Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.19 KB, 4 trang )

ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
2.1

Khái niệm về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
2.1.1

Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của kinh tế, đời sống con người ngày càng cải thiện,
chất lượng cuộc sống của con người càng được nâng cao. Nước ta cùng hòa nhập vào sự
phát triển chung của toàn cầu mang đến rất nhiều thuận lợi cho tri thức con người, kinh
tế, khoa học – kỹ thuật phát triển nhưng cũng đồng thời kéo theo các rủi ro, tranh chấp
tiềm ẩn trong các mối quan hệ xã hội như dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương
mại, lao động. Vậy khi các tranh chấp này xảy ra, người bị thiệt hại có quyền được bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay không? Và bằng cách như thế nào?
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật1. Nhà nước ta đã ghi nhận các quyền con người, quyền công dân và bảo
hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đó trong các quy định của pháp luật. Để
bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể, pháp luật có quy định những biện pháp bảo đảm
quyền của chủ thể bằng những biện pháp hình sự, hành chính …Nhưng đặc biệt hơn cả
trong các biện pháp bảo vệ đó là biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng
dân sự.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành vụ án dân sự là các tranh chấp nảy
sinh từ các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các quan
hệ dân sinh trong đời sống xã hội khác. Việc các chủ thể của những quan hệ đó có tranh
chấp và được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết được gọi là các vụ án dân
sự. Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh
chấp và được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết được gọi là vụ án dân sự.
Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp
đó đưa vấn đề tranh chấp ra trước tòa án để được giải quyết, việc đưa vấn đề tranh chấp


ra trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được gọi là “khởi kiện”. Vậy khởi kiện vụ
án dân sự là như thế nào?
Hiện nay, pháp luật không quy định rõ khái niệm khởi kiện vụ án dân sự, nhưng có quy
định về quyền khởi kiện của các chủ thể của các quan hệ pháp luật. Theo đó thì các cá
nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi

1 Điều 14 Khoản 1 Hiến pháp 2013


kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.2
Như vậy thông qua các quy định của pháp luật có thể hiểu “khởi kiện vụ án dân sự là
hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, của người khác hay lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước khi bị xâm phạm hoặc
tranh chấp theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định”. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án
khi có đơn khởi kiện của các chủ thể.
Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể và bảo vệ pháp
luật, khởi kiện vụ án dân sự vừa được coi là quyền vừa được coi là nghĩa vụ của các chủ
thể. Trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền tự định đoạt, trong đó có cả việc định
đoạt khởi kiện vụ án dân sự. Vì vậy, khi có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc
tranh chấp người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp có quyền
lựa chọn, quyết định việc khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo
vệ hay không. Tuy nhiên, nếu việc vi phạm pháp luật không chỉ xâm phạm đến quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà còn xâm phạm đến cả lợi ích công cộng, lợi ích của
Nhà nước thì chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm phải có nghĩa vụ khởi
kiện vụ án dân sự. Nghĩa vụ này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ pháp luật và nghĩa vụ của
các chủ thể đối với Nhà nước và xã hội.
Qúa trình tố tụng giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án được bắt đầu từ khi khởi kiện vụ án
dân sự. Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có chủ thể khởi kiện vụ án dân sự và trong

phạm vi yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự của họ. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự định
đoạt và quyền bảo vệ của người khởi kiện vụ án dân sự trong quá trình Tòa án giải quyết
vụ án dân sự họ vẫn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự theo quy
định của pháp luật.
So với các phương thức pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác thì phương thức
pháp lý khởi kiện dân sự có nhiều ưu điểm. Khởi kiện vụ án dân sự là cơ sở pháp lý làm
phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Đây là hành vi đầu tiên của các chủ thể trong
quan hệ tranh chấp đưa vấn đề tranh chấp ra trước tòa án và khởi động một quá trình giải
quyết tranh chấp tại tòa án. Mặt khác, Tòa án là cơ quan thực hiện quyền lực của Nhà
nước để giải quyết vụ án dân sự nên các quyết định của Tòa án được bảo đảm thực hiện
bằng cưỡng chế Nhà nước. Vì vậy, thực hiện việc khởi kiện vụ án dân sự, cá nhân, cơ
quan, tổ chức và chủ thể khác có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn
2 Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)


được hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần
duy trì trật tự xã hội và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả hoạt
động xét xử, củng cố lòng tin của nhân dân đối với chế độ.

2.1.2

Khái niệm về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện là hành vi khởi xướng quá trình tố tụng dân sự, không có hành vi khởi kiện
thì cũng không phát sinh các bước tố tụng tiếp theo tại Tòa án. Qúa trình này là việc cá
nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân
sự nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
hay của người khác, trên cơ sở nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự. Tòa án chỉ
thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn yêu cầu của các chủ thể. Điều 161, Điều 162
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) không chỉ ghi nhận quyền

khởi kiện dân sự mà còn quy định các điều kiện về thủ tục khởi kiện, yêu cầu khởi
kiện. Đơn khởi kiện cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì vụ án mới được thụ lý và đi
tiếp vào quá trình tố tụng. Tuy nhiên, trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành không có
quy định cụ thể nào liệt kê rõ những điều kiện khởi kiện. Xuất phát từ các quy định của
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) về những trường hợp trả
lại đơn khởi kiện có thể rút ra các điều kiện khởi kiện trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam hiện hành, bao gồm: điều kiện về chủ thể, thời hiệu khởi kiện, vụ án thuộc
thẩm quyền của Tòa án, vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án
hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vụ án bắt buộc phải qua thủ tục
hòa giải trước khi khởi kiện tại tòa án, phạm vi khởi kiện, hình thức khởi kiện.
Khởi kiện vụ án dân sự có hậu quả pháp lý là Tòa án phải xem xét giải quyết vụ việc để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các quan hệ về dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh thương mại và lao động. Vì vậy, để việc thực hiện quyền khởi kiện có thể
làm phát sinh một vụ án dân sự tại Tòa án, đòi hỏi chủ thể khởi kiện phải thực hiện
những quy định của việc khởi kiện hay còn gọi là điều kiện để thực hiện quyền khởi
kiện.
2.2 Ý nghĩa của điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
Khởi kiện vụ án dân sự là một trong các phương thức pháp lý do pháp luật quy định các
chủ thể được thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm
hoặc có tranh chấp. Thụ lý vụ án được Tòa án tiến hành sau khi có đơn khởi kiện của
những chủ thể được pháp luật quy định. Trong hoạt động thụ lý vụ án, Tòa án sẽ thực
hiện những thủ tục để xác định yêu cầu khởi kiện có làm phát sinh vụ án dân sự hay


không. Trường hợp đủ điều kiện phát sinh vụ án dân sự, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục
để vào sổ thụ lý vụ án, chính thức xác định trách nhiệm giải quyết yêu cầu khởi kiện
theo quy định. Về thực chất, thụ lý vụ án là việc Tòa án xác định các điều kiện khởi
kiện và tiến hành vào sổ thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng. Do vậy, khi
đơn khởi kiện thỏa mãn đầy đủ các điều kiện khởi kiện sẽ làm phát sinh quyền khởi kiện
của các cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay

của người khác đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
Khi xác định đúng các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự sẽ giúp cho quá trình thụ lý vụ
án loại trừ tối đa việc thụ lý nhầm vụ án, như vụ án không thuộc thẩm quyền của tòa án
hoặc vụ án không thuộc thẩm quyền của tòa án này mà thuộc thẩm quyền của tòa án kia,
hoặc vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện, hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện.
Điều này giúp cho Tòa án giảm tải những việc không cần thiết, xử lý những hậu quả
không mong muốn như ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ, quyết định
chuyển vụ án…
Từ những việc làm ban đầu khi nhận đơn, xác định đơn khởi kiện thỏa mãn các điều
kiện khởi kiện để vào sổ thụ lý, Tòa án sẽ tiết kiệm được thời gian chuẩn bị xét xử vụ
án, giảm bớt những hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, bảo đảm việc giải quyết vụ
án không chỉ đúng thời hạn mà còn có thể kết thúc trước thời hạn tố tụng tối đa do luật
định, đồng thời là cơ sở để Toà án giải quyết vụ án đúng pháp luật.
Việc nộp đơn khởi kiện tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, giúp các
đương sự tiết kiệm được thời gian, công sức của họ cũng như các quyền và lợi ích đang
bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại được bảo vệ, thiệt hại sớm được khắc phục.
Khởi kiện vụ án dân sự khởi động quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án theo một
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nên bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng, đúng
đắn và chấm dứt hành vi trái pháp luật, sớm khôi phục lại mối quan hệ thiện chí, cởi mở
giao hòa giữa các bên trong đời sống dân sự.



×