Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHU vực mậu DỊCH tự DO TRUNG QUỐC ASEAN tác ĐỘNG tới THƯƠNG mại đầu tư của TRUNG QUỐC đối với ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 198 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Phạm Hồng Yến

Quá trình hình thành khu vực mậu dịch
tự do trung quốc-asean & tác động tới
thương mại, đầu tư của trung quốc đối
với asean

Luận văn thạc sĩ quốc tế học

Hà nội -2007


Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
-------------o0o------------Phạm Hồng Yến

Quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do
trung quốc-asean & tác động tới thương mại,

đầu tư của trung quốc đối với asean
Chuyên ngành: Quốc tế học
Mã số:

Luận văn thạc sĩ quốc tế học
Người hướng dẫn khoa học

PGS. Nguyễn Huy Quý


Hà nội- 2007


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

6

2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

7

2.1. Quá trình hình thành CAFTA và ý nghĩa chiến lƣợc của nó

7

2.2. Tác động của CAFTA tới thƣơng mại, đầu tƣ giữa Trung Quốc

9

và các nƣớc ASEAN
2.3. Triển vọng CAFTA

11

2.4. Tác động của CAFTA đối với Việt Nam

13


3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu

15

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

15

3.2. Mục tiêu nghiên cứu

16

4. Đóng góp của luận văn

16

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

17

5.1. Nguồn tƣ liệu

17

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

17

5.2.1. Cơ sở lý luận


17

5.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

19


6. Cấu trúc luận văn
CHƢƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHU VỰC MẬU

20
21

DỊCH TỰ DO TRUNG QUỐC-ASEAN
1. Bối cảnh địa lý và lịch sử hình thành CAFTA

21

1.1. Bối cảnh địa lý

21

1.1.1. Vị trí địa lý của Đông Nam Á trong kinh tế đối ngoại của

21

Trung Quốc
1.1.2. Vị trí địa lý của Trung Quốc trong nền kinh tế đối ngoại của


23

các nƣớc ASEAN
1.2. Bối cảnh lịch sử

25

1.2.1. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá

25

1.2.1.1.

Toàn cầu hoá kinh tế thế giới

25

1.2.1.2.

Khu vực hoá và sự phát triển nhanh chóng của các khu

vực mậu dịch tự do trên thế giới

27

1.2.2. Quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN sau chiến tranh lạnh
không ngừng gia tăng
2. Quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-

28

32

ASEAN
2.1. Hiệp định về thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa Trung

32

Quốc và ASEAN
2.1.1. Ký kết các hiệp định

32


2.1.2. Ý nghĩa

37

2.2. Các hiệp định triển khai kế hoạch thành lập khu mậu dịch tự
do

39

2.2.1. Hiệp định trong giai đoạn khởi động

39

2.2.2. Thoả thuận về chƣơng trình thu hoạch sớm

44


2.2.3. Thoả thuận giảm thuế đồng loạt

47

CHƢƠNG II: THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ CỦA TRUNG

51

QUỐC ĐỐI VỚI ASEAN (GIAI ĐOẠN 2002-2006)
1. Quan hệ thƣơng mại của Trung Quốc đối với ASEAN (giai

51

đoạn 2002-2006)
1.1. Quan hệ thƣơng mại Trung Quốc-ASEAN giai đoạn 2002-2003

51

(giai đoạn ký kết Hiệp định khung)
1.2. Quan hệ thƣơng mại trong giai đoạn thực hiện chƣơng trình thu

56

hoạch sớm
1.2.1. Tình hình trao đổi thƣơng mại giữa Trung Quốc và ASEAN

56

trong khuôn khổ chƣơng trình thu hoạch sớm
1.2.2. Hiệu quả của chƣơng trình thu hoạch sớm đối với Trung

Quốc và các nƣớc ASEAN
1.3. Quan hệ thương mại Trung Quốc-ASEAN trong giai đoạn

58

66

giảm thuế đồng loạt
2. Hoạt động đầu tƣ của Trung Quốc vào ASEAN

71


2.1. Thực trạng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN

71

2.2. Đặc điểm đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN

73

CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ BƢỚC ĐẦU VỀ CAFTA TRONG
NHỮNG NĂM QUA VÀ TRIỂN VỌNG ĐẾN NĂM 2010

83

1. Đánh giá thành tựu và hạn chế trong thời gian qua

83


1.1. Tác động chung đối với các nền kinh tế của các nước thành

83

viên CAFTA
1.2. Tác động của CAFTA đối với sự phát triển thương mại và đầu

85

tư của Trung Quốc
1.3. Tác động đối với các nền kinh tế ASEAN
1.3.1. Tác động có lợi
1.3.2. Tác động bất lợi đối với sự phát triển kinh tế của ASEAN
1.4. Tác động của CAFTA đối với Việt Nam

89
89
92
95

2. Triển vọng

98

2.1. Những nhân tố quốc tế và khu vực trong những năm tới tác

98

động tới quá trình hình thành và phát triển của CAFTA
2.1.1. Bối cảnh toàn cầu ổn định, thế giới đi vào hoà bình và phát

triển
2.1.2. Bối cảnh khu vực thuận lợi, chính trị ổn định

99


99
2.2. Những cơ hội và thách thức các nước ASEAN phải đối mặt

101

trong quan hệ thương mại với Trung Quốc trong thời gian tới
2.2.1. Cơ hội

101

2.2.2. Thách thức

105

2.3. Triển vọng phát triển của CAFTA

107

2.4. Quan hệ thương mại Việt-Trung trong bối cảnh chung của

110

quá trình thành lập CAFTA
KẾT LUẬN


112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

115

PHỤ LỤC

124


Kho tài li u mi n phí c a Ket-noi.com blog giáo d c,
công ngh
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1. Lộ trình cam kết giảm thuế của Trung Quốc và các

46

nƣớc ASEAN 6 trong Chƣơng trình Thu hoạch sớm
Bảng 1.2: Lộ trình cam kết cắt giảm thuế của các nƣớc

47

thành viên ASEAN mới trong Chƣơng trình Thu hoạch sớm
Bảng 1.3: Mô hình cắt giảm thuế đối với ASEAN cũ và

48


Trung Quốc
Bảng 1.4: Mô hình cắt giảm thuế đối với Camphuchia, Cộng

48

hoà dân chủ nhân dân Lào Myanma và Việt Nam
Bảng 2.1: Tỉ trọng thƣơng mại xuất nhập khẩu của Trung

52

Quốc với ASEAN trong tổng kim ngạch thƣơng mại của Trung
Quốc
Bảng 2.2: Kim ngạch thƣơng mại Trung Quốc-ASEAN năm

54

2001-2004
Bảng 2.3: Tình hình dòng đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc ra

74

nƣớc ngoài năm 2005
Bảng 3.1: Tác động kinh tế đối với các nƣớc thành viên sau
khi khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN thành lập

83


PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế thế giới ngày nay đang trở thành trào lƣu
quốc tế. Hiện trên thế giới có khoảng 172 khu mậu dịch tự do, tổng kim ngạch
thƣơng mại nội khối của các khu vực này chiếm trên 50% tổng kim ngạch trao đổi
thƣơng mại toàn cầu. Điều đó chứng tỏ, qua những ƣu đãi mà các thành viên trong
khu vực mậu dịch tự do dành cho nhau, các bên sẽ có không gian rộng hơn để phát
triển kinh tế nƣớc mình, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của khối, xu
hƣớng này ngày càng đƣợc nhiều quốc gia lựa chọn. Trung Quốc và ASEAN cũng
không nằm ngoài xu thế này, chỉ có hoà nhập mới có thể phát triển đƣợc. Với vị trí
địa lý liền kề, giao thƣơng đã phát triển từ thời xa xƣa, ngày nay, quan hệ kinh tế,
chính trị láng giềng hữu nghị tốt đẹp đã tạo cơ sở vững chắc để hai bên đi đến
quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do.
Năm 2001, Thủ tƣớng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã đề ra ý tƣởng thành lập
Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA) và ngày 4/11/2002 tại Hội
nghị thƣợng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 6, hai bên đã chính thức ký kết
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, trong đó đề cập tới việc thành lập
khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN vào năm 2010. Việc thành lập khu
mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN sẽ tạo điều kiện cho cả hai thực thể phát triển
và tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh
tế, mở rộng không gian thƣơng mại và đầu tƣ. Thông qua hợp tác toàn diện về kinh
tế, các bên sẽ điều chỉnh kết cấu ngành nghề cho phù hợp, từ đó nâng cao sức cạnh
tranh của mình trên thị trƣờng quốc tế, có lợi cho việc phát triển kinh tế trong khu
vực. Làm thế nào phát huy đƣợc những nhân tố có lợi, hạn chế những tác động tiêu
cực của khu vực mậu dịch tự do trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá đang
diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay, từ đó đánh giá tác động của CAFTA đối với Việt


Nam, quan hệ thƣơng mại Việt-Trung trong bối cảnh CAFTA, tăng cƣờng tận
dụng những lợi ích do CAFTA đem lại, để Việt Nam hội nhập thành công hơn

trong khu vực và trên thế giới. Đề tài “Quá trình hình thành Khu vực mậu dịch
tự do Trung Quốc- ASEAN và tác động tới thƣơng mại và đầu tƣ của Trung
Quốc đối với ASEAN” đƣợc lựa chọn nghiên cứu sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn
cấp bách của các ban ngành quản lý nhà nƣớc nói chung và của các doanh nghiệp
Việt Nam nói riêng trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng nhƣ hoà
nhập vào quỹ đạo của nền kinh tế quốc tế.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
Những năm 80 thế kỷ 20, cùng với sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ
kinh tế, đề tài quan hệ kinh tế Trung Quốc- ASEAN dần trở thành tâm điểm chú ý
của giới học giả trong và ngoài nƣớc, tuy nhiên, các công trình trong thời gian này
còn ít. Đến những năm 90 thế kỷ 20, quan hệ Trung Quốc- ASEAN bƣớc vào giai
đoạn phát triển toàn diện và ổn định hơn, các công trình nghiên cứu cũng nhiều
hơn về số lƣợng và đi sâu vào nhiều lĩnh vực. Bƣớc vào những năm đầu thế kỷ 21,
Trung Quốc- ASEAN ký hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung QuốcASEAN đã thu hút sự chú ý của đông đảo giới học giả Việt Nam, Trung Quốc, các
nƣớc ASEAN cũng nhƣ học giả phƣơng Tây. Qua khảo sát các công trình nghiên
cứu đi trƣớc, chúng tôi xin tổng kết một số khuynh hƣớng nghiên cứu chính nhƣ
sau:
2.1. Quá trình hình thành CAFTA và ý nghĩa chiến lƣợc của nó.
Sau khi Trung Quốc và ASEAN quyết định thành lập CAFTA, nhiều nghiên
cứu đã đƣợc công bố, tập trung đánh giá quá trình hình thành CAFTA và ý nghĩa
chiến lƣợc cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Có thể kể ra những công trình nhƣ: “Bàn
về triển vọng và thách thức của “Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN”
của tác giả Triệu Xuân Minh và Lƣu Chấn Lâm, “Hƣớng tới FTA-Chiến lƣợc và


đối sách xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN” do tác giả Diệp
Phổ Thanh chủ biên, “Trung Quốc-ASEAN, “China and ASEAN-Renavigating
Relations for a 21 st-Century Asia” của Alice D.Ba ….
Trong đó, điển hình là cuốn sách “Khu vực mậu dịch tự do Trung QuốcASEAN và Quảng Tây” do Cổ Tiểu Tùng chủ biên ra đời ngay sau khi Trung
Quốc và ASEAN ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện vào tháng 11

năm 2002[53]. Các tác giả đã khái quát bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành
CAFTA, đồng thời, nêu lên ý nghĩa chiến lƣợc của việc thành lập khu vực mậu
dịch tự do Trung Quốc- ASEAN đối với các nƣớc thành viên. Theo các tác giả,
việc thành lập CAFTA có ý nghĩa kinh tế và chiến lƣợc quan trọng, sẽ tạo ra hiệu
quả thúc đẩy quan hệ kinh tế, thƣơng mại giữa hai bên, thúc đẩy có hiệu quả quan
hệ kinh tế, thƣơng mại song phƣơng phát triển. Thông qua số liệu thống kê tình
hình thƣơng mại, đầu tƣ giữa Trung Quốc- ASEAN ba quý đầu năm 2002, các tác
giả đã kết luận, kim ngạch thƣơng mại song phƣơng tăng trƣởng nhanh chóng, đạt
38,55 tỉ USD, tăng 27,5% so với cùng kì năm 2001, trong đó xuất khẩu của
ASEAN sang Trung Quốc tăng 27%, một số nƣớc tăng 50%, kim ngạch đầu tƣ
song phƣơng cũng tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, việc thành lập CAFTA còn có
ý nghĩa chiến lƣợc đặc biệt quan trọng, đó là gắn kết Trung Quốc và ASEAN thành
một chỉnh thể, từ đó nâng cao vị thế kinh tế của Trung Quốc và ASEAN trên
trƣờng quốc tế.
Trong bài viết của mình, Alice D. Ba cho rằng, đối với Trung Quốc, việc thành
lập CAFTA mang ý nghĩa về mặt chính trị nhiều hơn về mặt kinh tế. Với CAFTA,
Trung Quốc muốn thể hiện vai trò cƣờng quốc của mình ở châu Á, đồng thời làm
mờ nhạt vai trò của Mỹ ở khu vực [75].
Cùng chia sẻ mối quan tâm chung với học giả thế giới về việc thành lập
CAFTA và ý nghĩa chiến lƣợc của nó, học giả Việt Nam cũng đã có nhiều công
trình nghiên cứu về khía cạnh này, trong đó có các bài viết của Nguyễn Hồng Thu:


“Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN- Quá trình hình thành, thực trạng
và triển vọng”, Nguyễn Xuân Thắng, Bùi Trƣờng Giang: “Khu vực thƣơng mại tự
do ASEAN-Trung Quốc và triển vọng hợp tác ASEAN-Trung Quốc”. Trong đó,
các tác giả đã tập trung phân tích khía cạnh chiến lƣợc của việc thành lập CAFTA,
cho rằng, việc thành lập CAFTA tạo ra môi trƣờng hoà bình, ổn định xung quanh
khu vực để các nƣớc phát triển, tạo ra sự ổn định về chính trị để tăng cƣờng thu hút
đầu tƣ nƣớc ngoài.

2.2. Tác động của CAFTA đối với thƣơng mại, đầu tƣ giữa Trung Quốc và
các nƣớc ASEAN.
Tháng 10 năm 2001, Nhóm chuyên gia hợp tác kinh tế Trung Quốc- ASEAN
đã đƣa ra báo cáo nghiên cứu với tiêu đề: “Thắt chặt quan hệ kinh tế Trung
Quốc- ASEAN trong thế kỷ 21” (Forging closer ASEAN-China Economic
Relations in the Twenty-First Century), đây là văn kiện mang tính lịch sử có ý
nghĩa quan trọng và ảnh hƣởng lớn tới quan hệ Trung Quốc- ASEAN trong thế kỷ
mới. Báo cáo chia thành 2 phần, phần báo cáo chính và báo cáo của từng bƣớc
thành viên ASEAN, nghiên cứu về ảnh hƣởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO
và tính khả thi của việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN,
báo cáo cho rằng, việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do là kết quả “hai bên cùng
thắng”. Đồng thời nêu rõ, sau khi CAFTA thành lập, xuất khẩu của ASEAN sang
Trung Quốc sẽ tăng 48%, xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN sẽ tăng 55%,
GDP của ASEAN tăng thêm 0,9%, GDP Trung Quốc sẽ tăng thêm 0,3%. Kim
ngạch thƣơng mại nội khối sẽ tăng mạnh, gần bằng mức trao đổi thƣơng mại nội
khối của EU và khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ. Tỉ trọng thƣơng mại nội khối sẽ
tăng từ mức 20% hiện nay lên trên 30%, tỉ trọng đầu tƣ nƣớc ngoài vào khu vực
cũng tăng lên rõ rệt [76].
Cũng về chủ đề này, tác giả Thôi Nhật Minh có bài viết: “Khu vực mậu dịch
tự do Trung Quốc- ASEAN: từ ý tưởng tới hiện thực” [48]. Dựa trên cơ sở lí luận


của những khu vực mậu dịch tự do trong lịch sử và phân tích thực tiễn khu vực
mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN, tác giả đánh giá một số ảnh hƣởng của việc
thành lập khu vực mậu dịch tự do tới nền kinh tế các nƣớc thành viên, chủ yếu bao
gồm: một là, sau khi thuế quan trong khu vực mậu dịch tự do giảm, sẽ tạo ra hiệu
quả “sáng tạo mậu dịch”, tăng cơ hội thƣơng mại; hai là, do hàng rào thƣơng mại
trong khu vực thấp hơn so với ngoài khu vực, sẽ tạo ra “hiệu quả chuyển hoán mậu
dịch” do các thành viên trong khu vực trƣớc đây trao đổi thƣơng mại với các khu
vực bên ngoài nay di chuyển vào trong khu vực; ba là, “hiệu quả mở rộng thị

trƣờng” xảy ra sau khi thị trƣờng khu vực nhất thể hoá; bốn là, “hiệu quả thúc đẩy
cạnh tranh” tạo ra do sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong khu vực.
Bên cạnh tác động tích cực, khu vực mậu dịch tự do cũng có ảnh hƣởng tiêu cực
đối với các nƣớc thành viên, đó là do “hiệu quả chuyển hoán mậu dịch” dẫn đến
thƣơng mại với hiệu quả sản xuất tƣơng đối cao của các quốc gia bên ngoài khu
vực bị thay thế bởi thƣơng mại của các nƣớc có sức sản xuất tƣơng đối thấp trong
khu vực, từ đó dẫn tới hiệu quả sản xuất giảm, gây ảnh hƣởng không có lợi đối với
sự phát triển kinh tế của các nƣớc trong khu vực.
Trong nghiên cứu về “Phân tích chỉ số tương quan thương mại Trung QuốcASEAN” [59], Hầu Thiết San và Tống Nham đã sử dụng 3 chỉ số: chỉ số cƣờng độ
thƣơng mại, chỉ số thƣơng mại nội bộ ngành và chỉ số lợi thế so sánh nổi trội của
Balassa để phân tích xu hƣớng quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc và ASEAN
giai đoạn 2001-2003. Kết quả nghiên cứu thông qua chỉ số cƣờng độ thƣơng mại
cho thấy, chỉ số cƣờng độ thƣơng mại giữa Trung Quốc và các nƣớc ASEAN có xu
hƣớng tăng, đặc biệt sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, chứng tỏ mối quan hệ
thƣơng mại giữa Trung Quốc với các nƣớc ASEAN ngày càng chặt chẽ hơn, kim
ngạch thƣơng mại không ngừng tăng. Phân tích thông qua chỉ số thƣơng mại nội
bộ ngành cho thấy, thƣơng mại nội bộ của một số ngành nhƣ các sản phẩm của


ngành hoá học và thƣơng mại nội bộ trong các ngành có liên quan giữa Trung
Quốc và ASEAN rất lớn, trao đổi thƣơng mại trong nội bộ ngành diễn ra sôi động.
Bằng phƣơng pháp phân tích chỉ số lợi thế so sánh nổi trội do Balassa đƣa ra cho
thấy, trao đổi thƣơng mại giữa Trung Quốc và ASEAN có tính bổ sung lẫn nhau
mạnh mẽ, bên cạnh đó cũng có sự cạnh tranh gay gắt. Từ những kết quả nghiên
cứu nói trên, tác giả cho rằng:
“Sau khi thành lập CAFTA, đây sẽ là khu vực mậu dịch tự do có dân số đông
nhất thế giới, với tổng GDP đạt 2000 tỉ USD, kim ngạch thƣơng mại đạt 1200 tỉ USD. Sau
khi Trung Quốc gia nhập FTA sẽ nâng cao tiếng nói của khu vực mậu dịch tự do này, dự
báo trong khoảng 20 năm tới, thƣơng mại song phƣơng tăng bình quân 20%/năm. Sau khi
thành lập CAFTA, không gian thƣơng mại song phƣơng đƣợc mở rộng, đẩy nhanh tốc độ

tăng trƣởng kinh tế. Theo ƣớc tính, kim ngạch xuất khẩu song phƣơng sẽ tăng 50%, tăng
trƣởng kinh tế của ASEAN sẽ tăng thêm bình quân 1% mỗi năm và con số này của Trung
Quốc là 0,3% mỗi năm. Do vậy, việc thành lập CAFTA là cần thiết, có lợi cho cả Trung
Quốc lẫn các nƣớc ASEAN trong công cuộc phát triển kinh tế của mỗi bên.” [59;41]

Ở Việt Nam, đáng chú ý là nghiên cứu của Đỗ Tiến Sâm: “Bước đầu tìm hiểu
về khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc” [9]. Trong nghiên cứu này, tác
giả đã nêu lên đánh giá bƣớc đầu về tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEANTrung Quốc đối với các nƣớc thành viên, tác giả cho rằng, sau khi CAFTA thành
lập, sẽ có ảnh hƣởng tới sự phát triển của cả Trung Quốc và ASEAN, thậm chí của
toàn thế giới. Về kinh tế, CAFTA sẽ đƣa lại những cơ hội tốt đẹp cho hợp tác kinh
tế thƣơng mại giữa hai bên, cụ thể bao gồm: có lợi cho việc mở rộng kim ngạch
thƣơng mại giữa hai bên, góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, hấp dẫn đầu tƣ
nƣớc ngoài cũng nhƣ đầu tƣ lẫn nhau giữa Trung Quốc và ASEAN, khu vực mậu
dịch tự do hình thành sẽ tạo thành một thị trƣờng khổng lồ, thống nhất, giúp các
nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, có lợi cho việc hình thành hệ thống phân
công hợp tác sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh


tranh của các doanh nghiệp, ngoài ra, còn có lợi cho việc điều chỉnh cơ cấu ngành
nghề giữa hai bên, thúc đẩy mỗi bên tận dụng lợi thế so sánh của mình để phát
triển, hình thành nên hệ thống phân công ngành nghề lấy ƣu thế cạnh tranh làm đặc
trƣng.
2.3. Triển vọng của CAFTA
Triển vọng của CAFTA sẽ nhƣ thế nào, có nhiều công trình đã đi sâu nghiên
cứu vấn đề này, điển hình nhƣ: “Khu vực mậu dịch tự do: từ ý tưởng tới hiện
thực” của Thôi Nhật Minh, “Phân tích trở ngại trong việc phát triển khu vực
mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN” của Trƣơng Quân, tác giả Trƣơng Hâm Vĩ
với công trình “Phân tích triển vọng khu vực mậu dịch tự do Trung QuốcASEAN” , “Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN: thách thức, cơ hội và
tiềm năng” của nguyên Tổng thống Philippin Phiden-Ramos, Hà Huy Thành:
“Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc - Thuận lợi và thách thức”…Ở

chủ đề này, các tác giả đã tập trung đi sâu nghiên cứu về những trở ngại, khó khăn
chủ quan và khách quan mà các nƣớc gặp phải trên con đƣờng thành lập CAFTA,
đồng thời đƣa ra những dự báo về triển vọng của CAFTA trong thời gian tới.
Trong đó, đáng chú ý là nghiên cứu về “Phân tích triển vọng khu vực mậu
dịch tự do Trung Quốc- ASEAN” của tác giả Trƣơng Hâm Vĩ [72]. Công trình
này đã nêu lên các trở ngại và triển vọng phát triển của CAFTA. Tác giả nêu lên
bảy trở ngại mà các nƣớc sẽ phải đối mặt trong quá trình thành lập CAFTA, đó là:
sự lo lắng của các nƣớc ASEAN về “mối đe doạ từ Trung Quốc”, tình hình chính
trị không ổn định, những xung đột về biên giới lãnh thổ giữa các nƣớc ASEAN,
chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và sự trùng lặp trong cơ cấu hàng hoá giữa
Trung Quốc và ASEAN, vấn đề về quyền lãnh đạo CAFTA, các nƣớc thành viên
ASEAN ký hiệp định thƣơng mại tự do riêng lẻ với các nƣớc khác. Ngoài ra, còn
có các nhân tố khách quan tác động gây trở ngại tới hợp tác giữa Trung Quốc và


Kho tài li u mi n phí c a Ket-noi.com blog giáo
ASEAN,
d c, theo
côntácg giả
nghđó là vấn đề Đài Loan và sự can thiệp của các nƣớc Mỹ,
Nhật. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên một số dự báo về sự phát triển của khu vực
mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN, cho rằng, trong tƣơng lai, khu mậu dịch tự
do sẽ phát triển tốt đẹp hơn với việc mở rộng thƣơng mại song phƣơng, thúc đẩy
đầu tƣ lẫn nhau giữa Trung Quốc với ASEAN, cùng với việc thực hiện Hiệp định
về tự do dịch vụ và ký kết Hiệp định về tự do đầu tƣ, hai bên sẽ triển khai mở rộng
hợp tác trên mọi lĩnh vực. Theo tác giả, “chúng ta có đủ cơ sở để tin tƣởng về xây
dựng thành công khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN” [72;36].
Về chủ đề này, học giả Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu, điển
hình nhƣ “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc-Thuận lợi và thách
thức” của Hà Huy Thành [26]. Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên những đánh

giá về thuận lợi và khó khăn của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung
Quốc-ASEAN đồng thời nêu lên những tác động của khu vực mậu dịch tự do
ASEAN-Trung Quốc tới Việt Nam. Tác giả cho rằng, trên cả hai lĩnh vực thƣơng
mại và đầu tƣ, khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc tạo ra cho các nƣớc
ASEAN cơ hội lớn để mở rộng thị trƣờng trao đổi hàng hoá, thu hút đầu tƣ nƣớc
ngoài vào lãnh thổ của mình, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn nhƣ cạnh
tranh sẽ khốc liệt hơn trên cả lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ.
2.4. Tác động của CAFTA đối với Việt Nam
Nghiên cứu về CAFTA và tác động của nó đối với Việt Nam đã thu hút sự
quan tâm chú ý của nhiều học giả trong nƣớc. Các kết quả nghiên cứu của họ đƣợc
công bố trên các tạp chí học thuật chuyên ngành nhƣ các tạp chí: Nghiên cứu Đông
Nam Á, Nghiên cứu Trung Quốc, tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới của Viện
Khoa học xã hội Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu quốc tế của Học viện Quan hệ quốc
tế. Trong đó, đáng chú ý là các bài viết của các tác giả: Đỗ Tiến Sâm, Nguyễn Huy
Quý (Viện Nghiên cứu Trung Quốc), Võ Đại Lƣợc, Hà Huy Thành, Nguyễn Xuân


Thắng và Bùi Trƣờng Giang, Nguyễn Hồng Thu (Viện Nghiên cứu Kinh tế và
chính trị thế giới), Trịnh Thị Thanh Thuỷ (Viện Nghiên cứu Thƣơng mại-Bộ
Thƣơng mại), …
Trong các công trình trên, các tác giả đã tập trung phân tích về quá trình hình
thành khu vực CAFTA, thực trạng quan hệ Trung Quốc-ASEAN sau khi có sáng
kiến thành lập CAFTA (bài viết của Nguyễn Hồng Thu), một số thuận lợi và thách
thức đặt ra trong quá trình thành lập CAFTA(Võ Đại Lƣợc, Hà Huy Thành…),
triển vọng hợp tác ASEAN-Trung Quốc (Nguyễn Xuân Thắng, Bùi Trƣờng
Giang). Đáng lƣu ý là trong các công trình này, các tác giả thƣờng liên hệ với Việt
Nam và phân tích những lợi ích cũng nhƣ khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải
đối mặt trong quan hệ với Trung Quốc và các nƣớc ASEAN trong bối cảnh hình
thành CAFTA.
Đáng lƣu ý nhất trong số các công trình nghiên cứu về CAFTA và tác động đối

với Việt Nam đƣợc công bố ở Việt Nam là cuốn sách “Biến động kinh tế Đông Á
và con đường công nghiệp hoá Việt Nam” của Giáo sƣ Trần Văn Thọ, Đại học
Waseda, Nhật Bản [30]. Trong công trình này, tác giả đã phân tích một cách toàn
diện về quá trình hình thành CAFTA và tác động của nó đối với các nền kinh tế
ASEAN, trong đó đi sâu phân tích hiệu quả của CAFTA đối với các ngành của
Việt Nam. Tác giả kết luận cho rằng, tác động của CAFTA đối với các nƣớc
ASEAN là khác nhau, trong đó nhóm ASEAN – 6 là các nƣớc đƣợc hƣởng lợi
nhiều nhất, còn các nƣớc ASEAN-4, trong đó có Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ
và ở thế bất lợi. Nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh từ việc giảm thuế,
trƣớc hết là đối với hàng nông sản, tác giả cũng đƣa ra những gợi ý cho Việt Nam
để thay đổi cơ cấu ngoại thƣơng hiện tại, nhằm tận dụng hiệu quả của CAFTA.
Ngoài ra, còn có công trình “CAFTA-Nghiên cứu tác động của khu vực mậu
dịch tự do Trung Quốc-ASEAN đối với Việt Nam” đƣợc thực hiện trong khuôn


khổ “Tổ công tác liên bộ về hợp tác của ASEAN với các đối tác ngoài khối” với sự
tài trợ của Dự án Việt-Pháp FSP 2000-148 [38]. Nghiên cứu đã tập trung đi sâu
phân tích về các phƣơng diện sau:
-Thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Trung Quốc từ năm 1991 đến nay
-Đánh giá tác động của chƣơng trình Thu hoạch sớm đối với sản xuất, xuất
khẩu rau quả của Việt Nam.
-Đánh giá tác động của CAFTA đối với một số sản phẩm công nghiệp của Việt
Nam
-Tiềm năng phát triển hợp tác dịch vụ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối
cảnh hình thành CAFTA.
Các tác giả đã đi đến kết luận, nƣớc đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất từ chƣơng trình
thu hoạch sớm là Thái Lan, còn Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn do chịu sức ép
cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nông sản cùng loại của nƣớc này. Sau khi
thực hiện chƣơng trình thu hoạch sớm, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam
sang Trung Quốc đã giảm đáng kể. Đối với các mặt hàng khác, Việt Nam cũng gặp

phải sự cạnh tranh gay gắt khi thuế quan trong khuôn khổ CAFTA giảm xuống.
Các tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng
hoá của Việt Nam, giảm thiểu tác động bất lợi của CAFTA đối với Việt Nam.
Tóm lại, điểm lại tình hình nghiên cứu về quá trình thành lập CAFTA và tác
động tới thƣơng mại và đầu tƣ giữa Trung Quốc và ASEAN có thể rút ra một số
nhận xét sau:
Thứ nhất, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề CAFTA, song, kết quả nghiên cứu
của các công trình của các tác giả đi trƣớc mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái
quát về quá trình hình thành CAFTA, các bƣớc phát triển, một số thành tựu bƣớc
đầu từ khi thành lập đến nay và thách thức mà CAFTA gặp phải trong thời gian tới.


Thứ hai, có một số công trình đã bƣớc đầu đánh giá về tác động của việc thành
lập CAFTA đối với thƣơng mại và đầu tƣ giữa Trung Quốc với ASEAN, song, đó
chỉ là một khía cạnh nhỏ trong nhiều khía cạnh đƣợc đề cập tới trong công trình,
chƣa có một công trình chuyên biệt nào đi sâu và hệ thống về vấn đề “Quá trình
hình thành CAFTA và tác động tới thƣơng mại và đầu tƣ của Trung Quốc đối
với ASEAN”, đây chính là khoảng trống mà chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quy định
và nội dung Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN, những nội dung của
EHP, những nội dung cam kết giữa Trung Quốc với Việt Nam, thƣơng mại và đầu
tƣ giữa Trung Quốc với ASEAN nói chung và với Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quá trình hình thành CAFTA, thời gian từ
năm 2002 (bắt đầu ký kết hiệp định thành lập CAFTA) đến năm 2010 (hoàn thành
việc xây dựng CAFTA); quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ của Trung Quốc đối với
ASEAN từ sau khi ký “Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung QuốcASEAN”(2002) đến thời điểm thực hiện giảm thuế toàn diện (2006); triển vọng
quan hệ thƣơng mại song phƣơng đến năm 2010; quan hệ thƣơng mại Việt-Trung
trong bối cảnh hình thành CAFTA

3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về sự hình thành Khu vực mậu dịch tự
do Trung Quốc – ASEAN và tác động của nó thƣơng mại và đầu tƣ của Trung
Quốc đối với ASEAN nhìn từ góc độ Trung Quốc. Cụ thể bao gồm tìm hiểu về bối
cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do (cơ sở hình thành CAFTA); quá trình hình
thành khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN từ khi bắt đầu với việc ký kết


các Hiệp định hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN, quá trình triển khai kế hoạch
thiết lập khu vực Mậu dịch tự do; phân tích thực trạng đầu tƣ và thƣơng mại của
Trung Quốc đối với ASEAN trong giai đoạn 2002-2006; đánh giá sơ bộ về những
thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế của khu vực mậu dịch tự do Trung QuốcASEAN và triển vọng đến năm 2010; quan hệ thƣơng mại Việt-Trung trong bối
cảnh hình thành CAFTA và một số kiến nghị về giải pháp đối với Việt Nam.
4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
-Cung cấp cho ngƣời đọc một cách có hệ thống về bối cảnh, quá trình hình
thành và phát triển của khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc ASEAN
-Trình bày tình hình thƣơng mại và đầu tƣ của Trung Quốc đối với ASEAN
trong giai đoạn từ 2002-2006 sau khi thành lập CAFTA. Đánh giá những thành
tựu, hạn chế và những cơ hội, thách thức đối với CAFTA từ nay đến năm 2010
- Phân tích quan hệ thƣơng mại Việt – Trung dƣới ảnh hƣởng của việc thành lập
Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN và một số giải pháp để Việt Nam
đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn trong quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc cũng nhƣ với
các nƣớc ASEAN trong bối cảnh CAFTA
- Bổ sung thêm nguồn tƣ liệu nghiên cứu về Khu vực mậu dịch tự do Trung
Quốc- ASEAN ở Việt Nam.
5. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nguồn tƣ liệu
Các tài liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu gồm tƣ liệu gốc của các hội nghị
cấp cao ASEAN+1; các công trình của các tác giả đi trƣớc nhƣ: sách đã xuất bản,
các bài tạp chí tiếng Việt đăng trên tạp chí chuyên ngành kinh tế, chính trị Đông

Nam Á và Trung Quốc nhƣ: tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, tạp chí Quốc tế, tạp
chí Đông Nam Á, tạp chí Thƣơng mại, tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới…;


các kỷ yếu hội thảo có liên quan; bản tin của TTXVN, các bài thông tin truy cập từ
Internet, từ trang web của Ban thƣ ký ASEAN. Ngoài nguồn tƣ liệu bằng tiếng
Việt, luận văn còn sử dụng tƣ liệu trên các tạp chí chuyên ngành của các học giả
Trung Quốc, các nƣớc Đông Nam Á cũng nhƣ của các nƣớc phƣơng Tây.
Số liệu thống kê chủ yếu lấy từ số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc và
thống kê về kinh tế đối ngoại của Trung Quốc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng số
liệu thống kê của Ban thƣ ký ASEAN về thƣơng mại và đầu tƣ giữa Trung QuốcASEAN và một số nguồn thống kê có liên quan khác.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu về khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN là một trong
những nội dung quan trọng trong nghiên cứu quan hệ kinh tế Trung QuốcASEAN, vì vậy, lý luận nhất thể hoá kinh tế khu vực đã trở thành cơ sở lý luận để
nghiên cứu hình thức nhất thể hoá kinh tế khu vực mới nổi này. Nhất thể hoá kinh
tế khu vực là một hình thức tổ chức tƣơng đối cao trong hợp tác kinh tế giữa các
quốc gia, là một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong phát triển quan hệ kinh tế
quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của
nhất thể hoá kinh tế quốc tế mang tính khu vực từ sau chiến tranh thế giới thứ hai,
lí luận nhất thể hoá kinh tế khu vực cũng phát triển nhanh chóng. Lý luận nhất thể
hoá khu vực chủ yếu bao gồm lý luận về liên minh thuế quan, lý luận về khu vực
mậu dịch tự do, lý luận chủ nghĩa khu vực…
(1). Lý luận liên minh thuế quan
Năm 1950, nhà kinh tế học ngƣời Mỹ J.viner lần đầu tiên đƣa ra lý luận liên
minh thuế quan hiện đại, lý luận này trở thành hạt nhân lý luận nhất thể hoá kinh tế
khu vực lúc bấy giờ. Từ đó về sau, các nhà kinh tế học phƣơng Tây đã phát triển
hơn nữa trên cơ sở lý luận liên minh thuế quan, từ phân tích định tính tới phân tích



Kho tài li u mi n phí c a Ket-noi.com blog giáo d c,
côngđịnh
nghlƣợng, từ phân tích tĩnh tới phân tích động, từ phân tích cân bằng cục bộ tới
phân tích cân bằng toàn diện. J. Viner đã nêu lên hiệu quả tĩnh của liên minh thuế
quan là tạo ra sự sáng tạo mậu dịch và chuyển hoán mậu dịch, ông cho rằng hiệu
quả của liên minh thuế quan chính là lợi ích thực tế thu đƣợc từ nguồn lợi sáng tạo
mậu dịch trừ đi chi phí chuyển hoán mậu dịch [88; tr.72]. Mặt khác, hiệu quả tĩnh
của liên minh thuế quan là thúc đẩy quy mô kinh tế, hiệu quả cạnh tranh và kích
thích đầu tƣ. Do đó, lý luận về liên minh thuế quan đã tạo sở lý luận cho xu thế
phát triển nhất thể hoá kinh tế khu vực trên thế giới.
(2). Lý luận khu mậu dịch tự do. Mặc dù đối tƣợng nghiên cứu của lý luận liên
minh thuế quan là các liên minh thuế quan, nhƣng khu vực mậu dịch tự do cũng có
vai trò tƣơng tự. Nhà kinh tế học ngƣời Anh Robsson, P đã vận dụng nguyên lý
của lý luận liên minh thuế quan vào phân tích khu vực mậu dịch tự do, khảo sát
hiệu quả kinh tế của khu vực mậu dịch tự do từ góc độ phân phối nguồn tài
nguyên. So với liên minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do chƣa xây dựng mức
thuế quan thống nhất với đối với các khu vực ngoài khối; để ngăn chặn hàng hoá
của các nƣớc ngoài khu vực gián tiếp nhập khẩu vào các nƣớc thành viên trong khu
vực thông qua mức thuế quan tƣơng đối thấp của một nƣớc thành viên trong khu
vực, khu vực mậu dịch tự do áp dụng nguyên tắc xuất xứ hàng hoá. Robson cho
rằng, trong điều kiện nhất định, khu vực mậu dịch tự do cũng có thể tạo ra hiệu quả
sáng tạo mậu dịch và hiệu quả chuyển hoán mậu dịch tƣơng tự nhƣ liên minh thuế
quan [86;tr. 31].
(3). Lý luận chủ nghĩa khu vực. Lý luận chủ nghĩa khu vực là trào lƣu lý luận
do các học giả phƣơng Tây đƣa ra nhằm giải thích và phân tích hiện tƣợng nhất thể
hoá khu vực trên phạm vi toàn cầu sau chiến tranh thế giới, lý luận này đã trải qua
quá trình phát triển từ “chủ nghĩa khu vực kiểu cũ” sang “chủ nghĩa khu vực kiểu
mới”. Noman D. Palmer nêu ra, chủ nghĩa khu vực truyền thống lấy đại diện là lí
luận liên minh thuế quan, nó không những không dẫn đến sự phát triển thực chất



của các nƣớc đang phát triển mà còn làm sống lại kết cấu quốc gia trung tâm-quốc
gia ngoại vi đã từng tồn tại trên phạm vi toàn cầu, sự thất bại của một số khu vực
mậu dịch tự do của các nƣớc đang phát triển là minh chứng sinh động. [84;tr. 5]
Ông nêu lên cần phải thay thế lý luận nhất thể hoá khu vực truyền thống bằng lý
luận nhất thể hoá khu vực mới. Lý luận chủ nghĩa khu vực mới cho rằng, nhất thể
hoá khu vực có liên quan chặt chẽ tới “ý thức khu vực” (Regional consciousness),
ý thức khu vực càng mạnh thì mức độ khu vực hoá (hay mức độ hoà nhập khu vực)
càng cao. “Khu vực hoá mới” là một quá trình từ “dị chất” tới “đồng chất” các yếu
tố từ văn hoá, an ninh, chính sách kinh tế tới chính trị, khu vực hoá đòi hỏi bắt đầu
từ việc “đồng nhất văn hoá” ở một chừng mực nào đó, sự đối lập về mặt an ninh
dẫn tới sự chia rẽ về kinh tế, tính tƣơng đồng trong chính sách kinh tế cũng rất
quan trọng [82;tr. 8].
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là nhất thể hoá kinh tế khu vực, từ đó phân tích
bối cảnh ra đời và phát triển của CAFTA, những lợi ích mà CAFTA đem lại cho
các nƣớc thành viên, những thuận lợi và thách thức gặp phải trong quá trình hình
thành và triển vọng phát triển của FTA giữa Trung Quốc và ASEAN.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp kinh tếchính trị quốc tế, lịch sử và logic. Ngoài ra, do yêu cầu của đề tài cần phải sƣu tầm,
chọn lọc và sử dụng các loại tƣ liệu khác nhau nên các phƣơng pháp thống kê, tổng
hợp, phân tích, so sánh cũng đƣợc sử dụng.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chƣơng


CHƢƠNG I: Quá trình hình thành khu mậu dịch tự do Trung QuốcASEAN
CHƢƠNG II: Thƣơng mại và Đầu tƣ của Trung Quốc đối với ASEAN
(2002-2006)
CHƢƠNG III: Đánh giá bƣớc đầu về CAFTA trong những năm qua và

triển vọng đến năm 2010


CHƢƠNG I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHU VỰC
MẬU DỊCH TỰ DO TRUNG QUỐC- ASEAN
1. BỐI CẢNH ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CAFTA
1.1. Bối cảnh địa lý
1.1.1. Vị trí địa lý của Đông Nam Á trong kinh tế đối ngoại của Trung Quốc
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) đƣợc thành lập năm
1967, lúc đầu chỉ gồm 6 thành viên, đến nay bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á.
Là một tổ chức các nƣớc vừa và nhỏ nằm rải rác ở khu vực Đông Nam Á, các nƣớc
ASEAN có vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc, một số nƣớc thành viên của
ASEAN nhƣ: Việt Nam, Myanma có vị trí địa lý tiếp giáp với lãnh thổ Trung
Quốc. Với diện tích khoảng 4,7 triệu km2, dân số khoảng 550 triệu ngƣời, vị trí địa
lý hết sức quan trọng, chấn giữ vị trí huyết mạch trên tuyến đƣờng vận chuyển biển
của Trung Quốc với nƣớc ngoài, cộng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng
phong phú, ASEAN có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của
Trung Quốc.
Các nƣớc ASEAN có vị trí chiến lƣợc quan trọng, nằm ở phía Đông Nam lục
địa Á-Âu, tiếp giáp giữa Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, nằm trên con đƣờng
hàng hải huyết mạch nối liền châu Á với châu Âu bởi eo biển Malacca, do vậy,
ASEAN giữ vai trò quan trọng trong quân sự và thƣơng mại cũng nhƣ trong phát
triển kinh tế, trao đổi và hợp tác thƣơng mại với nhiều nƣớc, đặc biệt với Trung
Quốc. Theo thống kê, 1/3 khối lƣợng hàng hoá và 50% dầu thô trên thế giới phải
vận chuyển qua eo biển Malắcca, hiện nay trên 80% lƣợng dầu nhập khẩu của
Trung Quốc phải vận chuyển qua eo biển này. Theo ƣớc tính, có khoảng 60% số
tàu của Trung Quốc trong tổng số tàu đi qua eo biển Malacca một ngày [10; tr. 29].



×