Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Lập dự án đầu tư kinh doanh vận tải hành khách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.68 KB, 32 trang )

BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Lời nói đầu
Nếu coi nền kinh tế là một cơ thể sống thì các dự án đầu tư được coi là những
tế bào trong một cơ thể. Nếu chúng hoạt động tốt thì cơ thể đó sẽ lành mạnh,
phát triển bình thường. Nếu các dự án hoạt động tồi hoặc từng dự án hoạt động
hiệu quả nhưng các dự án lại chống đối lẫn nhau thì nền kinh tế đó sẽ phát triển
bất bình thường, có nhiều vấn đề phải giải quyết. Do đó có một yêu cầu đặt ra là
cần phải có các dự án đầu tư và phải đảm bảo sao cho các dự án đó hoạt động
một cách có hiệu quả và mang tính đồng bộ.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, dù cho nền kinh tế có đang
trong tình trạng khó khăn, nhưng những nhu cầu về đi lại, du lịch, buôn bán qua
lại vẫn là một sự cần thiết không thể bỏ đi được. Nắm bắt được điều này và từ
những kiến thức của môn học Quản trị Dự án đầu tư, em thấy việc xây dựng một
dự án đầu tư vận tải hành khách là một dự án rất cần thiết và quan trọng đối với
đất nước nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Bài tập lớn Quản trị Dự án đầu tư với đề tài: “ Lập dự án đầu tư kinh doanh
vận tải hành khách” gồm có 4 chương:
Chương 1: Sự cần thiết phải có dự án đầu tư.
Chương 2: Tính toán chi phí và lợi nhuận.
Chương 3: Tính các chỉ tiêu cơ bản của dự án.

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

1


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1.1. Sự cần thiết phải có dự án đầu tư.
1.1.1. Sự cần thiết phải có dự án.
Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, của địa phương, của
ngành, của các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn để
tạo ra một tài sản để tài sản này có thể tham gia nhiều chu kỳ sản xuất nối tiếp
nhau để đạt được mục đích của người bỏ vốn. Một hoạt động đầu tư phải đảm
bảo 3 điều kiện sau:
- Lượng vốn bỏ ra đầu tư phải đủ lớn.
- Thời gian khai thác kết quả đầu tư tương đối dài.
- Hoạt động đầu tư phải đem lại lợi ích cho chủ đầu tư.
Do các điều kiện trên của một dự án đầu tư, nên mỗi hoạt động đầu tư đều
đem lại những lợi ích to. Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh đó là những
lợi ích to lớn về kinh tế, tài chính. Còn đối với nhà nước, các hoạt động đầu tư
đem lại các lợi ích về xã hội, chính trị, kinh tế.
Để đảm bảo cho các dự án hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho nhiều
người, cho xã hội. Trước hết, chúng ta phải thực hiện tốt công việc lập các dự án
đầu tư. Đó là chúng ta phải xem xét các yêu cầu đối với một dự án đầu tư bao
gồm: Tính khoa học và hệ thống, tính pháp lý, tính thực tiễn, tính chuẩn mực và
tính phỏng định. Chúng ta phải xem xét các thông số cơ bản của một dự án bao
gồm: Các thông số kỹ thuật, các thông số kinh tế, định biên nhân sự, doanh thu
và lợi nhuận. Chúng ta phải xem xét các chỉ tiêu cơ bản của dự án bao gồm: Các
chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Các chỉ tiêu, thông số trên đều là
những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại, tính khả thi
hay không khả thi, tính hiệu quả hay không hiệu quả của một dự án. Nó là tiền
đề góp phần thực hiện cá mục tiêu kinh tế, xã hội của nhà nước; mở ra các hoạt
động kinh doanh mới tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút được lao động,…Ta
có thể thấy được các kết quả của các dự án đó là các công trình nhà cửa, đường
xá, cầu cống, các tòa nhà cao ốc, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ vận tải,…và
đó nói lên sự cần thiết của các dự án đầu tư.

1.1.2. Sự cần thiết của dự án đầu tư kinh doanh vận tải hành khách.
Hải Phòng là một thành phố trẻ, năng động, đất rộng, người đông, có hệ
thống đường bộ tốt nối từ quận này sang quận khác, từ trong thành phố đến
Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

2


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

nhiều tỉnh, thành phố lân cận. Do vậy, nhu cầu đi lại và nhu cầu giao lưu buôn
bán hàng hóa là rất lớn. Trong khi đó hiện nay, việc phục vụ sự đi lại của người
dân vẫn còn chưa tốt. Nhiều hãng xe vẫn còn tình trạng bắt khách dọc đường,
nhồi nhét nhiều hành khách, phương tiện vận chuyển xuống cấp không đạt yêu
cầu chất lượng, giờ giấc chạy lộn xộn, giá cả không hợp lý,…Điều đó khiến cho
việc đi lại của người dân còn nhiều khó khăn. Đây cũng là một lĩnh vực vận tải
cần phải đổi mới về chất lượng phục vụ, thay dần các xe cũ nát bằng các xe chất
lượng cao chạy theo hình thức xe buýt có biểu đồ hành trình hợp lí.
Từ những bất hợp lí và những điều chưa tốt trong công tác vận chuyển hành
khách của các hãng xe trong thành phố, em thấy sự cấp thiết của việc lập một dự
án đầu tư kinh doanh vận chuyển hành khách với các tuyến Hải Phòng – Hà Nội
cho công ty TNHH vận tải xe khách Hoa Phượng.
1.2. Các thông số cơ bản của dự án.
1.2.1. Các thông số kỹ thuật.
a, Đầu tư trụ sở làm việc.
- Khu văn phòng điều hành quản lí hoạt động kinh doanh 2 tầng với diện tích
1200 m2.
- Phòng hội trường lớn, đầy đủ trang thiết bị đảm bảo ngày họp, giao ban với
những ngày lễ trọng đại của công ty

- Nhà để xe, phòng bảo vệ.
b, Đầu tư 10 xe ôtô khách Huyndai County loại 29 chỗ ngồi
Đây là dòng xe cao cấp được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất Việt Nam
hiện nay.
- Loại xe: HYUNDAI COUNTY
- Số chỗ ngồi: 29
- Kích thước xe: (D-R-C) 7.085 - 2.035 - 2.755
- Chiều dài cơ sở: 4.085
- Trọng lượng không tải: 4.085 kg
- Trọng lượng có tải tối đa: 6.670 kg
- Tốc độ tối đa: 111km/h
- Hộp số: 05 số tiến + 01 số lùi
- Bình ác quy: 24V - 90AH
- Hệ thống treo: lá nhíp ống giảm chấn ,thanh cân bằng
- Dung tích thùng nhiên liệu: 95 liter
Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

3


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Điều hòa nhiệt độ: 10.000 kcal/h
- Tiêu hao nhiên liệu: 13 liter/km
+ Những ưu điểm nổi trội: radio Casette H8, Amplify + micro, đèn sương
mù sau.
Xe County 29 chỗ thân dài hơn 51 cm, kính liền. Hầm hàng mở rộng hơn 3
lần
b, Đầu tư 10 xe ôtô khách Hyundai UNIVERSE HB120S 47 chỗ.

- Hãng sản xuất : Thaco-hyundai
- Số chỗ: 47
- Loại động cơ: 4 Kỳ, 6 xy lanh thẳng hàng, Turbo intercooler
- Hộp số: 5 số tới, 01 số lùi
- Dung tích bình xăng (lít): 400
- Nhiên liệu: Diesel
-Tính năng: Máy lạnh theo tiêu chuẩn châu âu
- Đèn xe lớn, kiểu halogen
- 01 ổ cứng + M-player, 01 màn hình LCD 32’’
- Ghế bọc da, cân bằng hơi tự động
- Tay lái trợ lực gật gù.
- Tủ lạnh mini Hàn Quốc.
- 01 camera lùi.
- Kính chiếu hậu chỉnh điện, hiện đại.
- Đèn đọc sách, Đèn nội thất cao cấp và sang trọng.
- Mồi thuốc lá
- Tiện nghi: 01 bánh xe dự phòng, 01 bộ đồ nghề tiêu chuẩn.
- Cửa sổ tài xế điều chỉnh lên xuống bằng điện.
- Hệ thống treo: Phụ thuộc, bầu hơi, giảm chấn thủy lực.
- Hệ thống thắng: Tang trống, dẫn động khí nén 2 dòng, Phanh tay khí nén.
- Hệ thống lái: Trục vít Ecu, trợ lực lái thủy lực.
- Hệ thống phun nhiên liệu : Phun dầu điện tử.
- Chiều dài cơ sở (mm): 6150
- Kích thước (mm): (D x R x C) 12.060 x 2.500 x 3.470

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

4



BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2.2. Các thông số kinh tế.
STT
I.
1
2
3
4
5
6
II.
1
2
III.
IV.

Khoản mục đầu tư
Chi phí xây lắp
Chi phí xây lắp và giải phóng mặt bằng
Khu nhà văn phòng
Đồ dùng, thiết bị quản lí
Bãi để xe
Trang trí cây xanh, tượng đá
Cổng và tường rào
Phương tiện vận tải
Xe Huyndai county 29 chỗ
Xe Huyndai Camo 51 chỗ
Vốn lưu động

Dự phòng chi
Tổng vốn đầu tư

Vốn đầu tư (đồng)
3.979.496.710
1.585.012.700
2.112.210.100
220.787.700
31.452.500
25.012.210
5.021.500
16.600.000.000
4.650.000.000
11.950.000.000
4.242.785.000
1.520.865.000
26.343.146.710

Trong đó:
- Vốn cố định: 20.579.496.710 VNĐ chiếm 78,12% Tổng vốn đầu tư.
- Vốn lưu động: 5.763.650.000 VNĐ chiếm 21,88% Tổng vốn đầu tư.
- Vốn tự có:
19.757.360.030 VNĐ chiếm 75% Tổng vốn đầu tư.
- Vốn đi vay: 6.585.786.678 VNĐ chiếm 25% Tổng vốn đầu tư.
+ Lãi suất vay vốn:
16%/ năm.
+ Thời gian vay vốn:
8 năm.
+ Số kỳ trả lãi:
2 kỳ/ năm.

+ Thời hạn kinh doanh : 15 năm.
1.3. Nhân sự.
1.3.1. Cơ cấu tổ chức cấu tổ chức.
a, Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

5


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Giám đốc
Phó giám
đốc

Phòng tài
chính kế
toán

Phòng
nhân sự

Tổ lái xe,
phụ xe

Phòng
hành
chính

Kho, bãi để xe

b, Nhiệm vụ, chức năng.
- Giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng
ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư
của công ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức các chức danh quản lý trong công ty. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ
chức công ty. Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh
doanh.
- Phó giám đốc: Là người tham mưu trợ giúp cho giám đốc trong quá trình
hoạt động kinh doanh của Công ty. Thay thế Giám đốc điều hành Công ty khi
Giám đốc đi vắng, tư vấn cho Giám đốc về mặt kỹ thuật, quản lý và ký kết các
hợp đồng với đối tác.
- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo pháp chế
thống kê kế toán của nhà nước. Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch tài chính tháng, quý, năm. Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch vay
vốn, thay mặt giám đốc giám định với ngân hàng về mặt tài chính. Xây dựng và
tổ chức bộ máy kế toán cũng như kế hoạch báo cáo định kỳ.
- Phòng nhân sự: Đưa ra quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và hiệu quả.
Quản lý lương và vị trí công việc trong công ty. Kế hoạch đào tạo và phát triển
lao động. Lưu lại và quản lý thông tin của các nhân viên, lao động; mối quan hệ
giữa các nhân viên, lao động trong công việc, thông tin về nhân sự trong công
ty. Cùng với giám đốc đưa ra quyết định thăng tiến hay cắt giảm lao động. Có kế
hoạch tìm kiếm và tuyển dụng lao động mới.
Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

6



BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Tổ lái xe, phụ xe: Thực hiện công việc lái xe, chuyên chở hành khách đến
những bến, điểm dừng theo đúng quy định của công ty.
- Phòng hành chính: Tổ chức quản lý nhân sự toàn công ty xây dựng các
công trình thi đua, khen thưởng và đề bạt khen thưởng thay đổi nhân sự ở các bộ
phận phòng ban. Xây dựng bảng chấm công và phương pháp trả lương, tổ chức
đào tạo, huấn luyện tuyển chọn nhân sự toàn Công ty. Xây dựng các bảng nội
qui, đề ra các chính sách về nhân sự.
1.4. Phương án kinh doanh.
1.4.1. Đặc điểm, loại hình kinh doanh.
Đây là loại hình kinh dịch vụ vận tải hành khách bằng ôtô. Công ty đầu tư
vốn, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải để chuyên chở hành khách đến các điểm
dừng cố định.
Phương thức đầu tư là đầu tư mới, mua sắm hoàn toàn mới cơ sở hạ tầng,
phương tiện vận tải.
1.4.2. Phương án kinh doanh.
Các chuyến xe của công ty sẽ xuất phát điểm tại bến xe Cầu Rào đưa khách
đến bến xe Gia Lâm – Hà Nội và ngược lại.
Các chuyến xe chạy thông suốt từ 5h đến 21h. Cách 10 phút/ chuyến.
Giá vé: 56.000 đồng/ người - chuyến.
Các chuyến xe của công ty sẽ dừng tại các bến dừng đỗ xe buýt trên dọc
đường. Nếu hành khách đi từ Hải Phòng đến các bến dừng xe buýt tại Hải
Dương hoặc từ Hà Nội đến Hải Dương giá vé sẽ là 30.000 đ/ người – chuyến và
ngược lại

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

7



BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN.
2.1. Tính toán các khoản chi phí.
2.1.1. Chi phí lương.
Việc tính lương cho cán bộ công nhân viên là tuỳ thuộc vào định biên nhân
sự.
Phương pháp tính lương: Dự án dự định trả lương cho CBCNV theo thời
gian, cụ thể là theo tháng, gồm:
Tiền lương chi cho 1 tháng.
Chức danh
Giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng phòng tổ chức
Thư ký văn phòng
Nhân viên phục vụ
Trưởng phòng nhân sự
Nhân viên phòng nhân sự
Kế toán trưởng
Kế toán viên
Lái chính
Phụ lái
Trưởng ban bảo vệ
Nhân viên bảo vệ
Tổng

Số lao động
(người)

1
1
1
1
1
1
4
1
1
24
25
1
6
68

Lương
( đồng)
8.000.000
6.500.000
4.500.000
3.700.000
3.000.000
4.500.000
3.500.000
5.000.000
4.000.000
4.200.000
3.500.000
4.000.000
3.000.000


Tổng tiền
(đồng)
8.000.000
6.500.000
4.500.000
3.700.000
3.000.000
4.500.000
14.000.000
5.000.000
4.000.000
100.800.000
87.500.000
4.000.000
18.000.000
263.500.000

Tổng chi lương năm: 263.500.000 x 12 = 3.162.000.000 (đồng)
2.1.2. Trích BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ.
Theo quy định của nhà nước, các khoản trích theo lương của CBCNV trong
doanh nghiệp trong 1 tháng gồm:
- Trích BHXH: 263.500.000 x 18% = 47.430.000 ( đồng)
- Trích BHYT: 263.500 x 3% = 7.905.000 ( đồng)
- Trích KPCĐ: 263.500 x 2% = 5.270.000 ( đồng)
- Trích BHTN: 263.500 x 1% = 2.635.000 ( đồng)
Tổng các khoản trích theo lương trong 1 tháng: 63.240.000 ( đồng)
Tổng các khoản trích theo lương trong 1 năm: 758.880.000 ( đồng)
2.1.3. Chi phí nguyên, vật liệu, phụ tùng( trong tháng)
a, Dầu nhờn.

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

8


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Đối với 2 loại xe đều dùng dầu nhớt Castrol 4l giá 445.000đ/ chai. Trung
bình 2 tháng thay 1 lần cho cho 1 xe.
Theo tháng: (0,5 tháng x 445.000 đ) x 10 xe = 2.225.000 đ
Theo năm: 2.225.000 x 12 = 26.700.000 đ
b, Ác quy.
- Ác quy nhỏ sử dụng đối với ôtô 29 chỗ dùng trong 1 năm giá 950.000đ
Theo tháng: 950.000đ/12 tháng x 5 xe = 395.833 đ
Theo năm giá 395.833 x 12 = 4.750.000 đ
- Ác quy to sử dụng đối với ôtô 51 chỗ dùng trong 1 năm giá 1.800.000đ
Theo tháng: 1.800.000đ/12 tháng x 5 xe = 750.000 đ
Theo năm giá 750.000đ x 12 = 9.000.000đ
=> Tổng : 4.750.000 + 9.000.000 = 13.750.000đ
c, Săm lốp ôtô.
- Săm lốp sử dụng cho ôtô 29 chỗ dùng trong 1 năm giá 2.600.000đ
Theo tháng: 2.600.000đ/ 12 tháng x 5 xe = 1.083.333 đ
Theo năm giá 1.083.333 x 12 = 13.000.000đ
- Săm lốp sử dụng cho ôtô 51 chỗ dùng trong 1 năm giá 3.670.000đ
Theo tháng 3.670.000đ/ 12 tháng x 5 xe = 1.529.167 đ
Theo năm giá 1.529.167 x 12 = 18.350.000đ
=> Tổng: 13.000.000 + 18.350.000 = 31.350.000đ
d, Tổng chi phí nguyên vật liệu, phụ tùng.
26.700.000 + 13.750.000 + 31.350.000 = 71.800.000đ

2.1.4. Chi phí nhiên liệu.
- Theo tháng:
Xe 29 chỗ : 2.200.000đ / xe
Xe 51 chỗ: 3.000.000đ/ xe
Tổng chi phí nhiên liệu: (2.200.000 + 3.000.000) x 5 = 26.000.000 đ
- Theo năm: 26.000.000 x 12 = 312.000.000đ
2.1.5. Chi phí khấu hao TSCĐ.
Gọi: - A là số tiền khấu hao hàng năm
- r là lãi suất vay
- Vn là số vốn cố định
Ta có:
A = Vn x
r / [(1+r)n – 1]
Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

9


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

=> A = 20.579.496.710 x 0,16 / [(1 + 0,16)15 – 1] = 398.368.055 đ
2.1.6. Chi phí quản lí.
- Theo tháng, công ty lấy chi phí quản lý bằng 30% chi phí lương
263.500.000 x 30% = 79.050.000 đ
- Theo năm: 79.050.000 x 12 = 948.600.000đ
2.1.7. Chi phí khác.
- Chi phí bảo hiểm xe cơ giới: 5.500.000đ/ tháng = 66.000.000đ/ năm
- Chi phí bến bãi:10.000.000 đ/ tháng = 120.000.000đ/ năm
- Chi phí bảo dưỡng định kỳ phương tiện vận tải 2 lần 1 năm công ty lấy 1%

giá trị ban đầu:
Theo tháng: 16.600.000.000 x 1% / 6 tháng = 27.666.667 đ.
Theo năm: 27.666.667 x 12 = 332.000.000 đ
=> Tổng chi phí khác:
66.000.000 + 120.000.000 + 332.000.000 = 518.000.000đ
2.2. Phương án trả vốn vay.
Số vốn vay là
6.585.786.678 VNĐ
Thời gian vay vốn: 8 năm.
Số kỳ trả lãi:
2 kỳ/ năm. = 16 kỳ / 8 năm
Lãi suất vay vốn:
16%/ năm. = 8%/ kỳ
Ta có bảng sau:
Số năm
1
2

8
Tổng
Trong đó:

Kỳ
1
2
3

N

Nợ vốn

A
A-C
A-2C

A-15C

Trả gốc
C
C
C

C

Trả lãi
P*A
P*(A-C)
P*(A-2C)

P*(A-15C)

Trả gốc + Lãi
C+P*A
C+P*(C-A)
C+P*(C-2A)

C+P*(A-15C)

A là vốn vay
C là trả gốc
P là lãi kỳ

N là số kỳ trả
A = 6.585.786.678 đ
N = 16
C = A / N = 411.611.667 đ
P = 8%
Ta có bảng thanh toán nợ như sau.
Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

10


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Đơn vị tính : VNĐ
Số năm
1
2
3
4
5
6
7
8

Kỳ
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Nợ vốn
Trả gốc
Trả lãi
6.585.786.678 411.611.667 526.862.934
6.174.175.011 411.611.667 493.934.001
5.762.563.344 411.611.667 461.005.068
5.350.951.677 411.611.667 428.076.134
4.939.340.010 411.611.667 395.147.201
4.527.728.343 411.611.667 362.218.267
4.116.116.676 411.611.667 329.289.334
3.704.505.009 411.611.667 296.360.401
3.292.893.342 411.611.667 263.431.467
2.881.281.675 411.611.667 230.502.534
2.469.670.008 411.611.667 197.573.601
2.058.058.341 411.611.667 164.644.667
1.646.446.674 411.611.667 131.715.734
1.234.835.007 411.611.667

98.786.801
823.223.340 411.611.667
65.857.867
411.611.673 411.611.667
32.928.934

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

Trả gốc + lãi
1.844.020.269
1.712.304.536
1.580.588.802
1.448.873.069
1.317.157.335
1.185.441.602
1.053.725.869
922.010.135

11


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bảng tập hợp chi phí có lãi vay các năm đời dự án
Đơn vị tính: VNĐ
Năm
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Chi phí sản xuất kinh
doanh
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055


Trả vốn vay

Tổng chi phí

1.844.020.269
1.712.304.536
1.580.588.802
1.448.873.069
1.317.157.335
1.185.441.602
1.053.725.869
922.010.135

8.013.668.324
7.881.952.591
7.750.236.857
7.618.521.124
7.486.805.390
7.355.089.657
7.223.373.924
7.091.658.190
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055


2.3. Doanh thu và lợi nhuận.
2.3.1. Doanh thu.
Doanh thu = số người x đơn giá vé
Số lượt người được phân theo các tuyến, mỗi tuyến có 1 đơn giá vé riêng.
Tính số lượt người cho cả 1 năm.
Ước tính lượt người đi các tuyến xe như sau:
Tuyến xe
Hải Phòng – Hà Nội
Hải Phòng – Hải Dương
Hải Dương – Hà Nội

Lượt người 1 ngày
208
97
98

Hà Nội – Hải Phòng
Hà Nội – Hải Dương
Hải Dương – Hải phòng

201
83
85

Số người 1 năm
74.880
34.920
35.280
72.360
29.880

30.600

Bảng doanh thu cho 1 năm của công ty.
STT
Tuyến xe
1
Hải Phòng – Hà Nội
2
Hải Phòng – Hải Dương
3
Hải Dương – Hà Nội
4

Hà Nội – Hải Phòng

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

Số người
Đơn giá (Đ)
74.880
56.000
34.920
30.000
35.280
30.000
72.360

56.000


Doanh thu (Đ)
4.193.280.000
1.047.600.000
1.058.400.000
4.052.160.000
12


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

5
6

Hà Nội – Hải Dương
Hải Dương – Hải phòng
Tổng

29.880
30.600

30.000
30.000

896.400.000
918.000.000
12.165.840.000

2.3.2. Lợi nhuận
* Tính lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận xác định theo công thức sau:

Lợi nhuận trước thuế = doanh thu – chi phí kinh doanh
*. Tính thuế thu nhập của doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN = 25% x lợi nhuận trước thuế
*.Tính lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế xác định theo công thức:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

13


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bảng chỉ tiêu lợi nhuận các năm đời dự án
Năm

Tổng doanh thu

Tổng chi phí

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15

12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000
12.165.840.000

8.013.668.324
7.881.952.591
7.750.236.857
7.618.521.124
7.486.805.390

7.355.089.657
7.223.373.924
7.091.658.190
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055
6.169.648.055

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

Lợi nhuận
trước thuế
4.152.171.676
4.283.887.409
4.415.603.143
4.547.318.876
4.679.034.610
4.810.750.343
4.942.466.076
5.074.181.810
5.996.191.945
5.996.191.945
5.996.191.945
5.996.191.945
5.996.191.945
5.996.191.945

5.996.191.945

Thuế TNDN
1.038.042.919
1.070.971.852
1.103.900.786
1.136.829.719
1.169.758.653
1.202.687.586
1.235.616.519
1.268.545.453
1.499.047.986
1.499.047.986
1.499.047.986
1.499.047.986
1.499.047.986
1.499.047.986
1.499.047.986

Lợi nhuận sau
thuế
3.114.128.757
3.212.915.557
3.311.702.357
3.410.489.157
3.509.275.958
3.608.062.757
3.706.849.557
3.805.636.358
4.497.143.959

4.497.143.959
4.497.143.959
4.497.143.959
4.497.143.959
4.497.143.959
4.497.143.959

14


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 3: TÍNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN.
3.1. Chỉ tiêu tài chính.
3.1.1. Giá trị hiện tại thuần NPV
1. Khái niệm, cách tính và nguyên tắc sử dụng NPV
Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần là giá trị hiện tại của dòng lợi ích gia tăng
hoặc cũng có thể được định nghĩa là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng lợi ích
và gía trị hiện tại của dòng chi phí khi đã được chiết khấu ở một lãi suất thích
hợp.
Cách tính:
Bt

n

NPV =

Ct

n


∑ (1 + r ) - ∑ (1 + r )
t

t =1

t =0

n

t

=

NBt

∑ (1 + r )
t =0

t

Trong đó:
Bt : lợi ích trong năm t
Ct : chi phí trong năm t
NBt : lợi ích thuần trong năm t
r : lãi suất
n : tuổi thọ của dự án
Giá trị hiện tại thuần còn được tính theo công thức:
n


NPV =

Nt − It

∑ (1 + r )
t =0

t

+

Dn
(1 + r ) n

Trong đó:
Nt
: thu hồi gộp tại năm t hay là giá trị hoàn vốn tại năm t
Nt = KHt + LNt + Lãi vayt
It
: vốn đầu tư tại năm t
(Nt - It) : thu hồi thuần tại năm t
Dn
: giá trị còn lại khi đào thải hoặc thanh lý vào cuối năm sử dụng
Công thức trên là dạng tổng quát nhất nhưng trong một số trường hợp đặc
biệt thường xảy ra đó là vốn chỉ bỏ một lần vào thời điểm t = 0 và sang các năm
t = 1,2,3...n thu được giá trị hoàn vốn Nt. Khi đó công thức tính NPV sẽ được
tính đơn giản:
n

NPV = - I0 +

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

Nt

∑ (1 + r )
t =0

t

+

Dn
(1 + r ) n
15


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trong đó: I0 : vốn đầu tư ban đầu
Nt: thu hồi thuần = Doanh thu – Chi phí vận hành
Trường hợp lượng hoàn vốn Nt = const = N (chuỗi tiền đều) và vốn đầu tư
chỉ bỏ một lần vào thời điểm t = 0:
N

NPV = - I0 +

Dn
(1 + r ) n − 1
+

n
(1 + r ) n
r (1 + r )

Trong các công thức nêu trên, các lợi ích và chi phí của dự án được chiết
khấu về năm t = 0 tức là năm trước khi các khoản đầu tư ban đầu được thực
hiện. Như vậy trong khi tính toán giá trị hiện tại thuần của dự án thời điểm dùng
để chiết khấu các lợi ích và chi phí hàng năm không phải là một vấn đề quan
trọng, các lợi ích và chi phí của dự án có thể chiết khấu từ một năm bất kỳ nào
đó. Lúc này các lợi ích và chi phí từ năm đầu tiên tới năm chiết khấu sẽ được
nhân với hệ số tích kép để tính giá trị tương lai ở năm chiết khấu, còn các lợi ích
và chi phí từ năm chiết khấu trở đi sẽ được chiết khấu trở về năm đó.
Công thức tính giá trị hiện tại thuần của dự án có dạng:
n

NPVk =

∑ (B
t =0

t

− C t ) x(1 + r ) K −t

Trong đó: NPVk : giá trị hiện tại thuần được chiết khấu về năm k
Một nhược điểm chính của giá trị hiện tại thuần là nó rất nhạy cảm với lãi
suất được chọn, sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của
dòng lợi ích và giá trị của dòng chi phí. Dự án thường phái chi những khoản lớn
trong n năm đầu khi vốn đầu tư được thực hiện và lãi suất chỉ xuất hiện ở năm
sau khi dự án đã đi vào hoạt động. Bởi vậy khi lãi suất tăng giá trị hiện taị của

dòng lợi ích sẽ giảm nhanh hơn, do đó giá trị hiện tại thuần của dự án sẽ giảm
xuống. Như vậy giá trị hiện tại thuần không phải là một tiêu chuẩn tốt nếu
không xác định được một lãi suất thích hợp. Trong khi đó việc xác định lãi suất
là một vấn đề khó khăn, trong phân tích tài chính của dự án lãi suất thường được
chọn căn cứ vào chi phí cơ hội tức là chi phí thực sự cho dự án. Hầu hết các dự
án đều lấy chi phí từ các nguồn khác nhau như: vốn cổ phần, vốn vay ngân hàng,
vốn ngân sách cấp... nên lãi suất sẽ là mức chỉnh bình của chi phí từ các nguồn
khác nhau.
n=

∑k r
∑k

i i
i

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

16


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trong đó :
ki : vốn vay lấy từ nguồn vốn i
ri : lãi suất phải trả đối với nguồn vốn i
r : lãi suất chỉnh bình
Thông thường các dòng lợi ích và chi phí cần được kết cấu ở một mức không
đổi. Tuy vậy lãi suất có thể phải xét thay đổi để phản ánh các điều kiện kinh tế.

Trong trường hợp lãi suất thay đổi theo thời gian, giá trị hiện tại thuần của dự án
sẽ được tính theo chi phí.
n

NPV =

Bt − C t

∑ (1 + r )
t =1

t

Nguyên tắc sử dụng:
Khi sử dụng giá trị hiện tại thuần để đánh giá dự án người ta chấp nhận tất cả
các NPV dương. Khi đó tổng lợi ích được chiết khấu lớn hơn tổng chi phí được
chiết khấu và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại khi NPV âm lợi ích không
bù đắp được chi phí đã bỏ ra và bị bác bỏ.
Giá trị hiện tại thuần là một tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ
lẫn nhau theo nguyên tắc: dự án được chọn là dự án mang lại giá trị hiện tại
thuần lớn nhất. Tuy vậy, là một tiêu chuẩn đánh giá tuyệt đối NPV không thể
hiện được mức độ hiệu quả của dự án cho nên không được dùng để xếp hạng dự
án.
2. Tính giá trị hiện tại thuần của dự án.
Lãi suất r = 16%/ năm
Giá trị còn lại của tài sản sau 15 năm kinh doanh là 450.500.000 (đ). Vốn đầu tư
của dự án là 26.343.146.710 đồng, được đầu tư 1 lần ngay từ đầu
n

Áp dụng công thức: NPV = - I0 +


Nt

∑ (1 + r )
t =0

t

+

Dn
(1 + r ) n

Trong đó Nt = Lợi nhuận trước thuế (Lt )+ Khấu hao (KHt)
Ta có bảng tính NPV của dự án:

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

17


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Năm
0
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Vốn đầu tư
26.343.146.710

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

Lt
4.152.171.676
4.283.887.409
4.415.603.143
4.547.318.876
4.679.034.610
4.810.750.343
4.942.466.076
5.074.181.810
5.996.191.945
5.996.191.945
5.996.191.945

5.996.191.945
5.996.191.945
5.996.191.945
5.996.191.945

GTCL

450.500.000
Tổng

KHt + Lãi vay

Nt

1.419.164.990
1.287.449.257
1.155.733.523
1.024.017.790
892.302.056
760.586.323
628.870.590
497.154.856
398.368.055
398.368.055
398.368.055
398.368.055
398.368.055
398.368.055
398.368.055


5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
6.394.560.000
6.394.560.000
6.394.560.000
6.394.560.000
6.394.560.000
6.394.560.000
6.394.560.000

1/(1+r)t
1
0,862
0,743
0,641
0,552
0,476
0,410
0,354
0,305
0,263
0,227
0,195
0,168

0,145
0,125
0,108

NPVt
- 26.343.146.710
4.802.492.206
4.139.503.143
3.571.226.803
3.075.377.840
2.651.956.253
2.284.248.033
1.972.253.180
1.699.257.683
1.681.769.280
1.451.565.120
1.246.939.200
1.074.286.080
927.211.200
799.320.000
739.266.480
5.773.525.791

18


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Vậy giá trị hiện tại thuần của dự án là 5.773.525.791 đồng
3.1.2. Tỉ suẩt nội hoàn IRR.

1. Khái niệm, cách tính và nguyên tắc sử dụng IRR
Khái niệm: tỷ suất nội hoàn là lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của dòng lợi ích
= giá trị hiện tại của dòng chi phí, hay nói cách khác giá trị hiện tại thuần của dự án
= 0.
Theo định nghĩa trên thì IRR là lãi suất thoả mãn phương trình:
n

NPV =

Bt − C t

∑ (1 + IRR)
t =0

t

=0

Cách tính:
Tỷ suất nội hoàn và giá trị hiện tại thuần có liên quan đến nhau trong cách
tính, khi tính NPV ta chọn trước một lãi suất từ đó tính giá trị của các lợi ích và chi
phí nội tại. Khi tính IRR thay vì lựa chọn một lãi suất NPV của dự án được giả sử =
0 từ đó tính ra IRR.
Khác với các chỉ tiêu khác, không một công thức toán học nào cho phép tính
trực tiếp IRR, mà IRR được tính bằng phương pháp nội suy tức là phương pháp xác
định giá trị cần tìm giữa 2 giá trị được chọn. Theo phương pháp này thì cần tìm 2
lãi suất r1 và r2 sao cho tương ứng với lãi suất nhỏ hơn giả sử là r 1 thì NPV1 > 0 còn
lãi suất r2 làm cho NPV2 < 0.
IRR cần tính ứng với NPV của dự án = 0 sẽ nằm ở khoảng giữa 2 lãi suất r 1
và r2. Việc nội suy sẽ được áp dụng theo công thức:

NPV1

IRR = r1 + (r2 - r1) NPV − NPV
1
2
Trong đó:
r1
: lãi suất nhỏ hơn
r2
: lãi suất lớn hơn
NPV1 : giá trị hiện tại thuần ứng vỡi lãi suất r1
NPV2 : giá trị hiện tại thuần ứng vỡi lãi suất r2
Khi sử dụng phương pháp nội suy thì không nên nội suy quá rộng. Cụ thể
khoảng cách giữa 2 lãi suất được chọn không nên vượt quá 5%.

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

19


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Nguyên tắc sử dụng:
Khi đánh giá dự án bằng IRR ta chấp nhận mọi dự án có IRR lớn hơn chi
phí cơ hội của vốn, lúc đó dự án có mức lãi suất cac hơn mức lãi suất thực tế phải
trả cho các nguồn vốn được sử dụng trong dự án, ngược lại khi IRR nhỏ hơn chi
phí cơ hội của vốn thì dự án sẽ bị bác bỏ.
Là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối IRR được dử dụng trong việc so sánh và
xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc: những dự án có IRR cao hơn sẽ phản

ánh mức sinh lợi lớn hơn do đó sẽ có vị trí ưu tiên hơn. Tuy nhiên IRR có thể dẫn
tới những quyết định không chính xác khi lựa chọn những dự án loại trừ lẫn nhau,
những dự án có IRR cao ngưng quy mô nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn một dự án tuy
có IRR thấp nhưng có NPV cao. Bởi vậy khi lựa chọn 1 dự án có IRR cao rất có thể
đã bỏ qua một cơ hội thu 1 NPV lớn hơn.
IRR là 1 tiêu chuẩn được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì đầy là 1
tiêu chuẩn hữu ích để tổng kết tính doanh lợi của dự án. Tuy vậy IRR không phảI là
1 tiêu chuẩn hoàn toàn đáng tin cậy bởi vì trước hết IRR chỉ tồn tại khi dòng lợi ích
thuần của dự án có ít nhất một giá trị âm còn khi tất cả các năm đều dương thì lãi
suất lớn đến thế nào NPV vẫn dương. Vấn đề thứ 2 quan trọng hơn cả đó là có thể
xảy ra tình huống không phải có 1 mà có nhiều IRR gây khó khăn cho việc đánh
giá dự án.
2. Tính toán:

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

20


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

r1= 20%
Năm
0
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Vốn đầu tư

Lt

KHt+Lãi vay

GTCL

Nt

1.419.164.990
1.287.449.257
1.155.733.523
1.024.017.790
892.302.056
760.586.323
628.870.590
497.154.856
398.368.055

398.368.055
398.368.055
398.368.055
398.368.055
398.368.055
398.368.055

450.500.
000

NPV1t

NPV2t

-26.343.146.710

1

-26.343.14

5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
5.571.336.666
6.394.560.000
6.394.560.000

6.394.560.000
6.394.560.000
6.394.560.000
6.394.560.000

1
0,833
0,694
0,579
0,482
0,402
0,335
0,279
0,233
0,194
0,162
0,135
0,112
0,093
0,078

4.642.780.555
3.868.983.796
3.224.153.163
2.686.794.303
2.238.995.252
1.865.829.377
1.554.857.814
1.295.714.845
1.239.308.568

1.032.757.140
860.630.950
717.192.458
597.660.382
498.050.318

0,800
0,640
0,512
0,410
0,328
0,262
0,210
0,168
0,134
0,107
0,086
0,069
0,055
0,044

4.457.06
3.565.65
2.852.52
2.282.01
1.825.61
1.460.49
1.168.39
934.71
858.26

686.61
549.28
439.43
351.54
281.23

6.394.560.000

0,065

415.041.932
395.604.144

0,035

224.98
-4.405.29

26.343.146.710
4.152.171.676
4.283.887.409
4.415.603.143
4.547.318.876
4.679.034.610
4.810.750.343
4.942.466.076
5.074.181.810
5.996.191.945
5.996.191.945
5.996.191.945

5.996.191.945
5.996.191.945
5.996.191.945
5.996.191.945

1
(1 + r) t

r2 = 25%

NPV1

1
(1 + r) t

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

21


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Vậy IRR = 20,4 %
3.1.3. Tỷ lệ lợi ích trên chi phí
1. Khái niệm cách tính và nguyên tắc sử dụng tỷ lệ B/C
Khái niệm: Tỷ lệ B/C là tỷ lệ nhận được khi chia giá trị hiện tại của dòng lợi
ích cho giá trị hiện tại của dòng chi phí.
Cách tính:
n


B/C =

Bt

∑ (1 + r )
t =1
n

Ct

∑ (1 + r )
t =1

t

t

Nguyên tắc sử dụng: Khi sử dụng tiêu chuẩn tỷ lệ B/C để đánh giá dự án ta
sẽ chấp nhận bất kỳ một dự án nào có tỷ lệ B/C > 1. Khi đó những lợi ích của dự
án thu được đủ để bù đắp các chi phí đã bỏ ra và dự án có khả năng sinh lời,
ngược lại khi tỷ lệ B/C < 1 thì dự án bị bác bỏ.
Tỷ lệ B/C hay được sử dụng để xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc:
dành vị trí cao hơn cho những dự án có tỷ lệ B/C cao hơn. Tuy nhiên là một tiêu
chuẩn đánh giá tương đối, tỷ lệ B/C có thể dẫn tới sai lầm khi lựa chọn các dự
án loại trừ lẫn nhau.
Mặc dù là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong đánh giá dự án song tỷ lệ
B/C cũng có những nhược điểm nhất định: cũng như tiêu chuẩn NPV, tỷ lệ B/C
chịu ảnh hưởng nhiều của việc xác định lãi suất, lãi suất càng cao tỷ lệ B/C càng
giảm. Đây là hạn chế gây khó khăn nhất vì giá trị B/C đặc biệt nhạy cảm với các

định nghĩa về chi phí trên phương diện kế toán. Trong cách tính tỷ lệ B/C nêu
trên, ta quan niệm lợi ích là toàn bộ nguồn thu của dự án còn chi phí là tổng của
chi phí sản xuất, chi phí vận hành, bảo dưỡng, chi phí đầu tư hoặc thay thế (nếu
có). Trong thực tế nhiều khi người ta sử dụng cách tính tỷ lệ B/C theo 1 kiểu
khác, theo đó chi phí bao gồm: chi phí đầu tư, đầu tư thay thế, chi phí vận hành
và bảo dưỡng còn lợi ích là hiệu của các nguồn thu và chi phí sản xuất. Như vậy
giá trị nhận được của tỷ lệ B/C theo 2 cách sẽ khác nhau. Tỷ lệ B/C sẽ thay đổi
khi chi phí được xác định theo các cách khác nhau, điều này sẽ dẫn tới sai lầm
khi xếp hạng dự án nếu không có sự thống nhất trong cách tính tỷ lệ lợi ích trên
chi phí. Nhưng trong thực tế, người ta lại sử dụng B/C theo cách tính khác:
B/C =

Tổng thu - Chi phí sản xuất
CP đầu tư + đầu tư thay thế + CP vận hành + Bảo quản

2. Tính toán:

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

22


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Năm

Bt

Ct


r = 16%
Bt

1
(1 + r) t

0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

26.343.146.710
12.165.840.000
8.013.668.324
12.165.840.000
7.881.952.591
12.165.840.000

7.750.236.857
12.165.840.000
7.618.521.124
12.165.840.000
7.486.805.390
12.165.840.000
7.355.089.657
12.165.840.000
7.223.373.924
12.165.840.000
7.091.658.190
12.165.840.000
6.169.648.055
12.165.840.000
6.169.648.055
12.165.840.000
6.169.648.055
12.165.840.000
6.169.648.055
12.165.840.000
6.169.648.055
12.165.840.000
6.169.648.055
12.165.840.000
6.169.648.055
Tổng cộng

1
0,862
0,743

0,641
0,552
0,476
0,410
0,354
0,305
0,263
0,227
0,195
0,168
0,145
0,125
0,108

(1 + r ) t
10.486.954.080
9.039.219.120
7.798.303.440
6.715.543.680
5.790.939.840
4.987.994.400
4.306.707.360
3.710.581.200
3.199.615.920
2.761.645.680
2.372.338.800
2.043.861.120
1.764.046.800
1.520.730.000
1.313.910.720

67.812.392.160

Ct
(1 + r ) t
26.343.146.710
6.907.782.095
5.856.290.775
4.967.901.825
4.205.423.660
3.563.719.366
3.015.586.759
2.557.074.369
2.162.955.748
1.622.617.438
1.400.510.108
1.203.081.371
1.036.500.873
894.598.968
771.206.007
666.321.990
40.831.571.354

Vậy tỷ lệ lợi ích trên chi phí B/C = 1.661
Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

23


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


3.1.4. Các điểm hòa vốn.
1. Khái niệm.
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí. Phân tích điểm hòa
vốn nhằm xác định mức sản lượng hay mức doanh thu thấp nhất mà tại đó dự án
có thể vận hành mà không gây nguy hiểm về mặt tài chính tức là dự án không bị
lỗ, có đủ tiền mặt để hoạt động và có khả năng trả nợ.
Tùy theo mục đích phân tích người ta chia điểm hòa vốn ra làm 4 loại :
- Điểm hòa vốn lý thuyết
- Điểm hòa vốn tiền tệ
- Điểm hòa vốn trả nợ
- Điểm hòa vốn nhiều giá bán
2. Cách tính
a, Điểm hoà vốn lý thuyết:
Là điểm hoà vốn mà tại đó mức đảm bảo cho dự án không bị lỗ trong năm
hoạt động bình thường. Điểm hoà vốn lý thuyết được biểu hiện thông qua các
chỉ tiêu sau:
Hệ số hoà vốn lý thuyết: là tỷ lệ tính theo phần trăm của công suất thiết kế
hoặc sản lượng tiêu thụ dự kiến trong năm hoạt động bình thường.
Hlt =

Đ
D−B

Trong đó :

Đ : Tổng chi phí cố định trong năm dự án có lãi vay.
D : Tổng doanh thu dự kiến của năm dự án.
B : Tổng biến phí dự kiến trong năm dự án.
Mức sản lượng lý thuyết: số sản lượng sản xuất và tiêu thụ cần thiết tối

thiểu để đảm bảo cho dự án không bị lỗ.
Q0 = Hlt × Q
Trong đó:

Q: Sản lượng dự kiến sản xuất tiêu thụ hàng năm.
Q0: Số lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn.
Mức doanh thu lý thuyết: là mức doanh thu tối thiểu để đảm bảo cho doanh
nghiệp bù đắp được cho chi phí.
D0 = Hlt × D
Trong đó:

D: Doanh thu dự kiến hàng năm.
D0: Doanh thu tại điểm hoà vốn.

Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

24


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

b. Điểm hoà vốn tiền tệ:
Là điểm mà tại đó mức sản lượng hoặc mức doanh thu đảm bảo cho dự án
bắt đầu có tiền trả nợ vay. Điểm hoà vốn tiền tệ được biểu hiện thông qua 3 chỉ
tiêu:
- Hệ số hoà vốn tiền tệ

Htt =


Đ − KH
D−B

- Sản lượng hoà vốn tiền tệ Qtt = Htt x Q
- Mức doanh thu hoà vốn tiền tệ Dtt = Htt x D
c. Điểm hoà vốn trả nợ:
Là điểm hoà vốn mà trong đó cho phép dự án có tiền để trả nợ vốn vay và
đóng thuế hàng năm. Điểm hoà vốn trả nợ được biểu hiện thông qua 3 chỉ tiêu:
Hệ số hoà vốn trả nợ
Htn =

Đ − KH + N + T
D−B

- Sản lượng hoà vốn trả nợ: Qtn = Htn * Q
- Doanh thu hoà vốn trả nợ: Dtn = Htn* D
Trong đó: N: Nợ phải trả hàng năm
T: Thuế phải đóng hàng năm ở điểm hoà vốn
N − KH

T = 1 − S × St
t
S t: là suất thuế
Với suất thuế = 25%.
d. Điểm hoà vốn nhiều giá bán
Giá bán là nhân tố luôn biến động trên thị trường. Các loại điểm hoà vốn
trên coi doanh thu hoặc sản lượng là một đại lượng không đổi. Tình huống đặt ra
là nếu đại lượng này thay đổi thì điều gì sẽ xảy ra đối với các điểm hoà vốn trên.
Doanh thu dự kiến là kết quả của giá cả dự kiến và sản lượng dự kiến. Đến lượt
mình, giá cả lại là nhân tố quan trọng quy định số lượng sản phẩm được tiêu thụ

trên thị trường.
Để phân tích điểm hoà vốn trên phương diện giá cả người ta đưa ra nhiều
giá khác nhau mà thị trường tương lai có thể có.
Công thức xác định:
Qgb =

Đ
P−b

Trong đó: Qgb: sản lượng hoà vốn tại giá bán P
Sinh viên: Nguyễn Duy Luận
Lớp: QTKD – K41A

25


×