Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Công trình thủy – CIENCO1 trong đấu thầu xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.42 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với kinh nghiệm lâu năm và các thế mạnh của bản thân, Công ty Công ty Cổ
phần Đầu tư & Xây dựng Công trình thủy – CIENCO1 đã tham dự và thắng thầu nhiều
dự án lớn quan trọng đem lại lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên công ty cũng phải đối
mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường không chỉ với các doanh nghiệp trong
nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy số lượng các công trình thắng thầu
trong những năm gần đây đã giảm.
Thực tế đó đã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, nhằm rút ra một
số các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng tại Công ty Cổ
phần Đầu tư & Xây dựng Công trình thủy – CIENCO1. Do đó tôi đã lựa chọn đề tài
"Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Công trình
thủy – CIENCO1 trong đấu thầu xây dựng" với mong muốn góp phần thực hiện công
tác đấu thầu xây dựng đạt hiệu quả hơn.
2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đấu thầu xây dựng tại Công ty Công ty
Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Công trình thủy – CIENCO1, đề tài đưa ra các giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng tại Công ty Công ty Cổ phần Đầu
tư & Xây dựng Công trình thủy – CIENCO1.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đấu thầu của Công ty Công ty Cổ
phần Đầu tư & Xây dựng Công trình thủy – CIENCO1.


+ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào những hạn chế trong hoạt
động đấu thầu của Công ty, từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế đó.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi sẽ sử dụng các phương pháp như phương pháp
tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, quy nạp, diễn dịch,…nhằm tổng hợp về lý luận,
phân tích đánh giá năng lực và thực trạng đấu thầu của Công ty.
5.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
thành 03 chương.
Chương 1:

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây
dựng Công trình thủy – CIENCO1

Chương 2:

Thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ
phần Đầu tư & Xây dựng Công trình thủy – CIENCO1


Chương 3:

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của
Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Công trình thủy – CIENCO1 trong

thời gian tới


CHƯƠNG 1.....................................................................................................................................1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ &
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY – CIENCO1........................................................................1
1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển............................................................................1
1.2.Cơ cấu tổ chức......................................................................................................................4
1.2.1.Cơ cấu bộ máy quản lý công ty.....................................................................................4
1.2.2.Cơ cấu sản xuất..............................................................................................................8
1.3.Lĩnh vực hoạt động chủ yếu + Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh...........................11
1.3.1.Lĩnh vực hoạt động chủ yếu........................................................................................11
1.3.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh......................................................................12
1.4.Đánh giá tình hình hoạt động của công ty..........................................................................13
1.4.1.Thế mạnh của công ty..................................................................................................13
1.4.2.Điểm yếu của công ty..................................................................................................14
CHƯƠNG 2...................................................................................................................................16
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY – CIENCO1............16
2.1.Các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh của nhà thầu trong đấu thầu xây dựng......16
2.1.1.Kinh nghiệm, năng lực thi công của nhà thầu.............................................................16
2.1.2.Khả năng đáp ứng các yêu cầu chất lượng, kỹ thuật, quy trình công nghệ xây dựng
và tiến độ thi công công trình...............................................................................................16
2.1.3.Năng lực tài chính của nhà thầu..................................................................................17


CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ & XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY – CIENCO1
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Công ty Xây dựng Công trình thuỷ được chuyển đổi cổ phần hoá từ doanh nghiệp
nhà nước theo quyết định số 436/QĐ - BGTVT ngày 23/02/2006 của Bộ Giao thông vận
tải thành Công ty Cổ phần đầu tư & xây dựng công trình thuỷ – Cienco 1 và được Sở
Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
đăng ký thuế công ty cổ phần mã số: 0200166683.
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ - CIENCO1
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: CIENCO1 - VIWECO
- Trụ sở chính
:
Số 58 Phạm Minh Đức, Phường Máy Tơ, Quận Ngô
Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
- Điện thoại

:

031.3760464 - 3760498

- Fax

:

031.3826429

Email:

- Chi nhánh
:
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ &
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ - CIENCO1 (TP. HẢI PHÒNG)

- Địa chỉ chi nhánh :
D2 Khu Phố 2 Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông,
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Mã số chi nhánh:

0200166683-010

- Chủ tịch HĐQT

:

Ông Tạ Tuấn Anh

- Giám đốc Công ty

:

Ông Phạm Văn Tuấn

- Vốn điều lệ

:

9.200.000.000 đồng

- Bằng chữ

:

Chín tỷ hai trăm triệu đồng


- Mệnh giá cổ phần

:

10.000 đồng

- Tổng số cổ phần

:

920.000
Trang 1


Công ty xây dựng công trình thuỷ tiền thân là : Công trường xây lắp nhà máy đóng
tầu Hải Phòng trực thuộc Cục công trình Bộ giao thông vận tải- Bưu điện và thuỷ lợi.
Mùa hè năm 1959 gần hai nghìn con người đã được tập hợp về để cùng nhau thành lập
Công trường xây lắp nhà máy đóng tầu Hải Phòng. Năm năm lao động quên mình
( 1959÷1965) đứa con đầu lòng của ngành cơ khí miền Bắc đã được tập thể cán bộ công
nhân viên Công trường xây lắp nhà máy đóng tầu Hải Phòng góp sức tạo nên.
Từ ngày đầu thành lập đến nay đã hơn 50 năm Công ty xây dựng Công trình thuỷ
đã trải qua rất nhiều đơn vị trực thuộc và có nhiều tên gọi:
Từ năm 1965÷1979: Công ty Công trình thuỷ trực thuộc Cục vận tải đường biển và
Tổng cục đường biển - Bộ giao thông vận tải.
Từ 1979÷1983: Xí nghiệp Liên hợp các Công trình đường biển trực thuộc Tổng cục
Đường biển- Bộ giao thông vận tải.
Từ năm 1983÷1985: Xí nghiệp Liên hợp Công trình Giao thông 1 trực thuộc Liên
hiệp các Xí nghiệp Xây dựng Công trình giao thông 1.
Từ năm 1985÷1987: Xí nghiệp xây dựng cầu Cảng 10 trực thuộc Liên hiệp các Xí

nghiệp xây dựng công trình giao thông 1.
Từ 1987÷1989 Công ty Xây dựng đường biển trực thuộc liên hiệp Hàng hải Việt
Nam.
Từ 1989÷1991: Xí nghiệp Liên hợp Công trình thuỷ trực thuộc Bộ giao thông vận
tải.
Từ 1991-1993: Tổng Công ty Xây dựng Công trình thuỷ trực thuộc Bộ giao thông
vận tải.
Từ 1993÷1994: Công ty Xây dựng Công trình thuỷ trực thuộc Bộ giao thông vận
tải.
Từ 1994÷1996: Công ty Xây dựng Công trình thuỷ trực thuộc Cục Hàng hải Việt
Nam.
Từ 1996÷2006: Công ty Xây dựng Công trình thuỷ trực thuộc Tổng Công ty xây
dựng công trình giao thông 1.
Từ 2006 đến nay: Công ty Cổ phần đầu tư & xây dựng công trình thuỷ – Cienco 1
trực thuộc Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1.
Trang 2


Năm mươi năm là chặn đường với bao gian truân vất vả. Tuy có rất nhiều tên gọi
và trực thuộc nhiều Đơn vị khác nhau nhưng Công ty luôn giữ vững các ngành nghề
truyền thống: xây dựng công trình thuỷ, đồng thời mở rộng sang các ngành nhề khác mà
Công ty có khả năng. Hơn năm mươi năm làm nghề xây dựng công trình thủy là thời
gian đủ để tích góp kinh nghiệm và khẳng định tên tuổi của mình trong ngành xây dựng
cảng. Công ty ra đời từ rất sớm, là đứa con đầu tiên của nghề xây dựng cảng, qua hơn
bốn mươi năm phấn đấu không ngừng nghỉ, đến nay năng lực của Công ty đã có những
buớc phát triển nhất định đáng tự hào. Đến nay Công ty có 40 kỹ sư đủ ngành, trung cấp
kỹ thuật 07 người, cử nhân 09 người và trên 74 công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
Trải qua hơn 50 năm phát triển và trưởng thành Công ty xây dựng công trình thuỷ
nay là Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ –Cienco1 đã hoàn thành
nhiều công trình trọng điểm cấp nhà nước đạt chất lượng cao, đảm bảo tiến độ và đem

lại hiệu quả kinh tế cho nền kinh tế quôc dân.
Công ty đã được Nhà nước trọng thưởng :
- Huân chương kháng chiến hạng nhất
- Hai huân chương lao động hạng nhất (1978-1994 )
- Huân chương lao động hạng nhì.
- Nhiều huân chương lao động hạng 3 cho tập thể và cá nhân
- Năm 1995 được Thủ Tướng Chính Phủ tặng cờ thưởng đơn vị suất sắc nhất
ngành Giao thông vận tải Việt Nam.
- Nhiều công trình lớn đã được Bộ xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam
tặng huy chương vàng chất lượng cao.
- Năm 1995 Công ty được tặng cờ đơn vị đạt chất lượng cao của ngành xây dựng
Việt Nam.
- Năm 2001 Công ty được trao chứng nhận và biểu tượng Ngôi sao vàng quốc tế
về chất lượng của Hiệp Hội hướng nghiệp kinh doanh(BID)tại Geneva Thuỵ Sĩ.
- Chứng nhận theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000
- Trong nhiều năm qua Công ty đã giành được sự tín nhiệm của các chủ đầu tư và
khách hàng trong và ngoài nước.
Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ – Cienco1 sẵn sàng liên danh
liên kết với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nhận thầu xây
dựng các công trình và đầu tư phát triển sản xuất.
Trang 3


1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
1) Sơ đồ tổ chức quản lý
Sơ đồ quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Công trình thủy – Cienco 1
HĐQT CÔNG TY

GĐ CÔNG TY


TR.P KỸ THUẬT
CÔNG TRÌNH

TR.P KẾ HOẠCH
THỊ TRƯỜNG

TR.P Q.LÝ VẬT
TƯ, THIẾT BỊ

TR.P TCLĐ &
TIỀN LƯƠNG

GĐ XÍ NGHIỆP
KIẾN TRÚC

GĐ XÍ NGHIỆP
C.T THỦY III

GĐ XÍ NGHIỆP CƠ
GIỚI THI CÔNG

TR.P TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN

CHÁNH VĂN
PHÒNG

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng
2) Mô tả Sơ đồ tổ chức quản lý
Mô hình tổ chức sản xuất và quản lý của công ty được sắp xếp như sau:
Có tất cả sáu phòng ban nghiệp vụ của công ty, dưới công ty còn có tám bộ máy
của tám xí nghiệp, công trường trực thuộc. Cụ thể là:
06 phòng ban:
a) Phòng tổ chức cán bộ và lao động.
b) Phòng kế hoạch thị trường.
c) Phòng kỹ thuật công trình.
d) Phòng vật tư và quản lý thiết bị.
e) Phòng tài chính kế toán.
f) Văn phòng công ty.
Chức năng của các phòng:
Trang 4


g) Phòng Tổ chức cán bộ và lao động:
- Làm chức năng tham mưu tổ chức bộ máy quản lý toàn công ty cho phù hợp với
yêu cầu của sản xuất và quản lý.
- Quản lý lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng lao động, kế
hoạch sử dụng và quản lý lao động
- Quản lý quỹ lương, tiền thưởng, an toàn và BHXH… và thực hiện các chính
sách đối với người lao động theo luật Lao động.
h) Phòng Kỹ thuật công trình:
- Quản lý kỹ thuật, quản lý tiến độ, quản lý chất lượng công trình trong suốt quá
trình vào thầu và tổ chức thi công.
- Tham gia công tác đấu thầu.
- Giám sát việc thực hiện tiến độ, thực hiện chất lượng công trình và biện pháp thi
công suốt quá trình từ khi thi công đến khi nghiệm thu thanh toán, nghiệm thu tổng thế,
hoàn tất hồ sơ hoàn công bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

i) Phòng Kế hoạch thị trường:
- Quản lý giá trong suốt quá trình vào thầu và tổ chức thi công.
- Lập kế hoạch sản lượng và kế hoạch doanh thu. Tổ chức chỉ đạo thực các kế
hoạch đó.
- Trực tiếp tiếp thị, tổ chức đấu thầu, lập Hợp đồng kinh tế.
- Trực tiếp thực hiện pháp lệnh thống kê tại doanh nghiệp.
- Tổ chức quản lý việc sử dụng vật tư, giám sát thực hiện các định mức kinh tế kỹ
thuật trong việc sử dụng vật tư.
- Hướng dẫn việc xuất nhập vật tư hàng hóa, quản lý các định mức tiêu hao.
j) Phòng quản lý thiết bị:
- Tổ chức quản lý việc sử dụng thiết bị thi công.
- Giám sát thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật trong việc sử dụng thiết bị của
các đơn vị trực thuộc.
- Tham mưu đầu tư mới năng lực thiết bị thi công, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,
đổi mới dây chuyền công nghệ.
- Thanh lý thiết bị cũ, hỏng hóc, lạc hầu về kỹ thuật.
Trang 5


- Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu định mức.
- Lập kế hoạch giám sát việc sửa chữa nâng cấp thiết bị khi hỏng hóc.
- Thực hiện các chế độ về đăng trình, đăng kiểm, về an toàn cho người và thiết bị
trong thi công.
- Giám sát thực hiện chế độ báo cáo trong việc sử dụng, quản lý, điều động thiết bị
trong công ty.
k) Phòng tài chính kế toán:
- Tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp thực hiện hạch toán đúng chế độ, chỉ đạo
thực hiện hạch toán thống nhất.
- Chuẩn bị vốn phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống người lao động.
- Tổ chức hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh theo từng loại hình sản phẩm.

- Tổ chức triển khai quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh
nghiệp.
- Kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, quản lý chi tiêu, giám sát việc thực
hiện chế độ chính sách nhà nước tại doanh nghiệp
- Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch vay vốn, kế hoạch thanh
toán công nợ để thu hồi vốn.
- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ và hạch toán thống nhất về nội dung hạch toán kế
toán trong toàn công ty.
- Đề ra giải pháp bảo toàn vốn doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm về BHXH theo quy định
của pháp luật.
l) Văn phòng công ty:
- Quản lý và tổ chức công tác hành chính, lễ tân, khánh tiết.
- Thực hiện đúng các quy định về công tác quản trị hành chính, quản lý công văn
đến và đi, công tác bảo vệ cơ quan.
- Lập biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ cho khối văn phòng công ty.
- Bố trí quản lý và theo dõi đời sống sinh hoạt của CBCNV tạm trú trong công ty.

Trang 6


- Quan hệ với chính quyền địa phương và cảnh sát khu vực văn phòng công ty khi
được phân công hoặc khi cần thiết. Xây dựng các quy định để đảm bảo trật tự vệ sinh và
an ninh khu vực.
- Tổ chức thăm viếng, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có
công với cách mạng và các gia đình CBCNV có khó khăn.
3 xí nghiệp thành viên và các chi nhánh trực thuộc có tư cách pháp nhân không
đầy đủ:
- Xí nghiệp công trình thủy III
- Xí nghiệp kiến trúc

- Xí nghiệp cơ giới thi công
- Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
Chức năng của đơn vị thành viên trực thuộc chủ yếu:
- Các xí nghiệp công trình có trách nhiệm thi công tại chỗ các công trình được ghi
theo kế hoạch tháng, quý, năm hoặc từng bộ phận công trình công việc đòi hỏi tính
chuyên môn hóa cao.
- Xí nghiệp kiến trúc có nhiệm vụ chủ yếu là thi công các công trình kiến trúc
công nghiệp và dân dụng.
- Xí nghiệp cơ giới chủ yếu đảm nhận thi công các công việc bằng cơ giới cho tất
cả các công trình, công việc của các xí nghiệp trực thuộc có nhu cầu như:


Đóng cọc đầu bến.



Lu lèn các mặt bằng bến bãi của các công trình được thi công.



Cẩu chuyển, vận chuyển các cầy hiện đúc sẵn, các thiết bị cần lắp đặt khi

cần thiết.
Cung cấp các nhu cầu về vật tư, cung ứng các nhu cầu về động lực, điện
năng khi cần thiết trong nội bộ công ty.


Sửa chữa các thiết bị thi công của công ty, ngoài ra còn được mở rộng các
hoạt động dịch vụ khác nhằm khai thác tốt năng lực hiện có của xí nghiệp, đem lại hiệu
quả khác phục vụ đời sống của cán bộ công nhân viên.



Trang 7


1.2.2. Cơ cấu sản xuất
1) Sơ đồ tổ chức sản xuất
Biện pháp thi công

Các hợp đồng

Kế hoạch nhân sự
Lập kế hoạch thi công
Kế hoạch mua vật tư
Phê duyệt kế
hoạch thi công

Tiến độ thi công &
Thuê thầu phụ

Triển khai thi công
Nghiệm thu các bước thi
công, điểm dừng kthuật

Kế hoạch tạm ứng vốn
Kế hoạch điều động
thiết bị

Nghiệm thu tổng thể


Bàn giao c.trình

2) Mô tả sơ đồ
CÁC HỢP ĐỒNG:
- Công ty đứng ra ký kết các hợp đồng kinh tế (đấu thầu được, được giao thầu, Xí
nghiệp tự tìm việc, ...) sau đó giao cho các Xí nghiệp thực hiện.
- Xí nghiệp tiếp nhận thi công công trình theo hợp đồng sau đó giao khoán cho các
đội thi công trực tiếp.
LẬP KẾ HOẠCH THI CÔNG
 Xây dựng biện pháp tổ chức thi công:
- Phòng Kỹ thuật công trình của Công ty lập biện pháp tổ chức thi công chung cho
toàn bộ công trình, dự án báo cáo với Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát.
- Giám đốc Xí nghiệp căn cứ vào biện pháp tổ chức thi công chung do phòng Kỹ
thuật công trình của Công ty đã lập có trách nhiệm xây dựng biện pháp thi công chi tiết
công trình hay hạng mục công trình được giao. Tài liệu biện pháp thi công gồm:
Trang 8




Các quy định công nghệ thi công và các biểu mẫu để ghi chép .



Các bản vẽ biện pháp tổ chức thi công.

Biện pháp thi công được Giám đốc Xí nghiệp báo cáo với Phòng Kỹ thuật
công trình và Lãnh đạo Công ty.



 Xây dựng kế hoạch nhân sự :
- Giám đốc Xí nghiệp đánh giá năng lực các Đội và lập hợp đồng giao khoán công
trình cho các Đội.
- Đội thi công công trình lập kế hoạch sử dụng lao động (trong đơn vị hoặc thuê
ngoài) và yêu cầu hỗ trợ nhân sự, biện pháp an toàn thi công trình để Giám đốc Xí
nghiệp duyệt .
- Giám đốc Xí nghiệp ra quyết định về ban chỉ huy công trường, quy định chức
năng nhiệm vụ của từng vị trí trong ban chỉ huy.
- Bộ phận tiền lương Xí nghiệp lập kế hoạch kiểm tra: Công tác thuê lao động của
các Đội, thanh toán lương cho Đội, kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động tại công
trường.
 Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư:
- Giám đốc Xí nghiệp nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập bảng yêu cầu mua vật tư cho
công trình.
- Phòng Kế hoạch thị trường Công ty xem xét trình duyệt kế hoạch mua vật tư.
Sau đó khảo sát, đánh giá các nhà cung cấp và phê duyệt các hợp đồng mua vật tư giữa
Xí nghiệp và các nhà cung cấp.
- Phòng Kế hoạch thị trường Công ty kiểm tra hướng dẫn Xí nghiệp thực hiện
công tác mua vật tư, kiểm tra và lưu kho.
 Xây dựng tiến độ thi công và thuê thầu phụ :
- Phòng Kỹ thuật công trình của Công ty lập tiến độ thi công tổng thể. Giám đốc
Xí nghiệp, Phó giám đốc phụ trách sản xuất căn cứ vào tiến độ tổng thể lập tiến độ thi
công hạng mục công trình mình được giao trình. Giám đốc Xí nghiệp, Phó giám đốc phụ
trách sản xuất căn cứ tiến độ được duyệt tổ chức các đội thi công công trình và lập bảng
theo dõi tiến độ làm cơ sở xác nhận khối lượng.
- Phòng Kế hoạch thị trường của Công ty xem xét hợp đồng, trong trường hợp cần
thuê thầu phụ phải tìm hiểu, đánh giá, lựa chọn và lập hợp đồng thuê các nhà thầu phụ.
Phòng Kỹ thuật công trình và phòng Kế hoạch thị trường chịu trách nhiệm theo dõi kiểm
soát các nhà thầu phụ trong quá trình thực hiện hợp đồng.
 Xây dựng kế hoạch tạm ứng vốn thi công :


Trang 9


- Các Xí nghiệp căn cứ tiến độ phê duyệt lập kế hoạch tạm ứng vốn trình phòng
Tài chính - Kế toán, phòng Kế hoạch thị trường và phòng Kỹ thuật công trình của Công
ty.
- Giám đốc Xí nghiệp căn cứ tiến độ được duyệt và bảng theo dõi xác nhận khối
lượng để trình Giám đốc Công ty duyệt kế hoạch tạm ứng vốn và trình duyệt tạm ứng thi
công.
 Xây dựng kế hoạch điều động xe máy, thiết bị phục vụ thi công :
- Căn cứ biện pháp thi công đã phê duyệt, Giám đốc Xí nghiệp lập kế hoạch sử
dụng thiết bị trình phòng Quản lý thiết bị. Phòng Quản lý thiết bị tập hợp kế hoạch sử
dụng thiết bị của đơn vị, cân đối, điều chỉnh và trình Giám đốc Công ty duyệt. Giám đốc
Công ty ra quyết định điều động thiết bị theo yêu cầu sản xuất và kế hoạc sử dụng thiết
bị của phòng Quản lý thiết bị.
- Giám đốc Xí nghiệp thông qua các tổ trưởng, đội trưởng sản xuất triển khai điều
động theo dõi hoạt động và xác nhận ca máy.
 Hoàn thiện kế hoạch tổ chức thi công :
- Giám đốc Xí nghiệp và bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm tổng hợp tất cả các tài
liệu xây dựng nên kế hoạch tổ chức thi công, trình phòng Kế hoạch thị trường và phòng
Kỹ thuật công trình và Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
- Giám đốc Xí nghiệp và bộ phận kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận thực
hiện đúng theo kế hoạch tổ chức thi công đã phê duyệt .
 Triển khai thi công :
- Xí nghiệp (hoặc BCH công trường) căn cứ phương án thi công để triển khai công
tác thi công tại công trường.
- Xí nghiệp (hoặc BCH công trường) căn cứ kế hoạch tổ chức thi công lập kế
hoạch thi công cho đơn vị.
- Xí nghiệp (hoặc BCH công trường) kiểm tra, đánh giá chất lượng, khối lượng

thực hiện hàng ngày, rút kinh nghiệm cho hôm sau, ghi chép nhật ký công trình. Giám
đốc Xí nghiệp lập báo cáo kế hoạch thực hiện tuần.
 Nghiệm thu các bước thi công, nghiệm thu điểm dừng kỹ thuật
- Kỹ thuật viên của Xí nghiệp nghiệm thu công việc cho các tổ sản xuất. Kết quả
ghi vào nhật ký công trình. Một số kiểm tra chất lượng cần thiết theo chỉ đạo của Đội
trưởng hoặc Ban chỉ huy công trường ghi vào biên bản.
- Phó giám đốc Xí nghiệp phụ trách kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật được giao
nghiệm thu điểm dừng kỹ thuật của hạng mục, nghiệm thu hạng mục thi công với giám
sát. Kết quả nghiệm thu ghi vào biên bản theo mẫu của chủ đầu tư quy định. Trường hợp

Trang 10


kiểm tra các hạng mục không đạt chất lượng thì thực hiện điều chỉnh, sửa chữa theo quy
định.
 Nghiệm thu tổng thể :
- Phó giám đốc Xí nghiệp phụ trách kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật tham mưu cho
Giám đốc Xí nghiệp nghiệm thu các hạng mục công trình, toàn bộ công trình với chủ
đầu tư và cơ quan quản lý.
 Hồ sơ hoàn công
- Đội trưởng đội thi công công trình chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện hồ sơ hoàn
công cho công trình, tập hợp đầy đủ các văn bản theo quy định của Chủ đầu tư.
- Hồ sơ hoàn công được lập căn cứ Quy định Quản lý chất lượng công trình xây
dựng được ban hành kèm quy định hiện hành.
 Bàn giao :
- Đội trưởng đội thi công công trình và Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật tham mưu
cho Giám đốc Xí nghiệp trước khi ký bàn giao hạng mục công trình.
- Giám đốc Xí nghiệp hoặc Phó Giám đốc Xí nghiệp được uỷ quyền ký văn bản
bàn giao hạng mục công trình.
1.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu + Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3.1. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
- Hoạt động, xây dựng chuyên dụng công trình thuỷ.
- Xây dựng nhà các loại
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.
- Đóng tàu và cấu kiện nổi
- Sản xuất sản phẩm bằng kim loại, các dịch vụ xử lý gia công kim loại .
- Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị
- Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
- Vận tải đường bộ khác
- Vận tải đường thuỷ
- Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống
- Hoạt động kinh doanh bất động sản
Trang 11


- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
- Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm .
1.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1) Tóm tắt các số liệu về tài chính trong 3 năm (2010-2012)
Đơn vị tính: VNĐ
STT

SỐ LIỆU TÀI CHÍNH

DANH MỤC
2010

2011


2012

1

Tổng tài sản

127.433.411.467 129.986.318.214 100.741.285.832

2

Tổng nợ phải trả

115.588.375.591 118.357.735.705

88.465.327.348

3

Tài sản ngắn hạn

105.222.468.997 111.787.494.931

83.401.095.735

4

Tổng nợ ngắn hạn

115.381.569.131 118.150.384.795


88.465.327.348

5

Doanh thu

119.606.457.054 130.096.164.714

86.980.112.800

6

Lợi nhuận trước thuế

1.571.581.996

1.043.230.995

1.503.732.494

7

Lợi nhuận sau thuế

1.263.250.866

782.423.246

1.240.579.308


2) Số tiền thuế đã nộp NSNN cho NNT 3 năm (2010-2012)
Đơn vị tính: VNĐ
STT

KHOẢN NỘP

1

Thuế môn bài

2

2010

2011

2012

6.000000

11.000.000

Thuế GTGT

3.792.200.077

500.000.000

3.247.457.737


3

Thuế TNDN

342.497.947

1.884.294.068

27.016.055

4

Thuế TNCN

3.197.159

84.212.289

75.674.798

4.143.895.183

2.479.506.357

3.350.148.590

Tổng số tiên đã nộp

* Công tác thu hồi công nợ và nghiệm thu thanh toán :

Được Hội đồng Quản trị và Giám đốc Công ty xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm
nhằm thu hồi công nợ để cơ cấu lại nguồn vốn, từng bước lành mạnh nền tài chính của
Công ty.
Công tác nghiệm thu, thanh toán đối với các dự án, công trình đang triển khai đã có
nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện chủ trương làm đến đâu hoàn công và thanh toán
Trang 12


đến đó, không để đọng khối lượng, các phòng nghiệp vụ Công ty, các xí nghiệp trực
thuộc và chi nhánh Công ty tại TP Hồ Chí Minh đã thường xuyên làm tốt công việc này
đảm bảo Công ty có doanh thu và vòng quay của nguồn vốn ngắn, mang lại hiệu quả
kinh tế rõ rệt.
* Tình hình công nợ với ngân hàng:
Trong hai năm qua Công ty đã tích cực thu hồi nợ cũ, tìm kiếm việc làm, tiết kiệm
chi phí, thanh lý tài sản có hiệu quả sử dụng kém để tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng nên
uy tín của Công ty đối với ngân hàng đã được cải thiện. Ngân hàng đã bảo lãnh dự thầu
và bảo lãnh thực hiện hợp đồng giúp Công ty trúng thầu và thi công các công trình có
giá trị lớn.
1.4. Đánh giá tình hình hoạt động của công ty
1.4.1. Thế mạnh của công ty
1) Các sản phẩm của Công ty mang đặc thù của của doanh nghiệp xây dựng trong
hoàn cảnh chung do đó sản phẩm thế mạnh chỉ là sản phẩm xây dựng và sửa chữa công
nghiệp.
• Về sản phẩm xây dựng bao gồm:
- Công trình cầu đường bộ
- Bến bệ cọc cao
- Bến tường cừ một tầng neo (bao gồm cừ thép và cừ BTCT)
- Bến trọng lực (bao gồm các khối lớn)
- Triền, ụ tầu
- Các cảng chuyên dùng cho khí hoá lỏng (LPG)

- Lắp đặt thiết bị bốc xếp
- Các công trình xây dựng công nghiệp dân dụng
- Công trình xây dựng nhà công nghiệp
- Công trình cầu đường bộ.
• Về sản phẩm sửa chữa công nghiệp bao gồm:
- Sửa chữa thiết bị máy móc thi công
- Chế tạo các sản phẩm cơ khí như đà, giáo, cốp pha, kết cấu thép, ... phục vụ cho
công tác thi công xây lắp công trình mà công ty đảm nhận.
Trang 13


Trong đó sản phẩm xây lắp chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm. Sửa
chữa công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, chủ yếu là sửa chữa thiết bị, phương tiện thi công,
chế tạo các sản phẩm cơ khí như đà, giáo, cốp pha, kết cấu thép... phục vụ cho công tác
thi công xây lắp công trình mà Công ty đảm nhận.
Trải qua hơn 50 năm phát triển và trưởng thành Công ty xây dựng công trình thuỷ
nay là Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ –Cienco1 đã hoàn thành
nhiều công trình trọng điểm cấp nhà nước đạt chất lượng cao, đảm bảo tiến độ và đem
lại hiệu quả kinh tế cho nền kinh tế quôc dân.
2) Các nghị quyết của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà nước về sắp xếp đổi
mới doanh nghiệp đã làm cho Công ty được tự chủ sáng tạo, năng động hơn trong công
tác quản lý, điều hành và quản trị doanh nghiệp
3) Công ty có truyền thống đoàn kết nhất trí, có đội ngũ cán bộ, CNKT lành nghề
năng động, sáng tạo, tâm huyết với công việc, nhạy bén tiếp cận cơ chế mới, đó là yếu tố
thuận lợi để Công ty có đủ năng lực và trí tuệ đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ ngày càng
lớn trong giai đoạn sắp tới.
4) Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gắn liền với sự đổi mới về
kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý, mở rộng hợp tác đầu tư, và luôn luôn giữ trọng
chữ “tín” đối với khách hàng do đó Công ty đã tạo được uy tín về thương hiệu và mối
quan hệ với khách hàng trên địa bàn toàn quốc do đó khi có có các công trình về chuyên

ngành Cảng - Đường thuỷ các chủ đầu tư thường mời công ty tham gia dự thầu hoặc
nhận thầu thi công công trình. Đồng thời từ uy tín về thương hiệu mà một số tập đoàn
lớn như RINKAI, PENTA OCEAN, ... khi đầu tư vào Việt Nam đã tìm đến công ty để
hợp tác.
1.4.2. Điểm yếu của công ty
1) Vốn đầu tư chủ yếu từ nguồn vay ngân hàng vì vậy nếu khai thác không có hiệu
quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành công trình.
2) Khó khăn lớn nhất của Công ty là vốn cho sản xuất, nợ khách hàng và nợ ngân
hàng chưa trả được. Các khoản nợ vay ngân hàng tuy đã được cơ cấu lại nhưng vẫn rất
khó khăn do ngân hàng thay đổi phương thức từ cho vay theo hạn mức sang cho vay
theo dự án kèm theo tài sản thế chấp, cho nên Công ty vẫn chưa vay được ngân hàng để
thi công các công trình. Số dư nợ ngân hàng cao, nợ quá hạn lớn và có thời điểm lãi xuất
cho vay cao tới 20% năm. Do vậy việc tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng còn rất khó
khăn.

Trang 14


3) Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng tới Việt Nam. Lạm phát tăng
nhanh, giá vật tư, vật liệu và chi phí sinh hoạt tăng cao. Người bán hàng không cho nợ
dẫn đến có lúc thiếu vật tư, vật liệu, nguyên nhiên liệu cho thi công.
4) Sự biến động giá ở một số công trình chưa được giải quyết kịp thời dẫn đến khó
khăn rất lớn về vốn lưu động.
5) Các phương tiện thiết bị hầu hết đã cũ, công suất sử dụng thấp, không đáp ứng
được yêu cầu thi công nên Công ty đã phải đầu tư mới và sửa chữa nâng cấp với giá trị
hơn 8 tỷ đồng.

Trang 15



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY –
CIENCO1
2.1. Các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh của nhà thầu trong đấu thầu xây
dựng
2.1.1. Kinh nghiệm, năng lực thi công của nhà thầu
Đây cũng là một trong những chỉ tiêu xác định điều kiện đảm bảo nhà thầu được
tham gia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dự án, hầu như các chủ đầu tư khi phát hành hồ
sơ mời thầu đều có yêu cầu về tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này được thể hiện năng lực
hiện có của nhà thầu trên các mặt:
- Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện
trường tương tự. Ví dụ doanh nghiệp có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây
dựng dân dụng? Bao nhiêu năm trong lĩnh vực cầu đường, thủy lợi, thuỷ điện,.. hay kinh
nghiệm thi công ở miền núi, đồng bằng, nơi có địa chất phức tạp.
- Số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trực tiếp
thực hiện dự án.
- Uy tín là chỉ tiêu giữ vai trò quan trọng trong đấu thầu và giành thắng lợi của
doanh nghiệp. Chính uy tín giúp cho doanh nghiệp giành được lòng tin của chủ đầu tư
và tạo lợi thế trong tham gia đấu thầu. Vì vậy, mà trong từng thời kỳ doanh nghiệp phải
chú trọng đến việc nâng cao uy tín trên thị trường.
- Tỷ lệ/hệ số trúng thầu: Chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát tình hình dự thầu
và kết quả đạt được của doanh nghiệp bằng cách đánh giá hiệu quả, chất lượng của việc
dự thầu trong năm, quy mô và giá trị hợp đồng trúng thầu thông qua đó có thể đánh giá
năng lực của doanh nghiệp.
2.1.2. Khả năng đáp ứng các yêu cầu chất lượng, kỹ thuật, quy trình công nghệ xây
dựng và tiến độ thi công công trình
Cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm nhà xưởng, hệ thống kho tàng, hệ thống cung cấp
năng lượng, kỹ thuật công nghệ thi công... Tóm lại, đây là chỉ tiêu tổng hợp của các yêu

cầu về kỹ thuật, chất lượng, biện pháp thi công và tiến độ thi công công trình. Nó đóng
vai trò quan trọng trong công tác đấu thầu, là yếu tố quyết định đến chất lượng công

Trang 16


trình, giúp giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế và được thể hiện qua mức độ đáp ứng
các yêu cầu sau:
- Về mặt kỹ thuật, đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra các giải pháp và biện pháp thi công,
sử dụng máy móc thiết bị một cách hợp lý và khả thi nhất (được nêu cụ thể trong hồ sơ
mời thầu), từ đó đưa ra được sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân lực, các biện pháp về
bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Về tiến độ thi công, đây là khoảng thời gian cần thiết để nhà thầu hoàn thành dự
án, với yêu cầu là tiến độ thi công được bố trí sao cho phải hết sức khoa học nhằm sử
dụng tối đa các nguồn nhân lực sẵn có của nhà thầu và mang tính khả thi cao, đảm bảo
tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu và tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các
hạng mục liên quan. Tiến độ thi công được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu, khi lập
tiến độ thi công thì nhà thầu cần phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng địa bàn thi
công, mặt bằng thi công, nguồn gốc nguyên vật liệu,... từ đó có thể sắp xếp thi công các
hạng mục, các công việc một cách hợp lý nhất để đưa ra được tổng thời gian thi công
ngắn nhất. Nếu thời gian thực hiện dự án càng dài thì chỉ tiêu này rất được coi trọng vì
mục đích của một dự án không phải phục vụ cho một cá nhân mà chủ yếu nhằm mục
đích phục vụ công cộng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc phát triển của một
doanh nghiệp, một ngành hay một địa phương nào đó, do đó vấn đề này được chủ đầu tư
đánh giá rất cao.
2.1.3. Năng lực tài chính của nhà thầu

Trang 17



Trang 18



×