Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và yếu tố dẫn đến tranh chấp Lao động tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.42 KB, 16 trang )

Tập San ĐN&CL Số 9

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
và yếu tố dẫn đến tranh chấp Lao động tại Việt Nam
THHo

Dẫn Nhập
Đình công tự phát là mối lo ngại hàng đầu của chính phủ Việt Nam hiện nay. Từ năm 1995
cho đến cuối năm 2012, theo thống kê của Thương Binh và Xã Hội của nước CHXHCN Việt
Nam, đã có hơn 5000 vụ đình công tự phát đã xảy ra trên toàn quốc, nhiều nhất là các khu
công nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) tại các tỉnh ở phía Nam như Bình Dương,
Đồng Nai, Trà Vinh. Tuy là những cuộc đình công tự phát, không có tổ chức quy củ nhưng
mỗi cuộc đình công đã lôi kéo được hàng ngàn người tham dự có nghĩa rằng sự quan hệ
giữa người lao động và người sử dụng lao động rất tồi tệ và sự bất mãn không chỉ một vài cá
nhân mà toàn thể những người lao động.
Bài viết này bàn về những nguyên nhân về tranh chấp lao động đang xảy ra thường xuyên
dưới chính sách kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Viêt Nam cũng như
những yếu tố trực tiếp dẫn đến các cuộc đình công. Đồng thời, bài viết này cũng nêu ra sự
cần thiết của một công đoàn độc lập – trong việc tích cực hòa giải tranh chấp lao động cũng
như tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong tương lai.
1 Sự thay đổi chính sách kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa
1.1

Sự cải cách kinh tế ở Trung Quốc

Sau khi Mao Trạch Động qua đời vào tháng 9 năm 1976, Đặng Tiểu Bình cho thi hành
những kế hoạch cải tổ kinh tế để cứu vãn nền kinh tế kiệt quệ của Trung Quốc dưới thời
Mao. Từ năm từ năm 1978 đến năm 1984, bắt đầu với những sự cải tổ về nông nghiệp, bãi
bỏ các hợp tác xã nông nghiệp và cho tư hữu hóa đất canh tác cho nông dân. Sự cải tổ nông
nghiệp đã làm tăng năng suất cho các sản phẩm nông nghiệp và từ đó nâng cao đời sống
hàng trăm triệu nông dân Trung Quốc tại các vùng thí điểm. Công Nghiệp cũng được cải tổ


song song với sự cải tổ nông nghiệp để nâng cao năng suất công nghiệp, các thương nghiệp
tư nhân được cho phép hoạt động trở lại sau 30 năm vắng bóng. Nông phẩm và hàng hóa
công nghiệp sản xuất ra được cho phép bán theo giá thị trường để giải quyết và thỏa mãn
cung, cầu. Ngoài ra, họ Đặng còn mở cửa cho các nhà đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc,
xây dựng nhiều đặc khu kinh tế với những chính sách cởi mở để hấp dẫn các nguồn đầu tư
nước ngoài.
Lợi dụng nguồn công nhân rẻ và một thị trường lớn cho sự tiêu thụ hàng hóa, Trung Quốc đã
thu hút rất nhiều nhà tư bản từ Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Phần Lan, Đài Loan...đổ vốn đầu tư vào
vào nước này, các nhà máy sản xuất công nghiệp như nhà những nhà máy lắp ráp xe hơi,
computer, sản phẩm điện tử, y phục, giày thể thao…được xây đựng. Đây là những yếu tố
chính cho sự tăng trưởng kinh tế liên tục với sự tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng

1


Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và yếu tố dẫn đến ...

11.5% của Trung Quốc trong giai đoạn này [1]
Sự cải cách kinh tế của Liên Xô

1.2

Sau năm 1970, kinh tế Xô Viết bắt đầu bước sang giai đoạn trì trệ, từ mức độ tăng tưởng
(GNP) khoảng 5.2% một năm trong thập niên 60, xuống còn 3.7% một năm trong những
năm (1970-1975), 2.6% một năm trong những năm (1975-1980) và 2.0% một năm trong
những năm (1980-1985) [2]. Sư giảm sút trầm trọng trong các khâu sản xuất kỹ nghệ lẫn
nông nghiệp là một mối lo cho giới lãnh đạo Liên Xô. Để vực lại nền kinh tế, sau khi được
bầu vào chức Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản Liên Xô, Mikhail Gorbachev bắt đầu mở
những cuộc cải cách lớn về kinh tế qua chính sách perestroika (economic restructuring) cũng
như qua chính sách glasnost, để minh bạch hóa guồng máy chính trị, nhân sự, chống tham

nhũng và lạm dụng quyền hành. Những luật liên quan đến sự cải cách các vấn đề trách
nhiệm quản lý tài chánh, điều hành sản xuất và phân phối sản phẩm của các xí nghiệp quốc
doanh được Tối Cao Xô Viết thông qua vào tháng 7 năm 1987. Tháng 5 năm 1988, những
cải cách mới cho phép tư nhân được sở hữu những thương nghiệp liên quan đến dịch vụ, sản
xuất, xuất-nhập cảnh. Đây là những cải cách kinh tế lớn nhất kể từ Cách Mạng tháng 10 năm
1917. [3]
Sự thay đổi chính sách kinh tế tại Việt Nam

1.3

1.3.1 Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1986 [4]
Sau khi thống nhất đất nước, trong kỳ Đại Hội Đảng Lần Thứ IV năm 1976, đảng Cộng Sản
Việt Nam đã thảo ra Kế Hoạch Năm Năm 1976-1980 để đưa “cả nước tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Kế hoạch 5 này có hai mục tiêu cơ bản:



Từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, và
Hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công nông nghiệp và từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao
động

Để hình thành cơ cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa, sau đại hội đảng, chính quyền cộng sản đã
nhanh chóng biến nền kinh tế thị trường Miền Nam thành nền kinh tế quốc doanh qua những
đợt đổi tiền, kiểm kê và tịch thu tài sản, đánh đổ tư bản, quốc hữu hóa các cơ sở làm ăn và xí
nghiệp của tư nhân. Kinh tế tư nhân và cá thể bị ngăn cấm triệt để. Cuộc đổi tiền lần thứ hai
nhằm đánh đổ tư bản vào ngày 2 tháng 5 năm 1978 với giới hạn tối đa $500 đồng tiền mới
cho mỗi gia đình ở thành thị và $300 cho mỗi gia đình ở thôn quê đã thật sự hủy hoại nền
kinh tế tự do ở Miền Nam và bần cùng hóa nhân dân cả nước.
Dưới sự lèo lái kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam sau 1975, qua hai kỳ Đại Hội Đảng lần
IV và V, Việt Nam trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới. Năm 1980, kim

ngạch xuất khẩu chỉ bằng 15% của kim ngạch nhập khẩu đã làm cho nền kinh tế của Việt
Nam càng kiệt quệ hơn.
Trong suốt gần 20 năm chiến tranh với Việt Nam Cộng Hòa, tất cả những chi phí quân sự lên
đến hàng tỷ Mỹ kim một năm là nhờ vào nguồn viện trợ khổng lồ của hai nước cộng sản là
Liên Xô và Trung Quốc, Miền Bắc xã hội chủ nghĩa không có một cơ sở kinh tế đáng kể nào
để có thể phục vụ cho chiến tranh cũng như để phát triển nền kinh tế thời hậu chiến. Do đó,

2


Tập San ĐN&CL Số 9

xây dựng cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa như chỉ tiêu của Đại Hội Đảng IV và V, ngay từ lúc
ban đầu đã gặp phải những trở ngại lớn. Thêm vào đó, khi vào tiếp quản Miền Nam, những
thành phần trí thức, có khả năng điều hành kinh tế của chế độ cũ nếu không bị đưa đi cải tạo,
cũng bị sa thải, và thay vào đó những đảng viên với trình độ yếu kém văn hóa lẫn chuyên
môn cũng như không có khả năng quản trị một cơ sở sản xuất. Xí nghiệp quốc doanh, hợp
tác xã nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp không có người điều hành giỏi, kỹ thuật lạc hậu
năng xuất thấp đã dẫn là kinh tế quốc doanh và tập thể bị thua lỗ nặng, tổng sản lượng quốc
gia xuống thấp trầm trọng, đời sống công nhân lẫn nông dân lâm vào cảnh vô cùng khó khăn
và bi đát.
Với chính sách kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa áp đặt vào Miền Nam sau năm 1975 đã ảnh
hưởng rất lớn trong việc sản xuất nông nghiệp như tổng sản lượng thóc lúa thu hoạch của cả
nước. Trong năm 1980 chỉ thu được 12 triệu tấn so với chỉ tiêu 21 triệu tấn do nhà nước đề
ra. Sự thất thu nông nghiệp dẫn đến sự thiếu hụt lượng thực trầm trọng buộc nhà nước phải
nhập cảng từ 10 đến 15% tổng số lương thực dùng cho cả nước. Kinh tế đã tồi tệ lại phải
trang trải cho các khoản nợ từ vay từ khối Cộng sản. Không một biện pháp nào để trả nợ, nhà
nước Việt Nam phải đưa nhân công sang Liên Xô và các nước Động Âu làm nô lệ lao động
để trừ nợ. Đối với người lao động ở Việt Nam, nhất là những người sống ở miền Bắc, thì đây
là cơ hội thoát khỏi cảnh nghèo đói kéo dài từ năm 1954, dù là đi làm thuê và bị bóc lột với

đồng lương chết đói, song cuộc sống vẫn khá hơn so với cuộc sống tại Việt Nam. Theo thống
kê thì trong thời điểm 1980-1986, có khoảng trên 100,000 người lao động làm việc để trừ nợ
tại Liên Xô.
Thu nhập bình quân cho mỗi người dân dựa theo tổng sản lượng quốc gia (GDP – Gross
Domestic Product) khoảng 91 Mỹ kim vào năm 1980 và 99 Mỹ kim vào năm 1982. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ 1976 đến năm 1986 thì lúc lên, khi xuống, thay đổi từ 1.9%
đến 0.6% . Trong khi đó, mức độ lạm phát luôn luôn nằm ở mức độ báo động, theo nghiên
cứu của Centre for Asian Studies (Hung, 1999) về vấn đề lạm phát tại Việt Nam trong thời
gian chuyển tiếp, thì mức độ lạm phát theo thống kê của chính phủ, lên, xuống từ 100% 200% trong các năm 1980 – 1985 và lên đến mức 487.3% trong năm 1986 [5]. Từ năm 1980
trở đi, số người vượt biên tị nạn cộng sản và định cư ở các quốc gia giàu có như Mỹ, Úc,
Đức, Anh, Pháp… đã gởi ngoại tệ, quà cáp hàng hóa về để giúp đỡ thân nhân, đã gián tiếp hà
hơi tiếp sức cho nền kinh tế phá sản xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Mặc dầu không có con
số thống kê chính xác, số kiều hối những người Việt định cư ở nước ngoài đã gởi về giúp đỡ
thân nhân lên đến nhiều tỷ Mỹ kim mỗi năm, đã trực tiếp cứu vãn nền kinh tế èo uột của Việt
Nam trong giai đoạn này.
1.3.2 Chính sách “Đổi Mới” về kinh tế của Việt Nam
Sự phát triển kinh tế vượt bực của Trung Quốc, sau gần 10 năm đi theo chính sách cải cách
của Đặng Tiểu Bình, đã làm cho Việt Nam phải tái xét những thành quả của nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa 10 năm sau ngày thống nhất đất nước. Để ngăn chận sự thụt lùi kinh tế càng
ngày càng trầm trọng và theo trào lưu cải tổ kinh tế của Liên Xô và Trung Quốc, năm 1986,
Việt Nam, theo quyết định của Đại Hội Đảng Lần Thứ VI, cho bắt đầu cuộc cải cách kinh tế
với chính sách Đổi Mới [6]. Tuy nhiên, chính sách Đổi Mới của Việt Nam rập khuôn những
cải cách kinh tế do Đặng đưa ra ở Trung Quốc vào những năm 1978 – 1984 hơn là chính

3


Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và yếu tố dẫn đến ...

sách cởi mở kinh tế (perestroika) lẫn minh bạch và trong sáng (glasnost) của Gorbachev ở

Liên Xô. Chính sách Đổi Mới biến đổi Việt Nam từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang nền
kinh tế thị trường tương tự như chủ trương kinh tế thị trường theo cơ chế Trung Quốc của
Đặng đã đề ra ở Trung Quốc. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam sau này được gọi là kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Chính sách Đổi Mới về kinh tế của đảng Cộng Sản Việt Nam cho phép người dân tự do buôn
bán và tạo nhiều điều kiện dễ dàng các công ty ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam trong
chương trình FDI (Foreign Direct Investment) nhưng cơ chế chính trị thì hoàn toàn không có
những cải thiện cụ thể nào.
Do không có sự cải tổ về guồng máy chính trị, không có tự do báo chí, hệ thống tư pháp
không độc lập cũng như không áp dụng những đổi mới chính trị cần thiết để phát triển nền
kinh tế thị trường nhất là minh bạch hóa các vấn đề về cứu xét và phê chuẩn các công trình
đầu tư, nhà nước Việt Nam đã tạo cơ hội cho các quan chức, đảng viên cao cấp dùng quyền
hành để thủ lợi. Các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam phải đút lót, “bôi trơn”
hàng triệu Mỹ kim cho những quan chức nhà nước để được cấp giấy phép làm ăn. Nạn tham
nhũng lan tràn tại Việt Nam nghiêm trọng đến nỗi mà những chính phủ viện trợ cho Việt
Nam phải ghi nhận vấn đề này trên website chính thức của họ trong đó có UKAid của Anh
hay website “Business Anti Corruption Portal” [7] để hướng dẫn các công ty đầu tư về tệ nạn
tham nhũng ở Việt Nam.
2

Nguồn vốn đầu tư kinh tế FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Học theo bài học của Trung Quốc, nhà nước CHXHCN Việt Nam đưa ra chính sách ưu đãi
về thuế khóa cũng như ấn định mức lương tối thiểu để thu hút các nguồn đầu tư từ ngước
ngoài (FDI). Theo Schaumburg-Müller (2002) thì vị trí thuận lợi của Việt Nam ở khu vực
Châu Á, chưa kể đến là một thành viên của khối ASEAN cũng như nằm trong vùng mậu
dịch tự do AFTA, đã đóng một vai trò quan trọng cho việc đổ vốn đầu tư vào Việt Nam.
Thêm vào đó, một trị trường tương đối lớn với hơn 80 triệu dân, là một cơ hội cho các nhà
đầu tư khai thác những lợi thế về kinh tế đồng thời tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập và
hệ thống sản xuất trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương [8].

Năm

Số vốn đầu tư
chính thức

%GDP

Năm

Số vốn đầu tư
chính thức

%GDP

1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001

328
574
1017
2040

2556
2714
3115
2367
2334
2413
2450

3.9
4.8
7.03
11.94
8.59
9.71
8.27
6.14
4.92
4.16
3.98

2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011


2591
2650
2852
3308
4100
8030
11500
10000
11000
11000

3.99
3.67
3.54
3.69
3.94
9.43
10.52
7.82
7.52
6.01

Bảng 1: Số vốn đầu từ nước ngoài vào Việt Nam 1991-2011

4


Tập San ĐN&CL Số 9


14000

14

12000

12

10000

10

8000

8

6000

6

4000

4

2000

2

0


0

Năm

% GDP

Số vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam
(1991 - 2011)

1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011


Số vốn đầu tư chính thức ($USD) (million)

Nguồn lao động trẻ, rẻ đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư công nghiệp nhẹ đầu tư vào Việt Nam.
Số vốn đầu từ của ngoại quốc đổ vào Việt Nam, theo thống kê (Bảng 1) [9] đã tăng từ 328
triệu Mỹ kim vào năm 1991 đến 3.115 tỷ Mỹ kim trong năm 1997 và tiếp tục tăng trên 10 tỷ
Mỹ kim một năm kể từ 2008, đã chứng tỏ rằng chính sách ưu đãi của nhà nước CHXHCN
Việt Nam đã tương đối thành công trong việc thu hút các nhà tư bản ngoại quốc đầu tư vào
Việt Nam. Từ 1993 cho đến năm 1997, số vốn đầu tư của ngoại quốc đưa vào Việt Nam với
tỷ lệ trung bình khoảng 9% [10] của tổng sản lượng quốc gia (GDP), đã đóng vai trò rất lớn
trong việc chuyển hóa nền kinh tế phá sản xã hội chủ nghĩa sang một nền kinh tế thị trường
với chỉ số tăng trưởng GDP trung bình từ 5% đến 9.5% một năm (Nguồn: World Bank) trong
thời kỳ Đổi Mới.

Số vốn đầu tư chính thức 328

%GDP

Biểu đồ 1: Số vốn đầu tư FDI và tỷ lệ FDI so với tổng sản lượng quốc gia (GDP)

% Growth in GDP

Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%)

Year

10
9
8
7

6
6
5
4
3
2
1
0
1990

9.5 9.3
8.8

8.6

8.2

8.1

7.5 7.5
6.9

6.8

7 7.1
6.4 6.2

6.2 6.3

5.8


5.7

5.4

4.8

1995

2000

2005

2010

5.2 5.4

2015

Biểu đồ 2: Tỷ lệ tăng trưởng của tổng sản lượng quốc gia (GDP) ở Việt Nam năm 1991-2013
(Nguồn: World Bank)

5


Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và yếu tố dẫn đến ...

Biểu đồ 3: Chỉ số lạm phát tại Việt Nam năm 1994-2013 (Nguồn: World Bank)

Với chính sách ưu đãi và những điều kiện kinh tế thuận tiện, nhà nước CHXHCN Việt Nam

đã hy vọng rằng các nguồn vốn đầu tư FDI đổ vào Việt Nam sẽ giúp Việt Nam tạo công ăn
việc làm cho người dân, giải quyết được nạn thất nghiệp, bảo đảm an ninh xã hội, giúp xây
dựng cơ ở hạ tầng và từ đó từng bước phát triển nền kinh tế quốc gia.
Tuy nhiên, thay đổi chính sách kinh tế để hấp dẫn ngoại quốc đầu tư không đủ để phát triển
kinh tế toàn diện. Sự chuyển hướng từ một nền kinh tế lạc hậu xã hội chủ nghĩa sang nền
kinh tế thị trường là một thử thách lớn. Nó đòi hỏi sự cải tổ toàn bộ về chính trị, luật lao
động, liên hệ lao động, tự do báo chí và nhất là sự độc lập của tòa án. Do đó, nếu cải cách
kinh tế mà không thay đổi cơ cấu chính trị thì không những không phát huy được sức mạnh
của nền kinh tế thị trường mà còn tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vi
mô và vĩ mô lâu dài của Việt Nam trong đó một vấn đề hệ trọng là sự bóc lột lao động và sự
tranh chấp lao động.
Trong khi rầm rộ khởi xướng chính sách kinh tế thị trường, thì nhà nước Việt Nam lại không
tích cực thực hành sự minh bạch trong guồng máy nhà nước và thiếu tự do báo chí. Những
điều này đã tạo môi trường cho các viên chức cao cấp cộng sản tha hồ lạm quyền, thủ lợi cho
bản thân và gia đình bất chấp những hậu quả tai hại cho kinh tế, môi trường và an ninh quốc
gia. Sự thiếu minh bạch trong vấn đề điều hành kinh tế, bổ dụng nhân sự, cứu xét và phê
chuẩn các công trình trên căn bản khoa học kỹ thuật, môi trường, chất lượng, nguồn lao động
và giá cả sẽ đưa đến những hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế và an ninh của Việt Nam cũng như
an sinh của người Việt Nam hôm nay và ngày mai [11]
3

Tham nhũng, dân oan và tình trạng bóc lột lao động ở Việt Nam

Sau Đại Hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986, như đã nêu trên, nhà nước CHXHCN Việt Nam
cho tiến hành chính sách kinh tế đổi mới theo cơ chế thị trường, cho phép người dân tự do
kinh doanh đồng thời khuyến khích các công ty nước ngoài bỏ vốn đầu tư tại Việt Nam. Để
tạo cơ sở cho đầu tư và kinh doanh, nhiều công trình xây đường, mở xí nghiệp đã được lên

6



Tập San ĐN&CL Số 9

kế hoạch để xây dựng. Trong những năm bắt đầu đổi mới, những viên chức làm việc trong
bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, dùng những tin tức thu thập được từ bên trong, bỏ tiền mua đất
canh tác của dân với giá rẻ mạt, rồi chia lô và bán lại cho những nhà đầu tư với tiền lời lên
đến trăm lần. Nếu những khu đất được lên kế hoạch để xây dựng mà người dân đang sống
trên đó từ chối không bán, thì chính sách cưỡng chế được thực hiện buộc người dân phải bỏ
mảnh đất, căn nhà mình đang sống với số tiền bồi thường chỉ đáng mua vài mét vuông.
Khi một công trình được đưa lên kế hoạch để xây dựng thì các nhóm lợi ích và cán bộ các
cấp từ phường, xã, đến huyện, thành phố và tỉnh rất tích cực trong việc hoàn thành kế hoạch
vì đây là cơ hội để các viên chức, đảng viên móc ngoặc, tham nhũng và hối lộ. Do đó, khi có
những cuộc quy hoạch đất đai, “giải phóng mặt bằng”, để xây dựng công trình, chính quyền
địa phương các cấp rất tích cực trong việc huy động hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, xe
ủi đất, chó nghiệp vụ, và ngay cả những thành phần bất hảo để sẵn sàng đàn áp dân để chiếm
hữu đất đai.
Các cuộc cưỡng bức chiếm đoạt đất đai và nhà cửa của dân diễn ra rất thường xuyên kể từ
khi chính sách đổi mới ra đời. Hàng trăm ngàn người bị cướp nhà, cướp đất không nơi cư trú
phải đến các khu đô thị và các khu công nghiệp để kiếm việc làm [12]. Khi được nhận vào
làm việc thì những người lao động phải chiến đấu gần như đơn độc để chống lại sự áp bức,
bóc lột, bạo hành và xâm phạm nhân phẩm của giới chủ. Cũng tại nơi làm việc, những người
lao động còn bị công đoàn cơ sở giám sát theo dõi và bắt bớ mỗi khi tổ chức những cuộc
đình công phản đối.
Vể vấn đề lương bổng, các người sử dụng lao động dựa vào quyết định mức lương tối thiểu
của Bộ Luật Lao Động Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội của nhà nước CHXHCN
Việt Nam để trả lương cho người lao động. Năm 1996, mức lương tối thiểu được quy định
cho người lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài
khoảng từ 30 Mỹ kim một tháng cho đến 45 Mỹ kim một tháng tùy theo nơi làm việc. Vào
năm 2009, mức lương tối thiểu khoảng từ 800,000 đồng đến 1 triệu đồng tương đương với
50 Mỹ kim đến 62 Mỹ kim một tháng [13]. Những công nhân làm việc cho các doanh nghiệp

tư nhân, thì số lương tối thiểu lại thấp hơn nhiều.
Mức lương tối thiểu do nhà nước ấn định là mức lương không đủ để trang trải những chi phí
hàng ngày, nhưng hàng trăm ngàn người lao động không có sự lựa chọn nào khác phải làm
để sống vì nhà và đất canh tác đã bị các viên chức tham nhũng của nhà nước cướp trắng tay.
Mức lương đã thấp lại phải chịu cảnh vật giá leo thang vì chỉ số lạm phát quá cao nên đời
sống của người lao động trong các xí nghiệp FDI càng lúc càng khó khăn hơn. Lợi dụng sự
lỏng lẻo của Bộ Luật Lao Động trong những năm đầu của cuộc đổi mới kinh tế 1995-2006,
giới chủ đã thẳng tay bóc lột người lao động với đồng lương chết đói. Ngoài ra, những vi
phạm về luật lao động, xâm phạm tình dục, chà đạp nhân phẩm đối với người lao động của
người đại diện cho giới chủ không hề bị truy tố.
Do bị bóc lột cộng với tiền lương không đủ sống lại phải làm việc trong điều kiện không an
toàn và luôn luôn bị sách nhiễu, chà đạp nhân phẩm, người lao động tại các xí nghiệp nhất là
tại các xí nghiêp FDI đã không có sự lựa chọn nào khác là đình công để đòi quyền lợi chính
đáng của mình

7


Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và yếu tố dẫn đến ...

4

Vấn đề đình công tự phát tại Việt Nam và vai trò của Tổng Liên Đoàn Lao Động
Việt Nam

Vấn đề đình công tự phát mỗi năm mỗi tăng và số lượng công nhân tham gia trong các cuộc
đình công càng ngày càng đông và quy mô hơn. Khoảng 70% tổng số các vụ đình công toàn
quốc đã xảy ra tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai và TPHCM với hàng chục
ngàn người tham dự. Mặc dầu, những cuộc đình công này được chính quyền cho là tự phát,
nhưng mỗi cuộc đình công có đến 90% nhân sự của doanh nghiệp tham dự cùng một lúc, thì

đây là những cuộc đình công đã được tổ chức rất chu đáo và đồng nhất.
Theo thống kê của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội (Bảng 2), thì tổng cộng 2697 vụ
đình công đã xảy ra từ năm 1995 đến tháng 4 năm 2009 là 2697 trong đó 89 vụ (3.3%) thuộc
doanh vụ nhà nước, 1983 vụ (73.52%) thuộc các doanh nghiệp FDI và 625 vụ (23.17%) xảy
ra tại các công ty tư nhân.
Năm

Số vụ đình
công

1995 -1999
2000 – 2004
2005 – 4/2009
Tổng cộng

307
525
1865
2697

Doanh Nghiệp
Nhà Nước
Số vụ
Tỷ lệ
42
13.68%
34
6.48%
13
0.69%

89
3.3%

Doanh Nghiệp
FDI
Số vụ
Tỷ lệ
174
56.68%
364
69.33%
1445
77.47%
1983
73.52%

Doanh Nghiệp
Tư Nhân
Số vụ
Tỷ lệ
91
29.64%
137
26.09%
397
21.28%
625
23.17%

Bảng 2: Đình công trong các doanh nghiệp từ năm 1995 đến hết ngày 15/4/2009 (Nguồn: Báo cáo

của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội)

Cũng theo báo cáo vào năm 2013 của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Việt Nam thì
kể từ khi Bộ Luật Lao Động có hiệu lực từ năm 1995 cho đến hết năm 2012 thì đã xảy ra
4,922 cuộc đình công trên toàn quốc. Trong số này có 100 vụ đã xảy ra tại các công ty quốc
doanh, 1,300 vụ đã xảy ra ở các công ty tư nhân và hơn 3500 vụ - chiếm 70% tổng số các
cuộc đình công - đã xảy ra tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng năm chỉ một năm
2011 đã có 857 vụ đình công xảy ra, so với khoảng 424 vụ vào năm 2010.
Những con số thống kê trên đây đã phản ánh thực trạng đáng lo ngại về vấn đề liên hệ lao
động tại Việt Nam nhất là những vụ đình công tại các doanh nghiệp FDI xảy ra thường
xuyên và lôi kéo hàng ngàn người cùng một lúc. Không ai muốn những cuộc tranh chấp về
lao động đưa đến những cuộc đình công nhiều ngày ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập
hàng tháng của người lao động, ảnh hưởng đến sự sinh tồn và uy tín của doanh nghiệp và
cuối cùng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia. Vậy nguyên nhân nào đã đưa
đến hàng trăm cuộc đình công với tầm vóc lớn xảy ra mỗi năm và hàng ngàn lao động tham
dự cho mỗi cuộc đình công như vậy?
Nói về nguyên nhân của cuộc đình công và những giải pháp thì đã có nhiều nhà học giả tại
Việt Nam bàn về vấn đề này. Hầu hết, những bài viết phân tích về các cuộc đình công trên
giòng ngôn luận chính thống của nhà nước CHXHCN Việt Nam đều có chung một quan
điểm tổng quát là đình công là do sự tự phát của người lao động nhưng rất ít người đề cập sự
quản lý kinh tế yếu kém, chỉ số lạm phát hằng năm quá cao, sự thiếu minh bạch của nhà
nước CHXHCN Việt Nam cũng như tính thiếu độc lập của tòa án là những nguyên nhân

8


Tập San ĐN&CL Số 9

chính dẫn đến sự đình công
Tác giả của bài luận văn “Thực trạng đình công ở các doanh nghiệp và phương hướng giải

quyết, phòng ngừa hiệu quả” đưa ra những nguyên nhân đưa đến đình công gồm: [14]








Vấn đề lượng bổng: các doanh nghiệp trả lượng cho công nhân theo mức lượng tối
thiểu như nhà nước qui định. Tuy nhiên, số lương tối thiểu quá thấp so với vật giá thị
trường làm cho đời sống của người lao động vô cùng khó khăn, ăn uống thiếu thốn
không đủ sức để làm việc
Không được trả lương nhiều tháng: các doanh nghiệp nợ lương của người lao động
nhiều tháng đã tạo nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của người lao động
Làm thêm giờ nhưng không được trả lương những giờ phụ trội: Các doanh nghiệp
FDI sử dụng chính sách thuê khoán sản phẩm với chỉ tiêu trên hơn mức qui định. Để
đạt chỉ tiêu sản xuất, người lao động phải làm thêm nhiều giờ nhưng không được trả
lương.
Không được nghỉ hoặc không được trả lương trong những ngày nghỉ theo luật pháp
qui định
Điều kiện làm việc không an toàn, không vệ sinh, nhất các doanh nghiệp lãnh vực
độc hại nguy hiểm đến sức khỏe của người lao động

Tác giả của bài luận văn nêu trên cũng nêu lên rằng các cuộc đình công lôi kéo hàng ngàn
người một lúc không có sự tổ chức và lãnh đạo của cán bộ công đoàn cơ sở vì những cán bộ
công đoàn cơ sở này vừa làm nhiệm vụ công đoàn lại vừa là công nhân do người sử dụng lao
động thuê và chịu sự quản lý của người sử dụng lao động. Do đó, các cán bộ của công đoàn
cơ sở sẽ không dám đứng về phía người lao động để bảo vệ cho quyền lợi của người lao
động bất cứ trường hợp nào. Hơn nữa, họ sợ bị người sử dụng lao động trả thù như bị sa thải,

luân chuyển, trừ lượng cắt tiền thưởng và bị gây nhiều khó khăn trong công việc hàng ngày.
Vì những cuộc đình công xảy ra từ 1995 đến nay đều được cho là có tính cách tự phát hơn là
dưới sự lãnh đạo của các thành viên của công đoàn cơ sở, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, tiến sĩ về
kinh tế và là nhà báo độc lập tại Việt Nam, đã đặt một câu hỏi lớn về vai trò tích cực của
công đoàn cơ sở cũng như của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam trong việc hòa giải
tranh chấp lao động. Nhiều cuộc đình công tại những doanh nghiệp ở Bình Dương căng
thẳng và phức tạp đến nỗi cảnh sát được điều động đến hiện trường để giải tán nhưng không
thấy bóng dáng của đại diện của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam hay công đoàn cơ sở
các cấp ở đâu. [15]
Chính phủ CHXHCN Việt Nam công nhận quyền đình công của người lao động theo Khoản
2đ Điều 5 của Bộ Luật Lao Động 2012 (BLLĐ 2012). Tuy nhiên, để quản lý chặt chẽ và
ngăn ngừa các cuộc đình công mà chính quyền cho là tự phát và cũng để bảo vệ quyền lợi
của người sử dụng lao động (giới chủ), một số quy định trong Bộ Luật Lao Động 1994 được
sửa đổi vào năm 2006 và sau đó vào năm 2012. Chương XIV của Bộ Luật Lao Động 2012
gồm 5 Mục, 41 Điều với những quy định về việc giải quyết tranh chấp lao động trong đó nêu
lên những quy trình cần thiết mà người lao động phải thực hiện trước khi được chấp thuận
hoặc cho phép được đình công.
Trước khi bắt đầu cho cuộc đình công, công đoàn cơ sở, người đại diện tập thể lao động,

9


Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và yếu tố dẫn đến ...

phải theo những thủ tục cần thiết để hòa giải các cuộc tranh chấp. Nếu cuộc tranh chấp về
quyền thì cần có sự giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện trong thời hạn 05 ngày
(Điều 205), nếu cuộc tranh chấp về lợi ích thì Hội Đồng Trọng Tài Lao Động phải chịu trách
nhiệm hòa giải trong vòng 07 ngày (Điều 206). Cuộc đình công sẽ bị cho là bất hợp pháp nếu
cuộc tranh chấp chưa được hoặc đang được đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết
theo quy định của Điều 215 của BLLĐ.

Theo quy định, cuộc đình công chỉ hợp pháp nếu tập thể lao động phải theo đúng quy trình
ghi trong các khoản của điều 211, 212 và 213. Đồng thời, dựa theo Khoản 2b và 3c của Điều
214 BLLĐ 2012, phải có sự đồng ý của Tòa án là cuộc đình công hợp pháp, thì mới được
đình công. Do đó, nếu một tập thể lao động muốn có một cuộc đình công hợp pháp thì thời
gian cần thiết để được cứu xét và quyết định được đình công hay không phải mất từ 10 ngày
cho đến 1 tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó thỏa mãn những quy định trong BLLĐ để có thể có cuộc
đình công hợp pháp. Có hai mâu thuẫn chính, đó là:
Một, thành viên của công đoàn cơ sở là đảng viên cộng sản, trực tiếp dưới sự điều động của
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, một tổ chức công đoàn duy nhất dưới sự lãnh đạo của
đảng Cộng sản Việt Nam, được điều động đến để kiểm soát thái độ chính trị của người lao
động. Do đó, tổ chức công đoàn cơ sở sẽ không đứng về phía người lao động mà đứng về
phía chủ và phục vụ mục tiêu chính trị của đảng Cộng sản như Tiến sĩ Nguyễn Quang A trả
lời trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh RFA Việt Ngữ ngày 22 tháng 4 năm 2014: “Tổ
chức Công đoàn, mà thực sự là một bộ phận nối dài của Đảng Cộng sản như hiện nay, là
hoàn toàn không bảo vệ lợi ích của người lao động.”
Hai, ngành tư pháp tại Việt Nam thiếu tính độc lập và hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của
đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, nếu Tòa án cho cuộc đình công là hợp pháp thì Tòa án sẽ
đi ngược lại chủ trương của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Những mâu thuẫn trên dẫn đến sự bế tắc trong việc giải quyết vấn đề tranh lao động. Do đó,
từ khi BLLĐ 2012 bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2013, tình trạng đình công có
tính chất tự phát không hề suy giảm do những bế tắc nêu trên. Theo báo Lao Động (2014),
thì trong năm 2013, trên toàn quốc có 351 cuộc đình công và 7 tháng đầu của năm 2014, cả
nước đã có thêm 198 vụ đình công. Điều này chứng tỏ rằng, thiếu tính độc lập của tổ chức
công đoàn cơ sở lẫn tòa án là những nhân tố chính cho những cuộc đình công tự phát vì
những người lao động không tin những đảng viên cộng sản sẽ đứng về phía họ và đấu tranh
cho quyền lợi cơ bản của họ.
5

Sự thành lập các công đoàn độc lập và chính sách đàn áp công đoàn độc lập của nhà

nước Việt Nam

Để tranh đấu chống lại sự bóc lột và xâm phạm nhân phẩm của người sử dụng lao động đối
với người lao động, trong bức thư gởi cho chủ tịch nước và Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt
Nam vào ngày 20 tháng 10 năm 2006, Lê Trí Tuệ và 13 nhà hoạt động cho nhân quyền tại
Việt Nam, tuyên bố chính thức thành lập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam
Song song với việc thành lập Tổng Đoàn Lao Động Việt Nam để đòi hỏi quyền lợi chính
đáng cho người lao động ở quốc nội Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, được

10


Tập San ĐN&CL Số 9

thành lập ngày 29 tháng 10 năm 2006, tại Ba Lan, để giúp đỡ những người Việt ở dạng xuất
khẩu lao động bị bóc lột, sách nhiễu tình dục và bạo hành khi làm việc ở nước thứ hai. Như
tại Việt Nam, người lao động tại nước ngoài không có sự can thiệp hoặc giúp đỡ của chính
quyền hoặc tòa đại sứ Viêt Nam nơi người lao động đang làm việc.
Ngày 30 tháng 10 năm 2006, 10 ngày sau khi Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời, Hiệp
Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam [16] cũng được thành lập để ủng hộ cuộc đấu tranh
của hàng triệu dân oan bị nhà nước CHXHCN Việt Nam cướp đất, cướp tài sản cũng như
hàng triệu người lao động bị giới chủ bóc lột, chà đạp nhân phẩm. Hai mục tiêu chính của
Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam gồm:
1. Ủng hộ các nỗ lực đấu tranh đòi nhân quyền, đòi quyền thành lập Nghiệp đoàn, Công
đoàn độc lập không lệ thuộc sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt nam. Đòi quyền đình
công, bải thị đấu tranh vì quyền lợi công nhân không cần xin phép nhà nước Việt nam.
2. Ủng hộ các cuộc khiếu kiện, biểu tình chống bất công, tham nhũng, đòi nhà cửa, đất đai
và tài sản nông dân đã bị quan chức đảng Cộng sản Việt nam chiếm đoạt. Ủng hộ các nỗ
lực đấu tranh cho quyền lợi thiết thực của nông dân Việt nam.
Đại diện cho nông dân và dân oan trong tổ chức Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam là

Nguyễn Thị Lệ Hồng. Đại diện cho công nhân và giới lao động là Đoàn Huy Chương
(Nguyễn Tấn Hoành).
Ngay sau khi Công Đoàn Độc Lập Việt Nam và Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam ra
đời, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã huy động lực lượng công an ngăn chận những hoạt
động bảo vệ quyền lợi cho công nhân và dân oan, đồng thời thẳng tay đàn áp, bắt bớ, sách
nhiễu và vu khống những nhà hoạt động cho nhân quyền trong hai tổ chức này
Ngày 22 tháng 10 năm 2006, công an bắt và tra tấn Lê Trí Tuệ về những quan hệ của ông đối
với Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Tháng 11 năm 2006, Luật sư Lê Thị Công Nhân, môt
thành viên của Công Đoàn Độc Lập bị cấm xuất cảnh để tham dự một cuộc hội nghị được tổ
chức tai Warszawa, Ba Lan về quyền của người lao động ở Việt Nam. Cũng trong thời gian
này Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn Khắc Toàn và Nhà văn Trần Khải Thanh
Thủy bị cấm ra khỏi nhà và tiếp khách
Tháng 11 năm 2006, công an bắt và bỏ tù nhiều thành viên của Hiệp Hội Đoàn Kết Công
Nông Việt Nam trong đó có Nguyễn Tấn Hoành, Đoàn Văn Diên, Trần Thị Lệ Hằng,
Nguyễn Thị Tuyết, Lê Bá Triết, Nguyễn Tuấn và Lê Văn Sỹ.
Ngày 14 tháng 1 năm 2007, Luật sư Trần Quốc Hiền, một thành viên của Hiệp Hội Đoàn Kết
Công Nông, bị bắt và bị bỏ tù, hai ngày sau khi gởi thư kháng án cho một tù nhân lương tâm.
Ngày 6 tháng 3 năm 2007, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, cũng một nhà hoạt động cho quyền lợi
của người lao động và Luật Sư Lê Thị Công Nhân bị bắt và bị cho là Tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Vào ngày 11
tháng năm 2007, Luật sư Nguyễn Văn Đài bị lãnh án 5 năm tù giam, trong khi đó Luật sư Lê
Thị Công Nhân bị tuyên án là 4 năm tù giam và 3 năm quản chế tại gia. [17]
Công Đoàn Độc lập Việt Nam, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam phải lui về hoạt
động bí mật để tiếp tục hổ trợ cho sự tranh đấu của người lao động sau khi bị chính quyền
phá vỡ, trù dập từ trong trứng nước. Ngày 29 tháng 10 năm 2008, Phong Trào Lao Động

11


Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và yếu tố dẫn đến ...


Việt do Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương thành lập để
tiếp tục tranh đấu cho quyền lợi cho người công nhân.
Tháng 2 năm 2010, sau khi tổ chức thành công cuộc đình công tại một công ty giày Mỹ
Phong tỉnh Trà Vinh với hơn 10,000 người tham dự. Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương
và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị bắt. Ngày 26 tháng 10 năm 2010, trong một phiên xử kéo
dài một ngày tại tòa án Trà Vinh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và ông
Đoàn Huy Chương bị kết tội "làm xáo trộn an ninh và trật tự chống lại chính quyền nhân
dân" theo Điều 89 của Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị kết án
9 năm tù, Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Đoàn Huy Chương mỗi người 7 năm tù.
6

Sự thành lập Lao Động Việt [18]

Tuy những nhà lãnh đạo của các tổ chức công đoàn độc lập tại Viêt Nam lần lượt vào tù,
song ngọn lửa đấu tranh cho quyền lợi của người lao động vẫn bùng cháy như ngày bắt đầu
thành lập. Ngày 17 tháng 1 năm 2014, trong kỳ Đại Hội lần Thứ Nhất được tổ chức tại
Bangkok, Thái Lan, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam kết hợp với Phong Trào Lao Động Việt,
Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam
thành lập Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (Free Viet Labor Federation), viết tắt là Lao
Động Việt (LĐV) để đấu tranh cho quyền lợi những những người lao động Việt Nam trên
toàn thế giới bị bóc lột, chà đạp nhân phẩm cũng như các nông dân, dân oan bị cướp đất,
cướp nhà.
Ngày 9 tháng 6 năm 2014, trên Lao Động Việt Website, Lao Động Việt đã ra tuyên cáo công
khai hóa sự hoạt động của Lao Động Việt tại Việt Nam. Sự công khai hóa sự hoạt động của
Lao Động Việt, một công đoàn độc lập, tại Việt Nam là một bước tiến vô cùng quan trọng
cho các phong trào đấu tranh cho quyền lợi căn bản của người lao động tại Việt Nam cũng
như những người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài dưới hình thức xuất khẩu
lao động.
Dựa theo Khoản 1, Điều 189, Khoản 1 Điều 192 Chương XIII của BLLĐ 2012 và Điều 25

Chương 2, của Hiến Pháp 2013 của nước CHXHCN Việt Nam cũng như căn cứ vào các Quy
Ước Quốc Tế số 87 (ngày 9/7/1948 về Tự do Nghiệp đoàn và bảo vệ quyền hoạt động
nghiệp đoàn) và 98 (ngày 1/7/1949 về quyền tổ chức và thương thảo tập thể) của Tổ Chức
Lao Động Quốc Tế (International Labor Organization) mà nước CHXHCN Việt Nam là một
thành viên, thì Lao Động Việt là tổ chức hoàn toàn hợp pháp theo qui định của pháp luật của
nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Tuy nhiên, được nhà nước CHXHCN Việt Nam cấp giấy phép để hoạt động một cách công
khai là một vấn đề khó khăn vì chính phủ của nước CHXHCN Việt Nam không dễ gì chấp
nhận cho một nghiệp đoàn độc lập không nằm trong sự kiểm soát của Đảng, đứng ra tranh
đấu cho quyền lợi của người lao động cũng như đại diện cho công nhân thương thảo trực tiếp
với giới chủ.
7

Trans Pacific Partnership (TPP) và sự công khai hóa sự hoạt động của Lao Động
Việt

Hiện nay, Việt Nam, Hoa Kỳ và 10 thành viên khác trong đó có Úc, Brunei Darussalam,
Canada, Chile, Nhật, Mã Lai, Mexico, Tân Tây Lan, Peru, and Singapore đang tiến trình

12


Tập San ĐN&CL Số 9

những cuộc thương thảo cho sự hình thành Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Partnership, TPP). Đây là một tổ chức kinh tế quan trọng cho cuộc phát triển
kinh tế ở Việt Nam. Theo thống kê về tổng lượng kinh tế của các nước trong khối APEC
năm 2012, APEC Members and Economic Statistics, 2012, thì 12 nước trong Hiệp Hội TPP
với dân số 792.2 triệu người có tổng số thu nhập lên đến $27,558 tỷ Mỹ kim so với Trung
Quốc là $8,227 tỷ Mỹ Kim với dân số 1,354 triệu người [19] thì tham gia tổ chức TPP là một

chiến lược kinh tế vô cùng quan trọng đối với Việt Nam.
Ngoài nhu cầu phát triển kinh tế, vấn đề thoát khỏi lệ thuộc kinh tế trầm trọng vào Trung
Quốc. Do đó trở thành một thành viên của Hiệp Hội TPP là một ưu tiên hàng đầu của Việt
Nam. Nhưng muốn được trở thành một trong số 12 thành viên của TPP, Việt Nam bắt buộc
phải tuân theo những điều lệ của TPP đặt ra trong đó bảo vệ và tôn trọng các quyền căn bản
của công nhân là một trong những điều kiện cốt lõi.
Những điều kiện về quyền lao động mà các thành viên phải tuân theo gồm có quyền tự do
thành lập nghiệp đoàn và sự tự do thương lượng giữa đại diện công đoàn và giới chủ nhân
(collective bargaining) để đem lại những kết quả khả thi cho người lao động cũng như sự
phát triển về kinh tế. Thêm vào đó, những quy định lao động cho các thành viên trong khối
Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương trong đó có những chủ trương do Văn Phòng Đại Diện
Mậu Dịch của Hoa Kỳ đề nghị gồm: [20]


Tôn trọng các quyền lao động cơ bản đã được công nhận bởi tổ chức Công Đoàn
Quốc Tế và các điều kiện làm việc có thể chấp nhận được cũng như các cơ chế giải
quyết tranh chấp, là nhiệm vụ và bổn phận của mọi thành viên trong Hiệp Định Đối
Tác Xuyên Thái Bình Dương



Những nguyên tắc ứng xử cho các nước thành viên trong Hiệp Hội TPP trong đó có
sự trừng phạt về mậu dịch và đầu tư bao gồm khu mậu dịch và thương mại tự do để
bảo đảm các nước thành viên TPP không thể lơ là trong việc tôn trọng và thực thi các
quyền cho người lao động cũng như ngăn ngừa việc trao đổi, buôn bán hàng hóa
được sản xuất bằng sự cưỡng bức lao động



Thành lập một cơ quan tư vấn để soạn thảo những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn

đề liên quan đến lao động khi xảy ra; và



Tạo phương tiện dễ dàng để cho công chúng bày tỏ trực tiếp những mối quan tâm của
mình với các chính phủ trong Hiêp Hội TPP nếu họ tin rằng một quốc gia trong Hiệp
Hội TPP không đáp ứng các cam kết trong việc thực thi các quyền cho người lao
động của mình, và yêu cầu các chính phủ thành viên xem xét và đáp ứng những mối
quan tâm này

Dựa theo những nguyên tắc ứng xử cho các nước thành viên về quyền của người lao động,
thì TPP là một cơ hội cho Lao Động Việt hoạt động chính thức và công khai tại Việt Nam và
Việt Nam phải ủng hộ sự hoạt động công khai và tính pháp lý của Lao Động Việt. Tuy
nhiên, nếu Việt Nam thành công và trở thành một thành viên chính thức của tổ chức thương
mại TPP thì liệu chính quyền Việt Nam có thực hiện những cam kết như tự do thành lập
nghiệp mà họ đã đặt bút ký không? Câu hỏi rất khó trả lời.

13


Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và yếu tố dẫn đến ...

Do đó, trong quá trình thương thảo, cộng đồng người Việt yêu chuộng tự do và dân chủ trên
toàn thế giới cần phải vận động với chính phủ Hoa Kỳ cũng 10 thành viên của TPP có những
giải pháp buộc nước CHXHCN Việt Nam phải cam kết chấp hành những điều khoản ghi
trong văn kiện của thỏa ước TPP cũng như buộc họ thực thi nghiêm chỉnh gì mà Quốc Hội
của nước CHXNCN Việt Nam thông qua về quyền lập hội và quyền tổ chức, tham gia các
công đoàn độc lập ngoài Tổng Liên Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
8


Đề nghị về việc làm cần thiết của Lao Động Việt trong những ngày sắp tới

Vài trò của Lao Động Việt rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động
Việt Nam và phong trào dân chủ cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Do đó, công việc trước mắt của Lao Động Việt là tạo sự hậu thuẩn quốc tế để có thể hoạt
động công khai và hợp pháp tại Việt Nam cũng như trở thành thành viên của Nghiệp đoàn
Lao Động Thế giới IDOC và từ đó có một tiếng nói chính thức trong việc vận động với các
nước thành viên trong Hiệp Hội TPP buộc Việt Nam phải tôn trọng và thực thi các chính
sách về quyền lợi của người lao động do Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) đề ra.
Đào tạo nhân viên công đoàn, trong và ngoài nước, có khả năng về quản trị và thương lượng;
am hiểu luật công đoàn cũng như thông thạo ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức… để có thể
đàm phán hữu hiệu với giới chủ, là một công việc cần thiết phải làm ngay. Đồng thời Lao
Động Việt cần phải công bố bản Hiến Chương Công Đoàn (Union’s Constitution) ghi rõ mục
tiêu hoạt động, chủ trương, đường lối…của mình bằng ít nhất là hai ngôn ngữ Việt và Anh
Ngữ để hợp thức hóa đường lối hoạt động, đào tạo nhân viên công đoàn và kết nạp đoàn
viên…
Ngoài ra, trong vấn đề ngoại vận, các thành viên của Lao Động Việt cần phải vận động
những dân biểu, thượng nghị sĩ của các nước quan tâm đến dân chủ và nhân quyền tại Việt
Nam như Mỹ, Úc, Nhật, Gia Nã Đại để Lao Động Việt trở thành a) một thành viên tư vấn
chính thức do Hiệp Hội TPP lập ra, b) Đại diện cho người lao động Việt Nam nói lên những
quan tâm về những vi phạm quyền lao động, điều kiện làm việc, sách nhiễu và vi phạm nhân
phẩm v.v…của giới chủ với TPP để buộc Việt Nam phải thi hành đứng đắn các qui luật về
lao động mà Việt Nam cam kết khi trở thành một thành viên của TPP
9

Thay lời kết

Không một ai muốn có những cuộc tranh chấp lao động không được giải quyết thỏa đáng để
rồi phải chọn giải pháp cuối cùng là lãng công và đình công. Bộ Luật Lao Động 2012 của
nhà nước CHXHCN Việt Nam có nhiều cải tổ so với Bộ Luật Lao Động 1992 và theo sát với

nghị định của Tổ Chức Lao Động Thế Giới về vấn đề giải quyết tranh chấp và đình công
nhưng thực hiện đứng đắn những điều luật của BLLĐ 2012 lại là một vấn đề khác.
Hiện tại, công đoàn cơ sở là một chi nhánh của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam; các
công đoàn cơ sở chỉ là công cụ của đảng Cộng sản Việt Nam để giám sát tư tưởng chính trị
của người lao động hơn là để giúp đỡ họ. Vì thế, những người lao động chỉ còn có thể liên
kết với nhau, dấy lên những cuộc đình công tự phát để tranh đấu cho quyền lợi của họ.
Do đó, Việt Nam cần phải có một tổ chức công đoàn hoàn toàn độc lập với đảng Cộng sản
Việt Nam, để giải quyết những tranh chấp lao động một cách hòa bình vì người lao động sẽ
tin tưởng công đoàn độc lập hơn là một tổ chức công đoàn của đảng Cộng sản chỉ phục vụ

14


Tập San ĐN&CL Số 9

cho quyền lợi của giới chủ.
Với điều kiện chính trị tại Việt Nam với tham nhũng lan tràn, hệ thống công an, mật vụ tinh
vi, Tòa án không có tính độc lập và chỉ phục vụ cho quyền lợi của Đảng hơn là cho công lý,
các tổ chức lao động độc lập như Lao Động Việt sẽ phải gặp nhiều gian nan trong những
ngày sắp tới…

Tài Liệu Tham Khảo
[1] Chinese Economic Reform, />[2] Stanley Fischer , Chapter 7, Russia and the Soviet Union Then and Now p. 229, University of
Chicago Press, January 1994, Volume ISBN: 0-226-05660-0, />[3] Perestroika, />[4] Kinh Tế Việt Nam - Wikipedia
[5] Nguyen Tri Hung, The inflation of Vietnam in transition, CAS Discussion paper No 22, January
1999, Centre for ASEAN Studies & Centre for International Management and Development
Antwerp, page 4.
[6] Vuong Quan Hoang, Dam Van Nhue, Daniel van Houtte and Tran Tri Dung, The Entrepreneurial
Facets as Precursor to Vietnam’s Economic Renovation in 1986, The IUP Journal of
Entrepreneurship Development, Vol. VIII, No. 4, 2011

[7] Business Corruption in Vietnam, />[8] Henrik Schaumburg-Müller, Foreign direct investment in Vietnam: Impact on the development of
the manufacturing sector, Paper for the EADI 10th General Conference in Ljubljana, September 2002
[9] Vietname Report – Vietnam FDI
/>[10] Vietnam - Foreign Direct Investment –
/>[11] Zdenek Drabek, Warren Payne, World Trade Organization, Economic Research and Analysis Division.
The Impact of Transparency on Foreign Direct Investment, Staff Working Paper ERAD-99-02, Revised
November 2001.
[12] Human Right Watch, Not Yet a Workers’ Paradise, Vietnam’s Suppression of the Independent Workers’
Movement, May 2009, page 6
[13] Lương tối thiểu tại Việt Nam – Wikipedia
[14] Luận văn - Thực trạng đình công ở các doanh nghiệp và phương hướng giải quyết, phòng ngừa hiệu quả,
/>[15] Nam Nguyên, RFA Việt Ngữ - Đình công tự phát vì không có tự do nghiệp đoàn
/>[16] Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông Việt Nam, />[17] Human Right Watch, Not Yet a Workers’ Paradise, Vietnam’s Suppression of the Independent
Workers’ Movement, May 2009, page 8 – 9.
[18] Tuyên cáo của Lao Động Việt
[19] Brock R. Williams, Trans-Pacific Partnership (TPP) Countries: Comparative Trade and
Economic Analysis, Analyst in International Trade and Finance, June 10, 2013
[20] Office of the United State Trade Representative, Trans-Pacific Partnership: Summary of U.S.
Objectives />
15


Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và yếu tố dẫn đến ...

Tài Liệu Đọc Thêm
1. Bộ Luật Lao Động - Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội (Bộ luật này đã được Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm
2012)
2. Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 2013
3. Handbook of procedures relating to international labour Conventions and Recommendations


16



×