Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và đề XUẤT các GIẢI PHÁP QUẢN lý, sử DỤNG đất NGHĨA TRANG, NGHĨA địa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Vũ Thị Ngọc Hiền

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Địa chính
Mà số: 60 44 80

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC\

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Vũ Thị Ngọc Hiền

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Địa chính
Mà số: 60 44 80
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC\

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. Thái Thị Quỳnh Như

Hà Nội - 2010


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 : Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ` ............................. 13
Bảng 1.2 : Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của các vùng qua các năm .............................20
Bảng 2.1 : Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội qua các năm .........................................27
Bảng 2.2 : Bình quân diện tích một số loại đất trên đầu người của Hà Nội và một số
tỉnh lân cận năm 2010 .............................................................................................. 44
Bảng 2.3 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính.... 45
Bảng 2.4 : Bình quân diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính......47
Bảng 2.5 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang liệt sỹ theo đơn vị hành chính.......... 49
Bảng 2.6 : Bảng tổng hợp nghĩa trang nhân dân trên địa bàn các quận, huyện, thị xã
– Thành phố Hà Nội năm 2010 ................................................................................ 51
Bảng 2.7 : Giá dịch vụ xây mộ tại nghĩa trang Văn Điển ....................................... 65
Bảng 2.8 : Giá dịch vụ hỏa táng tại nghĩa trang Văn Điển ..................................... 66
Bảng 2.9 : Giá gửi tiểu cốt, bình tro ngoài trời tại nghĩa trang Văn Điển .............. 66
Bảng 2.10: Giá gửi bình tro trong nhà ..................................................................... 66
Bảng 2.11: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Yên Kỳ..............................................................71
Bảng 2.12: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Vĩnh Hằng ........................................................75
Bảng 2.13: Số tiền di chuyển mộ thực hiện các dự án trên địa bàn quận Hà Đông năm
2009..................................................................................................................................77


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm................... 12

Hình 1.2 : Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản ............................ 16
Hình 1.3 : Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga) ........................ 17
Hình 1.4 : Kim cương táng...................................................................................... 17
Hình 1.5 : Thạch táng.............................................................................................. 18
Hình 1.6 : Hóa táng ................................................................................................. 18
Hình 1.7 : Yên hoa táng .......................................................................................... 18
Hình 1.8 : Bút táng .................................................................................................. 18
Hình 1.9 : Hai khu mộ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì) .................. 19
Hình 1.10: “Thành phố ma” ở Thừa Thiên Huế ...................................................... 21
Hình 1.11: Nghĩa trang rộng hàng chục ha ở Bình Thuận ....................................... 21
Hình 2.1 : Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của Hà Nội .......................26
Hình 2.2 : GDP bình quân đấu người qua các năm của Hà Nội ...........................26
Hình 2.3 : Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Hà Nội năm 2009 ....................................29
Hình 2.4 : Lưu trữ bình tro tại nghĩa trang Văn Điển ............................................. 35
Hình 2.5 : Vị trí táng phụ thuộc vào phán quyết của “Thầy địa lý” ....................... 37
Hình 2.6 : Nghĩa trang Yên Kỳ với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP
tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh ............................................................... 55
Hình 2.7 : Nghĩa trang Vĩnh Hằng với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP
Ao Vua ..................................................................................................................... 55
Hình 2.8 : Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang Vĩnh Hằng..................................... 57
Hình 2.9 : Nghĩa trang Yên Kỳ không có tường bao và hệ thống thoát nước..............58
Hình 2.10: Phế thải tại nhiều nghĩa địa không được xử lý.............................................58
Hình 2.11: Mộ cụ Dương Khuê tại xã Tảo Dương Văn (Ứng Hòa) ........................... 59
Hình 2.12: Tình trạng thiếu thống nhất về hướng và quy mô diện tích mộ...................59
Hình 2.13: Nghĩa trang Chùa Láng nằm giữa khu dân cư ....................................... 60


Hình 2.14: Nhiều mộ lẻ nằm trong đất canh tác của người dân............................... 60
Hình 2.15: Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển............................................................. 62
Hình 2.16: Khu mộ cát táng tại nghĩa trang Văn Điển ............................................ 63

Hình 2.17: Khu lưu trữ tro hỏa táng......................................................................... 64
Hình 2.18: Phế thải được đổ ngay cạnh khu mộ và nhà lưu trữ tro ......................... 67
Hình 2.19: Vòng hoa được đổ đống ngay tại khu nhà C.......................................... 67
Hình 2.20: Khu lưu trữ tro hỏa táng phục vụ nhân dân..................................................68
Hình 2.21: Khu mộ cũ của nghĩa trang Yên Kỳ....................................................... 69
Hình 2.22: Khu mộ vô chủ (mộ nhỏ) tại nghĩa trang Yên Kỳ ................................. 70
Hình 2.23: Khu mộ mới được quy hoạch, xây dựng tại nghĩa trang Yên Kỳ................70
Hình 2.24: Thiếu trách nhiệm trong quản lý và cung cấp dịch vụ.................................71
Hình 2.25: Hệ thống dẫn nước thải trong nghĩa trang Vĩnh Hằng........................... 72
Hình 2.26: Nghĩa trang Vĩnh Hằng được xây dựng như “biệt thự nhà vườn” ............ 73
Hình 2.27: Khu mộ “Viễn cảnh nhàn du” của họ Nguyễn – họ Trịnh...........................73
Hình 2.28: Khu mộ bà Phạm Thị Kim Lý ......................................................................73
Hình 2.29: Khu mộ do thành phố quản lý.......................................................................74
Hình 2.30: Những ngôi mộ thiếu sự chăm sóc ...............................................................76


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CP

: Cổ phần

DT

: Diện tích


ĐVHC

: Đơn vị hành chính

NĐ-CP

: Nghị định của Chính phủ

NTNĐ

: Nghĩa trang, nghĩa địa

HĐND

: Hội đồng nhân dân



: Quyết định

UBND

: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 1
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA ........................... 5
1.1. Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa......................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa ...............................................................5

1.1.2. Phân loại ...........................................................................................................6
1.1.3. Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa...............................7
1.1.4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa..................................7
1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang......................................................8
1.1.6. Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang...................9
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ..............9
1.1.8. Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ........................11
1.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa......................12
1.2.1. Trước khi có Luật đất đai năm 2003...............................................................12
1.2.2. Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay ..............................................................14
1.3. Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .......16
1.3.1. Ở một số nước trên thế giới ............................................................................16
I.3.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................19
Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA
ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................23
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................23
2.1.2. Kinh tế - xã hội ...............................................................................................26
2.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................29
2.1.4. Phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa
trang, nghĩa địa.........................................................................................................34
2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn
thành phố Hà Nội. ....................................................................................................................36


2.2.1. Những quy định pháp lý của Thành phố về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa....................................................................................................................36
2.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ..............................42
2.2.3. Biến động sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong những năm gần đây............61
2.3 Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại một số nghĩa trang

lớn. ...............................................................................................................................................62
2.3.1. Nghĩa trang Văn Điển .....................................................................................62
2.3.2. Nghĩa trang Yên Kỳ.........................................................................................68
2.3.3. Nghĩa trang Vĩnh Hằng...................................................................................72
2.4. Tác động của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến các mặt
của đời sống xã hội ..................................................................................................76
2.4.1. Về kinh tế.........................................................................................................76
2.4.2. Về xã hội..........................................................................................................80
2.4.3. Về môi trường..................................................................................................80
2.5. Dự báo nhu cầu sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến năm 2020.......................81
2.5.1. Dự báo dân số .................................................................................................81
2.5.1.1. Dự báo tổng dân số đến năm 2020 ..............................................................81
2.5.1.2. Dự báo số người chết đến năm 2020 ...........................................................82
2.5.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa trang ................................................82
2.6. Đánh giá chung..................................................................................................................84
2.6.1. Những kết quả đã đạt được .............................................................................84
2.6.2. Những tồn tại...................................................................................................84
2.6.3. Nguyên nhân....................................................................................................86
Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG,
NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................87
3.1. Về chính sách quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .....................................87
3.1.1. Chính sách về quản lý .....................................................................................87
3.1.2. Chính sách về sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa ..................................88
3.2. Về quy hoạch......................................................................................................................89


3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................89
3.2.2. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang....................................................................90
3.3. Công nghệ hỏa táng ..........................................................................................................91
3.4. Giải pháp khác...................................................................................................................93

KẾT LUẬN................................................................................................................................95
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................98
PHỤ LỤC...................................................................................................................................99


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Quản lý, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của tất cả
các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
Sử dụng đất không chỉ là nhu cầu đối với những người đang sống mà cả với
những người đã khuất. Quản lý sử dụng đất tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển hiện tại,
nền tảng tốt cho tương lai và là điều kiện quan trọng để duy trì và bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống của từng địa phương nói riêng và của cả đất nước nói chung.
Vấn đề sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan
trọng trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam, nó thể hiện truyền thống
uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước và người có công với nước, đó
cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói đất nghĩa trang, nghĩa
địa là loại đất đặc biệt và việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng rất đặc
biệt là bởi nó gắn liền với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa
phương, từng dân tộc và từng dòng họ.
Thực tế hiện nay việc sử dụng và quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa
đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất là trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Quỹ đất dành cho phát triển đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất
dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác,
hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện tích nhỏ hơn. Trong quá trình bồi thường
thiệt hại khi thu hồi đất thì vấn đề bồi thường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại
đất trên thường rất phức tạp, gây nhiều thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân. Trong
khi đó phong tục tập quán và vấn đề tâm linh của người Việt Nam có một vị trí hết

sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân.
Vấn đề đặt ra cần phải sử dụng, quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa ở
Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng như thế nào để vừa đảm bảo được mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa quan tâm đến phong tục, tập quán

1


của người dân, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn
hóa truyền thống và phù hợp với một xã hội văn minh, hiện đại.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà
Nội là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần tăng
cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống của Hà Nội ngàn năm văn hiến.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Lãm rõ thực trạng và đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiệu quả,
tiết kiệm, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp với văn
minh thời đại.
3. Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nội
dung sau:
- Nghiên cứu tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa;
- Nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc
táng, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành
phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên

địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa thu thập tài liệu, số liệu: Tác giả đã
tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của thành phố Hà Nội, đồng thời tác giả đã tiếp cận, khảo sát và tìm hiểu về
cách thức quản lý, sử dụng đất tại một số nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn các
quận, huyện của thành phố Hà Nội.

2


- Phương pháp điều tra xã hội học: Với phương pháp này, tác giả đã tiến
hành thăm dò ý kiến của 150 người dân tại hơn 200 nghĩa trang, nghĩa địa trên địa
bàn các quận, huyện để tìm hiểu về hiện trạng quản lý, sử dụng nghĩa trang, nghĩa
địa của khu dân cư nơi họ sinh sống cũng như thăm dò ý kiến, nguyện vọng của
người dân về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong thời gian tới.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu: Trên cơ sở tài
liệu, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê, phân tích số liệu để
cơ bản phản ánh được thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, tác giả so sánh thực trạng
quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giữa các quận nội thành với các huyện
ngoại thành, giữa Hà Nội với các vùng lân cận.
- Phương pháp dự báo: Qua nghiên cứu về tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, tác
giả dự báo số người chết và nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến năm 2020.
- Phương pháp chi phí và lợi ích: tác giả tiến hành phân tích chi phí và lợi ích
giữa phương pháp địa táng truyền thống và phương pháp hỏa táng để giúp người
dân thấy được ưu, nhược điểm của các phương pháp táng từ đó lựa chọn phương
pháp táng phù hợp.
5. Phạm vi nghiên cứu:

Do đây là một đề tài khá mới, ít có tài liệu tham khảo, số liệu thống kê về
lĩnh vực này chưa đầy đủ nên trên cơ sở điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu
số liệu tác giả phản ánh một cách chung nhất, cơ bản nhất về thực trạng quản lý, sử
dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời tiến hành
nghiên cứu cụ thể tại một số khu vực điển hình của Hà Nội.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, chỉ đề cập khái quát vấn đề quản lý,
sử dụng đất tại các nghĩa trang liệt sỹ của Thành phố.
6. Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa.

3


Tại chương này, tác giả đưa ra các khái niệm; các nhân tố ảnh hưởng,
nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; nội dung quản lý và vai trò
của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa; cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử
dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa và tìm hiểu phong tục tập quán táng trên thế giới và
ở Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Sau khi nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, khảo sát thực địa, tìm
hiểu phong tục tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa, tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa
trang, nghĩa địa của thành phố Hà Nội nói chung và một số khu vực nói riêng.
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại chương này, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng đất nghĩa trang bao gồm giải pháp về chính sách, về quy hoạch, về công
nghệ táng và một số giải pháp khác.


4


Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
1.1. Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.1.1. Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa
Con người cũng như mọi sinh vật khác sinh ra, tồn tại và phát triển trên trái
đất đều tuân theo quy luật sinh tồn cơ bản nhất của tự nhiên là "sinh - lão - bệnh tử". Trong xã hội loài người, con người sau khi chết sẽ được mai táng theo những
nghi thức truyền thống với ý niệm đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng và
giúp cho linh hồn người chết được siêu thoát. Tập tục mai táng chính là sự bày tỏ
niềm thương tiếc, lòng biết ơn của con cháu với công dưỡng dục, sự biết ơn của
cộng đồng xã hội với công lao đóng góp của người đã khuất.
Theo quan niệm phương Tây, nghĩa trang là nơi mà thi thể người chết và di
hài sau khi chết được chôn cất. Trong tiếng Anh, từ nghĩa trang là cemetery có xuất
xứ từ tiếng Hy Lạp là κοιµητήριον: nơi an nghỉ - vùng đất dành riêng cho việc chôn
cất[1]. Tuy nhiên, cách thức quản lý, sử dụng đất và các hoạt động tưởng nhớ người
đã khuất được thực hiện tùy theo phong tục tập quán, tôn giáo của từng địa phương,
trong từng giai đoạn nhất định.
Còn ở Việt Nam, nơi chôn cất người chết được gọi là nghĩa trang, nghĩa địa
hoặc bãi tha ma. Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm rõ ràng để phân biệt các thuật
ngữ: nghĩa trang, nghĩa địa, bãi tha ma.
Điều 2 Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây
dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang quy định:
Đất nghĩa trang là đất dùng cho việc táng người chết tập trung theo các hình
thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo
quy hoạch.
Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều khu táng người chết tập trung nhưng việc
quản lý và xây dựng không có hoặc không theo quy hoạch mà theo phong tục tập
quán, các phần mộ được đặt theo các hướng không thống nhất, thông thường do các

"thầy địa lý˝ chọn hướng theo tuổi của người chết, ranh giới ngăn cách giữa khu

5


táng người chết và khu đất khác không rõ ràng. Những khu đất như thế dân gian vẫn
gọi đó là bãi tha ma hay nghĩa địa (khi đó hai thuật ngữ bãi tha ma và nghĩa địa
được hiểu như nhau)
* Một số khái niệm liên quan:
Táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết.
Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người.
Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một
địa điểm dưới mặt đất.
Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định
sau đó sẽ được cải táng.
Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất.
Cải táng là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức
táng khác.
Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng.
Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.
Nghĩa trang đã đóng cửa là nghĩa trang không cho phép tiếp tục thực hiện
các hoạt động táng trong nghĩa trang.
Dịch vụ nghĩa trang bao gồm: tổ chức tang lễ, mai táng, hỏa táng thi hài hoặc
hài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ; chăm sóc, bảo quản, lưu giữ tro cốt
tại các nhà lưu giữ tro cốt và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm.
1.1.2. Phân loại
Việc phân loại nghĩa trang tùy thuộc vào các tiêu chí đưa ra để phân loại. Ở
đây, tác giả đưa ra một số cách phân loại nghĩa trang như sau:
- Theo phân cấp quản lý, có 4 loại nghĩa trang: nghĩa trang cấp quốc gia
(nghĩa trang Trường Sơn), cấp tỉnh (Nghĩa trang Văn Điển, Thanh Tước,...), cấp

huyện (nghĩa trang quận Hà Đông, Nghĩa trang huyện Thanh Oai,...), cấp xã (nghĩa
trang xã Tây Tựu, Xuân Đỉnh,...).

6


- Theo đối tượng táng trong nghĩa trang, có các loại: nghĩa trang nhân dân
(nghĩa trang Vĩnh Hằng, Yên Kỳ,...), nghĩa trang liệt sỹ (nghĩa trang liệt sỹ huyện
Ứng Hòa, Thanh Oai,...), nghĩa trang người nước ngoài (nghĩa trang Ngọc Hồi),...
- Theo mô hình tổ chức quản lý, có các loại: Nghĩa trang do Nhà nước quản
lý (nghĩa trang Mai Dịch); do Doanh nghiệp quản lý (một phần của nghĩa trang
Vĩnh Hằng); do gia đình, dòng họ quản lý (nghĩa trang họ Trương Đỗ - huyện Ứng
Hòa, nghĩa trang họ Nguyễn,...); do tôn giáo quản lý (nghĩa trang Đạo giáo, khu mộ
của các nhà sư,...);...
- Theo phương thức táng, có: nghĩa trang hung táng, nghĩa trang cát táng,
nghĩa trang hỏa táng.
1.1.3. Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Quản lý đất nghĩa trang là một dạng quản lý đặc biệt mang tính văn hóa tâm
linh sâu sắc do cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá
nhân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh môi
trường, thỏa mãn nhu cầu về việc táng của nhân dân và giữ được những phong tục
tập quán tốt, văn minh, hiện đại.
Sử dụng đất nghĩa trang là việc dùng quỹ đất để táng người đã chết (để xây
các mộ phần, khu lưu trữ tro) và xây dựng các công trình phục vụ việc táng (nhà
tang lễ, đài tưởng niệm, nhà hỏa táng, đường, hệ thống xử lý rác, nước thải,...)
1.1.4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Trên cơ sở những nguyên tắc quy định tại Điều 11 Luật Đất đai năm 2003,
Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý
và sử dụng nghĩa trang đã quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng nghĩa trang như
sau (Điều 3):

1. Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và xây dựng theo quy
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc táng người chết phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường
hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm
vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân

7


cấp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Việc táng người chết trong các nghĩa trang phải phù hợp với phong tục,
tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại, tuân thủ các quy
định hiện hành về xây dựng, vệ sinh và môi trường.
4. Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải theo quy hoạch, đúng mục đích và
bảo đảm các yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại
đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang
Đất nghĩa trang cũng như các loại đất khác được Nhà nước thống nhất quản
lý và có các chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai, tuy
nhiên do đất nghĩa trang là loại đất đặc biệt nên việc quản lý được đặc biệt quan tâm
đến các nội dung sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nghĩa
trang và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang;
3. Lập quy hoạch và xây dựng nghĩa trang.
4. Quản lý việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân làm nghĩa trang;
5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
6. Thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang;

7. Quản lý tài chính về đất nghĩa trang và giá dịch vụ nghĩa trang.
8. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
làm nghĩa trang;
9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất nghĩa
trang và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường.
10. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và
sử dụng nghĩa trang.

8


11. Đề xuất cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc đóng cửa nghĩa trang với cơ
quan có thẩm quyền trên cơ sở báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động, quản lý của
các nghĩa trang.
12. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nghĩa trang trên địa bàn thành phố.
13. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, các phương pháp mới
trong việc quản lý, sử dụng nghĩa trang.
1.1.6. Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang.
Điều 8 Nghị định số 35/2008/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong quá
trình xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang gồm:
1. Xây dựng mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang không đúng quy định.
2. Mua bán, chuyển nhượng đất trong nghĩa trang dưới mọi hình thức.
3. Phá hoại các công trình xây dựng trong nghĩa trang.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc gây khó khăn cho người có
nhu cầu sử dụng các dịch vụ nghĩa trang.
5. Thu phí, lệ phí, thực hiện kinh doanh các dịch vụ nghĩa trang trái quy định
của pháp luật.
6. Táng người chết ngoài các nghĩa trang đã được UBND các cấp xác định vị
trí, ranh giới.
7. Không chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về đóng cửa

nghĩa trang, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ.
8. Vi phạm các quy định, nội quy của nghĩa trang.
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, có thể
khái quát thành những nhóm nhân tố sau:
- Dân cư: Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, cơ cấu dân số (cơ
cấu tuổi, cơ cấu giới tính) có tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa. Dân số càng lớn, tỷ lệ tử vong cao thì quỹ đất dành cho nghĩa
trang, nghĩa địa càng cần nhiều.

9


- Cơ chế quản lý: hệ thống chính sách về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và hợp lý là điều kiện cần để quản lý, sử
dụng hiệu quả quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa. Không quy định hạn mức đất làm
mộ hoặc khả năng triển khai thực thi pháp luật kém là những nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả và mất mỹ quan.
- Yếu tố kinh tế: Lịch sử phát triển loài người cho thấy, những lăng mộ hiện
nay được tìm thấy đều là những minh chứng cho một thời kỳ kinh tế thịnh vượng,
của những gia đình giàu có như vua, chúa, quan lại,... Người Việt Nam có câu “phú
quý sinh lễ nghĩa”, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự phát triển lăng mộ đa dạng
qua các thời kỳ, giữa các gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau. Những năm trước
đây, kinh tế khó khăn, việc xây sửa mộ ít được quan tâm nhưng ngày nay, khi kinh
tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, người ta chú ý hơn đến việc xây
dựng, tôn tạo các phần mộ, nhiều gia đình xây dựng lăng mộ to rộng, công phu,
lộng lẫy và đắt tiền để tưởng nhớ tổ tiên.
Mặt khác, tốc độ và xu hướng phát triển kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
đời sống con người, giúp con người tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử, giãn áp lực cho vấn
đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

- Các yếu tố phi vật chất như tập quán, văn hóa, tâm linh, tôn giáo,... là yếu
tố quyết định văn hóa ứng xử, cách thức quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa,
trong đó:
+ Phong tục, tập quán truyền thống: Là nhân tố đã ăn sâu vào tiềm thức con
người, nhiều người cho rằng việc hiếu nghĩa với đấng sinh thành được thể hiện qua
việc xây dựng mộ chí. Quan niệm này đã dẫn đến tình trạng đua nhau xây mộ to,
đẹp giữa các gia đình, dòng họ. Do đó, cần phát huy những phong tục tập quán tốt,
ngăn chặn, hạn chế các tập quán xấu để góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội
theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
+ Tâm linh: Người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng rất coi
trọng vấn đề tâm linh, người ta cho rằng con người có 2 phần, đó là phần hồn và
phần xác, khi chết chỉ chết phần xác còn phần hồn vẫn trường tồn. Theo quan niệm

10


này, người chết sẽ sống ở một thế giới âm và vẫn dõi theo những người đang sống
(người trần), do đó để người âm “phù hộ” cho những người đang sống sức khỏe,
bình an, phú quý,... thì những người đang sống phải chăm chút mồ mả tổ tiên, để
người chết được “mồ yên mả đẹp”.
+ Tôn giáo: những tôn giáo khác nhau có niềm tin thần thánh khác nhau, họ
có niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo họ theo, việc các tôn giáo thuyết giải về ý nghĩa
của việc táng người chết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lựa chọn cách thức táng, xây
mộ chí. Người theo đạo Thiên chúa cho rằng “chết là về với chúa”, do đó người ta
thường hỏa táng xác chết và thả tro hoặc xây mộ lưu trữ tro cốt (trên mộ thường có
chữ thập - thánh giá), còn người theo đạo Phật cho rằng chết là sang thế giới bên
kia, là sống ở cõi âm nên người chết thường được chôn xuống đất (có thể chôn vĩnh
viễn hoặc cải táng sau 3-4 năm), mộ thường được xây theo kiểu tam cấp (3 bậc),
trên mộ có bát hương,...
1.1.8. Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

Sử dụng đất là nhu cầu chính đáng của không chỉ người sống mà cả những
người đã chết. Đất nghĩa trang, nghĩa địa là loại đất đặc biệt bởi nó gắn liền với
phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc và từng
dòng họ. Do đó, sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan
trọng trong đời sống tâm linh của con người nói chung và người Việt Nam nói
riêng, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước
và người có công với nước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng.
Việc bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nghĩa trang nhằm phát huy truyền thống
văn hóa, thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng trong
quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc táng người đã chết được tích tụ từ đời này qua đời khác, nếu không
được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý thì việc lãng phí đất, ô nhiễm môi
trường là tất yếu và nguy cơ thiếu đất cho người đang sống là điều dễ xảy ra trong
thời không xa (Hình 1.1).

11


Hình 1.1: Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm.
Trong khi đó, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, quỹ đất dành cho
phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất
nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh
hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện
tích nhỏ hơn. Do vậy, nếu công tác quản lý bị buông lỏng, sử dụng đất nghĩa trang
bừa bãi sẽ là rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội và gây ra bức xúc, khiếu kiện
trong nhân dân.
Mặt khác, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề bồi
thường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại đất nghĩa trang, nghĩa địa thường rất
phức tạp, khó tìm được sự đồng tình của nhân dân.
Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quan tâm phát huy

phong tục, tập quán tốt của người dân, đồng thời đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống, phù hợp với một xã hội văn
minh là nhiệm vụ của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghịa địa cũng như việc lựa
chọn phương thức táng, là trách nhiệm của nhà quản lý và ý thức sử dụng đất trong
việc táng người chết của toàn xã hội.
1.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.2.1. Trước khi có Luật đất đai năm 2003
Điều 62 Luật Đất đai năm 1993 xác định đất nghĩa trang, nghĩa địa thuộc loại
đất chuyên dùng. Điều 70 của Luật này cũng chỉ rõ:

12


“Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập
trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết
kiệm đất”
Tuy nhiên, việc quy hoạch đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, cụ thể hóa Luật
thành các văn bản về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hầu như chưa được
quan tâm, chỉ có một số văn bản được ban hành để điều chỉnh về vấn đề vệ sinh môi
trường, tổ chức tang lễ, cụ thể như:
Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về ban
hành Điều lệ vệ sinh, quy định về vệ sinh trong việc quản, ướp, hỏa táng, di chuyển
thi hài, hài cốt.
Quy chế BVMT ngành xây dựng kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD
ngày 22/10/1999 của Bộ Xây dựng.
Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành
quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.
Có thể nói, việc thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa manh mún, thiếu tính tập trung như hiện nay.

Qua số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Tổng cục Địa chính trước đây, nay
là Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa qua
các thời kỳ được thống kê như sau:
Bảng 1.1: Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ
Đơn vị tính: 1.000 ha
Loại đất

Năm 1990

Năm 1995

Năm 2000

Đất chuyên dùng

954,6

1.255,2

1.513,9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

32,7

79,5

93,7

Tỷ lệ đất nghĩa trang so với đất

3,43 %
6,33 %
chuyên dùng
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

13

6,19 %


Các số liệu trên cho thấy, với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, diện
tích đất chuyên dùng phục vụ nhu cầu của các ngành tăng nhanh. Bên cạnh đó, diện
tích đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa cũng tăng lên qua các thời kỳ, năm 1995
(sau 5 năm) diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa đã tăng gấp 1,85 lần so với năm
1990, đến năm 2000 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhưng chậm hơn so
với tốc độ tăng của đất chuyên dùng, ngoài ra một số nghĩa trang nằm trong diện
phải giải tỏa để thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên,
diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa vẫn chiếm tỷ lệ cao so với diện tích đất chuyên
dùng (6,19%).
1.2.2. Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay
Theo Luật Đất đai năm 2003, đất nghĩa trang, nghĩa địa được xác định thuộc
nhóm đất phi nông nghiệp và là một phân nhóm riêng trong hệ thống các loại đất
(quy định tại điểm h khoản 2 Điều 13). Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý
đất đai nói chung và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng.
Điều 101 Luật Đất đai năm 2003 đã quy định việc sử dụng đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa như sau:
“1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, xa
khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức đất
và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa

trang, nghĩa địa.”
Điều 33 Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định: Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất đối với trường hợp đất được sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa.
Đây là lần đầu tiên việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa được quy
định cụ thể, chi tiết trong Luật về nhiệm vụ quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa
cũng như thẩm quyền ban hành mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ.
Cùng với Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đất đai năm 2003 là cơ sở pháp lý cơ bản
để các văn bản dưới Luật được ban hành về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa như:

14


- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ hướng dẫn
các quy định của Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch
xây dựng; về điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng
(trong đó có quy hoạch xây dựng nghĩa trang).
- Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ về tìm kiếm,
quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ;
- Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng,
quản lý và sử dụng nghĩa trang;
- Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn
vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng;
Trong số các văn bản trên, Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của
Chính phủ là bước đột phá khi quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa
trang, các hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang để đảm bảo quản lý
thống nhất hoạt động sử dụng đất nghĩa trang, đặc biệt là việc thể hiện sự quan tâm
của Nhà nước đối lĩnh vực đầu tư, xây dựng nghĩa trang (Điều 6). Theo đó, Nhà
nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nghĩa trang theo quy
định của pháp luật với các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng nghĩa trang cụ

thể như sau:
1. Cấp đất xây dựng nghĩa trang lâu dài và không thu tiền sử dụng đất;
2. Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào;
3. Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng tuỳ
theo quy mô, hình thức đầu tư, công nghệ được áp dụng và tác động đến môi trường
của dự án.
4. Hỗ trợ đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích xã hội hoá đầu tư xây dựng nghĩa
trang và sử dụng các hình thức táng mới văn minh, hiện đại, góp phần thay đổi tập
quán cũ, tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ môi trường, tuỳ theo tình hình cụ thể và khả năng
của mình, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ chi phí táng cho những
người sử dụng dịch vụ này.

15


Nghị định số 35/2008/NĐ-CP còn quy định chính sách xã hội đối với các đối
tượng đặc biệt như táng cho người vô gia cư không có thân nhân hoặc có thân nhân
nhưng không có điều kiện lo việc táng; người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam,
người Việt nam định cư ở nước ngoài có nguyện vọng được táng tại Việt Nam sau
khi chết; trường hợp chết do thiên tai, dịch bệnh; mộ vô chủ hoặc không còn thân
nhân chăm sóc. Nghị định này còn dành một chương để quy định về hoạt động quy
hoạch, xây dựng, cải tạo, đóng cửa và di chuyển nghĩa trang (chương II).
Cũng kể từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (01/7/2004) và Nghị định
35/2008/NĐ-CP được ban hành, vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang được nhìn
nhận, đánh giá và quan tâm nhiều hơn, giảm bớt được những vi phạm trong quản lý,
sử dụng đất nghĩa trang, huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong
việc xây dựng, cung ứng dịch vụ và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang hiệu quả hơn.
1.3. Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.3.1. Ở một số nước trên thế giới

Quan niệm về việc an táng người quá cố ở mỗi nước một khác, trên thế giới
hình thức táng phổ biến được nhiều nước lựa chọn là: địa táng (chôn thi thể người
chết xuống đất), hỏa táng (dùng điện hoặc khí đốt để đốt thi thể người chết thành
tro) và thủy táng (thả thi thể người chết xuống sông, biển); một số nơi còn sử dụng
hình thức điểu táng (đưa thi thể người chết lên núi để các loại chim ăn thịt).

Hình 1.2: Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản

16


×