Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.95 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
*************

NGUYỄN THỊ THƠM

CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT
NAM NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
*************

NGUYỄN THỊ THƠM

CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT
NAM NĂM 2014

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan
HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong
Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thơm

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN.................. 11
1.1. Khái niệm về ly hôn và căn cứ ly hôn............................................... 11
1.1.1. Khái niệm ly hôn ......................................................................... 11
1.1.2. Khái niệm căn cứ ly hôn ............................................................. 14
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn ................................... 15
1.2. Khái lược pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn qua các giai đoạn
lịch sử .......................................................................................................... 18
1.2.1. Căn cứ ly hôn theo pháp luật thời kỳ phong kiến. .................... 19
1.2.2. Căn cứ ly hôn theo pháp luật thời kì Pháp thuộc. ..................... 21

1.2.3. Căn cứ ly hôn từ năm 1945 tới nay. ........................................... 23
1.2.4. Căn cứ ly hôn của luật hôn nhân gia đình từ năm 1975 đến nay.
26
1.3. Căn cứ ly hôn theo pháp luật của một số quốc gia ............................ 30
1.3.1. Căn cứ ly hôn theo pháp luật nước Pháp .................................... 30
1.3.2. Căn cứ ly hôn theo pháp luật Thái Lan ....................................... 30
CHƢƠNG 2: CĂN CỨ LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ... 33
2.1. Căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn ........................... 33
2.2. Căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn do một bên vợ hoặc chồng
yêu cầu......................................................................................................... 39
2.2.1. Trường hợp có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia
đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm
cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể
kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. ................................ 40

2


2.2.2. Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu
ly hôn51
2.3 Căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cha, mẹ,
người thân thích khác ................................................................................ 53
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CĂN CỨ LY HÔN VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 60
3.1 Nhận xét chung ..................................................................................... 60
3.2. Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 qua một số vụ án cụ thể............................................................. 71
3.3 Một sô kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về
căn cứ ly hôn. .............................................................................................. 77
3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn............................................. 78

3.3.2. Nâng cao nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Tòa án ........ 81
3.3.3 Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về ly hôn và căn cứ ly hôn
cho người dân ............................................................................................. 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HN&GĐ

:

Hôn nhân và gia đình

TAND

:

Tòa án nhân dân

ThS

:

Thạc sỹ

TTDS


:

Tố tụng dân sự

BLDS

:

Bộ luật dân sự

4


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài

Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật
Việt Nam, được tạo thành bởi nhiều chế định khác nhau như chế định kết hôn,
chế định ly hôn nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình như quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ chồng, giữa
cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Tuy nhiên, so
với các quan hệ trong lĩnh vực pháp luật khác thì quan hệ pháp luật trong hôn
nhân gia đình đặc biệt hơn. Chế định Ly hôn được coi là chế định quan trọng,
thiết yếu của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Đời sống hôn nhân gia đình luôn là một vấn đề rất nhạy cảm và phức
tạp. Hiện nay, tình trạng ly hôn ngày càng có xu hướng tăng cao. Lĩnh vực
hôn nhân, gia đình đã được nhà nước ta quan tâm từ rất lâu thể hiện qua các
văn bản Luật điều chỉnh lĩnh vực này. Vậy Luật Hôn nhân & Gia đình 2014

thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những qui định như
thế nào về căn cứ ly hôn và việc áp dụng các thực tiễn này trong thực tiễn xét
xử ra sao?
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, số lượng vụ án ly hôn xảy ra rất nhiều
và có xu hướng tăng mạnh, bên cạnh đó có nhiều vụ án chưa được xử lý, giải
quyết thỏa đáng, chưa đúng căn cứ lý hôn theo quy định của pháp luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân của vấn đề này đó là:
chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, một số ít công chức chưa đạt chuẩn về
trình độ, chủ yếu mới qua tập huấn đào tạo, chế độ chính sách còn thấp. Việc
thực thi công vụ do đó vừa thiếu tính chuyên nghiệp, vừa không đáp ứng kịp
thời yêu cầu của người dân.
Khi đời số ng hôn nhân không thể duy trì đươ ̣c nữa thì ly hôn là mô ̣t
giải pháp cần thiết cho cả đôi bên vợ chồng cũng như cho xã hội . Ly hôn có
5


thể coi là điể m cuố i của hôn nhân khi quan hê ̣ này thực sự tan rã. Ly hôn giải
thoát cho các că ̣p vơ ̣ chồ ng và những thành viên trong gia điǹ h khỏi xung đô ̣t,
mâu thuẫn bế tắ c trong cuô ̣c số ng . Dù quan hệ gia đình có đổ vỡ thì sự bình
đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời đã bảo vệ quyền lợi của
mọi thành viên trong gia đình, hướng tới xây dựng hạnh phúc, mô hình xã hội
chủ nghĩa, là căn cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình một
cách thâú tình đạt lý. Bằ ng các quy đinh
̣ về ly hôn, Nhà nước cũng hướng tới
bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã hội khi xác định những điều kiện cho phép
chấ m dứt quan hê ̣ hôn nhân trước pháp luâ ̣t, gọi chung là căn cứ ly hôn.
Tuy nhiên, căn cứ ly hôn hiện nay rất chung chung, khó xác định, ảnh
hưởng đến công tác xét xử ly hôn. Các căn cứ ly hôn được quy định tại điều
55 và Điều 56 của Luật HN&GĐ 2014 còn chưa cụ thể, và chưa có nghị định

hướng dẫn về việc áp dụng các căn cứ ly hôn đó. Bởi vậy, Với mong muốn
tìm hiểu rõ hơn về các căn cứ ly hôn, tác giả lựa chọn nội dung “Căn cứ ly
hôn theo Luật Hôn nhân và gia đìnhViệt Nam năm 2014” để phân tích làm
rõ nội dung của vấn đề căn cứ ly hôn, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện
hơn quy định của pháp luật. Từ đó, bản thân tôi sẽ được nâng cao hiểu biết về
các căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài sẽ có thể góp phần nâng cao hiệu quả
của pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung và hoạt động giải quyết các vụ
án ly hôn nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay cũng như tại các
địa phương khác ở nước ta.

2.

Tình hình nghiên cứu

Vấn đề căn cứ ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng
đã và đang được nhắc tới khá nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học.
6


Một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập sâu đến vấn đề về này phải kể
đến đó là:
Bài viết “Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam”, thạc sỹ Nguyễn Thị
Thu Vân, tạp chí Nhà nước và pháp luật.- 8/2005.- Số 208.- Tr.55-61. Bài viết
đề cập đến diện mạo của căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam, giai đoạn
được tính từ khi ra đời Bộ luật Hồng Đức đến trước thời kỳ pháp thuộc, khi
pháp luật Việt Nam nói chung và căn cứ ly hôn nói riêng chịu ảnh hưởng sâu
sắc của học thuyết Nho giáo và tư tưởng pháp lý Trung Hoa.
Khóa luận tốt nghiệp “Căn cứ ly hôn: Quy định của pháp luật và thực
tiễn áp dụng”, tác giả Dương Thị Hồng Cẩm; Người hướng dẫn: ThS. Lê Thị

Mận - Tp. Hồ Chí Minh, 2013. 51tr.
Khoá luận tốt nghiệp “Căn cứ ly hôn theo quy định pháp luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam hiện hành” của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh; Người
hướng dẫn: ThS.Lê Vĩnh Châu . Tp.Hồ Chí Minh, 2015. - 58tr.
Luận văn thạc sỹ: “Căn cứ ly hôn – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
áp dụng tại Lạng Sơn”, của tác giả Nông Thị Nhung, năm 2014.
Như vậy, vấn đề căn cứ ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam đã được nghiên cứu khá nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa
học. Đa phần các đề tài trên mới chỉ nghiên cứu các căn cứ ly hôn theo Luật
HN&GĐ năm 2000, hiện chưa có nhiều đề tài nghiên cứu tới căn cứ ly hôn
theo pháp luật HN&GĐ 2014.
Như vậy, đề tài “Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam năm 2014 ” vẫn là một nội dung nghiên cứu khá mới mẻ. Vì vậy, em đã
lựa chọn đề tài này và lấy thực tiễn thành phố Hà Nội để làm luận văn tốt
nghiệp của mình.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
7


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan tới vấn đề ly hôn. Với việc đi
sâu nghiên cứu các quy định về ly hôn của các nước như Pháp, Thái Lan; ly
hôn theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và các quy định hiện hành về ly
hôn, thực tế giải quyết các vụ án về ly hôn để cho thấy sự thừa kế, phát triển
cũng như những bất cập của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, đồng thời
so sánh Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 với Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000, để từ đó có những nhận xét, những kiến nghị phù hợp, nhằm đóng

góp ý kiến về những mặt ưu điểm và hạn chế của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vấn để về căn cứ ly hôn theo pháp luật
Việt Nam – một đề tài không bao gồm giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước
ngoài và không nghiên cứu trình tự, thủ tục tố tụng về ly hôn. Luận văn
nghiên cứu cơ sở lý luận của căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2014; làm rõ thực trạng ly hôn khi áp dụng căn cứ ly hôn;
đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp về căn cứ ly hôn để hoàn thiện hơn pháp
luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

4.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài khoa học được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học đó là phương
pháp tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp hệ thống và phương pháp so
sánh.
8


5.

Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở cac squy định

của Luật Hôn nhân và gia đình về ly hôn, có sự kết hợp với các thủ tục giải
quyết các vụ việc ly hôn để phân tích, đánh giá, từ đó kiến nghị nhằm hoàn
thiện vấn đề ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
-

Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về ly hôn như: khái

niệm ly hôn, căn cứ ly hôn, tìm hiểu một cách đầy đủ có hệ thống về chế định
ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.
-

Nghiên cứu những vấn đề về căn cứ ly hôn, đồng thời so sánh

căn cứ ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014. Từ đó rút ra những nhận xét về căn cứ ly hôn, những ưu
điểm và hạn chế của quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
-

Nghiên cứu phân tích thực trạng về việc thực hiện các căn cứ ly

hôn của các quy định của pháp luật thông qua một số vụ án điển hình, đồng
thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của
pháp luật về căn cứ ly hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

6.

Điểm mới của Luận văn

Luận văn phân tích được những căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia

đình năm 2014. Ngoài ra, Luận văn đưa ra được những vấn đề thực tiễn, khó
khăn và tồn tại của căn cứ ly hôn, cũng như những ưu điểm, hạn chế của các
quy định về căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2014 so
với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Đặc biệt, bài viết đi sâu vào phân
tích các căn cứ ly hôn, nhận xét đưa ra những ưu điểm, hạn chế của các quy
định về căn cứ ly hôn. Trên cơ sở đó, đưa ra các quan điểm, giải pháp về căn
cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
9


7.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về căn cứ ly hôn.
Chương 2: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn và một số kiến nghị.

10


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN
1.1.

Khái niệm về ly hôn và căn cứ ly hôn

1.1.1. Khái niệm ly hôn

Cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy ra những xung đột, mâu thuẫn
sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa. Ly hôn là giải pháp
cho cả vợ và chồng cùng các thành viên khác khi mà tình cảm vợ chồng đã
thực sự tan vỡ.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn của nam nữ nhằm xác lập quan hệ
vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhằm chấm dứt quan hệ vợ
chồng và quyền tự do ly hôn theo đúng bản chất của một sự kiện – đó là hôn
nhân "đã chết", sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối.
Pháp luật về ly hôn của mỗi nước trên thế giới là khác nhau. Pháp luật
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của
vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế quyền
tự do ly hôn. Pháp luật của nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản quy định có
thể cấm ly hôn, không quy định căn cứ ly hôn mà chỉ công nhận quyền vợ
chồng được sống tách biệt nhau bằng chế định ly thân; bằng hạn chế quyền ly
hôn theo thời gian xác lập quan hệ hôn nhân; theo độ tuổi của vợ chồng; và
thường quy định xét xử ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng hay của cả hai
vợ chồng. Một số nước Châu Âu mới từ bỏ quan niệm cấm ly hôn cách đây
không lâu: ở Ý từ năm 1975, ở Tây Ban Nha từ năm 1982,... hay ở các nước
theo đạo Thiên Chúa, với quan niệm sự gắn bó giữa vợ chồng để trở nên một
là do Thiên Chúa thiết lập. Bởi đó, “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người
không được phân ly”, vì phá đổ sự kết hợp này chính là phá đổ công trình của

11


Thiên Chúa, là bôi bác hình ảnh của Thiên Chúa đã có đó trong cuộc sống
hôn nhân.
Theo từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, ly hôn
được hiểu là: “chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tòa án nhân dân công nhận

hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng”[31,
Tr. 460]. Cách giải thích này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, giải
thích cho các đương sự liên quan trong thực tiễn giải quyết vụ việc ly hôn.
Theo khái niệm này, ly hôn được phản ánh rõ nét, đó là việc “chấm dứt quan
hệ vợ chồng”, nghĩa là giữa hai bên vợ chồng không còn tồn tại quan hệ hôn
nhân, mọi quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ được pháp luật giải quyết thỏa
đáng, đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Theo Lê-nin: “thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “tan
rã” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ
đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc
trong một xã hội văn minh” [32, Tr. 355], Theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Trong
từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp
thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật (hay tục lệ) quy định chế
độ hôn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước. Tức là Nhà nước bằng pháp
luật quy định những điều kiện nào xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời xác
lập trong những điều kiện căn cứ nhất định mới được phép xóa bỏ (chấm dứt)
quan hệ hôn nhân.
Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật hôn nhân và gia
đình nói riêng, việc đưa ra khái niệm đầy đủ về ly hôn có ý nghĩa quan trọng,
phản ánh quan điểm chung nhất của nhà nước ta về ly hôn, tạo cơ sở lý luận
cho việc xác định bản chất pháp lý của ly hôn, xác định nội dung, phạm vi

12


điểu chỉnh của các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình về ly hôn và các
vấn đề phát sinh khác.
Điều 8 Khoản 8 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy
định: “8. Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc

quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng;”.
Điều 3 Khoản 14 Luât Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy
định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Nhìn chung, khái niệm ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
có sự thay đổi cơ bản so với khái niệm ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000. Tuy nhiên, về bản chất, hai điều luật đó đều phản ánh được ly hôn
là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân, để giúp các bên trong
quan hệ hôn nhân được giải thoát khỏi tình trạng hôn nhân đổ vỡ. Khái niệm
ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 mang tính chất chặt chẽ hơn
khi đề cập tới nội dung: “bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa
án”. Thông qua đó để phản ánh tính quyền lực của nhà nước, cũng như phản
ánh bản chất của ly hôn nói riêng là mang tính chất giai cấp.
Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trọng
trong việc đóng góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật.
phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hình thức: bản án, quyết định.
Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn, giải quyết với nhau được tất cả các
nội dung sau khi ly hôn thì Tòa án công nhận ly hôn và ra quyết định dưới
hình thức quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Nếu vợ chồng mâu thuẫn,
tranh chấp thì Tòa án xét xử và ra phán quyết ly hôn dưới dạng bản án.
Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự
tan vỡ, điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ, chồng, con cái và các thành viên
trong gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của việc ly hôn, thì ly
13


hôn có nhiều điểm tiêu cực: gây chia rẽ quan hệ gia đình, gây ảnh hưởng trực
tiếp tới đời sống và tương lai của các thành viên, đặc biệt là các con, bên cạnh
đó còn ảnh hưởng tới xã hội.
Như vậy, ly hôn chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ

chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn dựa
trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ
chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình.
1.1.2. Khái niệm căn cứ ly hôn
Hôn nhân là hiện tượng mang tính xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Ở
mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nước, bằng
pháp luật quy định chế độ hôn nhân phù hợp với lợi ích của giai cấp mình nhà
nước xác định rõ những trường hợp được phép kết hôn và những trường hợp
được phép ly hôn.
Nhà nước quy định những căn cứ để được kết hôn và những điều kiện
để được ly hôn, ý chí của các bên đương sự không phải là điều kiện quyết
định để phá bỏ hôn nhân mà việc ly hôn phải căn cứ vào điều kiện được quy
đinh trong Luật hôn nhân và gia đình, nó phản ánh hôn nhân không thể tồn tại
được nữa nghĩa là hôn nhân đã chết.
Việc quy định những căn cứ ly hôn phải phù hợp với bản chất của sự
việc, phù hợp với tình trạng thực tế của hôn nhân, phải xác định trong điều
kiện nào thì cuộc hôn nhân đã không còn tồn tại. Việc tòa án xét xử cho ly
hôn chỉ là công việc công nhận một thực tế khách quan là cuộc hôn nhân đó
không tồn tại nữa. Chính vì vậy mà căn cứ ly hôn là rất khó, nó đòi hỏi phải
hết sức khoa học, phù hợp với bản chất, đạo đức Nhà nước xã hội chủ nghĩa,
phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao
động.
14


Như vậy, căn cứ ly hôn là những tình tiết hay các điều kiện pháp lý do
pháp luật quy định. Và chỉ khi có những tình tiết, hay điều kiện đó, thì Tòa án
mới quyết định cho vợ chồng ly hôn. Đó là điều kiện cần và đủ được quy định
một cách thống nhất trong pháp luật, dựa trên các điều kiện đó thì Tòa án cho
phép vợ chồng ly hôn.

1.1.3. Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn
Hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ năm 1945
đến nay đã quy định căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp, là cơ sở
pháp lí để tòa án giải quyết các án kiện ly hôn.
Cơ sở để quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn
của nam nữ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ
chồng nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn theo đúng bản
chất của một sự kiện – đó là hôn nhân "đã chết", sự tồn tại của nó chỉ là bề
ngoài và lừa dối. Đương nhiên, không phải ý chí của nhà lập pháp, cũng phải
sự tùy tiện của các cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được
cuộc sống hôn nhân này "đã chết" hay chưa... Nhà lập pháp chỉ có thể xác
định những điều kiện bản chất của mối quan hệ, theo đó những trường hợp
nào về mặt pháp lý hôn nhân được coi là sự tan vỡ nghĩa là về thực chất, hôn
nhân tự nó đã phá vỡ và việc tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ là việc ghi
biên bản công nhận sự tan vỡ bên trong của nó và chỉ khi nào hôn nhân xét về
bản chất không còn là hôn nhân nữa, tòa án mới được xử cho ly hôn.
Hệ tư tưởng tôn giáo luôn có ảnh hưởng không nhỏ tới các quy định
của pháp luật, đặc biệt là vấn đề ly hôn là quan hệ tình cảm, bị chi phối bởi
các tư tưởng tôn giáo, xã hội đương thời. Đối với những nước chịu ảnh hưởng

15


của tôn giáo theo kinh thánh, hôn nhân là do sự tác hợp của Chúa – không thể
tự ý xóa bỏ nên nhiều nước chịu ảnh hưởng của tôn giáo không cho phép vợ
chồng ly hôn. Chế độ Ngô Đình Diệm với Luật gia đình năm 1959 quy định
vấn đề ly thân nhưng lại cấm ly hôn.
Căn cứ ly hôn được quy định trên cơ sở các điều kiện kinh tế, xã hội,
văn hóa trong từng thời kỳ lịch sử. Pháp luật phong kiến đề cao bảo vệ quyền

gia trưởng của người đàn ông, trách nhiệm của người đàn ông. Do đó, pháp
luật phong kiến luôn “trọng nam, khinh nữ” gây ra sự bất bình đẳng trong vấn
đề ly hôn giữa vợ và chồng. Căn cứ ly hôn trên cơ sở đạo đức Nho giáo, đặt ra
đối với người đàn ông với vai trò gia trưởng trong gia đình. Tới thời kỳ thực
dân Pháp, chủ nghĩa nhân dân ảnh hưởng tới từng gia đình, từng quy định
pháp lý. Luật cho phép thuận tình ly hôn trong trường hợp vợ chồng không
hợp tính tình. Nhiều quy định của pháp luật hôn nhân thời kỳ Pháp thuộc có
ảnh hưởng rất lớn tới đời sống nhân dân ta. Khi tới thời kỳ xã hội chủ nghĩa,
kinh tế phát triển, vị thế của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Các quy
định của pháp luật về ly hôn nói chung và căn cứ ly hôn nói riêng có sự quy
định cụ thể, rõ ràng hơn, bình đẳng hơn giữa vợ và chồng, nhằm bảo vệ quyền
lợi của các bên.
Sắc lệnh số 159/SL quy định căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở “lỗi” của
vợ chồng. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (Điều 26), Luật Hôn nhân và
gia đình năm 1986 (Điều 40), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 89)
và hiện nay là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 55 và Điều 56) đã
quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam trước đây không quy định những căn cứ ly hôn
riêng biệt mà quy định căn cứ ly hôn chung nhất, dựa vào bản chất của quan
hệ hôn nhân đã tan vỡ. Nhưng với Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có

16


sự lồng ghép quy định về căn cứ ly hôn vào quy định về thuận tình ly hôn
cũng như ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Như vậy, căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 của
Nhà nước ta được quy định dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin,
từ thực tiễn kinh tế, văn hóa, xã hội. Các căn cứ ly hôn có cơ sở khoa học và
đã qua thực tiễn kiểm nghiệm trong mấy chục năm qua, từ khi Nhà nước ta

ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.
Nhà nước quy định về căn cứ ly hôn, đây là căn cứ pháp lý, công vụ để
Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn một cách chính xác và thỏa đáng. Quy
định căn cứ ly hôn trong pháp luật là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng được thể
hiện trong một số nội dung sau:
Thứ nhất, quy định căn cứ ly hôn đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị,
của nhà nước, của xã hội trong việc điều chỉnh quan hệ gia đình, trong đó có
quan hệ vợ chồng. Xã hội muốn vững mạnh thì tế bào của xã hội – gia đình
phải ổn định. Nhà nước chỉ chấp nhận cho phép chấm dứt quan hệ hôn nhân
giữa vợ và chồng khi việc ly hôn không trái với lợi ích gia đình. Ví dụ: trong
pháp luật phong kiến, lợi ích của gia đình được chú trọng đứng trên lợi ích
của vợ và chồng, do đó, khi có căn cứ làm ảnh hưởng tới lợi ích của gia đình,
thì vợ chồng được ly hôn.
Thứ hai, căn cứ ly hôn đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các bên
đương sự. Khi giải quyết ly hôn, cần hiểu điều đó nói lên một thực trạng hôn
nhân đã tan vỡ, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được nữa, vì “sự tồn tại
của nó chỉ là bề ngoài và giả dối” và ly hôn là một giải pháp tích cực để giải
phóng cho vợ chồng, đảm bảo lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội.
Ly hôn bảo đảm quyền lợi ích các bên, giải thoát xung đột, bế tắc trong đời

17


sống hôn nhân, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan
hệ hôn nhân.
Thứ ba, quy định căn cứ ly hôn giúp cho vợ chồng nhận thức, điều
chỉnh hành vi của mình để có thể tự dàn xếp, thỏa thuận để quan hệ vợ chồng
tốt đẹp hơn; hoặc đưa ra quyết định ly hôn. Thông qua đó, là biện pháp hữu
hiệu trong việc củng cố quan hệ gia đình, bảo vệ lợi ích chính đáng của các
đương sự và trên hết là bảo vệ cuộc hôn nhân đã được xác lập, vì chỉ có người

trong cuộc mới thực sự hiểu tình trạng thực tế của cuộc sống vợ chồng.
Thứ tư, căn cứ ly hôn là cơ sơ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xem
xét giải quyết việc ly hôn của vợ chồng khi có yêu cầu. Tòa án chỉ giải quyết
ly hôn khi việc ly hôn là cần thiết, phù hợp với thực tế của quan hệ vợ chồng
và đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử. Trường hợp Tòa án xét thấy quan
hệ hôn nhân của vợ và chồng không có đủ căn cứ để đưa ra quyết định, bản án
ly hôn thì Tòa sẽ không ra quyết định, bản án ly hôn. Đồng thời, Tòa tiến
hành cho các bên hòa giải tại cơ sở, phân tích, giải thích để cho các bên hiểu
và suy nghĩ lại.
Thứ năm, căn cứ ly hôn nhằm bình ổn quan hệ hôn nhân, bảo vệ và
thúc đẩy sự phát triển của xã hội, góp phần củng cố chế độ một vợ một chồng,
tự nguyện, tiến bộ, góp phần khẳng định nguyên tắc bình đẳng giữa vợ chồng.
Căn cứ ly hôn là cơ sở đảm bảo sự nhất quán, thống nhất trong việc xây dựng
những chế định, những quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Khi tế bào
gia đình của một xã hội ổn định thì xã hội đó cũng được ổn định. Các quy
định về căn cứ ly hôn được quy định chặt chẽ thì sẽ góp phần giảm tình trạng
ly hôn, khi tình trạng hôn nhân chưa đáp ứng đủ các căn cứ ly hôn theo pháp
luật quy định thì Tòa sẽ không giải quyết ly hôn. Căn cứ ly hôn thể hiện sự
bình đẳng ở việc pháp luật không “thiên vị” chủ thể nào, pháp luật quy định
quyền yêu cầu ly hôn, đưa ra và chứng minh các căn cứ ly hôn là quyền của
18


cả vợ và chồng. Điều này được quy định trong Luật HN&GĐ 2014 là hoàn
toàn tiến bộ so với pháp luật ở những thời kỳ trước – thiên vị người chồng
hơn.

1.2.

Khái lược pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn qua các giai


đoạn lịch sử
1.2.1. Căn cứ ly hôn theo pháp luật thời kỳ phong kiến.
Lịch sử Việt Nam gắn liền với chế độ phong kiền tập quyền kéo dài
hàng nghìn năm. Thời kỳ phong kiến có bộ luật Quốc triều hình luật ban hành
dưới triều vua Lê Thánh Tông (Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt Luật lệ được
ban hành dưới triều vua Gia Long (Luật Gia Long). Bộ quốc triều hình luật
gồm sáu quyển, 13 chương, trong đó có 3 quyển gồm 58 điều quy định về hôn
nhân.
Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, căn cứ ly hôn thường được biết
dưới dạng “duyên cớ ly hôn”, các căn cứ này được chia thành 3 loại: thứ nhất:
người chồng đơn phương bỏ vợ khi vợ phạm “thất xuất”; ly hôn bắt buộc và
ly hôn thuận tình.
Luật pháp về hôn nhân và gia đình ở thời kỳ phong kiến chịu ảnh
hưởng của nhiều tư tưởng triết học Nho giáo, Phật giáo; có liên quan đến
nhiều phong tục và đạo đức, rất nhiều điều luật bắt nguồn từ phong tục tập
quán của Việt Nam và đi sâu vào tiềm thức và thành thói quen ứng xử trong
nhân dân.
Dưới thời Lê, pháp luật phong kiến đã quy định căn cứ ly hôn phản ánh
sự bất bình đẳng, tùy tiện và có lợi cho đàn ông, lỗi luôn thuộc về người đàn
bà. Quan hệ hôn nhân gia đình được thiêt lập trên những nguyên tắc mang
tính chất “bảo thủ”: bảo đảm tôn ti trật tự, bình đẳng trong quan hệ giữa các
thành viên, trọng nam khinh nữ, xác lập quyền tối cao của người gia trưởng…
19


Trong quan hệ ly hôn, người chồng có quyền tự ý bỏ vợ hoặc hai bên thỏa
thuận hoặc bị bắt buộc. Theo điều 388 của bộ Luật Hồng Đức, người chồng
có quyền bỏ vợ khi vợ phạm tội “thất xuất” - bảy lỗi của người vợ, người
chồng buộc phải bỏ vợ, nếu không bỏ vợ thì pháp luật cũng buộc họ phải bỏ,

đồng thời người chồng còn bị xử biếm. Điều 310 Bộ luật Hồng Đức quy định
khi vợ hay nàng hầu phạm lỗi sau mà nếu người chồng không bỏ sẽ bị chém
đầu bao gồm:“ không có con, dâm đãng, ghen tuông, trộm cắp, bất hòa, ác
tật, không kính trọng bố mẹ chồng”… Như vậy sự bất bình đẳng được thể
hiện giữa vợ và chồng bởi chỉ thừa nhận quyền bỏ vợ đơn phương từ phía
người chồng.
Trường hợp ly hôn bắt buộc, Bộ luật Hồng Đức cũng có những quy
định để bảo vệ quyền lợi của người vợ: Điều 308 có quy định: “Phàm chồng
đã bỏ lửng vợ năm tháng mà không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và
quan làm chứng), thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho thời hạn một năm, vì
việc quan phải đi xa thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà ngăn người
khác lấy vợ mình thì phải tội biếm.” Như vậy, pháp luật thời kỳ này cũng có
những quy định bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
Tuy nhiên, trong cái xã hội phong kiến, người phụ nữ bị xem thường
thì mặc dù pháp luật phong kiến có quy định cho họ một chút đi chăng nữa thì
thực tế quyền lợi đó không có điều kiện để thực hiện. Người đàn bà trong xã
hội phong kiến đời sống bị duy trì kìm hãm trong vòng tối tăm hà khắc của xã
hội.
Như vậy, những điều kiện quy định về ly hôn trong pháp luật của nhà
nước phong kiến dưới thời Lê đã không phản ánh thực chất được tình trạng
cuộc hôn nhân tan vỡ hay chưa mà nó chỉ là những cái cớ để người chồng bỏ
vợ mà thôi.

20


Dưới triều Nguyễn, Luật Gia Long có một số căn cứ ly hôn điển hình
như sau: quy định các trường hợp bắt buộc ly hôn đó là trường hợp vợ mưu
sát chồng, chồng bán vợ làm lẽ, chồng cho thuê hay cầm cố … Điều 108 Bộ
luật Gia Long quy định: “Khi người vợ không ở trong trường hợp “thất

xuất” hay không làm một hành vi nào tuyệt nghĩa vợ chồng, nếu người chồng
tự tiện bỏ vợ sẽ bị phạt 80 trượng”.
Trong trường hợp người vợ phạm vào điều “thất xuất” nhưng chứng
minh được rằng ở trong tình trạng “tam bất khứ” mà người chồng vẫn bỏ thì
người chồng bị phạt trượng và buộc hai vợ chồng về đoàn tụ. Có ba trường
hợp người chồng không được bỏ vợ (tam bất khứ): “Tiền bần tận, hậu phú
quý (khi lấy nhau vợ chồng nghèo nhưng sau giàu có), giữ canh niên tam tang
(khi vợ đã để tang nhà chồng 3 năm), sở thú vô sở quy (khi lấy nhau vợ còn
bà con hàng xóm nhưng khi bỏ nhau, vợ không có nơi nương tựa).

Trong

trường hợp người vợ “tuyệt nghĩa” mà người chồng vẵn không bỏ thì bị phạt
80 trượng. Quy định này thể hiện tính nhân đạo, quan tâm tới người phụ nữ.
Quy định này xuất phát từ phong tục, tình nghĩa vợ chồng nhằm bảo vệ quyền
lợi cơ bản tối thiểu nhất của người vợ phù hợp với đạo lý của Việt Nam.
Như vậy, Quốc Việt Luật lệ đã có đôi chút tiến bộ so với Luật Hồng
Đức về vấn đề ly hôn của vợ chồng, đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ hơn, và đã
ưng thuận vấn đề ly hôn của cả hai bên mà không xét tội.
Thông qua việc nghiên cứu hai bộ luật trên ta thấy căn cứ ly hôn chia
làm 3 loại:
Thứ nhất, trường hợp “thất xuất” không nằm trong hoàn cảnh “tam bất
khứ”. Căn cứ này chỉ dành cho người chồng có quyền bỏ vợ.
Thứ hai, trường hợp “tuyệt nghĩa” căn cứ cho người chồng có quyền
bỏ vợ, người vợ có quyền bỏ chồng.

21


Thứ ba, thuận tình ly hôn: quy định này mang tính hình thức, trên thực

tế ít khi được áp dụng do sự trói buộc chặt chẽ của lễ giáo phong kiến kết hợp
với tư tưởng trọng nam khinh nữ hai vợ chồng ít khi có quyền tự do ly hôn.
Điểm chung của hai bộ luật trên là đều coi sự đồng tình xin ly hôn theo
cả bộ luật Hông Đức và bộ luật Gia Long đều là căn cứ ly hôn. Những quy
định “thất xuất” trong bộ luật Gia Long cũng giống như trong bộ luật Hồng
Đức. Quan hệ vợ chồng được củng cố bằng nhiều nghĩa vụ khác nhau và
được duy trì bởi lễ giáo phong kiến. Các nhà làm luật đã đặt lợi ích, danh dự
của gia đình lên trên lợi ích của cá nhân. Nhìn chung, lễ giáo phong kiến có
ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quy định về căn cứ ly hôn trong pháp luật phong
kiến.
Như vậy, căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật phong kiến tuân
theo trật tự tự nhiên. Ngoài ra còn các trường hợp cưỡng bức ly hôn nếu hai
vợ chồng tuyệt nghĩa với nhau.
1.2.2. Căn cứ ly hôn theo pháp luật thời kì Pháp thuộc.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, nước ta chia thành ba miền và áp dụng ba bộ
luật để điều chỉnh các vấn đề hôn nhân và gia đình, trong đó có các căn cứ ly
hôn. Có thể khẳng định rằng ở thời kỳ này pháp luật quy định về căn cứ ly
hôn có nhiều tiến bộ hơn.
Căn cứ ly hôn vẫn dựa trên yếu tố lỗi, tuy nhiên có sự tiến bộ hơn là
không chỉ có sự dựa vào lỗi của vợ, chồng mà còn dựa vào lỗi của cả hai
người vợ và chồng. Vấn đề ly hôn ở thời kỳ này chủ yếu được xây dựng dựa
theo tư tưởng Nho giáo phong kiến, và theo Dân Luật của Pháp năm 1804 với
quan điểm thuần túy coi hôn nhân là một hợp đồng do Dân luật điều chỉnh,
chính vì vậy, yếu tố lỗi được đặt lên trước tiên.

22


Tại Điều 118 Bộ dân luật Bắc kỳ(1931), Điều 155 Bộ dân luật Trung kỳ
(1936), quy định: Ly hôn phải do tòa án xét xử, phải có những lý do đã được

quy định trong luật. Cả Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ đã chia
căn cứ ly hôn ra làm 3 loại:
Thứ nhất, căn cứ để chồng xin ly hôn: vợ ngoại tình; người vợ thứ đánh
chửi, hành hạ vợ chính; vợ tự ý bỏ về nhà mẹ đẻ mặc dù đã được chồng đến
gọi về nhà chồng. Tuy nhiên hai bộ luật này cũng quy định cụ thể trường hợp
việc bỏ nhà ra đi của vợ là do chồng có thái độ, cách xử xự khiến cuộc sống
chung trở nên bức bối hoặc không thể chấp nhận được nữa thì không được coi
là căn cứ ly hôn.
Thứ hai, căn cứ để vợ xin ly hôn: người chồng không thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng cho con; chồng bỏ nhà hơn hai năm (Bộ dân luật bắc kỳ) và
hơn một năm (Bộ dân luật Trung kỳ) mà không có lý do chính đáng; chồng
đuổi vợ ra khỏi nhà mà không có lý do chính đáng; chồng làm rối loan trật tự
thê thiếp.
Thứ ba, căn cứ chung cho hai bên xin ly hôn: vợ hay chồng phạm tội
đại hình (trừ tội chính trị); vợ hoặc chồng thiếu đaọ đức khiến cuộc sống
chung không thể tiếp tục được; vợ hoặc chồng ngược đãi, hành hạ, sỉ nhục
bản thân hoặc ông bà, cha mẹ người kia; một người bị bệnh điên hoặc bị bệnh
kinh niên ở vĩnh viễn trong bệnh viện.
1.2.3. Căn cứ ly hôn từ năm 1945 tới nay.
1.2.3.1.

Quy định cuả pháp luật về căn cứ ly hôn giai đoạn từ

1945- 1954
Sau tháng Tám 1945 Nhà nước tiến hành phong trào “vận động đời
sống mới”, nhằm vận động quần chúng nhân dân tự nguyện xóa bỏ những hủ
tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình.
23



×