Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích năng lực nghề nghiệp và các hình thức nâng caotự nâng cao năng lực nghề nghiệp của người lao động qua khảo sát tại một tập thể lao động.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.89 KB, 14 trang )

Họ và tên: Vy Thị Bưởi
SN: 28/01/1993
MSSV: 11030081
Khoa: Khoa học quản lý
Môn: tâm lý học quản lý

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

Đề: Phân tích năng lực nghề nghiệp và các hình thức nâng cao/tự nâng cao năng lực nghề
nghiệp của người lao động qua khảo sát tại một tập thể lao động.

Bài làm
I. Mở đầu
Quản lý con người luôn là một công việc thách thức và gây đau đầu với bất kỳ nhà
quản lý nào trong thời đại ngày nay. Ở phần lớn các doanh nghiệp nước ta, chỉ một phần
nhỏ nào đó của tiềm năng con người được khai thác để phục vụ cho công việc đạt hiệu
quả. Đó có thể là lý do vì sao sau gần 30 năm đổi mới và mở cửa chúng ta vẫn thường
xuyên nói về việc con người Việt Nam rất thông minh và cần cù nhưng tại sao chúng ta
vẫn luôn thiếu thợ lành nghề, thiếu các chuyên gia xuất sắc trong mọi lĩnh vực, người lao
động không năng động và phong cách làm việc còn thiếu chuyên nghiệp, v.v và v.v. nói
tóm lại là thiếu người có năng lực và người tài trầm trọng! Thực trạng bi quan đến thế sao
và nếu thật sự thế, ai, cơ quan ban ngành nào là người chịu trách nhiệm với vấn đề mang
tầm quốc gia mà bất kỳ ai cũng có thể kêu than một cách chung chung này? Nút thắt ở
đây là năng lực nghề nghiệp kém, hay năng lực nghề nghiệp không được đặt đúng chỗ?
Đối tượng tìm hiểu về vấn đề năng lực nghề nghiệp và nâng cao năng lực nghề nghiệp
mà tôi chọn ở đây là sinh viên.

II. Giải thích khái niệm
1. Sinh viên
Theo cuốn "Tâm lý học sư phạm" của Phạm Minh Hạc, sinh viên có nguồn gốc từ
tiếng latinh "student" là những người làm việc nhiệt tình, người tìm hiểu, khai thác tri




thức, sinh viên có đặc điểm:
- Là những người có độ tuổi từ 18-26, đang trong quá trình phát triển nhanh chóng về
thể chất, hoàn thiện về tâm sinh lý.
- Xếp vào độ tuổi "thanh niên trẻ" đang trong quá trình đào tạo và rèn luyện. Ở một
khía cạnh nhất định, các sinh viên tiếp cận được một lượng kiến thức, thông tin rộng rãi
và đã có sự định hướng nghề nghiệp, bắt đầu thể hiện năng lực chuyên môn và xã hội của
mình.
Có ý kiến cho rằng về vấn đề năng lực nghề nghiệp thì phải khảo sát và tìm hiểu
những người đang làm việc trong các doanh nghiệp mới giải quyết được thực trạng trên,
nhà quản lý phải tìm cách đào tạo và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho chính nhân viên
doanh nghiệp mình. Theo cá nhân tôi cho rằng đó chỉ là vấn đề “chữa cháy” mà thôi. Nếu
thử nghĩ ngược lại vấn đề thì ta lại có cách nhìn nhận khác: thực trạng diễn ra như vậy, có
lẽ nguyên nhân không phải năng lực nghề nghiệp của nhân viên kém, mà là năng lực và
nghề nghiệp không được đặt tương thích nhau, và vấn đề phải được giải quyết từ gốc rễ.
Là nhà quản lý, phải có tầm nhìn trước để biết “phòng” hơn là “chữa” chính là quá trình
định hướng lựa chọn ngành, nghề để học tập phù hợp với năng lực, sở trường, cá tính…
của người lao động tương lai sẽ là những đóng góp “chất lượng” và ổn định cho doanh
nghiệp nơi họ làm việc cũng như cho việc nâng cao chất lượng nhân lực chung của Việt
Nam trong một tương lai không xa, điều đó góp phần trả lời câu hỏi “người đâu” trong
chiến lược “lập quy hoạch và phát triển nhân lực” mà mới đây Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân nói tới. Nói như vậy, sinh viên cũng được coi là tập thể lao động - Tập thể
lao động tương lai.
2. Năng lực nghề nghiệp
Người ta thường nói “ không có người bất tài mà chỉ có những người không tìm ra
đúng sở trường của mình". Muốn thành công trong nghề phải phấn đấu tìm ra được sự
phù hợp tối đa giữa yêu cầu của nghề với năng lực của bản thân. Vậy năng lực nghề
nghiệp là gì?
Năng lực nghề nghiệp là:

- Năng lực là những phẩm chất, nhân cách cần có giúp con người lĩnh hội và hoàn
thành một hoạt động nhất định với kết quả cao.
- Mỗi người lao động cần có 4 loại năng lực cơ bản:
+ Năng lực nhận thức: Chú ý, tài quan sát, trí tưởng tượng…
+ Năng lực thao tác thực tiễn: Thao tác máy móc, vận động…
+ Năng lực giao tiếp, diễn đạt
+ Năng lực tổ chức, quản lý
Một tác giả là Otter (1992), trích lại trong tài liệu OECD, nhấn mạnh sự khác biệt giữa
năng lực tổng quát, vốn bao gồm nhiều loại khả năng có thể áp dụng trong nhiều bối cảnh


khác nhau, và năng lực nghề nghiệp (occupational competence), là một tập hợp con gồm
các loại khả năng cần thiết cho một nghề nghiệp cụ thể nào đó. Năng lực nghề nghiệp còn
được gọi là “khả năng có việc làm” (employability). Theo Bowen (1977), dẫn lại theo tài
liệu của OECD, việc chuẩn bị cho sinh viên có được năng lực cần thiết để đáp ứng thị
trường lao động là một mục tiêu quan trọng của giáo dục đại học. tuy nhiên,các khía cạnh
quan trọng của giáo dục đại học, chẳng hạn như tạo những cơ hội nghiên cứu sâu về một
vấn đề gì đó hoặc giúp phát triển tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân, có thể sẽ không được
chú trọng nếu các trường đại học chỉ quan tâm đến việc phát triển năng lực nghề nghiệp
(Otter, 1992; Melton, 1996).
Cũng không phải lúc nào cũng có thể định nghĩa được các mục tiêu nghề nghiệp cho
từng lĩnh vực nội dung, vì sinh viên tốt nghiệp có thể làm nhiều công việc khác nhau
(Melton, 1996). Một số môn học thậm chí cũng không phục vụ một mục tiêu nghề nghiệp
nào rõ ràng. Hơn nữa, các phát biểu NLĐR có liên quan đến nghề nghiệp chỉ chú trọng
vào những nhu cầu nghề nghiệp trước mắt, trong khi sinh viên có thể quan tâm đến việc
phát triển những kỹ năng trí tuệ có thể giúp họ tồn tại suốt đời trong những thị trường lao
động nhiều biến đổi, hơn là chỉ để đáp ứng một công việc đầu tiên (Melton, 1996;
AAC&U, 2004).

III. Những vấn đề trong xác định năng lực nghề nghiệp

Như vậy, việc chọn đúng ngành ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa học tập chuyên
nghiệp sao cho phù hợp với năng lực bạn có là nền tảng xác định đúng năng lực nghề
nghiệp. Vì vậy, chọn ngành, nghề học là vô cùng quan trọng, phải tránh được sai lầm.
Tuy nhiên, giáo dục trong đại học chỉ trang bị phần cứng về nghề nghiệp cho bản thân;
trong môi trường việc làm năng động trong tương lai, sinh viên cần tự chuẩn bị cho mình
những kỹ năng mềm để hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản
thân.
Đặt vấn đề như vậy là cần thiết và tỏ ra bình tĩnh trước khi lựa chọn. Bởi vì, phải suy
xét kỹ, nhằm "biết trước để tránh", hoặc "hiểu để không lầm". Khái niệm "chọn lầm
nghề" tương ứng với thuật ngữ trong hướng nghiệp gọi là "không tương thích với nghề
được chọn".
Chọn lầm nghề là chọn phải nghề không tương thích, nghĩa là về căn bản, không hợp
với tính cách và năng lực của ta.
Nếu ta lỡ mua một đôi giày tuy đẹp mã nhưng bị chật, hay mua một chiếc áo rất model
nhưng bị rộng, là ta đã chọn nhầm hàng. Chọn người yêu càng dễ bị nhầm nếu chỉ "hợp
nhãn" mà không hợp tính. Chọn nghề còn phức tạp nhiều hơn thế và dễ bị lầm hơn thế, vì
nhãn quan và cảm tính rất dễ đánh lừa nhiều người. Nghề thời thượng chẳng hạn, nó đang
lôi cuốn số đông, có thể hợp với ai đó nhưng không hợp với chính ta. Lại có thể hợp với
ta về mặt năng lực, nhưng rất không hợp về mặt tính cách. Nếu chưa cân nhắc kỹ mà đã
vội chọn nó, vậy là ta đã lầm.
Chọn không lầm nghề là chọn được một nghề tương thích với mình. Ở đây có hai ý:
nghề mình chọn phải là nghề mình thích, đương nhiên, nhưng còn phải xét đến yếu tố
tương hợp. Yếu tố này quan trọng hơn cả. Nếu không tương hợp với yêu cầu của nghề, dù
ta có thích đến đâu, sớm muộn cũng sẽ bị nghề đào thải. Hơn nữa, sở thích chưa phải là
sở trường. Sở thích thiên về cảm tính, không ổn định. Sở trường mới là tố chất của năng


lực, ổn định hơn, bền vững hơn.
Tương hợp chủ yếu về hai mặt: phẩm chất và năng lực. Ngoài ra, còn phải xét đến giới
tính, sức khỏe, hoàn cảnh... và chí hướng của ta. Nếu ta thích nghề đó, lại còn được nghề

"yêu", nghĩa là "nghề chọn ta" (vì tương hợp với ta) thì chắc chắn ta đã chọn đúng nghề.
Do đó, các nhà giáo dục hướng nghiệp đã khẳng định: chủ yếu là nghề chọn ta chứ không
phải ta chọn nghề. Có "giao duyên" như vậy mới không lầm lẫn. Trên thực tế, vì không
được nghề "yêu" nên đã có rất nhiều người dù đã tốt nghiệp nhưng khi vào nghề mới thấy
rằng không thể theo được nghề đã chọn (do chọn lầm).
1. Khảo sát nhận thức về năng lực nghề nghiệp
Qua khảo sát 100 sinh viên năm đầu tại Kí túc xá Mễ Trì hiện là Kí túc xá của sinh
viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
văn qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu để tìm hiểu về việc xác định năng lực nghề nghiệp
của sinh viên năm nhất, tôi đã thu được những kết quả nhất định.
1. Bạn có hiểu hết mục đích, ý nghĩa của ngành mình học?
a. Có
b. Không
2. Bạn đã định hướng đầu ra và nơi tuyển dụng sau khi tốt nghiệp cho bản thân
chưa?
a. Đã định hướng được
b. Chưa định hướng được
3. Bạn có yêu thích và cảm thấy mình phù hợp với ngành đã chọn?
a. Thỏa mãn
b. Ít thỏa mãn
c. Không thỏa mãn
4. Nếu ít thỏa mãn hoặc không thỏa mãn với ngành đang học, vì sao bạn vẫn thi
ngành đó?
a. Vốn không thích nhưng do bố mẹ áp đặt
b. Chọn bừa
c. Vào học rồi mới thấy không thích
d. Vì khả năng xin việc cao
5. Bạn có muốn thi lại vào một trường khác không?
a. Có
b. Không

6. Trước khi thi đại học, bạn đã định hướng chọn trường, chọn nghành như thế
nào?
a. Đã tìm hiểu từ rất kỹ
b. Khi làm hồ sơ mới tìm hiểu qua loa
Nhận xét:
Trên thực tế, việc chọn nghề của các bạn học sinh hiện nay mang nặng tính thực dụng
như: nghề nghiệp này có dễ xin việc làm hay không, có thu nhập cao hay không, được
làm việc ở thành phố hay không… chứ ít người chú ý tới nội dung, ý nghĩa và giá trị xã


hội của nghề nghiệp cũng như sự phù hợp của nghề nghiệp với xu hướng, nguyện vọng
của bản thân.
Theo thống kê sơ bộ qua khảo sát trên, có đến 56% sinh viên chưa hiểu hết về mục
đích, ý nghĩa của ngành học mình lựa chọn; 49% không biết học xong ra làm việc gì và
nơi nào tuyển dụng. Chính vì thế, khi được hỏi về mức độ thoả mãn với nghề lựa chọn:
có đến 68% sinh viên cho biết họ ít thoả mãn với sự lựa chọn của mình, và một trong
những nguyên nhân mà các em đưa ra là “vào học rồi em mới biết mình không hợp”;
30% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau... Kết quả này cho thấy có một tỷ lệ khá
lớn các bạn trẻ đã không chọn được đúng nghề như mong muốn của bản thân,
- Những sai lầm phổ biến trong việc chọn nghề hiện nay của học sinh là gì?
+ Phổ biến nhất là chọn nghề vì những lý do kinh tế, đặt nặng giá trị kinh tế. Nhiều bạn
học sinh chấp nhận từ bỏ lĩnh vực nghề nghiệp mà mình yêu thích để lựa chọn một ngành
học khác với suy nghĩ ngành học này ra trường dễ xin được việc hơn, thu nhập cao hơn.
+ Nhiều bạn học sinh khi chọn nghề vẫn giữ quan niệm xưa cũ, lạc hậu như cho rằng
nghề đào tạo ở bậc đại học thì dễ xin việc hơn nghề đào tạo ở bậc trung cấp. Nhiều bạn
trẻ còn cảm thấy xấu hổ và thất bại khi phải học trung cấp hay ở những cơ sở đào tạo
nghề. Ngày nay, thế giới việc làm đã mở rộng với nhiều ngành nghề khác nhau, ở mỗi
ngành nghề lại đỏi hỏi trình độ chuyên môn đào tạo riêng. Thực tế trong nền kinh tế của
chúng ta hiện nay, nhu cầu nhân lực lao động trực tiếp qua đào tạo nghề ngày càng nhiều,
do đó những bạn học trung cấp lại có nhiều cơ hội được làm việc đúng chuyên môn cũng

như có cơ hội khẳng định bản thân hơn những sinh viên tốt nghiệp đại học.
+ Chọn nghề theo sự thành công của người thân ở những học sinh đang sống trong gia
đình có cha mẹ, người thân thành đạt trong xã hội. Cha mẹ và ngay cả bản thân các em
cũng mong muốn được tiếp nối truyền thống gia đình, nhưng các bạn không biết rằng
mỗi người có một năng lực, sở trường, tính cách riêng vì thế nghề này mang lại sự nghiệp
cho người này nhưng chưa chắc sẽ giúp cho người khác thành công.
+ Chọn nghề hời hợt, sơ sài theo kiểu nước đến chân mới nhảy cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn tới những thất bại nghề nghiệp sau này. Nhiều bạn học sinh ngay đến
năm lớp 12 cũng chưa tìm hiểu và quyết định lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp để theo
đuổi. Các em cho rằng việc học tập mới là quan trọng, học càng tốt thì càng có nhiều cơ
hội để thi vào các trường đại học mà không hiểu rằng khả năng học tập chỉ là điều kiện
ban đầu, còn sau này khi ra trường có phát huy được những kiến thức đã học hay không
lại cần có sự phù hợp giữa yêu cầu nghề nghiệp và năng lực, phẩm chất, sở thích của các
em.
- Vậy khi chọn ngành học, thí sinh nên quan tâm đến những vấn đề gì ?
Khi các bạn quyết định lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp để xây dựng một sự nghiệp
vững chắc cho bản thân và đóng góp cho xã hội, các bạn cần cẩn trọng tìm hiểu xem bản
thân thực sự thích thú với loại công việc nào; năng lực sức khỏe, thể chất của mình ra
sao; mình thích làm việc trong môi trường như thế nào; mong muốn về tiền lương, cơ hội
thăng tiến ra sao… Sau đó các bạn mới đi tìm kiếm loại công việc đáp ứng được nhiều
nhất những mong muốn và khả năng của mình. Sau đó, các bạn phải tìm các cơ sở đào


tạo có đào tạo lĩnh vực nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. Cuối cùng căn cứ vào điều
kiện gia đình, năng lực học tập để lựa chọn một cơ sở đào tạo phù hợp.
Việc chọn sai nghề của cá nhân không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới chính bản thân họ
mà còn có những ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội.
Đối với cá nhân, chọn sai nghề dẫn tới bản thân không phát huy được hết năng lực, tố
chất của mình trong công việc, giảm năng suất và hiệu quả lao động. Từ đó sẽ gây tâm lý
chán nản, thất vọng, thiếu tự tin và mất đi động lực để làm việc. Cuộc sống tinh thần trở

nên căng thẳng, mệt mỏi và lâu dần chuyển thành bệnh mãn tính, làm giảm sút chất lượng
sống và hiệu quả công việc. Luôn cảm thấy không thỏa mãn trong công việc dẫn tới trì
hoãn thực hiện các việc được giao, tìm mọi cơ hội trốn việc, bỏ việc. Muốn bắt đầu đào
tạo lại nghề khác thì cũng tốn kém thời gian, chi phí.
Đối với xã hội, việc có nhiều cá nhân lựa chọn sai nghề sẽ dẫn tới giảm sút chất lượng
đào tạo, gây lãng phí cho công tác đào tạo và đào tạo lại. Nhiều người có khả năng, nhu
cầu lại không được đào tạo trong khi người khác được đào tạo nhưng ra trường phải đào
tạo lại hoặc phải chuyển sang lĩnh vực nghề nghiệp khác gây tốn chi cho xã hội.
Chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo không đảm bảo dẫn tới năng suất lao động
không cao, nảy sinh nhiều xáo trộn cho hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức bởi các
hiện tượng như bỏ nghề, chuyển nghề.... Các doanh nghiệp mất thêm chi phí đào tạo và
đào tạo lại cho đội ngũ của mình.
Thực tế, việc đào tạo trong nhà trường đại học là đào tạo ngành hay lĩnh vực nghề
nghiệp. Trong ngành, lĩnh vực nghề nghiệp lại được chia nhỏ thành nhiều chuyên môn
với các loại công việc khác nhau, do đó bạn sinh viên nên tìm hiểu xem trong lĩnh vực
mà bạn được đào tạo có lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào có thể đáp ứng nhu cầu
nguyện vọng, hứng thú lao động của mình hay không? Bạn cũng nên biết rằng trong quá
trình lao động, con người mới dần nhận ra mình thực sực thích điều gì, điều gì làm mình
thỏa mãn và hạnh phúc. Vì thế, nếu bạn có tố chất và năng lực phù hợp với nghề, bạn nên
tiếp tục làm việc với tất cả trách nhiệm của mình, theo thời gian loại công việc đó sẽ làm
cho bạn thích thú.
Những phân tích trên góp phần lí giải cho nghịch lý: Người Việt Nam thi các giải
quốc tế (toán, vật lý, cờ vua, robotcom...) đều được đánh giá rất cao, thế nhưng lại chưa
thành đạt nhiều trong công việc. Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc
quốc tế - điều mà nhiều nước trong khu vực phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực
của lao động VN thì chắc chắn chúng ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế? Rõ
ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy và nhu cầu xã hội, thực tế sản xuất
kinh doanh.
Trong hội nghị với bộ Đại học, UNESCO đề xướng mục đích học tập: “Học để biết,
học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện

đang nặng về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO.
Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 đã 13 năm, thế mà chương trình đào tạo và việc đánh
giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Peter M. Senge


nói “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ ràng muốn tăng cường
năng lực cạnh tranh chúng ta không những phải học nhanh mà phải học đúng.
Vậy làm thế nào để học đúng năng lực nghề nghiệp bản thân bạn có biết chính tính
cách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nghề nghiệp phù hợp của mỗi con
người?
2. Làm thế nào để chọn đúng nghành nghề phù hợp năng lực nghề nghiệp của bản
thân
Dưới đây là 1 mẫu câu hỏi trắc nghiệm giúp mọi người xác định nghề nghiệp phù hợp
năng lực bản thân trích từ nguồn Vietnamworks.
Bạn có muốn biết mình thuộc típ người nào và nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất
không? Mời bạn tham gia bài trắc nghiệm sau:
Hãy trả lời trung thực từng câu hỏi bằng cách chọn một câu duy nhất trong từng cặp
câu trả lời mô tả đúng nhất về bạn. Hãy trả lời như chính con người thật của bạn, đừng
chọn câu trả lời mà bạn muốn hay phải như vậy.
1. Nếu mô tả về mình, bạn là người:
a. Nói nhiều hơn là nghe người khác nói.
b. Lắng nghe người khác nhiều hơn là nói.
c. Chú ý các tiểu tiết.
d. Chú ý bức tranh toàn cảnh và những việc có thể xảy ra.
e. Quyết định mọi việc rất khách quan.
f. Quyết định mọi việc theo giá trị riêng của chúng và cảm nhận của bạn.
g. Thực hiện đúng kế hoạch đặt ra, không muốn thay đổi.
h. Linh hoạt khi thực hiện các kế hoạch.
2. Trong những buổi họp mặt hay tranh luận cùng bạn bè, bạn …
a. Thích là tâm điểm của sự chú ý.

b. Cảm thấy thoải mái khi ở một mình.
c. Thích những giải pháp thực tế.
d. Thích những ý tưởng sáng tạo.
e. Thường tranh luận cho vui.
f. Cố gắng tránh tất cả tranh luận và đối đầu.
g. Rất chú trọng đến thời gian và luôn đúng giờ.
h. Ít quan tâm đến thời gian và thường trễ hẹn.
3. Quan điểm sống của bạn là …
a. Hành động trước khi suy nghĩ.
b. Suy nghĩ thật “chín” trước khi hành động.
c. Chỉ tin vào kinh nghiệm thực tế.
d. Chỉ tin vào bản năng mà thôi.
e. Xem trọng tính trung thực và công bằng.
f. Xem trọng sự hòa thuận và tình thương.
g. Làm việc trước, chơi sau.


h. Chơi trước và làm việc sau.
4. Trong công việc, bạn …
a. Thích “đóng vai chính”.
b. Thích “ẩn mình” sau “hậu trường”.
c. Chú ý mọi chi tiết và nhớ tất cả sự việc.
d. Chỉ chú ý những điều mới lạ.
e. Nguồn động viên chính là thành tích đạt được.
f. Cảm thấy “ấm lòng” vì sự công nhận của sếp.
g. Quyết định mọi việc khá dễ dàng.
h. Có thể ra quyết định khá khó khăn.
5. Nhìn chung bạn có khuynh hướng …
a. Thoải mái và nhiệt tình.
b. Độc lập và kín đáo.

c. Có óc thực tế - thấy điều cụ thể trước mắt.
d. Có óc sáng tạo – thấy điều có thể làm được.
e. Bị thuyết phục bởi những lập luận có lý.
f. Bị thuyết phục bởi cảm giác của bản thân.
g. Chỉ cảm thấy thoải mái khi mọi việc đã có kế hoạch rõ ràng.
h. Thích tự do và ứng biến tùy lúc.
Đến đây, hãy thống kê câu trả lời của bạn!
Ví dụ:
Bạn đã trả lời như sau:
Câu trả lời
Số lần

a
2

b
3

c
4

d
1

e
3

f
2


g
3

h
2

* Chọn ra 4 câu bạn đã trả lời nhiều lần nhất và đối chiếu với bảng bên dưới để xem bạn
thuộc típ người nào:


Bạn chọn 3 lần Câu b: Bạn là người hướng nội - Introvert.



Bạn chọn 4 lần Câu c: Bạn là người nhạy bén, sắc sảo - Sensor.



Bạn chọn 3 lần Câu e: Bạn hành động thiên về lý trí - Thinker.



Bạn chọn 3 lần Câu g: Bạn rất quy củ và quyết đoán - Judger.

* Vậy bạn là típ người ISTJ (xem bảng sau để biết nghề nghiệp phù hợp với bạn).
Khám phá xem bạn thuộc típ người nào nhé!
Câu a: bạn thuộc típ Câu b: bạn
người hướng ngoại thuộc típ người
(Extrovert).
hướng nội

*Bạn rất năng động (Introvert).
và là người của xã *Bạn rất kín

Câu c: bạn là
người nhạy
bén, sắc sảo
(Sensor).
*Bạn thường

Câu d: bạn là người có
trực giác mạnh
(Intuitive).
*Bạn quan tâm đến mối
quan hệ giữa các sự


hội, bạn quan tâm đáo và cẩn
chú ý đến tất việc. Bạn là người giàu
đến mọi việc xảy ra thận. Bạn giao cả sự việc và tưởng tượng và sáng tạo.
xung quanh mình. tiếp không
tiểu tiết xung
nhiều lắm
quanh.
nhưng nội dung
giao tiếp thật
sâu sắc.
Câu e: bạn là người Câu f: bạn là Câu g: bạn Câu h: bạn là người
thiên về lý trí
người thiên về thuộc típ
thích quan sát

(Thinker).
cảm tính
người quy củ (Perceiver).
và quyết đoán *Bạn rất linh hoạt, ham
*Bạn quyết định mọi (Feeler).
việc rất khách quan *Bạn thường (Judger).
hiểu biết và có một chút
và không dựa theo dựa trên các
*Bạn thích tinh thần “nổi loạn”.
quan điểm cá nhân. tiêu chuẩn cá một môi
nhân và cảm trường làm
giác của mình việc có tổ
để quyết định chức và ngăn
mọi việc.
nắp.
Và bây giờ hãy khám phá xem nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất nhé.
ENFJ (Extrovert,
ENFP (Extrovert,
ENTJ (Extrovert,
ENTP (Extrovert,
Intuitive, Feeler,
Intuitive, Feeler,
Intuitive, Thinker,
Intuitive, Thinker,
Judger)
Perceiver)
Judger)
Perceiver)
Bạn là người dễ
Thật tuyệt

Bạn khá thân thiện với Bạn rất có duyên. Mọi
cảm thông và độc đáo. vời! Bạn rất thông
mọi người. Tuy nhiên người đều thích bạn vì
Bạn thích làm việc
minh và luôn muốn
bạn là người rất kiên bạn là người thân thiện
trong môi trường ngăn học hỏi nhiều hơn. Bạn quyết và thẳng tính. Vì và thoải mái. Bạn rất
nắp. Bạn
nói khá
vậy bạn có thể làm tổn sáng tạo, nhưng cũng
rất có trách nhiệm. Khi nhiều và là người khá thương người khác. dễ thay đổi. Khả năng
làm bất cứ việc gì, bạn thoải mái. Bạn rất nhiệt Bạn rất quyết đoán và phân tích của bạn khá
thường dồn hết tâm trí tình, có nhiều sáng
ngăn nắp.
tốt.
của mình vào đó.
kiến. Bạn thường dễ *Bạn có thể trở
*Bạn nên làm những
*Bạn có thể trở thành dàng vượt qua mọi khó thành: Giám đốc điều công việc: Đầu tư ngân
một Chuyên viên thiết khăn.
hành, Tư vấn viên,
hàng, Người viết quảng
kế, Biên tập tạp chí, *Nghề nghiệp phù hợp chuyên viên nhà
cáo, Hoạch định chiến
Nhà sản xuất các
với bạn: Nhân viên
đất,Nhân viên
lược, Phát thanh viên
chương trình TV,
quảng cáo,chuyên viên Marketing, Nhà phân radio/TV.

Nhân viên marketing, phát triển phần mềm, tích tài chính.
Nhà văn/Nhà báo.
Nhà báo, Nhà thiết kế,
Giám đốc sáng tạo.
ESFJ (Extrovert,
ESFP (Extrovert,
ESTJ (Extrovert,
ESTP (Extrovert,
Sensor, Feeler, Judger) Sensor, Feeler,
Sensor, Thinker,
Sensor, Thinker,
Perceiver)
Judger)
Perceiver)
Bạn rất năng động và
tràn đầy nhiệt huyết. Bạn khá thoải mái và Bạn có khuynh hướng Bạn là người năng
Tuy nhiên bạn khá
khôi hài. Vì vậy đừng nói thẳng những điều động, vui vẻ và quyến
nhạy cảm và dễ bị tổn ngạc nhiên khi thỉnh bạn nghĩ. Bạn rất thực rũ nhưng hơi bốc đồng.
thương. Bạn là người thoảng bạn cảm thấy tế, khó thay đổi ý kiến Bạn thích thử thách và
ngăn nắp và có trách mình hơi bốc đồng
và nghiêm túc. Bạn
luôn luôn muốn học hỏi
nhiệm. Bạn không
nhé! Tuy nhiên bạn rất yêu thích tính truyền thêm nhiều điều mới lạ.
thích sự thay đổi.
ham học hỏi. Bạn rất thống và rất giỏi quyết Bạn cũng là người hiếu


*Bạn có thể là một

năng động và yêu các định mọi chuyện.
kỳ, điềm đạm và suy
chuyên gia kinh
hoạt động xã hội.
*Bạn có thể trở thành nghĩ lôgic.
doanh Bất động sản, *Bạn có thể trở thành Nhân viên kinh doanh, *Bạn có thể trở
Bác sĩ thú y, Giáo
mộtGiáo viên mầm
Nhân viên bất động thành Nhân viên y tế,
viên, Y tá, Nhân viên non, Bác sĩ chuyên
sản, Dược sĩ, Sĩ quan. Môi giới chứng khoán,
kinh doanh, Nhân viên khoa, Bác sĩ thú y, Nha
Nhân viên bảo hiểm,
du lịch.
sĩ.
Kỹ sư, Nhân viên du
lịch.
INFJ (Introvert,
INFP (Introvert,
INTJ (Introvert,
INTP (Introvert,
Intuitive, Feeler,
Intuitive, Feeler,
Intuitive, Thinker,
Intuitive, Thinker,
Judger)
Perceiver)
Judger)
Perceiver)
Bạn khá sáng tạo và có Bạn khá

Bạn thích
Bạn khá trầm lặng. Bạn
khả năng làm việc độc trầm lặng, kín đáo và sự độc lập và ngăn
có khả năng làm việc
lập. Bạn luôn luôn suy tốt bụng. Thỉnh thoảng nắp. Bạn là người giàu độc lập cao. Người
nghĩ kĩ trước khi làm bạn khá nhạy cảm nên trí tưởng tượng. Bạn khác có thể kể với bạn
bất cứ việc gì. Bạn
cũng
có óc
những bí mật của họ vì
luôn dành hết đam mê dễ bị tổn thương. Bạn phân tích và lôgic. Bạn bạn là người rất kín
cho những gì mình
là người sáng tạo, độc luôn khát khao nâng đáo. Bạn là người sáng
làm.
đáo và giàu trí tưởng cao năng lực và kiến tạo và khéo léo, nhưng
thức
bạn cũng hay thay đổi.
*Nghề nghiệp phù hợp tượng.
của
mình.
Bạn
khá
với bạn là: Giáo viên, *Những nghề thích
*Bạn có thể phát triển
Chuyên viên huấn
hợp với bạn:Chuyên thận trọng và kín đáo. nghề nghiệp của mình
luyện, Biên tập viên, gia nhân sự, Nhà
* Những nghề phù hợp theo hướng:Chuyên
Giám đốc sáng tạo,
nghiên cứu, Nhà tâm lý với bạn: Nhà văn tự viên phân tích tài chính,

Nhà văn.
học, Thông dịch viên, do, Hoạch định truyền Nhà kinh tế học, Nhạc
Thủ thư, Thiết kế thời thông, Kiến trúc sư, sĩ, Thiết kế Web, Xây
trang, Biên tập viên. Quản trị mạng, Phát dựng chiến lược.
triển phần mềm.
ISFJ (Introvert,
ISFP (Introvert,
ISTJ (Introvert,
ISTP (Introvert,
Sensor, Feeler, Judger) Sensor, Feeler,
Sensor, Thinker,
Sensor, Thinker,
Perceiver)
Judger)
Perceiver)
Bạn là người cẩn thận,
hiền lành và sâu sắc. Bạn rất tốt bụng và dễ Bạn là người trầm
Bạn là một người rất
Bạn làm việc chăm
cảm thông. Bạn là
lặng. Bạn rất cẩn thận, thực tế. Bạn thích sự
chỉ, có óc tổ chức và người chu đáo và trung trung thực và tỉ mỉ.
độc lập và yên tĩnh. Đôi
kiên quyết. Bạn rất
thực. Bạn khá nhạy
Bạn thích sự ổn định, lúc bạn cũng bốc đồng.
quan tâm đến người cảm nên rất dễ bị tổn nhưng bạn cũng có thể Bạn là người theo chủ
khác. Bạn thích cuộc thương. Tuy nhiên bạn thích nghi với sự thay nghĩa khách quan và
sống ổn định và giúp rất dễ thích ứng với sự đổi. Bạn làm việc
không dễ xúc động.

đỡ người khác.
thay đổi.
chăm chỉ và rất có
*Những nghề thích hợp
*Những nghề thích
*Bạn có thể trở thành trách nhiệm.
với bạn: Lập trình vi
hợp với bạn gồm Thủ Nhân viên thiết kế,
* Bạn có thể phát triển tính, Cảnh sát, Lính cứu
thư, Người trang trí Chăm sóc khách hàng, nghề nghiệp của mình hỏa, Dược sĩ.
nội thất, Chăm sóc
Đầu bếp, Nha sĩ.
theo hướng:Môi giới
khách hàng, Nhân viên
bất động sản, Quản lý
kế toán, Giáo viên.
dữ liệu, Kế toán,
Thanh tra xây dựng,
Quản lý văn phòng.
Bạn biết đấy không có gì là hoàn hảo cả. Nhưng chúng tôi hy vọng bài trắc nghiệm này
sẽ giúp bạn khám phá khả năng thật sự của mình. Từ đó bạn sẽ xác định được đâu là công


việc phù hợp nhất với bạn để phát triển đúng hướng cho sự nghiệp của mình.
Mỗi một người khi đã trưởng thành đều có một nghề nghiệp tương xứng với năng lực của
mình. Định hướng tương lai như thế nào? là mục đích của cuộc sống mà mỗi người đều
khát khao muốn đạt được. Thế nhưng định hướng nghề nghiệp là gì và như thế nào lại là
một kỹ năng mềm không phải ai cũng có.
Đối với các bạn sinh viên, bước vào ngưỡng cửa đại học sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ, bạn chưa
biết mình muốn làm gì và dừng lại ở đâu, như thế nào là chấp nhận được và như thế nào

là kỳ vọng? Hãy học cách định hướng tương lai ngay từ khi còn là sinh viên để đảm bảo
bạn đang lên kế hoạch rõ ràng, đúng đắn, hoạch định tương lai một cách chi tiết và khoa
học nhất.

IV. Vấn đề nâng cao/tự nâng cao năng lực nghề nghiệp khi còn là sinh viên
Ngay từ khi còn học tập trên giảng đường, sinh viên phải quan tâm đến việc tự nâng
cao năng lực nghề nghiệp cho mình. Vậy, sinh viên phải làm gì để tự nâng cao năng lực
nghề nghiệp để chuẩn bị cho tương lai? Học tập như thế nào, mình đang thiếu kỹ năng gì,
và cần trau dồi kỹ năng nào? Làm thế nào để tiếp nhận được trọn vẹn, có chiều sâu những
tri thức khoa học đã có, đang có và tri thức dự báo của ngành học, tương ứng với sự phát
triển như vũ bão của khoa học hiện đại (tuỳ theo yêu cầu của cấp học và định mức
chuyên môn). Những tri thức khoa học này là nền tảng của nhận thức khoa học, công cụ,
tư liệu của sự biến đổi thành tri thức khoa học mới; người học có thể nhào nặn lại, chuyển
hoá chúng thành cáicủa mình, cho mình. Ở đây, tri thức khoa học được xem là tiêu chí
đầu tiên và cơ bản để đánh giá ý thức tự đào tạo của người học, đánh giá hoạt động giáo
dục tri thức, tạo tiền đề quy định ý thức lao động nghề nghiệp sau này của người học.
Như C.Mác đã xác định, tri thức là phương thức theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái
gì đó nảy sinh ra đối với ý thức. Cho nên, một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức chừng
nào ý thức biết cái đó. Việc tự trang bị tri thức khoa học gồm tiếp nhận, xử lý, kiểm
nghiệm, dung nạp các loại tri thức cơ bản, tư liệu, ứng dụng, công nghệ thông tin, kỹ
thuật, chuyên ngành, liên ngành, nghề nghiệp; trong đó có sự kết hợp hợp lý giữa tri thức
khoa học cổ truyền và hiện đại, dân tộc và quốc tế, thông dụng và cao cấp, sáng tạo cá
nhân và sáng tạo tập thể. Quá trình tự làm giàu trí tuệ trên cần được thực hiện thường
xuyên, liên tục, hệ thống, đa dạng theo một định hướng vừa có tính cấp thiết, vừa có tính
chiến lược.
Vốn liếng về thực tiễn là cơ sở, động lực, chất liệu, nội dung, tiêu chuẩn chân lý và
mục tiêu của toàn bộ quá trình tự đào tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Thực tiễn
không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với
thực tiễn là lý luận suông. Đây cũng là bước chuẩn bị cần thiết để người học sau này
hành nghề, hoạt động xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển. Có thể xem tự ý thức là bộ

não và huyết mạch của tất cả các hoạt động tự đào tạo của người học.
Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học
để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối chiếu định
nghĩa này với nên giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của ta mới chỉ là


học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Chính vì vậy
khi sinh viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng thường chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển
dụng bằng bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc... Thế nhưng, bạn nên
biết rằng năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng
và thái độ. Điều đó khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để
chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại
chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”.
Như ta đã biết, kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn
cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng
sống, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ
năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ năng cơ bản thì bất
cứ ai làm nghề gì cũng nên có và cần phải có.
Kỹ năng mềm (soft skills) – trí tuệ cảm xúc: là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan
trọng trong cuộc sống con người - thường không được học trong nhà trường, không liên
quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá tính
đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Nhưng, kỹ năng mềm lại
quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Ngược lại, kỹ năng cứng (hard skills) – trí tuệ logic: chính là khả năng học vấn của
bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Những kiến thức đó dù học tốt tới đâu
trong 4 - 5 năm đại học thì nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong cái đại dương mênh mông
kiến thức sau này của đời con người.
Thực tế cho thấy kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển.
Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết
định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là

bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.
Để nâng cao năng lực nghề nghiệp chuẩn bị cho tương lai, sinh viên cần hoàn
thiện cả kỹ năng "cứng" và "mềm", Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng?
Sinh viên trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường, sau
đó phân tích xem đối với công việc đó, đâu là kỹ năng “cứng”, đâu là kỹ năng “mềm”.
Chẳng hạn với vị trí nhân viên phòng Kinh doanh thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục
khách hàng lại chính là kỹ năng “cứng”, hay chính là chuyên môn của nghề nghiệp.
Nhưng với vị trí Lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là những kỹ năng “mềm”.
Việc xác định rõ “mềm”, “cứng” và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu hụt
của bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để trau dồi kỹ năng “mềm”. Các bạn
phải tập kỹ năng hàng ngày, cũng như tập viết, tập đọc thì mới nhuần nhuyễn được. Hãy
nhớ rằng, xã hội ngày này là một xã hội thay đổi, cần sự uyển chuyển chứ không cần sự
cứng nhắc.
Có những bạn sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kỹ
năng mềm cho bản thân. Nhưng phần nhiều các bạn sinh viên chưa biết đến kỹ năng mềm
cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống
ngày nay, nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ có một tấm vé khi vào
đời, quan điểm này không sai nhưng chưa đủ. Bạn học giỏi chuyên môn, nhưng chưa
chắc bạn có thể thích ứng nhanh với công việc hay sự thay đổi về “môi trường” cuộc
sống. Bạn có thành tích học tập mà ai nhìn vào cũng thật đáng nể nhưng chưa chắc đã có


được cảm tình với nhà tuyển dụng, đó là bạn đã thiếu một yếu tố quan trong đó là kỹ
năng mềm. Bạn học không xuất sắc, nhưng bạn luôn mạnh rạn, tự tin trong bất kỳ tình
huống thay đổi nào, bạn luôn đạt được kết quả tốt nhất, đó là bạn đã có kỹ năng mềm.
Tuy nhiên, kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy. Tân
sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ
trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học; từ đó đến khi ra trường, bạn sẽ tự tin với
năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo.
Ở VN, các kỹ năng chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong cuộc

sống. Hình như nền giáo dục của chúng ta đang dựa trên một giả định “người ta biết thì
người ta sẽ làm được”. Và vì vậy họ cứ cố dạy cho học sinh, sinh viên thật nhiều kiến
thức hòng làm được việc khi ra trường. Nhưng thực tế đâu có vậy, từ biết đến hiểu là một
khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một
khoảng cách còn xa hơn nữa. Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh viên khi ra trường
biết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm việc cụ thể. Chỉ vài năm gần đây,
các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “kỹ năng
mềm”.
Chúng ta tự hào về nguồn lao động dồi dào. Nhưng đó mới chỉ là số lượng. Chất lượng
lao động mới là vấn đề đáng bàn. Theo bà Nguyễn Thị Hằng (nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ,
TB & XH, Chủ tịch hội dạy nghề VN), hiện nay, Việt Nam còn đến hơn 50% lao động
trong tổng số hơn 10 triệu lao động chưa qua đào tạo cơ bản chính quy, mà chủ yếu là
vừa học vừa làm hoặc làm những công việc đơn giản. Điều đó cho chúng ta thấy bức
tranh tổng thể về kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động không có gì là sáng sủa
cho lắm và còn nhiều việc phải làm để có một bức tranh tươi sáng hơn.Điều tối thiểu phải
biết (nhưng lại không phải ai cũng biết), là xã hội bây giờ sử dụng sản phẩm dùng được,
chứ không sử dụng khả năng hay bằng cấp của con người. Anh không có kỹ năng đánh
máy, thì có thuộc lòng 10 quyển sách về Microsoft Office cũng vô nghĩa. Anh không
thiết kế nổi một cái nhà bình thường 3 tầng, thì có tốt nghiệp xuất sắc trường Kiến trúc
cũng vô nghĩa.
Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, 10 kỹ năng sau là căn bản và
quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay: Kỹ năng học và tự học
(Learning to learn); Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership &
Personal branding); Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise
skills); Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills); Kỹ
năng lắng nghe (Listening skills); Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills); Kỹ năng
giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills); Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving
skills); Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork); Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills).
Như vậy, để nâng cao năng lực nghề nghiệp, ngoài những kiến thức chuyên môn,
người lao động cần phải được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được

việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và
đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Rõ ràng việc đào tạo người lao động với đầy đủ các kỹ năng thiết yếu ngay từ rất sớm
chính là bước chuẩn bị vững chắc nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao
năng suất, hiệu quả công việc, nâng cao đáng kể năng lực nghề nghiệp, chất lượng cuộc


sống và văn hóa xã hội, góp phần thay đổi diện mạo con người Việt Nam. (Tham khảo
nguồn: Dân trí).
Vì thế, để nâng cao năng lực nghề nghiệp, hãy để thế hệ trẻ chủ động, khám phá, tự tìm
tòi. Trước vận mệnh và cơ hội của mình trong xã hội, các bạn trẻ cần tự chịu trách nhiệm
về tương lai của mình, về số phận của mình, và đừng chờ đợi để số phận đến với chúng ta
như thế nào để chấp nhận như vậy, mà hãy quyết định nó, tìm kiếm cơ hội, tự tìm các
nguồn lực, khám phá năng lực bản thân để tự khẳng định mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Nguồn Dân trí





Nguồn Vietnamnet
Nguồn: Bản tin số 266 – VNU Media, tác giả Thanh Hà (thực hiện)
Kỷ yếu Ngày Nhân sự Việt Nam, Nguyễn Thị Bích Liên (Thạc sỹ Khoa học về
Quản trị Nhân sự, hiện đang làm việc cho tổ chức Phi chính phủ ChildFund tại
Việt Nam)
Nguồn VietnamWork

Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006






×