Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHẨM NHUỘM BT nhóm phạm thị uyên nguyễn thị vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.38 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA HÓA HỌC

Phạm Thi Uyên
Nguyễn Thị Vân

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI PHẨM NHUỘM
Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học
(Chương trình đào tạo: chuẩn)

Hà Nội – 2015


MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường nước hiện nay là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm.Ở
Việt Nam đang tồn tại một thực trạng đó là nước thải ở hầu hết các cơ sở sản xuất
chỉ được xử lý sơ bộ thậm chí thải trực tiếp ra môi trường. Hậu quả là môi trường
nước kể cả nước mặt và nước ngầm ở nhiều khu vực đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức của con người, xiết chặt công tác
quản lý môi trường thì việc tìm ra phương pháp xử lý nhằm loại bỏ các ion kim
loại nặng, các hợp chất hữu cơ độc hại ra khỏi môi trường nước có ý nghĩa hết sức
to lớn.
Thuốc nhuộm được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: dệt
may, cao su, giấy, mỹ phẩm… Thuốc nhuộm có thành phần là các hợp chất hữu cơ
bền, khó phân hủy, có màu và khi xả ra ngoài mà không được xử lý sẽ ảnh hưởng
xấu đến môi trường, do đó việc loại bỏ độc hại của các hợp chất như vậy là rất cần
thiết và cấp bách bởi với nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép thì độc tố của chúng
mang tới những nguy cơ tiềm ẩn đối với sinh vật nói chung và cả con người nói
riêng. Bài tiểu luận này chúng tôi xin được mang tới những kiến thức hiểu biết của


mình về độc tích, phơi nhiễm… của phẩm nhuộm cùng với những phương pháp
loại bỏ chúng trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm.


MỤC LỤC
LỜI


ĐỘNG HỌC PHẨM NHUỘM

I.

Giới thiệu chung:
1. Khái niệm
Thuốc nhuộm là tên chỉ chung những hợp chất hữu cơ có màu (gốc thiên nhiên
và tổng hợp) rất đa dạng về màu sắc và chủng loại, chúng có khả năng nhuộm màu
các vật liệu như vải, giấy, nhựa, da ,..(bắt màu hay gắn màu trực tiếp cho các vật
liệu khác). Ngoài những nhóm mang màu (quinon, azo, nitro), phẩm nhuộm còn
chứa các nhóm trợ màu như OH, NH2... có tác dụng làm tăng màu và tăng tính
bám của phẩm vào sợi
2. Đặc điểm
Trong màu nhuộm, các chất có tính tạo màu thường ở dạng ion. Khi chất màu
này có điện dương (+), thì chúng có tính chất kiềm. Khi chất màu có mang điện âm
(-) thì chúng có tính acid. Lệ thuộc vào độ pH của dung môi chất màu sẽ ở dạng
ion hoặc không ở dạng ion.
Trong hóa học hữu cơ các hợp chất có màu thường phân tử của nó được tạo
thành từ liên kết p và liên kết d. Các chất có màu có liên kết p liên hợp, phân tử của
chúng có những nhóm đặc biệt có tác dụng làm mở rộng hệ liên kết kéo dài hệ liên
hợp p.
3. Phân loại

Căn cứ vào tính năng kĩ thuật:
-

Trực tiếp: có nhóm SO3Na tan trong nước, kém bền đối với ánh sáng và giặt
giũ nên phải kèm thêm chất cầm màu.
Axit: có nhóm SO3H hoặc COOH dùng nhuộm trực tiếp các tơ sợi có tính
bazơ.
Bazơ: được gắn vào sợi do phẩm tạo muối với nhóm chức axit trong sợi.
Hoàn nguyên
Hoạt tính
Phân tán : dạng huyền phù trong nước, có thể phân tán trên sợi
axetat, polieste.


Ngoài phẩm nhuộm tổng hợp còn có phẩm nhuộm tự nhiên tách ra từ một số loài
thực vật như củ nâu, chàm, v.v…
Theo cấu tạo hóa học:
-

-

-

-

-

Phẩm nhuộm Acriđin: Dẫn xuất của acriđin hoặc 9-phenylacriđin, có những
nhóm thế khác nhau (OH, NH2, SH, v..v...) ở vị trí 3 và 6. Phẩm nhuộm
Acriđin thuộc loại phẩm nhuộm arylmetan có màu vàng và da cam. Dùng để

nhuộm da, giấy, gỗ, ..v.v
Phẩm nhuộm Azo: Phẩm nhuộm tổng hợp mà trong phân tử có chứa một
hoặc vài nhóm mang màu azo (vd: -N = N - liên kết với các gốc thơm).
Phẩm nhuộm Azo là những chất rắn, chỉ hoà tan trong nước khi trong phân
tử có chứa các nhóm SO3H, COOH -2-hoặc R4N. Nhiều phẩm nhuộm
Azo (đặc biệt khi không có nhóm SO 3H và có nhóm NO2) là chất cháy
và dưới dạng hỗn hợp với bụi không khí dễ nổ nguy hiểm. Nhờ nguyên liệu
đầu phong phú, phương pháp tổng hợp đơn giản, hiệu suất cao, phẩm
nhuộm Azo thuộc loại các phẩm nhuộm quan trọng nhất dùng để nhuộm vải,
sợi, giấy, da, cao su, chất dẻo, v..v... Tuy nhiên, hiện nay phẩm nhuộm Azo
đã bị cấm sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới vì có khả năng gây ung
thư mạnh.
Phẩm nhuộm hoàn nguyên: Gồm các phẩm màu inđigo, một số dẫn xuất của
antraquinon và đồng đẳng, một vài phẩm nhuộm lưu huỳnh. Loại phẩm này
không tan trong nước nên khi sử dụng phải khử với natri hiđrosunfit
trong môi trường kiềm mạnh nhằm chuyển thành dạng hoà tan gọi là dẫn
xuất lơco bám rất chắc vào sợi xenlulozơ. Phẩm có nhiều màu khác nhau, rất
bền đối với ánh sáng, thời tiết và giặt giũ.
Phẩm nhuộm Nitro: Phẩm nhuộm hữu cơ thuộc dãy benzen và naphatalen
có chứa ít nhất một nhóm nitro cùng với nhóm hiđroxi - OH, imino = NH,
sunfo - SO3H hoặc các nhóm khác.
Phẩm nhuộm sunfua: Hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất mà phân tử có
chứa các phần dị vòng, vòng thơm và vòng quinoit; các phần này được
liên kết với nhau bằng các nhóm đisunfua, sunfoxit hoặc các nhóm cầu nối
khác. Phẩm nhuộm Sunfua không tan trong nước, nhưng nếu khử bằng dung
dịch Na2S trong nước thì phẩm nhuộm chuyển thành dạng lơco tan được
(chủ yếu là do khử các nhóm cầu nối SS thành nhóm SNa) và bám chắc vào
vải bông. Sau khi bị oxi hoá bởi không khí trên thớ sợi, phẩm nhuộm lại
chuyển thành dạng không tan.



Phẩm đen anilin: Phẩm đen được tạo ra do sự oxi hoá anilin và các đồng
đẳng của nó. Dùng làm phẩm nhuộm cho vải, da, gỗ...; làm mực viết, xi
đánh giày..v.v
Nguồn phát thải
-

II.

Nguồn phát thải các phẩm nhuộm ra môi trường phần lớn chủ yếu là ở nước
thải của ngành công nghiệp dệt nhuộm.
Các loại phẩm nhuộm đã có từ lâu đời và ngày càng được sử dụng phổ biến
trong các ngành công nghiệp dệt may, giấy, cao su, nhựa, da, mỹ phẩm, dược
phẩm và các ngành công nghiệp thực phẩm do có đặc điểm là dễ sử dụng, giá
thành rẻ, ổn định và đa dạng về màu sắc so với màu sắc tự nhiên.. Thông thường,
các chất màu có trong thuốc nhuộm không bám dính hết vào sợi vải trong quá
trình nhuộm mà còn lại một lượng dư nhất định tồn tại trong nước thải. Các chất ô
nhiễm chủ yếu có trong nước thải dệt nhuộm là các hợp chất hữu cơ khó phân
hủy, thuốc nhuộm, các chất hoạt động bề mặt, các hợp chất halogen hữu cơ , muối
trung tính làm tăng tổng hàm lượng chất rắn, nhiệt độ cao và pH của nước thải cao
do lượng kiềm trong nước thải lớn.
Vấn đề ô nhiễm chủ yếu trong ngành dệt nhuộm là ô nhiễm nguồn nước.
Trong những năm gần đây, mặc dù lĩnh vực bảo về môi trường đã và đang được
nhà nước đặc biệt quan tâm, song một số công ty, nhà máy và hầu hết các làng
nghề sản xuất dệt nhuộm thủ công vẫn xả thải trực tiếp nguồn nước thải sản xuất
chưa qua xử lý ra các con sông, hồ, kênh, rạch… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới
đời sống và sức khỏe của người dân. Do đó, việc sử dụng rộng rãi thuốc nhuộm và
các sản phẩm của chúng gây ra ô nhiễm nguồn nước nước, nếu nhưng không được
qua xử lý kĩ càng mà xả ra môi trường thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng đặc
biệt đối với sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật môi trường nước và đối

với sức khỏe của con người.
Tại một số làng nghề như Vạn Phúc, Dương Nội (Hà Đông), độ màu đo
được là 750 Pt-Co, cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước thải sau sản xuất
dệt nhuộm chứa nhiều loại hóa chất độc hại gây ô nhiễm các con sông, ao hồ, tiêu
tiệt các loài thủy sinh, gây tác động sấu tới sản xuất, sinh hoạt của con người. Các
vấn đề về sự ô nhiễm môi trường dưới sự tác động của ngành công nghiệp tẩy
nhuộm đã gia tăng trong nhiều năm qua. Các quá trình tẩy nhuộm có tỷ lệ mất mát
chất tẩy nhuộm lên đến 50%. Nguyên nhân của việc mất mát chất tẩy, nhuộm là


do các chất này không bám dính hết vào sợi vải, số phẩm nhuộm này sẽ đi theo
đường nước thải ra ngoài. Việc thu hồi các chất thất thoát chỉ đạt khoảng 75% . Vì
vậy việc xử lý nước thải dệt nhuộm là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết nếu
như muốn duy trì phát triển lâu dài ngành dệt nhuộm.

Hình 1


III.

Độc tính và quá trình vận chuyển
Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới
nguồn tiếp nhận có thể tóm tắt như sau:
-

-

-

-


Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước. Nếu pH >9 sẽ gây độc hại với các
loài thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước
thải.
Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS. Lượng thải lớn gây
tác hại đối với các loài thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng
tới quá trình trao đổi chất của tế bào.
Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối
với đời sống thủy sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nước.
Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng
tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh
hưởng xấu tới cảnh quan.
Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có
khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi
thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính hay ung
thư đối với người và động vật.


-

Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxy hòa tan trong
nước, ảnh hưởng tới sự sống của các loài thủy sinh.

Hiện nay, phẩm azo là một hợp được sử dụng nhiều nhất trong dệt nhuộm, dẫn
tới số lượng lớn của các thuốc nhuộm được xả ra sông, suối gây ôi nhiễm môi
trường nước. Một số các hợp chất có thể tích tụ thành các chuỗi thức ăn và cuối
cùng đạt nhiễm vào cơ thể con người thông qua ăn uống. Hệ sinh vật đường ruột
cho tới các men gan sẽ phân cắt thuốc nhuộm azo thành các amin thơm. Sự bổ
xung chuyển háo chúng thành các hợp chất trực tiếp gây đột biến.
Hợp chất azo sau khi bị tách và khử sẽ biến thành các amin thơm- đây chính là

một trong những cơ chế dẫn đến genotoxicity (các tác nhân phản ứng với DNA)
gây nên ung thư của thuốc nhuộm azo. Các amin thơm được hình thành do quá
trình oxi hóa N xúc tác bơi cytochrome P450 isozymes trong cơ thể sinh vật. Nhydroxylarylamines được hình thành có thể được glucuronated thêm (kích hoạt)
hoặc cũng có thể bị acetyl là cho bất hoạt điều đó gây nên khả băng đột biến.
Trong môi trường axit, chúng tạo thành các ion nitrenium phản ứng có thể alkylate
bazơ trong AND, đặc biệt là các ở nhân trung tâm của guanine (một trong năm loại
nucleobase chính có trong các nucleic acid) cơ chế này cho thấy cần nghiên cứu và
đánh giá khả năng gây ung thư bởi thuốc nhuộm azo. Tuy nhiên không phải tất cả
thuốc nhuộm azo đều là genotoxic, chỉ những thuốc nhuộm có chứa một trong hai
phenylenediamine hoặc benziđin trong phân tử mới gây đột biến.Vì vậy,
phenylenediamine và benziđin là các gốc thuốc gây đột biến chủ yếu của thuốc
nhuộm azo gây ung thư. Nhiều nhóm chức năng (tức là NO 2, CH3 và NH2) trong
các phân tử của các chất amin có ảnh hưởng genotoxicities của chúng.
Một số thí nghiệm tiến hành ở động vật đã cho thấy tới thuốc nhuộm azo gây
nên ảnh hưởng tới gan, bàng quang và ruột, hiệu ứng cụ thể ở người thì vẫn chưa
được xác định. Ngoài ra đối với mắt: hợp chất azo không được cho là một chất
kích thích nhưng khi tiếp xúc trực tiếp với mắt có thể gây ra sự khó chịu thoáng
qua đặc trưng bởi xé hoặcỏ kết mạc
IV.

Các phương pháp xử lí phẩm nhuộm
Các phương pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nước thải ngành dệt nhuộm có
thể được thực hiện trong quá trình sản xuất như:
- Giảm nhu cầu sử dụng nước bằng thường xuyên kiểm tra hệ thống nước cấp,
tránh rò rỉ nước. Sử dụng môđun đẩy, nhuộm, giặt hợp lý. Tự động và tối ưu


-

hóa quá trình giặt như giặt ngược chiều. Tuần hoàn, sử dụng lại các dòng

nước giặt ít ô nhiễm và nước làm nguội.
Sử dụng nhiều lần dịch nhuộm vừa tiết kiệm hóa chất, thuốc nhuộm và giảm
được ô nhiễm môi trường.
Giảm các chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình tẩy như: NaOCl,
NaClO2.
Giảm ô nhiễm kiềm trong nước thải từ công đoạn làm bóng.
Tái sử dụng nước sau khi xử lý sơ bộ ở một số giai đoạn sản xuất nếu thấy
có thể được.
Tiết kiệm sử dụng hóa chất trong sản xuất hoặc thay thế những hóa chất độc
hại bằng những hóa chất ít độc hại.

Việc làm giảm khối lượng và tính chất độc hại là điều cần phải tính toán ngay từ
giai đoạn thiết kế nhà máy. Ngay sau khi đã áp dụng tất cả mọi biện pháp để giảm
thiểu ô nhiễm, ta sẽ chọn phương pháp thích hợp để xử lý nước thải dệt, nhuộm.
-

-

Xử lý sơ bộ:
+ Song-lưới chắn: Trong nước thải có mặt nhiều xơ sợi, vì vậy yêu cầu đặt
một lưới chắn mịn ở song chắn rác thông thường. Trong trường hợp có lượng
lớn váng trắng thì cần phải loại bỏ dầu.
+ Đồng nhất hóa (hay là bể điều hòa và trộn lẫn): Bắt buộc phải có một bể
đệm với thể tích tương đương 6-12h lưu nước trong bể với lưu lượng xử lí
trung bình và cho phép mở rộng tới 24h hoặc 16h (hai trạm). Ở các bể loại
này thường dùng thổi không khí để khuấy trộn.
+ Trung hoà: Sau khi trộn đều đồng nhất, pH của nước thải có trị số từ 9-10.
Do vậy, cần phải tiến hành trung hòa bằng acid Sulfuric.
Phương pháp hóa lý:
+ Đông keo tụ: Đây là phương pháp rất thích hợp áp dụng cho xử lý nước thải

dệt nhuộm. Quá trình đông keo tụ có thể làm giảm đáng kể hàm lượng các
chất ô nhiễm như COD, BOD5, kim loại nặng và đặc biệt là độ màu. Trong
phương pháp này người ta hay sử dụng các loại phèn nhôm hay phèn sắt, có
thể kết hợp thêm sữa vôi. Về nguyên lý thì khi đưa các chất trên vào nước sẽ
tạo thành các hydroxit không tan. Trong quá trình lắng xuống các chất màu và
các chất khó phân huỷ sinh học sẽ bị hấp phụ vào các bông keo này và cùng
lắng xuống tạo thành bùn. Đôi khi để tăng quá trình tạo bông và trợ lắng
người ta bổ sung các chất trợ tạo bông như các polyme hữu cơ.


Phương pháp sinh học:
Quá trình xử lý sinh học có khả năng làm giảm BOD, COD, TS. . . nhg chất
có khả năng phân huỷ sinh học nhưng nó là phương pháp ít hiệu quả để khử
màu do đó phải tiến hành khử màu trước khi dưa vào xử lý sinh học. Muốn
dụng hệ thống xử lý sinh học thì bắt buộc phải trung hoà dòng thải, khử các
chất gây độc, giảm tỷ lệ các chất khó bị phân huỷ sinh học cũng như bổ sung
các chất dinh dưõng cần thiết (từ nước thải sinh hoạt ).
V.
Phẩm nhuộm Xanh methylen, Metyl đỏ
1. Xanh methylen
1.1.
Cấu tạo:
- Xanh methylen một hợp chất dị vòng thơm
- Công thức hóa học: C16H18N3SCl
- Tên gọi khác nhau như: tetramethylthionine chlorhydrate, methylene blue,
glutylene, methylthionium chloride
-

1.2.


Tính chất, ứng dụng

Dạng tồn tại: bột sáng bóng màu xanh đậm hoặc tinh thể màu nâu sẫm ánh
đồng


Xanh metylen không mùi, ổn định trong không khí, hòa tan trong nước màu
xanhthẫm, tan trong ethanol, chloroform và không tan trong ether và benzene

Đổi màu: trong môi trường axit có màu xanh lục, trong môi trường bazo có màu
xanh thẫm (pH=9,1-14)
Giải thích: Trong môi trường acid thì đôi điện tử trên N sẽ nhận proton H + 
dẫn đến hiện tượng cộng hưởng với vòng benzen bị mất , làm cho bước sóng bị
xuống thấp  từ màu xanh thành màu xanh lục, khi cho base vào thì OH- sẽ
deproton dẫn đến hình thành màu ban đầu (màu xanh). Đây là 1 quá trình thuận
nghịch
Có thể tạo ra muối đôi với hầu hết các muối vô cơ
Thuốc nhuộm xanh methylen là một chất được sử dụng rất thông dụng trong
kỹ thuật nhuộm, làm chất chỉ thị và thuốc trong y học.
1.3.

Độc tính

Do tính tan cao, rất khó loại bỏ vì nó ổn định với ánh sáng, nhiệt và các
tác nhân gây oxy hoá, khó phân hủy  cản trở sự hấp thụ oxy và ánh sáng mặt
trời gây tác hại cho sự hô hấp, sinh trưởng của các loài thủy sinh, làm tác động xấu
đến khả năng phân giải của vi sinh đối với các chất hữu cơ trong nước thải.
Xanh metylen hấp thụ rất mạnh bởi các chất khác nhau. Trong môi trường nước,
nó bị hấp thu vào các chất lơ lửng và bùn đáy ao và không có khả năng bay hơi ra
ngoài môi trường nước ở bề mặt nước. Nếu thải ra không khí, nó tồn tại dạng hơi



và bụi lơ lửng. Do đó ảnh hưởng xấu tới mĩ quan môi trường, đời sống và sản xuất
của con người
Nó có thể gây ra các bệnh về da, đường hô hấp, đường tiêu hóa. Không gất độc
cao nhưng gây tổn thương tạm thời da và mắt con người và động vật. Xanh metyl
có thể gây khó thở trong thời gian ngắn, đối với tiêu hóa gây ra các triệu trứng
nóng ruột, buồn nôn, chóng mặt
Ở nồng độ thấp, xanh methylen có tính sát khuẩn, làm tăng chuyển
methemoglobin thành hemoglobin. Nhưng ở nồng độ cao, thuốc có tác dụng ngược
lại do xanh methylen oxy hoá ion sắt II của hemoglobin thành sắt III, chuyển
hemoglobin thành methemoglobin, methemoglobin sẽ liên kết với cyanid tạo ra
cyanmethemoglobin, có tác dụng ngăn chặn tương tác của cyanid với cytochrom là
chất đóng vai trò trong hô hấp tế bào.
Phương pháp xử lí:

1.4.

Các phương pháp: cơ học, hóa học, hóa lý, sinh học để xử lý
Phổ biến là sử dụng phương pháp hấp phụ phẩm với các vật liệu khác nhau: than
hoạt tính, bã mía, zeolit, C nano, sơ dừa,..…
Một số phương pháp khác như:
-

Sinh học yếm khí với thiết bị UASB
Phương pháp fenton phân hủy phẩm

2. Metyl đỏ
2.1.
Thông


số lý hóa, ứng dụng
Thông số lý hóa


Bảng: 1
Thông số

Giá trị

Hệ số hấp thụ mol (ε)

26,300

Tên quốc tế

axit para-dimetylaminoazobenzoic

Công thức hóa học

C15H15N3O2

Khối lượng mol

269.30 g·mol−1

Nhiệt độ sôi

179–182 °C (354–360 °F; 452–455 K)


Tỷ trọng

0.791 g/cm3

Khoảng đổi màu:

Ứng dụng và của metyl đỏ


Methyl đỏ- chất chỉ thị axit-bazo (chất chỉ thị pH)

Methyl đỏ có màu thay đổi theo pH, là axit yếu hữu cơ (HInd). Trong dung
dịch tồn tại dạng axit (HInd; Ind +) và bazơ liên hợp (Ind-; IndOH) chúng có màu
khác nhau: :
HInd

H+ + Ind-

(a)


IndOH

Ind+ + OH-

(b)

-

Nếu nồng độ của chúng hơn kém nhau không quá 10 lần ⇒ mắt ta thấy sự tồn

tại của cả 2 dạng màu.

-

Nếu nồng độ của chúng hơn nhau từ 10 lần trở lên, mắt ta nhìn thấy màu của
dạng có nồng độ lớn hơn

 dùng làm chất chỉ thị trong phép chuẩn độ axit-bazo trong phòng thí nghiệm.


Methyl đỏ - công nghệ dệt nhuộm

Methyl đỏ có tính ứng dụng cao trong công nghiệp được sử dụng rộng rãi
trong một số ngành như: dệt may, giấy, cao su, mỹ phẩm … trong đó dệt may là
ngành sử dụng nhiều nhất.
Methyl đỏ thuộc loại thuốc nhộm axit do có một nhóm –COOH và chứa một
liên kết –N=N– trong phân tử, trong công nghiệp methyl đỏ thường được sử dụng
để nhuộm các loại sợi động vật, các loại sợi có chứa nhóm bazo như len, tơ tằm,
sợi tổng hợp polyamit trong môi trường axit

2.2.

Độc tính

Dưới các tài liệu nghiên cứu về metyl đỏ thì chưa có tài liệu nào cho thấy độc
tính của metyl đỏ gây tử vong hay ung thư ở con người nhưng đã có một vài đề


suất và đưa ra những cơ chế về khả năng gây ung thư có thể xảy ra. Đối với cơ thể
khi tiếp xúc ngoài với nồng độ cao có thể gây kích ứng da, kích ứng mắt và nếu

tiếp xúc lâu dài đi vào có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hô hấp. Nếu nuốt
phải có thể gây ra rối loạn đường tiêu hóa nếu tiếp xúc lâu dài còn có thể gây tổn
hại cho gan, gây ảnh hưởng giác mạc,viêm màng kết cho mắt người, còn gây tác
hại đối với da khi tiếp xúc
Chưa có dữ liệu ghi chép gây ung thư ở người chưa có số liệu nghiên cứu nào
trên cơ thể người tuy nhiên khi tiến hành trên một số sinh vật cho kết quả độc tính
của metyl đỏ đã gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của sinh
vật dưới nước vì vậy nó cũng gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Độc tính cấp tính và độc tính mãn tính của methyl đỏ đã được kiểm nghiệm
trên loài cá Poecilia reticulata trên các chỉ số viz; tỷ lệ tử vong, giảm số lượng
hồng cầu và dị dạng của chúng. Chỉ số cho thấy khả khi cá bị chết bởi biến dạng
hồng cầu thì thấy rằng trong hầu hết các nghiên cứu về độc hại sinh thái, loài cá
này đã được coi như là một sinh vật thử nghiệm lý tưởng để xem sét hai độ độc
mãn tính và cấp tính của các chất ô nhiễm. Trong xét nghiệm sinh học ở cá tìm ra
được cho thấy độc tính của các chất ô nhiễm này có thể không đủ để gây tử vong
cho cá tuy nhiên nó sẽ gây độc hại tới chúng. Điều qua trọng ở đây là nghiên cứu
cho thấy, độc tố này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới máu của chúng bởi máu vốn
dĩ rất nhạy cảm với chất độc hại này, các báo cáo đã cho thấy máu bị nhiễm độc tố
của chất ô nhiễm (Moss và Hathway, 1994), trong đó nó mặc dù không phá hủy
màng sinh chất nhưng nó cũng làm thay đổi kích thước và hình dạng khi chúng tác
dụng lên cấu trúc và chức năng của màng (Bielinska và Terlecki, 1984, Udden,
200; Suwalsky et al.., 2004).
Giá trị C
Thông số

Đơn vị

Nhiệt độ
pH


A

B

0

C

40

40

-

6-9

5,5-9


Cơ sở mới

Pt-Co

50

150

Pt-Co

75


200

mg/l

30

50

mg/l

75

150

mg/l

100

200

mg/l

50

100

Độ màu
(pH = 7)


Cơ sở đang
hoạt động

BOD5 ở 200C
COD

Cơ sở mới
Cơ sở đang
hoạt động

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

2.3.

Một số phương pháp loại xử lý

Về nguyên lý có thể áp dụng các phương pháp: cơ học, hóa học, hóa-lý, sinh
học để xử lý
Gần đây hàng loạt các nghiên cứu về xử lý bằng các vật liệu khác nhau đã
được công bố hàng loạt. Một nghiên cứu tổng hợp sét chống nhôm hữu cơ và khả
năng hấp phụ phẩm nhuộm anion của chúng trong nước, cho kết quả tại pH=7 vật
liệu gồm 7.5 AI-PICL-CTAB (sét chống ưa hữu cơ) và 10 AI-PICL-CTAB có khả
năng hấp phụ metyl đỏ tốt nhất. Ngoài ra còn có các nghiên cứu đang tiến hành về
việc hấp phụ metyl đỏ của một số vật liệu như quặng laterit, chitosan oxit sắt từ…
cũng nhận thấy khả năng hấp phụ với hiệu suất rất cao
Nguyễn Đắc Vinh và cộng sự đã nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm chứa
phẩm nhuộm cation bằng phương pháp hấp phụ. Kết quả cho thấy nhờ cấu trúc và
đặc tính bề mặt của than hoạt tính và bentonite wyoming mà chúng đều là những



vật liệu có khả năng hấp phụ màu tốt. Tuy nhiên tốc độ hấp phụ của than hoạt tính
cao hơn so với bentonite (2.4 lần)
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Fenton phân hủy phẩm nhuộm Basic
Blue 41 trong nước thải. Đạt được kết quả nghiên cứu động học xác định được
hắng số tốc độ phản ứng phân hủy thuốc nhuộm BB41 ở điều kiện khuấy trộn và
không khuấy trộn . Nghiên cứu xử lý phẩm màu azo trong nước thải bằng phương
pháp sinh học yếm khí với thiết bị UASB
Các phương pháp này đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng trong đó
nổi bật lên và phù hợp với điều kiện hiện nay là phương pháp hấp phụ sử dụng các
vật liệu dễ tìm kiếm, rẻ tiền (Bã mía, cacbon hoạt tinh, rơm, …)
VI.

Kết luận
Ô nhiễm môi trường do phẩm là vấn đề tương đối phức tạp, ảnh hưởng của nó
tới đời sông sinh vật và con người là không nhỏ. Tuy nhiê, xử lý nước thải nhuộm
có màu và khử màu nước thải là nhiệm vụ khó khăn. Dải pH rộng, nồng độ muối
và cấu trúc hoá chất thường làm cho công việc thêm phức tạp, các phương pháp vật
lý và hoá học để loại bỏ thuốc nhuộm là hữu hiệu chỉ khi thể lượng thải nhỏ. Vì
vậy trước khi dử dụng phẩm nhuộm cần tính toán hạn chế lượng phẩm thải ra
ngoài môi trường, cần xử lý chúng trước khi thải ra môi trường.


Tài liệu tham khảo
1.

Trần Văn Nhân, Hồ Thị Nga, “giáo trình công nghệ xử lý nước thải”,
Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, (2005).

2.


Đặng Xuân Việt, “nghiên cứu phương pháp thích hợp để khử màu
thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm”, luận án tiến sĩ
kỹ thuật, Hà Nội (2007).

3.

Hà Tây: Bao giờ khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề dệt


Metyl red MSDS – science lab.com, INC, Mỹ
. Trương Đình Đức (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội),
Nguyễn Văn Bằng (Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2) (2011), “Nghiên cứu tổng hợp sét chống nhôm hữu cơ và khả
năng hấp phụ phẩm nhuộm anion của chúng trong nước”, Tạp chí
hóa học, T. 49(3) 307-310
6. TS. Nguyễn Đắc Vinh, CN. Đào Sỹ Đức (Trường ĐHKHTN), ThS.
Dương Thạch Quỳnh Hoa (Tổng cục TC-ĐL-CL, Bộ KH và CN)
(2007), “Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm chứa phẩm nhuộm
cation bằng các phương pháp hấp phụ”, Tạp chí bảo hộ lao động,
Khoa Học Công nghệ - Chuyển giao
7. Nguyen Dac Vinh, Dao Sy Duc, Dao Thi Cuc, Han Thi Phuong Nga,
Nguyen Bin (2008), “Study on treatment of azo dye in textile waste
waters by the anaerobic biological method using UASB reactor”,
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học – Tập 13, số 4/2008
8. Shweta Sharma, and K.P. Sharma “Identification of a sensitive index
during fish bioassay ofan azo dye methyl red (untreated and
treated)”, Journal of Environmental Biology, July 2006
9. Luận văn thạc sĩ khoa Hóa học - trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên: “
Nghiên cứu khả năng hấp phụ metyl da cam, metyl đỏ của các vật
liệu chế tạo từ bã mía”

10. Các trang web khoa học trên Intrenet
4.
5.



×