phát sinh.
- Kiểm tra định kỳ đêm (3 tháng/1 lần): thực hiện vào ban đêm, vào
giờ cao điểm.
- Kiểm tra kỹ thuật (6 tháng/1 lần): thực hiện vào ban ngày, tập trung
kiểm tra chất lượng của các bộ phận chủ yếu trên đường dây: cột, xà, phụ
kiện, cách điện, dây dẫn, chống sét, kè, móng…Cần chú trọng kiểm tra những
đường dây có suất sự cố lớn, nhiều tồn tại và những đường dây cần đưa vào
kế hoạch sửa chữa lớn.
- Kiểm tra dự phòng: được thực hiện theo hạng mục do nhiệt độ mối
nối và tiếp xúc lèo với 2 thời hạn kiểm tra: kiểm tra bình thường (1 năm/1


8


lần) và kiểm tra đặc biệt (3 tháng/1 lần khi đường dây đang quá tải hoặc
nhiệt độ mối nối lớn hơn nhiệt độ dây dẫn 15oC).
- Kiểm tra tăng cường nhằm kiểm tra phát nhiệt mối nối, vi phạm hành
lang lưới điện, độ trùng võng dây và các hiện tượng bất thường khác. Đối với
loại hình kiểm tra này thực hiện 5 ngày/1 lần vào ban ngày và thực hiện 2
tuần/1 lần vào ban đêm.
b. Nội dung kiểm tra
Trong quá trình tiến hành kiểm tra, nhân viên kiểm tra phải đảm bảo
số lượng biên bản kiểm tra, ghi đầy đủ các hạng mục của biên bản kiểm tra
yêu cầu.
 Kiểm tra định kỳ ngày - Các nội dung kiểm tra chính:
- Hành lang bảo vệ đường dây: tình hình cây cối trong và ngoài hành
lang, công trình nhà cửa mới xây dựng hoặc cải tạo trong hành lang, các công
trình nhà cửa đang tiến hành sửa chữa gần đường dây có nguy cơ gây sự cố
cho đường dây, tình hình dọc hành lang đường cáp ngầm có gì bất thường, có
bị đào bới ảnh hưởng đến đường cáp, nhà cửa công trình có xây đè lên đường
cáp hay không.
- Cột, xà: tình trạng cột có bị cong vênh, nứt, biến dạng, các cột thừa
không sử dụng chưa nhổ bỏ, các móng cột có bị lún, sói lở, tình trạng bất
thường của đất khu vực xung quanh chân cột, dây néo cột có bị chùng, bị mất,
gỉ ăn mòn hay không, tình trạng xà có bị vếch, xoay, cong, biến dạng, xà thừa
chưa tháo dỡ, các biển báo trên cột có bị mờ hay mất hay không.
- Dây dẫn và phụ kiện: dây dẫn có bình thường hay bị tổn thương (
tước, xây xát, đứt 1 số sợi), dây dẫn có vật lạ bám vào không, có bị xoắn, dây
dẫn có bị chùng võng không, khoảng cách dây dẫn có đảm bảo theo quy định,
chống sét trên đường dây có bị vỡ, còn làm việc được không, vỏ bọc cách
điện của cáp treo, dây bọc cao thế có bị lão hóa, nứt, sùi cách điện.

9


- Sứ cách điện: kiểm tra xem sứ có bị rạn, nứt, vỡ bụi bẩn, tình trạng sứ
bị phóng điện mặt ngoài, bị cháy xém, ty sứ có bị gỉ, nghiêng quá 45 độ.
- Kết cấu tiếp địa: còn hay mất, dây tiếp địa có bị gỉ đứt, những vị trí
tiếp địa nào chưa được hàn còn bắt bulông, các mối hàn có bị bong không.
- Các thiết bị đóng cắt trên đường dây: Tình trạng các dao cách ly, cầu
chì tự rơi, dao phụ tải, recloser còn tốt hay có gì bất thường hư hỏng.
 Kiểm tra định kỳ đêm tiến hành với các nội dung kiểm tra chính:
- Kiểm tra sự phát nhiệt của dây dẫn, của các mối nối dây dẫn, nối lèo,
khóa giữ dây.
- Hiện tượng phóng điện bất thường ở đường dây, âm thanh bất thường
của đường dây và phát hiện nguy cơ phát sinh đe dọa đến vận hành an toàn
của đường dây.
c. Quy định về thí nghiệm định kỳ
Thời hạn thí nghiệm định kỳ các thiết bị và phụ kiện của đường dây
trung thế được quy định theo bảng 1.1.
Bảng 1.1. Quy định về thời hạn thí nghiệm định kỳ các thiết bị và
phụ kiện
STT

Tên thiết bị, phụ kiện

1

Chống sét, tiếp địa

2


Sứ cách điện

3

Biến dòng điện, biến điện áp

Thời hạn thí nghiệm định kỳ

Ghi chú

2 năm / 1 lần
Theo quy định vệ sinh sứ
2 năm / 1 lần

1.2.4. Quy định về quản lý vận hành Trạm biến áp phân phối
a. Tần suất kiểm tra
- Kiểm tra định kỳ đêm: Đối với tất cả các chủng loại trạm biến áp
phân phối, thời hạn kiểm tra là đêm 03 tháng 1 lần vào giờ cao điểm tối.

10


- Kiểm tra bất thường: Thời hạn kiểm tra được thay đổi, bổ sung đối
với một số trường hợp như trước và sau khi có lụt bão, trước các dịp lễ, Tết.
Khi đó sẽ kiểm tra các trạm biến áp mỗi ngày 01 lần trong các trường hợp
sau: máy biến áp quá tải (kiểm tra vào thời điểm tải cao nhất), trạm biến áp có
dấu hiệu bất thường.
- Kiểm tra tổng thể: Định kỳ 6 tháng cán bộ kỹ thuật của Công ty Điện
lực kiểm tra tất cả những Trạm biến áp đã phát hiện tồn tại nhưng chưa xử lý
và xác suất một số Trạm biến áp.

- Kiểm tra sự cố: Đối với trường hợp sự cố lưới điện, thực hiện kiểm
tra trạm biến áp ngay sau khi xảy ra sự cố, xác định nguyên nhân gây ra sự cố
và khắc phục kịp thời.
b. Nội dung kiểm tra
Công nhân kiểm tra phải đảm bảo số lượng biên bản kiểm tra trạm biến
áp, ghi đầy đủ các hạng mục của biên bản kiểm tra yêu cầu.
- Kiểm tra ban ngày: Việc kiểm tra ngày đối với trạm biến áp nhằm
mục đích xác định tình trạng của các thiết bị trong trạm biến áp, những sai
hỏng phát sinh trong quá trình vận hành. Do đó cần kiểm tra kỹ và lập
biên bản kiểm tra theo đúng mẫu về các thiết bị chính như: máy biến áp,
dao cách ly, cầu chì tự rơi, chống sét van, sứ cách điện, áptômát, tiếp đất
làm việc, tiếp đất an toàn, thiết bị đo đếm, tủ điện hạ thế, các kết cấu cột,
xà, giá đỡ và các kết cấu xây dựng, cửa lưới chống chim chuột, cửa trạm
có bị thủng, mất…
- Kiểm tra ban đêm: Kiểm tra sự phát nhiệt của các đầu cốt đấu
vào thiết bị, hiện tượng phóng điện các mối nối dây dẫn dây lèo, tiếng
kêu bất thường của MBA, kiểm tra sự bất thường của Trạm biến áp đe
dọa gây sự cố.

11


c. Quy định về thí nghiệm định kỳ
Thời hạn thí nghiệm định kỳ các thiết bị và phụ kiện trong trạm biến áp
được quy định theo bảng 1.2. Đối với từng chủng loại thiết bị thì thời hạn cần
phải thí nghiệm kiểm tra chất lượng vận hành cũng khác nhau, do đó phải căn
cứ vào từng chủng loại thiết bị mà đặt kế hoạch cho việc thí nghiệm.

Bảng 1.2. Quy định thời hạn thí nghiệm định kỳ các thiết bị trong
trạm biến áp

STT
1
2
3
4
5
6

Tên thiết bị, phụ kiện
Máy biến áp
Tiếp địa trạm
Chống sét trạm
Áp tô mát trạm
Các tủ cầu dao, tủ RMU
Sứ cách điện

Thời hạn thí nghiệm định kỳ
1 năm / 1 lần
1 năm/1 lần
1 năm / 1 lần
4 năm/1 lần
2 năm/1 lần
theo quy định vệ sinh sứ

Ghi chú

1.2.5. Quy định về quản lý vận hành lưới điện hạ thế.
Đối với các đường dây hạ thế 0,4kV có phân công cụ thể khu vực quản
lý và kế hoạch kiểm tra định kỳ ngày và đêm, hàng năm có kế hoạch thay
công tơ định kỳ, kẹp chì, niêm phong, booc hòm công tơ. Để đảm bảo cho

đường dây hạ thế vận hành an toàn, đối với tiếp địa lặp lại đường dây hạ thế
và tiếp địa hòm công tơ thì 4 năm phải đo lại 1 lần, nếu trị số lớn hơn 10Ω
phải kiểm tra và đóng bổ sung cọc tiếp địa.
b. Tần suất kiểm tra
Tần suất kiểm tra định kỳ và bất thường đối với đường dây hạ thế
0,4kV được quy định theo bảng1. 3.

12


Bảng 1.3 Quy định về thời hạn thí nghiệm định kỳ đường trục hạ thế
STT

Loại hình

Kiểm tra

kiểm tra

Ngày - đêm

1

Kiểm tra định kỳ

2

Kiểm tra tăng cường

Đường dây vận

hành bình
thường

Đoạn đường dây
vận hành quá tải

Ngày

1 tháng/1 lần

1tuần/1lần

Đêm

3 tháng/1 lần

1tháng/1lần

Ngày

5 ngày/1lần

Đêm

2 tuần/1lần

c. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra ban ngày: Trong quá trình kiểm tra đường dây hạ thế 0,4kV,
cần xác định rõ và ghi chép đầy đủ các nội dung biên bản kiểm tra yêu cầu về
các nội dung như sau: hành lang tuyến đường dây hạ thế, cột điện có bị

nghiêng, gãy đổ biến dạng, tình trạng cột, kiểm tra kết cấu xà, giá đỡ có bị
cong vênh, gỉ, các phụ kiện sứ đỡ, phụ kiện của cáp, kiểm tra các hòm công tơ
có bị nghiêng, thủng, vỡ, mất khóa, niêm phong.
- Kiểm tra ban đêm: các nội dung kiểm tra đường dây hạ thế vào ban
đêm còn xác định rõ thêm về sứ cách điện (vỡ, nứt, phóng điện), có tiếng kêu
khác thường, phóng điện, kiểm tra dây dẫn có bị đứt sợi, các vật lạ bám vào
dây dẫn, hiện tượng phát nhiệt các mối nối, hiện tượng chạm chập, phóng
điện. Ngoài ra, cần xác định hòm công tơ có bị nghiêng, thủng, vỡ, mất khóa,
có hiện tượng phóng điện trong hòm công tơ.

1.2.6. Nội dung hoạt động quản lý kỹ thuật phục vụ công tác quản lý vận hành
Công ty Điện lực là nơi giải đáp khách hàng về tình hình cấp điện &
các dịch vụ liên quan đến cấp điện cho khách hàng, là đầu mối quản lý, thống
kê lưu trữ các thông tin về tình hình cấp điện của Công ty Điện lực như lịch
cắt điện theo kế hoạch, cắt điện sự cố, tình hình quá tải và sự cố đường dây

13


cao, trung, hạ thế, trạm biến áp phân phối… Ngoài ra, Công ty Điện lực có
trách nhiệm báo cáo định kỳ tháng, quý, năm về tình hình vận hành và sự cố
lưới điện cao thế - trung thế - hạ thế…; các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu
liên quan đến cấp điện, các đội quản lý khách hàng là đơn vị quản lý - vận
hành các trạm biến áp phân phối (35/0,4kV; 22/0,4kV); trạm biến áp trung
gian trong phạm vi được Công ty Điện lực giao quyền quản lý.
Các Đội quản lý khách hàng quản lý các hồ sơ kỹ thuật và thông tin về
tình hình cấp điện thông số vận hành đường dây hạ thế và các thiết bị, phần tử
đặt trên lưới điện hạ thế 0,4kV thuộc tài sản của Công ty Điện lực, có trách
nhiệm cung cấp thông số vận hành các trạm biến áp phân phối, trạm biến áp
trung gian khi lãnh đạo có yêu cầu và chịu sự chỉ huy điều hành thao tác trên

các thiết bị thuộc quyền điều khiển của Phòng Điều độ - Vận hành.
Các Đội quản lý khách hàng có trách nhiệm báo cáo về Phòng kỹ thuật về
khối lượng, số lượng và tình trạng thiết bị đang quản lý vận hành, thí nghiệm
thực hiện theo chương trình Quản lý kỹ thuật từng năm (QLKT), Phòng Điều độ
vận hành, Đội quản lý khách hàng phối hợp cùng Phòng Kỹ thuật và các đơn vị
liên quan xây dựng “Chương trình Quản lý kỹ thuật theo năm” có tiến độ cụ thể,
tỷ mỷ và đặc biệt lưu ý đến chương trình giảm suất sự cố các đường dây có suất
sự cố cao, cũ gần đầy hoặc quá tải, lịch tiết giảm điện (nếu có).
a. Nội dung chương trình Quản lý kỹ thuật theo từng năm
Chương trình quản lý kỹ thuật bao gồm nhiều hạng mục kế hoạch thực
hiện vào năm tiếp theo nhằm đảm bảo công tác Kỹ thuật hoàn thiện hơn, các
nội dung chính gồm có: chương trình giảm suất sự cố và nâng cao độ tin cậy
lưới điện, kế hoạch củng cố tiếp địa đường dây trung thế; chương trình xử lý
độ cao dây dẫn vượt đường; chương trình vệ sinh công nghiệp thiết bị;
chương trình củng cố biển báo, sơ đồ, mốc cáp và đánh số cột, phân công
trách nhiệm quản lý vận hành đường dây trung thế.
14


Đội Quản lý khách hàng xây dựng Kế hoạch củng cố tiếp địa Trạm biến
áp, phân công trách nhiệm quản lý vận hành Trạm biến áp, đường dây hạ thế
0,4kV sau các Trạm biến áp phân phối, Phòng Kỹ thuật xây dựng chương
trình thí nghiệm định kỳ trạm biến áp, chương trình giảm vi phạm hành lang
lưới điện cao áp, chương trình kiểm tra kỹ thuật đường dây và trạm biến áp,
chương trình củng cố hồ sơ.
b. Tổ chức thực hiện chương trình Quản lý kỹ thuật
Căn cứ chương trình quản lý kỹ thuật đã lập, Công ty Điện lực chỉ đạo
các đơn vị thực hiện đúng tiến độ đã hoạch định trong chương trình quản lý
kỹ thuật năm và cập nhật đầy đủ các thông tin về tiến độ thực hiện các hạng
mục vào chương trình quản lý kỹ thuật để theo dõi. Trong quá trình thực hiện,

thường xuyên củng cố, hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật, thực hiện đầy đủ
mọi mặt công tác quản lý kỹ thuật của đơn vị theo các quy định và biểu mẫu
do EVN ban hành, thường xuyên cập nhật các thay đổi trên lưới điện của đơn
vị vào sơ đồ trong máy tính, thực hiện thống kê đầy đủ, phân loại các vụ sự
cố lưới cao - trung - hạ thế, tình trạng đầy tải, quá tải đường dây và máy biến
áp của từng tháng, có phân tích đánh giá đề xuất kịp thời với lãnh đạo xem xét
và có biện pháp giải quyết.
Căn cứ vào công tác thống kê phân loại và điều tra phân tích nguyên
nhân sự cố thực hiện các biện pháp phù hợp với từng loại sự cố để ngăn ngừa
giảm thiểu sự cố. Tất cả các sự cố vĩnh cửu và sự cố thoáng qua trong tháng,
quý đều phải tiến hành điều tra sự cố để tìm nguyên nhân trong thời gian 48h
kể từ khi sự cố xảy ra và nhanh chóng có biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
c. Giám sát việc thực hiện chương trình Quản lý kỹ thuật
Căn cứ vào Chương trình quản lý kỹ thuật năm do các đơn vị đã lập,
các cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi, giám sát và đôn đốc các đơn vị

15


thực hiện đúng tiến độ các hạng mục chương trình quản lý kỹ thuật đã đề ra
và cập nhật đầy đủ các thông tin về tiến độ thực hiện các hạng mục vào “
Chương trình quản lý kỹ thuật“ để theo dõi và lưu vào máy tính.
d. Thực hiện báo cáo tình hình vận hành của đơn vị
Việc báo cáo vận hành của Công ty Điện lực phải thực hiện đầy đủ,
chính xác và chi tiết, gồm các báo cáo sau: báo cáo khối lượng vật tư thiết bị
quản lý, báo cáo tình hình đầy tải, quá tải máy biến áp và lưới điện hạ thế, báo
cáo chỉ số độ tin cậy cung cấp điện Saifi-Saidi-Maifi, báo cáo tình hình sự cố
lưới điện Trung-hạ thế, báo cáo các công trình đóng mới, báo cáo tiến độ thực
hiện Chương trình Quản lý kỹ thuật.
1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác Quản lý vận hành

Yêu cầu của việc quản lý vận hành lưới điện phân phối là cung cấp điện
năng đến khách hàng liên tục, chất lượng và đảm bảo tính hợp lý nhất về kinh
tế của hệ thống và thiết bị, các yêu cầu đó được thể hiện trong các tiêu chuẩn
cụ thể sau: tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn độ tin cậy, tiêu chuẩn tổn thất điện
năng, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ. Các tiêu chuẩn này để đánh giá hiệu quả
của quản lý vận hành lưới phân phối như tổ chức sửa chữa định kỳ, bảo quản
thiết bị, khắc phục sự cố, dự trữ thiết bị…
1.3.1. Chỉ tiêu về suất sự cố
Sự cố trên lưới điện phân phối bao gồm các sự cố xảy ra trên đường
dây trung thế, trạm biến áp và đường dây hạ thế. Đối với đường dây trung
thế gồm có sự cố thoáng qua và sự cố vĩnh cửu. Sự cố thoáng qua được
quy định khi thời gian ngừng cấp điện do sự cố không quá 20 phút. Sự cố
vĩnh cửu được quy định khi thời gian ngừng cấp điện do sự cố từ 20phút
trở lên, do đó, phân loại thành các suất sự cố như sau: suất sự cố đường dây
trung thế, suất sự cố trạm biến áp phân phối, suất sự cố đường dây hạ thế,
16


các chỉ tiêu suất sự cố trên là không tính đến các sự cố do ảnh hưởng của
các cơn bão lớn, đợt lũ lụt trên địa bàn. Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
đưa ra các chỉ tiêu về suất sự cố cho phép theo từng năm để các Công ty
Điện lực thực hiện, cụ thể như sau:
- Suất sự cố thoáng qua đường đây trung thế : 12 vụ/100km/năm,
- Suất sự cố vĩnh cửu đường dây trung thế

: 3,6 vụ/100km/năm,

- Suất sự cố vĩnh cửu Trạm biến áp

: 1,8 vụ/100MBA/năm,


1.3.2. Chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện
Việc đánh giá độ tin cậy lưới điện phân phối theo suất sự cố (cường độ
mất điện trung bình) chỉ mới xem xét mức độ hư hỏng của các phần tử cấu
thành nên lưới điện phân phối chứ chưa xét đến ảnh hưởng của việc cô lập các
phần tử này đến việc ngừng cung cấp điện chưa đánh giá được đầy đủ mức độ
thiệt hại ngừng cấp điện từ góc độ người cung cấp cũng như người sử dụng.
Chỉ tiêu suất sự cố chỉ cho biết số lần mất điện (do sự cố) trung bình của hệ
thống, số lần và thời gian mất điện của khách hàng, cũng như phạm vi mất
điện, lượng công suất và điện năng không cung cấp được (do mất điện), từ đó
tính toán các thiệt hại do mất điện gây ra và đề ra các biện pháp thích hợp để
giảm số lần và thời gian mất điện của khách hàng, cũng như giảm thiểu phạm
vi mất điện để tăng độ tin cậy của hệ thống.
Với chỉ tiêu suất sự cố trên không thấy rõ hiệu quả kinh tế đem lại của các
dự án cải tạo lưới điện. Do đó, trên thực tế có nhiều các chỉ tiêu cụ thể để đánh
giá thực chất độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng vận hành của lưới điện cũng
như công tác quản lý vận hành. Các chỉ tiêu này có thể dùng để so sánh khả năng
phục vụ giữa các Công ty Điện lực hay dùng để so sánh trực tiếp chất lượng
trước và sau cải tạo của một xuất tuyến hay của cả một hệ thống.
Tổ chức IEEE đã xây dựng chỉ tiêu để đánh giá độ tin cậy cung cấp
điện như sau:
17


×