Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.93 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRƯƠNG THỊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN ĐŨA LỢN (ASCARIOSIS)
TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60 62 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN QUANG
2. PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM LAN

THÁI NGUYÊN - 2010


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa cơng
bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Thái Ngun, tháng 10 năm 2010
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trương Thị Thu Trang



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp của mình,
em xin trân trọng cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn
thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ
bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
- Lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, lãnh đạo và
cán bộ Chi cục Thú y, Trạm thú y các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
- Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Nguyễn Văn Quang, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hồn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo
điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong q trình nghiên cứu đề tài
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trương Thị Thu Trang


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................. i

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................xii
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................xii

1.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa Ascaris suum.............................. xii
1.1.2. Bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)................................................... xxiii
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH GIUN ĐŨA LỢN ................. xxxviii

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................. xxxviii
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .................................................. xli
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................xliii
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................... xliii

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... xliii
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... xliii
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................... xliii
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................... xliii

2.2.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................ xliii
2.2.2. Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm................................................... xliv
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................xliv

2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)............. xliv
2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)...................................xlv
2.3.3. Biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho lợn ...................................xlv
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................xlv

2.4.1. Phương pháp lấy mẫu.....................................................................xlv
2.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu...................................................... xlvi
2.4.3. Phương pháp xác định thời gian phát triển và tồn tại của trứng

giun đũa có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh..................... xlviii
2.4.4. Phương pháp gây nhiễm cho lợn.................................................. xlix


iv

2.4.5. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh
giun đũa............................................................................................. lii
2.4.6. Phương pháp xét nghiệm máu để xác định một số chỉ số huyết
học của lợn bị bệnh giun đũa và lợn khỏe ........................................ lii
2.4.7. Xác định mối tương quan giữa số lượng giun đũa ký sinh với số
trứng trong một gam phân ................................................................ lii
2.4.8. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể, vi thể .............................. lii
2.4.9. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn........... liv
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .........................................................liv

2.5.1. Một số tham số thống kê ................................................................ liv
2.5.2. Một số cơng thức tính tỷ lệ (%) .......................................................lv
2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa 2 số trung bình ................................ lvi
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................lviii
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN ĐŨA LỢN ................................... lviii

3.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn ở 3 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên lviii
3.1.2. Nghiên cứu ô nhiễm của trứng giun đũa lợn ở ngoại cảnh ........ lxxiv
3.2. NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN ĐŨA LỢN .............................................lxxxi

3.2.1. Kết quả gây nhiễm giun đũa cho lợn.......................................... lxxxi
3.2.2. Bệnh lý, lâm sàng của bệnh giun đũa ở lợn gây nhiễm ........... lxxxiii
3.2.3. Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa do nhiễm tự nhiên
ở các địa phương.............................................................................xcii

3.2.4. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị bệnh giun đũa .xciii
3.2.5. Xác định mối tương quan giữa số lượng giun đũa ký sinh ở lợn
và số trứng giun đũa trong một gam phân.....................................xcix
3.3. BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH GIUN ĐŨA CHO LỢN.................ci
KẾT LUẬN..................................................................................................... cvi

1. Kết luận................................................................................................... cvi
2. Đề nghị...................................................................................................cvii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ cviii


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
-

: Đến

%

: Tỷ lệ phần trăm



: Nhỏ hơn hoặc bằng

<

: Nhỏ hơn


>

: Lớn hơn

mm

: Milimét

mg

: Miligam

Kg

: Kilôgam

TT

: Thứ tự

TT

: Thể trọng

cs

: Cộng sự

VSTY


: Vệ sinh thú y

CN

: Công nghiệp

TT

: Truyền thống

Đ- X

: Đông - Xuân

H- T

: Hè - Thu

TGN

: Trước gây nhiễm

SGN

: Sau gây nhiễm


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc
tỉnh Thái Nguyên ...........................................................................lviii
Bảng 3.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi lợn...........................lxii
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo giống lợn........................ lxv
Bảng 3.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng VSTY.....lxvi
Bảng 3.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo mùa vụ....................lxix
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo phương thức chăn nuôi lxxii
Bảng 3.7. Sự ô nhiễm trứng giun đũa ở ngoại cảnh....................................lxxiv
Bảng 3.8 Thời gian trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây bệnh
trong phân ở ngoại cảnh ..............................................................lxxvi
Bảng 3.9. Thời gian sống của trứng giun đũa có sức gây bệnh trong phân ở
ngoại cảnh..................................................................................... lxxx
Bảng 3.10. Kết quả gây nhiễm giun đũa cho lợn.......................................lxxxii
Bảng 3.11. Biểu hiện lâm sàng của bệnh giun đũa ở lợn gây nhiễm........lxxxiv
Bảng 3.12. Bệnh tích đại thể bệnh giun đũa ở lợn gây nhiễm .................lxxxvi
Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể trong số tiêu bản nghiên cứu......... xc
Bảng 3.14. Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa ở các huyện ........ xcii
Bảng 3.15. So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố
giữa lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻ ......................................... xciii
Bảng 3.16. So sánh công thức bạch giữa lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻxcvi
Bảng 3.17. Xác định mối tương quan giữa số lượng giun đũa ký sinh ở lợn và
số trứng giun đũa trong một gam phân.............................................. c
Bảng 3.18 Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn............................................... ci


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Ảnh cấu tạo mơi giun đũa lợn, đi giun đũa đực.........................xiii

Hình 1.2. Ảnh giun đũa lợn............................................................................ xiv
Hình 1.3. Ảnh trứng giun đũa lợn Ascarris suum........................................... xv
Hình 2.1. Ảnh mẫu phân để tự nhiên ở nhiệt độ và ẩm độ khơng khí bình thường xlviii
Hình 2.2. Ảnh mẫu phân được bổ sung nước hàng ngày để duy trì ướt nhão ..xlix
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gây nhiễm giun đũa cho lợn......................... l
Hình 2.4. Ảnh gây nhiễm giun đũa cho lợn ....................................................... l
Hình 2.5. Ảnh thí nghiệm gây nhiễm giun đũa cho lợn....................................li
Hình 2.6. Ảnh các thuốc dùng tẩy giun đũa ở lợn ..........................................liv
Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh
Thái Nguyên ....................................................................................lix
Hình 3.2 Biểu đồ cường độ nhiễm giun đũa lợn tại các địa phương ............... lx
Hình 3.3. Ảnh mẫu phân lợn nhiễm giun đũa nặng ........................................lxi
Hình 3.4. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo tuổi .....................................lxiv
Hình 3.5. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng vệ sinh thú y ....lxviii
Hình 3.6. Ảnh lợn ni trong tình trạng vệ sinh thú y kém........................lxviii
Hình 3.7. Ảnh lợn ni trong tình trạng vệ sinh thú y kém..........................lxix
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa ở lợn theo mùa vụ..........................lxxi
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun A.suum theo phương thức chăn ni.lxxiii
Hình 3.10. Ảnh trứng giun đũa lợn phát triển thành trứng chứa 2 nhân...lxxviii
Hình 3.11. Ảnh trứng giun đũa lợn phát triển thành trứng chứa 4 nhân...lxxviii
Hình 3.12. Ảnh trứng giun đũa lợn phát triển thành trứng chứa ấu trùng ..lxxix
Hình 3.13. Ảnh ấu trùng nằm cuộn trịn trong trứng có sức gây bệnh .......lxxix
Hình 3.14. Ảnh trứng giun đũa có sức gây bệnh bị chết.............................lxxxi


viii

Hình 3.15. Ảnh biểu hiện lâm sàng của lợn số 1 ở ngày 35 sau gây nhiễm
.................................................................................................... lxxxv
Hình 3.16. Ảnh giun đũa ký sinh ở ruột non của lợn..............................lxxxviii

Hình 3.17. Ảnh gan có nhiều điểm hoại tử mầu trắng............................lxxxviii
Hình 3.18. Ảnh ruột non viêm cata, xuất huyết ......................................lxxxviii
Hình 3.19. Ảnh ruột non xuất huyết (ảnh chụp qua kính lúp)..................lxxxix
Hình 3.20. Ảnh mẫu giun đũa lợn thu thập ở ruột non lợn gây nhiễm số 1
...................................................................................................lxxxix
Hình 3.21. Ảnh niêm mạc ruột bị tổn thương, xuất huyết (1), lông nhung bị
đứt nát (2) (Độ phóng đại 150 lần).................................................. xci
Hình 3.22. Ảnh niêm mạc ruột bị tổn thương, xuất huyết ở lớp niêm mạc (Độ
phóng đại 400 lần)........................................................................... xci
Hình 3.23. Ảnh các tế bào viêm, bạch cầu ái toan (1) và hồng cầu (2) xuất hiện
nhiều ở niêm mạc ruột (Độ phóng đại 600 lần)............................... xcii
Hình 3.24. Biểu đồ so sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc
tố giữa lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻ ...................................... xcv
Hình 3.25. Biểu đồ so sánh công thức bạch cầu giữa lợn khoẻ và lợn bị bệnh
giun đũa......................................................................................... xcix


ix

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, chăn nuôi đã là một nghề quen thuộc của người dân Việt Nam
nói chung và người dân Thái Nguyên nói riêng. Chăn nuôi với nhiều phương
thức phong phú đa dạng đã góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, nâng cao
thu nhập cho người dân, trong đó chăn ni lợn đóng vai trị hết sức quan
trọng trong hệ thống chăn ni, vì lợn là lồi gia súc được ni nhiều và cung
cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người.
Trong gần một thập kỷ qua, chăn nuôi lợn ở nước ta đã có những bước
phát triển rất quan trọng với tốc độ tăng hàng năm tương đối cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010) [76], Cục Thống

kê Thái Nguyên (2007) [6], Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên (2010)
[43], trong những năm gần đây, số lượng đàn lợn trong cả nước nói chung và
tỉnh Thái Nguyên nói riêng có sự tăng lên đáng kể hàng năm.
Theo Chu Minh Khôi (2009) [74]: “Chăn nuôi lợn được coi là một
trong những ngành chăn nuôi chủ lực trong sản xuất nơng nghiệp”.
Với vai trị cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người, thịt lợn
luôn chiếm tỷ lệ cao từ 76 - 77% tổng sản lượng thịt các loại trong cả nước,
Nguyễn Thanh Sơn và Phạm Văn Duy (2010) [75] cho biết: Theo ước tính
của Cục chăn ni, mỗi tháng cả nước ta sản xuất và tiêu thụ khoảng 290 300 nghìn tấn thịt lợn hơi. Năm 2009 tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng


x

trong cả nước là 2,93 triệu tấn. Dự báo, tổng sản lượng này trong 6 tháng đầu
năm 2010 khoảng 1,77 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhận thấy vai trị quan trọng của ngành chăn ni lợn đối với con
người và xã hội, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008) [1], đã định hướng phát
triển đàn lợn ở Việt Nam như sau: “Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn lợn của
Việt Nam đạt 32,9 triệu con và đến năm 2020 đạt 34,7 triệu con. Tổng sản
lượng thịt hơi xuất chuồng đến năm 2015 đạt 3,9 triệu tấn và con số này sẽ
tăng lên 4,8 triệu tấn năm 2020”
Mặc dù được coi là một trong những ngành chủ lực của sản xuất nông
nghiệp nhưng chăn nuôi lợn vẫn gặp khơng ít khó khăn, những khó khăn mà
ngành chăn ni lợn gặp phải đó chính là việc quản lý chất lượng thức ăn,
chất lượng thuốc thú y lưu thông trên thị trường cũng như quản lý con giống.
Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chăn ni lợn. Ngồi
những khó khăn kể trên, sản xuất chăn ni lợn ở nước ta hiện nay cịn chịu
ảnh hưởng rất lớn từ thị trường quốc tế nhất là khi nước ta chính thức ra nhập
WTO (Theo Vũ Đình Tơn, 2009 [59]).
Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn là nỗi lo ngại lớn nhất của người chăn ni vì

bệnh tật làm cho con vật giảm khả năng sinh trưởng, phát triển, giảm sức đề
kháng và làm giảm hiệu quả kinh tế. Đứng trước vấn đề dịch bệnh, các trại
chăn nuôi và nông hộ đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào cơng tác phịng và
trị bệnh cho đàn vật ni. Tuy nhiên bệnh giun sán gây ra hầu như chưa được
quan tâm đúng mức. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm nên có khu hệ ký sinh trùng phong phú và đa dạng, gây nhiều
bệnh ký sinh trùng cho đàn gia súc, gia cầm. Trong các bệnh ký sinh trùng ở
lợn, bệnh giun đũa lợn là một bệnh khá phổ biến, gây thiệt hại đáng kể cho
chăn nuôi lợn, tỷ lệ mắc bệnh của đàn có thể lên tới 80 - 90% (Bùi Quý Huy,
2006 [12]), giảm năng suất thịt đến 30% (Phan Địch Lân và cs, 2005 [32],


xi

Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài, 2006 [28]). Mặt khác, sự truyền lây giun đũa
lợn sang người đã được nhiều tác giả đề cập đến từ lâu, song, trong mấy năm
trở lại đây người nhiễm ấu trùng giun đũa lợn thì khá phổ biến, gây lên hội
chứng Loeffler và các phản ứng tăng dị ứng của cơ thể với các triệu chứng
đặc trưng: thở khò khè, ho, sốt, tăng bạch cầu ưa eosin trong máu. Đây cũng
là một vấn đề đáng quan tâm của bệnh ký sinh trùng truyền lây sang người
nói chung và bệnh giun đũa lợn nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh nói chung
và bệnh ký sinh trùng nói riêng để đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, nâng cao
năng suất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng,
chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu bệnh giun đũa lợn (Ascariosis) tại
một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị"
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện pháp
phòng bệnh giun đũa lợn (Ascariosis).
3. Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ và bổ sung thêm những thông tin khoa học về bệnh giun
đũa ở lợn, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phịng trị bệnh giun
đũa cho lợn có hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy ngành chăn ni lợn của tỉnh
Thái Nguyên phát triển.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin
khoa học về đặc điểm dịch tễ của bệnh giun đũa lợn tại một số địa phương
thuộc tỉnh Thái Nguyên, về khả năng tồn tại và phát triển của trứng giun đũa
ở ngoại cảnh, về đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh, về biện pháp phòng trị
bệnh có hiệu quả.


xii

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những biện pháp phịng và điều trị bệnh giun
đũa lợn có hiệu quả, hạn chế sự nhiễm giun đũa cho lợn, từ đó hạn chế những
thiệt hại do bệnh gây ra.


xiii

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa Ascaris suum
1.1.1.1. Vị trí của giun đũa Ascaris suum trong hệ thống phân loại động vật
Giun đũa lợn là những giun trịn thuộc họ Ascarididae (bộ phụ
Ascaridata), lồi Ascaris suum. Chúng ký sinh và gây bệnh giun đũa ở lợn.
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [61], giun đũa lợn Ascaris suum có vị

trí trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Lớp: Nematoda Rudolphi,1808
Phân lớp: Secernenea Linstow, 1905
Bộ: Spirurida Chitwood,1933
Phân bộ: Ascaridata Skrjabin et Schulz, 1940
Họ: Ascarididae Baird, 1853
Phân họ: Ascaridoidea Railliet et Henry, 1915
Giống: Ascaris Linnaeus, 1758
Loài: Ascaris suum Goeze, 1782
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thước, cấu tạo giun đũa lợn Ascaris suum
* Đặc điểm hình thái, kích thước và cấu tạo giun đũa lợn Ascaris suum
Giun đũa là lồi giun trịn lớn nhất ký sinh ở ruột non của lợn.
Nghiên cứu về hình thái giun đũa lợn, Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [21] cho biết: Giun đũa lợn có màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi
nhọn, đầu có ba mơi bao quanh (một mơi ở phía lưng, hai mơi ở phía bụng)
trên rìa mơi có một hàm răng cưa rất rõ.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], Phan Địch Lân và cs (2005)
[32], cấu tạo của răng cưa giữa hai loài giun đũa lợn và giun đũa người có sự


xiv

khác nhau, hàng răng cưa của giun đũa người không rõ bằng răng cưa của
giun đũa lợn.
Giun đực dài 12 - 25 cm, đường kính 3 mm. Giun cái dài 30 - 35 cm,
đường kính 5 - 6 mm. Phân biệt giun đực và giun cái: giun đực nhỏ, đuôi cong
về phía bụng, đi giun cái thì thẳng. Giun đực có 2 gai giao hợp bằng nhau, dài
khoảng 1,2 - 2 mm và khơng có túi giao hợp (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982 [55]).

Hình 1.1. Ảnh cấu tạo mơi giun đũa lợn, đuôi giun đũa đực

(Nguồn: Phạm Văn Khuê, 1996 [19])
Theo Trịnh Văn Thịnh (1966) [51], Đào Trọng Đạt và cs (1996) [9]
giun đũa lợn có hình thái, kích thước như sau:
Giun đũa thân dài, hình trụ, hai đầu thót mầu trắng sữa, thân cứng và
đàn hồi. Chóp đầu mang ba mơi, bờ mơi có răng cưa rất nhỏ, mơi bọc lấy
miệng, một mơi ở phía lưng, đáy mơi có hai gai thịt; hai mơi kia ở giữa phía
cạnh và bụng và chỉ có một gai thịt.
Con đực dài 15 - 20 cm, đường kính từ 3,2 - 4,4 mm. Đoạn đi cong
về phía bụng mang hai gai giao hợp ngắn, bằng nhau, hơi cong. Trên mặt
bụng ở mỗi bên có từ 69 - 75 gai thịt, có 7 gai thịt sau hậu môn, những gai thịt
xếp trên một hoặc hai hàng, một gai thịt lẻ ở trước hậu môn.


xv

Con cái dài từ 20 - 30 cm, đường kính từ 5 - 6 mm, đoạn sau thẳng.
Đuôi mang hậu mơn về phía bụng (ở gần chóp đi). Hậu mơn có hình dạng
một cái khe ngang, bọc hai mơi gồ lên. Âm hộ có hình dáng một lỗ nhỏ hình
bầu dục, gần về phía bụng khoảng một phần ba đoạn trước thân, ngang một
vùng có một cái vịng thắt lại một chút (gọi là thắt lưng).

Hình 1.2. Ảnh giun đũa lợn
(Nguồn [73])
Giun đũa có cấu tạo giống các loại giun tròn khác: Tiết diện ngang tròn.
Dưới vỏ cutin dày là lớp hạ bì cùng với hệ cơ tơ hợp thành bao biểu mơ cơ.
Chúng chỉ có một lớp cơ dọc nên chỉ có cách vận chuyển duy nhất là cong
gập cơ thể. Xoang cơ thể là xoang nguyên sinh khá rộng và chứa đầy dịch
(Trần Tố và cs, 2002 [58]).
* Đặc điểm hình thái, cấu tạo trứng giun đũa Ascaris suum
Trứng giun đũa lợn có hình bầu dục hơi ngắn, kích thước 0,056 0,087 × 0,046 - 0,067 mm, vỏ rất dầy, có 4 lớp vỏ, lớp ngồi cùng là màng

protit, nhấp nhơ làn sóng, do tác dụng dịch mật nên màng có mầu vàng cánh
dán (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]).


xvi

Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8] cho biết: Trứng giun đũa có hình bầu
dục hoặc oval, vỏ dầy, bề mặt nhăn nheo, mầu vàng, trong có nhân mầu vàng
thẫm. Kích thước 45 - 85 x 35 - 55 µ m. Vỏ trứng giun đũa có tác dụng phịng
vệ cao trong vòng đời phát triển của giun. Vỏ trứng được chia thành 3 lớp cơ
bản: một lớp nỗn hồng bên ngoài, một lớp kitin ở giữa và một lớp lipid ở
trong. Lớp lipid bên trong có tác giả gọi là màng nỗn hồng và lớp nỗn
hồng thực sự là màng bên ngồi cùng. Ở Ascaris cịn có một lớp uterine ở
bên ngoài lắng trên trứng, lớp này cũng được gọi là lớp protein, nó có một
phức hợp protein acid - mucopolysaccharide. Lớp nỗn hồng bên ngồi của
Ascaris dầy khoảng 0,05 µ m và là lipo - protein. Lớp kitin ở giữa chứa chất
kitin, thành phần khác nhau tuỳ loài. Ở họ Ascaroides và Oxyuroidea lớp này
phần lớn là kitin ít protein. Song ở Trichuis và Calpillaria lại có nhiều protein
ít kitin. Lớp lipid (bên trong) là proteolipid có một lượng lớn ascaroside
esters, chắc chắn nó có vai trị trong sự đề kháng của trứng với các điều kiện
môi trường khắc nghiệt với các hố chất.

Hình 1.3. Ảnh trứng giun đũa lợn Ascarris suum
(Nguồn: [71])
Nghiên cứu về cấu tạo trứng của A.suum tác giả Phan Địch Lân (1996)
[31] cho biết: Vỏ trứng giun đũa rất dày nên có sức đề kháng rất mạnh với tất


xvii


cả các loại hoá chất (axit, bazơ), chống đỡ kém với sự khô ráo và ánh nắng
mặt trời chiếu trực tiếp. Trứng giun đũa lợn gồm 4 lớp:
+ Lớp trong cùng của trứng có tác dụng bảo vệ phơi thai giúp cho các
chất hữu cơ không ảnh hưởng đến trứng.
+ Hai lớp giữa giữ cho chất lỏng của trứng không bốc hơi.
+ Lớp protit ngồi cùng có mầu cánh dán, giữ cho tia tử ngoại không
xâm nhập vào bên trong.
1.1.1.3. Vòng đời của giun đũa lợn
Vòng đời (hay chu kỳ sinh học) của giun đũa lợn đã được nghiên cứu
hoàn chỉnh và có nhiều tác giả ghi nhận. Nghiên cứu về vòng đời giun đũa lợn
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [21], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [28] cho
biết: Vịng đời giun đũa lợn khơng cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt
phải trứng giun đũa có sức gây bệnh rồi phát triển thành giun trưởng thành.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1968) [52], trong ruột của lợn, giun đũa có con
đực, con cái. Chúng giao hợp với nhau, giun cái thụ tinh và đẻ trứng. Trứng
khi thải qua phân đã có phơi thai.
Giun cái đẻ trung bình 1 con là 27 triệu trứng, mỗi ngày đẻ 200.000
trứng. Trứng theo phân lợn ra ngoài gặp oxygen, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp
(khoảng 240C) sau 2 tuần thành phơi thai, qua 1 tuần nữa phơi thai lột xác
thành trứng có sức gây bệnh. Trứng này lợn nuốt phải thì ấu trùng nở ra ở
ruột, chui vào mạch máu niêm mạc, theo máu về gan. Một số ít chui vào ống
lâm ba màng treo ruột rồi vào gan. Sau khi nhiễm 4 - 5 ngày thì hầu hết ấu
trùng di hành tới phổi, sớm nhất là sau 18 giờ và muộn nhất là sau 12 ngày
vẫn có ấu trùng vào phổi. Khi tới phổi ấu trùng lột xác thành ấu trùng kỳ III.
Ấu trùng này từ mạch máu phổi chui vào phế bào, qua khí quản, và cùng với
niêm dịch ấu trùng lên hầu rồi xuống ruột non, lột xác lần nữa thành giun
trưởng thành. Thời gian ấu trùng di hành là 2 - 3 tuần. Trong khi di hành một


xviii


số ấu trùng vào một vài khí quan khác như lách, tuyến giáp trạng, não...hồn
thành vịng đời cần 54 - 62 ngày (Lương Văn Huấn và cs, 1997 [14]; Nguyễn
Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]).
Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8], đã nghiên cứu và bổ sung chi tiết hơn
chu kỳ sinh học của A.suum: Sau khi nuốt trứng có ấu trùng, trứng nở dưới
ảnh hưởng của một số yếu tố ở ruột (đặc biệt là áp lực CO2). CO2 thâm nhập
nhanh qua nhiều màng và tế bào, tác động vào cơ quan nhận cảm, cơ quan
nhận cảm kích thích neurosecretion tiết ra các men tham gia vào quá trình nở.
Phần lớn trứng nở ở tá tràng nhưng một số ở dạ dày. Sau khi có kích thích nở,
một dịch chứa ít nhất 2 men chitinase và esterase được tiết ra. Những men này
tác động vào vỏ kitin và lipid của màng trứng và giúp cho ấu trùng thoát ra
ngoài hoặc ở giai đoạn 2 (đã lột xác một lần trong trứng) hoặc vẫn còn lớp vỏ
ở giai đoạn 1. Ấu trùng này rất nhỏ, chúng lách qua những tế bào của vách
ruột mà theo đường máu về gan và ở gan vài ngày, lột xác thành ấu trùng kỳ
3. Sau đó ấu trùng 3 rời gan vào máu tới tim, qua động mạch phổi vào phổi, ở
đó 4 - 7 ngày. Ấu trùng phá vỡ mao mạch vào phế nang ở đó lột xác thành ấu
trùng 4 rồi di hành tới phế quản, khí quản rồi tới họng. Ấu trùng 4 được nuốt
trở lại ruột, tại đây chúng phát triển nhanh thành giun trưởng thành đực và cái.
Chúng lại giao hợp với nhau, đẻ trứng tiếp tục một vòng đời mới. Chu kỳ phát
triển của A.suum ở lợn khoảng 40 - 53 ngày.
Quan điểm của tác giả Trịnh Văn Thịnh (1968) [52] về thời gian hồn
thành vịng đời của giun đũa lợn (từ khi trứng có phơi thai vào cơ thể lợn đến
khi thành giun trưởng thành và đẻ trứng) phải mất từ 2 đến 2 tháng rưỡi.
Tuổi thọ của giun đũa không quá 7 - 10 tháng, hết tuổi thọ giun theo
phân ra ngoài. Nhưng gặp điều kiện không thuận lợi (con vật bị bệnh truyền
nhiễm, sốt cao...) thì tuổi thọ của giun ngắn lại. Số lượng giun có thể vài con
tới trên một nghìn con trong một cơ thể lợn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2001 [26]).



xix

Theo Lương Văn Huấn và cs (1997) [14], giun đũa lợn không truyền
qua bào thai và không truyền qua sữa.
Như vậy, chu kỳ phát triển của giun đũa lợn chỉ có một vật chủ là lợn,
khơng có vật chủ trung gian, nhưng có giai đoạn phát triển bên ngồi mơi
trường vì thế gọi là chu kỳ phát triển qua đất (Trần Tố và cs, 2002 [58]).
1.1.1.4. Sự phát triển của trứng giun đũa lợn ở ngoại cảnh.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1985) [56] cho biết: Sự phát dục của trứng
thành phơi thai ngồi thiên nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, ẩm độ và
mùa vụ. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm theo dõi sự phát triển của trứng tại
Hà Nội, kết quả cho thấy, thời gian này là 12 - 13 ngày ở 320C và 20 - 28
ngày ở nhiệt độ 24 - 250C.
Trứng giun đũa lợn khi thải qua phân chưa có phơi thai. Trứng tiếp tục
phát triển phụ thuộc vào áp lực oxy, ẩm độ, nhiệt độ mơi trường. Ở nhiệt độ
22 - 330C trong vịng 9 - 13 ngày tế bào trứng phát triển thành ấu trùng nằm
cuộn tròn trong trứng (Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [9]).
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], nhiệt độ thích hợp cho trứng
phát triển là 250C, khi nhiệt độ xuống thấp (120C) trứng phát triển chậm.
Trứng ở sâu 3 m, nhiệt độ đất trong khoảng 26 - 330C, độ ẩm đất từ 9,5 - 19%
thì 89% trứng phát triển. Trứng ngừng phát triển ở điều kiện nhiệt độ và độ
ẩm đất thấp (-4,80C đến -13,40C và 6,3 - 17%).
Nghiên cứu về điều kiện thích hợp cho trứng phát triển thành trứng có
sức gây bệnh, tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2001) [26] cho biết: Điều kiện
nhiệt độ để trứng phát triển là 15 đến 350C nhưng điều kiện thích hợp nhất
cho trứng phát triển là 30 đến 330C và ẩm độ 80 - 95%.
Theo nhận xét của Nguyễn Văn Đức (2005) [10], trứng giun được thải
ra môi trường đã chứa phôi dâu, gặp điều kiện thuận lợi sau 10 - 15 ngày phát
triển thành ấu trùng cảm nhiễm nằm cuộn tròn trong vỏ trứng.



xx

Như vậy, trứng giun đũa lợn được thải theo phân ra mơi trường đã có
phơi thai, tuy nhiên lúc này phôi thai mới chỉ là một khối đồng nhất, gặp điều
kiện thuận lợi phôi thai sẽ phát triển thành trứng chứa ấu trùng. Thời gian
phát triển từ giai đoạn phôi thai đến giai đoạn ấu trùng xâm nhiễm trong trứng
tuỳ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và mùa vụ. Thông thường thời gian phát triển
này là 9 - 15 ngày ở nhiệt độ 30 - 330C và 20 - 28 ngày ở nhiệt độ 24 - 250C.
1.1.1.5. Sức đề kháng của giun đũa và trứng giun đũa
Tiêu diệt trứng giun sán là một mục tiêu quan trọng trong cơng tác
phịng chống các bệnh ký sinh trùng. Chính vì vậy, nghiên cứu sức đề kháng
của trứng giun đũa với các loại hố chất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
cơng tác phòng chống bệnh giun đũa ở lợn.
Về sức đề kháng của trứng giun đũa được khá nhiều tác giả chú ý
nghiên cứu và các tác giả này đều có quan điểm thống nhất rằng trứng giun
đũa có vỏ rất dầy được cấu tạo bởi 4 lớp nên có sức đề kháng mạnh với nhiều
chất hoá học và ngoại cảnh.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8], trong phịng thí nghiệm, trứng
giun đũa phát triển thành phơi thai bình thường trong dung dịch phormol 2%,
acid acetic và lactic 20%. Tuy nhiên, dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trứng
chết trong một vài tuần, bị phá huỷ trong NaOH 10% ở 700C trong vòng 15 20 phút, vỏ kitin của trứng có thể bị dung giải bởi acid piric đặc và formalin
10% làm cho trứng không nở và ấu trùng trở nên không gây nhiễm.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], trứng giun đũa có sức đề
kháng mạnh với một số chất hoá học như creolin 3%, dung dịch bão hồ
sulfat đồng, axit sunfuric 10%, hypochlorit canxi 10% khơng diệt được trứng,
song, vào mùa hè ánh nắng chiếu trực tiếp lên đất cát thì trứng bị chết nhanh.
Trứng cần oxy để phát triển trong mơi trường yếm khí, nếu thiếu oxy trứng
khơng phát triển được nhưng vẫn duy trì sức sống, vì thế trứng sống được một
thời gian ở nước bẩn hoặc ở môi trường thiếu oxy.



xxi

Trứng giun đũa cũng có thể bị chết khi gặp một trong ba điều kiện sau:
Độ ẩm quá thấp; độ ẩm quá thấp và nhiệt độ cao; độ ẩm và nhiệt độ cao. Khi
nhiệt độ 45 - 500C trứng chết trong nửa giờ. Và ở nhiệt độ từ 660C trở lên
trứng giun đũa rất dễ bị chết (Bùi Quý Huy, 2006 [12]). Chính vì vậy mà việc
ủ phân để tăng nhiệt độ trong đống phân sẽ diệt hết trứng giun đũa.
Theo quan điểm của Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) [14],
thì trứng giun A.suum có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh. Trứng có
thể sống ở mơi trường bên ngồi một vài năm.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1976) [53] cho rằng: Trong dung dịch tyrode
(NaCl 8g, KCl 20g, CaCl2 0,2g, MgCl2 0,1g, Na2CO3 1g, glucoza 1g, nước cất
1000ml) giun đũa có thể sống nhiều ngày, khi thay đổi pH của môi trường, đặc
biệt khi chuyển sang mơi trường axit hoặc mơi trường q bazơ thì giun đũa
tăng cường hoạt động. Còn với trứng của giun đũa, trong suốt mùa xuân, hè
chúng đều có điều kiện phát triển, tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể thì sự
phát triển đó cũng có sự sai khác. Tác giả cho biết:
- Nếu có ánh sáng chiếu trực tiếp vào mơi trường có trứng giun đũa thì
tác dụng huỷ diệt trứng xảy ra nhanh và rõ rệt. Với số giờ nắng là 97 giờ, số
bức xạ là 259 kcal/cm2 sau bốn ngày 76% trứng giun đũa bị huỷ diệt.
- Nhiệt độ trung bình là 280C và độ ẩm bình quân là 86% ở môi trường
tự nhiên thấy trứng giun đũa phát triển rất thuận lợi.
- Mơi trường có bóng râm mát là môi trường thuận lợi cho sự phát triển
của trứng giun đũa. Dưới bóng râm mát, 78% trứng giun đũa có thể phát triển
tới giai đoạn ấu trùng.
Một thử nghiệm sức đề kháng của trứng giun đũa với các hoá chất đã
được Phạm Văn Chức (1980) [2] tiến hành. Tác giả đã nghiên cứu hiệu lực
diệt trứng của các chất hoá học ở ba giai đoạn phát triển của trứng (trứng chưa

phân chia, trứng hình thành ấu trùng kỳ I, trứng hình thành ấu trùng xâm
nhiễm). Kết quả cho thấy:


xxii

- Nuôi trứng trong môi trường là acid vô cơ mạnh (acid sunfuric, nitric,
photphoric, clohidric) với nồng độ 10% trứng đều có thể phát triển đến giai
đoạn xâm nhiễm, vỏ trứng khơng bị phá hoại. Cịn nếu ni trứng trong môi
trường acid hữu cơ vỏ kitin của trứng không bị ảnh hưởng và trứng có thể
phát triển trong dung dịch 20% của các loại acid này.
- Trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh với các loại bazơ như NaOH,
Ca(OH)2. Nuôi trứng trong dung dịch NaOH 10% chỉ thấy lớp vỏ ngoài cùng
tan đi làm mất vỏ sần sùi bên ngồi, khi nâng nhiệt độ lên 700C thì hiệu lực
các bazơ tăng và làm trứng chết sau 15 - 20 phút.
- Các chất sát trùng và oxy hoá mạnh: Lizon là chất có khả năng diệt
trứng cao, trứng ở giai đoạn chưa phân chia chỉ cần nồng độ 2 phần vạn tác
động trong 15 - 20 phút là tiêu diệt được hết. Trứng có ấu trùng xâm nhiễm, khi
xử lý với nồng độ như trên sau 45 phút thì trứng mất khả năng xâm nhiễm động
vật thí nghiệm. Hipoclorit natri (HClONa) nồng độ 10% trở lên làm trứng bị
dung giải, và ở nồng độ 5%, điều chỉnh về pH = 6 thì trứng chết sau 60 phút.
Như vậy, tổng hợp các nghiên cứu của nhiều tác giả về sức đề kháng
của trứng giun đũa chúng tôi nhận thấy: Trứng giun đũa có sức đề kháng
mạnh với nhiều chất hố học nhưng lại rất dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng.
1.1.1.6. Về ấu trùng giun đũa lợn
Tìm hiểu về sự phát triển của ấu trùng giun đũa lợn A.suum trong giun
đất Perionoyx excavatus, Phan Lục và Nguyễn Đức Tâm (2000) [39] đã
nghiên cứu trên 511 giun đất quanh khu vực nuôi lợn ở ngoại thành Hà Nội và
tìm thấy ấu trùng Nematoda ký sinh. 30,5 % giun đất bị nhiễm ấu trùng
Nematoda với cường độ 1 - 3 ấu trùng/giun trong đó có ấu trùng giun đũa lợn.

Gây nhiễm nhân tạo cho 85 giun đất Perionoyx excavatus, sau 30 ngày đã
phát hiện được 17/85 (20%) giun đất nhiễm ấu trùng A.suum vẫn ở giai đoạn
gây nhiễm nhưng khơng cịn nằm trong vỏ trứng. Cường độ nhiễm ấu trùng
A.suum trong giun đất Peryonyx excavatus là 1 - 4 ấu trùng/giun.


xxiii

Các tác giả này còn cho biết, trong giun đất, ấu trùng A.suum tồn tại tới
25 ngày với tỷ lệ nhiễm 6,7%. Ở trong giun đất, ấu trùng A.suum có sự tăng
trưởng về kích thước và cấu tạo ống tiêu hố.
Như vậy, giun đất nhiễm trứng giun đũa lợn có sức gây bệnh thì trứng
này sẽ phát triển thành ấu trùng trong giun đất, khi đó những giun đất này
được coi là nguồn tàng trữ mầm bệnh. Hay nói cách khác giun đất đã tạo điều
kiện cho ấu trùng giun đũa lợn tồn tại, phát triển, chờ cơ hội xâm nhập vào cơ
thể để ký sinh và gây hại cho lợn.
1.1.1.7. Mối quan hệ giữa giun đũa lợn và giun đũa người
Nghiên cứu về khả năng nhiễm chéo giữa giun đũa lợn và giun đũa
người Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [21] cho biết: Gây nhiễm nhân tạo thấy giun đũa người có thể nhiễm
cho lợn và giun đũa lợn có thể nhiễm cho người. Tuy nhiên xét về mặt dịch tễ,
ở một khu vực lợn bị nhiễm giun đũa với tỷ lệ rất cao nhưng người nhiễm
giun đũa không cao, hoặc người nhiễm với tỷ lệ rất cao nhưng lợn nhiễm
không cao. Điều đó chứng tỏ giun đũa ở lợn và ở người là khác lồi và khơng
có liên quan trực tiếp.
Về hình thể hai lồi giun đũa lợn và giun đũa người đều có màu trắng
sữa hoặc màu trắng hồng, giun đũa lợn dài hơn giun đũa người nhưng đường
kính của giun đũa lợn lại nhỏ hơn so với giun đũa người (Hoàng Văn Tân và
cs, 2006 [44]).
Phạm Văn Khuê (1982) [17] cho biết: Giun đũa lợn có khả năng lây

truyền giữa lợn và người.
Nghiên cứu về hai loài giun đũa này, tác giả Bùi Quý Huy (2006) [12]
cho biết: Giun đũa lợn A.suum có nhiều đặc điểm hình thái, cấu tạo kháng
nguyên tương tự giun đũa người A.lumbricoides. Sự di chuyển của hai loài này
cũng giống nhau: Gan - phổi - ruột non. Do những đặc điểm trên nên bệnh giun


xxiv

đũa lợn có thể truyền sang người nhưng hiếm thấy giun đũa lợn phát triển
thành giun trưởng thành trong ruột non người. Tuy nhiên, người nhiễm ấu
trùng giun đũa lợn thì khá phổ biến, gây lên hội chứng Loeffler và các phản
ứng tăng dị ứng của cơ thể với các triệu chứng đặc trưng thở khò khè, ho, sốt,
tăng bạch cầu ưa eosin trong máu.
1.1.2. Bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)
1.1.2.1. Những thiệt hại kinh tế do giun đũa gây ra
Theo Lương Văn Huấn (1998) [15], ở Việt Nam lợn nhiễm giun sán nói
chung làm giảm tăng trọng từ 1 - 3 kg/con/tháng.
Bệnh giun đũa lợn là bệnh nội ký sinh trùng quan trọng nhất, gây nhiều
tổn thất cho chăn nuôi lợn do làm lợn chậm lớn, giảm trọng lượng, có tỷ lệ lợn
chết và tổn thương gan, bệnh là tiền đề gây bội nhiễm hàng loạt bệnh truyền
nhiễm đường tiêu hố và hơ hấp ở lợn (Nguyễn Hữu Vũ và cs, 2002 [63])
Vấn đề này cũng đã được các tác giả Trịnh Văn Thịnh (1985) [56]; Phan
Địch Lân và cs, (2005) [32]; Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (2006) [28] cho biết:
Lợn con mắc bệnh giun đũa thường phát dục khơng đầy đủ, lượng sản phẩm
của lợn thịt có thể giảm 30%, bệnh nặng có thể làm chết lợn.
Đề cập đến tác hại của giun đũa, Đào Trọng Đạt (1986) [7] cho biết:
Giun đũa lợn gây tác hại bằng nhiều cách: bằng cơ giới, bằng độc tố, bằng
cách dọn đường cho các bệnh truyền nhiễm khác dễ dàng xâm nhập, bằng
chiếm đoạt dinh dưỡng của ký chủ. Tuy nhiên tác hại lớn nhất của chúng là

gây nên các bệnh có diễn biến mạn tính, làm giảm sức sinh trưởng và sinh sản
và làm giảm sản phẩm chăn nuôi. Đối với gia súc non, bệnh giun đũa lợn là
bệnh gây thiệt hại nhiều nhất ở nước ta.
Một loạt các công trình nghiên cứu về tác hại của giun đũa đối với cơ
thể lợn đã được tiến hành, các tác giả đều thống nhất: Tác dụng bám của giun;
khi ấu trùng chui vào thành ruột, sự di hành của ấu trùng tạo ra các vết thương


×