Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh hà giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.85 KB, 113 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

BI THANH PHNG

TộI MUA BáN, ĐáNH TRáO HOặC CHIếM ĐOạT TRẻ EM
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

BI THANH PHNG

TộI MUA BáN, ĐáNH TRáO HOặC CHIếM ĐOạT TRẻ EM
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS TRNH QUC TON

H NI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ
tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN

Bùi Thanh Phƣơng


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH
TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM THEO LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM......................................................................................... 8
1.1.

KHÁI NIỆM TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT
TRẺ EM VÀ SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ TRẺ EM BẰNG
CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .................. 8


1.1.1.

Khái niệm Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em ........ 8

1.1.2.

Sự cần thiết bảo vệ trẻ em bằng các quy định của Luật hình sự
Việt Nam ........................................................................................... 12

1.2.

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY
ĐỊNH TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM.... 17

1.3.

TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM
TRONG LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC ..................................... 22

1.3.1.

Luật hình sự Liên bang Nga .............................................................. 22

1.3.2.

Luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa .................................... 24

1.3.3.

Luật hình sự Malaysia ....................................................................... 25


1.3.4.

Luật hình sự Campuchia ................................................................... 26

1.3.5.

Luật hình sự Thái Lan ....................................................................... 28

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 32


Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ
TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ
EM VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ VÀ XÉT XỬ
TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TỪ
NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015....................................................... 34
2.1.

CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CỦA TỘI MUA
BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ
ĐƢỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỘI NÀY ........................................ 34

2.1.1.

Các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của Tội mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em .............................................................................. 34

2.1.2.


Đƣờng lối xử lý đối với tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt
trẻ em ................................................................................................. 41

2.2.

THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ TỘI MUA BÁN,
ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 .................................. 45

2.2.1.

Tình hình có liên quan đến tội mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang .......................... 45

2.2.2.

Thực tiễn điều tra các vụ án tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt
trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang (số liệu từ năm 2010 - 2015) ...... 48

2.2.3.

Thực tiễn truy tố, xét xử đối với tội mua bán, đánh tráo, chiếm
đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015............ 57

2.3.

MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ TRONG ĐIỀU TRA,
TRUY TỐ, XÉT XỬ VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO,
CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ NGUYÊN NHÂN ............................. 65


2.3.1.

Một số tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố, xét xử về Tội mua
bán, chiếm đoạt trẻ em ...................................................................... 65

2.3.2.

Một số nguyên nhân cơ bản của tồn tại, hạn chế trong điều tra,
truy tố, xét xử các vụ án mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên địa
bàn tỉnh Hà Giang ............................................................................. 68

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................... 70


Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI MUA BÁN,
ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG .............................. 72
3.1.

TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT
TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TRONG THỜI
GIAN TỚI ......................................................................................... 72

3.2.

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM
ĐOẠT TRẺ EM ................................................................................. 75


3.3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI MUA BÁN,
ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM......................................... 84

3.3.1.

Tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn của các cơ quan chức năng về
áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự ........................................ 84

3.3.2.

Đẩy mạnh công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác
điều tra, truy tố, xét xử các cấp ......................................................... 86

3.3.3.

Tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể,
chính trị xã hội .................................................................................. 87

3.3.4.

Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền cho nhân dân.......... 90

3.3.5.

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ
quan tố tụng ....................................................................................... 91


3.3.6.

Nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế ............................ 92

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................... 95
KẾT LUẬN .......................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 99


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

CHND:

Cộng hòa nhân dân

MBCĐTE: Mua bán, chiếm đoạt trẻ em
MBĐTCĐ: Mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em
TNHS:

Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng


Trang

Số vụ mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em phát
hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015

49

Số vụ, số đối tƣợng mua bán, chiếm đoạt trẻ em do
Bảng 2.2: cơ quan công an phát hiện và khởi tố điều tra trên
địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015

56

Số vụ truy tố, số vụ xét xử đối với tội mua bán,
Bảng 2.3: chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm
2010 – 2015

58

Bảng 2.4:

Tuổi của bị cáo tội mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên
địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015

60

Bảng 2.5:

Số nạn nhân và tuổi của nạn nhân do lực lƣợng công

an phát hiện trong các vụ án MBTE

62

Thống kê số nạn nhân theo mục đích mua bán của
Bảng 2.6: tội phạm mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn
tỉnh Hà Giang từ năm 2010- 2015

63

Khung hình phạt đối với các bị cáo tội mua bán,
chiếm đoạt trẻ em tỉnh Hà Giang năm 2010 – 2015

65

Bảng 2.1:

Bảng 2.7:


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu 2.1: Tỷ lệ số vụ án mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên
địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011 đến năm 2015


55

Biểu 2.2: Tỷ lệ số đối tƣợng phạm tội mua bán trẻ em trên
địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011 đến năm 2015

55


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình An ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội trên thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó lƣờng. Tình
hình xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố đã mang tính
chất toàn cầu buộc các quốc gia phải cùng nhau liên kết để giải quyết, tháo gỡ
và tìm tiếng nói chung. Tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp,
nghiêm trọng và có xu hƣớng gia tăng đột biến, có nhiều loại tội phạm mới
xuất hiện với thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn, tính chất của tội
phạm ngày càng manh động, đặc biệt là tội phạm buôn bán ngƣời, buôn bán
trẻ em. Tình hình buôn bán trẻ em, buôn bán ngƣời đã vi phạm nghiêm trọng
quyền con ngƣời – một trong những quyền cơ bản nhất của công dân. Tình
hình buôn bán trẻ em xảy ra trên phạm vi nhiều nƣớc và là một trong những
thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển và đang ngày càng mang
tính chất quốc tế hóa.
Ở Việt Nam, tình hình tội phạm ngày càng biến động, có xu hƣớng gia
tăng, có nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, đặc biệt tội buôn bán trẻ em có
những diễn biến phức tạp, có xu hƣớng gia tăng và quốc tế hóa. Một bộ phận
trẻ em bị lừa, chiếm đoạt, buôn bán… ở trong nƣớc, chủ yếu từ các vùng nông
thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm; bóc lột sức lao động;
phần lớn số còn lại bị buôn bán ra nƣớc ngoài với nhiều hình thức và mục

đích khác nhau. Tệ nạn buôn bán trẻ em đã trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức
nhối ảnh hƣởng xấu đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, phong tục tập quán,
đạo đức xã hội, pháp luật của nhà nƣớc, phá vỡ, cƣớp đi hạnh phúc của nhiều
gia đình và tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định về an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội.

1


Ở nƣớc ta, trẻ em luôn là đối tƣợng đƣợc toàn xã hội quan tâm, chăm
sóc đặc biệt. Phát huy đạo lý truyền thống của dân tộc và thấm nhuần sâu sắc
tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc chăm lo, bồi dƣỡng cho các thế
hệ cách mạng đời sau để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một nhiệm vụ hết sức
quan trọng và cần thiết. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và nhân dân ta luôn luôn dành cho trẻ em chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc - những gì tốt đẹp nhất. Đảng ta đã đƣa ra
nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối và Nhà nƣớc cũng đã xây dựng, ban hành nhiều
văn bản pháp luật quy định về vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Nhiều chƣơng trình hành động vì trẻ em đã và đang đƣợc các gia đình, nhà
trƣờng, các tổ chức, đoàn thể cũng nhƣ toàn xã hội hƣởng ứng và tham gia
một cách tích cực, có hiệu quả. Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên
phong trong việc ký và phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em của Liên
hợp quốc ngày 20/2/1990.
Qua nhiều năm đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam, đất nƣớc ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc trên tất
cả các mặt, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Diện mạo đất nƣớc đã thay đổi
rõ rệt, vị trí của Việt Nam đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế. Nhà nƣớc đã
xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện để nâng cao hiệu quả công tác
quản lý và điều hành đất nƣớc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân; các quyền cơ bản của con ngƣời, đặc biệt là của trẻ em luôn đƣợc tôn

trọng và ngày càng đƣợc đảm bảo bằng các thiết chế kinh tế, giáo dục, pháp
luật... Chúng ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn trong công tác chăm sóc,
giáo dục, bảo vệ trẻ em và đƣợc cộng đồng quốc tế công nhận.
Tuy nhiên, việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở nƣớc ta hiện nay
cũng còn có nhiều thách thức nhƣ: nhiều trẻ em phải lao động vất vả để mƣu

2


sinh thay vì đƣợc cắp sách đến trƣờng; nhiều trẻ em do gia đình nghèo không
đủ điều kiện đi học; nhiều quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các em bị
xâm hại nghiêm trọng; tình trạng trẻ em bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm đang có xu hƣớng gia tăng. Đặc biệt, trong những năm
gần đây tội mua bán, chiếm đoạt trẻ em xảy ra nhiều tại khu vực các tỉnh biên
giới (nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc) gây ra những lo
lắng, tổn thất cho các gia đình bị hại và gây bức xúc trong dƣ luận xã hội.
Hà Giang là một tỉnh miền núi cực bắc của đất nƣớc với địa bàn rộng,
địa hình phức tạp, nhiều núi đá hiểm trở, đi lại khó khăn, có trên 277,525 km
đƣờng biên giới giáp với Trung Quốc, 7/11 huyện biên giới với 34 xã biên
giới. Với đặc điểm địa hình nhƣ vậy, tại vùng biên giới Hà Giang gần đây
đang nóng lên tội phạm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để bán
qua biên giới. Chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn các huyện biên giới
tỉnh Hà Giang đã liên tiếp xảy ra các vụ chiếm đoạt trẻ em để bán sang Trung
Quốc. Các đối tƣợng thực hiện hành vi phạm tội một cách liều lĩnh, táo bạo,
có sử dụng hung khí với phƣơng thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Các vụ án chiếm đoạt trẻ em xảy ra ở khu vực biên giới tỉnh Hà Giang
đã và đang gây hoang mang, lo lắng, bức xúc và lên án mạnh mẽ trong dƣ
luận nhân dân, thể hiện sự coi thƣờng tính mạng, sức khỏe của con ngƣời, là
sự thách thức đối với các cơ quan thực thi pháp luật. Đó cũng là lý do tác giả
chọn vấn đề “Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật

hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang)” làm đề
tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều đề tài khoa học về tội mua bán ngƣời,
mua bán trẻ em đƣợc các nhà nghiên cứu lý luận và cán bộ thực tiễn thực
hiện. Có một số đề tài nghiên cứu nhƣ: Trần Minh Hƣởng, Phát hiện điều tra

3


các tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em qua biên giới của Lực lượng CSND,
Luận văn tiến sĩ Luật học của giảng viên Học viện CSND (2006); Thƣợng
Tiến Dũng (2010), Điều tra tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới
do người dân tộc thiểu số gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, Hà Nội…
Tuy nhiên, đối với tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em có rất
ít đề tài nghiên cứu với tƣ cách là một tội danh độc lập.
Về phƣơng diện lý luận, tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
đƣợc phân tích trong trong các giáo trình, các sách chuyên khảo nhƣ: Lê Cảm
(2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hình sự
Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, 2 tập, NXB Công
an nhân dân, Hà Nội...
Về phƣơng diện nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, có một
số công trình khoa học nhƣ: Lê Việt Hà (2009), Tội mua bán, đánh tráo
hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật
học; Trần Thị Quế (2014), Tội mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn
tỉnh Hà Giang - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ Luật
học, Hà Nội...

Hà Giang là một trong những tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc, có
đƣờng biên giới dài, tình hình tội mua bán, đánh tráo chiếm đoạt trẻ em diễn
ra phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng cả về số vụ, số đối tƣợng phạm tội.
Đối với địa bàn tỉnh Hà Giang, chƣa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về tình hình tội mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để từ đó đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm
nâng cao hiệu quả đối với loại tội này. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài này làm
luận văn Thạc sỹ Luật học của mình.

4


Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả có kế thừa, khai thác kết quả các
công trình nói trên, đồng thời tập trung đi sâu nghiên cứu những vẫn đề lý
luận và thực tiễn về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trên địa
bàn tỉnh Hà Giang.
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ
bản của Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; phân tích, làm sáng
tỏ cơ sở lý luận về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, về thực
trạng xét xử Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em vùng biên giới
Hà Giang; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải
pháp nâng cao hiệu quả xử lý Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về trẻ em, về tội mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em và thực tiễn quy định tội này trong Luật hình sự Việt Nam;
- Phân tích thực trạng tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

vùng biên giới tỉnh Hà Giang trong những năm qua; thực trạng công tác xử lý
Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ
năm 2010 đến năm 2015;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 trong xử lý Tội mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn đúng nhƣ tên gọi của nó: Tội mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ
sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang).

5


4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm,
đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ
em, về đấu tranh phòng chống các loại tội phạm; các quy định của pháp luật
liên quan đến tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Bên cạnh đó, các
quan điểm, kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tình hình tội mua bán,
đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em và công tác phòng ngừa loại tội này của các tác
giả đi trƣớc cũng là cơ sở lý luận quan trọng của luận văn.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các
phƣơng pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa... để
nghiên cứu các vấn đề lý luận; sử dụng phƣơng pháp thu thập các thông tin,
số liệu thực tế ở địa phƣơng phục vụ cho việc đánh giá thực trạng, nguyên
nhân của vấn đề nghiên cứu và luận chứng tính khả thi của các giải pháp mà
luận văn đề xuất.

5. Những điểm mới của luận văn
- Luận văn đã nghiên cứu lý luận một cách tƣơng đối toàn diện, có hệ
thống về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em;
- Đánh giá đƣợc tình hình tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ
em ở vùng biên giới tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015, thực trạng xét xử
loại tội này của các cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang trong những năm qua,
chỉ ra đƣợc những thành công cũng nhƣ những hạn chế, bất cập còn tồn tại và
nguyên nhân của nó trong công tác này;
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp
khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội
mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em ở khía cạnh lập pháp và việc áp
dụng trong thực tiễn.

6


6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng.
Chương 1. Một số vấn đề chung về Tội mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em theo Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về Tội mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em và thực tiễn điều tra, truy
tố, xét xử tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm
2010 đến năm 2015.
Chương 3. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự năm 1999 về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt
trẻ em và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng.

7



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT
TRẺ EM VÀ SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ TRẺ EM BẰNG CÁC QUY ĐỊNH
CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
Ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, trẻ em luôn là đối tƣợng đặc
biệt, nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia
đình, nhà nƣớc và xã hội. Trong Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con ngƣời và
các Công ƣớc quốc tế về Quyền con ngƣời, Liên Hợp Quốc đã công bố rằng,
trẻ em có quyền đƣợc chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Tuyên ngôn về Quyền trẻ
em đã chỉ ra rằng: “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo
vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng
như sau khi ra đời” [38]. Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em đã đƣợc Đại
Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và mở cho các nƣớc ký, phê chuẩn theo
Nghị quyết số 44/25 ngày 20/11/1989.
Ở Việt Nam, việc nuôi dƣỡng, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em để
các em phát triển toàn diện, trở thành ngƣời công dân có ích cho xã hội,
đƣợc xem là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh đó, một hệ thống các văn bản
pháp luật về quyền trẻ em đã lần lƣợt đƣợc Quốc hội phê chuẩn, thông qua,
tạo nên một hệ thống pháp luật về trẻ em, có đƣợc sự hài hòa nhất định giữa
pháp luật quốc gia và Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em, xây dựng đƣợc
một khung pháp lý bảo đảm cho việc thực thi có hiệu quả các quyền cơ bản
của trẻ em trong cuộc sống.

8



Trong hệ thống pháp luật hiện hành của nƣớc ta, có rất nhiều Bộ luật,
Luật đề cập tới trẻ em nhằm đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của các em
cũng nhƣ sự quan tâm, ƣu đãi nhất định mà Nhà nƣớc và xã hội dành cho các
em trong nhiều lĩnh vực, nhƣ Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giao thông đƣờng bộ... Tuy nhiên,
cũng chính trong các luật này, giới hạn đến một độ tuổi nhất định để xác định
một ngƣời là trẻ em lại đang có sự chênh lệch nhau khá nhiều; thậm chí, cùng
một độ tuổi, ở luật này đƣợc xác định là trẻ em, nhƣng ở luật khác thì không
còn là trẻ em nữa, mà đã thành ngƣời lớn, điều đó đã gây những khó khăn,
vƣớng mắc nhất định cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề trẻ em.
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em đƣợc hiểu là ngƣời
dƣới 16 tuổi [56]; theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính (quy định
không xử phạt trẻ em dƣới 14 tuổi) thì độ tuổi của một ngƣời để đƣợc coi là
trẻ em lại là dƣới 14 tuổi. Nhƣ vậy, ngay trong các văn bản quy phạm pháp
luật của nƣớc ta đã không có sự thống nhất xung quanh cách hiểu về trẻ em.
Theo quy định tại Điều 1 Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
ngày 20/11/1989: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định
tuổi thành niên sớm hơn” [43]. Các văn kiện, công ƣớc quốc tế liên quan đến
việc bảo vệ quyền con ngƣời, quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã
tham gia ký kết và là thành viên nhƣ: Công ƣớc về xóa bỏ tất cả các hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ƣớc về Quyền trẻ em, Nghị định thƣ không
bắt buộc (bổ sung cho Công ƣớc về Quyền trẻ em) về buôn bán trẻ em, mại
dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, các thỏa thuận, ghi nhớ với
một số nƣớc có chung đƣờng biên giới với nƣớc ta về hợp tác chống buôn bán
phụ nữ, trẻ em, và hiện Việt Nam đang nghiên cứu các điều kiện để phê chuẩn
Công ƣớc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các Nghị định thƣ


9


bổ sung về chống buôn bán phụ nữ, trẻ em và chống đƣa ngƣời di cƣ trái
phép... cũng đều quy định trẻ em là những ngƣời dƣới 18 tuổi. Trong khi đó,
định nghĩa trẻ em của pháp luật Việt Nam vẫn coi trẻ em là ngƣời dƣới 16
tuổi. Đây chính là một dạng xung đột pháp luật và nhất thiết phải có sự hóa
giải để đảm bảo tính khả thi của pháp luật.
Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam không quy định cụ thể độ tuổi để
xác định một ngƣời là trẻ em. Trong hệ thống pháp luật hiện hành của nƣớc
ta, đạo luật dành riêng cho trẻ em là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Vì vậy, trong khi chờ Nhà nƣớc hóa giải những xung đột pháp luật liên
quan tới quy định về độ tuổi trẻ em, tạo sự tƣơng thích giữa pháp luật quốc
nội và pháp luật quốc tế, để tạo sự thống nhất trong quan niệm về trẻ em,
chúng ta nên căn cứ vào định nghĩa trẻ em đƣợc nêu trong Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt
Nam dưới mười sáu tuổi” [56].
Điều 120 Bộ luật hình sự 1999 không đƣa ra định nghĩa về các hành vi
mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, mà chỉ đƣa ra điều văn “người nào mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào” [59, tr. 97]
đều bị coi là tội phạm.
Ngoài ra, các văn bản hƣớng dẫn, cũng không có một văn bản nào đƣa ra
khái niệm mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Theo Thông tƣ 01/2013/TTLBTANDTC-VKSNDTC- BCA- BQP –BTP, tại Điều 4, các thuật ngữ ở đây cần
đƣợc hiểu nhƣ sau:
1. Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác để trao đổi trẻ em (ngƣời dƣới 16 tuổi) nhƣ một loại
hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trẻ em cho ngƣời khác, không phụ thuộc vào mục đích
của ngƣời mua;


10


b) Mua bán trẻ em để bán lại cho ngƣời khác, không phân
biệt bán lại cho ai và mục đích của ngƣời mua sau này nhƣ thế nào;
c) Dùng trẻ em làm phƣơng tiện để trao đổi, thanh toán;
d) Mua trẻ em để bóc lột, cƣỡng bức lao động hoặc vì mục
đích trái pháp luật khác.
2. “Đánh tráo trẻ em” là hành vi thay thế trẻ em này bằng trẻ
em khác ngoài ý muốn của cha mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng hoặc ngƣời
quản lý hợp pháp của một hoặc cả hai đứa trẻ.
3. “Chiếm đoạt trẻ em” là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực, bắt trộm, lừa đảo, lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc
của cha mẹ hoặc của ngƣời nuôi dƣỡng trẻ em nhằm chiếm giữ
đứa trẻ hoặc giao cho ngƣời khác chiếm giữ đứa trẻ đó.
4. Ngƣời tổ chức, ngƣời xúi dục, ngƣời giúp sức cho ngƣời thực
hiện một trong các hành vi đƣợc hƣớng dẫn tại các khoản 1, 2 và 3
Điều này bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm [65].
Trong số ba hành vi quy định tại Điều 120, chỉ có hành vi chiếm đoạt
trẻ em nhà làm luật mới quy định “dƣới bất kỳ hình thức nào”, còn hành vi
mua bán và hành vi đánh tráo thì không thể quy định mua bán hoặc đánh
tráo dƣới bất kỳ hình thức nào. Quy định “chiếm đoạt trẻ em dƣới bất kỳ
hình thức nào” [59, tr. 97] là để phân biệt với trƣờng hợp “bắt trộm trẻ em”
quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 mới chỉ nói lên hình thức lén lút;
còn trên thực tế, ngƣời phạm tội không chỉ lén lút, mà còn dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối, công nhiên hoặc thủ đoạn khác để
chiếm đoạt trẻ em.
Từ Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999, qua nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về tội phạm mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, có thể đƣa ra định
nghĩa nhƣ sau:


11


Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội, do ngƣời có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm quyền tự do thân thể,
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và quyền đƣợc quản lý,
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em... Ngƣời phạm tội mua
bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em phải bị xử lý bằng hình phạt [59].
1.1.2. Sự cần thiết bảo vệ trẻ em bằng các quy định của Luật hình
sự Việt Nam
Trẻ em luôn là đối tƣợng đƣợc quan tâm của gia đình, nhà nƣớc và xã
hội, trẻ em là đối tƣợng đặc biệt cần đƣợc sự bảo vệ của pháp luật. Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm “trẻ em nhƣ búp trên cành” và đó cũng
là quan niệm của cả dân tộc ta về thiếu niên nhi đồng. Chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ trẻ em là chăm lo cho hạnh phúc của chính chúng ta hôm nay, của
tƣơng lai chúng ta mai sau, và mãi là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc
ta. Việc quan tâm, chăm sóc, bồi dƣỡng thế hệ trẻ đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
ta chú ý từ rất sớm thể hiện trong nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng trong
đó đều thống nhất khẳng định đây là trách nhiệm to lớn của Đảng, toàn dân.
Từ năm 1945 đến nay, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển của đất
nƣớc, cùng với việc dần hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nƣớc ta đã ban
hành nhiều chủ trƣơng, chính sách hƣớng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự
phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ em; đã tổ chức
thực hiện nhiều chính sách tầm chiến lƣợc, nhiều chƣơng trình đào tạo, bồi
dƣỡng để đảm bảo mọi trẻ em đều có quyền đƣợc sống, phát triển, tham gia và
đƣợc bảo vệ không bị xâm hại trong môi trƣờng an toàn, lành mạnh và thân
thiện, không bị phân biệt đối xử. Năm 1990, Nhà nƣớc ta đã phê chuẩn Công
ƣớc quốc tế về Quyền trẻ em (ngày 20 tháng 2 năm 1990), Việt Nam là quốc

gia đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ƣớc này [43].

12


Với quan điểm coi đầu tƣ nguồn lực con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc theo định hƣớng Xã
hội chủ nghĩa và trẻ em là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, Nhà nƣớc ta đã
luôn đặt lợi ích tốt nhất của trẻ em lên hàng đầu trong các quyết định liên
quan đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc, cộng đồng và gia đình. Công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là đảm bảo cho an toàn xã hội, phát
triển con ngƣời và cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Có thể khẳng
định, bảo vệ trẻ em là bảo vệ quyền con ngƣời.
Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, có đối tƣợng
điều chỉnh là các nhóm quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trẻ
em với tính cách là một chủ thể pháp luật, các quan hệ xã hội về trẻ em cũng
là một trong những đối tƣợng điều chỉnh của các ngành luật thuộc hệ thống
pháp luật nƣớc ta. Pháp luật về trẻ em có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan
đến nhiều nhóm quan hệ xã hội, đến nhiều ngành luật khác nhau. Các ngành
luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam đều bảo vệ quyền trẻ em theo một đặc
thù riêng của ngành luật mình. “Ví dụ: trong lĩnh vực Luật Hiến pháp, trẻ em
đƣợc xem nhƣ một công dân đặc biệt, vấn đề bảo vệ quyền trẻ em đƣợc điều
chỉnh dƣới góc độ phạm trù quyền con ngƣời. Do vậy, Luật Hiến pháp bảo vệ
quyền trẻ em bằng việc quy định các quyền cơ bản nhất của trẻ em, bao gồm
quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Đồng thời, Luật Hiến pháp cũng quy
định trách nhiệm của gia đình, Nhà nƣớc và xã hội trong việc bảo vệ các
quyền cơ bản này” [30, tr. 10].
Quốc tịch là một trong những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của trẻ
em; là căn cứ để trẻ em đƣợc hƣởng sự bảo hộ pháp lý của Nhà nƣớc, là một
trong những điều kiện cơ bản để xác định tình trạng nhân thân của một con

ngƣời từ khi sinh ra cho đến khi chết. Rõ ràng, Luật Quốc tịch có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc bảo vệ quyền trẻ em.

13


Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 là văn bản chuyên
biệt có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định cụ thể về quyền và bổn phận của
trẻ em, trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng và của toàn xã hội trong việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Luật này đã xác định:
Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con
ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân
biệt dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính
kiến của cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ, đều đƣợc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục, đƣợc hƣởng các quyền theo quy định của pháp luật [56].
Tình hình vi phạm về quyền của trẻ em diễn ra ngày càng phức tạp và
có chiều hƣớng gia tăng nhƣ: nạn bạo hành trẻ em xảy ra nhiều nơi nhƣ ở nhà
(thậm chí ngay trong chính gia đình của các em), ở nơi làm thuê, trong các
trƣờng học và cơ sở nuôi dạy trẻ, trẻ em bị bắt cóc, lừa bán… gây nên những
làn sóng bức xúc mạnh mẽ trong công luận và trong xã hội.
Trẻ em là một chủ thể đặc biệt của pháp luật hình sự. Pháp luật hình sự
có chính sách hình sự riêng đối với trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em khi họ là đối
tƣợng bị tội phạm xâm hại, đồng thời cũng quy định TNHS nhƣng theo hƣớng
giảm nhẹ đối với ngƣời chƣa thành niên khi họ chính là ngƣời thực hiện tội
phạm. Chính sách hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội thể hiện
thống nhất trong những quy định cụ thể của pháp luật hình sự về TNHS, về
nguyên tắc xử lý, về hệ thống hình phạt và các biện pháp tƣ pháp khác. Đặc
biệt, luật hình sự quy định những hình phạt nghiêm khắc đối với các tội phạm
xâm hại đến quyền của trẻ em.
Một trong những quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em có nguy cơ lớn và

trên thực tế bị xâm hại khá nặng nề bởi các loại tội phạm là xâm hại đến tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của các em. Công cụ pháp lý quan trọng
nhất đƣợc Nhà nƣớc ta sử dụng để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những nguy cơ

14


xâm hại kể trên, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để trừng phạt nghiêm khắc
các đối tƣợng phạm tội trong lĩnh vực này là các tội phạm quy định tại
chƣơng XII Bộ luật hình sự năm 1999, bao gồm: Điều 93. Tội giết ngƣời,
khoản 1, điểm c, giết trẻ em; Điều 94. Tội giết con mới đẻ; Điều 103. Tội đe
dọa giết ngƣời, khoản 2, điểm c, đối với trẻ em; Điều 104. Tội cố ý gây
thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời khác, khoản 1, điểm d,
đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai...; Điều 110. Tội hành hạ ngƣời khác,
khoản 2, điểm a, đối với ngƣời già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc ngƣời tàn tật;
Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em; Điều 114. Tội cƣỡng dâm trẻ em; Điều 115.
Tội giao cấu với trẻ em; Điều 116. Tội dâm ô đối với trẻ em và Điều 120. Tội
mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em [59].
Trong những năm gần đây, tình trạng mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt
trẻ em diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng cả về số vụ
và số đối tƣợng phạm tội với tính chất ngày càng nghiêm trọng, nhất là tại các
tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc. Đảng và Nhà nƣớc đã có các chính
sách, biện pháp mạnh mẽ nằm ngăn chặn, phòng ngừa loại tội phạm này.
Ngày 17/9/1997, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị 776/TTg về “Tăng cƣờng
trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc đƣa trái phép phụ nữ và
trẻ em ra nƣớc ngoài”. Trong Chƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm
đƣợc ban hành theo Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính
phủ đã đƣa ra 4 Đề án; trong đó có Đề án 4 quy định một số nội dung về đấu
tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm trẻ em và tội phạm do ngƣời chƣa
thành niên gây ra. Đặc biệt, Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004

của Thủ tƣớng Chính phủ về Chƣơng trình hành động phòng chống tội phạm
buôn bán phụ nữ và trẻ em từ năm 2004 đến 2010 đã quy định cụ thể chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành trong phòng chống tội phạm mua
bán phụ nữ, trẻ em. Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã có

15


Quyết định số 312/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt các đề án thuộc Chƣơng
trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2005
đến năm 2010......
Việc trẻ em bị chiếm đoạt, mua bán, đánh tráo trẻ em thực sự là tội ác,
gây nhức nhối cho toàn xã hội và là sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội. Trẻ em
bị buôn bán đã phải rơi vào những hoàn cảnh sống rất thƣơng tâm, bị méo mó
nhân cách và ảnh hƣởng nặng nề về tâm lý, ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống,
sức khỏe, nhân phẩm, tinh thần của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến xã hội.
Bên cạnh đó, hiện nay đã xuất hiện những tổ chức, đƣờng dây buôn bán ngƣời
hoạt động xuyên quốc gia, đe dọa nghiêm trọng đến quyền đƣợc bảo vệ, đƣợc
sống hạnh phúc của con ngƣời nói chung và của trẻ em nói riêng. Trƣớc thực
trạng đó, việc tiếp tục áp dụng chế tài pháp lý của các ngành luật tƣơng ứng
khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự đối với hành vi mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em sẽ không còn đủ sức ngăn chặn nữa. Do đó, việc bảo vệ trẻ
em bằng Luật Hình sự với các chế tài nghiêm khắc là hết sức cần thiết. BLHS
năm 1985 đã tội phạm hóa những hành vi này thành tội bắt trộm, mua bán hoặc
đánh tráo trẻ em quy định tại Chƣơng các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia
đình và các tội phạm đối với ngƣời chƣa thành niên. Đến lần pháp điển hóa thứ
hai, BLHS năm 1999 đã đƣa tội này về Chƣơng các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời với tội danh mua bán, đánh tráo
hoặc chiếm đoạt trẻ em cho phù hợp với khách thể loại bị xâm phạm. Việc quy
định tội phạm này trong BLHS là hết sức quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho

công tác phòng, chống, bảo vệ trẻ em khỏi nạn buôn bán ngƣời. BLHS năm
1999 coi tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là tội phạm hết sức
nghiêm trọng xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
ngƣời thể hiện ở mức hình phạt quy định đối với tội phạm này rất nghiêm khắc,
hình phạt cao nhất đƣợc quy định là tù chung thân.

16


×