Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích chiến lược marketing của sản phẩm điện thoại oppo n1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.37 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Điện thoại thông minh (Smartphone) đang dần trở thành một thiết bị không thể
thiếu trong cuộc sống của rất nhiều người Việt. Việt Nam là một trong ba thị trường
smartphone tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á trong quý I/2014, với
mức tăng trưởng 59%. Thị phần smartphone tại Việt Nam đã vượt qua so với điện thoại
cơ bản khi tỷ lệ người dùng smartphone chiếm hơn 52% tổng số người dùng điện thoại
di động, đặc biệt Việt Nam cũng là một trong những thị trường có tỷ lệ người dùng
smartphone cao nhất, gần bắt kịp với các thị trường đã phát triển trong tương lai gần.
Với thị trường hơn 130 triệu thuê bao điện thoại di động, trong đó khoảng 70
triệu dân chưa sở hữu smartphone ở Việt Nam. Nhóm tuổi từ 16-24 có tỷ lệ sử dụng
smartphone cao nhất (58%). Xét về tốc độ thâm nhập (tỷ lệ dùng mới), nhóm tuối 1624, từ 45- 54 và 55-65 có tốc độ tăng tỷ lệ dùng smartphone hơn 200%/ năm. Tỷ lệ
người sử dụng smartphone giảm dần khi độ tuổi tăng lên. Qua đó có thể thấy rằng, Việt
Nam là một trong những thị trường tiềm năng béo bỡ, phù hợp cho các hãng điện thoại
thông minh gia nhập vào để phát triển lâu dài. Nhiều doanh nghiệp điện thoại đã và
đang tham gia cạnh tranh như Samsung, Apple, OPPO, Wiko...tạo nên một thị trường
sinh động nhiều phân khúc khác nhau.
Với mức sống được cải thiện, thu nhập cao hơn, người tiêu dùng sẽ lựa chọn
những dòng sản phẩm điện thoại thông minh tối ưu cho mình. Nắm bắt được điều đó,
các hãng điện thoại thi nhau tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khác
nhau. Trước tình thế này, người tiêu dùng chắc phải khó khăn trong việc quyết định lựa
chọn một chiếc điện thoại thông minh khi có quá nhiều sự lựa chọn.
OPPO có 4 dòng điện thoại là NEO, N, R, Find và mỗi dòng điện thoại được
OPPO xác định rõ các phân khúc khác nhau. Với dòng điện thoại N cao cấp, chỉ là một
tân binh mới gia nhập thị trường Việt Nam gần đây. Vậy OPPO đã làm gì để có thể
cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ? Phải chăng một chiến lược chiêu thị tối ưu sẽ
là công cụ đắc lực giúp OPPO có thể giành được nhiều thị phần hơn trong môi trường
cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay.
Để làm rõ hơn vấn đề trên, em xin chọn: “Phân tích chiến lược marketing dòng
điện thoại OPPO N1 của Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Và Khoa
Học OPPO”.



CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING DÒNG ĐIỆN THOẠI
OPPO N CỦA CÔNG TY OPPO VIỆT NAM.

1.1.

Tổng quan về thị trường smart phone ở Việt Nam

1.1.1. Sơ lược về thị trường điện thoại di động
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển. Sau hơn 20 năm nền kinh tế mở
cửa đã tạo nhiều bước ngoặc lớn cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt những
thành tựu đáng kế. Theo báo tuổi trẻ tốc độ GPD (tăng 5,4% năm 2013). Dự kiến,
GDP năm 2014 tăng khoảng 5,8% và năm 2015 tăng 6%. Chỉ số tiêu dùng - CPI cả
nước tăng 6.04% (năm 2013) là một thành công lớn. Như vậy sự phát triển của nền
kinh tế đã có ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến đời sống của người dân được cải thiện
và nâng cao rõ rệt.
Cũng như những nhu cầu sinh lí tự nhiên, thiết yếu hằng ngày như ăn, mặc, ở thì
một nhu cầu khác cũng không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện
nay để làm việc, học tập, sinh hoạt đó là phương tiện liên lạc. Và để đáp ứng được nhu
cầu đó của con người, các sản phẩm điện thoại thông minh đã được nghiên cứu, sản
xuất và đưa vào sử dụng.
Thị trường điện thoại di động trở nên nhộn nhịp hơn khi các hãng điện thoại di
động cùng đồng loạt tung ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của
người tiêu dùng. Trong khi các hãng vẫn tạo tính cạnh tranh và khác biệt trong các
phân khúc đa phương tiện, giải pháp dành cho giới doanh nhân, hay những người yêu
thích thời trang và âm nhạc, chụp hình. Ngoài ra, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp
mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel, Vietnammobile... cùng việc chất lượng
mạng 3G được cải thiện và có xu hướng phát triển lên 4G giúp cho chi phí sử dụng
mạng điện thoại giảm làm sức mua điên thoại thông minh tăng đáng kể.
Điện thoại thông minh đang dần trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc

sống của rất nhiều người Việt. Theo thống kê của Moore – một công ty đi đầu trong
lĩnh vực quảng cáo trực tuyến thì Việt Nam là một trong ba thị trường smartphone tăng
trưởng nhanh nhất trong khu vực trong quý I/2014, với mức tăng trưởng 59%. Thị phần
smartphone tại Việt Nam đã vượt qua so với điện thoại cơ bản khi tỷ lệ người dùng
smartphone chiếm hơn 52% tổng số người dùng điện thoại di động, đặc biệt Việt Nam


cũng là một trong thị trường có tỷ lệ người dùng smartphone cao nhất, gần bắt kịp với
các thị trường đã phát triển trong tương lai gần.
So với các một số nước Châu Á, tỷ lệ thời gian sử dụng điện thoại của người Việt
chỉ đứng sau Indonesia (36% thời gian), cao hơn Trung Quốc, Philippin, Ấn độ, Nhật,
Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Maylaysia, và Hàn Quốc.
1.1.2. Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về điện thoại di động
Hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày càng phổ biến, theo Việt
Báo vào năm 2012 có khoảng 4 tỷ điện thoại di động được sử dụng trên toàn thế
giới, trong đó 1,08 tỷ là smartphone.
Internet di động ngày càng phát triển làm cho con người không chỉ đơn thuần
sử dụng điện thoại di động cho mục đích giao tiếp mà còn dùng với nhiều mục đích
khác nhau. So với thế giới, người dùng Việt Nam cũng có xu hướng giành nhiều
thời gian cho điện thoại hơn. Người dùng Việt Nam sử dụng di động suốt cả ngày,
cả khi đang ở trên giường (70% người dùng), khi chờ đợi (55%), khi di chuyển
(16%), bên cạnh người thân (11%), khi mua sắm (9%), ở trong phòng tắm (6%) và
khi tụ tập (4%). Hơn 86% người dùng dùng điện thoại di động để chơi game, xem
tin tức, nghe nhạc, vào facebook, v.v… Như vậy, một chiếc điện thoại di động càng
có nhiều chức năng thì càng được người tiêu dùng ủng hộ.
Cách đây vài năm, khái niệm “điện thoại thông minh” dường như vẫn còn quá
xa lạ trong tâm trí giới trẻ Việt thì giờ đây những chiếc smartphone (điện thoại
thông minh) có thiết kế đẹp, cấu hình mạnh mẽ, giá hợp lí mới chính là chuẩn mực
cho xu hướng tiêu dùng thông minh khiến người dùng trẻ, từ sinh viên, học sinh cho
đến nhân viên văn phòng phải quan tâm. Theo số liệu khảo sát của Nielsen thực hiện

vào quý 3/2011 tại Mỹ cho thấy giới trẻ là nhóm sử dụng điện thoại thông minh ở
mức cao nhất: 62% trong các nhóm lứa tuổi được khảo sát. Thực tế này cũng diễn ra
tại Việt Nam khi giới trẻ ngày càng có xu hướng lựa chọn những chiến điện thoại
thông minh với nhiều tiện ích. Với xu hướng phát triển chung, điện thoại thông
minh được bổ sung thêm nhiều tính năng tiện ích hấp dẫn nhưng giá bán thì ngày
càng rẻ hơn và phù hợp cho đối tượng người dùng trẻ. Vì thế các hãng sản xuất điện
thoại di động đang tập trung cho ra đời nhiều loại smartphone và khách hàng tiềm
năng mà họ hướng đến là giới trẻ.


1.1.3. Một số hãng điện thoại di động ở thị trường Việt Nam
SAMSUNG
Ngày càng lớn mạnh, Samsung đã đạt được những thành tích đáng nể. Samsung
đã đạt được tăng trưởng vượt quá mức trung bình của ngành công nghiệp di động,
Samsung chỉ chiếm 15% thị phần về số lượng năm 2011, nhưng sang năm 2012 họ
đã tăng lên thành 23%. Nếu xét về mặt giá trị, tốc độ tăng trưởng thị phần của nhãn
hàng Samsung cực kỳ mạnh mẽ, từ 17.8% lên 30.6%. Vì có nhà máy sản xuất tại
Việt Nam nên Samsung đã định vị cho mình là sản phẩm giá rẻ, dẫn đầu về công
nghệ thông minh (cử chỉ không chạm, chụp camera chính và phụ cùng lúc (Galaxy
S4…), giao diện đẹp. Họ đã biến những thứ không thể thành có thể, phần cứng
mạnh mẽ và phần mềm ứng dụng phát triển tối ưu cho người dùng. Là một trong số
rất ít các công ty điện thoại có lãi, hãng có doanh số smartphone lớn nhất giới thậm
chí doanh số của hãng còn gấp đôi gấp ba hãng sản xuất điện thoại danh tiếng:
Apple. Tuy nhiên điểm yếu của Samsung nằm ở phần mềm, cảm ứng sử dụng sau một
thời gian khá chậm so với các dòng sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh.
LG
Tuy tham gia vào lĩnh vực điện thoại di động chậm hơn so với các đàn anh như
Nokia, Motorola… nhưng thương hiệu xứ Hàn này đang dần chiếm được cảm tình
của người dùng. LG được xếp hạng thứ ba về doanh thu với 7% thị phần. Sản phẩm
của LG có màn hình đẹp, giao diện đẹp, cấu hình mạnh, giá cả tốt. Một thành công

của LG là LG Optimus G – một trong những siêu phẩm smartphone mạnh mẽ nhất
năm 2013 của LG Mobile đã được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận danh hiệu
“Smartphone được mua nhiều nhất trong giờ đầu tiên ra mắt tại Việt Nam”. Tuy
nhiên, LG còn khá yếu trong mảng truyền thông, nếu là người yêu công nghệ,
thường xuyên tìm hiểu thông tin về công nghệ mới lựa chọn dòng sản phẩm này.
Còn để truyền thông rộng rãi cho khách hàng biết thì LG còn khá yếu.


APPLE
Khác với các dòng máy sử dụng hệ điều hành Androi, Apple không chạy đua
về cấu hình. Họ chỉ độc quyền hệ điều hành IOS với khả năng bảo mật tốt, cung cấp
những ứng dụng đơn giản và cần thiết cho người sử dụng, hạn chế làm những ứng
dụng dư thừa. Chiếm tới 13% thị phần trong nước được ưa chuộng bởi công nghệ và
camera tốt nhất trên thị trường, độ nét cao. Là người tiên phong dẫn đầu về xu
hướng với Iphone 4, 4S, 5, 5S...tuy nhiên khi tung ra sản phẩm Iphone 6 Plus, Apple
không còn là người dẫn đầu tạo ra xu hướng nữa mà giờ đây họ đang dần trở thành
người theo đuổi và cung cấp những gì người tiêu dùng cần.
1.2.

Giới thiệu về công ty OPPO MOBILE VIỆT NAM

1.2.1. Mục tiêu Marketing
− Phát triển thị phần và vị thế của OPPO ở thị trường Việt Nam.
− Dẫn đầu thị trường trong trong phân khúc điện thoại trung cấp và cao cấp.
− Mở rộng phân khúc điện thoại smartphone cao cấp.
− Tạo danh tiếng và hình ảnh tốt với khách hàng, thuyết phục người dùng rằng
những sản phẩm của OPPO là những sản phầm mang tầm vóc quốc tế.
− Giảm chi phí giành lại khách hàng.
− Tăng khả năng cạnh tranh.
1.2.2. Chiến lược S-T-P của công ty OPPO Mobile Việt Nam đối với điện thoại

OPPO N1
Chọn thị trường mục tiêu là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình xây
dựng chiến lược và tổ chức thực hiện các chương trình marketing. Chính vì vậy, để xây
dựng được một chiến lược chiêu thị hiệu quả phải xuất phát từ việc xác định đúng đối
tượng, thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm phù hợp với khúc thị trường mà doanh
nghiệp đã chọn. Đối với OPPO trong việc chọn thị trường mục tiêu cho dòng sản
phẩm OPPO N đã trải qua đủ 3 bước trong chiến lược S-T-P, cụ thể như sau:


2.2.2.1 Phân khúc thị trường:
Xu hướng sử dụng smartphone tại Việt Nam gia tăng chóng mặt và nhóm người
sử dụng nhiều nhất chính là sinh viên và người đi làm để đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu trong cuộc sống như học tập, giải trí, giao tiếp...Nắm bắt điều đó OPPO lựa chọn
phân khúc thị trường kết hợp nhiều tiêu thức dựa theo việc định vị dòng sản phẩm N
thuộc loại cao cấp:
 Phân khúc theo khu vực địa lý: Thị trường thành thị - nông thôn.
 Phân khúc theo đặc điểm xã hội học:
• Tuổi tác: Nhóm người trong độ tuổi từ 22-35 (Độ tuổi của người đi làm)
• Giới tính: Phổ biến cho cả nam và nữ
• Thu nhập : trên 5 triệu (có kinh tế ổn định)
 Phân khúc theo tâm lý:


Cá tính: Thích thể hiện mình (dòng điện thoại cao cấp), đam mê chụp hình
(dòng điện thoại hỗ trợ camera xoay tạo ra những bức hình chất lượng với
những góc chụp đẹp nhất).

1.2.2.2. Chọn thị trường mục tiêu:
Vì là một người mới tham gia vào thị trường, dòng OPPO N lựa chọn cho mình
thị trường mục tiêu theo chiến lược Marketing tập trung. Hướng tới một khúc thị

trường để phục vụ.
 Đối với thị trường thành thị
So với thị trường nông thôn, về mức sống, thu nhập cũng như nhu cầu về mua
sắm, sử dụng công nghệ của người dân ở thành thị thường sẽ cao hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, mật độ dân cư ở thành thị đông hơn nông thôn, việc triển khai các
công cụ quảng cáo, khuyến mãi sẽ được tập trung và hiệu quả hơn. Đặc biệt đối
với OPPO N là một sản phẩm thuộc dòng điện thoại cao cấp, sử dụng công
nghệ mới, dẫn đầu xu thế về camera xoay đối với thị trường Việt Nam cũng
như thế giới, OPPO nhắm vào khúc thị trường thành thị, nơi mà lối sống của


người dân hiện đại, tư tưởng tiên tiến hơn người dân ở nông thôn. Đó một sự
lựa chọn sáng suốt mà OPPO khai thác được ở thị trường này.
 Đối với thị trường giới tính cho cả nam và nữ
Trong cuộc sống hiện đại, luôn thay đổi và phát triển không ngừng, nhu cầu sở
hữu một sản phẩm công nghệ cao cấp là điều mong muốn của tất cả mọi người,
cả nam lẫn nữ, đặc biệt là người đi làm cần lưu giữ những tài liệu trong điện
thoại cho thuận tiện. Chính vì những lí do trên chứng tỏ rằng thị trường khách
hàng mà giới tính không phân biệt như vậy sẽ là một thị trường tiềm năng đối
với ngành hàng về công nghệ. Độ phủ truyền thông sẽ rộng khắp chứ không
rạch ròi cho giới tính nào mà tập trung vào những người trẻ đã có công việc
làm ổn định. Điều này sẽ có lợi hơn cho OPPO khi không bỏ sót một thị trường
tiềm năng nào.
 Đối với thị trường khách hàng
Cấp bậc cao nhất trong thang bậc nhu cầu của Maslow là nhu cầu được tự thể
hiện bản thân. Đó cũng chính là xu hướng phát triển nhu cầu đối với những con
người đã thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản như ăn uống, sinh hoạt, giải trí.
Việc tìm hiểu và nắm bắt tâm lý của khách hàng giúp ích rất nhiều trong việc
xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp. Trong thời gian trước khi ra
mắt sản phẩm dòng OPPO N xuất hiện trào lưu chụp hình bằng camera trước

(chụp hình selfie). Các thương hiệu khác như Samsung, Nokia, HTC...tập trung
phát triển sản phẩm có camera trước rõ nét và góc nhìn rộng còn với OPPO, họ
đã tạo sự khác biệt bằng camera thông minh xoay 206 độ đáp ứng được nhu
cầu chụp hình theo xu hướng của giới trẻ tại thời điểm đó và họ còn sáng tạo
hơn khi tạo cho khách hàng - những người trẻ tuổi đã có công việc ổn định có
một công cụ hỗ trợ giúp người chụp tìm ra góc nhìn đẹp mắt và sáng tạo đối
với những ai đam mê chụp ảnh. Với tính cách thích thể hiện đẳng cấp, cá tính
của người trẻ tuổi, giá thành sản phẩm cũng là một yếu tố để họ lựa chọn vì vậy
dòng OPPO N cũng được xếp vào nhóm điện thoại cao cấp để đáp ứng điều đó.
Chính vì vậy phân khúc thị trường khách hàng là những ai thích thể hiện cá
tính, yêu sự sáng tạo và đam mê chụp hình.
 Từ ba khúc thị trường mục tiêu được phân tích như trên , OPPO đã lựa
chọn chiến lược marketing tập trung, em xin được tổng hợp và kết luận về
thị trường mục tiêu lớn được OPPO nhắm tới trong chiến lược marketing
của dòng sản phẩm OPPO N đó chính là: Thị trường khách hàng là nam
giới và nữ giới trong độ tuổi từ 22 - 35, có thu nhập ổn định, yêu thích sự


sáng tạo, thích thể hiện cá tính và đam mê chụp hình ở khu vực thành thị
tại Việt Nam.
1.2.2.3. Định vị sản phẩm:
Ở sản phẩm OPPO N1, OPPO định vị cho mình là người tiên phong cho điện thoại
thông minh có camera xoay. Khi mà các sản phẩm xuất hiện trước những chiếc điện
thoại di động thông minh cao cấp như Nokia Lumia 1020, Sony Z1...Tuy nhiên các nhà
sản xuất này đang cố đua về độ phân giải ảnh và chụp ảnh chất lượng cao. Tưởng
chừng như cuôc đua máy ảnh đã bão hòa không còn ý tưởng gì hay hơn thì OPPO xuất
hiện với ý tưởng cực kì sáng tạo là trải nghiệm camera hoàn toàn mới, thay vì tập trung
quá nhiều vào chất lượng hình ảnh, OPPO đem lại một khả năng chụp hình thú vị với
camera xoay.
1.3.


Chiến lược chiêu thị cho sản phẩm điện thoại OPPO N1:

1.3.1. Các bước phát triển kế hoạch truyền thông sản phẩm OPPO N1 của công
ty OPPO:
 Xác định đối tượng truyền thông:
• Là những khách hàng hiện tại và tiềm năng.
• Là người ra quyết định mua: là người đi làm, tự chủ về tài chính.
• Đối tượng mục tiêu là cá nhân, nam hoặc nữ.
 Xác định mục tiêu truyền thông:
• Nhằm thông báo cho khách hàng nhận biết rõ tính năng công nghệ của sản
phẩm.
• Nhằm khẳng định rõ nhóm khách hàng mục tiêu là ai.
 Thiết kế thông điệp:
• Nói cái gì: Chú trọng đến tính năng chụp hình của dòng điện thoại, hỗ trợ
cho những sở thích chụp hình, thích khám phá những góc nhìn sáng tạo.
• Nói như thế nào:


 OPPO N1:
 OPPO xây dựng những câu chuyện vui nhộn, hài hước khi đi biển của một
nhóm bạn trẻ.
 Phim ngắn về câu chuyện tình yêu của lứa tuổi trưởng thành (TVC).
 Cùng OPPO thực hiện dự án nhìn rộng trông xa (Sự kiện).
• Hình thức thông điệp: TVC quảng cáo, phim ngắn, sự kiện.
 Tiếp nhận thông tin phản hồi: Dựa trên lời bình luận trên các trang diễn đàn của
OPPO.

1.3.2. Chu kì sống sản phẩm:
1.3.2.1. Giai đoạn giới thiệu:

 Quảng cáo:
Hiện nay, một số doanh nghiệp quan niệm rằng: muốn có chỗ đứng trong lòng
khách hàng thì cần phải bỏ nhiều tiền cho chiến lược quảng cáo để sản phẩm của mình
có thể lan truyền một cách nhanh chóng đến nhận thức của khách hàng. Và OPPO cũng
nằm trong số đó. Khi sản phẩm OPPO N1 mới tung ra thị trường thì OPPO Mobile
Việt Nam thực hiện các đợt quảng cáo rầm rộ trên truyền hình, báo chí và các panner
được dựng trên các đường phố và các địa điểm của các nhà phân phối, bán sỉ, lẻ. Với
mục tiêu tạo ra sự có mặt trên thị trường, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp và nhắc nhở người
tiêu dùng. Những slogan được tạo ra với logo cho sản phẩm, được các nhà marketing
của OPPO gửi đến người tiêu dùng những thông điệp mang điểm khác biệt với đối thủ
cạnh tranh trong cùng ngành.
 Chào hàng cá nhân:
OPPO đào tạo bài bản những nhân viên bán hàng và sắp xếp họ tại các OPPO
Brand Shop và các đại lý phân phối sản phẩm OPPO như Mediamart, Thế Giới Di
Động, AEON Tân Phú.. để giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách hàng một cách trực
tiếp và giới thiệu những sản phẩm mới của công ty. Sự bài bản đó tạo cho OPPO một
hình ảnh chuyên nghiệp, chu đáo và hết lòng vì khách hàng.


 Poster, panner quảng cáo trên các webside:
Khi có sản phẩm mới ra mắt, OPPO thường chạy các poster quảng cáo trên các
trang mạng như vnexpress.vn, zing.new.vn, mp3.zing.vn ... mà khách hàng mục
tiêu của họ hay ghé thăm nhằm thu hút sự chú ý của họ đến các sản phẩm mới
của hãng.
Báo chí trên internet:
Báo chí cũng là một công cụ được OPPO sử dụng để nhiều người biết đến sản
phẩm của mình trước khi sản phẩm ấy có mặt tại Việt Nam. OPPO đăng tải lên các
trang như vnexpress.vn, dantri.com.vn, doisongphapluat.com, techz.vn, genk.vn,
zingnews.vn... Không phải ngẫu nhiên mà OPPO chọn đăng thông tin trên các trang
mạng này bởi nhóm khách hàng mục tiêu là người đi làm, họ thường xuyên phải cập

nhật các tin tức về kinh tế, chính trị, xã hội hay những người yêu công nghệ sẽ tham
gia các diễn đàn công nghệ...Vì vậy OPPO đã lựa chọn đăng tải các bài viết về sản
phẩm lên những trang mạng này. Khi đăng tải thông tin sản phẩm OPPO N lên thì mục
tiêu truyền thông sẽ đến đúng đối tượng mục tiêu mà OPPO cần.
Các sản phẩm sau này như OPPO N1 Mini, OPPO N1 phiên bản Cyanogen Mod,
OPPO N3 trước khi có mặt tại Việt Nam cũng được báo chí đăng tải các thông tin khá
rầm rộ về sản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm này không được tổ chức sự kiện ra mắt
tại Việt Nam nữa mà dường như OPPO sử dụng nguồn ngân sách ấy cho việc khác
hiệu quả hơn.
 Sự kiện ra mắt OPPO N1 tại Việt Nam:
Sự kiện được diễn ra vào 31/10/2013 mở màn cho dòng điện thoại có camera
xoay thông minh ra mắt công chúng Việt Nam. Sự kiện có sự góp mặt của những
người nổi tiếng như: siêu mẫu Hà Anh với vai trò làm MC, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng,
diễn viên múa Linh Nga, nhiếp ảnh tự do Maika Elan, tay vợt cầu lông Tiến Minh với
vai trò khách mời và ca sĩ Phương Vy hát góp vui cho sự kiện cùng báo giới và những
người yêu công nghệ. OPPO lựa chọn siêu mẫu Hà Anh làm MC cho sự kiện vì Hà
Anh cũng đại diện cho một người trẻ, tài năng trong nhóm khách hàng mục tiêu của
sản phẩm, ngoài ra OPPO muốn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, mang tầm vóc quốc
tế thông qua cô MC tài năng này...Trong một sự kiện, MC chính là linh hồn của sự
kiện đó, họ là người dẫn dắt câu chuyện, khéo léo xử lý tình huống khi gặp sự cố mà
khán giả không hề hay biết. Với tác phong chuyên nghiệp của Hà Anh, OPPO cho rằng
cô sẽ mang đẳng cấp quốc tế vào sự kiện cũng giống như chiếc OPPO N1 thời thượng
mang lại cảm giác sang trọng, đẳng cấp cho người sử dụng. Bốn vị khách mời được
mời tới tham gia sự kiện vì họ nằm trong độ tuổi nhóm khách hàng mục tiêu của sản


phẩm này. Họ đại diện cho người trẻ với những thành công trong con đường sự nghiệp
riêng của họ. Và 4 vị khách mời này sẽ là người trực tiếp tham gia dự án "Hãy nhìn
rộng trông xa" của OPPO N1 sau này.
 Truyền hình:

OPPO Mobile Việt Nam khá mạnh tay khi chi một khoản tiền không ít cho quảng
cáo nhằm mục đích đưa vào nhận thức của người tiêu dùng rằng “hiện nay có điện
thoại OPPO N1, N1 mini...”
OPPO lựa chọn quảng cáo hình ảnh giới thiệu các sản phẩm OPPO N1, OPPO
Mini, OPPO N3... trên ti vi như kênh VTV1, VTV3 vì những kênh này phủ sóng cả
nước bởi OPPO muốn đẩy mạnh thương hiệu của mình rộng khắp trên toàn quốc. Theo
khảo sát trên các kênh sóng truyền hình của VTV, quảng cáo điện thoại OPPO xuất
hiện dày đặc ở các khung giờ nổi bật, khung giờ vàng trong ngày (11giờ -13 giờ, 20giờ
- 22 giờ). Các chương trình phát sóng, trong phần quảng cáo phần lớn đều có quảng
cáo của OPPO. Và khi ra mắt sản phẩm mới. Quảng cáo của OPPO thường phát sóng
liên tục hàng ngày trên truyền hình, kéo dài một đến hai tháng. Tuy nhiên, hiện nay đa
số người trẻ thường sử dụng điện thoại thông minh nhiều hơn là coi trên truyền hình và
các TVC đối với họ như hình thức gượng ép. Chính vì vậy, cắt giảm quảng cáo trên
truyền hình và đầu tư hình thức quảng cáo khác là một chiến lược truyền thông đúng
đắn mà OPPO nên cân nhắc sau này. Một điểm mạnh cho OPPO là các TVC quảng cáo
đều nêu rõ được thông điệp mà OPPO muốn gửi đến khách hàng.
1.4.

Các yếu tố liên quan:

1.4.1. Các yếu tố môi trường
1.4.1.1. Môi trường vi mô:
 Nhà cung ứng
Hầu hết nguyên vật liệu sản xuất điện thoại OPPO tại Trung Quốc, chi phí cho
công nghệ tiên tiến và chi phí vận chuyển sang Việt Nam nên sản phẩm nhập
khẩu có giá thành nguyên vật liệu cao.
 Khách hàng
Vì là một dòng điện thoại có mẫu mã đẹp, đi đầu về công nghệ nên được rất
nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và tin tưởng



 Đối thủ cạnh tranh
Chủ yếu các dòng sản phẩm điện thoại thông minh cao cấp cũng đang rất được
ưa chuộng như Iphone 5S, Iphone 6, Iphone 6 plus, Iphone 6 Gold của Apple,
Nokia Lumia 1520 của Nokia và Samsung galaxy S5, Samsung Galaxy Note 3
của Samsung.
 Công chúng
Vì là một dòng điện thoại thông minh thân thiện với môi trường tiết kiệm an toàn
và phong cách, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân Việt Nam nên rất
được lòng từ giới công chúng.
1.4.1.2. Môi trường vĩ mô:
 Môi trường chính trị pháp luật
Việt Nam là nước có nền kinh tế mở, chế dộ chính trị cũng ít phức tạp, luôn thu
hút vốn đầu tư nên việc công ty OPPO đầu tư mở rộng kênh phân phối là các cửa
hàng chính hãng OPPO tại thị trường Việt Nam là một thuận lợi vô cùng
 Môi trường kinh tế
Sau hơn hai thập kỉ mở cửa và phát triển nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập và
phát triển, đời sống cải thiện, chất lượng cuộc sống nâng cao, nhu cầu thị hiếu
đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao phù hợp với môi trường sống và dòng sản
phẩm OPPO N đã thỏa mãn được nhu cầu người tiêu dùng.
 Môi trường văn hóa, xã hội
Người dân Việt Nam luôn có tính ham học hỏi, thích những điều mới mẻ nên
khi một sản phẩm mới có cá tính, chất lượng xâm nhập vào thị trường Việt
Nam sẽ được mọi người đón nhận.
 Môi trường dân số
Việt nam là nước có dân số đông gần 90 triệu dân và có dân số trẻ là một thị
trường đầy tiềm năng béo bở cho công ty mở rộng sản xuất kinh doanh và phát
triển dòng điện thoại thông minh.
 Môi trường tự nhiên
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước,

hơn nữa sự đô thị hóa cũng như giao thông vận tải chưa phát triển vì thế sự ô
nhiễm môi trường nói chung chưa xảy ra trên diện rộng, nhưng ô nhiễm môi
trường đã xảy ra cục bộ, từng lúc, từng nơi. Vì thế đây là cơ hội cho dòng điện
thoại thân thiện với môi trường và tiết kiệm pin sẽ được người tiêu dùng yêu
thích hơn.


1.4.1.3.

Yếu tố nội vi:

 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực tại Việt Nam đang phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh của công ty với hơn 3000 nhân viên trên khắp cả nước.
 Yếu tố nghiên cứu phát triển
Là một công ty luôn đam mê, khám phá những công nghệ mới nhất. OPPO luôn
tìm tòi và phát triển cho ra những dòng sản phẩm đi đầu về công nghệ.
 Yếu tố công nghệ sản xuất
Các sản phẩm của OPPO được sản xuất ở nhà máy tại Trung Quốc với các khâu
sản xuất kép kín, gia công kĩ càng nên OPPO luôn cho ra những sản phẩm chất
lượng.
 Yếu tố tài chính
Công ty luôn đầu tư vào các nhà máy và công nghệ phần mềm hiện đại để nâng
cao hiệu suất sản xuất, tăng số lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện
thoại thông minh trong và ngoài nước.
 Yếu tố vật tư
Tuy yếu tố đầu vào hơi cao nhưng dòng điện thoại luôn được người tiêu dùng
đón nhận nên đây cũng là một lợi thế cho công ty sản xuất kinh doanh kiếm lợi
nhuận.
 Yếu tố văn hóa của tổ chức

Khi bước vào thị trường Việt Nam công ty OPPO đã xây dựng một hệ thống tổ
chức chuyên nghiệp đầy đủ các bộ phận phòng ban từ trên xuống dưới.
1.4.2. Chiến lược giá:
 Chiến lược: Định giá hớt váng sữa
 Phương pháp định giá: Trên cơ sở chi phí
• Giá cả là một trong những yếu tố linh hoạt nhất của Marketing - Mix.
• Hiện nay, chính sách giá của công ty được đánh giá là rất năng động,
công ty thực hiện chính sách phân biệt giá theo sản phẩm.
 Chính sách: Trong kinh doanh giá cả là yếu tố duy nhất tạo nên lợi nhuận cho
doanh nghiệp còn đối với người mua giá cả luôn là yếu tố quan trọng nhất để
quyết định đến việc lựa chọn tiêu dùng một loại sản phẩm nào đó khi mà các











yếu tố khác là như nhau. Yếu tố chi phí liên quan đến việc hình thành giá của
công ty.
Về chi phí: Công ty luôn cố gắng định giá cho sản phẩm của mình một mức giá
đảm bảo cho chi phí sản xuất, phân phối và có được lợi nhuận cao.
Công ty đề ra mục tiêu cho việc định giá như sau:
• Không ngừng tăng lợi nhuận cho công ty đây là mục tiêu quan trọng bởi
khi hoạt động có hiệu quả thì nhà máy mới có cơ hội đầu tư công nghệ từ
đó nâng cao chất lượng.

• Không ngừng mở rộng thị trường
Định Giá: Định vị là dòng sản phẩm cao cấp. Vì vậy giá của dòng OPPO N khi
đưa ra thị trường có giá khá cao:
OPPO N1 Mini: 8.490.000 VNĐ
OPPO N: Ra mắt 13.990.000 VNĐ giá hiện tại 12.690.000 VNĐ
OPPO N1 CyanogenMod: 12.690.000 VNĐ
OPPO N3: 13.990.000 VNĐ

1.4.3. Chiến lược phân phối:
 Kênh: OPPO sử dụng kênh cấp 1 để giá được bán ra thấp nhất có thể.
• Khi mới bước chân vào thị trường điện thoại di động thông minh Việt Nam,
hiểu được bản thân là một thương hiệu mới, OPPO đã ký kết với Trung tâm
phân phối Viettel (Viettel Distribution) và theo thỏa thuận hợp tác trung tâm
Phân phối Viettel (Viettel Distribution) sẽ trở thành đối tác cung ứng sản phẩm
điện thoại di động của OPPO tại thị trường Việt Nam. Điều đó bắc cầu sự tin
cậy của người tiêu dùng đối với Viettel sang cho sản phẩm của OPPO.
• Ngoài ra OPPO phân phối ở các cửa hàng lớn như: Thế giới di động, Siêu thị
điện thoại viễn thông A để tạo uy tín cho người tiêu dùng.
• Trưng bày và bán sản phẩm ở các trung tâm thương mại lớn như Aeon Tân Phú,
Lotte Mart ...: cho khách hàng trải nghiêm sản phẩm trên tay.
• Qua các kênh mua sắm online: tiki.vn. lazada.vn...
• Và xây dựng các cửa hàng OPPO chuyên biệt.
 Độ phủ thị trường: Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước.


Các cửa hàng của OPPO MOBILE Việt Nam phân bố khăp các tỉnh thành trên cả
nước trong đó tập trung chủ yếu ở 4 thành phố chính là thành phố Hồ Chí Minh, thành
phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Cần Thơ. Danh sách cửa hàng OPPO:
 TP HCM:
• OPPO brand shop Tân Phú (61 Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì,

quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh)
• OPPO brand shop Phú Nhuận (49 Phan Đăng Lưu, phường 7, quận Phú
Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh)
 HÀ NỘI:
• Cửa hàng OPPO tại Hà Nội (33 Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội)
• OPPO Hà Nội (351 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội)
 ĐÀ NẴNG:
• Cửa hàng điện thoại OPPO Đà Nẵng (111A Hoàng Diệu, phường Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng)
• OPPO Đà Nẵng (118 Hàm Nghi, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng)
 CẦN THƠ
• Cửa hàng điện thoại OPPO Cần Thơ (30 Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình
Thủy, thành phố Cần Thơ)
• OPPO Cần Thơ (201 Nguyễn Trãi, phường Thới Bình,quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ).

1.4.4. Chiến lược sản phẩm:
Dòng sản phẩm N được OPPO chuyên đầu tư về camera, chất lượng hình ảnh và
độ phân giải sắc nét. Mỗi sản phẩm của dòng OPPO N luôn được về thiết kế đẹp mắt
và áp dụng nhưng thành tựu công nghệ bậc nhất trên thế giới. Mỗi sản phẩm trong
cùng 1 dòng được trang bị những đặc tính chuyên biệt cho sản phẩm đó.
 Nhãn hiệu: OPPO đặt tên cho sản phẩm theo cách kết hợp bao gồm tên nhãn

hiệu của doanh nghiệp và tên nhãn hiệu riêng của sản phẩm. Kiểu đặt tên này sẽ
vừa mang được uy tín của doanh nghiệp cho các loại sản phẩm.



 Quyết định thiết kế sản phẩm: Sản phẩm thiết kế đẹp mắt: kết hợp giữa sự trẻ

trung, tinh tế và thời trang.
 Thiết kế bao bì: OPPO áp dụng vỏ hộp đựng điện thoại rất nhỏ gọn, đơn giản và

đẹp mắt, toàn bộ được sử dụng tông nền màu trắng tạo được điểm nhấn và sự
tinh tế cho dòng sản phẩm này.
Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm tư vấn khách hàng ngay trên website, OPPO khẳng định
khách hàng là cốt lõi kinh doanh của OPPO và làm họ thỏa mãn là tiền đề cho sự tồn
tại của công ty. "Sản phẩm OPPO được đồng phát triển với khách hàng, phản hồi của
khách hàng đóng vai trò lớn trong cả phát triển phần cứng và phần mềm". Công ty nào
cũng khẳng định họ thường xuyên cập nhật hay hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người
dùng. Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng làm được. Với OPPO, họ cho thấy bộ mặt
khác. Chỉ cần đọc qua nhiều chủ đề trên diễn đàn, có thể thấy OPPO chủ động phản hồi
và tương tác với khách hàng một cách tận tình và chu đáo. Ngoài ra, còn có cộng đồng
người dùng khá trung thành với diễn đàn. Không chỉ sử dụng diễn đàn như công cụ PR,
OPPO còn để ý trả lời người dùng và sẵn sàng thay đổi chiến lược dựa trên những gì
họ thu thập được từ cộng đồng. Điều này đã tạo lòng tin tuyệt đối của người tiêu dùng
và giúp OPPO phá bỏ rào cản gây nhiễu rằng hàng tàu kém chất lượng.
− Các tính năng của sản phẩm dưới đây cho ta thấy OPPO đầu tư kĩ lưỡng về công
nghệ giống. Họ đã thành công trong việc áp dụng quy luật tiên phong. Là người
tham gia cuộc chơi sau những đối thủ nặng kí như Apple hay SamSung. OPPO
không biến mình trở thành người giỏi hơn mà trở thành người dẫn đầu sẽ hiệu quả
hơn. Việc trở thành người dẫn đầu trong sản phẩm có camera xoay thông minh đầu
tiên đi vào tâm trí khách hàng sẽ dễ hơn so với việc thuyết phục khách hàng rằng
OPPO cung cấp sản phẩm tốt hơn SamSung hay APPLE. Các sản phẩm trong dòng
N của OPPO luôn khác biệt với các dòng đã có trên thị trường. Từ camera xoay
206 độ, camera xoay tự động, điều khiển từ xa Oclick. Và là người tiên phong dẫn
đầu công nghệ. Tuy nhiên OPPO còn thông minh khi lựa chon xuất hiện đúng thời
điểm khi trào lưu selfie được các bạn trẻ - nhóm khách hàng mục tiêu ưa chuộng.


− Các tính năng của sản phẩm OPPO N1:
• Camera xoay 206 độ với ống kính 13MP


• Chụp ảnh Ultra-HD sử dụng Công nghệ xử lý ảnh Pure Image 2.0 và hệ thống 6
thấu kính đặt liên tiếp.
• Làm hình ảnh sắc nét vượt trội với chế độ siêu phân giải 24 MP giúp các hình
ảnh rõ nét và chi tiết hơn.
• N1 mini tự động mở chức năng super Zoom khi phóng to, dù Zoom gấp 4 lần
chi tiết vẫn rất sắc nét.
• Màn hình 5.5 inch

KẾT LUẬN
Với những nỗ lực trong việc áp dụng chiến lược chiêu thị, sau hơn 2 năm chính
thức có mặt tại thị trường Việt Nam, tên tuổi của công ty OPPO Mobile Việt Nam với
dòng điện thoại OPPO N đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường điện thoại cao cấp,
ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến và yêu mến. Là thương hiệu đến sau so
với các đối thủ cạnh tranh, nhưng với các chiến lược kinh doanh phù hợp, một dòng
điện thoại với mẫu mã đẹp, chất lượng tốt đã phần nào thu hút được sự quan tâm của
người tiêu dùng.


Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, vấn đề đặt ra cho công
ty OPPO Mobile Việt Nam là cần cố gắng hơn nhiều để có những chiến lược
marketing mix hiệu quả cho dòng điện thoại OPPO N của mình, công ty cần thường
xuyên nâng cao, cải tiến chất lượng dòng điện thoại để đáp ứng nhu cầu thị trường,
thường xuyên thực hiện các hoạt động chiêu thị để nâng cao vị thế và phối hợp với các
hoạt động phân phối cũng như chiến lược giá cho phù hợp để xây dựng một công ty
vững mạnh, góp phần chung vào sự phát triển của đất nước, đem lại những giá trị tốt

đẹp nhất cho cộng đồng.




×