Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nghị luận về sự im lặng của người tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.32 KB, 3 trang )

Nghị luận xã hội
Nghị luận về sự im lặng của người tốt
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa
không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn vì sự im lặng đáng sợ của
người tốt”. (M. Luther King )
Trong thời đại hôm nay, khi các thông tin được cập nhật liên tục, những tin tức
nổi bật luôn được đưa lên các trang nhất của mạng xã hội. Có những việc tốt, gương
sáng về lòng quảng đại của những nhà hảo tâm đáng để chúng ta trân trọng và học
theo. Bên cạnh đó, cũng không thiếu sự kiện chém giết lẫn nhau, gian dối, lừa bịp để
mưa cầu ích lợi cho bản thân. Giới trẻ ngày nay còn truyền tai nhau câu nói: “thời đại
hôm nay mọi thứ đều giả chỉ có gian dối là có thật”. Không phải vô tình mà giới trẻ
nói lên câu nói này. Nếu nhìn vào thực tế của cuộc sống hôm nay, ở lãnh vực nào ta
cũng thấy đồ giả tràn lan: bằng cấp giả, thức ăn giả, tem giả, hàng hóa giả. Phác họa
sơ qua về “bức tranh muôn màu” của xã hội hôm nay để thấy rằng có vẻ như: xã hội
càng văn minh thì con người càng sống trong sợ hãi. Nếu người ta sợ những hành
động và lời nói của những người xấu, đó là lẽ thường tình theo bản năng của con
người. Còn đối với những người tốt thì người ta lại sợ về sự im lặng, dửng dưng. Vì
thế, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi M. L. King một người Mỹ gốc Phi đã dành
trọn cuộc đời mình để bảo vệ quyền của con người khi nói lên nỗi lòng của mình rằng:
“Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ
xấu mà con vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.” Vậy khẳng định của ông có đúng
với thực tế của cuộc sống ngày hôm nay không hay chỉ là một cảm nhận riêng tư của
bản thân ông về cuộc sống của con người đương thời?
“Xót xa” là một trạng thái mà con người cảm thấy bất lực, muốn khóc nhưng
nước mắt chẳng chảy, muốn có một hành động nào đó để xoa dịu nhưng chẳng biết
bắt đầu từ đâu trước một sự kiện hay một hành động của ai đó. Thông thường thì
người ta hay “xót xa” trước những hành động của kẻ xấu, trước những thế lực đen tối,
gian ác đang hủy hoại cuộc sống hạnh phúc của con người. Vì thế, câu nói của M.
Luther King cho ta biết thêm một sự thật của nỗi xót xa trong thời đại hôm đó là sự im
lặng của người tốt. Sâu xa hơn, đó là một lối sống vô cảm, thiếu sự quan tâm với
những người xung quanh của một số người trong xã hội.


Có thể nói con người luôn bị chi phối bởi hai yêu tố nội tại và ngoại tại. Yếu tố ngoại
tại là những hành động, việc làm bên ngoài mắt ta có thể thấy, tai ta có thể nghe. Còn
yếu tố nội tại là những cung bậc, những cảm xúc bên trong mà người đối diện không
thể biết và cảm nhận. Nói thế không có nghĩa hai yếu tố này tách biệt biệt, không liên
quan đến nhau. Ngược lại, chúng luôn song hành cùng nhau và đều hành động theo sự


điều khiển của lý trí. Ví dụ, chúng ta có thể đang làm việc chân tay nhưng trong lòng
vẫn có thể hồi tưởng ở quá khứ và ước mơ về tương lai. Nói lên như thế để thấy rằng:
việc nhìn nhận, đánh giá một con người qua những hành động bên ngoài để biết người
đó là tốt hay xấu thì không đảm bảo. Còn sự im lặng vô cớ của một ai đó đôi khi làm
cho chúng ta sợ hãi, vì họ không có một phản ứng nào để có thể quan sát cũng như
hiểu được tâm tính của họ, cũng đôi khi sự im lặng của họ là dấu chỉ về mặt bằng
chung của một xã hội văn minh hay suy đồi.
Cách đây không lâu, trên mạng xã hội có đăng tải phóng sự về hành động của
ba tên côn đồ tại một bến xe nổi tiếng kia ngang nhiên lấy cắp của hai bà cháu nghèo
khổ 73 tờ vé số mệnh giá mười ngàn đồng. Mặc dù hai bà cháu đã la lên để cầu cứu
những người xung quanh giúp đỡ, nhưng đáp lại tiếng kêu của hai bà cháu là một sự
im lặng đáng sợ của những người xung quanh. Trước hoàn cảnh đáng thương này mà
không một ai “ra tay nghĩa hiệp” để giúp đỡ hai bà cháu . Câu chuyện đã để lại trong
lòng người viết nhiều trăn trở, băn khoăn về cách sống và thái độ ứng xử của con
người ngày nay. Vì thế, chúng ta cảm thấy sợ hãi và bất lực trước những hành động
sai trái của những kẻ thay vì hành động theo lương tâm thì họ lại chi phối bởi “lương
tức thời” là lẽ thường tình thì sợ hãi sự im lặng của những người tốt xót xa và nặng nề
hơn nhiều.
Trở lại câu chuyện, ai dám nói rằng mọi người xung quanh đều là kẻ xấu,
nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những người có mặt ở đó lại không có
người tốt. Vậy đâu là nguyên nhân của sự im lặng nơi những người tốt này? Ai cũng
chân nhận rằng, ở một mức độ nào đó, ta có thể định nghĩa về tư cách và phẩm chất
của người tốt là người luôn có trách nhiệm trong hành động cũng như lời nói của

mình. Nghĩa là những việc họ làm luôn nghe theo sự mách bảo của lương tâm. Vậy
phải chăng sự im lặng của những người tốt cũng có nhiều nguyên nhân của nó? Có thể
họ im lặng vì cảm thấy cô độc khi thực hiện việc nghĩa mà không có được sự đồng
cảm hay ủng hộ của số đông. Cũng có thể họ im lặng để phục vụ cho cái tôi ích kỷ của
bản thân. Cũng có thể họ im lặng vì sự bất lực của bản thân trước mặt bằng chung của
xã hội. Điều này cũng có nghĩa những kẻ xấu ngày nay quá hung ác và tàn bạo.
Nhưng cũng có thể người tốt im lặng vì họ mất niềm tin vào công lý mà những người
thực hiện công lý dựa theo tiêu chuẩn của đồng tiền như giới trẻ ngày nay thường
truyền tai nhau câu nói: “cái gì không mua được bằng tiền thì hãy mua thật nhiều
tiền”. Cũng có thể họ im lặng vì thấy những hành động của mình xuất phát từ lòng
nhân ái bị số đông chế nhạo và có khi chính mình phải chịu tổn thất nặng nề.
Từ những nguyên nhân vừa nêu trên phải chăng con người ngày nay không dám đứng
lên bênh vực sự thiện, không dám mạnh bạo làm việc nghĩa. Sự gian ác, hung hăng,
cái lừa bịp đang từng ngày giết mòn lương tâm con người. Điều đó cũng có nghĩa sự
im lặng của những người tốt là dấu chỉ để ta nhận thấy sự bất ổn của xã hội trong khâu
quản lý của những nhà chức trách. Vậy làm sao để khắc phục những tình trạng này?


Thiết nghĩ trước tiên, là lời kêu gọi ý thức của mỗi cá nhân, dầu có bị “trầy da, trớt
vảy” như con cá bơi ngược dòng nước cũng hãy biết đứng lên để bênh vực sự thiện,
đừng vì những nỗi sợ không tên, lo âu không tuổi mà để cho sự ác hoành hành. Kế
đến, là công việc của những nhà chức trách, những nhà quản lý, thay vì mưu lợi cho
bản thân thì hãy mạnh tay với những kẻ xấu, đừng để thế lực của đồng tiền lấn át tiếng
nói của lương tâm.
Đôi lúc cứ tưởng rằng câu nói của M. Luther King chỉ đúng với cuộc sống
đương thời mà ông đã dành trọn cả cuộc đời đấu tranh cho quyền của con người. Vậy
khi lắng mình để suy nghĩ về câu nói của ông, ta mới giật mình nhận thấy rằng: dẫu
cho cuộc sống con người ngày nay văn minh hơn xã hội đương thời của M. Luther
King, thì đâu đó sự ác, sự gian dối vẫn đang hoành hành, giá trị của lòng nhân ái đang
từng ngày bị bào mòn, đồng tiền đang từng giờ giết chết lương tri. Nêu lên như thế

không phải chúng ta cứ bi quan hay an phận với cuộc sống hiện tại. Ngược lại, hãy
luôn ý thức sự cao quý của con người là “bản tính thiện” mà các sinh vật khác trong
vũ trụ không có, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta hãy mạnh dạn đứng lên, để
cho bản năng “thiện” trong con người được hành động, nhằm tiêu diệt cái ác đang
hoành hành. Như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói “thà thắp lên một ngọn nến còn
hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm”, vì khi một ngọn nến đời ta được thắp lên sẽ có vô số
ngọn nến khác được đốt cháy, khi đó thay vì một màn đêm u tối thì ta sẽ nhìn thấy
một vầng sáng đẩy lui bóng đêm để soi chiếu cho những ai đang lần mò bước đi từng
bước trước phong ba bão táp của cuộc đời.



×