Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Dịch tễ học bệnh giun tóc trên thế giới và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.84 KB, 2 trang )

Dịch tễ học bệnh giun tóc trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới: giun tóc là một trong những bệnh giun truyền qua đất,
phân bố rộng khắp trên thế giới với các mức độ khác nhau tùy theo từng vùng.
Do đặc điểm và tính chất sinh thái giống nhau giữa giun tóc và giun đũa nên các
vùng có bệnh giun đũa đều có hoặc rất thường có bệnh giun tóc.
Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trên toàn cầu số người bị
nhiễm giun tóc là 10 triệu người, số người bị bệnh là 220 triệu người và số người
tử vong do bệnh giun tóc hàng năm là 10.000 người.
Tại Việt Nam:
Bệnh giun tóc thường đi liền với bệnh giun đũa và là bệnh khá phổ biến ở xứ
nhiệt đới như nước ta, đặc biệt ở miền Bắc; đặc điểm sinh thái, dịch tễ học và
biện pháp phòng chống bệnh có nhưng điểm giống nhau. Theo các điều tra gần
đây cho biết:
Miền Bắc: tỷ lệ nhiễm rất cao, chỉ đứng sau bệnh giun đũa, tỷ lệ nhiễm ở vùng
đồng bằng khoảng 58-89%, trung du là 38-41%, vùng núi 29-52% và ven biển là
28-75%.
Miền Trung: tỷ lệ nhiễm có phần thấp hơn, vùng đồng bằng là 27-47%, vùng
núi: 4-10%, ven biển:12.7% và Tây Nguyên là 1.7%.
Miền Nam: tỷ lệ nhiẽm thấp nhất so với cả nước, vùng đồng bằng có tỷ lệ nhiễm
chỉ 0.5-1.5% (nguyên do có thể miền Nam, người dân không có tập quán dùng
phân tươi để bón, mặt khác số giờ nắng, cường độ nắng và nhiệt độ cao hơn
miền Bắc, nên trứng giun vì thế khó tồn tại và không sống được).


Nhiễm giun đũa thường đồng nhiễm với giun tóc, liên quan giữa nhiễm giun tóc
với độ tuổi và giới tương tự như giun đũa; cường độ nhiễm giun tóc ở mức độ
nhẹ ở đa số các vùng điều tra,số trứng trung bình trên 1 gam phân < 1.000 trứng;
tỷ lệ tái nhiễm sau điều trị 6 tháng bằng Albendazole liều 400 mg x 3 ngày là
51% và cường độ tái nhiễm thấp.




×