Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường đồng quang thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.44 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG DIỆP ANH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN PHƢỜNG ĐỒNG QUANG – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2012 ĐẾN 2014”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG DIỆP ANH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN PHƢỜNG ĐỒNG QUANG – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2012 ĐẾN 2014”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo
Khoa
Chuyên ngành
Khoá học
Giáo viên hƣớng dẫn

: Chính Quy
: Quản lý tài nguyên
: Quản lý đất đai
: 2011 - 2015
: TS. Phan Đình Binh

Thái Nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng của mỗi sinh viên trong quá
trình học tập qua đó giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trong nhà
trường và ứng dụng trong thực tế, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn

năng lực công tác có thể vững vàng khi ra trường.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Quản lý Tài nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên em đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của
phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2012 - 2014”.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên cùng các thầy cô giáo đã
giảng dạy trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến
thầy giáo TS. Phan Đình Binh, là thầy đã trực tiếp hướng dẫn để em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ phường Đồng Quang đã
nhiệt tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ em làm quen với thực tế hoàn thành
bản báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã giúp
đỡ em trong quá trình nghiên cứu khóa luận.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè để bài kháo luận của em được hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh Viên

Dƣơng Diệp Anh


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu trong khu vực thương mại dịch vụ ....................... 32

Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu y tế của phường Đồng Quang ............................... 35
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của phường Đồng Quang năm 2012 ........ 39
Bảng 4.4: Tổng hợp các văn bản có liên quan tới quá trình quản lý và sử dụng đất
phường Đồng Quang - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014 ..........41
Bảng 4.5: Các loại tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính ...................... 43
Bảng 4.6: Thống kê và đánh giá chất lượng bản đồ của phường Đồng Quang ....... 44
Bảng 4.7: Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch ................... 45
Bảng 4.8: Kế hoạch sử dụng đất từng năm của phường Đồng Quang- thành
phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên ............................................ 48
Bảng 4.9: Kết quả lập hồ sơ địa chính tại phường Đồng Quang thành phố Thái
Nguyên - tỉnh Thái Nguyên đến năm 2014 .................................... 52
Bảng 4.10: Biến động đất đai theo mục đích sử dụng giai đoạn 2005 – 2010 ......... 53
Bảng 4.11: Kết quả thu ngân sách Nhà nước về đất đai của Phường Đồng
Quang giai đoa ̣n 2012 đến 2014 .................................................... 55
Bảng 4.12: Kết quả thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của
phường Đồng Quang giai đoạn 2012 - 2014 ................................. 58
Bảng 4.13: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
trên địa bàn phường Đồng Quang. ................................................. 61


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ giá trị sản xuất dịch vụ thương mại –công nghiệp ........... 32


iv
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục đích đề tài .....................................................................................................2

1.3. Yêu cầu đề tài .......................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học, tính pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai ....................4
2.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam
theo luật đất đai 2003 ..................................................................................................8
2.3. Khái quát về tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2012 - 2014 .........................................................................................................9
2.3.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước ...........................9
2.3.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Nguyên ...........................14
2.4 Khái quát về tình hình quản lý đất đai ở phường Đồng Quang, giai đoạn 2012 2014 ...........................................................................................................................19
2.4.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở phường Đồng Quang .....................19
2.4.1. Một số tồn tại ..................................................................................................23
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................24
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
3.1.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai .............................................................24
3.1.2. Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của phường Đồng Quang. ........... Error!
Bookmark not defined.
3.2. Tình hình sử dụng đất ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................25
PHẦN 4. KẾT QUẢ ĐA ̣T ĐƢỢC ..........................................................................26
4.1. Tình hình cơ bản của phường Đồng Quang .......................................................26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................30


v
4.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hôi và môi truờng ...............37
4.2.1. Những lợi thế chủ yếu và kế t quả đa ̣t đươ ̣c ....................................................37
4.2.2. Những hạn chế ................................................................................................37

4.3. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất ..............................................37
4.4. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Đồng
Quang - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014 theo 15 nội dung quy định trong
Luật Đất đai 2003 ......................................................................................................41
4.4.1.Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó ...................................................................41
4.4.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ
hành chính .................................................................................................................43
4.4.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất .................................................44
4.4.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........................................45
4.4.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
...................................................................................................................................50
4.4.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. ..........................50
4.4.7. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ
...................................................................................................................................52
4.4.8.. Thống kê, kiểm kê đất đai ..............................................................................52
4.4.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ...............................................................54
4.4.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất ..........................................................54
4.4.11 Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ..56
4.4.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm về pháp luật đất đai ............................................................................57
4.4.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.........................................................59
4.4.14 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong quản lý và sử dụng đất đai. ..............................................................................60
4.4.15 Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai. .....................................................61


vi
4.5. Đánh giá kế t quả về sự hiể u biế t của cán bô ̣ , người dân về công tác quản lý nhà

nước về đấ t đai của phường Đồng Quang. ................................................................62
4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất
đai ..............................................................................................................................63
4.6.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách trong quản lý đấ t đai ....................................63
4.6.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư ............................................................64
4.6.3. Giải pháp về khoa học- công nghê ..................................................................
65
̣
4.6.4. Các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường ................................65
4.7. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoa ̣ch- kế hoa ̣ch sử dụng đất ...................66
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................68
5.1. Kết luận ..............................................................................................................68
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân
cư, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại
Chương II Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo
quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật Đất đai năm 2003 (Mục 2, Điều 21 - 30) khẳng định rõ nội dung lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo ngành, theo cấp lãnh thổ hành chính.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không
chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất

nước, việc phân bố đất đai phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phải gắn liền với quá trình phân công lại lao động. Trong giai đoạn từ nay đến
năm 2020 và xa hơn nữa, với mục tiêu xây dựng phường Đồng Quang trở
thành một trong những phường phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên,
cần thiết phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai dài hạn. Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất đai,
cụ thể hoá các chỉ tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai của thành phố, đồng thời
là cơ sở cho việc giao cấp đất, cho thuê đất và thu hồi đất.
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010; Kế hoạch sử dụng đất chi tiết
giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 của phường Đồng Quang được
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên xét duyệt theo quy định, đã góp phần quan trọng
trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của phường Đồng Quang
nói riêng và TP Thái Nguyên nói chung đến năm 2010 và xa hơn, là cơ sở pháp lý
quan trọng cho việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất…


2
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của phường đang có
nhiều chuyển biến mạnh mẽ, làm tăng nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các
lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh tăng nhanh. Trong khi nguồn tài
nguyên đất đai có hạn lại vẫn chưa được khai thác triệt để. Xuất phát từ tầm
quan trọng và tính cấp thiết trong việc lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của phường Đồng Quang đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu (2011 – 2015).
.Thực tiễn cho thấy việc đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai
theo pháp luật là rất cần thiết để thấy kết quả đã đạt được và cả những thiếu
sót, yếu kém trong việc thực hiên chức năng quản lý đất đai của ngành nói
chung và của địa phương nói riêng. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, được sự
phân công của Khoa Quản lý tài nguyên, dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Đình
Binh - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Đồng Quang,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014”
1.2. Mục đích đề tài
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Đồng
Quang, giai đoạn 2012 - 2014. Xác định những điểm mạnh và những gì chưa làm được
trong việc thực hiện 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, từ đó tìm ra nguyên nhân
và đề xuất giải pháp để làm tốt công tác này ở địa phương những năm tới.
1.3. Yêu cầu đề tài
- Nắm vững nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của
Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003, hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật về đất đai của Trung ương và địa phương.
- Nắm vững thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Các
số liệu điều tra, thu thập được phải đảm bảo được tính trung thực, khách quan.


3
- Những kiến nghị đề xuất với các cấp có thẩm quyền phải phù hợp với
thực tế ở địa phương và phù hợp với luật pháp do Nhà nước quy định.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa học tập: Củng cố kiến thức đại học và bước đầu làm quen với
công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
của phường Đồng Quang, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cho công tác
quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện tốt hơn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học, tính pháp lý của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai
Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của các hoạt động quản lý Nhà nước
thể hiện thông qua các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Luật đấ t đai năm 1993 ra đời và năm 2000 Luật sửa đổi bổ sung được ban
hành, đến năm 2001 Luật đấ t đai lại được tiếp tục sửa đổi.
Để cụ thể hóa Luật đấ t đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung năm
2000, 2001 Nhà nước ta đã ban hành mô ̣t loa ̣t các văn bản pháp luâ ̣t nhằm
hướng dẫn thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về đất đai như:
- Nghị định số: 64/NĐ-CP ngày 27/09/1993 và nghị định số: 85/NĐ-CP
ngày 28/09/1999 của Chính phủ quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia
đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp.
- Nghị định số: 73/NĐ-CP ngày 25/10/1993 quy định về phân hạng đất,
tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Nghị định số: 12/CP ngày 22/02/1994 của Chính phủ ban hành về
thành lập Tổng cục địa chính trên cở sở hợp nhất giữa Tổng cục quản lý
ruộng đất và cục đo đạc.
- Nghị định số:34/CP ngày 23/04/1994 của Chính phủ ban hành quy định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổng cục địa chính.
- Nghị định số : 87/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ ban hành quy
định khung giá các loại đất và nghị định số: 90/CP về việc đền bù thu hồi đất
để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh.
- Nghị định số: 89/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ quy định về việc
thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính.
- Nghị định số: 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 của Chính phủ quy
định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế
quyền sử dụng đất và thế chấp góp vốn bằ ng giá trị quyền sử dụng đất.



5
- Nghị định số: 79/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ sửa đổi , bổ
xung một số điều của Nghị định số: 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thủ
tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng
đất và thế chấp góp vốn bằ ng giá trị quyền sử dụng đất.
Điều 6 Luật Đất đai 2003 dựa trên cơ sở từ các nội dung trên cũng đã
khẳng định lại một lần nữa, có bổ sung và sửa đổi gồm 13 nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai. 13 nội dung này ngoài việc triển khai và làm rõ một số
nội dung về quản lý Nhà nước về đất đai được quy định trong Luật Đất đai
1993 nó còn tập trung vào một số vấn đề mới như:
+ Quản lý tài chính về đất đai.
+ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản, trong đó quy định những loại đất nào được tham gia thị trường
bất động sản, nội dung hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản, quản lý dịch vụ cung cấp thông tin đất đai.
+ Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

+ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai: như tư vấn về giá đất,
tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dịch vụ về đo đạc lập bản đồ,
dịch vụ thông tin về đất đai.
Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động
của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở
hữu Nhà nước đối với đất đai. Để công tác quản lý đất đai được thuận lợi,
phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ các nội dung quản lý này.
Ngoài các văn bản trên, cơ sở pháp lý để Nhà nước quản lý đất đai là
hàng loạt các nghị định, thông tư chỉ thị của Chính phủ, Bộ Tài nguyên &
Môi trường:
+ Quyết định số 14/2003/QĐ-BTNMT ngày 20/11/2003 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật

đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ.


6
+TT liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC HD thực hiện QĐ
178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền
hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp.
+ TT số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên &
Môi trường về việc HD dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Chỉ thị số 05/2004/CT-TTCP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc
triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003.
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về
việc HD thi hành Luật Đất đai.
+ Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 về việc xử phạt
hành chính trong lĩnh vực đất đai.
+ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
việc bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh
hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
+ TT Số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc HD lập, điều
chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .
+ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 28/2004/CT-TTg ngày 15-72004 về việc kiểm kê đất đai năm 2005.
+ TT Số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc HD lập, chỉnh
lý, quản lý hồ sơ địa chính .
+ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ về phương pháp xác
định giá đất và khung giá các loại đất.
+ TT liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ

Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường HD việc luân chuyển hồ sơ của
người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.


7
+ TT 04/2006/TT-BTNMT HD phương pháp tính đơn giá dự toán, xây
dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
+ Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc
phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai .
+ Quyết định 08/2006/QĐ-BTMT về Ban hành Quy định về
GCNQSDĐ.
+ Quyết định 07/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành Định mức kinh tế
- kỹ thuật Đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ.
+ TT 08/2007/TT-BTNMT HD thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ TT số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 HD việc lập, chỉnh lý ,
quản lý hồ sơ địa chính.
+ Chỉ thị 09/2007/CT-TTg về tăng cường quản lý sử dụng đất của các
quy hoạch và dự án đầu tư.
+ Chỉ thị 11/2007/CT-TTg về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh
bất động sản.
+ Quyết Định 11/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành Định mức kinh
tế - kỹ thuật đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ
thực hiện đồng thời cho nhiều người sử dụng đất.
+ Quyết Định 12/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành Định mức kinh
tế - kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp.
+ Chỉ thị 31/2007/CT-TTg về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử
dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
+ Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về

việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai.


8
+ TT 92/2007/TT-BTC HD xác định tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc ngân sách nhà nước.
+ Nghị định 35/2008/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.
+ Quyết định 1345/QĐ-BTNMT về việc tổ chức đợt kiểm tra tình hình
thi hành Luật Đất đai.
+ Chỉ thị 02/CT-BTNMT về việc tiếp tục triển khai thi hành Luật Đất
đai năm 2003.
+ Nghị quyết số 26/NQ/TW, ngày 05 tháng 8 băm 2008, Hội nghị lần
thứ bảy Ban chấp hành Trung ương “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
+ Công văn số 2788/BTNMT-TCQĐĐ ngày 04/8/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015);
2.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ở
Việt Nam theo luật đất đai 2003
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoach sử dụng đất
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử JI99I.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCNQSDĐ.

- Thống kê kiểm kê đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Quản lý và phát triển thì trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản


9
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
2.3. Khái quát về tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam và tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2012 - 2014
2.3.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước
2.3.1.1. Một số kết quả đạt được
Công tác quản lý đất đai đã đáp ứng được phầ n nào yêu cầu và đạt
được kết quả như sau:
+ Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Từ khi Luật và các văn bản Luật đất đai ra đời, các Bộ và Ban ngành từ
TW tới địa phương đã triển khai thực hiện trên khắp cả nước , tạo ra một hành
lang pháp lý cho công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
giữa luật cũ và luật mới còn nhiều khó khăn và vướng mắ c

. Chính vì vậy ,

trong giai đoạn tới cầ n thiế t Chính phủ , các Bộ, các Ban ngành cần phải cố

gắng hơn nữa trong việc ban hành văn bản , tổ chức triển khai đồ ng bô ̣ từ TW
đến địa phương.
+ Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính.
Ngành đo đạc bản đồ đã tập trung lực lượng để hoàn thành việc đo vẽ
bản đồ địa chính cho toàn bộ đất lâm nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý 1:
2.000 phục vụ quy hoạch và quản lý các thành phố lớn tỷ lệ 1: 5.000 hoặc 1:
10.000 phục vụ quy hoạch và quản lý các vùng kinh tế trọng điểm. Công tác
đo đạc và bản đồ hướng tới nhiệm vụ trọng tâm phục vụ giám sát, quản lý tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Công tác phân mốc giới, cắm mốc biên


10
giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, biên giới Việt - Lào được thực hiện
theo đúng kế hoạch, do vậy thời gian tới cần phải tổ chức triển khai thực hiện
tiếp tục chỉ đạo các địa phương hoàn thiện và lập bản đồ địa chính.
+ Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đây là vấn đề khó khăn mà ngành địa chính gặp phải.Trong những năm
qua, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước được các
cấp, các ngành quan tâm thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực

. Năm

2005, cả nước đã xây dựng xong quy hoạch đến năm 2010 và kế hoạch sử
dụng đất năm 2005 đã được Quốc hội thông qua kỳ họp thứ V mở đầu cho
việc tăng cường công tác quản lý đất đai theo luật mới.
+ Công tác cấp GCNQSDĐ.
Thực hiện nghị định số: 181/2004/NĐ-CP và chỉ thị số: 05/2004/CTTTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành luật đất
đai 2003 đã đề ra trong thời gian trước mắt là: Hoàn thành việc cấp
GCNQSDĐ, hoàn chỉnh hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
Đến năm 2010, việc cấp GCNQSDĐ trong cả nước đạt kết quả như sau:

Đất sản suất nông nghiệp: Đã cấp được hơn 16 triệu giấy chứng nhận
với diện tích trên 8,1 triệu ha, đạt 83% diện tích cần cấp giấy.
Đất lâm nghiệp: Cấp được 2,45 triệu giấy với 10,1 triệu ha, đạt 84,3%.
Đất nuôi trồng thủy sản : Cấp 1,08 triệu giấy với hơn 577.000ha, đạt
83,8% diện tích cần cấp giấ y.
Đất ở đô thị: Cấp được 3,55 triệu giấy với diện tích hơn 82.000ha, đạt
62,6% diện tích cần cấp giấy.
Đất ở nông thôn: Cấp được 11,6 triệu giấy với diện tích 425.000ha, đạt
76,8% diện tích cần cấp giấy.
Đất chuyên dùng: Cấp được 138.000 giấy với diện tích 445.000ha đạt
54% diện tích cần cấp.


11
Thực hiện nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chiń h phủ, các địa phương
đã triển khai cấp GCNQSDĐ theo mẫu mới với tổng số 1,277 triệu giấ y, tổng
diện tích 890.000 ha, trong đó có 33.863 GCN bao gồm cả đất và tài sản.
+ Công tác giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất.
Đến nay đã có khoảng 7.987 dự án được giao đất, thuê đất với diện tích
hơn 184.179ha, trong đó có 89.654ha đất giao không thu tiền sử dụng đất,
8.306ha đất được giao có thu tiền, có 1.781 dự án xin chuyển mục đích sử
dụng đất với tổng diện tích hơn 1.061ha, trong đó có 9.460ha đã được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Thu hồi
được 7.289ha do vi phạm pháp luật về đất đai, trong đó có 7.056ha thu hồi do
vi phạm quy định tại khoản 12 điều 38 của Luật đất đai 2003, đạt 65% diện
tích phải thu hồi.
+ Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Thông qua kiểm kê cho thấy cả nước có tổng diện tích tự nhiên
33.093.804ha bao gồm đất nông nghiệp 26.100.106ha chiếm 79%, đất phi
nông nghiệp 3.670.186ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 3.323.512ha chiếm

10%. Trong đó có 24.989.102ha chiếm 75,51% là đã có chủ sử dụng. So với
năm 2005, diện tích đất sản suất nông nghiệp tăng 1.277.600ha, trong đó đất
trồng lúa có 4.127.721ha, vượt so với quy hoạch 10,33% nhưng giảm
37.546ha, bình quân hàng năm giảm 7.000 ha. Đất lâm nghiệp tăng
571.616ha. Đất ở nông thôn tăng 54.054ha đạt bình quân 91 m2/người. Đất ở
đô thị tăng 27.994ha đạt bình quân 21 m2/người. Đất chuyên dùng tăng
410.713ha, tăng nhiều nhất là cho mục đích công cộng, giao thông, thủy lợi,
an ninh, quốc phòng. Đất tôn giáo tăng 1.816ha, đất nghĩa trang nghĩa địa
tăng 3.887ha, đất sông suối mặt nước chuyên dùng giảm 61.709ha, đất chưa
sử dụng giảm 1.742.372ha.
Kết quả kiểm kê cho thấy các địa phương thực hiện công tác này khá
tốt, tuy nhiên vẫn vẫn còn một số hạn chế như: Việc quản lý hiện trạng đất đai
còn nhiều bất cập, thiếu kịp thời cập nhật số liệu, cơ sở dữ liệu chưa đáp ứng
được nhu cầu.


12
+ Công tác thanh tra, kiể m tra và giải quyết khiếu nại tố cáo tr ong
việc quản lý đất đai.
Trong những năm qua, thanh tra địa chính đã tiến hành hơn 11.300
cuộc thanh tra ở tất cả các tỉnh, thành phố. Phát hiện hơn 46.000 trường hợp
vi phạm luật đất đai, đã xử lý 25.000 vụ, đã giải quyết 75% số đơn khiếu nại,
tố cáo của nhân dân về đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vi phạm trong quản
lý đất đai chưa được xử lý kịp thời và triệt để. Theo Bộ TN và MT, trong 30
ngày kiểm tra thi hành Luật đất đai tại các địa phương

(1/8 - 30/8/2009),

Đoàn kiểm tra Bộ TN và MT đã tiếp nhận 17.480 đơn tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về đất đai. Các nội dung khiếu kiện bao gồm: 70,6% là khiếu nại về bồi

thường, giải phóng mặt bằng, 10,0% là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về
đất đai, 8,6% là tranh chấp đất đai, 6,8% là đòi lại đất cũ, 4,0% là những
trường hợp khác.
Như vậy muốn tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra,
kiể m tra và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo tranh chấp về đất đai cần thiết
tiến hành thanh tra, kiểm tra, thực hiện công tác quản lý đất đai một cách
thường xuyên và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, giải quyết dứt điểm,
hạn chế thấp nhất các vụ tồn đọng, tránh phát sinh những vụ mới.
+ Công tác quản lý tài chính về đất đai, quản lý việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất.
Hàng năm công tác này được thực hiện thường xuyên theo đúng Luật
đất đai. Nguồn tài chính thu được từ đất đai được chi một khoản đáng kể cho
công tác đền bù đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, phần còn lại được
nộp vào ngân sách Nhà nước.
+ Quản lý và phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị
trƣờng bất động sản, quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất.
Đây là những nội dung mới ban hành khi Luật đất đai năm 2003 ra đời,
nhưng thị trường này sau đó đã phát triển rất mạnh trên phạm vi cả nước. Các


13
quyền của người sử dụng đất được giao dịch thông qua thị trường bất động
sản. Dịch vụ công về đất đai cũng bước đầu được thực hiện cùng với sự ra đời
của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở các cấp huyện và tỉnh.
2.3.1.2. Một số tồn tại
Trước quá trình đô thị hóa và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các
luật và chính sách liên quan đến đất đai đã liên tục được bổ sung, sửa đổi
nhưng vẫn nhanh chóng trở nên lạc hậu và có nhiều điểm không phù hợp với
thời cuộc. Điều này gây ra nhiều vấn đề như tham nhũng, lãng phí, tranh
chấp, kiện cáo làm giảm hiệu quả sử dụng đất. Những tranh chấp và bất ổn

trong chính sách đất đai sẽ có tác động xấu tới môi trường kinh doanh và gây
ra những cản trở mạnh tới phát triển tổng thể kinh tế - xã hội.
Sự chênh lệch về giá đất xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống tài chính
đất đai và hệ thống quản lý đất đai, ít sử dụng các công cụ kinh tế điều tiết để
quản lý đất đai.Sự thiếu phù hợp và nhất quán giữa qui hoạch tổng thể phát
triển KT - XH và thời hạn giao đất cho người sử dụng dẫn tới những mâu
thuấn phát sinh và gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp phải di dời
do thay đổi quy hoạch.
Các văn bản pháp luật đấ t đai nhiề u khi còn còn chồng chéo , gây khó
khăn trong công tác thực hiện , công tác cấp GCNQSDĐ còn chậm trễ . Bên
cạnh đó các sai phạm trong vấn đề quản lý đất đai không những chưa giảm
mà còn có chiều hướng gia tăng và chưa được xử lý kịp thời gây nên hậu quả
nghiêm trọng. Mặc dù chính sách đất đai được thay đổi liên tục nhưng những
kẽ hở và sự thiếu rõ ràng của nó không nhứng làm cho số vụ tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp liên quan tới đất đai giảm xuống mà
ngược lại ngày càng tăng.
Bên cạnh đó những nhu cầu phát sinh trong quá trình sử dụng đất luôn
gây áp lực và chưa lường hết được.
Còn chưa thực hiện triệt để 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.


14
2.3.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Nguyên
2.3.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai
Từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý
nhà nước về đất đai trên đại bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành
tựu thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế và ổn định chính trị- xã hội. Tuy nhiên ,
thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng đất ở tỉnh vẫn còn nhiều bất cập,
thiếu sót, cần được đánh giá, làm rõ những nguyên nhân, đề ra những giải
pháp khắc phục để công tác quản lý, sử dụng đất đi vào nền nếp, ổn định,

nâng cao hơn nữa năng lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.
Căn cứ các quy định của Luật Đất đai năm 2003, tỉnh đã xây dựng và
ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai phù hợp
với yêu cầu thực tiễn của địa phương, trong đó có các Nghị quyết về Quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất(QH, KHSDĐ), cấp GCN, bồi thường giải phóng
mặt bằng, giá đất; các quy định về cơ chế tài chính, về chính sách bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Chủ động triển khai có hiệu
quả các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đặc biệt là các văn bản liên
quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; công tác cấp GCN; xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính, các thủ tục hành chính về đất đai…được dư luận
đánh giá tích cực, tháo gỡ được nhiều khó khăn, giải phóng các rào cản để
huy động nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển.
Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã có
những chuyển biến tích cực, được dư luận đánh giá cao, nhất là công tác giao
đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thời gian thực hiện thủ tục
hành chính được giảm thiểu thông qua việc lồng ghép các thủ tục về đầu tư,
xây dựng, đất đai, môi trường ngay từ khâu chấp thuận dự án đầu tư đến khâu
bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đều được thực hiện qua cơ
chế ”một cửa liên thông” .
Công tác lập và quản lý QH, KHSDĐ được thực hiện ở cả 3 cấp từ cấp
tỉnh đến cấp cơ sở, bước đầu đã được đổi mới theo hướng nâng cao chất


15
lượng và tính khả thi của phương án quy hoạch, làm rõ được những nội dung
quy hoạch của từng cấp, tạo tính chủ động, linh hoạt cho từng cấp trong xây
dựng phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong thực hiện các mục
tiêu CNH, HĐH. Thông qua QH, KHSDĐ, tài nguyên đất bước đầu đã được
đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ được môi trường
sinh thái; phát huy được nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất

nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới, quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã
được khoanh định một cách hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt quỹ
đất chuyên trồng lúa nước, đất có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo đảm an
ninh lương thực; đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc khôi phục, phát
triển và bảo vệ rừng, nâng độ che phủ rừng của tỉnh lên 47% năm 2011; diện
tích đất chưa sử dụng từng bước được khai thác đưa vào sử dụng một cách
hợp lý, từ năm 2005 trở lại đây tỉnh Thái Nguyên đã đưa hơn 14.000 ha đất
chưa sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp và các mục đích phi
nông nghiệp khác.
Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời gian qua về cơ bản phù
hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đầu tư, lao động, góp phần
phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, công ngiệp, nông nghiệp nông thôn, đô thị
và dịch vụ, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được cải thiện đáng kể, nâng cao đời sống
nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, địa phương trong tỉnh.
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa
chính, cấp GCN, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được chú trọng. Đến nay,
toàn tỉnh đã hoàn thành đo đạc và lập bản đồ địa chính ở 162/181 phường, xã
với diện tích trên 338.000 ha đạt 95,82% diện tích tự nhiên.
Hệ thống bản đồ địa chính được lập bằng công nghệ số, có độ chính xác
cao và chi tiết đến từng thửa đất đáp ứng yêu cầu về cả số lượng và chất lượng.
Toàn tỉnh đã cấp trên 437.000 GCN các loại đất với diện tích trên


16
163.000 ha đạt gần 60% diện tích cần cấp, trong đó có 4 đơn vị cấp huyện đạt
diện tích cấp giấy trên 80%. Nhiều loại đất đạt tỷ lệ cấp giấy khá cao như: Đất
xây dựng trụ sở, công trình sự nghiệp nhà nước đạt trên 99,07%; đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp đạt 100%; đất an ninh đạt 97,77%; đất quốc

phòng đạt gần 91.88%; đất ở đô thị đạt 90,75%; đất sản xuất nông nghiệp gần
73%. Đã cơ bản hoàn thành việc điều chỉnh, cấp đổi lại với khoảng 30.400
GCN đạt tỷ lệ trên 97% số GCN cần cấp đổi.
Công tác kiểm kê đất đai theo chỉ thị 31/CT-TTg của thủ tướng Chính phủ
và thống kê đất đai hàng năm đều đảm bảo chất lượng và thời gian theo quy định.
Công tác thông tin, lưu trữ đất đai đang từng bước được hiện đại hóa đáp ứng yêu
cầu quản lý, nhu cầu của các ngành, các cấp và của người dân.
Công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất phục vụ cho các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng và phát triển kinh tế đã được triển khai đồng bộ, đúng quy định
pháp luật, thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và quốc tế với quy mô lớn.
Từ năm 2003 tới nay, có 1.300 tổ chức doanh nghiệp được nhà nước
giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích gần 4.000 ha, bảo đảm được quỹ đất
chủ yếu dành cho công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển
đô thị.
Diện tích đất dành cho phát triển đô thị tăng nhanh, đến nay, có trên
109 dự án đã được chấp thuận với diện tích 5.280 ha, trong đó có 33 dự án với
diện tích 740 ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, giai đoạn 2004 – 2011
bình quân tăng gần 100 ha/năm, góp phần hình thành mạng lưới đô thị phân
bố đồng bộ ở các địa phương trong tỉnh; diện tích đất quy hoạch dành cho khu
công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có gần 4.500 ha, giai đoạn 2000 - 2011
bình quân tăng gần 400 ha/năm.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã
có nhiều tiến bộ, việc tổ chức triển khai các quy định về công bố công khai
quy hoạch xây dựng QH, KHSDĐ; phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư gắn với việc vận dụng phù hợp các cơ chế chính sách về đất đai đã góp


17
phần từng bước ổn định chỗ ở, đời sống, chuyển đổi ngành nghề, tạo được

nhiều việc làm cho người có đất bị thu hồi, đặc biệt là đối với những người
trực tiếp sản xuất nông nghiệp; từng bước giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà
nước, của người có đất bị thu hồi, của nhà đầu tư, góp phần giữ vững ổn định
chính trị - xã hội.
Thị trường QSDĐ tuy sơ khai nhưng bước đầu đã tạo lập được cơ chế
hoạt động; việc giao dịch vận hành đang từng bước đi vào nền nếp, thu hút
được nhiều nguồn vốn trong xã hội, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách và
đang dần trở thành một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh. Nguồn thu từ đất tăng dần qua các năm, đặc biệt từ khi Luật
Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành: Năm 2005 đạt trên 136 tỷ, năm 2007 đạt
trên 229 tỷ, năm 2009 đạt trên 293 tỷ và năm 2011 đạt trên 460 tỷ đồng.
Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành đồng bộ, tập trung, dứt
điểm. Kết quả thanh tra đã chỉ nhiều sai phạm hạn chế trong công tác quản lý,
sử dụng đất; kiến nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những cá nhân, tập
thể có sai phạm; góp phần khắc phục tồn tại, hạn chế, tiêu cực, thất thoát, lãng
phí xảy ra trong quá trình thực hiên các dự án đầu tư, chống thất thu cho ngân
sách; nhiều vấn đề xã hội liên quan đến đất đai đã phần nào được giải quyết.
Qua thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị thu hồi trên 228.000 m¬2 đất vi phạm;
truy thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên 4 tỷ đồng.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các nông, lâm trường đã được
quan tâm, nhiều chủ trương, quy định, giải pháp đã được ban hành để thực
hiện rà soát, sắp xếp, đổi mới, phát triển các nông, lâm trường quốc doanh.
Đến nay, tỉnh đã thu hồi gần 2.000 ha đất của các nông, lâm trường giao cho
địa phương quản lý, đang tiếp tục lập hồ sơ để thu hồi trên 11.000 ha đất để
trả lại địa phương quản lý.
2.3.2.2.Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai
Để tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực quản lý nhà nước về đất đai, trong
thời gian tới, chúng ta cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:



×