Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

TỔ CHỨC & QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.28 KB, 24 trang )

VAD
SPman-21 / 1

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

TỔ CHỨC & QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG CN TÀU THUỶ

3. QUAN HỆ CUNG CẦU TRONG THỊ TRƯỜNG CN TÀU THUỶ
Sơ lược
Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp và các chính sách kinh tế vĩ mô
Doanh nghiệp và các mục tiêu kinh doanh
Ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
Nhu cầu của thị trường công nghiệp tàu thuỷ thế giới
+ Kết luận và Câu hỏi
+ Trích dẫn và Chú thích

3.1.

Sơ lược
Chủ đề này hướng đến quản lý, tổ chức sản xuất một doanh nghiệp
trong ngành công nghiệp tàu thuỷ và chú trọng đến phương thức
mà doanh nghiệp quyết định trong việc hoạch định và kiểm soát
các hoạt động của mình. Thường thì hay sai lầm trong nghiên cứu
khi chỉ quan tâm đến bản thân doanh nghiệp mà không chú tâm
đến hệ thống lớn hơn mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó.
Hệ thống lớn hơn này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng vì nó có
ảnh hưởng sâu rộng đến doanh nghiệp mà chúng ta đang nghiên
cứu. Thứ nhất, nó bao gồm các nguồn lực cần thiết cho doanh
nghiệp và các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho khách
hàng của mình. Thứ hai, đó là hệ thống chính trị, luật pháp và xã


hội mà các hoạt động của doanh nghiệp phải chấp hành theo.
Chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ gắn bó giữa hai vấn đề trên.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề thứ nhất –
môi trường kinh tế mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Sau đó,
chúng ta sẽ xem xét đến hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô.
Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về các phương cách mà
doanh nghiệp điều hành các hoạt động của mình tương tác với môi
trường kinh doanh đó. Trong phạm vi của chủ đề này, chúng ta
quan tâm đến bản chất chung của các mối tương tác đó và các ảnh
hưởng của chúng đến các quyết định của doanh nghiệp trong
ngành công nghiệp tàu thủy.


VAD
SPman-21 / 2
3.2.

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh

3.2.1. Để tìm hiểu mối liên quan giữa các doanh nghiệp với môi trường kinh doanh, chúng
ta phải hiểu doanh nghiệp là gì, vai trò mà doanh nghiệp tham gia trong một hệ thống
lớn hơn mà nó hoạt động trong đó, và chức năng mà hệ thống lớn hơn đó thực hiện.
Việc tìm hiểu này cần phải bắt đầu với các kiến thức cơ bản về kinh tế học và đặc biệt
là sự hiểu biết về cơ chế mà tổ chức kinh tế áp dụng để lựa chọn ra phương thức sử
dụng nguồn lực kinh tế của mình.
Tất cả tổ chức kinh tế đều gặp phải một vấn đề chung là họ đều muốn tiêu thụ hàng
hoá và dịch vụ nhiều hơn khả năng mà nguồn lực của họ có thể cung cấp. Vấn đề
khan hiếm 1 này có thể thấy với mức độ khác nhau ở các tổ chức kinh tế khác nhau;

cư dân một nước phát triển ở Châu Âu có thể chưa thấy thoả mãn tất cả nhu cầu của
họ với lượng hàng hoá sẳn có, nhưng chỉ cần một phần nhỏ trong số đó cũng đã đủ
thoả mãn cho cư dân ở các nước chưa phát triển ở Châu Phi. Ngoài ra, khi mức tiêu
thụ một sản phẩm A càng nhiều hơn thì mức tiêu thụ các sản phẩm B và C càng ít
hơn. Vì thế, các tổ chức kinh tế phải có biện pháp để quyết định xem mức dư thừa của
A có đáng để phải hy sinh B và C hay không.
Mỗi tổ chức kinh tế đều xây dựng cơ chế riêng của mình cho việc thực thi các lựa
chọn trên sao cho phù hợp với mức độ phát triển kinh tế của mình, và một điều chắc
chắn là ở một nền kinh tế công nghiệp hoá càng hiện đại thì cơ chế này càng phức
tạp và càng chi tiết hơn. Điều đó không đơn giản vì có quá nhiều loại sản phẩm mà là
vì có nhiều hàng hoá sản xuất ra không phải để thoả mãn trực tiếp nhu cầu của cư
dân. Tương đối dễ nhận thấy vai trò thoả mãn nhu cầu của các loại hàng tiêu dùng 2
như lương thực hoặc trang phục, và do đó dễ dàng hình dung cơ chế tác động của
chúng. Nhưng không dễ nhận thấy tác động đến thoả mãn nhu cầu và cơ chế quyết
định lựa chọn của tổ chức kinh tế đối với các loại nguyên vật liệu 3 như hoá chất, sắt
thép, phương tiện vận chuyển hoặc dịch vụ tư vấn tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ đều được tạo ra do sự lựa chọn của tổ chức kinh
tế trong việc phân bổ nguồn lực 4 của họ. Trong thế giới công nghiệp phát triển có
thể ghi nhận hai mô hình 5 chính là kinh tế chỉ huy và kinh tế thị trường. Chúng ta sẽ
cân nhắc các tính năng chủ yếu của các mô hình này một cách giản lược và lý tưởng
như phần tiếp sau đây.
3.2.2. Trong nền kinh tế chỉ huy 6 các nguồn lực được phân bổ theo quyết định của trung
ương và kế hoạch định hướng. Một cơ quan nhà nước xây dựng ngân sách 7 cho vài
thời khoản trong tương lai, trong đó nêu ra các mức độ khác nhau về các lọai hàng
hoá và dịch vụ sẽ được sản xuất và phân bổ mức độ chia sẻ các nguồn lực được yêu
cầu để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ đó.
Vấn đề đặt ra là bằng cách nào mà các kế hoạch gia quyết định sản lượng của từng
loại hàng tiêu dùng. Thật ra họ thực hiện qua ba cấp độ. Ở cấp độ thấp, các kế hoạch
gia phải quan sát mức độ ưu tiên, đã được định trước, để lập ra kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội dài hạn. Ở cấp độ cao hơn, các kế hoạch gia có thể phải đối phó với các

tình huống khẩn cấp thông qua tiến trình chính trị, một kế hoạch đột xuất có thể được
thông qua bằng các quyết nghị hoặc bằng các quyết định.


VAD
SPman-21 / 3

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

Ở cấp độ cao nhất, trong các tình huống thông thường, các kế hoạch gia có thể tính
toán đến các thừa-thiếu xuất hiện trong kỳ kế hoạch mà điều chỉnh sao cho phù hợp
đối với kỳ kế hoạch tiếp theo. Điều đó cho thấy là mức độ sản xuất sẽ dần đạt đến
mức tối ưu hoá ổn định nhưng không cho thấy mức độ thoả mãn nhu cầu đa dạng của
người tiêu dùng.
3.2.3. Trong nền kinh tế thị trường 8 quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không phụ
thuộc vào kế hoạch định hướng. Thị trường 9 có cơ chế tự điều chỉnh linh hoạt hơn
hệ thống kế hoạch tập trung. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoạt động vì
mục đích lợi nhuận 10 và phản ứng theo tín hiệu của sự biến động giá cả, doanh
nghiệp sẽ tự chuyển các nguồn lực vào các hàng hoá và dịch vụ mà tổ chức kinh tế
đánh giá cao nhất.
3.2.3.1.Theo mô hình kinh tế thị trường truyền thống, mỗi thành viên hành động vì lợi ích
riêng của mình. Người làm công ăn lương cố gắng đạt tiền lương tối đa, chủ doanh
nghiệp cố gắng đạt lợi nhuận tối đa, và người tiêu thụ cố gắng thoả mãn tối đa nhu
cầu tiêu dùng trích ra từ nguồn thu nhập của mình. Tất cả cá nhân này đều gắn bó với
nhau trong hệ thống giá 11.
Bất kỳ hàng hoá nào khi đưa ra kinh doanh với số lượng ít hơn số lượng mà người
mua mong đợi, thì sẽ có xu hướng tăng giá cao hơn giá hiện hành. Ngược lại, giá sẽ
có chiều hướng giảm đi khi lượng hàng đưa ra nhiều hơn mong đợi. Nếu không có
thay đổi nào khác, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do sự tăng giá sẽ thấy có lợi
nhuận cao hơn khi tăng sản lượng để có nhiều hàng hoá đưa ra kinh doanh và các

doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do sự giảm giá sẽ giảm sản lượng hàng hoá đưa ra tiêu
thụ. Đó chính là điều mà xã hội muốn các doanh nghiệp thực hiện, bởi vì như thế
nhiều nguồn lực hơn sẽ giành cho việc sản xuất các hàng hoá mà xã hội cần nhiều
hơn và ít nguồn lực sẽ giành cho hàng hoá mà xã hội cần ít hơn.
Các doanh nghiệp muốn tăng sản lượng thì phải tìm kiếm thêm nguồn lực. Họ không
thể yêu cầu được gì từ các kế hoạch gia, mà phải tự mua thêm các nguồn lực mà họ
cần trên thị trường. Điều đó làm cho tăng số nhu cầu nguồn lực trên thị trường, dẫn
đến giá các nguồn lực ấy tăng lên, và như thế doanh nghiệp nào có thể trả giá cao hơn
sẽ thu gom được nhiều nguồn lực hơn. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp đó còn có thể
cung cấp được nhiều hàng hoá mà thị trường đang chấp nhận với giá cao do cung
không đủ cầu.
Trong việc cạnh tranh về nguồn lực này, thị trường sẽ ưu đãi cho các doanh nghiệp
nào sử dụng nguồn lực cho các sản phẩm mà thị trường đang cần. Các doanh nghiệp
đó sẽ có thể vượt qua các doanh nghiệp khác trong việc giành thêm nguồn lực bằng
cách tăng lương cho người làm động làm thuê, hoặc trả giá cao hơn cho việc ưu tiên
nhận nguyên vật liệu, hoặc trả lãi cao hơn để vay thêm vốn.
Mô hình kinh tế này cho thấy nguồn lực của nền kinh tế được phân bổ không theo
định hướng của kế hoạch tập trung mà theo hệ thống giá. Hệ thống giá này cung cấp
tín hiệu cho các doanh nghiệp để xem loại hàng hoá và dịch vụ nào sẽ mang lợi nhuận
khi được sản xuất nhiều hơn và loại nào nên sản xuất ít hơn. Như thế, hình thành nên


VAD
SPman-21 / 4

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

cơ chế nhu cầu hàng tiêu dùng. Mức độ hàng tiêu dùng đó được doanh nghiệp chuyển
thành nguồn lực cần có để sản xuất, và như thế là mức độ nhu cầu hàng tiêu dùng đã
quyết định mức độ nhu cầu của tất cả các loại nguyên vật liệu.

3.2.3.2.Nhiệm vụ của doanh nghiệp không chỉ đơn giản là chuyển đổi các nguồn lực thành
các loại hàng hoá phù hợp với số lượng phù hợp mà còn phải sử dụng các nguồn lực
ấy với các phương pháp hiệu quả 12 mà công nghệ có thể cung cấp được.
Đối với từng loại hàng hoá, người tiêu thụ đều muốn trả với giá tối thiểu qua đó thoả
mãn tối đa nhu cầu chi tiêu trích ra từ nguồn thu nhập của mình. Cũng như thế, người
mua các nguyên vật liệu, doanh nghiệp cũng muốn trả với giá thấp nhất đối với các
mặt hàng mà tiêu chuẩn kỹ thuật thoả mãn nhu cầu của họ, như thế họ có thể làm cho
chi phí sản xuất tối thiểu tương ứng với một loại thành phẩm và kết quả là đạt được
lợi nhuận tối đa từ doanh số tiêu thụ loại hàng hoá đó. Muốn được như thế, doanh
nghiệp không chỉ kết hợp sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả mà còn phải lựa
chọn các loại nguồn lực phù hợp sẽ được sử dụng.
3.2.3.3.Các tiến trình trên không chỉ có sự tham gia của một doanh nghiệp với người mua sản
phẩm của họ và người bán nguồn lực cho họ. Nó còn có sự tham gia của các doanh
nghiệp khác, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh 13 với
nhau. Các doanh nghiệp đều cố gắng tạo ra các hàng hoá hấp dẫn người tiêu thụ, và
không ngừng lôi cuốn khách hàng khỏi các sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
Cách hữu hiệu là cung cấp sản phẩm với giá rẽ hơn; nhưng doanh nghiệp không
muốn giảm giá đến mức mà lợi nhuận, động lực kinh doanh, của họ cũng giảm theo.
Ngược lại, doanh nghiệp không thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng giá, vì như thế sẽ
mất khách hàng cho các doanh nghiệp khác. Ở đây, cạnh tranh đươc xem như là
phương thức kiểm soát doanh nghiệp, không cho họ mãi tăng giá vì mục tiêu lợi
nhuận của mình, mà hướng nổ lực của họ vào việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Thị trường sẽ giành ưu đãi cho doanh nghiệp nào có thể sử dụng nguồn lực hiệu quả
hơn, do đó có thể hạ chi phí sản xuất và hạ giá bán để giành khách hàng từ các doanh
nghiệp khác. Ngoài ra, cạnh tranh còn được xem như là phương thức kiềm soát mức
độ hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong việc sử dụng nguồn lực.
3.2.4. Mô hình đơn giản của việc ra quyết định ở doanh nghiệp
3.2.4.1.Một doanh nghiệp thành công trong nền kinh tế thị trường bằng cách chuyển đổi một
cách hiệu quả các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực vào sản phẩm mong muốn.
Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp phối hợp các yếu tố đầu vào trong tiến trình sản

xuất để tạo ra sản phẩm, và cung cấp các hàng hoá hoặc các dịch vụ này cho thị
trường, nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người và xã hội [Bình, N.X. và Hải, H.V.
(2004)]. Như vậy, việc quyết định ở doanh nghiệp thể hiện trên ba yếu tố: đầu vào,
tiến trình sản xuất, và đầu ra.
3.2.4.2.Đầu ra, là tất cả các hàng hoá và dịch vụ có ích được tiêu dùng hoặc để tiếp tục sản
xuất thêm. Mặc dù xuất hiện cuối cùng trong tiến trình (xem Hình 3.1), quyết định
đầu ra loại nào được sản xuất lại được cân nhắc trước tiên. Bởi vì bản chất của đầu ra
ràng buộc sự lựa chọn loại đầu vào và tiến trình sản xuất sẽ được sử dụng. Nếu doanh


VAD
SPman-21 / 5

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó phải thoả mãn theo mong muốn của
khách hàng để có thể thành công, và thế là hợp lý khi đặt vấn đề trước tiên là sản
phẩm nào được yêu cầu, sau đó mới đi đến quyết định theo tiến trình nào và với đầu
vào loại nào mà nó có thể được sản xuất tốt nhất.

Hình 3.1
Hai vấn đề gắn bó ở đây là loại sản phẩm nào và sản lượng bao nhiêu. Trong nền kinh
tế thị trường truyền thống, các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu đạt lợi nhuận tối
đa. Lợi nhuận có thể được xác định như sau:
Π = TR – TC
Trong đó:

(3.1)

Π: lợi nhuận

TR: tổng doanh thu, tổng thu nhập do việc bán hàng
TC: tổng chi phí, bao gồm sản xuất, thương mại, phân phối.

Doanh nghiệp sẽ lựa chọn đầu ra nào mà nó sẽ mang lại cho họ số thặng dư cao nhất
sau khi tổng thu nhập do việc bán hàng trừ đi tổng chi phí. Mối tương tác trên thị
trường cho thấy tổng doanh thu được xác định bởi cộng đồng người tiêu thụ muốn chi
tiêu bao nhiêu cho loại đầu ra đó. Điều này lại phụ thuộc vào cách mà các khách hàng
tiềm năng nhìn thấy sự hấp dẫn của toàn bộ nhóm hàng hoá và dịch vụ mà hệ thống
kinh tế chuẩn bị sẳn cho họ, vào mức thu nhập hiện có để chi tiêu, và vào các phương
thức đối phó với cạnh tranh mà một nhà cung cấp phải đối diện so với các nhà cung
cấp khác.
Không phải chỉ có thị trường mới điều chỉnh sự lựa chọn đầu ra. Công nghệ sẽ quyết
định nhóm các sản phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp. Các doanh nghiệp có thể
cung cấp tàu thuyền bằng vật liệu composite hoặc vật liệu nhôm nhẹ chỉ bởi vì công
nghệ có thể tạo ra chúng, và chỉ có sự phát triển công nghệ mới có thể tạo ra nhóm
các sản phẩm mới.
Hai yếu tố thị trường và công nghệ, tạo ra mọi hoạt động và quyết định của doanh
nghiệp. Có thể thấy là các yếu tố này không ngừng thay đổi, bởi vì thị hiếu, tâm lý
hoặc thời tiết, và vì sự tiến bộ của công nghệ làm ra các sản phẩm chưa từng có trước


VAD
SPman-21 / 6

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

đó. Nhưng công nghệ không chỉ góp phần trong việc tạo ra sản phẩm mới mà còn làm
thay đổi tiến trình sản xuất, nhờ đó thay đổi chi phí sản xuất và liên quan đến giá sản
phẩm đưa ra thị trường. Các tiến bộ trong công nghệ tin học và các ứng dụng có liên
quan trong ngành công nghệ tàu thuỷ là các thí dụ rất điển hình.

3.2.4.3.Tiến trình sản xuất là các tác nghiệp mà doanh nghiệp áp dụng trên đầu vào để tạo ra
đầu ra theo mong muốn. Các tác nghiệp này có thể dưới nhiều hình thức gia công
như: tháo lắp, pha trộn, trích ly, áp lực, cắt gọt, đốt nóng, và tự phục vụ là các thí dụ
điển hình về tiến trình sản xuất. Các tiến trình còn bao gồm các lĩnh vực thương mại
và phân phối, đó là các tác nghiệp chuẩn bị cho sản phẩm được người tiêu thụ nhận
biết, và bố trí ở vị trí thuận tiện sao cho gần nhất với nhu cầu của người tiêu thụ.
Trong nhiều trường hợp, không cần thiết phải phân biệt giữa đầu vào và tiến trình sản
xuất bởi vì chỉ có một phương thức khả thi để chuyển đổi các loại đầu vào cho sẳn
thành các loại đầu ra theo mong muốn. Thí dụ oxid nhôm qua điện phân tạo thành
kim loại nhôm, hoặc trích ly dầu thô thành nhiên liệu và các phụ phẩm dầu mỏ khác.
Tương tư như thế, vài tiến trình sản xuất được áp dụng riêng cho một vài loại đầu
vào. Thí dụ muốn sản xuất cao su tự nhiên thay vì pha trộn tổng hợp, thì phải dùng
cây cao su. Nhưng trong các trường hợp khác, ta có các phương thức thay thế. Thí dụ
động cơ đốt trong có thể chạy bằng các loại nhiên liệu khác nhau để sản xuất ra năng
lượng điện, xylanh động cơ có thể được đúc bằng hợp kim gang hoặc nhôm, và tàu
thuỷ có thể được đóng mới tại chổ trên đà triền hoặc theo tổng đoạn.
Trong tất cả các trường hợp, tính hợp lý của động lực vì lợi nhuận chỉ ra là doanh
nghiệp phải tìm ra cách phối hợp các loại đầu vào và tiến trình sản xuất để đạt chi phí
sản xuất tối thiểu cho các loại sản phẩm và với mức sản lượng mà họ yêu cầu, trong
điều kiện giá đầu vào và công nghệ hiện có.
3.2.4.4.Theo công thức (3.1), các doanh nghiệp phải kết hợp lựa chọn sản phẩm, sản lượng,
tiến trình và đầu vào để khi phối hợp với nhau sẽ tạo ra “Lợi nhuận” cao nhất. Do đó
việc lựa chọn sản phẩm không chỉ bị điều chỉnh bởi sự quan tâm của thị trường (ảnh
hưởng đến doanh thu) mà còn bởi tiến trình sản xuất và đầu vào (ảnh hưởng đến chi
phí). Hơn nữa, việc lựa chọn các sản phẩm là một tiến trình liên tục nhất là khi một
sản phẩm đã hình thành có thể bị thay thế hoặc sản lượng thay đổi. Do đó nếu “Giá
của đầu vào” thay đổi hoặc xuất hiện “Công nghệ áp dụng” mới, có ảnh hưởng đến
chi phí thì chính các điều đó có thể làm cho doanh nghiệp quyết định thay đổi sản
phẩm và sản lượng của mình, chúng cũng có thể làm cho khách hàng thay đổi yêu cầu
ban đầu của họ. Khi mà giá kim loại đồng tăng có thể khiến cho doanh nghiệp sản

xuất ít sản phẩm cần dùng nhiều đồng hoặc chuyển sang các loại đầu vào thay thế
như thép, nhựa hoặc nhôm chẳng hạn.
Như thể hiện trên Hình 3.2, các ảnh hưởng này thể hiện tính hai mặt của vấn đề và
thường thì có sự chồng lấn giữa hai thế lực thị trường và công nghệ. Công nghệ quyết
định lĩnh vực mà doanh nghiệp lựa chọn cho tính khả thi về kỹ thuật của sản phẩm,
tiến trình sản xuất ra nó, “Bản chất của đầu vào” mà tiến trình sản xuất cần đến.
Nhưng công nghệ còn kết hợp với thế lực thị trường để quyết định giá cuả các loại
đầu vào mà doanh nghiệp phải sử dụng.


VAD
SPman-21 / 7

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

Hình 3.2
Trong phạm vi chủ đề này, không đi sâu nghiên cứu giá của đầu vào lao động (thể
hiện qua đơn giá tiền công và tiền lương), vì nó phụ thuộc rất nhiều về các thế lực
kinh tế, xã hội, chính trị. Các loại đầu vào, thế lực xã hội, chính trị được ghi chung
vào “Điều kiện của Đầu vào”. Các thế lực thị trường quyết định giá của đầu vào được
ghi chung vào “Nhu cầu đối với Đầu vào”.
“Doanh thu” được xác định bằng nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của doanh
nghiệp. Điều này phụ thuộc vào “Nhu cầu Thị trường” và nhu cầu đó được thoả mãn
bởi “Tổng Cung cấp” bao gồm các sản phẩm được cung cấp bởi chính doanh nghiệp
đó và bởi các doanh nghiệp khác.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh các yếu tố trên
theo cách mà mình muốn nhưng phải trong khuôn khổ của quy luật thị trường. Các
doanh nghiệp nào tạo ra được sản phẩm một cách hữu hiệu nhất phù hợp với yêu cầu
của thị trường và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, thì chắc chắn họ sẽ thành
công trong việc đạt được mục tiêu kinh doanh chính là lợi nhuận tối đa.



VAD
SPman-21 / 8
3.3.

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

Doanh nghiệp và các chính sách kinh tế vĩ mô

3.3.1. Có thể thấy là các biến động trong xã hội, các thể chế tài chánh chính trị, … điều
chỉnh mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, và do đó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp và người làm công ăn lương. Do đó cần tìm hiểu thêm các yếu tố môi trường
kinh doanh của doanh nghiệp và đặc biệt là các khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô 14.
Một trong những tính năng quan trọng của kinh tế vĩ mô là tổng sản phẩm quốc gia
(gross domestic product – GDP)15, vì sản lượng tạo ra thu nhập và cùng với các
khoản thu nhập khác từ nước ngoài sẽ quyết định các khoản tiêu dùng. Khi GDP tăng
thì sẽ giúp mở rộng thị trường trong nước cho doanh nghiệp, một khi mà GDP ngừng
trệ hoặc giảm sút thì rất khó cho doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng doanh thu
và lợi nhuận.
Sự bất ổn của mức độ tăng trưởng GDP sẽ gây ra sự bất ổn cho doanh nghiệp, do đó
GDP được xem như là chỉ số không chỉ thể hiện mức độ tăng trưởng bình quân trong
khoản thời gian mà còn thể hiện sự biến động chung quanh mức độ tăng trưởng ấy.
Sự biến động GDP ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp tuỳ theo mức độ liên
quan của doanh nghiệp đó với nền kinh tế. Thí dụ, nhu cầu về bánh mì không bị ảnh
hưởng nhiều đến GDP, bởi vì người tiêu thụ còn phải quan tâm đến các khoản chi tiêu
khác, trong khi đó thì chi tiêu để mua phương tiện vận chuyển mới lại bị ảnh hưởng
rất lớn. Các sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều nhất là vốn đầu tư hoặc tư liệu sản xuất
16
, thí dụ như máy công cụ, thiết bị văn phòng, công trình xây dựng hoặc tàu thuỷ.

Các loại hàng hoá này yêu cầu phải được duy tu và nâng cấp, bởi vì theo nguyên tắc
kích thích 17 trong kinh tế học, nhu cầu về vốn đầu tư có xu hướng biến động nhiều
hơn nhu cầu về sản phẩm làm ra được. Do đó, hoạt động và lợi nhuận của các doanh
nghiêp tạo ra tư liệu sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô, và
nhiều nổ lực quản lý phải được giành để xây dựng chiến lược cho các doanh nghiệp
này để đối phó với các biến động có thể xảy ra.
Các vấn đề mà doanh nghiệp phải giải quyết không chỉ là điều chỉnh sản lượng theo
nhu cầu tuân theo sự biến động của kinh tế vĩ mô, mà phải là hoạch định trước. Các
doanh nghiệp phải chuẩn bị trước nhiều năm để điều chỉnh tăng hoặc giảm năng lực
sản xuất hoặc giới thiệu sản phẩm mới. Một điều cần lưu ý là, việc tăng năng lực sản
xuất trong tương lai để thoả mãn nhu cầu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của việc đầu tư
hiện tại. Việc khó tiên liệu kết quả chính xác trong tương lai làm tăng thêm rủi ro
trong kinh doanh và quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
3.3.2. Ngoại trừ việc tăng trưởng chậm và không ổn định, nền kinh tế còn gặp phải vấn đề
lạm phát 18, đây là tiến trình liên tục tăng của mức giá chung và phản ánh sự liên tục
giảm sức mua của đơn vị tiền tệ của một nền kinh tế. Trong phạm vi chủ đề này,
không đi sâu nghiên cứu vì sao lạm phát xảy ra và các tác động đến xã hội của nó.
Chúng ta chỉ quan tâm đến tác động của lạm phát đến hoạt động của doanh nghiệp mà
thôi.
Thứ nhất, lạm phát làm cho tác nghiệp của nhà quản lý doanh nghiệp thêm phức tạp,
bởi vì tiền là đơn vị đo lường quan trọng trong kinh doanh và lạm phát khiến cho đơn
vị đo lường này thay đổi. Doanh nghiệp mua các nguồn lực tại một thời điểm nhưng
phân bổ chúng vào các thời điểm sau đó. Như thế, không những thật khó để tính toán


VAD
SPman-21 / 9

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ


chi phí sử dụng nguồn lực đã được mua lúc còn giá rẻ trong quá khứ, sản xuất ra hàng
hoá để tiêu thụ hiện tại. Mà còn khó hơn nữa để quyết định thay thế tài sản hư hỏng
bằng tài sản mới có giá đã tăng cao. Hơn thế nữa, nếu tính toán đầu vào với giá gốc
còn thấp vào sản phẩm với giá mới đã cao hơn, thì hiển nhiên là doanh nghiệp sẽ có
lợi nhuận cao hơn so với thực tế.
Nhiệm vụ của nhà quản lý doanh nghiệp thêm phức tạp không chỉ vì lạm phát trong
quá khứ, vẫn còn dễ quản lý, mà là vì rất khó dự đoán lạm phát trong tương lai. Thí
dụ, doanh nghiệp tham dự hồ sơ thầu đóng mới hoặc đang chào bán tàu thuỷ mà giao
hàng trong vòng 05 năm tới. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải có may mắn hoặc có
đủ kinh nghiệm để đàm phán về điều khoản cho phép họ kết chuyển các chi phí phát
sinh do lạm phát, thì khi đó họ mới có thể dự đoán được mức lạm phát là bao nhiêu
để đưa vào bảng chào giá. Nếu dự đoán cao quá thì nguy cơ mất cơ hội ký hợp đồng,
nếu dự đoán thấp quá thì cũng có nguy cơ mất hết lợi nhuận.
Thứ hai, lạm phát làm cho doanh nghiệp khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường
vì chi phí tăng làm cho giá bán cũng tăng theo. Điều này đặc biệt quan trong đối với
các doanh nghiệp xuất khẩu, vì trong nội địa các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng
của lạm phát như nhau. Nhưng nếu lạm phát trong một quốc gia cao, thì các doanh
nghiệp cũng rất khó cạnh tranh với các hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia có mức
lạm phát thấp hơn.
Một yếu tố quan trọng có thể làm giảm ảnh hưởng của lạm phát là tỷ giá ngoại tệ19,
thể hiện giá trao đổi giữa các đơn vị tiền tệ. Thí dụ, đồng Đôla Singapore (SGD) có tỷ
giá 1.70 Đôla Mỹ (USD) hôm qua trên thị trường và 1.68 USD vào ngày hôm nay, thì
tỷ giá đã giảm. Việc giảm tỷ giá đồng SGD sẽ làm giảm giá hàng hoá xuất khẩu của
Singapore và làm tăng giá hàng nhập khẩu vào Singapore. Thông thường, một quốc
gia có mức lạm phát cao hơn các quốc gia khác, thì đơn vị tiền tệ của họ sẽ được trao
đổi với tỷ giá thấp hơn. Cơ chế liên quan giữa mức lạm phát và tỷ giá ngoại tệ rất
phức tạp, vì nó phụ thuộc rất nhiều vào luân chuyển ngoại tệ, tiềm năng phát triển
trong tương lai, và tác động của chính phủ không để mất giá đơn vị tiền tệ của quốc
gia mình.
Tỷ giá ngoại tệ có thể làm cho hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp thêm

phức tạp. Sự biến động tỷ giá sẽ gây ra biến động giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng
ngoại tệ hoặc thanh toán bằng ngoại tệ, khi chuyển đổi số tiền ấy về đơn vị nội tệ
tương đương. Thí dụ, nhà sản xuất động cơ diesel ở Đức ký kết hợp đồng cung cấp
động cơ cho nhà máy đóng tàu ở Singapore với giá cố định tính bằng SGD. Tại thời
điểm thanh toán, giá trị đồng Euro so với SGD tăng 20%, điều này làm giảm 16.7%
tổng giá trị mà nhà máy tại Đức nhận được khi chuyển đổi về lại Euro.
Một thí dụ khác, một doanh nghiệp tại Singapore vay vốn tại ngân hàng Mỹ bằng
USD, vì lãi suất tại Hoa Kỳ thấp hơn. Tại thời điểm thanh toán vốn vay, giá trị SGD
so với USD giảm mất 10%, như thế người vay phải trả vốn bằng USD tăng thêm
11.1%.
Ớ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng, các biến động trên thị trường quốc tế sẽ có ảnh


VAD
SPman-21 / 10

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

hưởng rất lớn đến thị trường nội địa. Không chỉ có các doanh nghiệp chuyên xuất
khẩu mới bị ảnh hưởng mà cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng nhanh chóng
bị ảnh hưởng theo. Khi kinh doanh xuất khẩu bị đình trệ thì thu nhập của người làm
công ăn lương trong lĩnh vực này sẽ bị ảnh hưởng, và chi tiêu của họ cho hàng hoá và
dịch vụ nội địa cũng sẽ sụt giảm theo. Ngược lại, khi xuất khẩu tăng sẽ tạo ra thêm
thu nhập và kéo theo chi tiêu trong kinh tế nội địa sẽ tăng. Nói một cách khác, xu
hướng và mức độ biến động GDP của một quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng bởi thành công
hoặc thất bại của kinh tế đối ngoại, và bởi mức độ hoạt động của các nền kinh tế mà
nó đang có quan hệ kinh doanh.
Tương tư như vậy, lạm phát trong nước sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ lạm phát trên thế
giới. Lạm phát cao ở nước ngoài sẽ làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu. Nó sẽ ảnh

hưởng đến chi phí sản xuất hàng nội địa, một phần do giá nguyên vật liệu nhập khẩu
tăng, một phần do áp lực phải tăng lương cho người lao động – khi họ buộc phải trả
giá cao hơn để mua hàng hoá nhập khẩu.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các sự kiện trên thế giới hoặc
phản ứng của các đối thủ cạnh tranh quốc tế. Biến động chính trị ở một quốc gia có
thể làm ách tắt việc giao hàng, hoặc sự xuất hiện một đối thủ cạnh tranh mới ở Korea
trong ngành đóng tàu sẽ có ảnh hưởng nhất định ở phạm vi cấp doanh nghiệp.
Kinh tế đối ngoại phải được xem như là một hệ thống phức tạp và tích hợp, ở đó một
doanh nghiệp, dù quy mô nhỏ, vẫn gắn bó trực tiếp với kinh doanh xuất nhập khẩu.
Sự quan tâm đến kinh tế đối ngoại không phải chỉ vì các mối liên kết kinh tế, như đã
trình bày mà còn vì tác động của nó đến các chủ trương chính sách của chính phủ và
ảnh hưởng của các chủ trương này đến doanh nghiệp như phần tiếp theo.
3.3.3. Chính phủ phải thực hiện các chức năng chính của mình trong việc duy trì ổn định
công cộng và an ninh quốc gia. Một số chức năng khác có thể được giao cho các cơ
quan phi chính phủ như chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Một số chức năng khác được
chính phủ quan tâm nhưng vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về các phương thức mà
chính phủ có thể tác động đến như việc điều tiết lượng tiền mặt lưu thông và lãi suất
(thông suất chính sách tài chánh) và thu chi ngân sách (thông qua chính sách thuế).
Tác động của chính sách tài chánh đến doanh nghiệp thể hiện trên hai góc độ. Thứ
nhất, nó ảnh hưởng đến toàn bộ mức độ chi tiêu của nền kinh tế và mức độ nhu cầu
đối với sản phẩm của doanh nghiệp, bởi vì đưa thêm tiền mặt ra lưu thông có thể kích
thích việc chi tiêu thêm cho hàng hoá và dịch vụ. Việc này có thể xảy ra bởi các ngân
hàng cung cấp thêm các khoản tín dụng hoặc bởi các khoản vay cá nhân hoặc, quan
trọng hơn, bởi các khoản vay của chính phủ dưới hình thức trái phiếu. Ngoài ra, việc
tăng lãi suất cũng ảnh hưởng đến toàn bộ nhu cầu, khi ấy cả doanh nghiệp và cá nhân
đều ngại vay vốn để kinh doanh hoặc chi tiêu.
Thứ hai, ngoài các ảnh hưởng đến toàn bộ nhu cầu và kinh doanh của doanh nghiệp,
nó cũng ảnh hưởng đến các nguồn vốn sẵn sàng cho vay và lãi suất cho vay. Doanh
nghiệp cần “vốn lưu động” để duy trì hoạt động hằng ngày của mình và “vốn đầu tư”
để bổ sung thêm tài sản cố định như máy công cụ hoặc công trình xây dựng. Thông

thường thì các doanh nghiệp nhỏ cần vốn đầu tư, trong khi đó các doanh nghiệp lớn


VAD
SPman-21 / 11

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

lại cần vốn lưu động, do vốn đầu tư đã được trang trải bằng các khoản trích khấu hao
cơ bản. Các quy định ràng buộc của ngân hàng về các khoản tín dụng có thể khiến
cho các doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp cắt
giảm các khoản chi tiêu, thí dụ như giảm hàng tồn kho hoặc sa thải công nhân.
Việc tăng lãi suất thường đi kèm với quy định ràng buộc về tín dụng và dẫn đến tăng
chi phí tài chánh của doanh nghiệp. Kết quả là làm tăng chi phí thành phẩm, chi phí
hàng dỡ dang, và chi phí thương mại. Các doanh nghiệp còn phải cân nhắc lại kế
hoạch kinh doanh và đầu tư của mình.
Tóm lại, chính sách tài chánh trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí và các nguồn vốn của
doanh nghiệp và gián tiếp đến doanh nghiệp thông qua các tác động của sự biến đổi
của kinh tế vĩ mô.
Tác động của chính sách thuế đến doanh nghiệp cũng thể hiện trên hai mức độ. Thứ
nhất, ở mức độ vĩ mô, chính phủ có thể tác động đến tổng nhu cầu bằng cách điều
chỉnh quy mô lượng thuế thu được và chi tiêu ngân sách. Chính phủ có thể “kích cầu”
bằng cách chi tiêu nhiều hơn các khoản thu (gọi là bội chi ngân sách) và “giải cầu”
bằng cách chi tiêu ít hơn các khoản thu (gọi là bội thu ngân sách). Các khoản bội chi
phải được cân đối bằng các khoản vay của chính phủ, trong chừng mực nào đó có thể
coi là tăng lượng tiền lưu thông.
Cần phải bàn thêm ở đây là nếu chính phủ tăng chi tiêu mà không làm tăng lượng tiền
lưu thông, thì có thể dẫn đến việc tăng lãi suất. Việc tăng lãi suất sẽ làm cho doanh
nghiệp và cá nhân giảm các khoản vay và cũng làm cho giảm các khoản chi tiêu.
Nguợc lại, nếu chính phủ giảm chi tiêu và các khoản vay, sẽ kéo lãi suất thấp xuống,

do đó khuyến khích tăng lượng vay vốn và tăng chi tiêu cá nhân.
Thứ hai, ở mức độ thấp hơn, doanh nghiệp sẽ chịu tác động thông qua các khoản thuế
phải nộp và các ưu đãi thuế. Các khoản thuế này bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp
và các ưu đãi đầu tư, thuế thu nhập cá nhân và trích bảo hiểm xã hội, thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, và các thuế khác.
Trong chừng mực nào đó, có thể thấy phản ứng của doanh nghiệp đối với chính sách
thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể sẽ ảnh hưởng đến mức độ đầu tư của doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân có thể sẽ ảnh hưởng đến số lượng lao động tuyển dụng.
Nhìn chung, chính sách thuế còn có ảnh hưởng đến chính sách giá của doanh nghiệp
như được trình bày sau đây.
Việc chính phủ tham gia điều tiết giá, tiền lương và lợi nhuận phân chia cho các chủ
doanh nghiệp cũng có nhiều tác động đến doanh nghiệp. Mặc dù chính sách thu
nhập này giúp chính phủ bình ổn giá cả và kiềm chế được lạm phát nhưng nó cũng
gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc trang trải các chi phí đầu vào có giá cao,
trong việc nhanh chóng thay đổi cho phù hợp với thế lực thị trường, trong việc tuyển
dụng lao động có trình độ cao, và trong việc huy động thêm các nguồn vốn tư bản và
đầu tư.


VAD
SPman-21 / 12

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

3.3.4. Ngoài ba công cụ nêu trên, chính phủ còn trực tiếp tham gia vào nền kinh tế thông
qua việc điều hành các ngành công nghiệp chủ chốt như năng lượng, giao thông,
luyện kim, thực phẩm,…. Do các yếu tố lịch sử, các ngành công nghiệp này được
hình thành trên ba cơ sở: quốc hữu hoá từ các sở hữu của phong kiến và thực dân
(như các ngành công nghiệp than, điện, đóng tàu,…), hợp tác hoá với các sở hữu của
tập thể khác (như các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt, giao thông, …), và thành

lập các doanh nghiệp nhà nước mới (như các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, dầu
khí, hàng không,…). Một số các ngành công nghiệp do nhà nuớc quản lý lại được tư
hữu hoá thông qua các hình thức cổ phần hoá và thuê-bán doanh nghiệp quốc doanh.
Việc tổ chức và quản lý các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp có sự tham
gia điều hành hoặc tham gia vốn của chính phủ rất phức tạp và luôn có nhiều tranh
luận xung quanh chính sách công nghiệp hoá của chính phủ. Một số ý kiến cho rằng
nên để thu hẹp vai trò định hướng của trung ương, để các thế lực thị trường và tư
nhân tham gia nhiều hơn, và để các doanh nghiệp tự chủ kinh doanh trong các ngành
công nghiệp.
Thực ra, một số ngành công nghiệp đã và đang nhận rất nhiều trợ cấp của chính phủ
như các ngành công nghiệp đóng tàu, hàng không, dầu khí, luyện kim, năng lượng.
Các trợ cấp này được thực hiện dưới nhiều hình thức như cấp vốn hoặc các khoản vay
tín dụng, giành sẳn việc làm, tài trợ nhập khẩu, và đầu tư chiến lược. Một số ưu đãi
khác cũng được áp dụng như tiền thuê đất đai nhà xưởng, khuyến khích đầu tư vào
những trọng điểm kinh tế,….
Chính phủ còn tác động đến các ngành công nghiệp thông qua các kế hoạch định
hướng chiến lược phát triển. Một số mang tính bắt buộc như chính sách vùng kinh tế,
quy định khu vực sản xuất kinh doanh, ràng buộc độc quyền kinh doanh hoặc kinh
doanh có điều kiện, ràng buộc về an toàn và môi trường, ràng buộc về tuyển dụng và
quản lý lao động,.. Một số, tuy không cưỡng chế nhưng vì mục tiêu tăng trưởng mà
có xu hướng tác động đến các ngành kinh tế khác và phát sinh nhu cầu có liên quan
đến đầu tư, xuất khẩu, năng suất lao động và nguồn nhân lực.


VAD
SPman-21 / 13
3.4.

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ


Doanh nghiệp và các mục tiêu kinh doanh

3.4.1. Mặc dù là cùng kinh doanh trong cùng một ngành công nghiệp, không thể đơn giản
cho rằng một nhà máy đóng tàu có cùng mục tiêu kinh doanh với một hợp tác xã sửa
chữa tàu, một phần vì quy mô khác nhau, phần khác là vì hình thức sở hữu, quản lý
và tổ chức sản xuất khác nhau. Do đó, nên xem xét các loại hình doanh nghiệp được
hình thành trên cơ sở Luật Doanh Nghiệp của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam.
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp, thông thường là theo quy mô, theo hình thức
sở hữu, theo trách nhiệm pháp lý, và theo lĩnh vực kinh doanh. Theo quy mô, thì một
doanh nghiệp được phân loại theo doanh thu, vốn, lượng lao động. Theo tiêu chí đó,
đại bộ phận các doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (small
medium enterprise – SME) và một số các doanh nghiệp lớn như Tổng Công Ty Dầu
Khí Việt Nam (PETROVIETNAM), Tổng Công Ty Công Nghiệp Tàu Thuỷ Việt
Nam (VINASHIN) 20 giữ vị trí và vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp và nền
kinh tế.
Theo hình thức sở hữu thì có các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (state-owned
enterprise – SOE), thuộc sở hữu tập thể, thuộc sở hữu tư nhân. Ngoài ra còn có các
doanh nghiệp liên doanh đựoc hình thành do sự liên doanh liên kết giữa các doanh
nghiệp thuộc sở hữu khác nhau của nền kinh tế.
Theo trách nhiệm pháp lý thì có các doanh nghiệp có trách nhiệm vô hạn (là các
doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp chung vốn - chủ doanh nghiệp phải chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp),
có trách nhiệm hữu hạn (là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần - chủ
doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mà họ đóng góp vào công
ty), và có trách nhiệm hỗn hợp (là các công ty hợp danh – các thành viên hợp danh
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, các thành viên góp vốn chịu trách
nhiệm trong phạm vi số vốn góp).
Theo lĩnh vực kinh doanh thì có nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại, dịch vụ, và hỗn hợp.

3.4.2. Theo Luật Doanh Nghiệp thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Theo quan điểm kinh tế học truyền thống, thì doanh nghiệp cố đạt lợi nhuận tối đa,
theo đó mỗi doanh nghiệp sẽ sản xuất ra một sản phẩm, theo một phương pháp với
sản lượng nào đó mà tiêu thụ được với giá mà có lợi nhuận bằng tiền cao nhất. Như
thế, có thể thấy là doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chi phí và doanh thu “tại mức tới hạn”
cho đến khi họ đạt được mức sản lượng và doanh thu như mong muốn.
∆Π = ∆TR – ∆TC

(3.2)


VAD
SPman-21 / 14
Trong đó:

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

∆Π: mức tăng/giảm lợi nhuận;
∆TR: mức tăng/giảm tổng doanh thu;
∆TC: mức tăng/giảm tổng chi phí

Theo công thức (3.2), thặng dư lợi nhuận có thể đạt được do thặng dư doanh thu cao
hơn thặng dư chi phí. Đó là lý do mà thặng dư và giá trị tới hạn rất được quan tâm
nghiên cứu trong kinh tế học.
Sản lượng bình quân AP tương ứng với N đơn vị đầu vào và sản lượng tới hạn MP,
mức tăng sản lượng do thêm 01 đơn vị đầu vào được tính theo công thức sau:


AP =

TQ
N

MP = TQn +1 − TQn =
Trong đó:

d (TQ )
d ( AP)
= AP + N
dN
dN

(3.3)

AP: sản lượng bình quân;
Q: số đơn vị đầu ra, sản phẩm;
N: số đơn vị đầu vào;
MP: sản lượng tới hạn;
TQn: tổng sản lượng tương ứng với N đơn vị đầu vào

Doanh thu bình quân AR tương ứng với Q đơn vị đầu ra và doanh thu tới hạn MC,
mức tăng doanh thu do bán thêm 01 đơn vị đầu ra được tính theo công thức
AR =

TR
Q

MR = TRq +1 − TRq =

Trong đ ó:

d (TR )
d ( AR)
= AR + Q
dQ
dQ

(3.4)

AR: doanh thu bình quân;
MR: doanh thu tới hạn;
TRq: tổng doanh thu tương ứng với Q đơn vị sản lượng

Chi phí bình quân AC tương ứng với Q đơn vị đầu ra và chi phí tới hạn MC, mức
tăng chi phí do sản xuất thêm 01 đơn vị đầu ra được tính theo công thức sau
AC =

TC
Q

d (TC )
d ( AC )
= AC + Q
(3.5)
dQ
dQ
AC: chi phí bình quân; MC: chi phí tới hạn;
TCq: tổng chi phí tương ứng với Q đơn vị sản lượng
MC = TC q +1 − TC q =


Trong đó:


VAD
SPman-21 / 15

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

Việc áp dụng giá trị tới hạn trong quản lý doanh nghiệp có thể được thể hiện như trên
đồ thị chi phí, doanh thu tương ứng với sản lượng trong các hình vẽ sau.
300

250

200

150
TR
TC

Giá - P 100

MR
MC
Π

50

0

Qp

-50

-100
Sản lượng - Q

Hình 3.3
Theo như Hình 3.3, nhà quản lý doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức sản lượng và lợi
nhuận, như nêu trên, được xác định tương ứng với

= MR − MC
dQ
Lợi nhuận đạt tối đa khi: MR = MC, do đó, khi sản lượng đạt mức Qp như trên Hình
3.3
dΠ d (TR ) d (TC )
=

=0
dQ
dQ
dQ
d (TR ) d (TC )
=
dQ
dQ

(3.6)



VAD
SPman-21 / 16

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

Để tăng doanh thu, nhà quản lý doanh nghiệp cũng có thể quyết định tăng các khoản
chi phí tiếp thị, qua đó dự kiến sẽ tăng thêm sản lượng tiêu thụ được và vẫn đạt lợi
nhuận tối đa.
300

250

200

150

TR
TCa
MR

Giá - P 100

M C2
Π1
Π2

50

0
Qp2


-50

-100
S ản lượng - Q

Hình 3.4
Theo như Hình 3.4, nhà quản lý có thể tăng chi phí quảng cáo cho đến khi nào doanh
thu tới hạn MR đạt mức tổng chi phí tới hạn mới MC2 (bao gồm cả chi phí tới hạn sản
xuất và quảng cáo)21 tại sản lượng tương ứng là Qp2. Lúc ấy, lợi nhuận mới Π2, là lợi
nhuận sản xuất Π1 đã trừ đi chi phí quảng cáo phát sinh, đạt mức tối đa.
Để thay đổi loại sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, các nhà quản lý còn có thể
quyết định phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp đang sử dụng vào các mục đích sử
dụng khác, miễn là các giá trị tới hạn của chúng tương đương nhau, sao cho các
nguồn lực đó được sử dụng một cách tối ưu. Đó chính là biện pháp tăng năng suất
hữu hiệu nhất.


VAD
SPman-21 / 17

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

3.4.3. Một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và để đánh giá thành công của một
doanh nghiệp, thường dùng thước đo là: thị phần, tỷ lệ sản phẩm của doanh nghiệp
chiếm lĩnh trên thị trường, hoặc mức độ tăng trưởng kinh doanh.
Một việc rõ ràng là việc tăng trưởng kinh doanh có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Một sản phẩm giá thành sản xuất cao hơn giá thị trường chấp nhận, có
thể được kìm giử lại ở trong kho; tiền quảng cáo được chi cao quá mức mà lợi nhuận
cho phép; hoặc tiêu thụ sản phẩm dưới giá thành có thể được xem như là các biện

pháp mà các nhà quản lý doanh nghiệp thường áp dụng vì mục tiêu tăng trưởng kinh
doanh.
Thật ra, tăng trưởng kinh doanh cùng với lợi nhuận, tài sản và các chỉ tiêu khác cấu
thành nên sự phát triển của doanh nghiệp. Không đặt nặng việc đạt lợi nhuận tối đa
trong thời gian ngắn, thì động lực cho việc phát triển doanh nghiệp chính là khả năng
đáp ứng với các thay đổi nhanh chóng hiện nay. Thể hiện qua việc nhanh chóng nắm
bắt và khai thác các công nghệ mới và thị trường mới.
Thí dụ, thay vì để cho khách hàng từ từ chấp nhận một sản phẩm mới, doanh nghiệp
có thể đầy mạnh hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại để khách hàng nhanh
chóng tiếp cận đến sản phẩm mới ấy. Các doanh nghiệp có thể không cần phải chờ
một thiết kế để sản xuất ra sản phẩm có giá thành hạ, mà chấp nhận trả chi phí cao
hơn để nhanh chóng tung ra sản phẩm mới đón đầu thị trường. Các doanh nghiệp
cũng có thể đi đến quyết định chấp nhận rũi ro và lãi suất cao để vay vốn đầu tư thay
vì chờ đợi vốn trích từ khấu hao tài sản cố định hoặc trích từ lợi nhuận của mình.
Tuy nhiên còn những quan điểm khác nhau về mục tiêu doanh nghiệp là đạt lợi nhuận
tối đa hoặc phát triển lâu dài, mục đích của các chủ doanh nghiệp vẫn rất giống nhau,
đó là: duy trì sự tồn tại, trang trải các cam kết và trách nhiệm ngắn hạn, phân phối lợi
nhuận cho các chủ đầu tư, và duy trì ổn định lâu dài các hoạt động của doanh nghiệp.


VAD
SPman-21 / 18
3.5.

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam

3.5.1. Người Việt Nam đã biết đi tàu thuyền trên sông và biển từ rất lâu. Lịch sử ngành
công nghiệp tàu thuỷ cho thấy, trước năm 1945, đã có một vài cơ sở đóng mới và sửa

chữa nhỏ tàu thuyền để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa và tiêu chuẩn sinh hoạt
của các gia đình phong kiến và thực dân Pháp, nuôi sống bộ máy cai trị tại Việt Nam
và Đông Dương. Để phục vụ cho việc vận chuyển vật tư và hàng hoá, các nhà máy
sửa chữa chế tạo các phương tiện vận tải đã ra đời [Dĩnh, N.T & Quý, P.T. (2003)].
Năm 1864, Nhà máy cơ khí Ba Son được thành lập tại miền nam và sau đó, 1888,
Nhà máy sửa chữa tàu Hải Phòng được thành lập tại miền Bắc. Việc hình thành nên
các nhà máy này, cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, các nhà máy
điện và các công trình thuỷ lợi22; nhằm phục vụ cho việc vận chuyển các sản phẩm
nông nghiệp do miền nam sản xuất và các sản phẩm công nghiệp và khai khoáng của
miền bắc.
Trong nhiều năm sau đó, vẫn không phát triển gì cho đến đến đầu thập niên 1960.
Việc xây dựng 02 nhà máy đóng tàu Bạch Đằng và Hạ Long ở miền Bắc để sản xuất
các xà lan 250 DWT đầu tiên đã hình thành nên ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam.
Hiện nay, ngành công nghiệp tàu thuỷ được coi là một trong những ngành chủ lực của
nền kinh tế Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng, thu hút nhiều sự quan tâm của
các nhà đầu tư và tạo ra kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Một số nhà phân tích xem
lực lượng lao động dồi dào, lương thấp, lành nghề là một trong những lợi thế của
ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Nếu lực lượng này đạt được năng suất theo
nhu cầu và thi công có hiệu quả, thì đó chính là lợi thế chủ yếu của ngành công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam so với các nước láng giềng trong cả hai lĩnh vực đóng mới
và dịch vụ sửa chữa tàu.
Ngoài ra, với xu thế chuyển dịch ngành công nghiệp tàu thuỷ từ Châu Âu và Nhật
Bản về các quốc gia vùng Đông Á như Hàn Quốc và Trung Quốc trong hai thập kỷ
qua, cùng với sự hội nhập của Việt Nam vào thị trường đóng tàu xuất khẩu, các
chuyên gia cũng tin tưởng là Việt Nam sẽ trở thành một trong các cường quốc đóng
tàu trong tương lai không xa.23
3.5.2. Tính đến tháng 02-2005, thực trạng ngành công nghiệp tàu thuỷ có khoảng 60 nhà
máy đóng mới và sửa chữa tàu đang hoạt động theo các hình thức sở hữu và quản lý
khác nhau. Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam, thông qua VINASHIN, quản lý hơn

70% năng lực của toàn ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, ngoài ra Bộ còn quản
lý các nhà máy nhỏ với năng lực đóng mới tàu sông và ven biển 800 DWT. Bộ Quốc
Phòng đang quản lý 11 nhà máy chuy ên phục vụ cho quân sự, một số nhà máy được
trang bị rất hiện đại. Bộ Thuỷ Sản đang quản lý 06 nhà máy nhỏ chuyên tàu đánh bắt
thuỷ hải sản bằng gổ. Các Uỷ Ban Nhân Dân các tỉnh và thành phố duyên hải cũng
quản lý vài nhà máy nhỏ phục vụ cho nhu cầu địa phương.
Các nhà máy nêu trên thường được tập trung gần các khu vực có cảng biển lớn ở Việt
Nam như Hải Phòng, Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh với các sản phẩm chính là tàu


VAD
SPman-21 / 19

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

vỏ thép chở hàng khô và tàu đánh bắt hải sản. Các nhà máy này có năng lực tiếp
nhận sửa chữa trên ụ các tàu 50.000DWT và đóng mới các loại tàu hàng 54.000DWT,
tàu container 1.016TEU, tàu dầu 13.000DWT, tàu khách 100 người, tàu hút bùn
1500m3/h, tàu đánh cá 600CV, tàu cao tốc 30miles/h.
Các loại tàu cở lớn như tàu hàng, tàu container, tàu dầu sẽ là những sản phẩm mà
quan tâm của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam hướng đến trong những năm sắp
tới để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về việc phát triển đội tàu trong nước và của
thế giới. Do đó, ngành đã xây dựng đề án phát triển với mục tiêu là đến năm 2010 có
thể đóng mới tàu 100.000DWT và cung cấp dịch vụ sửa chữa trên ụ tàu
400.000DWT.
Thực tế cho thấy, công nghệ cũ và không phù hợp là khó khăn rất lớn trong việc tổ
chức sản xuất của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Một số cơ sở sản xuất kinh
doanh trong ngành đã áp dụng việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000
nhưng vẫn cần rất nhiều cải tiến có liên quan đến tiến trình sản xuất như công nghệ
đánh dấu và phóng dạng, công nghệ cắt, công nghệ hàn và công nghệ thiết kế triển

khai. Để đáp ứng yêu cầu nâng cấp công nghệ và thực hiện đề án phát triển của mình,
ngành cần số vốn đầu tư khoản 1.5 tỷ USD để hiện đại hoá tác nghiệp và nhập các
công nghệ tiên tiến.
Tiền lương thấp là một lợi thế của lực lượng lao động ngành công nghiệp tàu thuỷ
Việt Nam trong việc cạnh tranh quốc tế. Chi phí lao động trung bình ở Việt Nam thấp
hơn 2-3 lần so với Trung Quốc, và 15-20 lần so với Hàn Quốc. Ngành đang quan tâm
đến các biện pháp tăng năng suất và hiệu quả sử dụng lao động, trong tất cả các lĩnh
vực thiết kế, sản xuất và quản lý; để xây dựng lợi thế cạnh tranh với các quốc gia
trong khu vực.
Chi phí và sự có sẵn nguyên vật liệu là các yếu tố chính ảnh hưởng đến tính cạnh
tranh của ngành công nghiệp tàu thuỷ. Tại Việt Nam, chi phí nguyên vật liệu và trang
thiết bị tàu đã chiếm hơn 70% tổng giá trị đóng mới và khoản 25-35% tổng giá trị sửa
chữa. Đa số nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu, do đó ngành đã xây dựng các
phương án hình thành ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất nguyên vật liệu chính
như thép đóng tàu, hệ thống động lực tàu, động cơ tàu cở nhỏ và vừa, thiết bị boong
tàu, thiết bị điều khiển tàu và các thiết bị hàng hải khác.
3.6.

Nhu cầu của thị trường công nghiệp tàu thuỷ thế giới.

3.6.1. Ngành công nghiệp tàu thuỷ thế giới có những đặc trưng riêng, khó tìm thấy ở các
ngành công nghiệp khác. Trong khi sản phẩm như tàu sông và ven biển chỉ phục vụ
cho thị trường một khu vực thì tàu biển lại có thị trường trên khắp thế giới. Không chỉ
có các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tàu, mà cả những doanh nghiệp đóng tàu đều
có khả năng tìm kiếm các lợi thế về giá cạnh tranh hoặc công nghệ tiên tiến. Nếu
không có những yếu tố khách quan chi phối, ngành công nghiệp nào ở quốc gia có lợi
thế so sánh 24 về nguồn nguyên vật liệu, nhân công lương thấp, hoặc công nghệ tiên
tiến, sẽ chắc chắn rất thịnh vượng. Những quốc gia không có những lợi thế ấy nên tập
trung nguồn lực của mình cho các lĩnh vực kinh tế khác. Tuy nhiên, mô hình đơn giản
trên không hoàn toàn phù hợp với ngành công nghiệp tàu thuỷ. Trong khi một số



VAD
SPman-21 / 20

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

quốc gia xem ngành này như là công cụ then chốt cho phát triển kinh tế và an ninh
quốc phòng, thì một số quốc gia lại muốn chuyển ngành này đi các nơi khác, vì muốn
duy trì tài nguyên quốc gia.
Chu kỳ là một đặc trưng quan trọng của nhu cầu thị trường công nghiệp tàu thuỷ thế
giới, nó phản ánh các biến động kinh tế chính trị và khả năng nghiệm thu bàn giao
tàu. Có thể thấy trong Hình 3.5, việc tạm thời đóng cửa kinh đào Suez ở Ai Cập năm
1959 và cấm vận dầu mỏ năm 1973 đã tác động rất mạnh đến sản lượng của ngành.
Trong đầu thập niên 1970, nhu cầu đóng tàu tăng bình quân 70% hằng năm do nhu
cầu nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông vào các nước Châu Âu và Nhật Bản tăng cao.
Đến năm 1973, tổng đơn đặt hàng đóng mới đã bằng 50% tổng trọng tải đội tàu trên
thế giới. Nhưng do cấm vận, tổng đơn hàng đã giảm kinh khủng, từ 242 triệu DWT
trong 1974 xuống chỉ còn 32 triệu DWT trong quý I năm 1979, một số tàu dầu đã
hoàn tất nhưng khách hàng không đến nhận. Hàng loạt cơ sở đóng tàu, đang kinh
doanh phát đạt, bổng chốc bị phát sản hoặc quốc hữu hoá, đặc biệt là tại Châu Âu.
Riêng Nhật Bản, buộc phải giảm 35% năng lực ngành công nghiệp tàu thủy của mình.
40.0
1975
35.0
1973
30.0

1963


25.0

1984

1943

Tàu hạ thuỷ
20.0
million GRT

1958

15.0
1919
10.0

5.0

1980

1988

1960

1901
1947
1897

0.0
Năm 1893-1993


Hình 3.5
Sang thập niên 80, đã có những hồi phục và đạt mức tăng trưởng đáng kể trong thập
niên 90. Trong 07 năm 1993-2000, số đơn đặt hàng đã đạt mức 330 triệu DWT tương
đương với 47 triệu DWT hằng năm. Một lần nữa, phát sinh nhu cầu tăng năng lực
ngành công nghiệp tàu thuỷ thế giới.
Trong Hình 3.6 cho thấy, các “con rồng” Đông Á đã kiểm soát đến trên 70% thị
trường tàu thuỷ thế giới. Từ năm 1956, Nhật Bản đã đứng đầu thế giới về đóng tàu
hàng và luôn giữ vững vị trí này, cả về số lượng tàu và tổng tải trọng tàu; trong những
năm gần đây, Nhật Bản đã nhường vị trí thứ nhất cho Hàn Quốc.


VAD
SPman-21 / 21

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

100%
90%
80%
70%
Các nước khác
Khối EU
Trung Quốc
Nhật Bản
Hàn Quốc

60%
50%
40%

30%
20%

2001

2000

1999

1998

1997

1996

1995

1994

1993

1992

1988

0%

1985

10%


Hình 3.6
(Tham khảo Đăng Kiểm Lloyd / Fairplay – European Commission)
Từ thập niên 1970, Hàn Quốc bắt đầu tham gia và liên tục đầu tư tăng 50% năng lực
sản xuất trong những năm 1994-1996, với 02 tổ hợp chính là Huyndai (6 ụ tàu và
16.000 lao động, sản xuất 60-70 tàu/năm) và Daiwoo (3 ụ tàu và 8.000 lao động, sản
xuất 30-40 tàu/năm). Trung Quốc cũng tham gia từ 1980, nhưng cho đến nay đã
khẳng định vị trí số ba trong các nước có ngành công nghiệp tàu thuỷ.
Theo số liệu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic
Co-operation and Development – OECD), số lượng đơn hàng mà 03 nước Hàn Quốc,
Nhật Bản và Trung Quốc giành được trong năm 2004 tính theo tải trọng là (54/24/21
triệu DWT) và tính theo số lượng là (912/635/1.108 tàu các loại).
3.7.

Kết luận

Để duy trì thị phần, các quốc gia có ngành công nghiệp tàu thuỷ phát triển phải áp
dụng các chiến lược tiếp thị đa dạng, chính sách tỷ giá hợp lý, chính sách trợ giá
của chính phủ và các biện pháp khuyến khích tăng năng suất. Từ cuối thập niên
1970, đã xuất hiện xu hướng giảm lực lượng lao động trong các nhà máy đóng tàu ở
Tây Âu và Nhật Bản, thay thế cho lực lượng lao động truyền thống là các hệ thống
tự hoá sản xuất, tiêu chuẩn hoá hệ thống thiết kế, và hợp lý hoá các tác nghiệp thiết
kế, công nghệ và sản xuất. Trong những năm 1990 và tiếp theo đó, dự kiến sẽ có
nhiều thay đổi trên thị trường như việc các quốc gia Bắc Âu cố gắng giành lại thị
phần đã mất, các quốc gia Đông Âu sẽ dần xuất hiện trên thị trường với các thiết kế
đơn giản, Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng và củng cố vị trí của mình, và Hoa Kỳ sẽ
kích hoạt các chương trình khuyến khích của chính phủ để khẳng định vị trí của
mình trên thị trường ngành công nghiệp tàu thuỷ thế giới.
Câu hỏi : (Xem các vấn đề cần bàn thêm)



VAD
SPman-21 / 22

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

Các vấn đề cần bàn thêm

1)

Việc gia tăng giá thép và các thiết bị hàng hải đang làm tăng giá tàu đóng mới.
Mototsugo Ito, Chủ tịch Hiệp hội đóng tàu Nhật Bản (SAJ) đang kêu gọi tăng giá
thêm nữa, có như vậy các nhà máy của SAJ mới giành được lợi nhuận ở mức khiêm
tốn. Phần lớn các nhà máy đóng tàu nhận thấy thị trường thép đang cố gắng siết
chặt hơn nữa. Một cuộc điều tra của SAJ cho thấy, việc giảm giá chỉ được thi hành
khi thép đã được chở đến, và tiếp sau đó là làm việc vào cả ngày nghỉ cuối tuần để
bù lại thời gian đã mất. Tổng kết năm 2003, các nhà máy đóng tàu bị lỗ là:
Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Shipbuilding Corp, IHI Marine United và
Sasebo Heavy Industries. Chỉ có Universal, Mitsui Engineering and Shipbuiding dự
đoán hoạt động có lãi trong năm 2004. Các hợp đồng mới của tháng 04/2004 thấp
hơn tháng 3/2004 và tháng 4/2003, điều đó cho thấy việc giảm sút hợp đồng đã bắt
đầu xảy ra, đồng thời cũng cảnh báo các đối thủ Hàn Quốc không nên tiếp tục nhận
những hợp đồng với giá cao nữa, vì điều đó sẽ dẫn nền công nghiệp bước vào thời
kỳ khó khăn. (tham khảo trang web www.vr.org.vn ngày 30-06-2004). Biến động
giá của đầu vào trên thế giới sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp
nội địa như thế nào?

2)

Theo tin từ Văn phòng Chính phủ ngày 12-01-2006, Chính phủ vừa tổ chức cuộc

họp xem xét kết quả thanh tra các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu
dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ. Tại cuộc họp này, Thủ tướng Phan Văn Khải cho
rằng dự án đầu tư đánh bắt hải sản xa bờ bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi là chủ
trương đúng, phù hợp với chiến lược kinh tế biển, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, việc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo thực hiện dự án không sát thực tế, không
đạt được mục tiêu đề ra và đã có nhiều sai phạm, cần được xử lý và khắc phục kịp
thời. … Theo ý kiến kết luận, Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc thực hiện dự án đầu
tư đánh bắt hải sản xa bờ để kiểm điểm, đánh giá lại; giao cho Bộ Thủy sản chủ trì,
phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chương trình mới với các
tiêu chí cụ thể, đồng bộ, phù hợp với ngư trường, loại hải sản, khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia, tránh bao cấp. (tham khảo trang web
www.thanhnien.com.vn ). Dẫn chứng các nguyên nhân khiến cho dự án không
đạt được mục tiêu đề ra.

3)

Ngành công nghiệp tàu biển Việt Nam đứng thứ 11 thế giới. Theo Tổng Công ty
(TCT) Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, ngành công nghiệp đóng tàu biển của nước
ta đang có sức phát triển mạnh, ngày càng được nhiều hãng tàu lớn của nước ngoài
tín nhiệm và được công nhận là quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu đứng
hàng thứ 11 trên thế giới. Năm ngoái, TCT đạt mức tăng trưởng kỷ lục 46,5% so
năm 2004 với trên 11 ngàn tỷ đồng giá trị tổng sản lượng và năm nay phấn đấu
tăng lên 15 ngàn tỷ đồng (tham khảo trang web www.voh.com.vn). Phân tích sự
tăng trưởng kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp.


VAD
SPman-21 / 23

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ


Trích dẫn
Bình, N.X và Hải, H.V. (2004) “Giáo trình Kinh tế và Quản trị Doanh nghiệp”, NXB Giáo
dục.
Dĩnh, N.T. và Quý, P.T. (2003) “Giáo trình Lịch sử Kinh tế”, NXB Thống Kê.
Samuelson, P.A và Nordhaus, W.D. (1989) “Kinh tế học”, Viện Quan hệ Quốc tế.
Silem A. (1999) “Bách Khoa Toàn Thư về Kinh tế học và Khoa học Quản lý”, NXB Lao
động xã hội.
Storch, R.L, Hammon C.P, Bunch H.M, và Moore, R.C. (1988) “Ship Production”, 2nd
ed., Cornell Maritime Press.

Chú thích
1

Khi nói hàng hoá khan hiếm về mặt kinh tế, không có nghĩa là nó không có nhiều mà là vì nó không thể được
lấy một cách tự do. Muốn lấy được nó thì phải bằng cách sản xuất ra nó hoặc bằng cách trao đổi với các hàng
hoá khác.
2

Hàng hoá tiêu dùng là loại hàng hoá được sản xuất cho người dùng cuối cùng, không phải cho kinh doanh
hoặc sản xuất ra hàng hoá khác.
3

Nguyên vật liệu là loại hàng hoá trung gian đã qua các giai đoạn sản xuất và gia công như chưa đạt đến mức
thành hàng tiêu dùng. Thí dụ như sắt thép, nhiên liệu, tơ sợi là các loại nguyên vật liệu.

4

Phân bổ nguồn lực là phương cách mà một nền kinh tế phân phối các nguồn tài nguyên hoặc các năng lực sản
xuất của mình cho các tiềm năng sử dụng qua đó có thể sản xuất ra một nhóm các loại hàng tiêu dùng đặc trưng.

5

Mô hình là sơ đồ chính thức thể hiện các tính năng cơ bản của một hệ thống phức tạp bằng vài mối liên hệ
trung tâm. Mô hình được thể hiện dưới các dạng đồ thị, phương trình toán học, và chương trình máy tính.
6

Kinh tế chỉ huy là mô hình tổ chức kinh tế mà ba chức năng kinh tế chính, tạo ra sản phẩm gì, bằng cách nào
và phục vụ cho ai, được xác định bởi định hướng của chính phủ. Có một tên gọi khác đó là nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung.
7

Ngân sách là một loại tài khoản, thường được xác định theo năm, về các khoản chi theo kế hoạch và các
khoản thu theo dự kiến. Đối với chính phủ, các khoản thu là các loại thuế.
8

Kinh tế thị trường là mô hình tổ chức kinh tế mà ba chức năng kinh tế chính, tạo ra sản phẩm gì, bằng cách
nào và phục vụ cho ai, được xác định bởi cung và cầu trên thị trường. Mối tương tác giữa việc cung cấp của các
doanh nghiệp và nhu cầu của người tiêu dùng được quyết định bằng giá cả và số lượng hàng hoá trên thị trường.
9

Thị trường là nơi dàn xếp cho các người mua và người bán tương tác với nhau trong việc quyết định giá cả và
số lượng hàng hoá. Có thị trường được tổ chức tại các địa điểm cụ thể, có thị trường được tiến hành qua điện
thoại hoặc được tổ chức bằng máy tính.
10

Lợi nhuận, theo kế toán là tổng doanh thu trừ giá thành hàng hoá tiêu thụ được, theo kinh tế là sự khác biệt
giữa tổng doanh số kinh doanh và toàn bộ chi phí cơ hội của các nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá.
11

Giá thể hiện phương thức mà cá nhân và doanh nghiệp thoả thuận với nhau trong việc trao đổi các loại hàng

hoá khác nhau.


VAD
SPman-21 / 24

Quan hệ cung cầu trong thị trường CN tàu thuỷ

12

Hiệu quả là không có lãng phí, hoặc sử dụng nguồn lực kinh tế để sản xuất ra sản phẩm theo một công nghệ
cho sẳn đạt mức tối đa có thể chấp nhận được.
13

Cạnh tranh chỉ tình trạng thị trường mà không bất kỳ doanh nghiệp hoặc người tiêu thụ có đủ mạnh để ảnh
hưởng đến giá cả trên thị trường.

14

Nghiên cứu kinh tế vĩ mô là phân tích các hành vi của toàn bộ nền kinh tế có liên quan đến tổng sản lượng,
tổng thu nhập, chỉ số giá cả, ngoại thương, lao động và thất nghiệp.
15

GDP là giá trị, theo giá hiện hành, tổng sản lượng các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia
trong một năm.
16

Tư liệu sản xuất, theo kinh tế học là bộ ba đầu vào (đất đai, lao động và tiền vốn), đó là các thành phẩm được
dùng để tiếp tục sản xuất. Các yếu tố chính của nó là các công cụ, nhà xưởng và hàng hoá tồn kho. Theo kế toán
và tài chánh, tư liệu sản xuất hoặc “tư bản” là toàn bộ số tiền mà chủ doanh nghiệp dùng để góp vốn thành lập

ra doanh nghiệp đó.
17

Nguyên tắc kích thích là lý thuyết cho rằng mức độ sản lượng đầu ra ảnh hưởng mức độ đầu tư theo chiều tỷ
lệ thuận.
18

Lạm phát là tỷ lệ phần trăm của việc tăng hàng năm của mức giá chung.

19

Tỷ giá ngoại tệ là tỷ lệ mà một đơn vị tiền tệ của một quốc gia trao đổi với đơn vị tiền tệ của quốc gia khác.

20

Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của nhà nước được
thành lập theo Quyết định số 69/TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31-01-1996 trên cơ sở tổ chức lại
ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam. Tính đến cuối năm 2005, Vinashin có 40 đơn vị thành viên, gồm 29 đơn
vị hạch toán độc lập, 7 đơn vị hoạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị liên doanh, gần 13.000 cán bộ công nhân viên,
trong đó có liên doanh Hyundai-Vinashin là lớn nhất với vốn đầu tư gần 160 triệu USD; có năng lực vào ụ sửa
chữa cho các loại tàu đến 400.000 DWT. Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và phù hợp với kế hoạch phát triển
đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Vinashin đang tích cực đầu tư nâng cấp các nhà máy hiện có để đóng
các tàu lớn. (tham khảo thêm trên trang web Hwww.vinashin.com.vnH).
21

Đây là trường hợp hay xảy ra trong ngành giao thông vận chuyển hành khách, khi mà doanh nghiệp vẫn phải
chịu chi phí tới hạn, để duy trì kinh doanh, cho dù không có hành khách nào. Thí dụ, giá vé cho một hành khách
là 100 USD và chi phí tới hạn là 5 USD, thì công ty vận chuyển hành khách vẫn có thể chi tiêu đến 95 USD cho
dịch vụ quảng cáo, nhằm mục đích mở rộng kinh doanh.


22

Pháp đã cho đào thêm 2.500km kênh mới, xây dựng và cải tạo những cảng sông biển đồng thời đã lập nhiều
công ty vận tải chạy trên sông và các đội tàu vận tải viễn dương. Cảng Sài gòn được cải tạo và trở thành cảng
quan trọng nhất ở Việt Nam vào thời kỳ đó.
23

Tuy nhiên công nghệ đơn giản, hiệu quả thấp và phương thức quản lý yếu vẫn là các trở ngại mà ngành công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đang đối diện. Các nhà máy đóng và sửa chữa tàu kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài,
những người có công nghệ cao và kinh nghiệm quản lý, cùng với Việt Nam tham gia cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Phạm vi mà các nhà đầu tư nên quan tâm chính là việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước
trong ngành công nghiệp tàu thuỷ sẽ cổ phần hoá trong tương lai (tham khảo thêm trên các trang web
Hwww.china.ahk.deH, Hwww.ambhanoi.um.dkH,..)
24

Lợi thế so sánh là thuật ngữ trong kinh tế đối ngoại, một quốc gia nên tập trung sản xuất và xuất khẩu các sản
phẩm mà mình có thể sản xuất ra với chi phí thấp hơn sản phẩm của các quốc gia khác, và nhập khẩu những sản
phẩm có chi phí sản xuất trong nước cao hơn.



×