Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THÉP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.41 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DƯƠNG PHAN TRÀ MY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THÉP ĐƯỢC NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05

TÓM TẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Gia Dũng

Đà Nẵng - Năm 2015


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Gia Dũng
Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Như Liêm
Phản biện 2: TS. Đoàn Hồng Lê

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 10 tháng 10 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


-

Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

-

Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở tất cả các quốc gia, thị trường chứng khoán (TTCK) như là
một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, Việt Nam
cũng không là ngoại lệ. Việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động của TTCK, ảnh hưởng đến biến động giá
chứng khoán từ đó đưa ra những nhận định và kiến nghị về cung cầu
và giá chứng khoán trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển
TTCK là việc làm cần thiết và cấp bách trong hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay.
Ở thời điểm hiện tại, giá cổ phiểu ngành thép đã tăng trở lại,
nhưng ngành thép Việt Nam đang tiếp tục chứng kiến sự phân hóa
mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu này vẫn luôn nhận được nhiều
sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư tổ chức cũng như cá nhân.
Với mong muốn dựa vào kiến thức đã được học để tìm ra sự tác
động của các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam, tôi xin chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên

cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý thuyết và các nghiên cứu ứng dụng về
nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
- Phân tích xu thế thay đổi giá cổ phiếu; Xem xét, lựa chọn, xây
dựng mô hình biểu diễn sự thay đổi giá cổ phiếu trong mối tương
quan giữa các nhân tố, qua đó đề xuất kiến nghị.


2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép
niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu 05 công ty thuộc ngành Thép niêm yết
trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
ngành Thép được niêm yết trên sàn HOSE trong khoảng thời
gian từ 01/01/2009 đến ngày 31/12/2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp định tính
- Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết tổng quan về cổ
phiếu, giá cổ phiếu, nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Thông qua
các mô hình từ những nghiên cứu trước đây nhằm thiết lập bảng câu
hỏi sử dụng cho việc nghiên cứu chính thức.
- Phỏng vấn, đối thoại với các nhà đầu tư chứng khoán, các quản
lý các doanh nghiệp ngành Thép, thảo luận với các nhà đầu tư để có

thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép của
các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE.
4.2 Phương pháp định lượng
Để kiểm tra thang đo và mô hình lý thuyết, được thực hiện sau
khi bảng câu hỏi ở bước nghiên cứu định tính được hiệu chỉnh lại với
ngôn từ dễ hiểu, có bổ sung và loại bớt ra các biến không phù hợp.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp
nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật thu thập thông tin thứ cấp


3
trên các bản báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Thép
niêm yết trên sàn HOSE.
- Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Eviews 6.0 với các công cụ
thống kê mô tả, hồi quy bội, phân tích phương sai.
- Từ đó kiểm định sự tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu
ngành Thép và tiến hành phân tích kết quả
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, đề tài được chia thành các chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu
- Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
- Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị
6. Ý nghĩa đề tài
Đề tài này mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho các nhà đầu tư,
các nhà quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là các nhà đầu tư, các nhà
sản xuất kinh doanh sản phẩm thuộc ngành Thép trong nước có thể
ứng dụng để có những quyết định phù hợp.
Đề tài chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành

Thép, đồng thời cũng đánh giá được mức độ quan trọng của chúng.
Bên cạnh đó, đề tài cũng xây dựng được phương trình hồi quy tuyến
tính bội thể hiện sự tương quan của nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu ngành Thép.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
7.1 Tài liệu 1
7.2 Tài liệu 2
7.3 Tài liệu 3
7.4 Tài liệu 4


4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ CỔ PHIẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
1.1. KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN1
Chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ các giấy tờ có giá,
tức là giấy tờ ghi nhận khoản tiền tệ mà người chủ sở hữu chúng bỏ
ra sẽ được quyền hưởng những khoản lợi tức nhất định theo kỳ hạn.
1.1.1. Cổ phiếu
Cổ phiếu là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của
một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ
phần thể hiện bằng cổ phiếu.
1.1.2. Trái phiếu
1.2. SỰ HÌNH THÀNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
1.3. GIÁ HỢP LÝ VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CỔ PHIẾU2
1.3.1. Giá thị trường của cổ phiếu
1.3.2. Giá hợp lý của cổ phiếu
1.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
1.4.1. Khái niệm

1.4.2. Phương pháp phân tích cơ bản
1.4.3. Phân tích kỹ thuật
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU3
1.5.1. Các nhân tố nội sinh
1.5.2. Các nhân tố ngoại sinh
1
2

Nguyễn Quang Thu (2007), Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống Kê
Hồng Đình Tuấn (2009), Giáo trình Phân tích & định giá tài sản tài chính,

Hà Nội
3

Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013), Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán
của VN - Một số điểm cần lưu ý”, tạp chí Phát triển và Hội nhập


5
1.5.3. Các nhân tố can thiệp
1.6. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.6.1. Mô hình 1
“Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của VN - Một số
điểm cần lưu ý” - Nguyễn Thị Mỹ Dung, tạp chí Phát triển và Hội
nhập, số 8 (18), tháng 01-02/2013
1.6.2. Mô hình 2
"Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong thị trường
tài chính các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất” – Tác giả Hussein
A.Hassan Al-Tamimi, tạp chí Quản trị xuyên quốc gia, trang 3-19,
ngày 11/3/2011.

1.7. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
1.7.1. Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng
- Dựa vào lý thuyết về giá cổ phiếu của các nhà kinh tế học trên
thế giới và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã được
công bố.
- Kết hợp với thực trạng sự phát triển cũng như đặc điểm của thị
trường chứng khoán Việt Nam và các công ty ngành Thép niêm yết
trên Sở GDCK Tp. HCM.
- Lựa chọn và phân tích một số nhân tố gắn liền với đặc điểm ngành.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia dựa theo một
đề cương phỏng vấn được chuẩn bị trước.
Đề tài tập trung nghiên cứu 7 nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu của các công ty ngành Thép niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM
gồm: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu,
Tỷ lệ chi trả cổ tức, Tổng sản phẩm nội địa, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ
số giá nhà ở, Sản lượng tiêu thụ thép trong nước.


6
1.7.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nhân tố nội
sinh
Vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp
Thu nhập trên mỗi
cổ phiếu (EPS)

H1
H2


Tỷ lệ chi trả cổ tức
Nhân tố ngoại
sinh
Tổng sản phẩm nội
địa (GDP)

H3

H4
H5

Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI)
H6
Nhân tố can
thiệp
Chỉ số giá nhà ở

SỰ THAY ĐỔI
CỦA GIÁ CỔ
PHIẾU
NGÀNH THÉP

H7

Sản lượng tiêu thụ thép
trong nước
1.7.3. Các giả thuyết ban đầu
Giả thuyết H1: Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tăng thì giá cổ phiếu tăng
Giả thuyết H2: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng thì giá cổ

phiếu tăng.
Giả thuyết H3: Tỷ lệ chi trả cổ tức tăng thì giá cổ phiếu tăng.
Giả thuyết H4: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng thì giá cổ phiếu tăng.
Giả thuyết H5: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thì giá cổ phiếu tăng.
Giả thuyết H6: Chỉ số giá nhà ở tăng thì giá cổ phiếu giảm.
Giả thuyết H7: Sản lượng tiêu thụ thép tăng thì giá cổ phiếu tăng.


7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
TTCK là một bộ phận của thị trường vốn nằm trong tổng thể
thị trường tài chính của một quốc gia. Trên thế giới, TTCK ra đời từ
rất lâu và hiện nay TTCK đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc
gia công nghiệp hàng đầu thế giới.
Các chủ thể tham gia TTCK bao gồm: chủ thể phát hành hay
chủ thể đi vay, chủ thể đầu tư hay chủ thể cho vay (nhà đầu tư), chủ
thể trung gian chứng khoán. TTCK hoạt động theo nguyên tắc trung
gian, nguyên tắc công khai thông tin và nguyên tắc đấu giá. Cổ phiếu
là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một
công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.
Giá trị của cổ phiếu là hình ảnh động phản chiếu những giá
trị hữu hình, vô hình của hàng hóa thực và những vấn đề kinh tế cơ
bản của công ty. Khi sự phản chiếu này bị khúc xạ bởi các nhân tố
nội tại, nhân tố vi mô, vĩ mô có liên quan đến hàng hóa cổ phiếu thì
hình thành nên giá cổ phiếu.
Các nhân tố can dự vào sự hình thành và biến động giá cổ
phiếu bao gồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh,
những nhân tố can thiệp. Những nhân tố này biến đổi không ngừng
và liên tục tác động qua lại với nhau để hình thành nên cung - cầu
chứng khoán trên thị trường thứ cấp. Khi một TTCK phát triển lành

mạnh và ổn định thì nhóm nhân tố nội sinh phải là những nhân tố
chính ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và biến động giá cả
của các cổ phiếu.
Vấn đề về giá cổ phiếu là một vấn đề được nhiều người quan
tâm và thực sự phức tạp. Giá cổ phiếu là một đại lượng ngẫu nhiên
mà người ta không thể nhận dạng được một cách chắc chắn. Yếu tố
khách quan này làm hấp dẫn nhiều nhà đầu tư đến với TTCK để gặt
hái thành công hay thất bại trên TTCK.


8
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN NGÀNH THÉP
2.1.1. Tầm quan trọng của ngành
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.3. Phân loại thép
2.1.4. Ngành thép thế giới
2.2. THỰC TRẠNG NGÀNH THÉP VIỆT NAM
2.2.1. Cung vượt xa cầu
2.2.2. Xuất khẩu thép
2.2.3. Biến động giá thép
2.2.4. Trình độ công nghệ
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
2.3.1. Xác định các biến của mô hình
Bảng 2.1: Giả thiết nghiên cứu của đền tài
Nhân tố
Biến và đo lường
Quy mô doanh Vốn chủ sở hữu (VCSH) = Vốn chủ sở

nghiệp
hữu bình quân
Thu nhập trên EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu
mỗi cổ phiếu
ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang
lưu thông
Tỷ lệ chi trả cổ Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt =
tức
Lượng cổ tức tiền mặt mỗi cổ phần/Lợi
nhuận thuần
Tổng sản
Tỷ lệ tăng trưởng GDP
phẩm nội địa
Lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số bất
Chỉ số giá nhà ở
động sản
Tính mùa vụ
Sản lượng tiêu thụ thép trong nước
Trong đó: (+) Cùng chiều; (-) Ngược chiều

Giả thiết
(+)
(+)
(+)
(+)
(-)
(+)
(+)



9
2.3.2 Mô hình nghiên cứu
Mô hình hồi quy tổng thể có dạng:
Trong đó:
X1, X2,…, Xn: Biến độc lập của mô hình
Y: Biến phụ thuộc
: Hệ số tự do
Các tham số chưa biết của mô hình
Sai số của mô hình
2.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Bước 1: Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các
công ty ngành Thép niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM
Đề tài chọn 7 nhân tố để phân tích sự ảnh hưởng của chúng đến
giá cổ phiếu, đó là: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, Thu nhập trên
mỗi cổ phiếu, Tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt, Tỷ lệ tăng trưởng tổng
sản phẩm nội địa, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá nhà ở, Sản lượng
tiêu thụ thép trong nước.
Bước 2: Thu thập dữ liệu
Dựa vào dữ liệu của các công ty niêm yết trên sàn HOSE có
tổng cộng 8 công ty thuộc ngành Thép. Trong bài nghiên cứu này lựa
chọn các chứng khoán được niêm yết từ năm 2009 để có một chuỗi
số liệu đủ dài (từ Quý I/2009 đến Quý IV/2014) khi phân tích.
Cụ thể, đối với ngành thép ta sẽ chọn 5 công ty gồm: HMC,
HSG, SMC, VIS, HLA làm đối tượng trong quá trình nghiên cứu. Dữ
liệu giá của 5 cổ phiếu này cũng như các thông tin: Vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp, Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt được thu thập từ
trang web



10
- Nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu
dùng, sản lượng tiêu thụ thép trong nước được lấy từ tổng cục thống
kê Việt Nam trên website:
- Nguồn số chỉ số giá nhà ở được lấy từ website:

Bước 3: Xử lý số liệu - Mã hóa biến
- Giá cổ phiếu: Thời gian chọn mẫu để nghiên cứu là từ quý
I/2009 đến quý IV/2014 gồm 24 quý. Từ đó, giá cổ phiếu cho danh
mục được tính là giá trị trung bình của giá các cổ phiếu có trong
danh mục.
- Dữ liệu về Vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt,
Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá nhà ở, sản lượng tiêu thụ thép sau
khi lấy số liệu được xử lý về tốc độ tăng trưởng
Bảng 2.2: Mã hóa các biến
Nhân tố
Biến mã hóa
Biến
Quy mô doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu
độc lập Thu nhập của cổ phiếu Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng
tiền mặt
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng GDP
Lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số bất động sản

Chỉ số giá nhà ở
Tính mùa vụ
Sản lượng tiêu thụ thép
Biến phụ Giá cổ phiếu
Giá cổ phiếu
thuộc

VCSH
EPS
COTUC
GDP
CPI
BDS
SANLG
GIACP

Bước 4: Kiểm tra dữ liệu trước khi phân tích hồi quy
a. Kiểm định tính dừng
b. Kiểm định đa cộng tuyến
Bước 5: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu bằng


11
phương pháp ước lượng mô hình
Trong kinh tế lượng, thủ tục ước lượng được dùng phổ biến nhất
là phương pháp bình phương nhỏ nhất. Tiêu chuẩn tối ưu được sử
dụng bởi phương pháp bình phương nhỏ nhất là cực tiểu hóa hàm
mục tiêu.
Phương pháp OLS là phương pháp đáng tin cậy trong việc ước
lượng các tham số của mô hình, tuy nhiên mô hình ước lượng phải

thỏa mãn 7 giả thiết. Khi thỏa mãn các giả thiết, ước lượng bình
phương nhỏ nhất là ước lượng tuyến tính không chệch có hiệu quả
nhất trong các ước lượng.
Bước 6: Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình và đưa
ra kết quả nghiên cứu của đề tài.
Kiểm định tự tương quan
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kiểm định ý nghĩa từng phần của các biến
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 này trình bày tiến trình nghiên cứu để thu thập dữ
liệu và chuẩn bị đưa dữ liệu vào phân tích. Cụ thể là việc chọn nhân
tố của mô hình được thực hiện thông qua việc tham khảo các tài liệu
được thu thập thông qua sách báo, Internet, và phỏng vấn chuyên gia
dựa theo một đề cương phỏng vấn được chuẩn bị trước. Tiếp theo,
đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu. Giả thiết đặt ra là sáu nhân tố: Vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp, Tỷ lệ cổ tức, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, Chỉ số tăng trưởng
GDP, Chỉ số nhà ở, Sản lượng tiêu thụ thép có quan hệ đồng biến


12
với giá cổ phiếu. Còn nhân tố chỉ số giá tiêu dùng có tác động
nghịch biến đến giá cổ phiếu.
Phần phân tích dữ liệu thống kê dựa vào các kiểm định
nghiệm đơn vị và kiểm tra đa công tuyến. Sau đó sẽ tiến hành kiểm
tra sự tương quan giữa các thành phần bằng kiểm định BreuschGodfrey, kiểm tra phương sai thay đổi bằng kiểm định White. Sử
dụng mô hình Fisher để tiến hành đánh giá sự phù hợp của mô hình
và dùng kiểm định Wald để xác định những biến độc lập như Vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp, Tỷ lệ cổ tức, Thu nhập trên mỗi cổ

phiếu, Chỉ số tăng trưởng GDP, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số nhà ở,
Sản lượng tiêu thụ thép được đưa vào mô hình có nghĩa hay không.
Cuối cùng, phân tích hồi quy bằng phương pháp bình phương
nhỏ nhất (OLS) với biến phụ thuộc là giá cổ phiếu và biến độc lập là
các biến được xác định sau khi phân tích nhân tố.


13
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH THÉP
3.1.1. Số lượng công ty niêm yết
Hiện nay, ngành thép có khoảng 08 công ty niêm yết trên sàn
HOSE. Nhưng chỉ có 05 công ty niêm yết từ năm 2009 đến nay, đó
là các cổ phiếu HMC, HSG, SMC, VIS, HLA.
Bảng 3.1: Danh sách 5 công ty ngành thép niêm yết trên
STT
1
2
3
4
5

sàn HOSE đề tài nghiên cứu
MÃ CỔ PHIẾU TÊN CÔNG TY
HMC
Công ty cổ phần Kim khí Hồ Chí Minh
HSG
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
SMC

Công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC
VIS
Công ty cổ phần Thép Việt Ý
HLA
Công ty cổ phần Hữu Liên Á Âu

3.1.2. Tình hình biến động giá cổ phiếu ngành thép
3.2. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1. Kết quả nghiên cứu
Giá cổ phiếu của 05 doanh nghiệp được lấy là giá đóng cửa
được công bố trên trang thông tin của sở giao dịch chứng khoán TP
Hồ Chí Minh.
Dựa vào giá cổ phiếu đóng cửa điều chỉnh hàng ngày của các
DN này trong khoảng thời gian từ 1/2009 đến 12/2014, tiến hành tính
giá trung bình quý và tỷ lệ tăng trưởng giá cổ phiếu theo quý.
Các nhân tố ảnh hưởng được thu thập và tính toán như ở phần xử
lý dữ liệu, sau đó sử dụng phần mềm Eviews 6.0 để phân tích tương
quan và hồi quy, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
a. Kiểm định tính dừng


14
Để tránh những mối liên hệ không xác thực, chúng ta phải thực
hiện hồi quy và kiểm tra các biến có tính dừng hay không. Đề tài này
sử dụng kiểm định Dickey Fuller để kiểm tra tính dừng của các biến:
Bảng 3.2: Bảng kết quả kiểm định tính dừng
Tên biến
Prob
Kết luận
GIACP

0.0178
Chuỗi dừng
VCSH
0.0039
Chuỗi dừng
EPS
0.0016
Chuỗi dừng
COTUC
0.0007
Chuỗi dừng
GDP
0.0413
Chuỗi dừng
CPI
0.0127
Chuỗi dừng
BDS
0.0006
Chuỗi dừng
(Nguồn: Tổng hợp từ Eviews)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tất cả các biến trong mô hình là
chuỗi thời gian dừng. Như vậy, phương thức kiểm định giả thiết
thông thường dựa trên t, F, các kiểm định khi bình phương và tương
tự sẽ trở nên đáng tin cậy.
b. Kiểm tra đa cộng tuyến
Bảng 3.3: Ma trận hệ số tương quan
GIACP

GIACP

1.000000

VCSH
EPS

0.197100 1.000000
0.173993 -0.470067 1.000000

COTUC 0.399531
GDP
0.488107
CPI
BDS

VCSH

EPS

COTUC

GDP

CPI

BDS

SANLG

0.350219 0.031838 1.000000
0.004211 0.129646 0.038139 1.000000


-0.351094 0.246951 -0.114980 -0.219468 0.003276 1.000000
0.370374 -0.115453 0.395796 0.203654 0.045947 -0.417472 1.000000

SANLG 0.124980 -0.005050 0.151326 -0.332119 0.068293 -0.015886 0.098624 1.000000

(Nguồn: Tổng hợp từ Eviews)
Xét tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, biến có
quan hệ với giá cổ phiếu chặt chẽ hơn cả là biến tỷ lệ tăng trưởng


15
GDP (GIACP, GDP= 0.488). Các biến còn lại như vốn chủ sở hữu,
tỷ lệ cổ tức, chỉ số nhà ở, sản lượng tiêu thụ thép đều có tương quan
rất thấp với giá cổ phiếu ngành thép.
Như vậy, không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình.
3.2.2. Ước lượng mô hình và kiểm tra các giả thiết
a. Kiểm tra tự tương quan
Hiện tượng tự tương quan là hiện tượng rất dễ gặp phải khi tập
số liệu sử dụng là dạng số liệu theo thời gian. Đề tài nghiên cứu sử
dụng thống kê Breush-Godfrey (BG) để kiểm tra mô hình có xảy ra
hiện tượng này hay không.
Sử dụng công cụ kiểm định Breush-Godfrey (BG) của Eviews ta
có: Giá trị Pro. Chi-Square(1) = 0.1329 > α = 0.05, ta chấp nhận giả
thiết H0: không có tự tương quan.
b. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Đề tài sử dụng kiểm định White để phát hiện hiện tượng phương
sai sai số thay đổi. Kết quả kiểm định White cho thấy giá trị P-value
là 0.4311 > α = 0.05.
Như vậy ta kết luận không có phương sai sai số thay đổi trong

mô hình. Tuy nhiên, giá trị này cũng chưa phải là giá trị cao để thuyết
phục việc thừa nhận giả thiết phương sai đồng đều. Vì mẫu quan sát
của chúng ta là mẫu nhỏ. Đây cũng là một hạn chế của đề tài.
c. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Để có thể biết mô hình giải thích được như thế nào hay bao
nhiêu % biến động của biến phụ thuộc, người ta sử dụng kiểm định
Fisher để kiểm định sự phù hợp của mô hình.
Khi kiểm định sự phù hợp của mô hình, ta có thể áp dụng phương
pháp giá trị tới hạn hay mức ý nghĩa để quyết định. Nếu F0 > Fα hoặc
p-value < α thì mô hình phù hợp.


16
Với mức ý nghĩa α = 10%, ta có P-value = 0.0693 < 0.1.
Như vậy ta có thể kết luận mô hình này là mô hình phù hợp.
d. Kiểm định ý nghĩa từng phần của các biến
Kiểm định Wald cho biết giá trị p-value của thống kê F nhỏ hơn
mức ý nghĩa α cho trước thì biến đó có ý nghĩa trong mô hình và
ngược lại.
Bảng 3.4: Bảng kết quả kiểm định Wald cho từng biến
VCSH
Prob.
EPS
Prob.
COTUC
Prob.
GDP
Prob.
CPI
Prob.

BDS
Prob.
SANLG
Prob.
RSquared

Mô hình 1
0.031053
(0.3018)
0.012443
(0.6234)
0.289812
(0.2766)
0.992829
(0.0171)**
-1.325237
(0.1835)
0.276261
(0.4604)
0.021451
(0.4665)
0.558109

Mô hình 2
0.037288
(0.1930)
0.016948
(0.1930)
0.204180
(0.3814)

1.007514
(0.0140)**
-1.429708
(0.1428)
0.292408
(0.4276)

Mô hình 3
0.040742
(0.1475)
0.024774
(0.2653)
0.212344
(0.3575)
1.003611
(0.0131)**
-1.735368
(0.0540)***

Mô hình 4
0.053042
(0.0359)**
0.029853
(0.1676)

Mô hình 5
0.037424
(0.0952)***

1.005299

(0.0123)**
-2.012702
(0.0193)**

1.083056
(0.0081)*
-2.011621
(0.0218)**

0.542737

0.524970

0.501436

0.447415

Ghi chú: *, **, *** lần lượt là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
(Nguồn: Tổng hợp từ Eviews)
Từ kết quả, ta có thể kết luận, có 3 nhân tố: Vốn chủ sở hữu, Tỷ
lệ tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng có p-value nhỏ hơn 10%,
điều này có nghĩa là các biến nhân tố này có ý nghĩa đối với mô hình.


17
e. Kiểm định biến bị bỏ sót
Đề tài sử dụng công cụ Omited Variables – Likelihood Ratio để
phát hiện biến cần thiết trong mô hình nhưng bị bỏ sót sau khi ước
lượng mô hình sự phụ thuộc của giá cổ phiếu với ba biến: Vốn chủ
sở hữu, Tỷ lệ tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng.

Bảng 3.5: Bảng kết quả kiểm định biến bị bỏ sót
Nhân tố
Prob (α=0.05)
Kết luận
EPS
0.1676
Biến không bị bỏ sót
COTUC
BDS

Biến không bị bỏ sót
Biến không bị bỏ sót

0.2226
0.1817

Biến không bị bỏ sót
(Nguồn: Tổng hợp từ Eviews)
Ta thấy Prob(F-Statistic) của các biến còn lại đều lớn hơn
α = 0.05 nên mô hình gồm 3 nhân tố: Vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ tăng
trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng không bị bỏ sót biến.
3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU THÉP
Như vậy, mô hình hồi quy thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố
đến giá chứng khoán ngành thép được xây dựng như sau:
Y = β0 + β1VCSH + β2GDP + β3CPI + ε
Từ mô hình trên, ta có kết quả thực nghiệm như sau:
Bảng 3.6: Bảng kết quả mô hình hồi quy
SANLG


0.6151

VCSH

β1

GDP

Độ lệch

β2

chuẩn

0.037424

0.021365

CPI

Độ lệch

β3

chuẩn
1.083056

0.368729

Độ lệch

chuẩn

-2.011621

0.808306

(Nguồn: Tổng hợp từ Eviews)
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm ta thấy ý nghĩa của các
tham số ước lượng như sau:


18
- Với điều kiện tỷ lệ tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng
không đổi, nếu vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ngành thép tăng (giảm)
1% thì giá các cổ phiếu ngành thép tăng (giảm) 0.037424%
- Với điều kiện vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ngành thép và chỉ
số giá tiêu dùng không đổi, nếu tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng (giảm)
1% thì giá các cổ phiếu ngành thép tăng (giảm) 1.083056%
- Với điều kiện vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ngành thép, tỷ lệ
tăng trưởng GDP không đổi, nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng (giảm) 1%
thì giá các cổ phiếu ngành thép giảm (tăng) 2.011621%.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương này đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu có được từ
việc xử lý và phân tích số liệu thu thập được. Trước tiên, dữ liệu đã
được sàn lọc, làm sạch và mã hóa trước khi có thể cho tiến hành xử
lý và cho ra kết quả thông kê suy diễn.
Phần mô tả mẫu đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về mẫu
nghiên cứu theo: vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ
phiếu, chỉ số tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số nhà ở, sản
lượng tiêu thụ thép.

Dựa vào kiểm định Wald đã giúp ta khẳng định được ba trong
bảy nhân tố ban đầu có tác động đến giá chứng khoán ngành thép.
Đó là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, chỉ số tăng trưởng GDP, chỉ
số giá tiêu dùng.
Cuối cùng, phân tích hồi quy tuyến tính được tiến hành với
phương pháp bình phương bé nhất thông thường OLS đã giúp ta có
được phương trình hồi quy tuyến tính cũng như cường độ ảnh hưởng
của các nhân tố đối với giá cổ phiếu.


19
CHƯƠNG 4
BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý
CHÍNH SÁCH
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu ta thấy được giá cổ phiếu các doanh nghiệp
ngành thép niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh
bị tác động bởi ba nhân tố là vốn chủ sở hữu, và tỷ lệ tăng trưởng
gdp, chỉ số giá tiêu dùng.
Trong 3 nhân tố nêu trên, kết quả phân tích hồi quy cho thấy
nhân tố có cường độ ảnh hưởng mạnh nhất đến giá cổ phiếu ngành
thép là chỉ số giá tiêu dùng.
Bên cạnh đó thì sự ảnh hưởng của nhân tố vốn chủ sở hữu, và tỷ
lệ tăng trưởng gdp là biến động cùng chiều với giá cổ phiếu ngành
thép, còn chỉ số giá tiêu dùng thì có tác động nghịch chiều.
4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
4.2.1. Khuyến nghị đối với nhà đầu tư
Thứ nhất, giá cổ phiếu ngành thép chịu ảnh hưởng của các nhân
tố như vốn chủ sở hữu, và tỷ lệ tăng trưởng gdp, chỉ số giá tiêu dùng.
Do đó khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần chú trọng đến sự thay

đổi của những yếu tố này.
Trong những giai đoạn lạm phát cao hoặc biến động thất
thường, nhà đầu tư cần phải thận trọng khi ra quyết định đầu tư và
tránh đầu tư vào những cổ phiếu có hệ số beta đối với nhân tố lạm
phát cao.
Ngoài ra, nhà đầu tư nên xem xét tình hình hoạt động của doanh
nghiệp khi ra quyết định đầu tư vì có một số doanh nghiệp ít chịu tác
động của môi trường bên ngoài.


20
Thứ hai, cổ phiếu ngành thép chịu tác động nghịch từ nhân tố
chỉ số giá tiêu dùng, do đó nhà đầu tư nên đầu tư vào các loại cổ
phiếu này khi nền kinh tế có chỉ số giá tiêu dùng gia tăng.
Thứ ba, nhà đầu tư nên quan tâm đến các thông tin mở rộng hay
thu hẹp quy mô doanh nghiệp trong ngành, vì giá cổ phiếu ngành
thép có xu hướng gia tăng khi các doanh nghiệp trong ngành gia tăng
vốn chủ sở hữu.
Thứ tư, khi đầu tư, nhà đầu tư cần xem xét đến tình hình kinh tế
trong nước, và nên đầu tư khi tỷ lệ tăng trưởng gdp có xu hướng gia
tăng.
4.2.2. Khuyến nghị đối với chính phủ
Kết quả phân tích cho thấy chỉ số giá tiêu dùng cpi có tác động
đến chỉ số giá chứng khoán. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, giá chứng
khoán giảm. Chính vì vậy, để chỉ số chứng khoán ổn định và phát
triển thì cần phải duy trì một mức chỉ số giá tiêu dùng ổn định hoặc ở
mức vừa phải.
Đứng ở góc độ quản lý vĩ mô và bình ổn thị trường chứng
khoán, nhà nước cần chú trọng đến bình ổn chỉ số giá tiêu dùng vừa
để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển ổn định, vừa tạo điều kiện cho

sự phát triển của thị trường chứng khoán, một kênh thu hút vốn quan
trọng của doanh nghiệp.
Chính phủ cần phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các
giải pháp nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng. Vì tăng trưởng tín
dụng cao tức là lượng tiền lưu thông cao điều này là nguyên nhân
chính làm cho lạm phát tăng. Nên khi phát hiện có nguy cơ tăng
trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước nên đưa ra các chính sách kinh
tế kịp thời để điều chỉnh và phải cân đối giữa tăng trưởng tín dụng
với tăng trưởng GDP.


21
Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần có giải pháp cụ thể, giúp
doanh nghiệp chuẩn bị và nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường
kinh doanh ngày càng cởi mở và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.
Mặc dù các bước cải cách doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện
từ nhiều năm, nhưng tốc độ còn chậm và hiệu quả còn thấp.
Vì thế, các chương trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cổ phần
hóa doanh nghiệp cần phải được Chính phủ chỉ đạo thực hiện nhanh
và mạnh hơn trong năm 2015. Cùng với đó, giải quyết hiệu quả hơn
vấn đề nợ xấu, hoàn thành cơ bản việc tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng, khơi thông dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, giá cổ phiếu cũng bị tác động bởi nhân tố tỷ lệ tăng
trưởng gdp, khi gdp tăng thì ảnh hưởng của nó sẽ làm cho giá cổ
phiếu tăng. Do đó, Nhà nước cần phát triển nhiều công ty sản xuất
công nghiệp trong nước, nhất là các công ty sản xuất ngành hàng
xuất khẩu và các công ty sản xuất mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu.
Ủy ban chứng khoán cần nâng cao chất lượng thông tin công bố,
minh bạch hóa thông tin chứng khoán là một trong những việc làm
nhằm tạo dựng lòng tin của nhà đầu tư, kéo nhà đầu tư đến với

TTCK, tăng lượng cầu cho TTCK.
Ủy ban chứng khoán cần phải có chế tài đủ mạnh buộc các công
ty tham gia TTCK phải công khai, minh bạch hoá báo cáo tài chính
nhằm cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin khách quan, phản ánh
trung thực giá trị doanh nghiệp cũng như giá trị cổ phiếu trên thị
trường..
Phổ cập kiến thức chứng khoán là làm cho công chúng đầu tư,
các doanh nghiệp hiểu được các nội dung của TTCK, các nghiệp vụ
liên quan, thậm chí cần trang bị các kiến thức về đầu tư, về rủi ro và
biện pháp phòng ngừa cũng như khả năng phân tích dự báo tình hình
biến động của TTCK


22
4.3. ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về giá cổ
phiếu, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và các mô hình
nghiên cứu về giá cổ phiếu.
Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu ngành
thép các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp. Hồ
Chí Minh. đề tài phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ
phiếu ngành thép được niêm yết trên sàn HOSE bằng mô hình thực
nghiệm, dựa vào chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ tăng trưởng GDP, vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn, đề tài cũng đánh giá mức độ tác động của các
nhân tố đến giá cổ phiếu ngành thép, sau đó đưa ra một số kiến nghị,
giải pháp cần thiết để nhà đầu tư có thể tham khảo và đưa ra sự đầu
tư chính xác nhất, giúp chính phủ và ủy ban chứng khoán có một số
sự lựa chọn giúp thị trường chứng khoán khởi sắc hơn.
4.4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN

CỨU TIẾP THEO
Đề tài chỉ mới nghiên cứu 7 nhân tố, nên còn rất nhiều nhân tố
kinh tế khác cần nghiên cứu để thấy rõ tầm ảnh hưởng của nền kinh
tế đến chỉ số giá chứng khoán ở mức độ nào.
Do thời gian nghiên cứu ngắn và các nhân tố được thống kê số
liệu theo quý nên có ít số quan sát. Mặt khác, các cổ phiếu được
niêm yết trên sàn HOSE còn mới nên số lượng cổ phiếu được thực
hiện trong bài là 5 cổ phiếu của 5 công ty thuộc ngành thép và cũng
bị hạn chế thời gian nên đề tài chỉ phân tích số liệu giai đoạn từ tháng
01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2014, nên đề tài mang ý nghĩa như
một ví dụ minh họa cho mô hình đang nghiên cứu. Đây cũng là một
hạn chế của nghiên cứu và điều này cũng mở ra hướng hoàn thiện


23
cho những nghiên cứu tiếp theo, trong tương lai tác giả có thể chọn
giai đoạn dài hơn để phân tích chính xác về xu hướng dài hạn của
từng biến đến chỉ số giá cổ phiếu, cũng như mở rộng phạm vi nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các ngành nghề khác.
Số liệu thực nghiệm được tính toán từ báo cáo tài chính kiểm
toán của các doanh nghiệp nhưng trên thực tế vẫn không có tính
chính xác tuyệt đối. Điều này có thể dẫn đến sự sai lệch trong việc
xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy nghiên cứu tác động của các
nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành thép.
Nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu khác về phương
pháp nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng. Tuy nhiên do hạn chế về
kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và điều kiện thu thập dữ liệu, việc
sai sót bỏ qua các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu là điều không
thế tránh khỏi.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Từ chương 3 các kết quả nghiên cứu có được, chương này đề
xuất những kiến nghị với nhà đầu tư, với chính phủ về các nhân tố
tác động đến giá cổ phiếu ngành thép nhằm phần nào làm nhà đầu tư
đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời, góp phần gia tăng lợi
nhuận cho các cổ đông; và giúp Chính phủ cũng như Ủy ban chứng
khoán có một số gợi ý giúp cho thị trường chứng khoán kinh doanh
khởi sắc hơn phù hợp với tình hình cụ thể của nền kinh tế.
Tiếp theo, tác giả cũng nêu ra được những đóng góp chính của
đề tài nghiên cứu cũng như nhận thức rõ những mặt hạn chế của luận
văn; cuối cùng, đề tài nêu ra những hướng nghiên cứu tiếp theo giúp
hoàn thiện hơn, mở rộng hơn đề tài nghiên cứu trong tương lai.


×